Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp ở việt nam và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.06 MB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Nguyễn Việt Hà

THỰC
TRỌNG
PHÁP LUẬT


• vế THỈĩ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN sơ CẤP

ở VIỆT NflM vn PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN




Chuyên ngành
Mã số

: Luật Kinh tế
: 505.15

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học


PTS. Phạm Trọng Bình


T K i r VềÊ ỊN
'— *—

Hà nôi
« - 2000

/ 1/ 1
0 -5
— ■ ~

-------- —

I
,Ị ,y

si/


MỤC LỤC
Trang
Lòi m ở đ ầu

Chương 1.

1

Thị trường chứng khoán sơ cấp................................................


4

Phần 1.. Chứng khoán và thị trường chứng khoán...................................

4

1.

Chứng khoán - Hàng hoá của thị trường chứng khoán............

5

2. Thị trường chứng khoán: cơ cấu, vai trò và nguyên tắc hoạt
động........................................................................................................

Phần 2.

10

Thị trườns chứng khoán sơ cấp và các đặc trưng pháp lý của
no.

18

1.

Các phươns thức phát hành...........................................................

18


2.

Các chủ thể phát hành và điều kiện phát hành chứng khoán ra
côns; chúng...................................................................................

20

3.

Hoạt động bảo lãnh phát hành.....................................................

23

4.

Nghĩa vụ công bố tlìỏng từ; trên thị trường sơ cấp....................

24

Phần 3.

Địa vị pháp lý của các chủ thểtham gia thị trường sơ cấp........

26

1.

Chủ thể quản lý ...................... .........................................................


26

2.

Chủ thể đầu tư..................................................................................

29

3.

Chủ thể phát hành.................................................. .........................

31

#

Chương 2. Thực trạng pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp ở

Phần 1.
1.

Việt nam ............................................................................................

34

Thực trạng thị trường phát hành chứng khoán ở Việt nam ......

34

Nhu cầu vốn của nền kinh tế và thưc trạng thị trường phát


34

hành cổ phiếu, trái phiếu ở Việt nam hiện nay..........................
2.

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - giải pháp hữu hiệu tao

36

các chủ thể phát hành tiềm năng trên thị trường sơ cấp...........
3. Tiềm năng về các chủ thể phát hành trên thị trường sơ cấp ở
Việt nam ............................................................................................

4




Thực trạng pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt
nam .....................................................................................................

45

Những điều kiện để hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán sơ cấp ở Việt nam ................................................................

45

Những khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn

thiện thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt N am .......................

48

Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt
nam ................................................................................................. .

51

Pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán trên
thị trường sơ cấp ở Việt nam .................... .....................................

66

Phương hưóĩig hoàn thiện pháp luật vê thị trường chứng
khoán sơ cấp ở Việt nam ...............................................................

92

Những mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp ở V iệt nam ..........

92

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thị trường phát hành
chứng khoán sơ cấp ở Việt nam ....................................................

94

Hoàn thiện khung pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp

ở Việt nam ..................................................................................

94

Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến nhà phát hành
và các trung gian tài chính.............................................................

96

Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến nhà đầu tư.......

99

Kết luận

101


Lời mở đầu
Sau hơn mười năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế V iệt nam đã đạt được những tiến bộ hết sức quan trọng trên cơ sở
ổn định chính trị - xã hội, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát bị đẩy
lùi, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu đến năm 2020 và phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
đảm bảo nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP ở mức 7-8% năm, thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải hướng vào giải quyết
quan hệ có tính nhân quả giữa tiết kiệm - đầu tư - tăng trưởng. Bởi vậy, để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, việc huy động vốn để đầu
tư phát triển là vấn đề cần được quan tâm trú trọng.

Thòi gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và giải
pháp nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, các nguồn vốn huy
động được từ trong nước chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không thể đáp ứng
nhu cầu các nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, để có
thể giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn cho tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế
giới, cần phải có các chính sách huy động vốn tối đa mọi nguồn lực tài chính
trong nước, biến các nguồn vốn nhàn rỗi thành vốn đầu tư hoạt đông sinh lời
và thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều hình thức như phát hành trái
phiếu, cổ phiếu, mở rộng quỹ đầu tư..., tiến tới hình thành và phát triển thị
trường chứng khoán ở Việt nam, như văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng
chỉ rõ: “ P hát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn
qua ngân hàng và các công ty tài chính đ ể đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư
phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đ ể từng bước xây dựng thị trường
chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt nam và định hướng p hát triển kinh tế
- x ã hội của đất nước”.
Cho tới thời điểm hiện nay, sự ra đời của Uỷ ban chứng khoán Nhà
nước là cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

I


V iệt nam cùng với một hệ thống pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng
khoán và các quy chế, thông tư hướng dẫn kèm theo đã cơ bản đảm bảo cho
việc thiết lập và vận hành thị trường chứng khoán đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn tồn tại mà cơ bản nhất vẫn là sự
kém phát triển của thị trường sơ cấp, dẫn đến sự thiếu hụt hàng hoá có chất
lượng cho sự hoạt động và phát triển của thị trường thứ cấp. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng này là do sự mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất
trong các văn bản pháp luật điều chỉnh việc phát hành đặc biệt là phát hành ra

