Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.49 KB, 33 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kĩ thuật,
khối lượng tri thức cũng có tốc độ phát triển rất nhanh, trong đó có lĩnh vực
Sinh học. Trên đà phát triển đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào
việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới
phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả
những người làm công tác giáo dục đều hưởng ứng một cách tích cực.
Sinh học là bộ môn khoa học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các
bài giảng hàng ngày, do vậy việc định hướng, đổi mới phương pháp dạy học
cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương
pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như “Thảo luận nhóm”,
“Nêu vấn đề”... nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong
học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng
thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Mặt khác
các khái niệm, quy luật, hiện tượng sinh học… nhiều khi rất trìu tượng, khó
hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, không hứng thú với
môn học, đối với các học sinh có tư duy không tốt có thể dẫn đến xu hướng sợ
bộ môn Sinh học.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tôi nhận thấy việc nâng cao hứng
thú học tập môn Sinh học cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Muốn làm
được điều đó, giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế sâu rộng, có khả năng
gắn các bài giảng với thực tế nhằm tạo ra những giờ học sinh động, nâng cao sự
hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh. Từ thực tế đó nên tôi
chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh giáo dục thường
xuyên học môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
* Điều kiện áp dụng: Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng,
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo...sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tin tưởng của phụ huynh và học sinh.
1




* Thời gian áp dụng: Năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016.
* Đối tượng áp dụng: Học sinh GDTX.
3. Nội dung sáng kiến
Trong đề tài, tôi tập trung nghiên cứu các mối liên hệ giữa kiến thức bộ
môn với kiến thức trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Từ những mối liên hệ
đó giúp các em có thể tự mình giải thích, hiểu được vấn đề và nắm được kiến
thức một cách dễ dàng.
Đề tài giúp học sinh có cách tiếp nhận kiến thức một cách mới mẻ, hình
thành hứng thú, ham học hỏi tìm tòi, học sinh không còn bị động trong quá
trình lĩnh hội kiến thức bộ môn. Bên cạch đó đề tài còn giúp các em có cái nhìn
mới mẻ về thế giới thực tiễn, kích thích trí tò mò sáng tạo, niềm say mê nghiên
cứu khoa học, giúp các em tiếp cận nhanh với công nghệ kĩ thuật hiện đại.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy tại đơn vị của tôi, qua khảo sát
chất lượng và ý kiến học sinh nhận thấy đã mang lại hiệu quả tốt.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Trên thực tế tôi thấy đề tài có thể áp dụng đối với nhiều bộ môn khác
nhau, trong các bài khác nhau giúp các em học sinh không thấy nhàm chán
trong quá trình lĩnh hội tri thức.

2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học công nghệ và kĩ thuật ngày càng phát triển với tốc độ
cực kì nhanh chóng, cứ khoảng 4 - 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp

đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Trước
sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới công nghệ Sinh học tất yếu phải dẫn
đến sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ.
Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập
trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp bậc học. Phong trào đổi
mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất
cả những người làm công tác giáo dục đều hưởng ứng một cách tích cực.
Sinh học là bộ môn khoa học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các
bài giảng hàng ngày, do vậy việc định hướng, đổi mới phương pháp dạy học
cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương
pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như “Thảo luận nhóm”,
“Nêu vấn đề”... nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong
học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng
thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Mặt khác
các khái niệm, quy luật, hiện tượng sinh học… nhiều khi rất trìu tượng, khó
hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, không hứng thú với
môn học, đối với các học sinh có tư duy không tốt có thể dẫn đến xu hướng sợ
bộ môn Sinh học.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, là giáo viên dạy bộ môn sinh học,
tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, chất lượng bộ môn
sinh học nói riêng thì việc nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học
sinh là điều hết sức cần thiết. Muốn làm được điều đó, ngoài việc phát huy tốt
các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế sâu
rộng, có khả năng gắn các bài giảng với thực tế nhằm tạo ra những giờ học sinh
3


