Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nhận thức của gia đình trong hỗ trợ điều trị ban đầu cho bệnh nhân rối loạn lo âu tại bệnh viện tâm thần hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHUNG

NHẬN THỨC CỦA GIA ĐÌNH TRONG HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHUNG

NHẬN THỨC CỦA GIA ĐÌNH TRONG HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU
TẠI BỆNH VIỆNTÂM THẦN HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Đỗ Ngọc Khanh

HÀNỘI – 2016




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các cán bộ
quản lý thuộc Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan
tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
trƣờng.
Tôi xin gửi sự kính trọng và lời biết ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn
khoa học PGS.TS.Đỗ Ngọc Khanh về những giúp đỡ, định hƣớng quan trọng,
đặc biệt là về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để tôi có thể
hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình những bệnh nhân đã dành thời
gian tham gia trả lời phiếu hỏi và nhiệt tình đóng góp, chia sẻ với chúng tôi
những thắc mắc để chúng tôi hoàn thiện hơn trong nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp vì đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Hà Nội, 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Nhung

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTT

Bệnh viện tâm thần




Cao đẳng
Diagnostic and Statistical Manual of Mental

DSM

Disorders - Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối
loạn tâm thần (của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ).

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

RLLA

Rối loạn lo âu

SKTT

Sức khỏe tâm thần

SL

Số lƣợng


TĐHV

Trình độ học vấn

TL

Tỉ lệ

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm về giới tính …………………………………………

37

Bảng 2.2. Đặc điểm về trình độ học vấn………………………………………..


37

Bảng 2.3. Đặc điểm về nghề nghiệp……………………………………..

38

Bảng 2.4. Đặc điểm về mối quan hệ với bệnh nhân…………………….

38

Bảng 2.5. Đặc điểm về điều kiện kinh tế gia đình……………………….

39

Bảng 3.1. Các biểu hiện với tỉ lệ lựa chọn đúng nhiều nhất……………..

46

Bảng 3.2. Biểu hiện có tỉ lệ lựa chọn sai nhiều nhất……………………..

47

Bảng 3.3. Biểu hiện có lựa chọn không biết nhiều nhất…………………

48

Bảng 3.4. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA theo lứa tuổi………

50


Bảng 3.5. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA theo trình độ học vấn……

51

Bảng 3.6. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA theo nhóm nghề nghiệp…

52

Bảng 3.7. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA theo mối quan hệ….

52

Bảng 3.8. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA theo điều kiện kinh tế……

53

Bảng 3.9. Tỉ lệ gia đình lựa chọn hiểu đúng, sai trong từng nguyên nhân…….

55

Bảng 3.10. Mức độ hiểu của gia đình về biểu hiện RLLA qua từng
phƣơng án cụ thể…………………………………………………………

57

Bảng 3.11. Mối tƣơng quan giữa mức độ biết và hiểu của gia đình về RLLA...

58


Bảng 3.12. Nhận thức về những vấn đề có thể gây khó khăn cho ngƣời RLLA.

59

Bảng 3.13.Tỉ lệ lựa chọn hiểu về điều trị RLLA của gia đình………….

60

Bảng 3.14. Sự khác biệt giữa hành vi tiếp cận với những ngƣời có
chuyên môn và một số đặc điểm của gia đình…………………………...

64

Bảng 3.15. Nhóm hành vi hỗ trợ…………………………………………

65

Bảng 3.16. Sự khác biệt trong mối quan hệ về hành vi hỗ trợ…………...

65

Bảng 3.17. Sự khác biệt trong trình độ học vấn với hành vi hỗ trợ …….

66

Bảng 3.18. Khác biệt trong nghề nghiệp với hành vi hỗ trợ……………..

67

iii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ biết của gia đình về RLLA .......................................................... 43
Biểu đồ 3.2. Số câu trả lời đúng của gia đình dành cho câu hỏi tình huống 1 ......... 44
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lựa chọn đúng hoặc sai trong từng phƣơng án cụ thể của
tình huống 1.............................................................................................................. 45
Biểu đồ 3.4. Các hình thức gia đình biết về RLLA ................................................. 49
Biểu đồ 3.5. Mức độ hiểu của gia đình về biểu hiện RLLA qua câu hỏi
tình huống 2.............................................................................................................. 57
Biểu đồ 3.6. Hành vi hỗ trợ ban đầu của gia đình đối với bệnh nhân RLLA .......... 62
Biểu đồ 3.7. Thái độ của gia đình về RLLA………………………………….

68

Biểu đồ 3.8. Niềm tin của gia đình về RLLA .......................................................... 69
Biểu đồ 3.9.Sự khác biệt giữa đặc điểm trình độ học vấn và thái độ về RLLA ................. 70

Biểu đồ 3.10. Mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế gia đình với quan
điểm về việc đầu tƣ chăm sóc SKTT tại cộng đồng…………………….

iv

71


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. ii

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4
4.1. Nghiên cứu lý luận ........................................................................................4
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .........................................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
5.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................5
7. Giới hạn đề tài ......................................................................................................5
7.1. Giới hạn nội dung ..........................................................................................5
7.2. Giới hạn địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................5
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................5
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...........................................................6
8.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng ................................................................6
8.4. Phương pháp thống kê toán học....................................................................6
9. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................6
10. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................6
11. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................7
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA GIA ĐÌNH TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
BAN ĐẦU CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU ......................................................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................8
1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức .....................................................................8
v



