Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thu thập dữ liệu các vụ việc mà người dân thắc mắc khiếu kiện về đất đai thông qua các buổi tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH VĨNH PHÚC

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015
Tên đề tài
THU THẬP TƯ LIỆU CÁC VỤ VIỆC MÀ NGƯỜI DÂN THẮC MẮC
KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CÁC BUỔI TIẾP DÂN VÀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2015

Chương trình: Xã hội và nhân văn
Mã số:06/ĐTKHTCT - 2015

CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trường Chính trị

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Th.s. Cao Trần Đăng

Vĩnh Phúc,tháng 12 năm 2015
1


Bảng các chữ viết tắt
Viết đầy đủ
Viết tắt
Ủy ban nhân dân
UBND
Hội đồng nhân dân
HĐND
Đền bù giải phóng mặt bằng


ĐBGPMB

2


Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được khẳng
định tại Hiến pháp năm 2013: “ Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.”. Theo đó, khiếu nại là công cụ pháp lý được cơ
quan nhà nước bảo đảm để các cá nhân đấu tranh với các hành vi vi phạm
pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Và đây cũng là một
kênh, một biện pháp để công dân Việt Nam thực diện quyền dân chủ, tham gia
vào quản lý nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình.
Trong tình hình chung, Ủy ban nhân dân (gọi tắt là UBND) tỉnh Vĩnh
Phúc đã đặt công tác giải quyết, khiếu nại đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác quản lý đất đai. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại về đất đai. Do vậy, việc đùn
đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại đã giảm. Kết quả giải quyết khiếu nại đã
góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tuy nhiên, trách nhiệm cấp
uỷ, chính quyền cơ sở đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại đất đai
của công dân, chưa huy động được vai trò của các tổ chức Hội, Đoàn thể,
chưa phát hiện và giải quyết kịp thời mầm mống phát sinh khiếu nại, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm,
thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề làm cơ sở phát triển kinh tế
của địa phương, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề
thu hồi đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, tệ nạn xã hội... Công tác hòa
giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương không bố

trí đủ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm nên việc hòa giải hiệu
quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về
đất đai còn thiếu và yếu về chuyên môn.
Lợi dụng hoạt động khiếu nại, một số đối tượng đi khiếu nại có hành vi
vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại gây mất trật tự an toàn công
cộng, âm mưu gây rối; người dân gửi đơn tràn lan, vượt cấp đến nơi không có
thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến. Mặt trái của công tác giải quyết
khiếu nại đất đai là vấn đề tác giả (nhóm nghiên cứu) muốn quan tâm, nghiên
cứu, tìm hiểu rõ các nguyên nhân từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại đất đai.
Giải quyết tốt các khiếu nại đất đai của công dân không những bảo vệ, khôi
phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn xử lý kịp thời các vi
phạm pháp luật, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân, khắc phục được
những lệch lạc, sai lầm của cán bộ, công chức trong các lĩnh vực quản lý có
3


liên quan, góp phần giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước với nhân dân, nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Với nội dung quan trọng trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại về đất đai, xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề
nghị Hội đồng khoa học Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc cho phép nghiên cứu đề
tài khoa học cấp trường với nội dung “ Thu thập tư liệu các vụ việc mà người dân
thắc mắc khiếu kiện về đất đai thông qua các buổi tiếp dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.”
2. Tên đề tài
Thu thập tư liệu các vụ việc mà người dân thắc mắc khiếu kiện về
đất đai thông qua các buổi tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.
3. Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Cao Trần Đăng - Giảng viên khoa Quản lý