công chúng, nên phần lớn các chứng khoán được phát hành theo phương thức
phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng nhưng lại không đảm bảo
được nguyên tắc công khai hoá thông tin, dẫn đến các chứng khoán được phát
hành chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết, trong khi đó các quy định
của pháp luật chưa đảm bảo quyền lợi cũng như niềm tin cho các nhà lầ u tư.
Vì vậy, để có thể đảm bảo cho sự phát triển của thi trường chứng khoán nói
chung, thúc đẩy thi trường sơ cấp phát triển, cần thiết phải có một hệ thống
pháp luật đổng bộ, linh hoạt điều chỉnh hoạt động của thị trường này.
Các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp đã được ban
hành ngoài văn ban pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị
định 48/1998/NĐ-CP), các nội dung liên quan đến chứng khoán và phát hành
chứng khoán còn thể hiện trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau,
trong đó có nội dung liên quan đến phát hành chứng khoán. Hệ thống các văn
bản pháp luật này đã từng bước được bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện để phù
hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu
tố chưa được xây dựng và hoàn thiện. VI vậy, để có thể hoàn thiện pháp luật
cho thị trường chứng khoán sơ cấp, đảm bảo cho thị trường chứng khoán sơ
cấp Việt nam có một hệ thống pháp lý đồng bộ còn là cả một quá trình. Với
nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạn% pháp luật về thị trường
chứng khoán sơ cấp ở Việt nam và phương hướng hoàn thiện'’ để nghiên cứu,
trên cơ sở tổng hợp và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam.
Pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp là một nội dung mới liên
quan đến nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Vì vậy, trong luận án này


chúng tôi chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu
của luật kinh tế trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, học hỏi và tham khảo các tài
liệu khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước cùng với thực trạng phát
triển của thị trường phát hành chứng khoán ở Việt nam, nhằm mục đích làm

rõ nội dung của pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp. Từ đó, phân tích
các yêu cầu cụ thể của hê thống các văn bản pháp luật cho lĩnh vực này. Luận
án đưa ra những kiến nghị cụ thể tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý
nhằm tạo ra một khung pháp luật đổng bộ cho thị trường chứng khoán sơ cấp,
tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát hành, đảm bảo quyền bình đẳng
và khuyến khích các chủ thể đầu tư với mục tiêu quan trọng là thúc đẩy sự
phát triển của thị trường thứ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói
chung.
Bằng sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu biện chứng, có tính lo-gic và lịch sử. Luận án bao gồm 3 nội dung
chính.
-

Thị trường chứng khoán sơ cấp.

-

Thực trạng pháp luật về thị trường chứng khoán sơ cấp ở Viột nam.

-

Hoàn thiện pháp luật cho thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt nam.

Những nội dung chúng tôi đề cập đến trong luận án rất rộng và mới mẻ,
có những nội dung chỉ mang tính lý luận mà chưa được kiểm nghiêm của ihực
té V iệt nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, do phải tập
hợp nhiều văn bản pháp lý với một khôi lượng thông tin lớn trong một thời
gian có hạn. Vì vậy, luận án không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu khoa
học trong và ngoài trường để có thể hoàn chỉnh luận án ở một mức cao hơn./.

rp

*

_

2

Tác giả

Nguyễn Việt Hà


T h ự c tr ạ n g P h á p lu ật vè th ị trư ờ n g ch ứ ng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m và p h ư ơ n g h ư ư n y h o à n thiên.

CHƯƠNG 1
THI TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN s ơ CẤP

Phần 1
CHÚNG KHOÁN VÀ THI TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN.

Trong nền kinh tế thị trường, tại bất kỳ thị trường nào, thị trường hàng
hoá, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường lao động..., đối với bất
kỳ một loại mặt hàng nào dù là hàng hoá thông thường hay hàng hoá cao cấp
cũng đều đòi hỏi các nhà dầu tư cần phải có một sự lựa chọn và giá cả của thị
trường sẽ do cung - cầu ấn định. Điều đó cũng xảy ra trên thị trường chứng
khoán (TTCK).
Là thị trường biểu hiện sự phát triến đến một mức độ nhất định của nền
kinh tế thị trường, 7TCK là một thị trường phức tạp, cao cấp mà hàng hoá
được giao dịch là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là: Chứng khoán. Tại đây,

các hoạt động được diễn ra tuân thủ theo các quy luật cơ bản của nền kinh tế,
giá cả của hàng hoá biến động phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường. Có
nghĩa là: khi mức cầu vượt quá cung (người mua nhiều hơn người bán) các giá
của chứng khoán sẽ tăng và ngược lại, khi mức cung vượt quá cầu (người bán
nhiều hơn người mua) thì giá cả của chứng khoán sẽ giảm. Tuy nhiên, là một
thị trường phức tạp, cao cấp, các hoạt động giao dịch, m ua bán chứng khoán
không giống như các hoạt động giao dịch mua bán các loại hàng hoá thông
thường khác bằng các giao dịch trực tiếp m à hầu hết phải thông qua bên thứ 3
- các tổ chức môi giới trung gian. Do đặc tính của chứng khoán và để đảm
bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, sự tồn tại của các tổ chức môi giới trung
gian trong các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trên TTCK trở


T h m tr ạ n g P h á p lu ậ t v ề th ị trư ờ n g chứ ng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m vù p h ư ơ n g h ư ớ ng h o à n thiện.

thành một đặc trưng pháp lý không thể thiếu và là một nguyên tắc hoạt động
cơ bản nhất, trọng yếu nhất của thị trường.

1. Chứng khoán - hàng hoá của TTCK.
1.1.

Khái niệm.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, nhưng tựu trưng lại

chứng khoán có thể được hiểu như sau:
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán có thổ chuyển nhượng xác
nhận quyền sở hữu về vốn hoặc tài sản của người sở hữu chứng khoán đối với
tài sản hoặc lợi ích khác của người phát hành.
Hay có thể nói,
chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền SƯ hữu hay quyền chủ nợ

hợp pháp có th ể chuyển nhượng được của người sở hữu chứnạ khoán đối với
vốn, tài sản và các lợi ích khác của người phát hành.
Với sự phát triển ngày càng cao cúa khoa học công nghệ, ngày nay
khái niệm về chứng khoán đã có sự thay đổi, chứiie; khoán không chỉ là một
chứng từ hiện vật dưới hình thức giấy tờ mà còn có thể được thể hiộn trên hệ
thống điện tử.
1.2. Đ ặc điểm của chứng khoán.
Là một loại hàng hoá nhưng lại làm bằng chứng xác nhận quyền sở hữu
đối với một khoản vốn mà người chủ sở hữu nó đã bỏ ra mua nó, chứng khoán
m ang nét đặc trưng riêng, bởi lẽ: trong giao dịch mua bán chứng khoán người
ta không thấy có sự di chuyển của hàng hoá với tư cách là khách thể của quan
hệ này mà ở đây các quyền sở hữu về vốn được xem là đối tượng giao dịch,
trong đó một bên có nha cầu mua là nhà đầu tư và một bên có nhu cầu bán là

