Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.23 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

LÊ THỊ TÂM

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

LÊ THỊ TÂM

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức

Hà Nội – 2018




LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi tới PGS. TS Hà Văn Đức lời biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Văn học, đặc biệt các thầy cô trong
tổ Văn học Việt Nam, Phòng sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
& nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn tới bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những ngƣời thân yêu
đã luôn ở bên cạnh động viên, cổ vũ tôi.
Mặc dù đã có những cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những
sai sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các
bạn đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả đƣợc rút kinh nghiệm, bổ sung cho
luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Lê Thị Tâm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………… ....................................... 03
2. Lịch sử vấn đề ................................................................ ……………...04

3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu………… ...... …………....08
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 11
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong
dòng chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam ........................................ 12
1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 ................................................ 12
1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 .............. 12
1.1.2 Diện mạo truyện ngắn viết về ngƣời nông dân sau năm 1986 .... 16
1.2. Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh trong dòng chảy văn học đƣơng đại .................................................. 18
1.1.3 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ............................... 18
1.1.4 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh ........................................... 20
Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu và Tạ Duy Anh ................................................................... 24
2.1. Nét tƣơng đồng trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh ......................................................... 24
2.1.1 Ngƣời nông dân – nạn nhân của hoàn cảnh .......................... 24
2.1.2 Ngƣời nông dân bị tha hóa………….…………………….....31
2.1.3 Ngƣời nông dân bi kịch ........................................................ 34
2.1.4 Ngƣời nông dân vƣợt lên số phận và hành trình tìm kiếm bản
thể ....................................................................................... 37

1


2.2. Sự khác biệt trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh ......................................................... 39
2.1.5 Ngƣời nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu ............. 39

2.1.6 Ngƣời nông dân trong sáng tác Tạ Duy Anh ........................ 42
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh................................. 46
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 46
3.1.1 Thể hiện qua ngoại hình ........................................................ 46
3.1.2 Thể hiện qua hành động......................................................... 52
3.1.3 Thể hiện qua nội tâm…………………………………………56
3.2 Kết cấu và tình huống truyện .............................................................. 60
3.2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ................................................. 60
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống ............................................ 64
3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu ......................................................................... 66
3.3.1 Ngôn ngữ............................................................................... 66
3.3.2 Giọng điệu ............................................................................. 75
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 78
TƢ LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 81

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Nông thôn và ngƣời nông dân luôn là mảng đề tài lớn đƣợc duy trì và in
dấu trên mọi sáng tác văn học Việt Nam từ xƣa đến nay. Điều đó đƣợc
minh chứng từ thực tiễn sáng tác với hình ảnh ngƣời nông dân trong làng
quê mộc mạc qua các thể loại. Đặc biệt, giai đoạn văn học 1930 – 1945, các
nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành công khi dựng nên bức
tranh nông thôn đa sắc với nhiều mảng sáng – tối đan cài về thân phận

ngƣời nông dân oằn mình dƣới “xiềng xích”, ách thống trị “đa tròng” của
xã hội thực dân, phong kiến. Nhiều nhà văn đã thành công và làm nên tên
tuổi với mảng đề tài này nhƣ: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan… trƣớc cách mạng và sau này là: Đào Vũ, Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn
Kiên…
2. Từ sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay bên cạnh đề tài sau chiến tranh
thì đề tài về ngƣời nông dân đƣợc nhiều nhà văn thể hiện thành công nhất.
Dƣới ngòi bút nhạy bén, cách truyền tải đa dạng, dù ở phƣơng thức tiểu
thuyết hay truyện ngắn, trên văn đàn cũng ghi nhận đƣợc nhiều tác phẩm
đặc sắc, tạo đƣợc dấu ấn riêng. Nhiều nội dung hấp dẫn, mới lạ trong đó
không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh với những
truyện ngắn đặc sắc viết về hình tƣợng ngƣời nông dân.
3. Nguyễn Minh Châu – một trong những nhà văn tiêu biểu khoác áo lính
trong nền văn học Việt Nam. Khi hòa bình lặp lại, bắc nam xum họp, cả
nƣớc vui chung niềm vui độc lập, thống nhất và giải quyết hậu quả khốc
liệt của chiến tranh thì với cƣơng vị là nhà văn, ông hƣớng cây bút của
mình vào việc miêu tả hiện thực xã hội cũng nhƣ lột tả số phận ngƣời nông
dân qua nhiều tập truyện ngắn đặc sắc.

3


Nói đến truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam, là thiếu sót nếu không nhắc tới
nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời góp phần to lớn cho nền văn học nƣớc nhà
thời kỳ đổi mới sôi nổi. Có thể coi ông nhƣ lớp kế cận phù hợp và nổi trội
nhất sau Nguyễn Minh Châu khi viết về hình tƣợng ngƣời nông dân.
Đã có nhiều công trình bài viết nghiên cứu về truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh. Nhƣng với đề tài Hình tượng người
nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh, tôi muốn khảo sát, phân tích những truyện ngắn viết

