Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

bài thu hoạch RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (RLNVSP) 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------  ------

BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÓM LỚP
VÀ TỔ CHỨC CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON…

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Minh Trang
Lớp: MN1A
Mã sinh viên: 16S9021175

Huế, ngày 17 tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................2
2.1. Mục đích........................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
II. NỘI DUNG....................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................3
1.1. Công tác tổ chức quản lí nhóm lớp...............................................................3


1.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non....................................5
2. Thực trạng........................................................................................................6
2.1. Vài nét về trường mầm non...........................................................................6
2.1.1. Vị trí...........................................................................................................6
2.1.2. Giới thiệu về trường...................................................................................7
2.1.3. Đặc điểm tình hình đơn vị..........................................................................7
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của nhà trường:..............................8
2.2. Thực trạng thực trạng quản lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ
ở trường mầm non................................................................................................9
2.2.1. Tổng quan về việc thực hiện công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên.....9
2.2.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non...............................13
2.2.2.1. Chế độ sinh hoạt của nhóm lớp nhà trẻ (từ 24 – 36 tháng)...................13
2.2.2.2. Chế độ sinh hoạt ở mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5 tuổi:..................17
2.3. Nhận xét:.....................................................................................................22
3. Bài học kinh nghiệm......................................................................................22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................23
1. Kết luận..........................................................................................................23
2. Kiến nghị........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình
chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau
này của trẻ. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mần non có vai trò và
tác động rất to lớn đến chất lượng các bậc học tiếp theo. Trường mầm non có

nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hình
thành cho trẻ những thói quen học tập, sinh hoạt hằng ngày, các kỹ năng phát
triển bản thân,…
Muốn trẻ có thể phát triển được nhân cách một cách toàn diện, không chỉ
giáo viên giảng dạy mà sự phối hợp giữa nhà trường và giáo viên, giữa giáo
viên và phụ huynh trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhà trường nên tạo
một môi trường thân thiện, đầy đủ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên,
nhân viên yêu nghề có tinh thần trách nhiệm, kĩ năng để tạo nên một môi
trường học tập tín nhiệm đối với mọi người. Nhà trường, giáo viên cần đảm
bảo là tại trường trẻ được chăm sóc, giáo dục, học tập, vui chơi một cách thỏa
mái, không có mối nguy hiểm nào và phải đảm bảo được trẻ phát triển toàn
diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Để làm được điều đó thì nhà trường và đặc
biệt là giáo viên đứng lớp cần phải có trách nhiệm, chuyên môn, biết cách tổ
chức và quản lí nhóm lớp của mình, lập ra kế hoạch, chế độ sinh hoạt phù hợp
cho trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau.
Giáo viên là hạt nhân trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng, công tác
giáo dục, là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, là người trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi người giáo viên
phải có chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt,
biết tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp thúc
đẩy sự phát triển của trẻ. Giáo viên cần có năng lực sư phạm, phát huy đúng
1


vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công tác quản lí nhóm
lớp, quản lí trẻ và tổ chức chế độ sinh hoạt phù hợp với trẻ.
Vì vậy thực trạng tổ chức quản lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt
cho trẻ ở trường mầm non là vô cùng quan trọng và mang tính cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích.

- Nhằm tìm hiểu về thực trạng cho trẻ ở trường mầm non.
- Đánh giá, nhận xét được về thực trạng quản lí nhóm lớp và tổ chức chế
độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu cơ sở lí luận và cở sở thực tiễn về thực trạng quản lí nhóm lớp
và tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Trường mầm non Hương Lưu – phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát thực tiễn: quan sát quá trình quản lí nhóm lớp và
cách tiến hành thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ của giáo viên đứng lớp.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập thông tin, đọc và phân tích tài
liệu những vấn đề có liên quan đến xây dựng cơ sở, định hướng cho thực
trạng quản lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: đi thực tế ở trường mầm non
Hương Lưu – phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế.
- Phương pháp đàm thọa trò chuyện: tiến hành trò chuyện trực tiếp với
giáo viên để từ đó hiểu rõ hơn về vấn đề cần nghiên cứu.

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách
con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ
thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động với nhiệm
vụ là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, việc xây

dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiềm tra,
đánh giá sự phát triển về giáo dục cùa trẻ, phương pháp dạy của giáo viên,
đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà
trưởng, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; Nâng cao năng lực sư phạm,
chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhẳm thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hỏa, hiện
đại hóa đất nước.
1.1. Công tác tổ chức quản lí nhóm lớp.
- Khái niệm quản lí: Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Khái niệm quản lí giáo dục: Là hoạt động điều hành phối hợp các lực
lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo – giáo dục thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát trển xã hội.
- Khái niệm quản lí trường mầm non: Là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác
động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như sau:
 Mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ.
 Nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ.
 Phương pháp, phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ.
 Giáo viên (lực lượng giáo dục).
3


 Trẻ em từ 0 – 6 tuổi.
 Kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ.
Các nhân tố của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ có quan hệ tương hổ,
trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận động
phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.

- Khái niệm quản lí nhóm/lớp: Là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch của giáo viên đến trẻ, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ. =>
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lí nhóm/lớp của
giáo viên mầm non là quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đảm bảo cho cho quá
trình đó bvận hành thuận lợi và có hiệu quả.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như:
mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6
tuổi, kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ.Các nhân tố của quá trình chăm sóc –
giáo dục trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ
vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho
từng nhân tố.
- Khái niệm mục tiêu quản lí:
Là trạng thái mong muốn được xác định trong tương lai của đối tượng
được quản lí. Trạng thái đó có thể chưa có mà ta muốn đạt được thông qua
các hoạt động quản lí và sự vận động của đối tượng quản lí.
Là một thành tố quan trọng của quá trình quản lí, có vai trò định hướng
cho hoạt động quản lí, đồng thời mục tiêu quản lí là căn cứ để đánh giá hiệu
quả quản lí.
- Khái niệm mục tiêu quản lí nhóm lớp: Là những chỉ tiêu ề mọi hoạt
động của nhóm lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ
phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một
năm học.
- Khái niệm nguyên tắc quản lí nhóm lớp mầm non: Là một bộ phận nội
dung của quản lí giáo dục mầm non. Chủ đề quản lí nhóm lớp mầm non trước