5


T h ự c trạrtỊỊ P h á p ỉư ật vè

íliỊ

n ườníỊ y hứniỊ k h o á n s ơ c ấ p á V iệt N a m vả p h ư ơ n g h htớ m h o á n thiện

nhà phát hành. Những đặc tính cơ bản của chứng khoán đó là: tính thanh
khoản, tính rủi ro và tính sinh lời, trong đó tính thanh khoản là đặc tính cơ
bản nhất.
- Tính thanh khoản, là khả năng có thể chuyển đổi chứng khoán thành
tiền mật khi cần thiết. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại chứng khoán,
hoặc hình thức, quy mô hoạt động của mỗi chủ thể phát hành hay vào sự biến
động giá cả của thị trường mà các chứng khoán có mức độ thanh khoan cao

thấp khác nhau. Chứng khoán có thanh khoản cao là chứng khoán có thể dễ
dàng chuyển đổi thành tiền mật, sự dễ dàng này tạo nên tính hấp dẫn của mỗi
loại chứng khoán và là động lực thúc đẩy hoại động của thị trường. Nếu tính
thanh khoản thấp, chứng khoán sẽ mất đi tính hấp dẫn, dẫn đến số lượng các
nhà đầu tư sẽ ít đi và sẽ là m ột trong những nguyên nhân làm giảm sự sôi
động của thị trường
- Tính sinh lòi: Tính sinh lời của chứng khoán được thể hiện khi một
nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh chứng khoán có thể sẽ thu được một khoản
lớn hơn giá trị ban đầu, đưa nhà đầu tư không chỉ nhận được cổ tức mà khi
nắm giữ cổ phiếu họ còn có thể được hưởng lợi từ giá trị gia tăng từ kết quả
kinh doanh của công ty nếu công ty làm ăn có hiệu quả.
- Tính rủi ro: Rủi ro xảy ra khi mà thu nhập thực tế có thể thấp hơn thu
nhập kỳ vọng, biểu hiện của nó là sự giảm sút giá chứng khoán mà nhà đầu tư
đã đầu tư. Tính rủi ro của chứng khoán phát sinh từ những rủi ro trong kinh
doanh của doanh nghiệp, sự biến động của nền kinh tế hay sự thay đổi về
chính sách, về pháp luật hoặc về cơ chế chính trị của mỗi quốc gia cũng tác
động đến tính rủi ro của chứng khoán, ở mỗi loại chứng khoán khác nhau thì
độ rủi ro cũng khác nhau, nhiều khi nhà đầu tư chứng khoán có thể bị rủi ro
toàn bộ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Những đặc tính trên của chứng khoán có mối quan hệ tương hỗ với
nhau. Những nhà đầu tư chứng khoán có thể chấp nhận một mức sinh lời thấp

6


T h ự c tr ạ n g P h á p lu ậ t v ề tlii trư ờ n g ( hứng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệt N a m vù p h ư ơ n g hướní; 'noan th iện

để đổi lấy tính thanh khoan cao, trong khi tính rủi ro và tính thanh khoản lại
có quan hệ ngược chiều. Một chứng khoán càng có nhiều rủi ro càng ít thanh
khoản dẫn đến mức độ sinh lời của chứng khoán đó sẽ cao và ngược lại chứng

khoán có tính thanh khoản cao, ít rủi ro thì mức độ sinh lòi sẽ giảm.
1.3. Phân loại chứng khoán.
Là một loại hàng hoá đặc biệt có những đặc thù riêng như vậy, nhưng
cũng giống như các loại hàng hoá trên các thị trường khác, chứng khoán rất
phong phú, đa dạng. Dựa theo các tiêu chí khác nhau chứng khoán có thể
được phân thành nhiều loại khác nhau như: c ổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ đầu tư, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền lựa chọn, hợp đồng tương
lai... và mỗi loại chững khoán có một đặc điểm riêng tạo nên sự đa dạng của
thị trường. Trong đó, những chứng khoán được lưu hành phổ biến trên TTCK
là cổ phiếu và trái phiếu.
1.3.1. Cổ phiếu:
Cổ phiếu là bằng chứng chứng minh quyền sở hữu của m ột cố đông đối
với m ột công ty cổ phần. Hay nói cách khác, cổ phiếu là bằng chứng xác nhận
việc đáu tư vốn vào công ty cổ phần. Các ch' sở hữu cổ phiếu là cổ đông của
công ty.
Cổ phiếu được phát hành từ công ty cổ phần khi thành lập công ty hoặc
khi cần gọi thêm vốn, chứng minh quyền sở hữu một phần vốn đầu tư của chủ
sở hữu nó và được quyền tham gia quản lý công ty. Là loại chứng khoán
không có kỳ hạn, cổ phiếu tổn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra
nó. Chủ sở hữu cổ phiếu được quyển hưởng một lợi tức cổ phiếu nhất định
phụ thuộc vào kết quả và chu kỳ kinh doanh của công ty theo từng loại cổ
phiếu được phát hành, c ổ phiếu có thể được ghi danh hoặc không ghi danh.
Giá trị ban đầu xác định phần vốn góp của chủ sở hữu cổ phiếu vào công ty
ghi trên cổ phiếu là mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu có thể hoàn toàn

7


T hự c trụ n g P h á p lu ậ t vê th ị trư ờ n ẹ chứ ng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệt N a m và pliư ơniỊ hướrnỊ h oàn thiện.


