Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.12 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN
SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGÔ THỊ THANH TRÚC

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278


Ngày hoàn thành: Tháng 01/2020

MỤC LỤC
Mục lục..........................................................................................................1
Danh sách hình..............................................................................................2
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................4
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
1.3.1 Không gian.....................................................................................6
1.3.2 Thời gian........................................................................................6


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................7
2.1.1.1 Ô nhiễm không khí......................................................................7
2.1.1.2 Các dạng ô nhiễm không khí.......................................................7
2.1.1.3 Nguyễn nhân gây ra ô nhiễm không khí......................................8
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG............................................11
3.1 Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới.............................................11
3.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam............................................12
3.3 Tác động của ô nhiễm không khí.............................................................13
3.3.1 Tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe con người..........................14
3.3.1.1 Tác động đến hệ sinh thái............................................................14
3.3.1.2 Tác động đến con người..............................................................15
3.4 Giải pháp..................................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................18
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................18
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................19
Tiếng Việt......................................................................................................19


DANH SÁCH HÌNH
Hìn
h
3.1

Tên hình
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam


Trang
12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MTKK

:

Môi trường không khí

CGFED

:

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi
trường trong phát triển


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên
thế giới. Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít
thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí
cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên
toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người
tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên

quan đến ô nhiễm không khí (Theo WHO.int).
Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn
cầu. Bởi nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 - chuyên đề “Môi
trường đô thị” nhận định các đô thị lớn ở nước ta đều đang đối mặt với tình
trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, nổi cộm nhất là ô nhiễm không khí do bụi,
chưa có dấu hiệu giảm từ năm 2012 đến 2016.
Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn
trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ
thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các ngành công
nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử
dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm
không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền
kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng,
ảnh hưởng tới tất cả các khu vực trên thế giới. Theo dữ liệu chất lượng không
khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 97% số thành phố ở các quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình với dân số từ 100.000 người không đáp ứng các
tiêu chuẩn về chất lượng không khí của WHO, kéo theo đó là gánh nặng lên hệ
thống y tế cộng đồng.
Trong hai năm qua, cơ sở dữ liệu của WHO thu thập từ hơn 4.300 thành
phố và khu định cư ở 108 quốc gia đã cho thấy, ngày càng nhiều địa điểm
tham gia hệ thống đo mức độ ô nhiễm không khí nhận thấy các tác động về
sức khỏe. Khi chất lượng không khí suy giảm, những người sống trong khu
vực ô nhiễm có nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim, ung thư phổi, các bệnh hô hấp
mạn tính và cấp tính, bao gồm cả hen suyễn. Theo đó, chỉ riêng ô nhiễm



không khí ngoài trời đã được coi là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra những ca
chết yểu trên toàn thế giới.
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm
không khí khiến hàng chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại
240.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước (Mỹ Hà, 2020).
Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi
trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63
tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đang có tác động lớn đến sức khỏe con
người, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ô
nhiễm không khí có liên quan tới 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Cũng theo
số liệu của Liên hợp quốc, mỗi giờ có 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí,
trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp 3-5 lần số người chết vì sốt xuất
huyết và HIV. Tại Việt Nam, có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới
ô nhiễm không khí.
Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số
lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009)
lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016). Tuy nhiên mặt trái của sự phát
triển là tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.
Với chất lượng không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam đang trở
nên tồi tệ hơn theo năm, hiện là lúc Việt Nam cần thực hiện tích cực kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí vào năm 2020, tầm nhìn
2015 (Quyết định số 9851 của Thủ tướng) và có những hành động cứng rắn
hơn (Việt Anh, 2019).
Vì thế để phân tích rõ hơn tác động của ô nhiễm không khí đến sức
khỏe, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức
khỏe con người”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người. Từ
đó đề xuất biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của bụi mịn
cũng như giảm thiểu ô nhiễm không khí.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
- Đánh giá các tác động của bụi mịn đến sức khỏe con người.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng ô nhiễm không khí, giảm tác
động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 01/2020.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Ô nhiễm không khí.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí. Chủ
yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí độc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người hay có thể làm phá hỏng môi trường tự
nhiên của nhiều loài sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ, suy nhược
thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp
như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao.
Ô nhiễm không khí được chia làm hai dạng, gồm ô nhiễm không khí
ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí ngoài