động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.
Từ những thực tế đó nên tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh giáo dục thường xuyên

học môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế”.
1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đề tài
- Đề tài này có thể áp dụng với nhiều đối tượng học sinh với lực học
khác nhau. Tuỳ theo đối tượng học sinh mà việc tổ chức, hướng dẫn, giao việc
tìm ra kiến thức mới cho phù hợp, giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
- Giáo viên dạy môn Sinh học.
- Khả năng nhận thức, thái độ, khả năng ghi nhớ vận dụng kiến thức của
học sinh khi học môn Sinh học.
- Chương trình sinh học 10 và 11 giáo dục thường xuyên.
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh, khả năng tư duy
logic, khả năng ghi nhớ, phương pháp học bài… để đưa ra các biện pháp tổ
chức dạy và học nhằm phát triển sự ghi nhớ, vận dụng kiến thức cho học sinh.
- Giúp cho các em nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn đời sống từ đó nâng cao hứng thú học tập của học
sinh đối với bộ môn Sinh học.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng
học tập của học sinh.
1.5. Điểm mới, tính sáng tạo của đề tài
- Đề tài áp dụng kinh nghiệm giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy và học.
- Kết hợp với các phương tiện dạy học truyền thống, phương tiện hiện đại
cho hiệu quả rõ rệt. Đây là một chủ đề rất mới trong những năm học gần đây.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
4



2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Sinh học với thực tiễn cuộc sống
Sinh học là một môn khoa học về sự sống, là một nhánh của khoa học tự
nhiên, tập trung nghiên cứu về các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với
nhau và với môi trường. Sinh học giúp học sinh hiểu rõ các sự vật, hiện tượng,
các quy luật sống xung quanh mình. Chính vì vậy khi giảng dạy bộ môn sinh
học vấn đề liên hệ thực tiễn cuộc sống là việc làm không thể thiếu. Mặt khác
chính các kiến thức thực tiễn lại giúp học sinh hứng thú với môn học, tích cực,
chủ động sáng tạo phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học.
Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực thì công
nghệ sinh học có những bước phát triển mạnh mẽ hơn cả. Những ứng dụng
công nghệ sinh học trong cuộc sống thực tiễn ngày càng chiếm vị trí và vai trò
quan trọng. Do đó, việc lồng ghép các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc
sống vào các bài giảng trên lớp là một việc làm hết sức cần thiết. Việc làm này
không những giúp học sinh hứng thú học tập mà còn lồng ghép được các nội
dung khác nhau như bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con
người… Ngoài ra việc liên hệ và giải thích các kiến thức thực tiễn giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học, lý học…để giải thích
những sự vật, hiện tượng, quy luật từ đó hình thành kiến thức liên môn cho học
sinh.
2.2. Liên hệ thực tế là biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh
Cái mới luôn gây hứng thú tìm tòi cho mỗi chúng ta. Hiểu và giải thích
được các hiện tượng tự nhiên quanh mình là động cơ để thúc đẩy học sinh học
tập. Việc vận dụng các kiến thức toán học, hóa học, lý học để giải thích các sự
vật, hiện tượng, quy luật giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học
với nhau qua đó tạo sự say mê trong học tập.
Mặt khác, hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định đến kết
quả học tập, hiệu quả tiết dạy. Do đó, để tạo hứng thú học tập thì giáo viên phải
có vốn kiến thức sâu rộng, có khả năng cung cấp lượng kiến thức đủ, đúng, mới
và thiết thực cho học sinh.

5


2.3. Tác dụng của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy
* Đối với giáo viên:
- Liên hệ thực tế trong giảng dạy giúp giáo viên phát huy khả năng
truyền thụ kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy, kích thích hứng thú học tập
của học sinh.
- Thông qua liên hệ thực tế trong bài giảng giáo viên sẽ tạo được những
giờ học bổ ích lý thú, tạo bầu không khí sôi nổi kích thích tính chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Phương pháp này giúp giáo viên rèn luyện một số kỹ năng dạy học như:
+ Kỹ năng diễn đạt
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học
+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng phân bố thời gian hợp lí
- Trong quá trình liên hệ thực tế giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp
với học sinh, gần gũi với học sinh hơn, do đó có thể tạo được ấn tượng tốt với
học sinh, đây là điều kiện tốt giúp giáo viên quản lý học sinh tốt hơn.
* Đối với học sinh:
- Khi đã hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng, quy luật…đối với
học sinh, sinh học không còn là một môn khoa học nhàm chán, khô khan nữa,
từ đó hình thành hứng thú và niềm yêu thích môn học. Học sinh sẽ thấy được
tầm quan trọng của môn học trong cuộc sống.
- Hình thành kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiên cứu tài liệu…các kiến thức
mới luôn thúc đẩy học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, từ đó phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh.
3. Thực trạng dạy học môn Sinh học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
nơi tôi công tác