chỉ là giá trị danh nghĩa, no chỉ có tầm quan trọng duy nhất vào thời điểm cổ
phiếu lần đầu tiên phát hành. Người mua cổ phiếu có quyền chuyển nhượng
cổ phiếu của mình cho người khác.
Cổ phiếu là một loại chứng từ chứng nhận quyền sở hữu một khoản vốn
nhất định, c ổ phiếu cũng có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm riêng
biệt như: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi...
C ổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu mà lợi tức của nó phụ thuộc vào mức
lợi nhuận thu được từ công ty phát hanh ra nó với những đặc điểm của cổ
phiếu như đã phân tích ở trên. M ột công ty cổ phần có thể phát hành nhiều
loại cổ phiéu thường khác nhau, có thể một loại cổ phiếu này có nhiều quyền
hơn loại cổ phiếu kia...
Người nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham dự đại hội cổ đông,
được ứng cử và bầu cử vào bộ máy qi.án lý, vào ban kiểm soát công ty, được
quyên bỏ phiếu, kiểm tra sổ sách, hưởng cổ tức khi công tv làm ăn có hiệu
quả và được chia lãi nếu công ty giải thể sau khi đã thanh toán hết chn các
chủ nợ và Iihững người được hướng quyền ưu đãi khác...
c ổ phiếu ưu đấi: Là loại cổ phiếu cũng thể hiện quyền sở hữu trong
một công ty. Nhưng được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm giữ
loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so vór cổ đông nắm giữ cổ
phiếu thường, chẳng hạn về cổ tức hoặc quyền biểu quyết. Ngoài ra trường
hợp công ty giải thể hay phá sản thì việc thanh toán giá trị cổ phiếu ưu đãi
được ưu tiên trước khi thanh toán cổ phiếu thường.
Một công ty có thể phát hành m ột loại cổ phiếu thường nhưng có thể
phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi. Điều này nhằm tạo nên sự hấp dẫn và
phù hợp với tâm lý của những nhà đầu tư. cũng giống như cổ phiếu thường,
cổ phiếu ưu đãi có nhiều loại như: cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi, cổ phiếu
ưu đãi có tham dự chia phần, cổ phiếu ưu đãi có gộp lãi hoặc không gộp lãi...

8



Thự c trạ n g P h á p lu ậ t vè th ị trư ờ n g chưniị k lio á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m vả p h ư ơ n g hướn<ị h o à n thiện.

1.3.2. Trái phiếu:

.

Khác với cổ phiếu, là một chứng khoán vốn, cổ đông là người góp vốn
vào công ty và trở thành người chủ sở hữu công ty, thì trái phiếu là một chứng
khoán nợ, chủ sở hữu trái phiếu là chủ nợ của đơn vị phát hành. Trái phiếu
xác nhận quyền của chủ sở hữu nó được hoàn trả số tiền gốc và cả lãi theo
một thời hạn nhất định được ghi rõ trên trái phiếu và được phát hành bởi các
tổ chức như: Chính phủ, chính quyền địa phương và các công ty.
Trái phiếu là loại chứng khoán có lợi tức ổn định, có thể mua bán,
chuyển nhượng một cách dễ dàng. Trường hợp khi chủ sở hữu trái phiếu cần
tha hổi vốn không nhất thiết phải đựi đến hạn thanh toán m à có thể bán lại
trái phiếu của mình cho người khác. Đặc điểm này đã tạo nên tính thanh
khoản cao của trái phiếu và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư đồng thời là công cụ gọi vốn thích hợp, không chỉ đáp ứng nhu cầu bổ sung
vốn cho các doanh nghiệp mà còn giải quyết các nhu cầu về vốn cho nển kinh
tế. Trên thực tế trái phiếu là loại chứng khoán quan trọng trên thị trường
chứng khoán. Trái phiếu chiếm một số lượng lớn trong các loại chứng khoán
được giao dịch trên thị trường.
Giốne như cổ phiếu, trái phiếu cũng rất đa dạng, nếu dựa vào các tiêu
chí khác nhau trái phiếu có thể được phân thành nhiều loại và mỗi loại đều có
những đặc điểm riêng. Nếu xét theo hình thức phát hành, trái phiếu được phân
thành trái phiếu vô danh và trái phiếu ký danh. Nếu xét theo đối tượng phát
hành, trái phiếu được phân thành trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ.
-


Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu trên

bề mặt cúa trái phiếu. Đặc điểm của trái phiếu vô danh là dễ dàng chuyển
nhượng, người sở hữu trái phiếu có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán
hoặc chuyển nhượng nó trên TTCK trước ngày đáo hạn

9


T h ự c trụ n iị P h á p lu ậ t vê th ị trưưriiỊ t h u n "Ị k h o á n s ơ c ấ p ừ V iệt S a m vù p h ư ơ n g hưansị h o a n thiện

- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu ghi rõ họ tên và địa chỉ của
người sở hữu trái phiếu trên bể m ặt của trái phiếu. Việc chuyển nhượng trái
phiếu này phải được tiến hành theo thủ tục đăng ký tại tổ chức phát hành
- Trái phiêĩi công ty, là loại trái phiếu do các công ty phát hành với mục
đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trái phiếu công ty là m ột khoản vay
trong đó tổ chức phát hành là người đi vay, còn người mua trái phiếu là chủ
nợ.
Trái phiếu công ty có nhiều loại như: trái phiếu tín chấp, trái phiếu thế
chấp, trái phiếu cầm cố ưu tiên, trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ
phiếu thường, trái phiếu lãi suất chiết khấu, trái phiếu lãi suất thả nổi, trái
phiếu có thể thu hồi...
- Trái phiếu Chính phủ và chỉnh quyền địa phương, là công cụ nợ của
Chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành và được đảm bảo chi trả
bằng ngân sách Nhà nước. Loại trái phiếu này bao gồm công trái, trái phiếu
kho bạc, trái phiếu Chính phủ.
Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu có những đạc điểm giống và khác nhau,
tạo nên những ưu, nhược điểm và sự hấp dẫn riêng cua mỗi loại cố phièu hoặc
trái phiếu. Sự hấp dẫn C1 ì những chứng khoán này sẽ là động lực thúc đẩy sự
tham gia của các nhà đầu tư trên thị trường, thúc đẩy thị trường hoạt động sôi

