Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy sinh 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.49 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRUỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT HUYỆN BẢO THẮNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
:

“Vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án trong giảng dạy sinh 10 ban cơ bản”

Họ và tên: Nguyễn Thị Luyện
Tổ: Toán – Lý - Hoá – Sinh

Năm học 2018 - 2019


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho
học sinh chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học.
Khi học theo dự án, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học
tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một
hướng đi đúng trong dạy học. Sinh học là môn khoa học có tính lí luận và thực
tiễn cao nên việc sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học là hợp lí và
cần thiết. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi
nhưng trong thời qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở
trường PTDTNT THCS và THPT huyện Bảo Thắng còn nhiều hạn chế. Để góp
phần phát triển dạy học theo dự án ở trường, chúng tôi tiến hành triển khai vận
dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Sinh học bậc phổ
thông nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng
dạy học theo dự án một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường. Đó
cũng là lí do tôi lựa chọn sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự


án trong giảng dạy sinh 10 ban cơ bản”
II. Mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến
1. Mục đích:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng phuơng pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy
sinh học THPT.
- Đưa ra những ý kiến của bản thân về hiệu quả của việc áp dụng phuơng pháp
dạy học theo dự án vào giảng dạy
2. Nhiệm vụ
- Nêu lên đuợc cách thức, phuơng pháp tổ chức dạy học theo dự án
- Thiết kế, tổ chức giờ dạy và đánh giá hiệu quả giờ dạy theo phuơng pháp dạy
học theo dự án
III. Đối tuợng, thời gian và phuơng pháp nghiên cứu
1. Đối tuợng


- Học sinh khối lớp 10 trường PTDTNT THCS và THPT huyện Bảo Thắng .
Phần lớn học sinh có nhận thức trung bình khá.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phần: Enzim và vai trò của enzim thuộc sinh học 10 ban cơ bản: Gồm 2 tiết
với 2 bài: Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
3. Phuơng pháp
- Tiến hành dạy học theo dự án ở lớp 10A. So sánh và đánh giá kết quả nghiên
cứu với 1 lớp đối chứng có trình độ nhận thức tương đương.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. Một số vấn đề chung về phuơng pháp dạy học theo dự án
1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện

với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập
kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và
kết quả thực hiện.
2. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án 
· Người học là trung tâm của quá trình dạy học 
· Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn 
· Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình 
· Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên 
· Dự án có tính liên hệ với thực tế. 
· Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực
hiện 
· Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học 
· Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án 
3. Bộ câu hỏi định hướng 
- Bộ câu hỏi định hướng giúp học sinh kết nối những khái niệm cơ bản trong


cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Các câu hỏi này tạo điều
kiện để định hướng việc học tập của học sinh thông qua các vấn đề kích thích tư
duy. Các câu hỏi định hướng giúp gắn các mục tiêu của dự án với các mục tiêu
học tập và chuẩn của chương trình
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm: 
- Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng,
kích thích sự khám phá, nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài, đòi hỏi các kỹ
năng tư duy bậc cao và thường có tính chất liên môn.
- Câu hỏi bài học. Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự
án hoặc bài học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự xây
dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập
được
- Câu hỏi nội dung. Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng có các câu trả lời

“đúng” được xác định rõ ràng, trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ
thể, thường có liên quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin (như
các câu hỏi kiểm tra thông thường)
4. Quy trình tổ chức 
a. Công đoạn chuẩn bị 
Công việc của GV: 
· Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt
được. 
· Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý
tưởng và tên dự án. 
· Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì
bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. 
· Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực
hiện dự án trong thực tế.
Công việc của HS: 
· Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá 
· Làm việc nhóm để xây dựng dự án 


· Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến,
vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. 
· Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
b. Công đoạn thực hiện 
Công việc của GV: 
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án 
· Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh. 
· Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.
Công việc của HS: 
· Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế
hoạch 

· Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. 
· Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. 
· Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. 
· Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác
qua các buổi thảo luận hoặc qua trang wiki.
c. Công đoạn tổng hợp 
Công việc của GV: 
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án 
· Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
Công việc của HS: 
· Hoàn tất sản phẩm của nhóm. 
· Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
d. Công đoạn đánh giá 
Công việc của GV: 
· Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. 
· Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Công việc của HS: 
· Tiến hành giới thiệu sản phẩm. 


· Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. 
· Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. 
5. Thực trạng khó khăn khi áp dụng DHTDA vào dạy học môn Sinh học:
- DHTDA đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cả GV và HS, cách thức học và dạy mới
sẽ là một khó khăn bởi lẽ PPDH truyền thống đã in sâu trong cách dạy và học của
thầy và trò.
- Thời gian cần để chuẩn bị và tiến hành dạy và học theo dự án đòi hỏi nhiều hơn
trong khi quỹ thời gian giành cho DHTDA trong chương trình chính khóa chưa
có vì vậy GV sẽ gặp không ít khó khăn, lúng túng khi áp dụng.
- Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất phát từ phía GV thông qua kiểm tra tự luận, trắc

nghiệm hoặc vấn đáp. Tức là mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập, chưa có
đánh giá quá trình học, mới chỉ có GV đánh giá HS, HS chưa được tham gia vào
quá trình đánh giá: tự đánh giá và đánh giá người khác.
- Việc tổ chức học còn mới lạ nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Đa số học sinh có
học lực yếu nên PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu,..còn yếu.
- Kết quả làm việc phải được thể hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất.
- DHTDA đòi hỏi GV phải lập kế hoạch và nội dung dự án khá công phu, phải
thực sự tâm huyết với nghề.
- Lần đầu tiên áp dụng về PPDH mới ở trường nên GV còn thiếu kinh nghiệm.
6. Định hướng vận dụng DHTDA vào nội dung chương trình Sinh học ở
trường PTDTNT THCS và THPT huyện Bảo Thắng
Áp dụng PPDHDA là một hướng đi đúng trong dạy học. Phù hợp với
hướng đi dạy học theo chuyên đề hiện nay. Nhưng chương trình Sinh học hiện
nay của HS phổ thông chưa có qũy thời gian cho DHTDA, mặt khác việc áp dụng
DHTDA vào đối tượng học sinh ở trường còn nhiều yếu tố khó khăn. Vì vậy, tôi
đề xuất một số định hướng để vận dụng DHTDA vào bộ môn Sinh học ở trường
như sau:
- Khi DHTDA giáo viên phải biết cách phân tích và lựa chọn những nội dung
kiến thức, lựa chọn bài học phù hợp và đưa ra dự án học tập phù hợp vì không
phải bài nào cũng có thể dạy được theo dự án.


- Có nhiều cách khác nhau để tổ chức DHTDA, có thể sử dụng cả bài dạy; có thể
tổ chức dạy trong một buổi ngoại khóa riêng nhưng cũng có thể lồng vào trong
từng tiết dạy. Tùy theo quỹ thời gian, cách dạy mà GV có thể điều chỉnh để kết
quả dạy học tốt hơn. Trong tiết học GV cần biết xác định từng mốc thời điểm
khác nhau, thời điểm nào là truyền thụ kiến thức cơ bản, thời điểm nào là bắt tay
vào thực hiện dự án.
- Trong các môn học của bậc THPT, Sinh học là môn học gắn với cuộc sống
thực tế hàng ngày. Đặc biệt chương trình Sinh học có những nội dung rất gần