nhà nước
4. Cơ quan thực hiện đề tài: Nhóm giảng viên – Trường Chính trị tỉnh
Vĩnh Phúc
5. Cấp quản lý: Cấp trường
6. Cơ quan phối hợp thực hiện đề tài:
- Phòng tiếp dân - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc
7. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015
8. Kinh phí thực hiện: 13 triệu đồng ( Mười ba triệu đồng)
9. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nội dung khiếu
nại về đất đai tập trung chủ yếu vào một số hoạt động thu hồi đất, giao đất;
đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách bồi thường,
hỗ trợ tái định cư và một số trường hợp đề nghị đòi lại đất cũ, nhà cũ. Những
khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, tập trung đông
người ở nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí thực hiện các dự án đầu tư.
Người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không
đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc
sống. Ngoài ra, còn một số khiếu nại đòi thực hiện chính sách bồi thường về
đất đai được thực hiện trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy, nhóm nghiên
cứu mạnh dạn đề nghị Hội đồng khoa học Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc cho
phép tiếp tục nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với nội dung “ Thu thập tư
liệu các vụ việc mà người dân thắc mắc khiếu kiện về đất đai thông qua các buổi
tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.”
4


10. Mục tiêu của đề tài:

Thu thập tài liệu về giải quyết khiếu kiện của UBND tỉnh Vĩnh Phúc,
qua đó phân tích, đánh giá những mặt thành công và hạn chế trong việc giải
quyết khiếu kiện của người dân của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Đưa ra đề xuất,
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc.
11. Nội dung, quy mô và địa điểm thực hiện
Nội dung 1: Tập hợp đầy đủ những tư liệu về các vấn đề mà người dân thắc
mắc, khiếu kiện tại các buổi tiếp dân từ tháng 1/2015 đến tháng 10/ 2015.
Tổng số 80 vụ việc/năm (trong đó 50 vụ việc năm 2014 tiếp tục giải quyết
trong năm 2015 và 30 vụ việc trong năm 2015 ).
Nội dung 2: Tập hợp tư liệu về cách thức giải quyết vấn đề mà người dân
đang thắc mắc, khiếu nại của các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung 3: Nhận xét, đánh giá về cách thức giải quyết các vấn đề của cơ
quan nhà nước các cấp.
Nội dung 4: Khuyến cáo về cách thức giải quyết các ý kiến thắc mắc, khiếu
nại của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
12. Cơ sở lý luận , phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống quan điểm, đường lối, nghị
quyết, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của nhà nước về giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai, áp dụng trong thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghe trực tiếp các buổi tiếp dân tại Phòng tiếp dân - Văn phòng UBND
tỉnh Vĩnh Phúc
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp luận: Phương pháp chủ yếu sử dụng nghiên cứu đó là phương
pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể bao gồm:
+ Nhóm phương pháp xử lý số liệu, như: Phương pháp đọc tài liệu, phương
pháp thống kê, tổng hợp, phân tích; phương pháp so sánh; Phương pháp tổng
kết kinh nghiệm.
13. Tiến độ thực đề tài từ tháng 1/2015- 12/2015

- Xây dựng thuyết minh đề tài, xây dựng đề cương, Tháng 1/2015 - 2/2015
- Nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin liên quan đến các vụ việc khiếu nại về
đất đai của công dân, Tháng 1/2015- tháng 11/2015
- Tổng hợp các vụ việc, Tháng 4- 11/2015
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến, Tháng 8/2015, tháng 11/2015
- Viết báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, chính sửa báo cáo, Tháng 11/ 2015 –
12/2015
- Nghiệm thu đề tài, Tháng 12/2015
5


14. Hiệu quả của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước và của Tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một tập tài liệu có hệ thống về các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại
nói chung và về đất đai nói riêng. Đồng thời, đây cũng là tập hợp các vụ việc
đã được UBND tỉnh và các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết. Do đó có
thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quá
trình giải quyết khiếu nại của công dân.
Đề tài có sự đánh giá của nhóm nghiên cứu về mặt thành công và hạn
chế của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết các vụ
việc, có đề xuất kiến nghị để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại. Qua đó
các cơ quan có thể tham khảo, rút kinh nghiệm về cách thức giải quyết khiếu
nại nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại của công dân tại cơ quan.
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ tạo điều kiện nâng cao
kiến thức thực tiễn và khả năng phân tích, tổng hợp của các thành viên tham
gia nghiên cứu. Nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học của các thành viên
nghiên cứu đề tài.
15. Sản phẩm giao nộp:
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu: ( 6 Báo cáo tổng hợp và báo cáo