về ngƣời nông dân của hai nhà văn để qua đó tìm ra những điểm tƣơng
đồng và khác biệt.
2.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1 Nguyễn Minh Châu – nhà văn lớn, một hiện tƣợng của văn học thập kỉ
20 của thế kỉ XX – “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài ba của văn học dân
tộc” với nhiều sáng tác gây đƣợc sự chú ý và đón đợi lớn từ đông đảo giới
nghiên cứu và độc giả. Trƣớc đó, đã có một số công trình tìm hiểu về hình
tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đƣợc chú ý,
sau đây tôi xin đƣợc điểm qua một số công trình tiêu biểu:
Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu đăng trên báo Văn nghệ
số 7 năm 1990 của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu là những phát hiện sắc sảo
với nhiều ý kiến hay về nội dung, những điểm nhấn quan trọng của tác
phẩm. Ông nhận định đó là tác phẩm đa thanh với kiểu âm vang nhiều
giọng điệu của sự hóa thân giữa ngƣời nông dân – Lão Khúng và con bò
khoang trong cốt truyện đã gợi mở cho bạn đọc nhiều cảm xúc và suy
tƣởng sâu sắc.
Nguyễn Văn Hạnh đƣa ra nhận định về quan niệm con ngƣời trong
tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê cho tới
Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu trong đề tài Nguyễn Minh Châu những năm

4


80 và sự đổi mới cách nhìn về con người in trong Tạp chí Văn học số 3
năm 1993. Thông qua đề tài này ông chỉ ra cách thức xây dựng nhân vật:
nét đặc trƣng nhận biết của từng ngƣời, dụng ý nghệ thuật của nhà văn –
không lý tƣởng hóa cuộc sống, nhìn nhận cuộc sống đa chiều ở nhiều góc

độ trên các vai trò, bình diện khác nhau.
Công trình tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu có lẽ
của Tôn Phƣơng Lan năm 1996 với đề tài: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu. Công trình đã làm nổi bật tƣ tƣởng nghệ thuật – quan
niệm về hiện thực và con ngƣời của nhà văn lớn. Bên cạnh đó là thế giới
nhân vật và bút pháp nghệ thuật đặc sắc: tình huống truyện, điểm nhìn trần
thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đặc sắc.
Những ý kiến đăng ở thể loại tạp chí phải kể tới: Tìm hiểu tư tưởng
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người
– Tạp chí Văn học số 4 năm 1996 và Một vài loại hình nhân vật trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu – Tạp chí Văn học số 6 năm 1997, Phạm Thị
Phƣơng Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện ngắn – Tạp chí
Văn học số 4 năm 1998, Trịnh Thu Tuyết về Nguyễn Minh Châu với nghệ
thuật xây dựng truyện ngắn – Tạp chí Văn học số 1 năm 1999.
Cuốn sách tổng hợp những bài viết về Nguyễn Minh Châu trên tạp
chí, báo… nhằm mục đích khái quát, so sánh và lí giải những đóng góp, đổi
mới về cách nghĩ, cách viết về hình tƣợng ngƣời nông dân của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. Tôn Phƣơng Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn do
NXB Hội nhà văn in vào năm 1991 mang tên Nguyễn Minh Châu con
người và tác phẩm.
Ngoài ra không thể không nhắc tới một số tiểu luận phê bình về truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu nhƣ:

5


 Đọc khách ở quê ra và Phiên chợ Giát nghĩ về ngƣời nông dân xứ
Nghệ trƣớc yêu cầu đổi mới của Nguyễn Thanh Tùng (Hội văn nghệ
Nghệ An năm 1995)
 Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu – Lê Quang Hƣng (Hội văn nghệ Nghệ An năm 1995)
 Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới về cách nhìn con
người – Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 3 năm 1993)
 Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Lại Nguyên
Ân (Tạp chí Văn học số 3 năm 1987)
 Lê Quang Hiếu – Một hình tượng người nông dân điển hình trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở
quê ra và Phiên chợ Giát) - (Nguyễn Minh Châu – tác giả, tác phẩm –
NXB Giáo dục)
 Nguyễn Văn Hạnh – Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự đổi
mới cách nhìn về con người – (Văn Nghệ. H.1989. Số 27, 28)
 Phạm Quang Long – Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con
người. Niềm tin pha lẫn âu lo – (TCVN, năm 1996. Số 9)
 Tôn Phƣơng Lan – Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu – (Tiểu luận văn học. Năm 1997. Số 6)
Nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, tác giả
Hoàng Thị Văn từng nói: “Qua những trang viết, nhà văn gửi lại cuộc đời
tấm lòng ƣu ái với những con ngƣời lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát, nhà
văn gửi lại những hiểu biết, khám phá sâu sắc của mình về thế giới nội tâm
con ngƣời, về những số phận và cuộc đời buồn vui dang dở”.
Tác giả thứ hai phải nhắc tới chính là: nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời
đã khuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nƣớc nhà
– “là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”.

6


Ông Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để
đi đến Lão Khổ. Thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận
ngƣời nông dân Việt Nam”.

Trong bản tổng kết “Cuộc thi truyện ngắn đề tài nông thôn” đăng
trên báo Văn nghệ số 4 – 5 năm 1990 có đoạn viết: “Truyện ngắn Bước qua
lời nguyền của Tạ Duy Anh báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và
một tài năng trẻ viết về số phận con ngƣời…”.
Trên Tạp chí văn học số 4 năm 1995, Hồng Ngọc Hiến còn cho rằng:
“Nhiều truyện trong tập truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh mang
cảm hứng trút bỏ những thành kiến nặng nề của quá khứ, xóa bỏ những nếp
sống gắn liền với bạo lực, sự cùng khốn và tối tăm… và thỏa mãn khát
vọng yêu thƣơng – nhu cầu nhân tính cao nhất của con ngƣời”.
Bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã đƣa ra một số cái nhìn cơ
bản về quan niệm của tác giả và con ngƣời: “Nhân vật của Tạ Duy Anh
không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Ngƣời xấu thì cứ
xấu nhƣ lão Phụng… ngƣời đẹp thì nhƣ hoa nhƣ ngọc: Quý Anh, chị Túc,
bà Ba, nhƣ sản phụ chờ sinh. Nhƣng bản chất con ngƣời thì luôn ở ranh
giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái đấu
tranh với xã hội với môi trƣờng, với kẻ thù, với ngƣời thân, với chính bản
thân mình.”
Trong bài viết Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật tác giả Thụy
Khuê đã nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: “Những
nhân vật của Tạ Duy Anh qua bao tác phẩm từ hơn mƣời năm nay vẫn gắn
bó mật thiết với nhau trong một tƣơng quan chặt chẽ, họ hàng, làng nƣớc.
Họ xuất thân cùng ở làng Đồng, họ cùng tiềm ẩn thù hận dòng họ, hận thù
giai cấp…”.