trời là tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức
khỏe con người ở các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân gây ô
nhiễm đến từ nhiều nguồn khác nhau như khí thải giao thông, nhà máy công
nghiệp, từ quá trình sản xuất nông nghiệp và một số nguyên nhân tự nhiên như
cháy rừng, bụi sa mạc, núi lửa.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với ô nhiễm không khí trong
nhà. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khói thuốc lá, khói than, củi, các hóa
chất có trong sơn hoặc các sản phẩm làm sạch, khí máy lạnh và một số chất có
trong vật liệu xây dựng.
2.1.1.2 Các dạng ô nhiễm không khí
Có 2 dạng ô nhiễm không khí là trong nhà và ngoài trời
Ô nhiễm không khí trong nhà (hộ gia đình): do hệ thống bếp nấu, sưởi
ấm và ánh sáng. Hơn 3 tỷ người sử dụng phương tiện thô sơ (đốt lửa, bếp lò,
bếp củi…).
Ô nhiễm không khí ngoài trời (xung quanh): phát thải do các hoạt động
sản xuất điện, giao thông, lò đốt công nghiệp, lò nung gạch, cháy rừng, nông
nghiệp, các cơn bão bụi và bão cát. Tuy nhiên, có đến 90/193 quốc gia không
có các tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện giao thông. Có 80% các quốc
gia trên thế giới sử dụng phương pháp đối với rác thải sinh hoạt và rác thải
công nghiệp.


2.1.1.3 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí trong tự nhiên:
 Nguồn ô nhiễm không khí có thể đến từ trong tự nhiên. Có thể kể tới
như:
 Bụi không khí từ nơi có diện tích lớn hay thảm thực vật thưa thớt, điểm
hình là những nơi gần sa mạc hay hoang mạc
 Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật sản sinh ra khi Metan
 Bụi từ nguồn tự nhiên, thường là diện tích đất lớn có ít hoặc không có

thảm thực vật
 Khí Radon từ sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Khí Radon là
nguyên nhân thường gặp nhất thứ hai gây ra ung thư phổi, sau hút thuốc. Đặc
biệt, loại khí này không màu, không mùi, rất khó phát hiện
 Khói bụi, carbon monoxit từ cháy rừng
 Hoạt động núi lửa, tạo ra lưu huỳnh, clo và tro bụi.
Ô nhiễm không khí do con người
Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô
nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động của con người như sinh hoạt,
sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi
trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và bức thiết
hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác
động của con người:
 Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong những nguyên
nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn
nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2,
CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ
cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến
sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Đây cũng là nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng
như mùa màng
 Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói
chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người
tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát
triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm


không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng
cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
 Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt

nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp
 Các hoạt động công nghiệp sẽ sinh ra lượng khói bụng khổng lồ, được
thải trực tiếp vào không khí. Kèm theo đó là các chất khí được tạo ra trong quá
trình đốt nhiên liệu như CO2, CO, SO2, Nox, muội than,…
 Các hoạt động ngành công nghiệp quân sự cũng có tác động đáng kể tới
ô nhiễm không khí như khí độc, vũ khí hạt nhân, các chất hóa học,…
 60% ô nhiễm đến từ hoạt động giao thông
 Động cơ trong quá trình hoạt động đã tạo ra các khí gây độc hại trực
tiếp tới sức khỏe con người như CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4. Khói bụi
cuốn theo quá trình di chuyển của các phương tiện cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí.
 60-70% bụi siêu mịn PM2.5 được tạo ra từ xe máy, ô tô. Chúng có kích
thước nhỏ bằng 1/30 lần sợi tóc và vô cùng nguy hiểm, dễ đi sâu vào máu,
phổi thôi qua đường hô hấp.
Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Tác hại trực tiếp:
 Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính
gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
 Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận
khác
 Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy
giảm nhận thức và mất trí nhớ
 Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các
bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ
 Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu
đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,…



 Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong
bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái...
Tác hại gián tiếp:
Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất
lượng cuộc sống con người.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ
liệu có tính chính xác cao nhất.