tóm tắt) 6 quyển và 1 USB lưu file kết quả nghiên cứu

6


Phần thứ hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1.
NỘI DUNG MỘT SỐ VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG
DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014- 2015
1.1. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân về
đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 chưa giải
quyết dứt điểm kéo dài sang năm 2015
1.1.1. Các vụ việc trên địa bàn huyện Bình Xuyên
1.1.1.1. Vụ việc ông Đào Trọng Lễ cùng 43 hộ dân ở Thôn Gò Cao - xã
Thiện Kế
1.1.1.2. Vụ việc Ông Nguyễn Duy Oanh tại Thôn Đồng Xáo - xã Thanh Lãng
1.1.1.3. Vụ việc bà Lê Thị Giang ở xã Hương Sơn
1.1.1.4. Vụ việc ông Kim Văn Nhượng xã Hương Sơn
1.1.1.5. Vụ việc Làng nghề Thanh Lãng
1.1.1. 6. Vụ việc dự án nuôi trồng thủy sản đầm Sáu Vó
1.1.2. Các vụ việc trên địa bàn huyện Tam Dương
1. 1.2.1. Vụ việc bà Nguyễn Thị Phương thôn Nội Điện, xã An Hòa
1.1.2. 2. Vụ việc bà Nguyễn Thị Hòa ở xã Vân Hội
1.1. 2.3. Vụ việc ông Nguyễn Văn Tuấn xã Kim Long
1.1.2. 4. Vụ việc Bà Trương Thị Suất ở thôn Đông - xã Duy Phiên
1.1.2.5. Vụ việc bà Hà Thị Định – trong việc xây dựng đường Hợp
Châu- Đồng Tĩnh
1.1.2.6. Vụ việc ông Đào Văn Tre ở xã Hoàng Hoa
1.1.2.7. Vụ việc Nguyễn Thị Luyến, Vương Văn Tỵ, Ngô Thị Dền ở xã
An Hòa

1.1.2. 8. Vụ việc ông Phan Trung Phong ở xã Hoàng Đan
1.1.2.9. Vụ việc ông Bùi Văn Ứng ở thôn Cẩm Thạch - xã Đạo Tú
1.1.2. 10. Vụ việc bà Nguyễn Thị Tải ở thôn Gô, xã Kim Long
1.1.3. Các vụ việc trên địa bàn huyện Lập Thạch
1.1.3.1. Vụ việc bà Khương Thị Bích ở thôn Minh Trụ - xã Tiên
1.1.3.2. Vụ việc hộ bà Doãn Thị Việt xã Liễn Sơn
1.1.3.3. Vụ việc của ông Hà Sỹ Loan xã Liễn Sơn
1.1.3. 4. Vụ việc ông Mai Đức Dũng ở xã Hợp Lý
1.1.4. Các vụ việc trên địa bàn huyện Sông Lô
1.1.4. 1. Ông Nguyễn Minh Dương ở xã Nhân Đạo
1.1.4.2. Bà Nguyễn Thị Định ở Thôn Vân Nhưng – Xã Tân Lập
1.1.5. Các vụ việc trên địa bàn Thị xã Phúc Yên
1.1.5.1. Tranh chấp đất đai giữa ông Lý Văn Lâm với 06 hộ dân ở thôn
Thanh Cao- xã Ngọc Thanh.
7