động và có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, chứng khoán còn bao gồm cả các công cụ phát sinh khác
như: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn, quyền mua, chứng
quyền...
2. Thị trường chứng khoán: cơ cấu, vai trò và nguyên tắc hoạt động.
Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động
m ua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn mà phổ biến là các loại cổ

10


T h ự c trạ n g P h á p lu ậ t vè rlv trư ơ n g ( hứnq k h o á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m và p h ư ơ n g hươniị h o à n thiện

phiếu và trái phiếu Việc mua bán này được thực hiện ở thị trường sơ cấp khi
chủ thể đầu tư mua được chứng khoán lần đầu từ các chủ thể phát hành chứng
khoán và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi, bán lại các chứng khoán đã
được phát hành từ thị trường sơ cấp.
X ét về m ặt hình thức, các hoạt động mua bán, chuyển nhượng các
chứng khoán chỉ là việc thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán; còn xét
về thực chất (nội dung) đây chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền
tệ, tức là quá trình chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan
hệ m ua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán phản ánh sư thay đổi
chủ thể sở hữu của chứng khoán. Chủ thể tham gia TTCK với tư cách là người
bỏ vốn đầu tư, là chủ sở hữu tư bản; còn khi tham gia với tư cách là người sứ
dụng vốn đầu tư, chủ thể này thực hiện chức năng của tư bản kinh doanh. Do
đó, TTCK xét về bản chất, không chỉ phản ánh các quan hệ trao đổi, m ua bán,
chuyển nhượng một số lượng các khoản vốn bằng tiền, mà còn là các quyền
sở hữu về vốn bằng tiền. Các quyền sở hữu này được lưu thông như một loại
hàng hoá thông thường có giá trị và có giá trị sử dụng.
2.1. Cơ cấu của TTCK.

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư tài chính
trực tiếp, bổ sung các nguồn vốn quan trọng cho Nhà nước và các doanh
nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm thúc đẩy nền kinh tế xã hội
phát triển. Căn cứ vào nguồn gốc ra đời và sự lưu thông của chứng khoán,
TTCK được chia thành hai bộ phận: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp, còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát
hành. Là thị trường ở đó các chứng khoán của các doanh nghiệp, Chính phủ,
Chính quyền địa phương được phát hành lần đầu hoặc tái phát hành nhằm thu
hút các loại vốn tiết kiệm đầu tư, tạo vốn cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
của tổ chức mình. Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường
sơ cấp diễn ra trực tiếp giữa người mua chứng khoán và người phát hành


T h ự c trụ n g P h á p lu ậ t vè th ị trư ờ n g chứ ng kh oán s ơ c ấ p ở V iệ t N a m và p h ư ơ n g hươỉtạ h o à n thiện.

chứng khoán. Và tại thị trưimg này, để đảm bảo cho hoạt động phát hành
chứng khoán được thuận lợi thì sự tồn tại của các tổ chức bảo lãnh phát hành
là m ột yếu tố đặc biệt quan trọng.
Thị trường thứ cấp, còn gọi là thị trường cấp hai. Là nơi diễn ra các
giao dịch, mua bán các chứng khoán đã được phát hành (qua thị trường sơ
cấp) thông qua các nhà môi giới hoặc các nhà đầu tư trực tiếp. Những chứng
khoán này có thể được mua đi, bán lại trên thị trường thứ cấp vói e;iá cả cao
thấp khác nhau. Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng đến nguồn vôn của tổ
chức phát hành ra chứng khoán đó, nhưng nó giúp tạo nên một yếu tố quan
trọng cơ bản của viộc m ua bán chứng khoán, đó là tính thanh khoản. Tính
thanh khoản của chứng khoán có thể giúp chứng khoán chuyển đổi sang tiền
m ặt trong trường hợp cần thiết. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, sự có mặt của
TTTC có thể giúp cho người sở hữu chứng khoán chuyển đổi các chứng khoán
đó thành tiền mặt một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của
chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng

huy đông vốn của các tổ chức phát hành chứng khoán.
Thị trường thứ cấp có mọt sò dạng khác nhau, bao gồm: thị trường
chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán) và thị trường chứng khoán
phi tập trung (O T O . Sở giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt
động giao dịch theo phưi/ng thức đấu giá trong đó những người mua và những
người bán cạnh tranh giao dịch với nhau trên cơ sở đó hình thành giá cả cạnh
tranh. Thị trường OTC là một thị trường thương lượng, nơi một người bán
thương lượng với một người mua.
-

Thị trường chứng khoán tập trung, là thị trường ở đó diễn ra việc giao

dịch mua bán chứng khoán thực hiện thông qua Sở Giao dịch chứng khoán.
Tuy nhiên, Sở giao dịch chứng khoán không phải là cơ quan sở hữu chứng
khoán, không mua vào bán ra các loại chứng khoán, mà Sở giao dịch chứng
khoán chỉ là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng,
đấu giá, mua bán chứng khoán một cách có tổ chức tuân theo những luật định

12


T h ự c tra n g P h á p Luật về th ị trườiĩiỊ ch đ n g k h o á n s ơ c ấ p ớ V iệ t N a m vả phươniỊ hưưriỊỊ hoùn [hiện

nhất định. Sở Giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân (có
vốn điều lệ, có điều lệ hoạt động, có ban giám đốc điều hành), và có chức
năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, tạo địa điểm cho hoạt động giao dịch
m ua bán chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán được thành lập và hoạt động phục vụ cho các
giao dịch thương mại Iihưng không nhằm mục đích lợi nhuận. Các thành viên
tham gia Sở giao dịch chứng khoán có thể là cá nhân hoặc pháp nhân nhưng