1.1.2. Các nghiên cứu về RLLA ..........................................................................12
1.1.3. Các nghiên cứu về hỗ trợ điều trị RLLA ..................................................18
1.2. Một số vấn đề lý luận......................................................................................21
1.2.1. Nhận thức .................................................................................................21
1.2.2. RLLA .........................................................................................................26
1.2.3. Nhận thức về RLLA ..................................................................................30
1.3. Các khái niệm liên quan .................................................................................31
1.3.1. Gia đình ....................................................................................................31
1.3.2. Bệnh nhân .................................................................................................32
1.3.3. Hỗ trợ ban đầu .........................................................................................33
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................36
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................36
2.1. Tiến trình nghiên cứu......................................................................................36
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ...................................................................36
2.1.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu ............................................36
2.2. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu........................................................................36
2.3. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu .................................................................37
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................39
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................39
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................41
2.4.4. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................41
CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................43
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................43
3.1. Thực trạng nhận thức của gia đình ở mức độ biết về RLLA ..........................43
3.1.1. Tỉ lệ biết về RLLA của gia đình ................................................................43
3.1.2. Tỉ lệ gia đình biết về biểu hiện của RLLA ................................................46
3.1.3. Các hình thức gia đình tìm hiểu về RLLA ................................................49

3.1.4. Sự khác biệt trong mức độ biết về RLLA giữa các gia đình có đặc điểm
khác nhau............................................................................................................50
3.2.Thực trạng nhận thức của gia đình ở mức độ hiểu về RLLA ..........................54
3.2.1. Mức độ hiểu của gia đình trong từng nguyên nhân.....................................55
vi


3.2.2. Mức độ hiểu của gia đình qua câu hỏi tình huống...................................56
3.2.4. Mối tương quan giữa mức độ biết và hiểu của gia đình về RLLA. ..........58
3.2.5. Nhận thức về những vấn đề có thể gây khó khăn cho người RLLA .........59
3.2.6. Nhận thức của gia đình về việc điều trị RLLA .........................................60
3.3.Thực trạng hành vi hỗ trợ của gia đình ............................................................62
3.3.2. Đặc điểm của gia đình với hành vi hỗ trợ bệnh nhân RLLA....................63
3.4. Một vài thái độ và niềm tin của gia đình về RLLA ........................................68
3.4.1. Thái độ của gia đình về RLLA ..................................................................68
3.4.2. Niềm tin của gia đình về RLLA ................................................................69
3.4.3. So sánh sự khác biệt giữa các đặc điểm của gia đình với thái độ và niềm
tin về RLLA. ........................................................................................................70
3.4.4. Mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế gia đình với quan điểm về việc đầu
tư chăm sóc SKTT tại cộng đồng........................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................76
1. Kết luận ..............................................................................................................76
1.1. Về mặt lý luận ..............................................................................................76
1.2. Về mặc thực tiễn ..........................................................................................76
1.3. Nghiên cứu trong tương lai .........................................................................78
2. Khuyến nghị .......................................................................................................78
2.1. Đối với gia đình ...........................................................................................78
2.2. Đối với bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa điều trị .....................................78
2.3. Đối với xã hội ..............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80

PHỤ LỤC ..................................................................................................................85

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con ngƣời ngày càng phải đối mặt
với rất nhiều căng thẳng, lo lắng và dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm
thần. Thông cáo báo chí của WHO năm 2001 cho thấy, trên thế giới, cứ bốn
ngƣời thì có một ngƣời sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần
kinh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời (28). Và một trong số những
nguy cơ mọi ngƣời hay gặp phải về sức khỏe tâm thần là RLLA. Đây là một
trong hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất (22), cùng với trầm cảm, nó
ảnh hƣởng nghiêm trọng, lâu dài đến các mặt kinh tế, làm việc, học tập, giao
tiếp… và khả năng thực hiện các chức năng sống hàng ngày của con ngƣời
(58).
Hiện nay, RLLA là bệnh có tỉ lệ mắc ngày càng tăng trên thế giới. Theo
một kết quả nghiên cứu thì có đến ½ số ngƣời lao động cảm thấy bị stress, lo
lắng và gần ¼ số ngƣời trên thế giới phải dùng thuốc để chống lại chứng mất
ngủ, cáu bẳn, stress (20). Trong đó RLLA lan tỏa có tỉ lệ mắc phổ biến nhất,
lứa tuổi từ 18 trở lên là 10- 18%. Tại Mỹ, mỗi năm khoảng 40 triệu ngƣời lớn
mắc RLLA, tƣơng đƣơng 18% dân số trƣởng thành (81) và tới 75% phát bệnh
trƣớc 47 tuổi (2). Trong khi đó, tỉ lệ mắc lần lƣợt ở Úc là 3%, Canada 3- 5%,
Ý 2,9% ở nhóm ngƣời trƣởng thành (55). Tỉ lệ mắc trong cả đời ngƣời là
5,7%, nữ cao gấp đôi so với nam và hàng năm khoảng 15-17% dân số (23
triệu ngƣời) bị các chứng RLLA (22).
Ở Việt Nam, so với các mặt bệnh tâm thần khác thì RLLA có tỉ lệ cao
vƣợt trội (56). Có khoảng 30% trên tổng số bệnh nhân đến khám tại các cơ sở

chuyên khoa tâm thần đƣợc chẩn đoán mắc RLLA (35). Kết quả nghiên cứu
cho thấy ở các vùng khác nhau sẽ có tỉ lệ RLLA khác nhau, nhƣ tại thành phố
Hồ Chí Minh có khoảng 10% dân số mắc RLLA (23), trong khi ở Thái
Nguyên thì tỉ lệ này là 2,83% (21).