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở
VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN THẾ GIỚI
Ô nhiễm không khí được coi là một kẻ giết người vô hình và thầm lặng.
Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí
bên ngoài và ô nhiễm không khí là “thủ phạm” gây ra 7 triệu ca tử vong sớm
mỗi năm trên toàn cầu.
Không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh
khỏi. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh
được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi trường
ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí
vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị là tối đa
25 microgam/m3. Ước tính, 91% dân số toàn cầu hiện đang sống ở những nơi
có không khí ô nhiễm.

Theo báo cáo mới nhất của WHO, ô nhiễm không khí đã gây ra cái chết
của hơn 6 triệu người mỗi năm vì các lý do như ung thư phổi, nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não,...
80% số thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập
trung ở các nước đang phát triển.
Tổng hợp dữ liệu của 3.000 thành phố, thị trấn và làng xã của 103 quốc
gia từ năm 2008 đến 2013, WHO tuyên bố mức độ ô nhiễm không khí đô thị
toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng.
Trước đây, khi nói đến ô nhiễm không khí, chúng ta chỉ thường nghĩ
đến các quốc gia đang phát triển và có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ...
Thế nhưng, hiện nay, đến những quốc gia phát triển, nhất là tại các khu đô thị
lớn đều là nạn nhân của ô nhiễm không khí. Theo dữ liệu mới nhất của WHO,
97% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình với hơn
100.000 dân không đáp ứng các tiêu chuẩn về không khí của WHO. Với các
nước có thu nhập cao, tỷ lệ giảm xuống 49%.
Một thống kê đầu năm nay của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng, bảy trong
số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ. Theo Tổ chức Giám sát
chất lượng không khí AirVisual và Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), thì
vào năm 2018, Gurugram là thành phố có mức độ ô nhiễm nặng nhất thế giới.
Tổng cộng 18 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới thuộc về các
nước Nam Á.


Thủ đô Tehran (Iran) ngày 15/12 phải đóng cửa tất cả trường học trong
vài ngày do mức độ ô nhiễm quá cao. Tại Australia, khói từ hơn 150 đám cháy
hoành hành ở cả bờ Đông và bờ Tây đã bủa vây lấy thành phố Sydney, khiến
chất lượng không khí nơi đây xuống thấp trầm trọng.
Châu Âu không phải ngoại lệ. Năm 2017, Bulgaria là nước thành viên
đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) bị tòa án châu Âu kết tội không tuân thủ

các quy định về đảm bảo chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí là vấn đề
được nhắc đến từ cả gần 100 năm nay qua tại Anh. London luôn là một trong
những thành phố ô nhiễm nhất châu Âu dù đã có nhiều giải pháp tiếp cận khắc
phục vấn đề này từ lâu.
3.2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

Hình 3.1 Ô nhiễm không khí ở Việt Nam (Hoài Thu, 2019)
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm
không khí khiến hàng chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại
240.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước.
Tại tọa đàm "Ô nhiễm không khí tại Việt Nam từ góc nhìn kinh tế" tổ
chức sáng 14/1, PGS.TS Đinh Đức Trường (Giảng viên trường Đại học Kinh
tế Quốc dân) cho biết mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong
do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí.
Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi
trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63
tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.
Số lượng phương tiện cá nhân ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng
phi mã trong những năm gần đây, với việc Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm không
khí nặng nề. Các số liệu chính thức cho thấy thủ đô của Việt Nam hiện có 5,3


triệu xe máy và 560.000 xe hơi. Những con số này tăng hàng năm, 11% đối
với xe máy và 17% đối với xe hơi. Đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 7 triệu xe
máy và 1 triệu xe hơi. Vì chính quyền trung ương tiếp tục giảm thuế mua xe,
tình trạng khói bụi ở các thành phố lớn sẽ còn kéo dài. Nghe nói việc hạn chế
đăng ký xe cộ đã được bàn đến, song điều này vẫn chưa chính thức.
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI)
của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm

không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức
báo động.
Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà
Nội và TP.HCM:

Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM 2.5 là 50.5
gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO
(10 µg/m3).

TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM 2.5 là 28.3
cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt
mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn
sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công
trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New
Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường
lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên
liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô
nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất
nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều
so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do
đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất
ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể,
xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim
và não của con người.
Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm

trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư
phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự
kỷ, bệnh võng mạc... Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành


phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư
Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.
Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người đang ngày
càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa
một số bệnh nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không
khí. Chẳng hạn như:
 Biến chứng thần kinh và tâm lý;
 Kích ứng mắt;
 Các bệnh ngoài da;
 Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...
 Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị
sinh non, sinh nhẹ cân.
Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với
không khí ô nhiễm là một yếu tố rủi ro đối với vài căn bệnh nguy hiểm hơn
những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn
nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường.
3.3.1 Tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe con người
3.3.1.1 Tác động đến hệ sinh thái
Tình trạng ô nhiễm môi trường không những chỉ tác động tiêu cực đến
sức khỏe con người mà còn gây tác động rất lớn đến hệ sinh thái.


Môi trường đất

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường

mà tất cả chúng ta cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Khi tài nguyên đất
bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được gây ảnh
hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Những vấn đề này dẫn đến các hệ lụy
khác rất nguy hiểm.

Thứ nhất, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, không thích hợp
cho cây trồng. Vì thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị nhiễm bệnh, Khi
chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể
sống khác trong lưới thức ăn.

Thứ hai, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ ngấm vào nước gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh
hoạt hoặc phải dùng các nguồn nước bẩn.

Thứ ba, môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường
sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.


Môi trường không khí


Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng sẽ để lại rất nhiều
hệ lụy như:

Thứ nhất, gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những
chất lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ.

Thứ hai, Ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng hiện tượng khói
bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát
triển của thực vật… Cụ thể máy ngày gần đây tại thủ đô Hà Nội đang bị che

phủ trong khói bụi dày đặc.

Thứ ba, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng
ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, phá hủy các khu sinh
thái sẵn.


Môi trường nước

Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước
ta hiện nay đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Cụ thể: Ô nhiễm
nguồn nước do Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả trực tiếp ra biển khiến hiện
tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) kéo dài tới vùng
biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào khoảng đầu tháng 4 năm
2016.
3.3.1.2 Tác động đến sức khỏe con người
 Có tác động tiêu cực đến phổi
Khói bụi gây ô nhiễm không khí, việc hít vào những nguồn không khí ô
nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Đồng thời, đối với
những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản
khi hít vào không khí ô nhiễm này khiến bệnh tình nặng hơn.
Theo một số nghiên cứu, trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn
khi sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao.
 Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung
thư phát sinh có đến 75- 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ô nhiễm môi trường đất, khi thực
phẩm rau củ được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm sẽ chứa trong đó 1 phần độc
tố hóa học và khi con người ăn phải những thực phẩm đó, lượng độc tố sẽ tích
tụ trong cơ thể và tạo thành những khối ung thư.