4


hết là giáo viên mầm non. Người trực tiếp tổ chức các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

Nguyên tắc quản lí nhóm lớp gồm:
+ Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non.
+ Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm khi thiết kế và tổ chức các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Nguyên tắc đảm bảo việc quản lí nhóm lớp mầm non vừa phải phủ hợp
với đặc điểm phát triển chung của nhóm lớp, vừa đảm bảo phù hợp với nhu
cầu hứng thú, khả năng của từng trẻ.
+ Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng
xã hội trong quản lí nhóm lớp mầm non.
+ Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn, phát triển cho trẻ em.
- Khái niệm về phương pháp quản lí giáo dục: Là tổ hợp những cách
thưc tiến hành hoạt động quản lí giáo dục để thực hiện những nhiệm vụ quản
lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí.
- Khái niệm phương pháp quản lí nhóm lớp: Là cách thức tác động của
giáo viên đến trẻ nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra và thúc đẩy sự
phát triển của trẻ.
- Khái niệm cơ sở vật chất của nhóm lớp: Là toàn bộ các phương tiện vật
chất và kĩ thuật được nhà trường trang cấp để chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nó bao gồm
các phòng nhóm, đồ dung, đồ chơi trang thiết bị, sách báo, tài liệu chuyên môn,…đó
là điều kiện không thể thiếu để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hiệu
quả làm việc của giáo viên.
1.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
- Khái niệm về chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy
trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày
cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế, việc xây dựng và
thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối
với trẻ.
5



Chế độ sinh hoạt được thực hiện một cách ổn định sẽ góp phần hình
thành các thói quen hành vi văn hóa vệ sinh, tính tổ chức kỷ luật và một số
đức tính tốt ở trẻ. Mặc khác, thực hiện đúng đắn chế độ sinh hoạt hằng ngày
sẽ ảnh hưởng thuận lợi cho quá trình sinh lý diễn ra trong cở thể, tạo ra ở trẻ
tâm trạng sảng khoái, vui vẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi.
- Khái niệm xây dựng kế hoạch: Là dự kiến trước những công việc phải
làm, biện pháp thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho
việc thực hiện thành công.
Kế hoạch nhóm lớp có vai trò định hướng cho mọi hoạt động của giáo
viên, giúp giáo viên chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện công việc, kế
hoạch của lớp là cơ sở để kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lí trường mầm
non đối với giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình
chăm sóc – giáo dục trẻ.
Giáo viên phụ trách các nhóm lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch:
kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Nếu phân loại kế hoạch
theo nội dung công việc thì giáo viên phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế
hoạch giáo dục, kế hoạc thực hiện các chuyên đề.
- Khái niệm đánh giá sự phát triển của trẻ: Đánh giá là quá trình hình
thành những nhận định phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục, phân
tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra,
nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục trẻ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ (gọi tắt là đánh giá trẻ) mẫu giáo, gồm 2 loại:
đánh giá trẻ hằng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và đánh giá
cuối độ tuổi).
2. Thực trạng
2.1. Vài nét về trường mầm non.
2.1.1. Vị trí.
Trường Mầm non Hương Lưu nằm ở khu quy hoạch dân cư phía nam
phường Vỹ Dạ - Địa chỉ 14 Lâm Hoằng thuộc địa bàn phường Vỹ Dạ, do

Phòng GD-ĐT TP Huế trực tiếp quản lý.
6


2.1.2. Giới thiệu về trường.
- Ban giám hiệu:
 Cô Phan Thị Nam – Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng - Phụ trách chung.
 Cô Ngô Thị Hà - CT công đoàn - Phó hiệu trưởng - Phụ trách chuyên môn.
 Cô Hoàng Thị Thủy - Phó hiệu trưởng - Phụ trách chăm sóc - nuôi dưỡng.
- Thông tin trường:
 Quá trình thành lập:
Trường mầm non Hương Lưu được thành lập và đi vào hoạt động từ
tháng 11/1997. Lúc đầu trường chỉ có 03 lớp/100 cháu.
Qua nhiều năm hoạt động, tập thể CBGVNV luôn không ngừng nổ lực
phấn đấu hoàn thành Xuất sắc các nhiệm vụ. Trường liên tục nhiều năm liền
được công nhận “ Tập thể lao động Xuất sắc” . Trường được công nhận
trường chuẩn Quốc gia mức độ I vào tháng 06/2012 và được UBND Tỉnh tặng
Bằng khen tháng 10/2012.
 Quy mô phát triển
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, chính
quyền địa phương, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục & Đào
tạo thành phố Huế và lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị và cải tạo, xây dựng trường ngày một khang trang hơn.
Khuôn viên trường rộng 2780m2, nằm trên đường Lâm Hoằng, phường
Vỹ Dạ, thành phố Huế,.Từ 3 lớp mẫu giáo ban đầu, nay đã có qui mô 10 lớp,
gồm 2 lớp nhà trẻ, 2 lớp Bé, 2 lớp Nhỡ và 4 lớp Lớn. Diện tích xây dựng 1860
m2 , gồm 11 phòng học có công trình vệ sinh khép kín; 02 phòng giáo dục
năng khiếu; 1 bếp ăn một chiều hiện đại; 04 phòng làm việc; 1 hội trường.
Hiện nay, trường đủ diện tích tiếp nhận trên 300 cháu.
2.1.3. Đặc điểm tình hình đơn vị

Trường được Hiệp hội SOS/ESF xây dựng năm 1997, mô ban đầu chỉ có
03 lớp học với 100 cháu.
7