3.1. Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn.
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
6


tính tích cực của học sinh, trong quá trình giảng dạy giáo viên đã tích hợp nhiều
phương pháp giảng dạy khác nhau như: phương pháp trực quan, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài
giảng …
- Tại Trung tâm cũng có những thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và
học môn sinh học như: Tranh, ảnh, mô hình, các dụng cụ thí nghiệm… Bên
cạnh đó Trung tâm còn có hệ thống máy tính, máy chiếu giúp giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.2. Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, việc giảng dạy môn Sinh học tại
Trung tâm GDTX - HN - DN nơi tôi công tác còn gặp những khó khăn như sau:
- Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không
thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy tôi thấy
rằng với thời gian 45 phút của một tiết học, giáo viên mất ít nhất: 1 phút để ổn
định tổ chức lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến
thức rất cơ bản), 4 phút để củng cố bài (thực chất chỉ đủ để nhắc lại những kiến
thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy
và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài học. Trong khoảng thời gian
này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được
kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời gian để
liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu
có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện
tượng mà thôi.
- Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức Sinh học

nói riêng vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện” là chủ yếu. Mặt khác,
một số thiết bị dạy học và thí nghiệm tại Trung tâm đã không thể đáp ứng được
nhu cầu của môn học gây khó khăn trong quá trình dạy và học.
- Đối tượng học sinh của Trung tâm có đầu vào thấp, do vậy khả năng
vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng của học sinh còn khó
khăn.
7


Trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú
của học sinh đối với bộ môn Sinh học, kết quả cho thấy như sau:

Năm học

2014 - 2015

Tổng số

Số học sinh

Số học sinh

học sinh

hứng thú

Tỉ lệ

không hứng


Tỉ lệ

tham gia

với môn

(%)

thú với

(%)

khảo sát
90

học
16

17,8%

môn học
74

82,2%

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1: Liên hệ thực tế bằng cách đặt tình huống vào bài mới.
Để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng thì việc đặt tình huống
vào bài mới là việc làm hết sức quan trọng. Sự khéo léo của giáo viên có thể
tạo cho học sinh sự bất ngờ. Giáo viên có thể đặt một câu hỏi dí dỏm mang tính

chất khôi hài, một mẩu chuyện khoa học hay một vấn đề rất bình thường mà
hàng ngày học sinh vẫn gặp, sau đó yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích
thông qua bài học nhằm tạo sự chú ý của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy “Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” (Sinh học
10) giáo viên có thể mở bài như sau:
GV: Khi chẻ nhỏ một cọng rau muống và ngâm trong nước các em sẽ
thấy hiện tượng gì?
HS có thể sẽ trả lời là cọng rau muống sẽ cong lên.
GV: Tại sao cọng rau muống lại cong lên như vậy? Chúng có cong theo
chiều ngược lại hay không? Để giải thích hiện tượng trên chúng ta sẽ tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay.
Cách giới thiệu này sẽ giúp học sinh hứng thú tìm hiểu nguyên nhân
thông qua nghiên cứu kiến thức trong bài mới. Và trong quá trình học bài mới
học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng như sau: Khi ngâm
rau muống vào nước (môi trường nhược trương), do nồng độ chất tan bên trong
tế bào rau cao hơn bên ngoài nên nước sẽ thẩm thấu vào trong tế bào làm cho
các tế bào trương lên.
8