1


Tổn thất do lo âu gây ra là rất lớn về kinh tế, sức khỏe, chức năng sống
v.v… Bệnh nhân bị giảm sức lao động, tăng nguy cơ mất việc làm, những
hoạt động sống, sinh hoạt hàng ngày đều trở thành khó khăn, áp lực đối với
họ. Bên cạnh đó, chi phí điều trị RLLA nói chung khá tốn kém cả về thuốc và
trị liệu tâm lý. Ở Mỹ chi phí cho điều trị các RLLA chiếm khoảng 1/3 toàn bộ
chi phí của ngành tâm thần (49).
Trên thực tế, RLLA có thể xẩy ra với bất cứ ai (13) và thƣờng không do
một nguyên nhân chủ yếu nào. Theo kết quả một số nghiên cứu thì RLLA
thƣờng liên quan đến các yếu tố: gen di truyền (có thể chiếm từ 30- 50%),
sinh học, đặc điểm nhân cách hoặc các trải nghiệm gây đau khổ, mất mát, tổn
thƣơng… quá lớn trong cuộc sống (62). Bên cạnh đó, những trải nghiệm từ
tuổi thơ bất hạnh, bệnh tật, áp lực học tập, căng thẳng trong công việc, sự kỳ
vọng quá lớn vào bản thân, các xung đột trong gia đình và trong các mối quan
hệ hoặc thiếu các kỹ năng đối phó với tình huống, các sang chấn tâm lý đi
kèm với nhân cách có xu hƣớng lo âu… cũng là những nguyên nhân dẫn tới
RLLA. Tuy nhiên, dù đƣợc liệt kê rất nhiều nhƣng cho đến nay nguyên nhân
của RLLA chƣa đƣợc biết rõ và không có yếu tố nào đƣợc coi là nguyên nhân
chính gây ra bệnh (22), (42), (55), (67), (61).
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), phần đông bệnh nhân RLLA chƣa
nhận đƣợc sự quan tâm từ phía gia đình, các cơ sở thăm khám y tế và cộng
đồng. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân RLLA hoặc trầm cảm đến khám tại
các cơ sở y tế ở Việt Nam phàn nàn, lo lắng khi gia đình không nhận thức

đúng về bệnh họ đang mắc phải. Mọi ngƣời thƣờng có xu hƣớng nghĩ vấn đề
đó thuộc về bản thân bệnh nhân, nên họ phải tự đối diện, tự giải quyết. Đa
phần gia đình mới chỉ dừng lại ở việc đƣa đi khám, mua thuốc và chăm sóc về
mặt thể chất, chứ chƣa hoặc ít chú trọng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân.
Họ cũng không hoặc ít có thông tin về bệnh RLLA nên không biết xử trí nhƣ
thế nào khi có ngƣời trong gia đình mắc bệnh này. Vì vậy, không những
không thể hỗ trợ kịp thời mà còn vô tình tạo thêm áp lực cho bệnh nhân khi

2


họ đang phải đối mặt với các biểu hiện của bệnh nhƣ: thƣờng xuyên lo lắng,
bất an, bồn chồn… mà việc phải chịu thêm áp lực từ chính gia đình của mình,
làm cho vấn đề của bệnh nhân càng nghiêm trọng hơn. Qua thực tế phỏng vấn
lâm sàng bệnh nhân đến khám tại BVTT Hải Phòng thấy rằng, một trong
những nguyện vọng thiết thực của bệnh nhân là mong muốn đƣợc gia đình
hiểu, nhận thức đúng về vấn đề họ đang gặp phải để từ đó hỗ trợ họ tốt hơn
trong quá trình điều trị, tiến triển bệnh.
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, vai trò của gia đình trong
việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đặc biệt quan trọng. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ chăm sóc, hỗ trợ tinh thần từ phía gia đình có
ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tiến triển bệnh cũng nhƣ kéo dài sự sống cho bệnh
nhân ung thƣ (31). Kết quả của nghiên cứu khác chứng minh rằng nhận thức
của gia đình về bệnh là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi chức năng
cho ngƣời bị bệnh mãn tính. Với những gia đình thiếu hiểu biết, hiểu sai về
bệnh dẫn tới không hỗ trợ đƣợc thì bệnh nhân có xu hƣớng thể hiện nhiều
biểu hiện đau đớn về thể chất, tinh thần hơn nhóm bệnh nhân có đƣợc sự hỗ
trợ từ phía gia đình (35).
Có thể thấy rằng mức độ nhận thức của gia đình nhƣ thế nào sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc phát hiện và điều trị, tiến triển tích cực của bệnh

nhân. Bản thân việc nhận thức còn hạn chế cũng khiến gia đình gặp rất nhiều
lúng túng, hoang mang trong điều trị, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh.
Nhƣ vậy, mặc dù hiện nay RLLA là bệnh có tỉ lệ mắc cao và xu hƣớng
ngày càng gia tăng nhƣng gia đình chƣa hỗ trợ hợp lý cho bệnh nhân vì còn
hạn chế trong nhận thức. Tại Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ tập trung
thống kê tỉ lệ mắc, phân tích nguyên nhân, biểu hiện, các đặc điểm của bệnh
RLLA. Còn lại, vấn đề nhận thức của gia đình về bệnh và sự ảnh hƣởng của
nó tới ngƣời bệnh nhân thế nào thì chƣa đƣợc đề cập tới. Chúng tôi chƣa tìm
thấy một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy vai trò nhận thức của gia đình về

3


bệnh RLLA cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đến quá trình điều trị, tiến triển của
bệnh nhân.
Với mục đích tìm hiểu nhận thức của gia đình về bệnh RLLA, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Nhận thức của gia đình trong hỗ trợ điều trị ban đầu
cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng”, nhằm đƣa ra những con
số cụ thể về thực trạng nhận thức, hỗ trợ của gia đình đối với bệnh nhân
RLLA, phần nào lý giải cho những băn khoăn, thắc mắc của chúng tôi về vấn
đề này.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Gia đình của bệnh nhân RLLA nhận thức về bệnh RLLA nhƣ thế nào?
- Những hành vi hỗ trợ ban đầu của các thành viên trong gia đình khi
phát hiện ngƣời nhà mắc RLLA là gì?
- Mức độ nhận thức của gia đình có ảnh hƣởng tới quá trình hỗ trợ điều
trị ban đầu của bệnh nhân RLLA hay không?
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu mức độ hiểu biết của ngƣời nhà bệnh nhân về RLLA bao gồm
biểu hiện, nguyên nhân của RLLA.