1.1.5.2. Vụ tranh chấp đất đai của bà Hoàng Thị Đồi ở phường Phúc Thắng.
1.1.5.3. Vụ bà Lê Thị Ngỗng ở Phường Trưng Nhị .
1.1.5.4. Vụ bà Đào Thị Nguyệt ở tổ 2- phường Hùng Vương.
1.1.5.5. Vụ việc công dân ở thôn Khả Do - xã Nam Viêm.
1.1.5.6. Vụ việc nhà thờ họ giáo Phúc Yên
1.1.5.7. Vụ việc khiếu nại của 17 hộ dân ở khu tập thể bách hóa Phúc Yên
1.1.6. Các vụ việc trên địa bàn huyện Tam Đảo
1.1.6.1. Ông Nguyễn Văn Phúc – Khu 1 – Thị trấn Tam Đảo
1.1.6.2. Vụ việc bà Hoàng Thị Hà ở xã Hợp Châu
1.1.6.3. Vụ việc bà Đào Thị Mỵ ở xã Tam Quan.
211.6.4. Vụ việc Thiều Thị Dư ở thôn Đồi Cao - xã Hợp Châu
1.1.7. Các vụ việc trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
1.1.7.1. Giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Văn

Minh (Mùi) và bà Nguyễn Thị Minh (Hào) xã Vân Xuân.
1.1.7.2. Vụ việc ông Trần Đức Tài xã Lũng Hòa
1.1.7.3. Vụ việc ông Nguyễn Thế Cường cùng một số công dân ở đội 2,
xóm Đinh, xã Cao Đại
1.1.7.4. Vụ việc Khiếu nại của các ông bà: Hoàng Văn Giám, Lã Thị Lựu,
Phan Thị Hạnh, Nguyễn Văn Khuynh ở thôn Duy Bình – xã Vĩnh Ninh
1.1.7.5. Vụ việc khiếu nại tranh chấp đất giữa dòng họ Văn với bà
Phùng Thị Tâm ở xã Tứ Trưng.
1.1.7.6. Vụ việc ông Nguyễn Hùng Phúc – xóm Phú Thọ - Thôn Đại
Định – xã Cao Đại
1.1.7.7. Vụ việc một số hộ dân xã Cao Đại - huyện Vĩnh Tường
1.1.7.8. Vụ việc Ông Hồ Văn Dần xã Vĩnh Thịnh
1.1.8. Các vụ việc trên địa bàn huyện Yên Lạc
1.1.8.1. Vụ việc các Ông Bùi Văn Cường, Đào Văn Tám, Đào Văn Phúc
ở xã Bình Định.
1.1.8.2. Vụ việc ông Nguyễn Vũ Định và một số công dân thôn Đoài –
thị trấn Yên Lạc
1.1.8.3. Vụ việc Bà Nguyễn Thị Quyết ở xã Tam Hồng
1.1.8.4. Vụ việc ông Đào Văn Huynh ở xã Bình Định
1.1.8. 5. Vụ việc ông Nguyễn Hữu Thanh ở xã Yên Đồng
1.1.8. 6. Vụ việc tranh chấp đất đai dòng họ Ngô thôn Đông, thị trấn Yên Lạc
1.1.9. Các vụ việc trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên
1.1.9.1. Vụ việc ông Đỗ Văn Dạn ở xã Thanh Trù
1.1.9.2. Vụ việc Chùa Sơn Cao đề nghị tách đất đình riêng, đất chùa riêng.
1.1.9.3. Vụ việc bà Vũ Thị Huệ ở phường Ngô Quyền .
1.2. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân về
đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
8