Mặt khác, bao quanh bên ngoài cây rau muống (vỏ ngoài màu xanh) là
lớp cutin chống thấm nước nên các tế bào "vỏ" phía bên ngoài không bị thấm
nước, trong khi đó các tế bào bên trong ruột cây rau muống hút nước và trương
lên làm cho cây rau muống chẻ có hiện tượng cong từ trong ra ngoài.
Ví dụ 2: Khi dạy “Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển
hóa vật chất” (SH 10), giáo viên có thể mở bài như sau:
GV: Khi các em nhai cơm thật kỹ chúng ta sẽ thấy có vị gì? Tại sao?
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên dẫn dắt đến bài mới. Thông qua
kiến thức về enzim học sinh có thể giải thích được hiện tượng trên như sau:
Nước bọt trong miệng có chứa enzim Amilaza có khả năng chuyển hóa tinh bột

trong cơm thành đường.
Ví dụ 3: Khi đặt vấn đề vào bài thực hành: Lên men Etilic và Lactic (SH 10)
giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:
Gv: Một số quả chín có vị ngọt để lâu vài ngày thường xảy ra hiện tượng
gì? Vì sao?
Hs: Quả chín để lâu thường có vị chua.
Gv: Để giải thích tại sao những quả chín ngọt để lâu sẽ có vị chua chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Theo chương trình giảm tải của Bộ giáo dục và Đào tạo, phần II - Quá
trình phân giải (Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật)
sẽ được lồng ghép giới thiệu trong Bài 24: Thực hành lên mem Etilic và Lactic.
Cách giới thiệu này giúp kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh. Thông
qua kiến thức của bài học các em có thể giải thích được hiện tượng như sau: Vì
trong dịch quả có nhiều đường, nấm men ở trên vỏ quả xâm nhập vào và quá
trình lên men diễn ra. Sau đó các vi khuẩn chuyển hóa đường thành rượu, từ
rượu thành axit khiến quả bị chua.
Ví dụ 4: Khi dạy “Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
vật” (SH 10) giáo viên có thể mở bài như sau:
Gv: Chúng ta thường dùng cách gì để bảo quản thịt, cá được lâu?
Hs: Bảo quản bằng cách ướp muối hoặc để ngăn đá tủ lạnh.
9


Gv: Để giải thích tại sao hai phương pháp trên lại có thể giúp chúng ta
bảo quản thực phẩm được lâu chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày
hôm nay.
Bảo quản thực phẩm là việc làm rất quen thuộc đối với mỗi học sinh,
những để hiểu được nguyên lý của nó thì không phải học sinh nào cũng có thể
giải thích được. Do đó cách nêu vấn đề như trên sẽ tạo sự hứng thú học hỏi của
học sinh. Qua kiến thức bài học các em có thể giải thích được như sau:

+ Nhiệt độ thấp sẽ ức chế quá trình sinh trưởng của vi sinh vật gây hư
hỏng thịt cá, đặc biệt là với nhóm vi khuẩn ưa nhiệt.
+ Khi ướp muối vào thịt cá, chúng ta đã đưa vi sinh vật gây hư hỏng thịt
cá vào môi trường có nhiều muối (môi trường ưu trương). Do vậy nước trong tế
bào vi sinh vật sẽ bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh làm cho chúng không
phân chia được.
Ví dụ 5: Khi dạy “Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)” (SH 11) giáo viên có thể
đặt câu hỏi gợi mở cho phần mở bài như sau: “Tại sao tim chúng ta lại hoạt
động suốt đời mà không mệt mỏi?”. Thông qua phần trả lời của học sinh giáo
viên sẽ dẫn dắt đến bài học mới.
Qua bài học các em có thể giải thích được tim hoạt động suốt đời mà
không mệt mỏi vì: Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì có thời gian là 0,8s
trong đó có 0,4s tim co còn 0,4s tim dãn, đó là thời gian tim phục hồi lại chức
năng nên tim không bị mệt mỏi.
Ví dụ 6: Khi mở “Bài 23: Hướng động” (SH 11) giáo viên có thể nêu câu hỏi
gợi mở như sau:
Gv: Nếu chúng ta đặt một chậu cây bên cửa sổ sau một thời gian sẽ có
hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
Hs: Cây sẽ hướng ra ngoài cửa sổ đón ánh sáng.
Gv: Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em giải thích được
nguyên nhân của hiện tượng trên.
Cách giới thiệu bài mới như vậy sẽ khơi gợi tính tò mò của học sinh, thôi
thúc các em tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng rất gần gũi với bản thân
10