- Hành vi hỗ trợ mà gia đình đã áp dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh
nhân RLLA tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng.
- Đề xuất khuyến nghị nhằm giúp gia đình cũng nhƣ bệnh nhân RLLA
đƣợc tốt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các tài liệu liên quan đến nhận thức, hỗ trợ
ban đầu về bệnh RLLA và các biện pháp chữa trị. Phân tích các khái niệm có
liên quan làm cơ sở lý luận và thiết lập công cụ nghiên cứu cho đề tài.
4.1. Nghiên cứu thực tiễn

Thiết lập hệ thống bảng hỏi để thu thập dữ liệu nhằm đo lƣờng, làm rõ
thực trạng mức độ nhận thức của gia đình về nguyên nhân, biểu hiện bệnh và

4


các hành vi hỗ trợ ban đầu khi có ngƣời nhà mắc RLLA tại Bệnh viện Tâm
thần Hải Phòng.
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhận thức của gia đình bệnh nhân RLLA đến khám, điều trị tại BVTT
Hải Phòng về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh RLLA và hành vi hỗ trợ.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Những ngƣời trong trong gia đình: cha/ mẹ, anh/ chị/em hoặc vợ/chồng
của ngƣời mắc RLLA.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Hầu hết gia đình nhận thức về bệnh còn hạn chế
- Hành vi tìm kiếm thông tin để hỗ trợ điều trị ban đầu cho bệnh nhân
còn nghèo nàn.

- Mức độ nhận thức của gia đình có ảnh hƣởng tới hành vi hỗ trợ ban đầu
cho bệnh nhân.
7. Giới hạn đề tài
7.1. Giới hạn nội dung
- Nhận thức trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân có RLLA bao gồm:
- Thực trạng nhận thức của gia đình về nguyên nhân, biểu hiện RLLA
nói chung chứ không đi sâu nghiên cứu nhận thức về từng loại RLLA riêng
biệt.
- Hành vi gia đình thực hiện để hỗ trợ ban đầu cho bệnh nhân.
7.2. Giới hạn địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Khảo sát 120 ngƣời trong gia đình- tƣơng đƣơng 120 bệnh nhân mắc
RLLA đến khám, điều trị tại BVTT Hải Phòng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Dựa trên những nghiên cứu đã có về nhận thức về RLLA cũng nhƣ cách
thức tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ của gia đình đối với bệnh nhân trên các tài

5


liệu, sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đó,
sử dụng để hệ thống lại cơ sở lý thuyết cho đề tài.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Từ cơ sở lý luận, thiết kế bảng hỏi sử dụng các mức độ định lƣợng khác
nhau để đo đạc mức độ nhận thức và cách tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ sau đó
phát phiếu cho gia đình bệnh nhân. Với kết quả từ bảng hỏi sẽ đo hiện trạng
nhận thức và cách thức tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ ban đầu của gia đình cho
bệnh nhân mắc RLLA.
8.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng
Đây là phƣơng pháp nhằm thu thập thêm các thông tin hữu ích, liên quan

tới nghiên cứu mà không đƣợc trình bày trong bảng hỏi.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng để xử lý số liệu khoa học và khách quan. Các thông tin về số liệu
sẽ đƣợc định lƣợng cụ thể và mã hóa bằng phần mềm EpiData và SPSS.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Tổng quan một số nghiên cứu về nhận thức và RLLA.
- Đƣa ra các con số thống kê cụ thể, trung thực, đáng tin cậy về mức độ
nhận thức của gia đình về nguyên nhân, biểu hiện RLLA và hành vi hỗ trợ
ngƣời nhà mắc RLLA tại BVTT Hải Phòng .
- Giúp đề xuất các chƣơng trình: giáo dục tâm lý, tuyên truyền… nâng
cao nhận thức của gia đình tại BVTT Hải Phòng, cộng đồng về nguyên nhân,
biểu hiện cũng nhƣ các thông tin khác liên quan tới RLLA. Qua đó, nắm đƣợc
một số cách thức tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ khi có ngƣời nhà mắc bệnh này,
giúp bệnh nhân có cơ hội đƣợc phát hiện bệnh kịp thời và có môi trƣờng điều
trị thuận lợi ngay từ giai đoạn ban đầu.
10. Đạo đức nghiên cứu
- Những ngƣời tham gia nghiên cứu đƣợc biết đầy đủ thông tin về đề tài
nghiên cứu. Họ đƣợc quyền quyết định, tự nguyện tham gia vào quá trình
nghiên cứu mà không bị ảnh hƣởng bởi bất kỳ yếu tố nào.

6


- Mọi thông tin thu đƣợc từ phía gia đình bệnh nhân chỉ sử dụng vì mục
đích nghiên cứu và sẽ đƣợc bảo mật.
- Các số liệu thống kê là số liệu thu lại đƣợc từ bảng hỏi đƣợc thiết kế
cho nghiên cứu này. Việc phân tích, diễn giải, báo cáo nghiên cứu hoàn toàn
dựa trên những số liệu trung thực, chính xác thu thập đƣợc trong thực tế.
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận nhận thức của gia đình trong hỗ trợ điều trị ban
đầu cho bệnh nhân RLLA
Chƣơng 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Phân tích kết quả nghiên cứu