gũi với đời sống thực tế. Đây là điều kiện lí tưởng để khơi nguồn cảm hứng trong
hoạt động học tập của HS.
- Khi áp dụng DHTDA vào chương trình Sinh học, giáo viên có thể lựa chọn áp
dụng những dự án mang tính chất để học sinh khám phá kiến thức mới hoặc dự
án mang tính chất để học sinh củng cố kiến thức đã học.
B. Vận dụng triển khai dạy học theo dự án
DỰ ÁN: “ Tìm hiểu về enzim và ứng dụng của enzim trong đời sống”.
I. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành dự án, HS đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm enzim
- Mô tả được cấu trúc, cơ chế tác động của enzim
- Trình bày được vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất.
- Trình bày được ứng dụng của enzim trong đời sống, đặc biệt là đối với hoạt
động sản xuất của con người.
2. Kĩ năng
- Góp phần hình thành cho HS kĩ năng:
+ Thu thập và xử lí thông tin.
+ Tìm kiếm thông tin trên mạng.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
+ Làm việc theo nhóm.
+ Viết, thiết kế và trình bày báo cáo, sản phẩm trước đám đông.
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.


+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
+ CNTT: sử dụng phần mềm Microsoft Office.
- Thực hiện thí nghiệm về enzim.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc hiểu ô nhiễm môi trường
sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống

sinh vật. Cần có ý thức tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, hạn chế thuốc
trừ sâu hóa học vì có hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở nhiều loài do có khả năng
tổng hợp enzim phân giải loại thuốc đó.
- Nâng cao ý thức hợp tác, học tập nhóm
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án
II. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG DỰ ÁN
Câu hỏi khái quát:
Việc tìm hiểu các kiến thức về enzim có vai trò quan trọng như thế nào đối với
hoạt động sản xuất của con người?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
1. Thế nào là enzim ?
1.Nêu khái niệm enzim?
2. Cấu trúc của enzim?
3. Cơ chế tác động của enzim?
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
2. Vai trò của enzim Tế bào điều khiển quá trình trao đổi chất thông qua
trong tế bào cơ thể?

enzim như thế nào?

3. Vận dụng

Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột
nhưng không thể tiêu hóa được xenlulôzơ?
- Tại sao khi tiêm thuốc kháng sinh, người ta phải thử
thuốc trước?
- Tại sao nhiều loài côn trùng trở nên nhanh chóng

kháng thuốc trừ sâu?
- Tại sao một số người không uống được sữa hoặc


4. Thí nghiệm

một số người không ăn được cua, ghẹ?
Một bạn tiến hành các thí nghiệm về enzim như
sau:
Có 9 ống nghiệm trong đó có ống nghiệm được đặt
ở nhiệt độ 37oC, tỉ lệ các chất tham gia thí nghiệm
đều thích hợp.
Ống nghiệm 1: Tinh bột + nước bọt + iốt
Ống nghiệm 2: Tinh bột + nước cất + iốt
Ống nghiệm 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi +
iốt
Ống nghiệm 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iốt
Ống nghiệm 5: Tinh bột + dịch vị + iốt
Ống nghiệm 6: Nước thịt + dịch vị
Ống nghiệm 7: Nước thịt + dịch vị + KOH
Ống nghiệm 8: Nước thịt + nước bọt
Ống nghiệm 9: Nước thịt + dịch vị (to = 30oC)
(Biết iốt tác dụng với tinh bột có màu xanh lam,
enzim amilaza có trong nước bọt thành đường
maltôzơ, nước thịt (prôtêin) vốn vẫn đục khi bị phân
hủy bởi enzim pesinôgen trong dịch vị sẽ trong hơn).
Em hãy giúp bạn xác định và giải thích phản ứng
màu và độ đục của từng ống nghiệm. Từ những kết

quả đó em rút ra nhận xét gì về enzim?

5. Với kiến thức đã tìm 1. Mục tiêu của việc sử dụng enzim?
hiểu em hãy nêu các ứng 2. Enzim được sử dụng trong các lĩnh vực nào?
dụng của enzim trong 3. Địa phương em có ngành sản xuất nào sử dụng
hoạt động sản xuất?

enzim chưa?

3. Hiệu quả của việc sử dụng enzim trong sản xuất?
III. Bài tập dành cho học sinh
GV chia nhóm phải đảm bảo mỗi nhóm có những HS sử dụng thành thạo công
nghệ thông tin; có HS giỏi (khá), trung bình hoặc yếu.