7


Báo Pháp Luật số 140 năm 2004 đƣa nhận định: “ông là một tác giả
tâm huyết, trăn trở với số phận con ngƣời nhất là khi họ rơi vào tình trạng
khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí,

lạnh lùng nhƣng cũng đầy thƣơng xót con ngƣời và đặc biệt là cuộc đời đầy
thăng trầm của ngƣời nông dân”.
Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 đặt câu hỏi: “Số phận con
ngƣời phải chăng luôn là sự trăn trở, dằn vặt trong ông” và tác giả bài báo
cũng đƣa ra gợi ý về câu trả lời: “Nhân vật nào của ông cũng thấp thoáng
bóng dáng của ngƣời nông dân sinh ngày 9 tháng 9 tại làng Đồng”.
Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về truyện
ngắn Tạ Duy Anh nhƣ:
 Nguyễn Thị Mai Loan: Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh
(ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2004)
 Phạm Thị Hƣơng: Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những
đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm
2005)
 Vũ Thị Thanh Hà với: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2005)
 Phạm Quỳnh Dƣơng: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy
Anh (ĐH Khoa học xã hội nhân văn, năm 2008)
 Lã Thị Hiếu: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
(Đại học Đà Nẵng, năm 2011)
Từ những lập luận điểm trên có thể khẳng định những nghiên cứu và
đánh giá về hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam
qua thể loại truyện ngắn chƣa thực sự trọn vẹn. Hơn nữa những công trình
về Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh hầu hết tập trung ở thể loại tiểu
thuyết – những tác phẩm dài hơi, có dấu ấn lớn hơn. Vì vậy, thiết nghĩ
8


những lí do này là gợi ý cho đề tài luận văn này của tôi tiến hành và thực
hiện.
3.


ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.1

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của tôi là những truyện ngắn của nhà văn

Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh viết về ngƣời nông dân trong tiến trình
vận động của văn học đƣơng đại. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ tham
khảo, xem xét một số nhân vật và hình tƣợng ngƣời nông dân của các tác
giả khác nhằm mục đích liên hệ và mở rộng thêm vấn đề.
3.2

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm có hình tƣợng ngƣời

nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong
dòng chảy văn học đƣơng đại.
Cụ thể, khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu gồm: Chiếc
thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (1989),
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu…
Khảo sát truyện ngắn của Tạ Duy Anh gồm: Bước qua lời nguyền
(1989), Quả trứng vàng (1989), Hiệp sĩ áo cỏ (1993), Luân hồi (1994), Con
dế ma (1999), Ánh sáng nàng (2000), Vĩ ngựa trở về (2000), Ngày hội cuối
cùng (2000), Những truyện không phải trong mơ (2003), Truyện ngắn chọn
lọc Tạ Duy Anh (2003)…
3.3

Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, với mục đích tìm hiểu thấu đáo và cụ thể hình

tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam nói chung và
trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nói riêng để
thấy đƣợc điểm thống nhất và khác biệt trong cách thể hiện nhân vật.

9


Mặt khác, đặt hình tƣợng ngƣời nông dân trong cái nhìn đối sánh qua
sáng tác của hai nhà văn, tôi muốn cho ngƣời đọc nhìn nhận những điểm kế
thừa và phát huy, chuyển biến của ngƣời nông dân từng giai đoạn khác
nhau, dƣới những ngòi bút sáng tạo khác nhau. Qua đó thấy đƣợc mỗi hình
tƣợng có điểm mạnh riêng, vốn sống riêng và phong cách nghệ thuật riêng
không thể trộn lẫn. Hình tƣợng ngƣời nông dân nào đƣợc xây dựng cũng
đều là tâm huyết, “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn nhƣng chắc chắn
với vốn sống, hiểu biết và khả năng sáng tác riêng thì mỗi hình tƣợng ấy sẽ
mang trong mình những nét chấm phá riêng, tạo cho ngƣời đọc những hình
tƣợng đa dạng, phong phú, góp phần to lớn cho nền văn học đƣơng đại
nƣớc nhà.
4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp loại hình: biểu hiện ở hai khía cạnh: cấu trúc bên trong

của đối tƣợng và tìm ra những quy luật phát triển của nó. Cụ thể hơn trong
luận văn này, nét tƣơng đồng rõ nhất của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh đều thể hiện qua thể loại: truyện ngắn. Sử dụng phƣơng pháp này
nhằm làm rõ những đặc trƣng của thể loại truyện ngắn trong sáng tác của
hai nhà văn.

Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc: đối tƣợng chỉ đƣợc bộc lộ
đầy đủ trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố trong cùng hệ thống. Nếu
tách mình ra khỏi hệ thống, đối tƣợng chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ
và sự đánh giá về nó sẽ trở nên phiến diện, không đầy đủ và không có giá
trị khoa học. Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
là một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên cứu hình tƣợng ngƣời nông dân trong
sáng tác của họ nhất thiết phải đặt trong hệ thống hoàn chỉnh đó.
Phƣơng pháp xã hội học văn học: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là con
đẻ tinh thần của nhà văn đồng thời cũng là sản phẩm cụ thể của từng thời

10


kỳ lịch sử khác nhau, vì vậy ở mỗi thời kì nó mang ý nghĩa nhất định. Cụ
thể hơn khi nghiên cứu đề tài này, ta phải đặt đối tƣợng trong từng hoàn
cảnh cụ thể, có nhƣ thế mới chính xác và khách quan, kết quả nghiên cứu
mới có sức thuyết phục cao.
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là
một kết cấu hoàn chỉnh đƣợc xây dựng bởi nhiều chi tiết, yếu tố có mối
quan hệ không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng
tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ
đƣợc tìm hiểu gắn với từng chi tiết trong sáng tác của họ.
Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và
vị trí của một hiện tƣợng văn học trong các mối tƣơng quan đa chiều của nó
làm tăng tính sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt trong đề tài này, hình tƣợng
ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ
đƣợc đƣa ra so sánh ở nhiều cấp độ và phƣơng diện khác nhau để thấy
đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt cũng nhƣ thành công và hạn chế ở mỗi
tác giả.

5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần nhận diện chung nhất tiến trình vận động và phát

triển của truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam qua tuyển tập truyện ngắn tiêu
biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nhằm thấy đƣợc sự
kế thừa, tiếp nối những thành tựu của giai đoạn trƣớc 1986 và những vấn
đề mà giai đoạn sau tiếp cận, phản ánh.
Giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về truyện ngắn Việt Nam viết
về đề tài ngƣời nông dân, tiêu biểu là tập truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Công trình sẽ góp thêm một tƣ liệu cho việc học tập và nghiên cứu

11


Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu trong trƣờng đại học và công tác giảng
dạy tác phẩm của hai tác giả.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN

6.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung
của Luận văn này gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng
chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam
Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh

NỘI DUNG
Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH
TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM

1.1

Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986

1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn sau năm 1986
Sau chiến thắng 1975, đất nƣớc thống nhất, niềm vui của khúc ca khải
hoàn lan rộng khắp cả nƣớc, len lỏi từng thôn xóm. Ngay sau đó, cả nƣớc
đồng lòng góp sức bắt tay vào công cuộc hàn gắn hậu quả, vết thƣơng
chiến tranh với những nỗi lo cơm áo gạo tiền của cuộc sống thƣờng nhật.
Hiện thực ấy không đơn giản là kiến thiết, xây dựng và nhận những trái
ngọt mà chúng ta đã trải qua thời kỳ dài bao cấp với vô số những bất cập
không thể tránh khỏi. Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, tình trạng dần
đƣợc cải thiện, đời sống kinh tế dần khởi sắc sau thời gian dài trì trệ. Đặc
biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã xác định

12


đƣờng lối đổi mới một cách toàn diện và sau đó là Nghị Quyết 05 đã thổi
một luồng sinh khí vào đời sống văn học nghệ thuật nƣớc nhà, từ đây mở ra
một thời kì đổi mới của văn học Việt Nam từ cách nhìn hiện thực, cách
nhìn nhận cuộc sống, con ngƣời cho đến tƣ duy nghệ thuật.
Giai đoạn văn học trƣớc năm 1975 gắn liền với nhiều biến cố lịch sử,
theo sát từng bƣớc đi, từng cuộc chiến trong phong trào cách mạng. Giá trị

của tác phẩm bấy giờ gắn với nội dung hiện thực và lấy đó là thƣớc đo.
Nguyễn Minh Châu từng nhận xét: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm
qua nền văn học cách mạng – nền văn học ngày nay có đƣợc là nhờ bao
nhiêu trí tuệ mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn, không có những cái
hay, không để lại đƣợc những tác phẩm chân thực. Nhƣng về một phía
cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có
đối với lối viết minh hoạ, văn học minh hoạ, với những cây bút chỉ quen
với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khắc khổ đã có sẵn mà
chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn”
[24;13]. Vô số tác phẩm thời kì đổi mới cho ngƣời đọc thấy cái nhìn hiện
thực đa chiều từ truyện ngắn tới tiểu thuyết. Nhà văn sau đổi mới đã nhào
nặn hiện thực, trăn trở trƣớc xã hội để đƣa ra những tác phẩm đích thực
nhƣng không mất đi sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Con ngƣời –
nhân vật trung tâm luôn đƣợc nhìn nhận ở nhiều vị thế và đặt trong cái nhìn
đa chiều của mọi mối quan hệ: con ngƣời với xã hội, với lịch sử, với gia
đình/ gia tộc, với tự nhiên… và với chính con ngƣời. Hình ảnh con ngƣời
trong văn học hiện lên chân thực với cả tốt – xấu, thiên thần – ác quỷ, cao
cả – tầm thƣờng. Văn học thời kì đổi mới có nhiều khám phá, phát kiến lớn
và phản ánh cuộc sống đƣơng đại bộn bề những ngổn ngang. Đó không chỉ
là sự chuyển đổi của số lƣợng tác giả, tác phẩm mà còn ở chất lƣợng, tƣ
duy và cảm hứng sáng tác.