đều phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định và phải được sự chấp thuận
của Sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, theo xu thế chung hiện nay các
thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán thường là pháp nhân. Các thành
viên này trực tiếp thực hiện các hoạt động giao dịch tại sàn và đóng các khoản
phí theo quy định, các khoản phí do các thành viên trực tiếp đóng chính là
nguồn thu nhập chủ yếu của Sở Giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải là những
chứng khoán đủ điều kiện niêm yết theo quy định. Các thóng tin về chứng
khoán và tổ chức phát hành chứng khoán đư^c công bố công khai trên TTCK
giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn quyết định mua, bán, giá cả và thời điểm
mua bán, tránh rủi ro tối đa.
-

Thị trường chứng khoán phi tập trung-. Khác vớ- Sở giao dịch chứng

khoán, đó là nơi tập trang của các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau, giao dịch,
thương lượng và đâu giá m ua bán chứng khoán, thì thị trường phi tập trung
(OTC) là thị trường không hiện hữu, không có trung tâm giao dịch, các giao
dịch, mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống điện thoại và
m ạng vi tính được kết nối giữa các tổ chức môi giới giao dịch chứng khoán.
Thành viên của thị trường OTC chủ yếu là những nhà kinh doanh chứng
khoán, thực hiên các giao dịch, mua hán chứng khoán cho chính mình là cơ
bản. Các chứng khoán giao dịch trên thị trường này không đòi hỏi các tiêu
chuẩn, điều kiện như các chứng khoán giao dịch tại Sở giao dịch chứng

13


T h ư c tran% P h á p lu ậ t vè 'thị tnrờriiỊ ch ứ ng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m vả phươrHỊ hườn {Ị h o à n th iẹn .


khoán, mà tại đây kể cả những chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết ở
Sở giao dịch chứng khoán cũng có thể được đem ra giao dịch.
Đ iểm khác nhau cơ bản giữa thị trường tập trung và thị trưòng phi tập
trung là các điểu kiện tham gia thị trường. Trên thị trường tập trung, các chủ
thể tham gia thị trường đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện cụ thể, nhất định
theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK, ví dụ như mức vốn
của doanh nghiệp, tỷ lệ % cổ phiếu bán ra công chúng, thông tin về tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... đối với chủ thể phát hành... Còn
trên thị trường OTC, các điểu kiện tham gia thị trường dễ dàng hơn.
Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trong cơ cấu của
TTCK chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trên thực tế, tổ chức TTCK không có
sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là
trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của
thị trường thứ cấp. Hai thị trường này chỉ khác nhau cơ bản ở chỗ chứng
khoán được đưa ìa mua bán trên thị trường có phải là chứng khoán được phát
hành lần đầu bởi các tổ chức phát hành hay không. Đây không phải là sự khác
nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của thị trường
chứng khoán. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ' thị trường sơ
cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn tiết kiệm và đầu tư, còn ở thị trường thứ
cấp, mặc dù việc giao dịch rất nhộn nhịp nhưng không làm phát sinh thêm các
nguồn vốn đầu tư, mà chỉ phát sinh những khoản lời chênh lệch giá giữa
những người mua bán chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp tuy có sự khác nhau như vậy
nhưng lại có quan hệ nội tại và m ật thiết với nhau, trong đó thị trường sơ cấp
là cơ sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ
cấp thì sẽ chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp; và
ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể
hoạt động trôi chảy. Các loại chứng khoán sẽ rất khó khăn trong phát hành,
không ai dám mua cổ phiếu hoặc trái phiếu vì vốn của họ bị bất động, chứng


14


T h ự c tr ạ n g P h á p lu ậ t v ề th ị trư ờ n g ch ứ n g k h o á n s ơ v ấ p ò V iệ t N a m và phươntỊ hướng h o à n thiện.

khoán không dễ dàng chuyển hoá được thành tiền khi khi người đầu tư có nhu
cầu (khó có khả năng thanh khoản).
2.2. Nguyên tắc hoạt động của TTCK.
Là m ột bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, cùng
với những đặc tính mang tính đặc thù của hàng hoá được giao dịch, TTCK
không hoạt động m ột cách tự do mà hoạt động tuân thủ theo những nguyên
tắc nhất định nhằm mục đích cơ bản là bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của TTCK là: nguyên tắc công khai,
nguyên tắc trung gian và nguyên tắc đấu giá, trong đó nguyên tắc công khai
là nguyên tắc chủ đạo, mang tính bản chất.
N guyên tắc công khai thể hiện qua nhieu yêu cầu đối với hoạt động của
thị trường chứng khoán, đòi hỏi phải được thực hiện thông qua nhiều phương
diện ihòng tin khác nhau như: tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của chủ
thể phát hành, số lượng và giá cả chứiig khoán phát hành đến những thông tin
về số lượng chứng khoán đang được giao dịch... Nguyên tắc công khai xuất
phát từ nhu cầu tìm hiểu về cung - cầu của thị trướng, giá trị của chưng khoán
để các chủ thể đáu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, đảm bảo sự
bình đẳng và tránh rủi ro tối đa cho các chu thể đầu tư.
Tuy các chứng khoán được đưa ra giao dịch mua bán lẠc >t cách công
khai trên thị trường, tạo điều kiên cho sự lựa chọn chứng khoán để dầu tư cho
các chủ thể kinh doanh, nhưng trên thực tế không phải bất kỳ một chủ thể đầu
tư nào đều có khả năng xác định được giá trị của từng loại chứng khoán và
đánh giá được giá trị tương lai của nó để đảm bảo không bị nhầm lẫn hoặc
lường gạt. Vì vậy, sự tồn tại của các trung gian giúp cho hoạt động giao dịch
m ua bán chứng khoán được thực hiện có hiệu quả: người mua có thể mua

được chứng khoán với giá thấp nhất và người bán có thể bán được chứng
khoán với giá cao nhất. Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo các chứng
khoán là chứng khoán thực, hợp pháp và bảo vê quyền lợi cho người đầu tư.

15


T h ư c tr ạ n g P h á p lu ậ t vé th ị trư ờn g ch ứ ng k h o á n s ơ c ấ p ở V iệ t N a m và p h ư ơ n g hướniỊ h o á n [hiện.