HS làm việc theo nhóm 11-12 người.
Cụ thể như sau: Lớp 10A chia thành 3 nhóm, Các nhóm cùng thực hiện 1 dự án.
*Nhóm 1: Thiết kế bản đồ tư duy thể hiện khái quát các kiến thức về enzim
*Nhóm 2: Thiết kế bài trình chiếu Powerpoint. Bài trình chiếu thể hiện rõ cơ sở
khoa học của việc sử dụng enzim trong sản xuất và giới thiệu các ngành sản xuất
đã ứng dụng thành công enzim. Bài trình chiếu thể hiện rõ bằng hình ngành sản
xuất đã sử dụng enzim và hiệu quả mang lại.
*Nhóm 3: Tiến hành một số thí nghiệm chứng tỏ sự có mặt của enzim trong tế
bào.
IV. Nguồn-Tài liệu nghiên cứu
1. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa sinh học 10: cơ bản
- Internet
+ Tài liệu về enzim từ internet
+ Lưu, copy thông tin dưới dạng text
- Microsoft PowerPoint
+ Mở và tạo bài trình diễn.

+ Chèn văn bản, ảnh và các kí tự đặc biệt.
+ Lưu bài trình diễn.
+ Trình chiếu (slide show)
2. Đối với giáo viên
- Microsoft Word
- Microsoft PowerPoint
- Giấy A4
- Danh sách HS.
- Bản photocopy kế hoạch dự án cho mỗi nhóm.
- Bản photocopy phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm.
- Bản photocopy thang điểm đánh giá sản phẩm.
3. Đối với lớp học
- Máy vi tính nối mạng Internet để tra cứu các thông tin liên quan.


- Máy vi tính cài đủ bộ Microsoft Office 2003 và các phần mềm cần thiết khác.
V. Các bước thực hiện
1. Công tác chuẩn bị của GV
- Soạn kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá
- In các tài liệu trên để phát cho mỗi nhóm HS.
- Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án .
2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
Bước 1: Giới thiệu thời gian dự án
Thời gian: dặn dò về nhà bài 13
+ Giới thiệu PP Học theo dự án và hướng dẫn chọn chủ đề
+ Hướng dẫn HS lập kế hoạch
+ Hướng dẫn HS thu thập thông tin
+ Hướng dẫn HS xử lý thông tin
+ Hướng dẫn HS theo dõi quá trình
+ Hướng dẫn HS xây dựng sản phẩm dự án

Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan
- GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm khoảng 11-12 HS). Mỗi nhóm tự cử: 1
nhóm trưởng, 1 thư kí.
- GV phát tài liệu dưới dạng giấy in: kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên
cứu, thang điểm đánh giá.
Bước 3: Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện dự án ở nhà
- Các nhóm thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn
nghiên cứu ở trên lớp và ở nhà (có sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của GV khi HS
gặp vấn đề khó khăn).
Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV
- Nhóm trưởng nộp bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint và sản phẩm
cho GV trên trước ngày báo cáo sản phẩm ít nhất 2 ngày.
Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án
- GV lưu ý cho HS các yêu cầu phải thực hiện trong buổi báo cáo kết quả dự án.


- Các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm: bài trình bày đa phương tiện trên
PowerPoint, thí nghiệm.
- Mỗi nhóm cử một người lên trình bày sản phẩm của nhóm.
- Các nhóm góp ý và chấm điểm cho nhau.
- GV góp ý và chỉnh sửa. HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức.
- GV tính điểm và công bố cho từng nhóm (tuyên dương, khen thưởng nếu có).
- GV yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại sản phẩm trên (nếu có sai sót) và nộp
lại cho GV để làm tài liệu tham khảo cho cả lớp và các khóa tiếp theo.
VI. Thang điểm đánh giá
Trên mức
TT

Nội dung


đạt

(7- Đạt (5-6đ)

10đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội

Dưới mức
đạt (<5đ)

Nhận xét

dung

kiến thức
Tổ chức
Trình bày
Giải thích
Hiểu

Sáng tạo
Tư duy tích
cực
Làm

việc

nhóm
Ấn
tượng
chung
Sản phẩm
Tổng điểm

VII. Các kế hoạch hỗ trợ
- Hướng dẫn cho HS các kĩ năng Word, PowerPoint, …
- Nắm địa chỉ email của các nhóm(số điện thoại) để kiểm tra, đôn đốc thường
xuyên trong quá trình thực hiện dự án.