mình. Qua bài học các em có thể giải thích được như sau: Khi đắt chậu cây bên
của sổ sau một thời gian sẽ thấy cây hướng ra ngoài cửa sổ để đón ánh sáng, đó
là đặc tính hướng sáng của thực vật. Nguyên nhân do sự sinh trưởng không
đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rễ, lá

mầm…) Vì hoocmon Auxin di chuyển từ phía bị kích thích đến phía không bị
kích thích dẫn đến tại phía không bị kích thích có nồng độ Auxin cao hơn nên
kích thích tế bào sinh trưởng nhanh hơn.
4.2. Biện pháp 2: Liên hệ thực tế qua các nội dung cụ thể trong bài học
Trong quá trình học, nếu giáo viên luôn định hướng liên hệ giữa các kiến
thức của bài học với thực tiễn đời sống hàng ngày sẽ làm cho học sinh thấy
hứng thú và khả năng ghi nhớ bài sẽ tốt hơn. Do cấp độ bộ môn sinh học ở bậc
Trung học phổ thông (THPT) đôi khi chưa đi sâu tìm hiểu quá trình diễn biến
của sự vật hay hiện tượng, vì vậy khi giải thích vấn đề giáo viên cần phải khéo
léo. Nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn, chúng ta có thể khích lệ mở ra hướng giáo
dục của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp học cao hơn. Cách nêu
vấn đề này sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa
thực tiễn bài học ngay.
Ví dụ 1: Trong phần thực hành lên men Lactic (SH 10) giáo viên có thể liên hệ
thực tiễn như sau:
Gv: Ở Thanh Hóa có đặc sản nem chua làm từ thịt sống hoàn toàn mà
không qua đun nấu. Vậy ăn nem chua có đảm bảo an toàn thực phẩm hay
không?
Hs nghiên cứu trả lời.
Gv giải thích như sau: Nem chua được sản xuất dựa theo nguyên lí lên
men Lactic. Vi khuẩn Lactic lên men khối thịt nạc xay. Thịt trong nem chỉ được
làm chín bằng sự lên men, axit làm cho khối thịt gắn kết với nhau, có mùi thơm
hơi chua đảm bảo an toàn. Tuy nhiên quy trình làm nem phải yêu cầu điều kiện
vệ sinh thật tốt từ khâu nguyên liệu đến quy trình sản xuất, các dụng cụ phương
tiện sản xuất phải trong điều kiện sạch sẽ khô ráo. Nếu trong quá trình làm
không vệ sinh đúng thì các vi khuẩn lên men thối sẽ hoạt động. Qua ứng dụng
11


trên giúp học sinh thấy được vai trò của vi sinh vật trong đời sống thực tiễn.

Ví dụ 2: Khi dạy phần II – Các yếu tố lí học, “Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vi sinh vật” (SH 10) giáo viên có thể nêu câu hỏi liên hệ
như sau:
Gv: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh lại dễ bị hỏng hơn cá sông?
Hs suy nghĩ trả lời.
Gv: Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn có
thể hoạt động gây hư hỏng cá.
Cách liên hệ này giúp học sinh hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố vật
lý tới sự sinh trưởng của vi sinh vật từ đó có thể vận dụng trong cuộc sống hàng
ngày. Hiểu rõ bản chất và biết cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng
ngày sẽ tạo cho học sinh hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức.
Ví dụ 3: Khi dạy phần HIV/AIDS trong “Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế
bào chủ” (SH 10) giáo viên có thể nêu câu hỏi như sau:
Gv: HIV có lây qua đường nước bọt không?
Qua phần trả lời của học sinh giáo viên có thể giải thích như sau: HIV có
trong hầu hết các loại dịch thể của người bệnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy
HIV trong huyết tương, tinh dịch, nước não tủy, chất nhày cổ tử cung, âm đạo,
sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, nước tiểu (nhưng ở nồng độ thấp hơn). Các nghiên
cứu nghiêm túc đã kết luận nước mắt, nước bọt, nước tiểu, mồ hôi là những
dịch thể của người nhiễm HIV không chứa nhiều HIV đủ để lây nhiễm cho
người khác, ngay cả khi ôm hôn, tiếp xúc với nước mắt, nước tiểu và mồ hôi
của người bệnh. Tuy nhiên, nếu các dịch thể này có lẫn máu, trên cơ thể có vết
xây xát thì khả năng lây nhiễm mới có thể xảy ra. Thông tin trên sẽ giúp giáo
viên giáo dục học sinh cách đối xử bình đẳng, không phân biệt, kì thị đối với
những người bị nhiễm HIV.
Ví dụ 4: Khi dạy xong Phần IV-2. Quá trình cố định nitơ phân tử, “Bài 5-6:
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật” (SH 11) giáo viên có thể nêu vấn đề như sau:
Gv: Chúng ta thường nghe câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
12



Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”
Theo em câu ca dao trên nói nên điều gì?
Hs: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận
mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao.
Gv: Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Hs có thể trả lời theo ý hiểu.
Gv giải thích như sau: Nitơ (N2) chiếm 79% thể tích khí quyển nhưng lại
là một khí trơ. Mặt khác chúng ta biết thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới dạng muối
amôn (NH) và nitrat (NO). Quá trình cố định đạm không chỉ xảy ra theo con
đường sinh học như chúng ta vừa nghiên cứu mà nó còn xảy ra bằng con đường
hóa học và lý học. Khi có sấm chớp (tia lửa điện):
N2 + O2

2NO

2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước mưa: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3Các tia chớp và phản ứng quang hóa trong vũ trụ tổng hợp nên một lượng muối
nitơ từ phân tử nitơ trong khí quyển (khoảng 6 - 7kg/mẫu đất một năm). Tuy
nhiên cố định nitơ bằng con đường sinh học có vai trò quan trọng hơn cả.
Với cách nêu vấn đề như trên giáo viên một phần có thể giúp học sinh
giải thích được kinh nghiệm thực tế của ông cha trong câu ca dao, mặt khác lại
có thể mở rộng kiến thức cho các em. Qua đó giáo viên còn hình thành kiến
thức liên môn cho học sinh, giúp các em thấy được mối liên hệ giữa các môn
học với nhau, từ đó rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức khác nhau để giải
thích sự vật, hiện tượng. Khi hiểu rõ bản chất vấn đề học sinh sẽ thấy hứng thú
hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức
Ví dụ 5: Khi dạy Phần IV - Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường,

“Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT” (SH 11) giáo viên có thể nêu câu hỏi như
sau:
Gv: Sau khi thu hoạch nông sản (lúa, lạc, đỗ…) người ta thường làm gì
để bảo quản được lâu? Tại sao?
13


Hs: Người nông dân thường phơi hoặc sấy khô nông sản để bảo quản
được lâu hơn.
Gv: Bảo quản nông sản nhằm kéo dài thời gian và duy trì chất lượng của
nông sản sau thu hoạch. Như vậy muốn bảo quản nông sản được tốt cần hạn
chế tối đa quá trình hô hấp của chúng. Độ ẩm tới hạn của đa số các loại hạt là
12 - 15%, khi độ ẩm lớn hơn độ ẩm tới hạn thì các hoạt động sống, đặc biệt là
sự hô hấp mạnh lên. Hô hấp phân giải các chất hữu cơ trong nông sản làm cho
chất lượng nông sản giảm sút. Ngoài ra qua trình hô hấp sẽ làm cho nhiệt độ
tăng lên, là điều kiện tốt để vi sinh vật hay côn trùng hoạt động gây hư hỏng
nông sản. Chính vì vậy nên người nông dân thường phơi hoặc sấy khô nông sản
đến độ ẩm tới hạn trước khi đưa vào bản quản.
Phương pháp bảo quản nông sản trên là phương pháp rất gần gũi đối với
mỗi học sinh. Với cách liên hệ này giáo viên sẽ giúp các em hiểu được nguyên
lý của phương pháp trên. Qua đó còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa
nước (yếu tố môi trường) với quá trình hô hấp ở thực vật. Ngoài ra, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên các em còn có thể biết và hiểu được nguyên lý của
một số hình thức bảo quản nông sản khác. Điều này không những giúp các em
hiểu rõ bản chất của nôi dung bài học mà còn gây hứng thú cho các em khi vận
dụng kiến thức trong sách vở vào đời sống hàng ngày.
4.3. Biện pháp 3: Liên hệ thực tế khi kết thúc bài học nhằm củng cố kiến thức
Cách liên hệ thực tế này giúp học sinh có thể tự mình hoặc dưới sự
hướng dẫn của giáo viên để giải thích các hiện tượng thực tế xung quanh, mặt
khác lại có thế khắc sâu kiến thức vừa mới học, giúp học sinh nhớ bài nhanh