1.2.1. Các vụ việc ở huyện Bình Xuyên
1.2.1.1. Vụ việc bà Nguyễn Thị Khang ở thôn Giữa, xã Quất Lưu
1.2.1.2. Vụ việc ông Nguyễn Tường Thuật ở thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến
1.2.1.3. Vụ việc bà Nguyễn Thị Thảo ở thôn Vải, xã Quất Lưu
1.2.1.4. Vụ việc ông Trần Minh Sơn ở thị trấn Hương Canh
1.2.2. Các vụ việc ở huyện Tam Dương
1.2.2.1. Vụ việc bà Lê Thị Mai thôn Đỗ, xã Hoàng Đan
1.2.2.2. Vụ việc ông Đào Văn Diễn thôn Ngọc Thạch 2 xã An Hòa
1.2.2.3. Vụ việc ông Phan Văn Sáng thôn Đoài, xã Hoàng Đan
1.2.2.4. Vụ việc bà Quách Thị Hường xã Yên Đồng, Yên Lạc đề nghị trả
lại tiền đặt cọc mua đất tại xã Hoàng Lâu
1.2.3. Các vụ việc ở huyện Lập Thạch
1.2.3.1.Vụ Ông Lê Văn Nhung thôn Yên Thích xã Bắc Bình
1.2.4. Các vụ việc huyện Sông Lô
1.2.4.1. Vụ Bà Lương Thị Xuân thôn Anh Dũng, xã Bạch Lưu
1.2.4.2. Vụ việc ông Hoàng Trọng Bằng ở xã Hải Lựu
1.2.4.2. Vụ việc Ông Nguyễn Minh Chiến- xã Yên Thạch
1.2.4.3 Vụ việc ông Hoàng Văn Hoan- xã Quang Yên
1.2.4.4. Vụ việc bà Nguyễn Thi Tám ở xã Quang Yên
1.2.5. Các vụ việc Thị Xã Phúc Yên.
1.2.5.1. Vụ việc bà Dương Thị Thủy ở xã Cao Minh
1.2.5.2..Vụ việc ông Nguyễn Tiến Thực- Khu đô thị Đồng Sơn
1.2.5.3. Bà Nguyễn Thị Lý phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên
1.2.6. Các vụ việc ở huyện Tam Đảo
1.2.6.1 Vụ việc ông Trần Mạnh Cường ở xã Hợp Châu
1.2.6.2. Vụ Ông Nguyễn Ngọc Binh –xã Hợp Châu
1.2.7. Các vụ việc ở huyện Vĩnh Tường
1.2.7.1. Vụ việc Ông Nguyễn Văn Đạt thôn Chợ xã Nghĩa Hưng tranh
chấp với hộ gia đình ông Chu Văn Nhất.
1.2.7.2. Vụ việc Ông Khổng Văn Bùi xã Yên Lập

1.2.7.3. Vụ việc bà Nguyễn Thị Phang thôn Vũ Di, xã Vũ Di
1.2.7.4. Vụ việc ông Phan Văn Sang xã Bình Dương
1.2.7.5. Vụ việc ông Nguyễn Xuân Tính thôn Phong Doanh, xã Bình
Dương, Vĩnh Tường
1.2.8. Các vụ việc ở huyện Yên Lạc
1.2.8.1 Vụ việc Ông Phạm Hồng Quang thị Trấn Yên Lạc
1.2.9. Các vụ việc ở Thành phố Vĩnh Yên
1.2.9.1 Vụ việc ông Lê Văn Kết ở Làng Cả - Phường Hội Hợp
1.2.9.2 Vụ ông Vũ Quang Trường ở Phường Tích Sơn
1.2.9.3. Vụ việc Cán bộ CNV khu tập thể chuyên gia- Phường Đống Đa
9


1.2.9.4. Vụ Bà Trần Thị Hiền và một số hộ dân phố Vĩnh Thịnh
1.2.9.5. Vụ việc bà Nguyễn Thị Hậu khu hành chính 3 phường Liên Bảo
1.3. Đánh giá chung về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.3.1. Ưu điểm
1.3.2. Hạn chế
1.3.3. Nguyên nhân

10


Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
2.1. Giải pháp.
2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Xây dựng Nghị định quy định bổ sung một số nội dung về quy Nghị định
quy định bổ sung một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết
tranh chấp, xử lý vi hành chính trong lĩnh vực đất đai để tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc về pháp luật trong tổ chức thi hành Luật. Xây dựng và ban
hành các Thông tư quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ
sở dữ liệu đất đai. Đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan ban hành các Thông
tư hướng dẫn thi hành Luật.
Trên cơ sở văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung
ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhanh chóng ban hành văn bản chi
tiết cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Nâng cao nhận thức cuả các cấp, các ngành và của nhân dân
trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.3. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động giải quyết khiếu nại liên quan tới
đất đai; Kiện toàn đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.4. Công khai, minh bạch chính sách, pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt và công bố.
Công bố công khai quy trình thủ tục thực hiện khiếu nại và giải quyết
khiếu nại trên địa bàn tỉnh.
Công khai các kết quả thanh tra, kiểm tra trong việc tiếp dân, giải quyết
khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh
2.1.5. Về cơ chế tài chính đảm bảo cho hoạt động giải

quyêt khiếu nại đất đai
2.1.6 .Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
11