- Cung cấp cho HS địa chỉ E-mail số điện thoại di động(hoặc địa chỉ nhà riêng)
của các thầy cùng chuyên môn, cá nhân, tập thể có lien quan để HS liên hệ giải
đáp thắc mắc khi cần thiết.
- Gửi cho HS file các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập.
- In hoặc chép cho HS file các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có).
VIII. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: (tuần 1- thực hiện khoảng 5 phút trong tiết 14_SH10 cơ bản
PPCT”)
- Giới thiệu phương pháp học theo dự án, các tiêu chí đánh giá khi học theo dự
án, cách lập kế hoạch dự án,…

- Nêu câu hỏi khái quát cho HS thảo luận để kích thích hứng thú học tập của
các em; Xác định mục tiêu bài học và giới thiệu ý tưởng dự án.
2. Hoạt động 2: tuần 2- ( thực hiện trong tiết 15 - PPCT”)
- Nêu câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung để học sinh tìm hiểu
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu và tra cứu thông tin
- HS chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án có sự tư vấn của GV.
- HS tiến hành thực hiện dự án ở nhà trong 1 tuần theo kế hoạch đã đặt ra.
- Gv thường xuyên theo dõi sản phẩm của các nhóm để góp ý kịp thời.
GV theo dõi, góp ý cho các nhóm và điền vào Phiếu đánh giá quá trình thực
hiện dự án để đánh giá sự tiến bộ của nhóm, từng cá nhân HS và có sự điều
chỉnh đối tượng, điều chỉnh dự án phù hợp.
3. Hoạt động 3 (tuần 3- thực hiện trong tiết 16_PPCT”)
- Báo cáo sản phẩm và nhận xét, góp ý.
- Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đánh giá
- HS phản hồi, sử dụng Phiếu phân công và đánh giá các thành viên trong nhóm
để đánh giá quá trình làm việc của bản thân và các bạn trong nhóm, sản phẩm các
nhóm.
Gv đánh giá quá trình học tập của học sinh dựa vào nhật ký học tập, phiếu phân
công đánh giá kết hợp với điểm đánh giá của nhóm.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi áp dụng phuơng pháp dạy học theo
dự án, đối với những học sinh khá giỏi có khả năng tự học, tự nghiên cứu thì
phuơng pháp này đạt hiệu quả cao. Đối với những học sinh trung bình và yếu thì
hiệu quả của phuơng pháp này không cao.
Kết quả áp dụng tại đơn vị:
Trong quá trình áp dụng, tôi áp dụng sáng kiến ở lớp 10A
so với học sinh không áp dụng sáng kiến ở lớp 10AB. Học sinh 2 lớp có trình độ
nhận thức tương đương.


Kết quả

10A

10B

Sĩ số

35

35

Xếp loại giỏi

12%

8%

Xếp loại khá

42%

29%

Xêp loại trung bình

38%

50%


Xếp loại yếu

8%

13%

Ghi chú

Qua bảng trên nhận thấy ở các đối tuợng học sinh khác nhau, sáng kiến có
kết quả chuyển biến về chất luợng.
Đề xuất huớng nghiên cứu: Do thời gian có hạn và lần đầu áp dụng phuơng
pháp trong phạm vi hẹp nên kết quả nghiên cứu chưa thể hiện rõ hiệu quả của
phuơng pháp. Trong thời gian tới cần nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để đánh
giá tính chính xác và hiệu quả áp dụng của phuơng pháp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguời viết sáng kiến
Nguyễn Thị Luyện




×