hơn.
Ví dụ 1: Sau khi học xong “Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO” (SH 10) giáo viên có
thể đặt câu hỏi như sau:
Gv: Khi chúng ta tập luyện thể thao quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh
hay yếu? Nếu tập luyện quá sức thường có hiện tượng gì? Vì sao?
Hs trả lời.
Gv gợi ý để học sinh có thể trả lợi được câu hỏi và giải thích hiện tượng
14


như sau: Khi tập luyện thể thao, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP
do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường. Biểu hiện của tăng hô hấp
tế bào là việc tăng hô hấp ngoài (thở mạnh hơn) để tăng cường hấp thụ O 2 và
thải CO2. Nếu luyện tập quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không đủ
cung cấp O2 cho quá trình hô hấp tế bào do đó các tế bào cơ phải sử dụng quá
trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào dẫn
đến hiện tượng đau mỏi cơ.
Cách liên hệ trên giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa hô hấp ngoài
và hô hấp tế bào, nắm được vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể. Ngoài ra
học sinh còn giải thích được nguyên nhân gây đau mỏi cơ khi tập luyện quá
sức.
Ví dụ 2: Trong chương trình giảm tải của Bộ giáo dục và Đào tạo phần II –
Quá trình phân giải, “Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh
vật” (SH 10), sẽ được lồng ghép giới thiệu trong “Bài 24: Thực hành lên men
Etilic và Lactic”. Khi học xong bài này giáo viên có thể hỏi như sau:
Gv: Dân gian ta có câu: “Chồng thối, vợ thiu, lại pha với nước Đông
Triều. Chồng thối lại khỏi, vợ thiu lại lành”. Em hiểu thế nào về câu nói trên?
Hs suy nghĩ trả lời. Giáo viên có thể gợi ý để học sinh thấy đây là quy
trình sản xuất tương. Chồng thối là nước đậu ngâm, vợ thiu là mốc ngô hay
mốc gạo. Nước Đông Triều là nước muối. Quá trình này chúng ta sử dụng mốc

ngô hay mốc gạo là loại mốc có màu vàng hoa cau nhưng thực chất đây là một
loại nấm sợi (Aspergillus oryzae). Loại nấm này có thể tạo ra nhiều loại protêin
khác nhau trong đó có prôtêaza giúp phân giải protein của đậu tương đã được
ngâm, tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta
được nước tương (nước chấm).
Với cách nêu vấn đề này học sinh có thể nắm được quy trình sản xuất
tương, hiểu được bản chất của quá trình phân giải protein và ứng dụng của nó
trong đời sống. Mặt khác khi hiểu rõ bản chất vấn đề học sinh sẽ càng thích thú
hơn khi lĩnh hội được tri thức, đây là mấu chốt vấn đề giúp học sinh nâng cao
hứng thú học tập.
15