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA GIA ĐÌNH TRONG
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức
1.1.1.1 Các nghiên cứu về nhận thức trên thế giới
Nghiên cứu về nhận thức đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu
và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Có các hƣớng nghiên cứu chính về nhận
thức đó là: khái niệm, bản chất, mức độ nhận thức hoặc nhận thức về sức
khỏe tâm thần...
Trong hƣớng nghiên cứu về khái niệm nhận thức, theo Ulric Neisser
(1967) thì tất cả những gì xẩy ra trong quá trình con ngƣời tham gia vào hoạt
động, giao tiếp cũng nhƣ các cảm giác, tri giác mà họ có đƣợc trong cuộc
sống đều liên quan tới nhận thức. Nhận thức chi phối mọi hoạt động sống
cũng nhƣ ảnh hƣởng tới cảm xúc, hành vi của con ngƣời (39). L.Festinger
cũng chỉ ra rằng những gì mà cá nhân biết về bản thân và thể hiện qua hành vi
rồi tác động vào môi trƣờng xung quanh chính là các thành tố làm nên nhận
thức của cá nhân ấy (37). Bên cạnh đó, quan điểm của các nhà tâm lý học Mỹ
cũng xem xét nhận thức dƣới góc độ là một quá trình mà ở đó cá nhân thể
hiện qua việc vận dụng sự ghi nhớ, phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo về
thế giới khách quan vào bộ óc con ngƣời, dựa trên cơ sở thực tiễn và tất cả

những gì họ đƣợc trải nghiệm trƣớc đó bao gồm cảm giác, tri giác. Từ đó biến
chúng trở thành kinh nghiệm của bản thân, thành tri thức về thế giới khách
quan để vận dụng, giải quyết vấn đề của họ (6), (29).
Trong hƣớng nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc nhận thức, theo Xocrat
(469-399 TCN) thì nguồn gốc của nhận thức là tự nhận thức. Đây là một định
hƣớng có giá trị to lớn cho ngành khoa học tâm lý, vì lần đầu tiên trong lịch
sử tâm lý học đã đặt vấn đề tự nhận thức của con ngƣời lên một vị trí cao. Đó
là con ngƣời có thể và cần phải tự hiểu biết, tự nhận thức, ý thức về bản thân

8


mình (10), (26). Theo quan điểm này thì bản chất của nhận thức chính là việc
các nhân tự nhận thức về mình, về thế giới khách quan. Chính trong quá trình
hoạt động của cá nhân giúp họ tự tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết cho bản thân
mình và đây chính là bản chất xã hội và lịch sử của nhận thức. Qua mỗi hoạt
động thực tiễn lại giúp con ngƣời tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao hiểu
biết, nhận thức của bản thân và tác động ngƣợc lại vào thế giới khách quan để
có thêm những nhận thức, tri thức mới cho riêng mình.
Ở hƣớng nghiên cứu về động lực nhận thức của con ngƣời trong mối
quan hệ thực với môi trƣờng, với cơ thể và bộ não theo quan điểm của J.
Piaget thì chính sự cân bằng, thống nhất và điều hòa giữa ba yếu tố: thành
thục cơ thể, kinh nghiệm với môi trƣờng vật lý và ảnh hƣởng của môi trƣờng
xã hội chính là động lực quyết định nhận thức của cá nhân đó. Theo quan
điểm này đồng nghĩa là khi đánh giá nhận thức của một cá nhân nào đó là
đúng đắn, đáng tin cậy hay không thì phải xem xét dựa trên những yếu tố nhƣ
cá nhân đó phải là ngƣời trƣởng thành, có đƣợc những kinh nghiệm sống từ
thực tiễn thông qua mức độ họ tham gia hoạt động, tác động và giao lƣu với
ngƣời khác, với thế giới khách quan (4). U.Neisser cũng cho rằng, nhận thức
tham gia vào tất cả các hoạt động của con ngƣời tất và cả các hiện tƣợng, biểu

hiện tâm lý đều có liên quan đến nhận thức (39).
Đối với hƣớng nghiên cứu mức độ nhận thức, thì trong nghiên cứu của
một số nhà tâm lý học ở Mỹ cũng cho thấy, họ nhìn nhận nhận thức dƣới hai
khía cạnh. Một là những gì mà cá nhân ngƣời đó quan sát đƣợc bằng mắt
thông qua việc mã hóa của hệ thần kinh và truyền tới các giác quan khác, cho
cá nhân một hình ảnh, biểu tƣợng về sự vật, hiện tƣợng cụ thể nào đó. Hai là
cá nhân đó sử dụng chính việc hiểu biết của mình để nhớ lại, phân loại thông
tin thành các biểu tƣợng, các quy tắc, các khái niệm và lý giải, vận dụng
chúng vào trong thực tiễn. Nói cách khác nhận thức ở đây bao gồm hai giai
đoạn cảm tính và lý tính. Còn các nhà tâm lý học Mác- xít lại dựa trên nền
tảng lý luận nhận thức của tƣ tƣởng triết học Mac-Lenin, coi nhận thức là quá

9


trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não ngƣời và đi từ trực quan
sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng. Ở giai đoạn trực quan sinh động (quá trình
nhận thức cảm tính) thì nhận thức của con ngƣời chỉ dừng lại ở cảm giác, tri
giác và biểu tƣợng. Đây cũng chính là quá trình đem lại nguồn gốc duy nhất
cho việc nhận thức về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nhận thức trong giai
đoạn này mới chỉ ở mức độ cho biết cái bề ngoài về sự vật, hiện tƣợng. Đến
giai đoạn tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức lý tính) mới cho chúng ta gọi tên, phán
đoán, suy luận… về đối tƣợng, đi sâu vào cái bản chất, thuộc tính bên trong
cũng nhƣ tìm ra mối liên hệ, quy luật của đối tƣợng ấy (6).
Hƣớng nghiên cứu về nhận thức trong chăm sóc ban đầu cũng đƣợc sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học. Hidalgo và cộng sự (2001) khi tổng quan
các nghiên cứu khác nhau về RLLA xã hội đã cho biết, RLLA xã hội cũng
nhƣ nhiều rối loạn khác, thƣờng không đƣợc nhận biết trong các cơ sở chăm
sóc ban đầu. Thậm chí ngay cả khi các bệnh nhân có RLLA đƣợc chẩn đoán
thì ngƣời cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu có thể đánh giá không đúng về