Từ đó đến nay trường ổn định, phát triển và không ngừng nâng cao chất
lượng về mọi mặt. Qua nhiều năm học, trường được UBND thành phố Huế,
Phòng GD&ĐT Thành phố Huế, Lãnh đạo địa phương; Hiệp hội SOS, và các
ban ngành đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho chương trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đảm bảo
cho nhu cầu hoạt động của trường. Đến nay, trường có 11 phòng học 06
phòng chức năng với quy mô 2 tầng kiên cố.
Hiện nay trường có 11 nhóm lớp gồm 09 lớp MG( 03 lớp 5-6 tuổi; 03 lớp
4-5 tuổi; 03 lớp 3-4 tuổi) và 02 nhóm NT (24-36 tháng) với tổng số 410 em.
Tình hình đội ngũ: Tổng số CB-GV-NV: 41 người, trong đó: CBQL: 03;
GV: 25, NV: 13 ; Trong TS có 30 Biên chế và 11 Hợp đồng.
Trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng:
+ Tổ chuyên môn: Tổ Khối Lớn- Nhỡ: 12 thành viên; Tổ Khối BéNhà trẻ: 13 thành viên; Tổ Cấp dưỡng: 08 thành viên
+ Tổ Văn phòng: gồm có 08 thành viên
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên: 25/25(100%) đạt chuẩn,
trong đó có 88% trên chuẩn về trình độ đào tạo.
- Trường có chi bộ độc lập gồm 10 Đảng viên, có CĐCS gồm 41đoàn
viên. Có chi đoàn gồm 10 đoàn viên.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của nhà trường:
Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp
Lãnh đạo, Sở, Phòng GD&ĐT Thành phố Huế; Đảng Uỷ-Chính quyền địa
phương…và được dự án của Hiệp hội SOS/ ESF hỗ trợ đã tạo điều kiện về
vật chất, tinh thần cho đội ngũ phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Cơ sở vật chất của trường được xây dựng mới và tu sữa thoáng mát,

sạch sẽ, công trình vệ sinh khép kín, đồ dùng đồ chơi trang bị khá đầy đủ
thuận tiện cho việc huy động số lượng cũng như chăm sóc giáo dục trẻ.
8


- 100% giáo viên đạt chuẩn và 88% trên chuẩn là điều kiện thuận lợi
trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết, chuyên môn vững vàng, trình
độ chuẩn và trên chuẩn đạt cao, đảm bảo điều kiện phục vụ cho công tác
CSGD trẻ.
- Các tổ chức đoàn thể trong trường học luôn đoàn kết, biết phối hợp
thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và các hoạt động của nhà trường
Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất, thiết bị mầm non cho trẻ hoạt động chưa thực sự
đồng bộ.
- Trường đang trong thời gian cải tạo, sửa chữa, một số khu vực cho trẻ
hoạt động chưa hợp lý cần được trang trí, sắp xếp lại.
2.2. Thực trạng thực trạng quản lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt
cho trẻ ở trường mầm non.
Ở học phần “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1” em được nhà trường và
thầy giáo tạo điều kiện được đi thực tế về trường mầm non Hương Lưu –
phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế trong 3 buổi ở 3 nhóm lớp với 3 độ tuổi khác
nhau (nhóm lớp nhà trẻ từ 24 – 36 tháng; nhóm lớp mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi;
nhóm lớp mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi). Trong quá trình đó, em được học và tìm
hiểu rõ về thực trạng quản lí nhóm lớp và cách tổ chức chế độ sinh hoạt cho
trẻ ở trường.
2.2.1. Tổng quan về việc thực hiện công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên.
- Hoạt động này được các giáo viên thực hiện một cách có kế hoạch, có
mục đích rõ ràng nhằm tác động trực tiếp đến trẻ để thực hiện mục tiêu chăm
sóc giáo dục.

- Trong công tác quản lí, giáo viên đã tìm hiểu, quan sát nắm vững được
từng đặc điểm riêng biệt, phát hiện những nét riêng về khả năng, sở thích,
năng khiếu,... và biết rõ được đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ. Từ đó lập ra
kế hoạch, cách tổ chức và quản lí phù hợp. Hoạt động quản lí nhóm lớp, chế
9


độ sinh hoạt cho trẻ được giáo viên thực hiện dựa theo nguyên tắc của chương
trình giáo dục mầm non, phù hợp để chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Để quản lí nhóm lớp của mình được tốt và đạt kết quả cao thì giáo viên
đã xây dựng kế hoạch rõ ràng cho từng ngày, từng tuần và từng tháng để dựa
vào đó thực hiện việc chăm sóc – giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đồng thời
giáo vên cũng lập ra chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ, phân bố thời gian và
trình tự hoạt động trong ngày một cách hợp lí qua đó hình thành cho trẻ các
thói quen và kĩ năng sống tích cực.
- Ở nhóm lớp nhà trẻ (từ 24 đến 36 tháng), vì là lớp nhà trẻ nên mọi công
việc hầu hết được giáo viên thực hiện và làm giúp trẻ, trẻ chưa có thể tự mình
làm được mọi việc. Các hoạt động của nhóm lớp này thường đơn giản hơn
các nhóm lớp lơn hơn. Ở nhóm lớp mẫu giáo (từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5 tuổi),
các hoạt động khá phức tạp, cần nhiều kỹ năng, tư duy và yêu cầu tự lập ở
mỗi trẻ nhiều hơn.
Trong những tuần về thực tế tại trường thì các lớp đang thực hiện học tập
và vui chơi theo chủ đề “Nước và thiên nhiên”, “ Bác Hồ kính yêu”. Cùng với
một chủ đề đó nhưng với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách tổ chức khác nhau.
Ở trẻ từ 24 – 36 tháng vẫn còn nhỏ nên giáo viên chỉ tổ chức các hoạt động
nhỏ, các trò chơi nhẹ nhàng, dễ chơi dễ học, nhưng vẫn xoay quanh chủ đề.
Còn ở trẻ từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5 tuổi, hoạt động học tập, vui chơi diễn ra có
chủ định, mang tính nhận thức cao hơn, các bài học được giáo viên mở rộng
và nâng cao cho trẻ tư duy, sáng tạo.
- Giáo viên đứng lớp đã nắm vững được đặc điểm của từng trẻ nên có

các xây dựng, tổ chức và quản lí phù hợp (từ việc đón trẻ, điểm danh, cho trẻ
chơi – học, ăn – ngủ trưa và trả trẻ).
 Quản lí trẻ hằng ngày
Vào mỗi ngày đến lớp thì giáo viên thực hiện các công việc của mình
một cách thành thạo, có chuyên môn, có chủ định. Các công việc đó thực hiện
nhằm mục đích chăm sóc – giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
10