2.2. Khuyến nghị
UBND tỉnh sớm ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
Đất đai đã được giao; theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật địa phương mình quản lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiêm túc trong việc tổ chức thi hành
Luật Đất đai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về đất đai tại địa phương; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, phản
ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập trong tổ chức thi hành Luật Đất đai
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại đất đai. Các khiếu
nại liên quan đến đất đai chiếm phần lớn các khiếu nại của công dân. Do vậy,
đề nghị UBND các huyện, UBND tỉnh bố trí thời gian nhiều hơn cho công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
Bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho công tác giải quyết khiếu nại đất đai.
Có cơ chế thành lập các Trung tâm tư vấn, tổ tư vấn giải quyết khiếu nại
tại cơ sở.
Bố trí nguồn ngân sách phục vụ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác giải quyết khiếu nại đất đai, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, bố trí ngân sách nhà nước đào tạo theo
nhu cầu dự báo cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, liên kết với các cơ
sở đào tạo, đào tạo các chuyên ngành phù hợp, tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao phù hợp với yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
UBND tỉnh nhanh chóng ban hành quy chế tiếp công dân. Quy chế tiếp

công dân hiện đang thực hiện được xây dựng từ năm 2005. Hiện nay đã có
Luật tiếp công dân, có những thay đổi vầ quyền và nghĩa vụ của cac bên khi
đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, kiến nghị, hpanr ánh, tố cáo nên UBND
tỉnh nên ban hành văn bản mới phù hợp với Luật tiếp công dân. Làm cơ sở
pháp lý cho hoạt động tiếp công dân tại Ban tiếp công dân của các huyện và
tỉnh vừa tránh tình trạng công dân đến trụ sở tiếp công dân nhiều lần với cùng
một nội dung mà UBND tỉnh vẫn phải tiếp, tiếp công dân trong thời gian
dài/buổi tiếp.

12


KẾT LUẬN
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đất đai là vấn đề phức tạp trong hoạt động
quản lý nhà nước, thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận, nghiên cứu cụ thể một số
vụ việc khiếu nại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 từ đó làm rõ thực trạng
giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh, đánh giá kết quả đạt được, những
hạn chế, tồn tại, yếu kém trong hoạt động giải quyết khiếu nại, thông qua đó xác
định nguyên nhân của những tồn tại hạn, hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn
thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai.
Sau một năm thực hiện đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện các
công việc đúng yêu cầu và tiến độ. Kết quả cụ thể là:
Nghe các buổi tiếp dân tại trụ sở tiếp dân- Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại tố cáo
- Nghiên cứu các hồ sơ vụ việc tại trụ sở tiếp dân – Văn phòng UBND tỉnh
- Tổng hợp các vụ việc và có ý kiến về quá trình giải quyết khiếu nại của công dân.
Nhìn chung các nội dung nhóm nghiên cứu đưa vào trong đề tài đã đảm
bảo được các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế mà
khối lượng công việc thì nhiều nên đề tài không thể tránh khỏi một số hạn chế,

thiếu sót. Nhóm nghiên cứu đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thành viên Hội đồng khoa học Nhà trường để đề tài có chất lượng hơn.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật khiếu nại
2. Luật tố cáo
3. Luật tiếp công dân
4. Luật đất đai
5. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ “Quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”.
6. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ “Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư”
7. Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính Phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
8. Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết công tác giải
quyết khiếu nại tố cáo về đất đai từ năm 2003-2010, Vĩnh Phúc.
9. Hồ sơ vụ việc tiếp công dân tại Ban tiếp công dân ( UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
10. Một số văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc

14




×