mức độ trầm trọng của bệnh và tác động của nó đến cuộc sống của bệnh nhân.
Vì vậy họ không đƣa ra đƣợc những kế hoạch chữa trị kịp thời, khiến cho
bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe (31).
Nhƣ vậy, có rất nhiều các hƣớng nghiên cứu về nhận thức đƣợc đƣa ra
nhƣng nhìn chung đều cho rằng nhận thức là quá trình mà con ngƣời đƣợc
biết, lĩnh hội hiểu biết về thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn
và biến chúng thành kinh nghiệm, nhận thức của mình rồi vận dụng sự hiểu
biết đó ngƣợc trở lại vào thế giới khách quan. Mức độ hiểu biết, nhận thức
của mỗi ngƣời sẽ phụ thuộc vào chính việc họ tham gia cũng nhƣ vận dụng
kiến thức đó vào trong hoạt động, giao tiếp hàng ngày của bản thân.
1.1.1.2. Các nghiên cứu nhận thức về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu nhận thức về sức khỏe
tâm thần đều là của các tác giả trẻ. Các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá về
mức độ hiểu biết, kinh nghiệm, quan điểm của một nhóm ngƣời vào một khía

10


cạnh sức khỏe tâm thần cụ thể. Các hƣớng nghiên cứu hƣớng đến nhận thức
của các nhóm khách thể khác nhau nhƣ: cha mẹ, giáo viên, phụ nữ bị bạo
hành và về các khía cạnh SKTT trẻ em nhƣ: rối loạn hành vi, chiến lƣợc quản
lý hành vi, tự kỷ.
Trong hƣớng nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về tổn thƣơng sức khỏe
tâm thần: Ở đề tài “Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tổn thương sức khỏe
tâm thần trẻ em” của tác giả Trần Thành Nam cho thấy, hầu hết cha mẹ mới
chỉ dừng lại ở việc chăm lo, cung cấp cho trẻ có đƣợc đời sống vật chất tốt
nhất theo khả năng của mình, ngoài ra, việc lo lắng, quan tâm, giáo dục về các
nguy cơ sức khỏe tâm thần tiềm ẩn ở trẻ chƣa thực sự đƣợc chú trọng (15).
Hƣớng nghiên cứu nhận thức về rối loạn hành vi của tác giả Trần Văn
Hô “Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một

số trường trên địa bàn Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” (2002), cũng cung
cấp một số vấn đề lý luận nhận thức của giáo viên về rối nhiễu hành vi ở học
sinh tiểu học. Kết quả cho thấy, hầu hết giáo viên tiểu học có nhận thức đúng
về rối loạn hành vi ở trẻ em, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số giáo viên
chƣa nhận thức đúng về vấn đề này. Nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và đƣa ra một số các giải pháp, cách
thức tác động phù hợp (12).
Hƣớng nghiên cứu nhận thức về chiến lƣợc quản lý hành vi trong “Nhận
thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu
hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội” (2012),
tác giả Nguyễn Linh Trang cho thấy, hầu hết các giáo viên đều biết về thuật
ngữ “tăng động, giảm chú ý”. Tuy nhiên hiểu biết chung về bệnh còn hạn chế
và có mức độ không đồng đều nhau ở các nhóm giáo viên nhƣ: nhiều hoặc ít
kinh nghiệm giảng dậy; nhóm giáo viên đã từng làm việc với trẻ tăng động
hoặc không, hoặc ở nhóm giáo viên có các chiến lƣợc khen thƣởng khác
nhau... Từ đó tác giả cũng đƣa ra những đề xuất và khuyến nghị cho từng
nhóm cụ thể (24).

11


Hƣớng nghiên cứu nhận thức về nạn bạo lực gia đình: Kết quả từ
“Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam” (2010), của
nhóm nghiên cứu đa quốc gia của WHO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực gia
đình đối với phụ nữ cho thấy: phụ nữ từng kết hôn có tỉ lệ bị bạo hành khá
cao, họ cũng thƣờng xuyên sống trong bất an, lo sợ. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng chƣa chỉ ra đƣợc họ nhận thức nhƣ thế nào về những nguy cơ có thể mắc
các rối loạn tâm thần khi sống trong bạo hành và điều này có ảnh hƣởng đến
cuộc sống của họ hay không (8).
Hƣớng nghiên cứu nhận thức về tự kỷ: Theo tác giả Trịnh Thanh Hƣơng

(2014), trong nghiên cứu “Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các
ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng, đa phần sinh
viên các ngành đã có những hiểu biết nhất định về tự kỷ. Tuy vậy, vẫn có một
bộ phận sinh viên hiểu sai, hiểu hạn chế về bệnh này và sự hiểu biết của sinh
viên các ngành cũng có sự khác biệt rõ rệt (12).
Qua một số các hƣớng nghiên cứu trên đây, có thể thấy, tại Việt Nam, đã
có các nghiên cứu về nhận thức của các nhóm cha mẹ, giáo viên, sinh viên…
về một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó nhƣng các kết quả đƣa ra cũng cho
thấy mức độ hiểu biết, nhận thức còn khá hạn chế, phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố và cũng chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề nhận thức của gia
đình bệnh nhân mắc RLLA. Vì vậy việc nghiên cứu nhận thức của gia đình
trong hỗ trợ ban đầu cho bệnh nhân RLLA để từ đó thấy đƣợc thực trạng,
những yếu tố liên quan và giải pháp hỗ trợ cho bệnh nhân là việc làm cần
thiết.
1.1.2. Các nghiên cứu về RLLA
1.1.2.1. Các nghiên cứu về RLLA trên thế giới
RLLA đƣợc biết đến rất sớm. Ngay từ thời cổ đại, sự lo lắng và những
biểu hiện của nó đã đƣợc xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, các tƣ tƣởng triết
học, y học và thần học. Đến thời Hy Lạp cổ đại thì lo lắng đƣợc tin rằng đó là
kết quả của sự mất cân bằng trong cuộc sống của con ngƣời (32). Các hƣớng