Giáo viên ở mỗi lớp, đều trang bị các loại sổ sách như: danh sách trẻ,
sổ kế hoạch của giáo viên, sổ theo dõi sức khỏe trẻ, sổ tài sản, sổ nhật ký, sổ
họp, sổ kiểm tra – góp ý kiến,... ngoài ra còn có các bảng biểu: bảng bé
ngoan, bảng ghi chế độ sinh hoạt, bảng ghi chương trình dạy trẻ, bảng phân
công công tác của giáo viên, biểu đồ tăng trưởng của trẻ, bảng thông bảng
với gia đình khi cần,... tất cả các loại sổ sác cũng như bảng biểu góp phần
phục vụ cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
Trong giờ đón trẻ, các cô nhận trẻ trao đổi với phụ huynh một số vấn đề
cần thiết, nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính cách của trẻ khi sinh hoạt ở nhà
cũng như ở trường giúp giáo viên có các biện pháp quản lí, giáo dục phù hợp.
Trong hoạt động tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên cũng rất linh hoạt.
Họ thiết kế trò chơi dựa trên nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ, tạo cho
trẻ có một buổi hoạt động vui chơi tích cực, thỏa mái, đầy sự hứng thú. Giáo
viên không áp đặt trẻ theo ý muốn chủ quan của mình mà giáo viên xem trẻ là
trung tâm giáo viên chỉ là “điểm tựa”, là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ
hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động.
Khi các trẻ chơi trò chơi thì các cô quan sát trẻ như thế nào? Năng động
hăn say hay không? Nếu có một số trẻ lười chơi, không năng nổ, thì cô đến dỗ
dành, khuyên nhủ nhẹ nhàng lôi kéo các em đến chơi cùng bạn. Khi chơi ngoài
trời các cô tổ chức với phạm vi khá rộng để các trẻ thỏa sức vui chơi, các cô luôn
bám sát và theo dõi các em trong quá trình chơi và luôn kiểm tra sỉ số. Đối với

lớp nhà trẻ, các cô cho trẻ chơi ở hiên nững trò chơi nhẹ nhàng và cho trẻ được
tiếp xúc với ánh năng góp phần rèn luyện tăng cường sức khỏe.
Hoạt động trong giờ học, hai cô giáo thay phiên nhau tổ chức, các bài
học được tổ chức theo yêu cầu của chương trình giáo dục phù hợp với từng độ
tuổi của trẻ, chủ đề (ở mỗi nhóm lớp sẽ có các tổ chức khác nhau). Nhưng vẫn
đảm bảo tính mềm dẻo, không máy móc và rập khuôn.
Trong hoạt động góc, ở các góc được các cô trang bị rất chu đáo, đầy
đủ và tiện nghi, để các em vui chơi, thỏa sức sang tạo phát triển bản than. Các
11


dụng cụ đồ chơi được các cô làm rất tỉ mỉ, đẹp, đầy màu sắc thu hút, hấp dẫn
lôi cuốn trẻ. Và đồng thời ở mỗi lớp được các cô sắp xếp dụng cụ, đồ dung đồ
chơi gọn gàng ngăn nắp, thuận tiện và đảm bảo được yêu cầu vệ sinh, an toàn
thẩm mĩ cao. Ngoài ra, trang phục học tập, để các em hóa than vào các nhân
vật cũng được chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận.
Trong giờ ăn trưa, các cô cũng rất linh hoạt tạo không khí buổi ăn vui
vẻ, thoải mái, khuyến khích động viên trẻ ăn ngon ăn hết suất. Trong trường
hợp những trẻ ăn ít thì cô đến cho các em ăn và thường xếp những em đó ngồi
chung với những bạn ăn nhanh. Khi cho trẻ ăn giáo viên ngồi ở vị trí thuận
lợi, báo qát để vừa cho trẻ ăn vừa theo dõi được tất cả các trẻ trong lớp.
Sau khi ăn xong cô cùng trẻ sắp xếp dường ngủ và cho trẻ ngủ theo
đúng vị trí của mình.
 Đánh giá trẻ.
 Ở mỗi lớp học các cô có lập ra một bản đánh giá trẻ qua từng ngày
từng tuần và từng tháng. Qua sự theo dõi quan sát các trẻ trong quá trình học,
chơi và sinh hoạt các cô phát hiện , đánh giá được những biều hiện tâm sinh lí
của trẻ, nếu phát hiện trẻ nào có dấu hiệu tiêu cực thì điều chình ngay kế
hoạch chăm sóc - giáo dục của mình.
 Đánh giá theo độ tuổi là các cô đánh giá sự phát triển của trẻ về các

lĩnh vực thể chất, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức,... Cuối độ tuổi –cuối năm
học nhằm tổng kết trẻ sau mỗi giai đoạn.
 Về phần thông tin, thông số về trẻ: trước cửa của mỗi lớp học đều
được giáo viên dán kế hoạch tuần, tháng, chế độ sinh hoạt của trẻ, thực đơn
cho trẻ ăn trong một tháng, các hoạt động mà trẻ và cô cần thực hiện. Đồng
thời có sỉ số và thông số sức khỏe của trẻ sau mỗi tháng về cân nặng, chiều
cao, thể lực,... để giáo viên cũng như phụ huynh nắm vững được tình trạng
của con em.