13


Một kỉ nguyên mới mở ra khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã kết
thúc sau hơn ba mƣơi năm. Văn học đƣợc trả lại đúng giá trị vốn có, đƣợc
“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” – trích Báo
cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Vì vậy mà văn xuôi thời
kỳ đổi mới, chiếm vị trí quan trọng nhƣng đồng thời cũng xuất hiện nhiều

cuộc tranh cãi gay gắt trên văn đàn. Chính điều đó nhƣ cú “hích” thúc đẩy
nền văn học phải vận động, chuyển mình và tiếp thu những giá trị mới –
đây là quy luật phát triển tự thân cần thiết so với nền văn học cũ. Đáng chú
ý là tƣ tƣởng tự do dân chủ đã đem đến nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho
các văn nghệ sĩ – những ngƣời coi viết văn là nghề cao quý, chân chính –
họ đƣợc nhìn nhận cuộc sống một cách thoải mái, hƣớng ngòi bút của mình
vào mọi ngõ ngách của đời sống, số phận từng nhân vật đƣợc phơi bày…
đã tạo nên “thời kỳ phong phú của hiện tƣợng văn học” – nhƣ nhà nghiên
cứu Hoàng Ngọc Hiến đã nói. Ngƣời ta nhận thấy rằng, chƣa bao giờ văn
học lại chứa đựng không khí đổi mới lại sôi sục và náo nhiệt tới vậy. Và
cũng chƣa bao giờ ngƣời ta thấy văn xuôi lại chiếm địa vị thống trị văn đàn
lớn nhƣ thế. Nguyễn Minh Châu chính là một trong những tác giả tiêu biểu
“mở đƣờng tinh anh” cho cú “hích” đó với loạt truyện ngắn lừng danh: Bức
tranh, Phiên chợ Giát, người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành… Ba tác
phẩm, ba bức tranh, ba đời sống, ba số phận với những tâm tƣ tình cảm, bút
pháp không trùng lặp đã thể hiện Nguyễn Minh Châu xứng đáng là bậc
thầy trong văn xuôi thời đƣơng đại. Tiếp đó phải kể tới Thời gian của
người, Gặp gở cuối năm của Nguyễn Khải cho đến Tướng về hưu –
Nguyễn Huy Thiệp đã khiến cho nhiều cây bút giật mình nhận ra “từ nay
không còn có thể viết nhƣ trƣớc nữa, “phải đổi thay… phải viết khác đi”,
“cần tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật khác” (Nguyên Ngọc). Cùng
với đó là sự khuyến khích đổi mới văn nghệ của Bộ chính trị ở Nghị quyết

14


05: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu
cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật,
phát triển các loại hình nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Ở thời điểm
mà “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, văn học trên đà phát triển mạnh mẽ,

nở rộ với hàng loạt cây bút tài năng đƣợc bộc lộ cùng nhiều tác phẩm ở
nhiều thể loại khác nhau đƣợc “đơm hoa kết trái”.
Thời kỳ đầu công cuộc đổi mới, tiểu thuyết thịnh hành và “lên ngôi”
khoảng năm đến sáu năm nhƣng sau đó truyện ngắn dành lại đƣợc thế
“thƣợng phong” với hàng loạt tác phẩm cho thấy tính nhân văn sâu sắc,
toàn diện và những nhân vật “đời”, ăn nhập gần gũi với đời sống thực tại
nhất. Các tác giả dần quay lại truyện ngắn để thể hiện những vấn đề cuộc
sống, số phận cá nhân với nhiều đau thƣơng đan lẫn niềm vui sƣớng, hạnh
phúc hay những rung động nhẹ nhàng đến dằn vặt đau đớn… Qua ba cuộc
thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và
tạp chí Văn nghệ quân đội có gần 700 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả
truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm con số sẽ lên hàng vạn – đó là
thống kê cơ bản cho ta thấy đƣợc tốc độ phát triển của truyện ngắn cũng
nhƣ số lƣợng nhà văn cầm bút. Tiếp đến, cuộc thi truyện ngắn năm 2001 –
2002 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức có gần 2.000 tác phẩm dự thi
bằng số lƣợng truyện ngắn bốn năm 1978 - 1979, 1983 – 1984. Có thể nói
chƣa bao giờ truyện ngắn phát triển phong phú về số lƣợng lẫn chất lƣợng
nghệ thuật nhƣ thời kì này. Với dung lƣợng có thể coi là “nhỏ bé”, tƣớc bỏ
những chi tiết “rƣờm rà”, sự dồn nén các yếu tố không gian, thời gian, tâm
lý nhân vật, kết cấu. Nó đi sâu vào mọi vấn đề của đời sống thƣờng ngày từ
những mất mát của ngƣời lính trong chiến tranh đến những hận thù của
dòng họ, gia tộc, sự khắc nghiệt của cái đói khát, nghèo khổ, cô đơn, niềm
hân hoan, hạnh phúc, xót xa, những vấn đề thuộc về tâm linh, tiềm thức và