12


nghiên cứu chính về RLLA bao gồm: khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, các
phƣơng pháp, kỹ thuật trị liệu …
Các hướng nghiên cứu về khái niệm RLLA
Đầu thế kỷ 18, một sự thay đổi xảy ra trong quá trình nhận thức của các
triệu chứng lo âu hƣớng tới một mô hình y tế, trong đó tính năng của sự lo
lắng đã đƣợc giải thích nhƣ là triệu chứng của bệnh. Bác sỹ tâm lý ngƣời

Scotlen- William Battie (1703-1776) đã cung cấp một trong những mô tả sớm
nhất của sự lo lắng trong y văn, phân biệt sự điên rồ khỏi những lo âu ít
nghiêm trọng và cho đó là kết quả của sự kích thích quá mức của các dây thần
kinh (32). Cho đến thế kỷ 19, các nhà tâm lý học và tâm thần học bắt đầu đi
vào nghiên cứu, mô tả về lo âu và bản chất của nó.
Năm 1894, là một cột mốc đánh dấu một bƣớc tiến mới về khái niệm
RLLA khi Sigmund Freud công bố nghiên cứu mới của mình trong một bài
báo về chứng suy nhƣợc thần kinh với mục đích tiếp cận và làm sáng tỏ khái
niệm lo âu. Freud cho rằng nên tách hội chứng suy nhƣợc thần kinh thành hội
chứng riêng biệt khỏi các triệu chứng của suy nhƣợc thần kinh tích hợp và gọi
là “Lo âu loạn thần kinh chức năng” (anxiety neurosis). Mặc dù khái niệm
ban đầu của Freud về lo lắng loạn thần kinh đã có nhiều ý kiến hồ nghi tại
thời điểm đó, nhƣng quan điểm này đã hình thành cơ sở của các RLLA, góp
phần trở thành tiêu chuẩn trong hệ thống chẩn đoán và ngày càng có ảnh
hƣởng tới các nghiên cứu sau này (32). Năm 1964, nhà tâm thần học và dƣợc
lý học tâm thần Klein đã tách hội chứng lo âu toàn thể thành rối loạn hoảng sợ
và RLLA lan tỏa (49). Năm 1988 WHO đã sử dụng DSM – III làm tài liệu
tham khảo để soạn thảo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối
loạn tâm thần và hành vi (ICD - 10). Năm 1992, ICD - 10 đƣợc WHO công
bố và áp dụng chính thức trên toàn thế giới đến nay (49).
Có thể thấy RLLA đƣợc biết đến từ rất sớm với những quan điểm, khái
niệm sơ khai. Càng về sau, những kết quả các công trình nghiên cứu đã thực

13


sự giúp cho việc chẩn đoán về RLLA ngày càng có sơ sở khoa học, chính xác
góp phần vào việc điều trị bệnh ngày càng đạt hiệu quả.
Hướng nghiên cứu về nguyên nhân RLLA
Các nghiên cứu theo hƣớng này chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến lo

âu nhƣ gắn bó kéo dài thời thơ ấu, thiếu ngủ, môi trƣờng căng thẳng, nguyên
nhân sinh học, nguyên nhân nhận thức và hành vi v.v…
Trong hƣớng nghiên cứu phƣơng pháp tiếp cận dựa vào thực chứng:
Huston và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng ảnh hƣởng của sự gắn bó kéo dài ở
thời thơ ấu trong mối quan hệ mẹ con sẽ làm tăng sự sợ hãi, khó đối mặt với
tình huống, sự kiện cũng nhƣ sẽ dự báo trƣớc đƣợc RLLA khi ở lứa tuổi trẻ
em và vị thành niên sau này (38). Một nghiên cứu khác của Magot Prior và
cộng sự (2000) nhằm đánh giá mối liên hệ giữa tính cách nhút nhát của trẻ ở
thời thơ ấu với RLLA độ tuổi thanh thiếu niên cũng cho thấy: nếu trẻ sống
trong tuổi thơ thƣờng xuyên có biểu hiện nhút nhát sẽ làm tăng nguy cơ mắc
RLLA sau này. Có đến 42% trẻ thanh thiếu niên có thể mắc RLLA nếu thời
thơ ấu của chúng thƣờng xuyên sống trong nhút nhát (32).
Trong nghiên cứu khác của Matthew Valker về mối quan hệ giữa việc
thiếu ngủ với RLLA thì việc thƣờng xuyên thiếu ngủ hoặc mất ngủ có tác
động tiêu cực đến chức năng của não bộ làm tăng nguy cơ phát triển và là một
trong các nguyên nhân gây RLLA (64).
Trong hƣớng nghiên cứu về nguyên nhân sinh học ảnh hƣởng tới RLLA
của nhiều tác giả đều thể hiện rằng có thể liên quan đến một số hóa chất trong
não (chất dẫn truyền thần kinh), chẳng hạn nhƣ dopamine, serotonin,
norepinephrine. Các bằng chứng khác cũng chỉ ra các quá trình sinh học thần
kinh liên quan đến việc dễ phát triển thành RLLA (Salle & March, 2001).
Trong thời điểm sợ hãi, các nội tiết tố stress đƣợc phóng thích và dẫn đến việc
gia tăng tính kích thích của trục hạ đồi-tuyến yên-tuỷ thƣợng thận liên quan
đến các phản ứng hồi hộp, sợ hãi. Khi những chu trình này bị kích thích
thƣờng xuyên, phát triển một tình trạng gia tăng nhạy cảm với lo âu. Những