12


 Đó là cách quản lí nhóm lớp của các giáo viên trong một ngày,
cũng như trong suốt cả năm học được lặp đi lặp lại có kế hoạch và hiệu
quả.
2.2.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
Trong hoạt động tổ chức quản lí nhóm lớp, để việc quản lí tốt có hiệu
quả các cô đã lập ra chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ dựa theo sự xây dựng
kế hoạch đó để giúp trẻ phát triển sinh lí, tạo được thoái quen hành vi có văn
hóa, tính tổ chức có kỹ luật và một số đức tính tốt. Ngoài ra việc lập chế độ
sinh hoạt cho trẻ hợp lí ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh lý diễn ra trong cơ
thể trẻ, có thể tạo ra tâm trạng sản khoái vui vẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi trong
một ngày học tập vui chơi ở lớp, ở trường.
Chế độ sinh hoạt của trẻ được các cô laapjra có kế hoạch dựa trên cơ sở
của chương trình GDMN chăm sóc và giáo dục trẻ do bộ giáo dục và đào tạo
ban hành.
Ở mỗi nhóm lớp, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách tổ chức chế độ sinh
hoạt tương đối khác nhau:
2.2.2.1. Chế độ sinh hoạt của nhóm lớp nhà trẻ (từ 24 – 36 tháng).
Hoạt động đón trẻ (từ 7h00 - 8h00): Vào mỗi buổi sang các cô thường

đến sớm để trang bị, chuẩn bị đầy đủ để đón trẻ bắt đầu một ngày học mới.
Công việc đón trẻ diễn ra như sau:
- Chuẩn bị đón trẻ.
+ Làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ, sắp xếp lại phòng học thuận tiện vs
sinh hoạt của trẻ
+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho sinh hoạt của trẻ trong ngày.
+ Chuẩn bị nước uống, nước sinh hoạt trong ngày.
+ Chuẩn bị tác phong sẵn sàng đón trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ, tinh
thần thỏa mái, vui vẻ để đón trẻ.
- Quá trình đón trẻ: Hai cô phân công, một cô đứng ở cửa lớp để đón trẻ
một cô chơi với trẻ và quản lí trẻ khi trẻ vào lớp.

13


+ Cô đón trẻ đứng đúng nơi quy định (đầu cửa của phòng học) với thái
độ vui vẻ, niềm nở, dịu dàng, âu yếm và tiếp nhận trẻ, đồng thời nhắc nhở trẻ
thực hiện một số nề nếp, thói quen: Chào ba mẹ, cô giáo và cất dép lên kệ, bỏ
mủ nón và cặp sách đúng nơi quy định. Cho trẻ vào lớp chơi tự do.
+ Có thái độ ân cần đúng mực với phụ huynh trẻ để tạo sự tin tưởng.
Đồng thời trao đổi ngắn gọn với phụ huynh về một số vấn đề cần thiết.
+ Tổ chức các trẻ đến sớm chơi cùng nhau với đồ chơi mà trẻ yêu thích,
tạo không khí vui vẻ hứng thú cho trẻ.
 Hoạt động thể dục sáng (8h00 - 8h20): Được tiến hành thường xuyên
vào mỗi buổi sáng, thực biện trước hoạt động chung từ 10 – 15 phút.
- Mục đích: thể dục sáng cho trẻ vận động toàn thân, tăng cường sức
khỏe, dẻo dai, mềm mại, điều hòa được nhịp thở, giúp các khớp tay khớp
chân được vận động tạo tinh thần sản khoái, thỏa mái và tràn đầy năng lượng
Cách thực hiện:
+ Các cô tập hợp trẻ lại, phát dụng cụ, sau đó đợi nhạc phát lên từ sân

trường thì cô và trẻ cùng nhau thực hiện bài tập.
+ Các bài nhạc tập thể dục sáng thường được mở để trẻ tập là: “Qủa
bóng”, “Em tập thể dục”,… Nhạc phát lên cô cho trẻ đi vòng tròn, rồi dừng
lại đúng vị trí của mình và thực hiện bài tập.
+ Các động tác gồm: “Hô hấp”, “ tay – vai – bụng – chân, trẻ hít thở hai
tay dang ngang, chân rộng bằng vai” theo những điệu của bài hát. Các động
tác nhẹ nhàng dễ tập, dễ nhớ, uyển chuyển và dẻo dai.
+ Sau khi bài tập kết thúc, cô cho trẻ đi vòng tròn và cất dụng cụ tập của
mình, rồi trở lại ngồi đúng vị trí mà cô đã sắp xếp để thực hiện việc điểm
danh.
 Hoạt động điểm danh:
- Mục đích:
+ Cô giáo nắm được xỉ số lớp hôm đó và tình hình nề nếp đi học của trẻ.

14


+ Giúp trẻ biết được hôm nay bạn nào đi học bạn nào vắng, đồng thời
cho trẻ biết quan tâm lẫn nhau.
- Cách thực hiện: Cô xếp các trẻ ngồi đúng vị trí của mình rồi gọi tên
theo sổ theo dõi, bạn nào vắng thì cô đánh dấu vào sổ, và sau buổi điểm danh
sẽ gọi về nhà trẻ xem lí do vì sao trẻ không đến lớp.
 Hoạt động chung: Đây là thời điểm quan trọng nhất trong ngày của trẻ
khi đến lớp, nhằm tạo ra những hoạt động học mà chơi, chơi mà học.
- Thời gian tiến hành ( bắt đầu từ 8h20 – 8h40).
- Nội dung hoạt động:
+ Vì lớp đang thực hiện chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” nên
cô giới thiệu cho trẻ các vấn đề trong tự nhiên, lí giải tại sau có hiện tượng
mưa và một số hiện tượng thời tiết khác.
+ Kể chuyện, đọc thơ và hát cho trẻ nghe những bài hát câu chuyện