Ô nhiễm là nguyên nhân của các bệnh ung thư


 Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến tim mạch
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến làm tăng nguy cơ
mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim, đột tử,… Theo một
nguyên cứu tại Anh cho biết: “Khi các hạt carbon nhỏ xâm nhập vào phổi,
chúng gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào máu, thu hẹp động mạch,
gây ra các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim”.
3.4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu đô thị, Tổng cục
Môi trường cho rằng cần phải đảm bảo tỷ lệ cây xanh đô thị, tăng cường kiểm
tra xử lý và loại bỏ các phương tiện giao thông đã hết niên hạn sử dụng, đẩy
mạnh kiểm tra định kì khí thải từ các phương tiện giao thông…
Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng
dầu, tiêu chuẩn khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới);
Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố. Phát triển công nghệ sản
xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung
quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh).
Những giải pháp thiết cụ thể:
Biện pháp kỹ thuật
Thay thế những loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây
nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng
điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Biện pháp quy hoạch
Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong
thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt
của người dân.

Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để giảm thiểu
ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi
Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải
cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực,
tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Ngoài ra còn các biện pháp:
Sử dụng hệ thống bếp nấu và hệ thống sưởi sạch tại các vùng nông thôn


Dùng nhiên liệu sạch
Sử dụng dầu sạch và động cơ cải tiến, thân thiện với môi trường cho
các phương tiện giao thông vận tải
Áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với khí phát thải các phương tiện
giao thông
Chuyển đổi từ sử dụng đèn dầu sang các công nghệ chiếu sáng sạch
như đèn năng lượng mặt trời
Không đốt rác
Ưu tiên các cách di chuyển đi bộ, đạp xe, các phương tiện giao thông
công cộng thay cho các phương tiện giao thông cá nhân
Sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường đối với các ngành
công nghiệp, máy móc
Xây dựng, thi hành, tuân thủ các tiêu chuẩn và chất lượng không khí
Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo
Chấm dứt phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như crom, metan
nhằm làm giảm số người chết và làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn về với các đô thị hay khu công
nghiệp, tình trạng ô nhiễm hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết với toàn xã
hội. Việc theo dõi, cập nhật tình trạng ô nhiễm không khí thường xuyên nói
chung và bụi mịn nói riêng để có đầy đủ thông tin nghiên cứu là rất quan trọng
với việc giảm thiểu tác hại và nâng cao chất lượng sống của con người. Song
song đó, chúng ta cần có những biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu tác động
xấu của ô nhiễm không khí và bụi mịn đến sức khỏe con người và xã hội.
4.2 KIẾN NGHỊ
Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ:
Rà soát, sửa đổi, ban hành bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật
đặc thù về MTKK; xây dựng Pháp lệnh về không khí sạch; Kế hoạch quốc gia
quản lý chất lượng không khí…;
Hoàn thiện tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý MTKK với vai trò của Bộ TN&MT là đầu mối thống nhất quản lý nhà
nước về MTKK;
Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, vấn đề xã hội hóa
và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong các quá trình triển khai các biện
pháp bảo vệ MTKK.
Kiến nghị đối với các Bộ, ngành và địa phương:
Xây dựng, trình Chính phủ và tổ chức thực hiện đúng tiến độ và đạt
hiệu quả các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc
về MTKK thuộc phạm vi quản lý của Bộ ngành, địa phương;
Sớm xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng
không khí và Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cho từng địa phương;
Xây dựng các chương trình, kế hoạch và triển khai giải quyết hiệu
quả vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị;
Đẩy mạnh hoạt động kiểm kê nguồn phát thải khí, quan trắc, kiểm
soát MTKK đô thị;
Tăng cường giám sát nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn phát thải
khí. Triển khai giám sát ONKK xuyên biên giới;



Tăng cường nguồn lực cho công tác giám sát các chủ nguồn thải khí,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ MTKK;
Tăng cường đẩy mạnh các giải pháp xanh nhằm giảm thiểu lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Việt Anh, 2019. WHO: Chất lượng không khí ở Việt Nam kém đi rất
nhiều. Ngày 11/10/2019. [Ngày truy cập: 15/11/2019].
Mỹ Hà, 2020. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam làm thiệt 240.000 tỷ
đồng. Ngày 14/01/2020. />[Ngày
truy
cập:
15/01/2020].
Hoài Thu, 2019. Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân và giải pháp khắc
phục. Ngày 03/6/2019. [Ngày truy cập: 15/12/2019].



×