15


vô thức…bao nhiêu phức tạp của đời thƣờng đều đƣợc truyện ngắn phản
ánh một cách chân thực. Nếu ví tiểu thuyết nhƣ cây đại thụ với đầy đủ gốc,
hoa lá cành xum xuê…thì truyện ngắn đƣợc coi nhƣ lát cắt ngang của thân

cây đó. Nhƣng điều quan trọng mặt cắt thân cây ấy vẫn thể hiện rõ nét từng
đƣờng vân hiện thực. Truyện ngắn giờ đây không còn là “mũi khoan thăm
dò nhỏ và nhẹ” (Nguyên Ngọc) mà đã mang sức nặng của sự khái quát, để
qua mỗi câu chuyện có thể khái quát đƣợc một cảnh đời, một kiếp ngƣời,
một vận hội, một thời đại.
Truyện ngắn đƣơng đại còn xuất hiện sự đan xen khéo léo của nhiều
thể loại trong một tác phẩm nhƣ có cả thơ, văn xuôi và kịch; tiêu biểu cho
loại hình đặc sắc này là truyện ngắn giàu tính kịch ở Không có vua –
Nguyễn Huy Thiệp; chất thơ với biểu hiện nhiều suy cảm ở truyện ngắn
Trong cơn mưa - Phạm Thị Hoài; dung nạp nhiều yếu tố trữ tình và khắc
họa nhân vật với nhiều trạng huống tâm trạng phải kể tới truyện ngắn Cái
nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bắc…của Nguyễn
Ngọc Tƣ; hình thức truyện ngắn – nhật ký là tác phẩm của nhà văn Phan
Thị Vàng Anh, Mưa – Nguyễn Huy Thiệp… Tƣ duy tiểu thuyết trong
truyện ngắn đƣợc đặc trƣng bởi sự “dài hơi”, ôm chứa nhiều vấn đề đời
sống, sự luân chuyển ngôi kể, đan xen các điểm nhìn, kỹ thuật phân tích
tâm lý, độc thoại nội tâm… Ở đây có thể thấy ở nhiều trƣờng hợp nhƣ: Giọt
máu, Con gái thủy thần – Nguyễn Huy Thiệp, Khách ở quê ra, Phiên chợ
Giát – Nguyễn Minh Châu, Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh, Cánh
đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tƣ, Nhiệt đới gió mùa – Lê Minh Khuê…
Điều này đã chứng tỏ những biến động bề mặt và trong cấu trúc tự sự của
thể loại truyện ngắn. Nhu cầu làm mới thể loại không ngừng vận động và
phát triển, sự xâm lấn và đan cài giữa các yếu tố trở nên nở rộ đã chứng tỏ
nhu cầu bức thiết, quy luật vận động nội tại của thể loại.

16


1.1.2 Diện mạo văn xuôi viết về người nông dân sau năm 1986
Trƣớc kia, văn xuôi viết về đề tài ngƣời nông dân chủ yếu là việc

giác ngộ cách mạng, đấu tranh giai cấp, phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp… thì sau đổi mới, ta thấy đƣợc sự chuyển biến cơ bản trong tƣ
tƣởng khi chủ yếu tác phẩm khám phá số phận con ngƣời cá nhân trên
nhiều góc độ, quanh các mối quan hệ: gia đình, dòng họ, làng xóm, cộng
đồng, đến chính bản thân mình… Thể loại mang lại nguồn sinh lực tràn trề
nhựa sống – truyện ngắn, với tên tuổi và tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Minh
Châu với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Chiếc thuyền ngoài xa,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,…Nguyễn Quang Lập với Tiếng gọi
phía mặt trời lặn, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Nguyễn Quang
Thiều với Hai người đàn bà xóm trại, Tạ Duy Anh với Bước qua lời
nguyền, Lũ vịt trời, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Vòng trầm luân trần
gian…Võ Thị Hảo với Biển cứu rỗi, Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên
đường đường, Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Phan Thị Vàng Anh với
Khi người ta trẻ, Phan Triều Hải với Một tối ở quán bar...
Văn xuôi đƣơng đại viết về ngƣời nông dân Việt Nam ở bất kỳ vùng
quê nào cũng gắn con ngƣời trong những mối quan hệ “bất di bất dịch”,
hiện hữu vốn có. Trƣớc hết là quan hệ dòng tộc – khác với ngƣời thành
phố, ngƣời thôn quê bao giờ cũng coi trọng “tình làng nghĩa xóm”, “bán
anh em xa mua láng giềng gần”. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh - Bước qua
lời nguyền là tác phẩm đầu tiên đề cập tới chủ đề này với nhiều thông điệp
và dụng ý nghệ thuật đáng suy ngẫm. Câu chuyện kể với danh xƣng “tôi” –
ngƣời đƣợc giao trọng trách cao cả khi phải tiếp tục việc trả thù gia đình
Quý Anh – con của địa chủ Hứa. Những dằn vặt nội tâm, những suy tƣ đau
đáu của “tôi” đƣợc Tạ Duy Anh lột tả sâu sắc khiến ngƣời đọc cảm thông
và thƣơng xót cho cái bi kịch kia, sự thù hằn truyền kiếp của con ngƣời làm