hướng đến chủ đề, để từ đó trẻ cí thể hiểu hơn về bài học.
+ Cho trẻ quan sát tranh ảnh, phim,… về nước và hiện tượng tự nhiên,
phân tích, giới thiệu cho trẻ nhận biết.
+ Cho trẻ chơi một số trò chơi nhỏ như: “Gieo hạt”, “Trồng cây, chăm
sóc cây hoa”
Hoạt động ngoài trời (từ 8h40 – 9h20):
- Cô cho trẻ hoạt động chơi ở ngoài trời để giúp trẻ nhận biết được cảnh
vật và các hiện tượng bên ngoài một cách trực tiếp, cụ thể và chi tiết (quan sát
bầu trời, lá cây,…).
- Sau kết thúc buổi học cô cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng như: xích
đu, cầu trượt,… tạo hứng thú và thư giản cho trẻ.
- Trong quá trình hoạt động ngoài trời hai cô giáo luôn theo xác trẻ và
nắm sỉ số lớp liên tục.
Hoạt động góc (từ 9h20 – 10h): Đây là hoạt động mà tạo cho trẻ sự
hứng thú, năng động, sáng tạo,…
- Hoạt động góc ở lớp rất phong phú và đa dạng, giúp trẻ có thể khám
phá chơi đùa, hóa than vào những nhân vật, công việc mà trẻ yêu thích.
15


- Có các góc chơi sau: Góc họa sĩ tý hon, Góc âm nhạc, Góc xây dựng,
Góc hóa thân, góc học tập, góc sáng tạo,… các cô cho trẻ tự mình lựa chọn
những góc chơi yêu thích, nhưng đồng thời thường xuyên khuyến khích trẻ
luân phiên nhau tham gia các góc, các nhóm chơi khác nhau, không để trẻ
chơi hay hoạt động ở một nhóm, góc nào đó quá lâu trong một tuần.
- Mỗi trẻ sẽ có một sở thích riêng để lựa chọn góc chơi cho mình. Có trẻ
thì chơi ở góc học tập (ở góc này trẻ có thể chơi tô màu, xếp hình,…), có trẻ
thì chơi ở góc hóa thân (trẻ có thể hóa thân thành bác sĩ, cô giáo, người bán
hàng,…) và một số trẻ chơi ở một số góc khác.
- Trong lúc các trẻ chơi có thể kết hợp một nhóm bạn cùng chơi để tạo

tinh thần đoàn kết. Hai cô giáo ngồi quan sát và theo dõi trẻ nến phát hiện
trường hợp dành đồ chơi hay đánh nhau thì cô đế giải quyết.
- Sau khi kết thúc thời gian chơi cô sẽ cùng trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng,
ngăn nắp, xếp theo đúng vị trí cũ.
 Hoạt động tổ chức bửa ăn trưa ( từ 10h – 11h10):
- Chuẩn bị bửa ăn:
+ Trước ăn cô giáo cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt, mang yếm, khiên
bàn ghê và chuẩn bị khăn lau cho trẻ. Xếp trẻ ngồi trật tự vào đúng vị trí của
mình.
+ Khi cơm được các cô cấp dưỡng đem đến lớp , hai cô phân cong nhau
ra, một cô chuẩn bị thức ăn cho trẻ và một cô mang thức ăn đến cho trẻ.
+ Bửa ăn trưa của trẻ được nhà trường và giáo viên lên kế hoạch rất rõ
ràng và cụ thể, món ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đảm bảo chất dinh dưỡng
và hợp vệ sinh. Cơm mềm dễ ăn, có sự phối hợp giữa thức ăn khô và canh
(trứng chiên – canh bầu; đậu kho – canh rau; thịt bò xào – canh bí đao)
- Chăm sóc trẻ trong bửa ăn:
+ Tạo không khí vui vẻ, thỏa mái trong bửa ăn, có trò chuyện nhưng
không quá nhiều vì như thế sẽ khiến trẻ sao nhãng việc ăn của mình.
+ Cho trẻ tự mình xúc ăn, khuyến khích và động viên cho trẻ ăn hết xuất
ăn của mình. Nếu trẻ nào chưa no có thể cho trẻ ăn thêm để đảm bảo trẻ no.
16


Xếp những trẻ ăn chậm, ăn ít ngồi cạnh những trẻ ăn nhanh để tạo sự thi đua
giúp trẻ ăn nhanh và hiệu quả hơn.
+ Những trẻ biếng ăn, ăn ngậm cô giáo đến vỗ về, ân cần khuyên nhủ và
đút cho trẻ ăn, nếu trẻ ngậm không nuốt cô cho trẻ húp canh.
+ Sau khi cho trẻ ăn xong, đảm bảo các trẻ ăn đã ăn và ăn no thì các cô
cho trẻ vệ sinh cá nhân lần nữa, dọn dẹp bàn ghế lau sàn và trải giường cho
trẻ ngủ.

 Đó là chế độ sinh hoạt của lớp nhà trẻ và cách quản lí của gáo iên
đứng lớm ở nhóm lớp đó.
2.2.2.2. Chế độ sinh hoạt ở mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5 tuổi:
Chế độ sinh hoạt ở hai lớp này tương tự giống nhau, các trẻ đã lớn hơn
nên ý thức được nhiều hơn, làm được nhiều việc tự giác hơn, mà ít có sự giúp
đỡ của giáo viên
Các hoạt động cũng tương tự và giống vs nhóm lớp nhà trẻ từ việc tổ
chức đón trẻ cho đên hoạt động tổ chức ăn trưa, chỉ cí khác một số nét như sau:
 Bảng chế độ sinh hoạt của lớp mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi:
Giờ

Hoạt Động

7h00 – 8h00

Đón trẻ

8h00 – 8h20

Thể dục

Nội Dung Chính
- Đón trẻ - Trao đổi thông tin nội bộ
- Trò chuyện – Vui chơi với trẻ
- Thể dục sáng
- Vệ sinh cá nhân
- Hoạt động chung cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn trẻ tìm hiểu,

8h20 - 9h00


khám phá chủ đề theo kế hoạch

Hoạt động học

- Trẻ tiếp thu nội dung và kỹ năng
mới: quan sát, phân tích, so sánh, tổng

9h00 – 9h40

hợp
Hoạt động ngoài - Chơi một số trò chơi với chủ đề phù
trời

hợp
- Chơi đồ chơi ngoài trời
17


- Chơi với cát với nước
- Hoạt động gắn với chủ đề đặc biệt ở
góc đặc trưng(gốc kho học, góc nghệ
thuật,…) giúp trẻ tìm hiểu và phát
9h40 – 10h30

triển ưu điểm của trẻ

Hoạt động góc

- Trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc

cá nhân
- Chơi đóng vai
- Luyện tập các kỹ năng đã học
- Rửa tay

10h30 – 11h30

11h30 – 14h00
14h00 – 14h40

- Ăn trưa

Ăn trưa

- Vệ sinh
- Nghe hát ru, dân ca,..