14


giả thuyết đề cập đến các chu trình của hệ thần kinh trung ƣơng có liên quan

đến đáp ứng lo âu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hạnh nhân
(Amygdala). Tuy nhiên, không có cấu trúc đơn hay hoá chất thần kinh riêng
lẻ hoặc đơn thuần một gen nào điều khiển toàn bộ hệ thống đáp ứng lo âu.
Ngoài ra, một số chất dẫn truyền thần kinh và các hệ thống dẫn truyền thần
kinh cũng có ý nghĩa và liên quan đến lo âu nhƣ mất điều chỉnh, thay đổi gia
tăng nồng độ cortisol. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về rối loạn stress sau
sang chấn (PTSD) cũng cho thấy, việc tiếp xúc với mức lo âu quá mức gây
ảnh hƣởng đến hoá chất trong não, làm ảnh hƣởng đến các nối kết trung gian
giữa các neuron, cấu trúc của não và chức năng của não (De Bellis, 2001)
(46).
Trong hƣớng nghiên cứu về nguyên nhân của rối loạn lo âu, Mowrer
vào năm 1947 đã đƣa ra mô hình lý giải hợp lý nhất lý của việc mắc phải và
duy trì lo âu là do nhận thức và hành vi. Ông đƣa ra mô hình hai yếu tố và cho
rằng trƣớc một tác nhân gây kích thích đặc hiệu, nỗi sợ hãi xuất hiện theo cơ
chế thông qua điều kiện hóa cổ điển và đƣợc duy trì bằng điều kiện hóa tạo
tác (Operant conditioning). Đó là một phản ứng lo sợ có điều kiện cổ điển
đƣợc duy trì bằng cách né tránh những mệt mỏi và vì vậy nó tạo ra cảm giác
dễ chịu. Chính sự dễ chịu này lại tạo ra quá trình điều kiện hóa tạo tác, củng
cố cho sự né tránh và giúp các cá nhân không phải đối diện, trải qua trạng thái
sợ hãi. Cá nhân đó nhận thức đƣợc rằng né tránh thì họ sẽ không bị những nỗi
sợ tấn công và họ học đƣợc cách né tránh mỗi khi gặp tình huống có thể gây
nguy hiểm cho bản thân. Mô hình này tỏ ra hiệu quả trong việc giải thích cơ
chế xuất hiện và duy trì một nỗi sợ hãi cụ thể nào đó (51).
Nghiên cứu của Weiller và cộng sự (1996), khám phá sự nhận biết về
RLLA của các bác sĩ đa khoa trong các bệnh viện đa khoa ở Paris- Pháp cho
thấy, các bác sĩ đa khoa có mức độ nhận biết về RLLA xã hội rất thấp, họ chỉ
dễ nhận ra bệnh nhân có RLLA xã hội khi bệnh nhân có kèm theo trầm cảm
(40).

15



Nhƣ vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra những cơ sở lý luận có tính khoa
học, chính xác giúp cho việc chẩn đoán, điều trị RLLA luôn là một việc làm
cần thiết. Các nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến RLLA
và nó vẫn còn là vấn đề cần đƣợc quan tâm, nghiên cứu
1.1.2.2. Các nghiên cứu về RLLA tại Việt Nam
Tại Việt Nam, gần đây cũng có một số các hƣớng nghiên cứu về RLLA
Hướng nghiên cứu về nguyên nhân, thực trạng RLLA
Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây lo âu, các nghiên cứu khác
nhau đƣa ra những nguyên nhân khác nhau phụ thuộc vào các khách thể
nghiên cứu mà các tác giả thực hiện. Nói chung, các nguyên nhân chủ yếu gây
RLLA ở trẻ em là gia đình, môi trƣờng làm việc, học tập và quan hệ xã hội.
Cụ thể, yếu tố gia đình đƣợc Nguyễn Hồng Thúy (2003) đƣa ra trong
nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến RLLA của trẻ em” nhƣ:
yếu tố gia đình trong đó bao gồm việc mẹ gặp vấn đề cảm xúc trong và sau
khi sinh, kiểu giáo dục của cha mẹ (bao bọc, chăm sóc quá mức), sống trong
môi trƣờng thƣờng xuyên chứng kiến hoặc bị bạo lực trong gia đình, hoặc gia
đình khiếm khuyết...; yếu tố liên quan tới khó khăn, không đạt đƣợc thành
công, kỳ vọng của bản thân trong học tập và một số các nguyên nhân xã hội
khác cũng ảnh hƣởng tới việc mắc RLLA ở trẻ (21). Hay Nguyễn Hằng
Phƣơng (2008) chỉ đƣa ra kết luận chung là gia đình và yếu tố tự sinh là
nguyên nhân gây lo âu ở trẻ trong nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra
RLLA ở học sinh trung học phổ thông (19). Hay kết luận trong nghiên cứu về
nguyên nhân dẫn tới biểu hiện khác nhau ở trẻ mắc RLLA của Nguyễn Thị
Hồng Nhung (2013) cũng cho thấy, đặc điểm khác nhau về giới, độ tuổi và
ngay cả trong hoàn cảnh có bạo lực gia đình khác nhau là nguyên nhân gây
RLLA (17).
Trong một nghiên cứu khác của nhóm tác giả thuộc trƣờng Đại học Y Hà
Nội cho rằng các yếu tố gây stress trong quá trình làm việc nhƣ: môi trƣờng

làm việc ồn ào, ô nhiễm, khắc nghiệt, khối lƣợng công việc nhiều, nhàm chán,

16


×