Chứng khoán đủ điều kiện được niêm yết tại thị trường chứng khoán,
khi đưa ra giao dịch được thực hiện qua một cuộc đấu giá thông qua những
người môi giới mua và những người môi giới bán hoặc qua một cuộc thương
lượng giữa hai bên. Đấu giá có thể dưới các hình thức như: đấu giá trực tiếp,
đấu giá gián tiếp và đấu giá tự động. Tuỳ theo sự xét đoán, đánh giá riêng các
chủ thể có thế đưa ra các giá cả giao dịch khác nhau và việc mua bán sẽ thực
hiện theo phương thức có lợi nhất cho các bên. Nguyên tắc đấu giá tạo ra sự
bình đẳng giữa các chủ thể cùng có nhu cầu như nhau, đồng thời cũng tạo ra
khả năng giảm phí cao nhất đối với bên mua và thu lời cao nhất đối với bên
bán hoặc ngược lại.
2.3. Vai trò của TTCK.
Là thị trường đầu tư tài chính trực tiếp, thực hiện chức năng cung cấp
nguồn huy động vốn cho nền kinh tế từ các khoản tiết kiệm và đầu tư, TTCK
giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển:
- TTCK giúp cho tiền vốn đầu tư bò sung vào các ngành, các doanh
nghiệp biết tạo ra hiẹu quả thông qua sự định hướng của thị trường vốn, tạo
điều kiện thuận lợi cho viẹc tách bạch giữa sở hữu và quản lý, làm tăng hiệu
quả quản lý nhưng đồng thời cũng tạo ra môi trường cho việc kết hợp hài hoà
giữa hai lĩnh vực quan lý và đầu tư.
- TTCK giúp nâng cao tính nhạy cảm của nền kinh tế, với tư cách là
môi trưừng rèn luyện và thử thách năng lực phản ứng của các doanh nghiệp,

TTCK còn là nơi cung cấp những dự báo đáng tin cậy để các doanh nghiệp có
thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.
- TTCK với nguyên tắc hoạt động chủ đạo là cồng khai, công bằng và
trung thực, TTCK tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của các chủ thể đầu tư,
đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể cùng có nhu cầu đầu tư như nhau,
đồng thời đòi hỏi và rèn luyện cho tất cả các đối tượng tham gia - đặc biệt là

16


T h ư c trạ n g P h á p lu ậ t vê th ị tn tơ n iị cín m q lihoún s ơ c ấ p à V iệ t N a m vù p h ư ơ n g hướng h o a n thiện.

những công ty phát hành chứng khoán - những phẩm chất can thiết để hoạt
động trong một môi trường thị trường hiện đại.
-

TTCK không những là m ột thị trường hữu hiệu trong việc huy động

các nguồn vốn (cả trong và ngoài nước) cho các mục tiêu dài hạn của nển
kinh tế, mà TTCK còn là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi
ích khác nhau giữa các chủ thể khác nhau tham gia TTCK thông qua một cơ
chế hoạt động hợp pháp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro. Điều đó tạo ra khả
năng to lớn cho tích luỹ vốn và là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát
triển.

Tóm lại, TTCK là nơi các giao dịch, mua bán chứng khoán được diễn
ra m ột cách thuận lợi, dễ dàng, hạn chế các chi phí bằng cách tạo ra những
luật lệ phù hợp. TTCK không ấn định hay can thiệp đến sự hình thành giá cả
chứng khoán, mà chỉ đảm bảo cho việc giao dịch, mua bán chứng khoán diễn
ra đúng luật pháp, công khai, công báng, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể

đầu tư.

Hay có thể nói:
Thị trường chứng khoán là nơi tập trun°, phân phối các nguồn vốn đầu
tư thông qua việc mua bán các loại chứng khoán theo những nguyên tắc nhất
định.

17


T h ự c rrạnạ P h á p lu ậ t vé tliị trư ờ ìt\ị chi/HỊỊ khoán s ơ c ấ p ở V iệ t N a m vù p h ư ơ n g hướng hoàn thiện.

Phần 2
THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN s ơ CẤP
VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA NÓ.

Khác với thị trường thứ cấp, là nưi các chứng khoán được mua đi, bán
lại thì thị trường sơ cấp (TTSC) là thị trường mua bán trực tiếp giữa chủ thể
phát hành và chủ thể đầu tư các chứng khoán mới phát hành.
Thể hiện những nét đạc trưng riêng m à điểm dễ nhận tháy nhất so với
thị trường thứ cấp là ở thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành thu được tiền từ
đột phát hành còn ở thị trường thứ cấp thì không. Thị trường sơ cấp được tổ
chức hoạt động theo một quy trình phức tạp mang những đặc trưng pháp lý cơ
bán trong các điểu kiện về hoạt đóng phát hành chứng khoán.

1. Các phương thức phát hanh.
Phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp là hoạt động tạo hàng hoá
cho thị trường. Thị trương phát hành thông thường bao gồm: thị trường phát
hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty (thị trường nợ); Thị trường
phát hành cổ phiếu (thị trường vốn). Tuy nh,iên phụ thuộc vào phong tục, tập

quán, trình độ kinh tế - xã hội, chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật của các
quốc gia khác nhau có những đặc thù riêng đã tạo nên tính đa dạng và phong
phú của thị trường phát hành ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Ví dụ như, chế
độ quán lý theo giá.trị thông thường được các quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển hoặc nền kinh tế chuyển đổi áp dụng. Chế độ công bố thông tin
thường được các quốc gia có thị trường phát triển áp dụng. Việc áp dụng quản
lý theo hình thức này hay hình thức kia hoặc kết hợp cả hai hình thức còn phụ
thuộc vào đặc thù khác của nền kinh tế mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mục tiêu

18


T h ự c tr ạ n g P h á p lu ậ t vè thi trư ờ n g i hứn<ị k h o á n s ơ c ấ p ớ V iệ t N a m vá ph ư ơ níị hướníị h o à n thiện.