Ngủ trưa

- Ngủ trưa
- Vệ inh
- Vận động nhẹ

Ăn bửa phụ

- Ăn bửa phụ
- Hoạt động cả lớp, nhóm nhỏ hoặc cá
nhân để giúp trẻ hoàn thiện các kỹ
14h40 – 16h00


Hoạt động chiều

năng sống
- Chơi các trò nhằm phát huy khả
năng sáng tạo
- Học các môn năng khiếu tự chọn
- Chơi tự cọn hoặc học ngoại khóa

16h00 – 17h00

- Trả trẻ - Trao đổi thông thin với phụ

Trả trẻ

huynh

18


 Bảng chế độ sinh hoạt của lớp mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi:
Hoạt
động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ sáu


Thứ bảy

1. Đón trẻ: đưa trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dung cá nhân vào nơi
quy định.
Trò chuyện với trẻ tạo không khí vui vẻ
2. Thể dục sáng:Sáng thứ hai tập các động tác theo nhịp hô của
cô, trong tuần tập theo nhạc bài dậy sớm
a. Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn, đi các khiển gót chân theo
nhạc thể dục
Đón trẻ
Thể
dục
sáng

b. Trọng động:
Bài tập phát triển chung
- Hô hấp: Thổi bóng
- Động tác tay: đưa tay ra trước, lên cao
- Động tác bụng lườn: Tay chống hông, quay người sang 2 bên
- Động tác chân: Tay giang ngang, chân ra phía trước khụy gối
- Động tác bật: Đứng thẳng tay chống hông bậc nhảy tại chỗ
c. Hồi tỉnh: Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 2 – 3 vòng
3. Điểm danh: Cô cho trẻ điểm danh những bạn nào vắng mặt
hôm nay
TQVT

Hoạt
động
học


KPKH

VẬN

KỂ

HĐTH

-Tách lớp 9 - Trò

ĐỘNG

CHUYỆN

Vẽ: mây,

đối tượng

chuyện về

VĐCB

Giọt nước

mưa

thành 2

đặc điểm


ném bóng

nhỏ xíu

nhóm

quần đảo

xuống sàn

theo mùa.

TCVD
Ai nhanh
nhất
19


- Quan sát:

- Quan sát:

- Quan sát:

- Quan sát:

Hoạt

Cây bang


Bầu trời

Vườn rau

Cây cối

động

- HĐTT

- HĐTT

- HĐTT

- HĐTT

ngoài

+ TCĐ

+ TCĐ

+ TCĐ:

+ TCĐ:

trời

Thỏ đối


Kéo co

Chuyền

Kẹp bóng
về nhà

- Ở trẻ từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5 tuổi trong hoạt động điểm danh vì các trẻ
đã lớn nên có hình thức điểm danh khác đó là các trẻ tự điểm danh theo tổ của
mình rồi báo lại cho cô giáo.
- Ở hoạt động chung:
+ Các cô tổ chức các hoạt động lớn hơn ngoài kể chuyên, hát, đọc thơ,
các cô còn cho trẻ xem phim, ảnh, học những bài học sâu rộng hơn (ở chủ đề
Bác Hồ kính yêu, cô cho trẻ xem ảnh Bác Hồ, kể những câu chuyện về hành
trình của Bác, cho trẻ đọc những bài thơ về Bác,…). Đồng thời cho trẻ chơi
những trò chơi vận động mạnh như: kéo co, khuấy nước chanh, lộn cầu vòng,
… cho trẻ chơi dưới hình thức thi đua giữa các đội giúp trẻ có tinh thần đoàn
kết và hứng thú hơn trong tiếc học.
+ Cô tập trung trẻ ngồi theo từng tổ, cho trẻ tự mình lên hát, đọc thơ
trước lớp cho các bạn cùng nghe, khuyến khích động viên, rèn luyện cho trẻ
tính tự tin mạnh dạng trước đám đông thể hiện khả năng của mình.
- Ở hoạt động ngoài trời:
+ Các cô tổ chức cho trẻ học chơi rất linh hoạt, cho trẻ quan sát cảnh vật
xung quanh, giới thiệu và cho trẻ nhận biết về các hiện tượng có trong tự
nhiên,… Ccá nội dung phù hợp với bài học, phù hợp với chủ đề.
+ Tổ chức trò chơi lớn trong phạm vi khá rộng để các em chơi thỏa mái,
tự do. Các trò chơi được tổ chức như: Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, dung
dăng dung dẻ, em bé tâp đi,...