17


cho “con cháu” cảm thấy nặng nề, không lối thoái. Cũng trong chủ đề này

là truyện ngắn Nỗi đau dòng họ của Sƣơng Nguyệt Minh. Dựa trên câu
chuyện có thật xảy ra ở làng quê, nhà văn đã dựng vào trang văn nhiều tình
tiết về mối thù truyền kiếp cũng của hai dòng họ: Ninh – Nguyễn. Sự đố
kỵ, định kiến trong thôn xóm đã khiến họ rơi vào bi kịch mà chính họ là
ngƣời dựng ra: kiện tụng, xung đột đẫm máu… gây đau khổ cho bao con
ngƣời. Sự êm đềm của vùng quê bị khuấy đảo, cuộc sống mỗi cá nhân, gia
đình gặp những hệ lụy không đáng có, bất hạnh của ngƣời cha, ngƣời mẹ…
Nguyễn Minh Châu là ngƣời mở màn cho chủ đề này với hình tƣợng
ngƣời nông dân Khúng qua hai truyện ngắn nổi danh Khách ở quê ra và
Phiên chợ Giát. “Một nông dân ròng”, suy nghĩ, thân phận điển hình cho
ngƣời nông dân làng quê nhƣng đầy ý chí, niềm tin về cuộc sống tốt đẹp
hơn và ẩn sâu trong lão vẫn là ngƣời chồng, ngƣời cha… có tình thƣơng và
lòng trắc ẩn lớn lao. Cuộc sống thời bình sau chiến tranh, không cam chịu
nghèo đói lão Khúng dẫn cả nhà đi “khai phá” vùng đất mới, không chấp
nhận hủ tục, lạc hậu lão dựng nhà trên nền đất cũ mà dân làng đồn là
“thiêng” lắm…
Khai thác số phận ở góc nhìn khác, Nguyễn Ngọc Tƣ gây “chấn
động” lớn trên văn đàn khi ra mắt truyện ngắn Cánh đồng bất tận – tác
phẩm đƣợc chuyển thể thành phim cũng đƣợc đón nhận đông đảo từ ngƣời
xem. Ngoài số phận con ngƣời khốn cùng bởi: nghèo đói, không nhà không
cửa, thiên tai bệnh dịch… thì họ còn phải đối mặt với sự thù hằn của chính
“đồng loại” – con ngƣời trở nên khốn đốn và cô độc trong chính cuộc sống
của mình.
Tạ Duy Anh cũng góp “công lớn” lột tả số phận ngƣời nông dân giai
đoạn này với tác phẩm Lũ vịt trời. Ông khai thác đề tài tham nhũng, lũng

18


loạn nông thôn làm ngƣời nông dân thêm khổ khi ngày đêm lặn lội vì

“miếng ăn manh áo” trên cánh đồng “bạc đầu vì nắng và gió”.
Và cho dù phơi bày những cái xấu, quá trình hội nhập vẫn còn nhiều
bất cập thì làng quê, nhất là ngƣời nông dân trong tất cả tác phẩm đều đâu
đó chứa đựng ký ức, cội nguồn với điều tốt đẹp, “chốn bình yên đi về” của
mỗi ngƣời.
1.2 Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh trong dòng chảy văn học đương đại
1.2.1 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1939 – 1989) – nhà văn lớn của nền văn học
dân tộc nói chung và giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. Dù bắt
đầu sáng tác muộn với truyện ngắn đầu tay Sau buổi tập (năm 1960) nhƣng
tác phẩm của ông gây tiếng vang lớn và có vị trị nhất định trên con đƣờng
nghệ thuật. Trong 29 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại 14 tác
phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình…
Và Phiên chợ Giát là truyện ngắn cuối cùng đƣợc ông viết khi còn nằm ở
trên giƣờng bệnh. Nếu trƣớc chiến tranh là cảm hứng lãng mạn, miêu tả cái
hào hùng và phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời trong chiến đấu với nhiều nỗi
trăn trở, lo âu thì sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút khai
phá thực tại, bám sát sự vận động của cuộc sống đời thƣờng. Nhìn lại một
loạt sáng tác tiêu biểu cho cảm hứng đó nhƣ: Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông… Dù là cuộc chiến tranh khốc liệt
và đầy tàn nhẫn với nhiều mất mát và hi sinh đã kết thúc, nhƣng ở thời bình
cuộc chiến thiện – ác, tốt – xấu… vẫn luôn tồn tại. Vì vậy mà phần lớn
những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đều tập trung viết
về những góc khuất khác nhau của cuộc sống. Bức tranh – nhƣ lời xám hối,
tự thú của nhân vật sau thời gian dài “bƣơn trải” đó đây rồi trở về với quê

19



hƣơng bản quán; Cỏ lau là nỗi day dứt, băn khoăn không có đƣờng ra của
nhân vật Lực trƣớc sự hi sinh của đồng đội đồng thời là sự hòa nhập cộng
đồng sau thời bình với nhiều mất mát của anh. Lão Khúng – ngƣời nông
dân với đầy xót xa từ truyện ngắn Khách ở quê ra tới Phiên chợ Giát. Thật
đáng tiếc khi sự nghiệp văn chƣơng của ông đang trên đà, ở độ “thăng hoa”
thì ông lại qua đởi ở tuổi 50.
Số phận con ngƣời là một trong những cảm hứng chủ đạo của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Với nhiều cống hiến xuất sắc, ông đã
miêu tả và bộc lộ nỗi lo âu, khắc khoải con ngƣời hòa nhập trong thời bình,
trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa xã hội.
Mối quan hệ ấy có ít nhiều phức tạp nên ông không ngừng đào sâu tìm tòi
để góp nhặt cho mình những kinh nghiệm, vốn sống. Xã hội thay đổi, đời
sống thay đổi kéo theo nhiều biến đổi tâm lý, con ngƣời trở về cuộc sống
đời thƣờng với nỗi lo mƣu sinh, “cơm áo gạo tiền”. Bằng sự nhạy cảm vốn
có những nhƣ nhiệm vụ là con mắt, lỗ tai của xã hội, Nguyễn Minh Châu
luôn luôn suy ngẫm và tìm hiểu một cách sâu sắc rằng: “Đằng sau số phận
của cộng đồng là số phận của mỗi cá nhân”. Hành động nhận thức lại cuộc
chiến tranh và thân phận con ngƣời trong cuộc chiến ấy đã đƣợc ông thể
hiện trong một loạt các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Bức tranh, Cỏ lau…
Còn ở Có lau là nỗi xót xa, ân hận của Lực trƣớc cái chết của đồng
đội do mình gây ra và một lần nữa là bi kịch khi trở về quê trong thời bình
thì Thai – ngƣời con gái anh yêu đã có chồng. Số phận liên tục “quật ngã”
anh bằng những sự việc đau lòng và khó cƣỡng. Ngƣời chiến sĩ anh dũng
ấy – “mƣa bom bão đạn” không ngại ngần nhƣng sao ở thời bình anh cô
độc và hoang mang đến vậy.