cuối cùng của các quốc gia là phải đạt được hiệu quả nhất do công tác quản lý
của thị trường đem lại.
Hoạt động phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp được thực hiện
dưới 2 hình thức: phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
- Phát hành chứng khoán riêng lẻ (phát hành tư nhân): là việc phát hành
chỉ được thực hiện trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho
các nhà đầu tư có tổ chức) và với những điều kiện tham gia hạn chế, không
phát hành rộng rãi ra công chúng. Ví dụ như ở Mỹ, nếu như việc phát hành
thực hiện bán cho người đầu tư không phải là những người thông thạo thì số
lượng các nhà đầu tư này sẽ bị giới hạn không vượt quá 35 người và những
nhà đầu tư này phải cử ra một người đại diện mua và việc phát hành không
được quảng cáo bằng các phương tiện thòng tin đại chúng, hội thảo rộng rãi
trừ hội nghị hẹp với các nhà đầu tư tiềm tàng. Còn ở Thái Lan, quy định về
phát hành riêng lẻ cho không quá 35 người và tổng số tiền không quá 29 triệu
baht (khoảng 8 tỷ đồng V iệt nam) thì không phải xin phép nhưng phải đăng
ký và nộp lệ phí cho Uỷ ban chứng khoán.

Việc phát hành riêng lẻ thông thường do các văn bản pháp luật về công
ty quy định. Ở một số quốc gia ban hành dưới hình thức luật, còn ở một số
quốc gia khác ban hành dưới hình thức Nghị định hay nằm trong các văn bản
pháp luật khác.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng: là việc phát hành trong đó
chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người
đầu tư nhất định (trong đó phải giành một tỷ lệ cho các nhà dầu tư nhỏ) và
khối lượng phát hành phải đạt mức độ nhất định.
Khác vói việc phát hành riêng lẻ (phát hành tư nhân), nhìn chung đại
bộ phận các quốc gia việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự
chi phối của Luật về chứng khoán và phải chịu sự quản lý của cơ quan quản lý

19


T h ự c trani> P h á p lu ậ t v é th ị trư ở tiíị chứm> kh o á n s ơ c ấ p ỏ V iệt N a m và p h ư ơ n g h ư ơ n v h o à n ihiện.

Nhà nước về chứng khoán, sau khi phát hành các chứng khoán được giao dịch
tại Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán.
Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng được gọi là công ty đại
chúng phải thực hiện m ột chế độ báo cáo, chế độ cung cấp thông tin công
khai và chế độ giám sát riêng theo quy định của pháp luật chứng khoán. Ở
Việt nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại thị
trường giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định tại Nghị định
48/1998/NĐ -CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK.
Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm
yết tại thị trường giao dịch tập trung phải được u ỷ ban chưiig khoán Nhà nước
cấp phép, trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Các chứng khoán sau khi
được phát hành ra công chúng sẽ được niêm yết tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán.


2. Các chủ thể phát hành và điều kiện phát hành chứng khoán ra công
chúng.
Như phẩn trên chúng tôi đã đề cập, phát hành chứng khoán tuỳ thuộc
vào điều kiện của từng nước khác nhau mà người ta đưa ra những điều kiện
khác nhau đối với các chủ thể phát hành.
Nhìn chung, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ
chức phát hành phải đảm bảo các điều kiện cơ bản như: vốn điều lệ tối thiểu
ban đầu, tỷ lệ phần trăm (%) nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm
giữ và số lượng công chúng tham gia, phải được thành lập và đã hoạt động
trong m ột thời gian nhất định (thường từ 3 - 5 năm), phải có đội ngũ quản lý
công ty (Hội đổng quản trị, giám đốc điều hành) đủ năng lực trình độ quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phải làm ăn có lãi với lợi nhuận
không thấp hơn mức quy định và trong một số năm nhất định (thường từ 2 - 3
năm) và phải có dự án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của đợi phát hành mà người phát

20


Tlíưí tr ạ n g P h á p lu a t vè th ị trư ờ n g ihư ĩV ị kh oán s ơ c ấ p à V iệ t N a m vù p h ư ơ ítạ hướn\ị hoàn thiện.

hành phải đáp ứng m ột số điều kiện khác như điều kiện về bảo lãnh phát
hành, việc nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông sáng lập...
Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển thường có quy định một
số doanh nghiệp có thể được giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ như doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn
trừ điều kiện về quá trình kinh doanh có lãi...

cả


H ungary (cớ
trường

hợp

ngoại lệ),

quy định về phát hành chứng khoán ra công chúng phải
đảm bảo các điều kiện như: vốn điều lệ của doanh
nghiệp được quy định tối thiểu là 2 triệu USD, hoạt động
kinh doanh có lãi trong 3 năm liền gần nhất, số cổ đông
là những nhà đầu tư nhỏ phải lớn hơn hoặc bằng 50, tỷ lệ
chứng khoán phát hành ra công chúng phải lớn hơn hoặc
bằng 20% nhưng phải từ 5 triệu USD trở lên.

ở Thái Lan,

vốn điều lệ tối thiểu là 2,4 triệu USD, lợi nhuận 3 năm
liền, số cổ đông nhỏ lớn hơn hoặc bằng 600 với tỷ lộ
phát hành ra công chúng từ 15 đến 30%.

ở Trung quốc,

vốn diổu lệ tỏi thiểu là 50 triệu NDT, có lợi nhuận 3 nam
liền, mỗi cổ đông không giữ quá 0,05% số cổ phiếu và tỷ
lệ phát hành ra công chúng là 25% và 15% nếu vốn điéu
lệ lớn hơn 400 triệu NDT.

•».


0 M alaysia,

vốn điều lệ tối thiểu là 50 triệu RM, lợi nhuận 5 năm
nhưng phải lớn hơn hoặc bằng 5 triệu RM , số cổ đông
nhỏ từ 500 đến 1000 và tỷ lệ phát hành ra công chúng
lớn hơn hoặc bằng 25%.

Ở V iệt nam, theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày
11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK và thông tư số
01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghi định 48/1998/NĐ-CP, tổ chức phát hành

21


×