20


- Ở hoạt động góc:
+ Ở mỗi lớp có các góc chơi cụ thể, phong phú và đa dạng để trẻ có thể
tự mình lựa chon và chơi theo sở thích của mình. Vì đây là lớp mẫu giáo lớn
nên việc hình thành ý thức, phát triển trí tuệ cũng cao hơn, trẻ có thể tự mình
sáng tạo ra những bức tranh, hình vẻ, đất nặng, với những hình hài dễ thương
quen thuộc; xây dựng những công trình lớn, thỏa sức sáng tạo thể hiện năng
khiếu của mình.
+ Hai cô giáo ngồi quan sát trẻ chơi và có thể làm thêm một ít dụng cụ,
đồ dùng mới trang bị cho lớp học, đồng thời có thể làm sổ sách.
+ Sau khi chơi xong, trẻ có thể tự mình thu xếp gọn đồ chơi, xếp và
khiên bàn ghế để chuẩn bị ăn trưa.
- Hoạt động tổ chức ăn trưa:
+ Trước bửa ăn:
 Trẻ tự mình vệ sinh cá nhân, rử tay lau mặt, chuẩn bị một số dụng cụ
cần thiết cho bữa ăn, ngồi vào đúng vị trí của mình như cô giáo đã sắp xếp.
 Khi cơm đã được các cô cấp dưỡng mang đến thì cô giáo chuẩn bị
thức ăn cho trẻ và cho trẻ đến xếp hàng, tự mình nhận lấy khẩu phần ăn và
mang về chỗ ngồi.
 Các món ăn là rất ngon, hấp dẫn trẻ, đảm bảo đầy đủ chất dinh
dưỡng, chất lượng trong mỗi bửa ăn ( có món khô và món canh).
+ Trong bửa ăn:
 Trong lúc ăn, trẻ tự mình ăn, cô giáo quan sát và làm những công việc
tương tự như lớp nhà trẻ. Tạo không khí bửa ăn vui vẻ, thỏa mái, hứng thú và
có sự thi đua giữa các ban.
 Khi ăn hết khẩu phần của mình mà vẫn chưa no, muốn ăn thêm trẻ tự
mình mang bát lên và xin cô.
 Sau khi ăn xong, trẻ tự vệ sinh cá nhân, rửa mặt, uống nước, đánh răng

(trẻ xếp thành một hàng ngang, theo đúng vị trí lấy kem và bàn chải của mình
rồi tự đánh răng), sau đó phụ cô thu dọn bàn ghế. Trong lúc chờ cô lau sàng
21


trẻ có thể chơi tự do và sau đó khiên giường, lấy gối của mình và nằm ngủ
theo đúng vị trí.
2.3. Nhận xét:
- Việc tổ chức quản lí nhóm lớp và chế độ sinh hoạt của giáo viên ở cả ba
nhóm lớp nhà trẻ (từ 24 – 36 tháng), lớp mẫu giáo (từ 3 – 4 tuổi và từ 4 – 5
tuổi) được thực hiện rõ ràng và theo đúng kế hoạch, phù hợp với trẻ ở mỗi độ
tuổi khác nhau. Cách chăm sóc – giáo dục trẻ rất tôt, đảm bảo, đúng với
chương trình GDMN; chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do bộ giáo dục và
đào tạo ban hành.
- Cách sắp xếp thời gian biểu ở ba lớp là hợp lí và phù hợp với từng độ
tuổi. Chế độ sinh hoạt hợp lí giúp trẻ sinh hoạt – học tập – vui chơi có hiệu
quả và đạt hiệu cao. Công tác quả lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt cho
trẻ ở trường mầm mon Hương Lưu theo em như vậy đã là hợp lí, thực hiện
theo đúng yêu cầu của bộ giáo dục ban hành.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhỏ về trang bị dụng cụ
đồ chơi, quản lí nhóm lớp cần chặt chẽ và quan tâm hơn nữa.
3. Bài học kinh nghiệm.
Qua ba buổi được đi thực tế tại trường mầm non Hương Lưu em học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệm và bài học cho mình.
- Biết rõ được các công việc cụ thể mà một giáo viên mầm non cần phải
làm để chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Tiếp thu được nhiều kiến thức mới đầy bổ ích, tích lũy và áp dụng cho
bản thân khi là một giáo viên trong tương lai.
- Biết được cách làm việc, quản lí nhóm lớp và tổ chức chế độ sinh hoạt
cho trẻ một cách hiệu quả.

- Làm việc luôn có kế hoạch, có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách
nhiệm cao. Khi làm việc cần phải linh hoạt, nhanh nhẹn, luôn chủ động và
sáng tạo.

22


- Khi đứng lớp, phải hết sức bình tỉnh, tự tin đồng thời cũng nghiêm khắc
với trẻ để hình thành cho trẻ kỷ cương nề nếp, học tập.
- Áp dụng được những kiến thức đã học và qua sự quan sát ở các buổi đi
thực tế, em biết cách tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
- Biết cách sử lí các tình huốn sư phạm khác nhau một cách tế nhị và có
hiệu quả.
- Luôn có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm cao với công việc của mình,
có lời nói nhẹ nhàng, diễn cảm thu hút trẻ.
- Có thái độ ân cần, luôn hết mực yêu thương trẻ, trẻ là trung tâm là đối
tương hàng đầu.
- Biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ những người có kinh
nghiệm để tích lũy kiến thức phục vụ cho công việc sau này.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kì đi thực tế ở trường mầm non Hương Lưu vừa qua, dù chỉ là thời
gian ngắn trong ba buổi nhưng em được học hỏi rất nhiều điều, rút ra được
nhiều bài học và kinh nghiệm cho bản thân. Em được trải nghiệm những công
việc mà một giáo viên mầm non cần phải làm, tuy khó khăn vất vả nhưng
được thực hành để trải nghiệm em rất vui và bổ ích. Nhìn những đứa trẻ đáng
yêu, dễ thương và hồn nhiên chơi đùa em cảm thấy yêu nghề hơn. Em có cơ
hội tiếp xúc trực tiếp với trẻ qua từng độ tuổi khác nhau, quan sát quá trình
học tập vui chơi và sinh hoạt của trẻ cũng như giáo viên đứng lớp. Đồng thời
cũng được giao lưu, trao đổi với các giáo viên để hiểu rõ hơn một số vấn đề

về thực trạng tổ chức quản lí nhóm lớp và chế đô sinh hoạt cho trẻ ở trường
mầm non. Ở trường mầm non Hương Lưu trong mọi hoạt động các giáo viên
rất linh hoạt, đảm đang có chuyên môn và đầy kinh nghiệm, thực hiện nhiệm
vụ của mình một cách có hiệu quả. Tổ chức, lên kế hoạch cho công tác quản lí
nhóm lớp và chế độ sinh hoạt cho trẻ một cách đúng đắn, phù hợp, đạt chuẩn
theo yêu cầu của chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non. Để
23


×