20



Đề tài hình tƣợng ngƣời nông dân tuy không mới nhƣng dƣới ngòi
bút của ông, lão Khúng – “nông dân ròng” hiện ra đầy “lạ lẫm” qua truyện
ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát – tác phẩm cuối đời đƣợc ông viết
trên giƣờng bệnh, bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực cuối cùng của mình.
Nhƣ vậy, từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu trong văn học đƣơng đại rất chú trọng tới số phận và
nhân cách con ngƣời – đặc biệt là ngƣời nông dân. Tƣ duy đổi mới cùng
những nỗ lực không ngừng của cá nhân, Nguyễn Minh Châu đã góp phần
to lớn vào xây dựng và hoàn thiện nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là truyện
ngắn viết về ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam.
1.2.2 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh sinh năm 1959 ở huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ).
Ngƣời đọc biết đến ông lần đầu tiên qua truyện ngắn Để hiểu một con
người trên báo Văn nghệ năm 1980. Ông từng tâm sự trên Báo Tuổi trẻ vào
tháng 8 năm 2004: “Tôi sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh, thấm đẫm không
khí thù hận, cơ thể còi cọc, mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với ngƣời cha
“rắn nhƣ thép”. Tôi biến thân xác của tôi thành cái vỏ ốc để bao bọc toà lâu
đài tôi xây bằng trí tƣởng tƣợng… Tôi hoàn toàn tự do trong vƣơng quốc
do tôi tự tạo ra”. Và “Bi kịch lớn nhất đời tôi là sự chối bỏ, từ trong ý thức
sâu thẳm vùng đất mình sinh ra và lớn lên”. Ông có ý thức rõ ràng với văn
chƣơng nghệ thuật, ông coi đó “giống nhƣ sự dâng tặng tình yêu, tôi không
hề băn khoăn, không hề để lại mảy may cho riêng mình nhƣ một sự phòng
xa nào đó. Tôi kí thác một lần trọn vẹn và chung thân cho niềm đam mê cái
đẹp”. Cũng bởi những nguyên do đó mà hầu hết tác phẩm Tạ Duy Anh đều
ít nhiều mang dấu ấn cá nhân, hình ảnh làng quê và những con ngƣời nơi
ông sinh ra và lớn lên. Nỗi niềm cô đơn, đau khổ đƣợc ông truyền tải qua
câu chữ trên những trang văn dài. Ông từng khẳng khái nói: “tôi chấp nhận

21



sự bài xích, thậm chí nguyền rủa để tạo một cảm nhận khác, một tƣ duy
khác”.
Tạ Duy Anh có ý thức rất cao trong việc cầm bút, ông nhƣ ngƣời
nông dân cần mẫn trên cánh đồng chữ nghĩa để cho ra đời hàng loạt tác
phẩm có giá trị đạt tới đỉnh cao. Quá trình “giác ngộ” ông ngày đêm say mê
với câu chữ nhƣ con tằm nhả tơ và cho ra đời Bước qua lời nguyền. Tác
phẩm này để là minh chứng tiêu biểu cho luận điểm: “Bước qua lời nguyền
của Tạ Duy Anh gói gọn trong mƣơi trang cả một cuộc đời, một kiếp
ngƣời, mấy kiếp ngƣời vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã
hội đằng đẵng một thời”.
Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời những “đứa con tinh thần” xuất sắc
nhƣ: tiểu thuyết Khúc dạo đầu năm 1991, tiểu thuyết Lão Khổ năm 1992,
tiểu thuyết Đi tìm nhân vật năm 1999, tập truyện Bố cục hoàn hảo năm
2004, tiểu thuyết Thiên thần xám hối năm 2004, Bến thời gian, Gã và nàng,
Ngày hội cuối cùng, Quả trứng vàng, Ba đào ký, Những truyện không phải
trong mơ, Bức tranh của em gái tôi, Dưới bàn tay vô hình, Vó ngựa trở về,
Con dế ma, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Đối thủ còi cọc…và nhiều tập
truyện dành cho thiếu nhi. Dù viết ở thể loại nào thì mỗi con chữ, mỗi trang
văn của ông đều khắc khoải khi nghĩ về những ngƣời nông dân nghèo nàn,
lam lũ, bất hạnh, những ngƣời đói khổ bị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng cực
của cuộc sống, bị tha hóa về nhân cách. “Số phận con ngƣời – phải chăng
luôn là sự trăn trở dằn vặt trong ông?”. Đó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong hành trình sáng tạo văn chƣơng của Tạ Duy Anh. Với lƣơng tâm của
ngƣời cầm bút, ông phác họa bức tranh đời sống con ngƣời một cách sinh
động và “đời nhất” có thể. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí ông
khẳng định: “Bất kì sự buông thả nào cũng phải trả giá, suốt nhiều năm tôi

22



×