Ví dụ 3: Sau khi học xong “Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến
quang hợp” (SH 11) giáo viên có thể nêu câu hỏi như sau:
Gv: Tại sao trong trồng trọt, ngoài yếu tố giống, phân bón thì cần phải
chú ý đến mùa vụ hợp lí cho mỗi loại cây trồng?
Hs trả lời. Giáo viên có thể gợi ý để học sinh thấy được nguyên nhân như
sau: Mỗi mùa trong năm có cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nước khác nhau. Mỗi
cây trồng cũng có nhu cầu về nước, ánh sáng và nhiệt độ khác nhau vì vậy
ngoài yếu tố giống cần có mùa vụ thích hợp để đạt năng suất cao.
Cách liên hệ này giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các nhân tố
ngoại cảnh đến quang hợp của thực vật.
Ví dụ 4: Sau khi học xong “Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT” (SH 11) giáo
viên có thể nêu câu hỏi như sau:
Gv: Tại sao khi ở gần lò đốt than hoặc bếp than thì chúng ta thường cảm
thấy khó thở?
Hs có thể trả lời vì bếp than có nhiều khí CO.
Gv có thể gợi ý cho học sinh như sau: Hêmôglôbin (Hb) là yếu tố tham
gia vận chuyển ôxi trong quá trình hô hấp. Ở gần lò đốt than hoặc bếp than có

nhiều khí CO. Khí CO dễ dàng kết hợp với Hb để tạo ra HbCO (hợp chất bền
vững và rất khó phân li). Sự kết hợp giữa Hb và CO mạnh gấp 250 lần so với
Hb kết hợp với O2. Chính vì vậy đã làm cho Hb mất khả năng hô hấp (khả năng
kết hợp với O2) gây ngạt thở cho người và động vật.
Việc giải thích được hiện tượng nêu trên không những giúp học sinh hiểu
rõ bản chất của hô hấp ở động vật mà còn lý giải được hiện tượng vẫn thường
gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra hiện tượng trên còn giúp học sinh đúc
kết kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
4.4. Biện pháp 4: Liên hệ thực tế qua những “Con số bất ngờ”
Cách nêu vấn đề này trong quá trình dạy giáo viên sẽ đưa ra những con
số liên quan đến nội dung bài học gây kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Mặt khác những con số cũng như kiến thức mà giáo viên đưa ra giúp học sinh
mở rộng tầm hiểu biết của mình từ đó các em hứng thú hơn trong việc nghiên
16


cứu tài liệu thu thập thông tin mới.
Ví dụ 1: Trong quá trình dạy phần HIV/AIDS, “Bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA
VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ” (SH 10) giáo viên có thể mở rộng kiến thức
cho học sinh bằng cách thông báo những con số về “đại dịch AIDS” như sau:
Gv: Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã
giết chết hơn 25 triệu người. Khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV. Năm
2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, giảm so với mức đỉnh là
2,1 triệu người trong năm 2004. Khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS trong
năm 2009.
Giáo viên có thể gợi mở để học sinh tìm hiểu thêm về tình hình
HIV/AIDS ở nước ta. Bằng cách nêu vấn đề như trên giáo viên có thể giúp học
sinh thấy được mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS. Học sinh sẽ thấy được vì sao
vấn đề phòng tránh lây nhiễm HIV không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn
đề của toàn xã hội. Từ đó hình thành ý thức tuyên truyền về tác hại của

HIV/AIDS đối với học sinh.
Ví dụ 2: Khi dạy “Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT” (SH 11) giáo viên có
thể nêu vấn đề như sau:
Gv: Các em có biết, cứ mỗi giây trôi qua, quá trình hô hấp của sinh vật
và các quá trình đốt cháy nhiên liệu khác sẽ tiêu tốn khoảng 10.000 tấn ôxi. Với
tốc độ này, tất cả ôxi của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong khoảng 3000 năm.
Nhưng nhờ có quá trình quang hợp các chất hữu cơ cũng như ôxi bị tiêu hao
trong quá trình hô hấp và đốt cháy sẽ được bù lại. Tuy nhiên, một vài ước tính
cho thấy, chỉ khoảng 30% ôxi tự do trên Trái đất do thực vật trên đất liền quang
hợp tạo ra, còn lại 70% ôxi do tảo lục và Cyanobacteria trong các môi trường
biển cung cấp.
Từ thông tin trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò điều hòa
không khí của quang hợp từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng, trồng cây xanh
giúp duy trì ổn định hàm lượng khí O2 và CO2 của khí quyển, góp phần ngăn
chặn hiệu ứng nhà kính. Và cũng chính nhờ những con số đó đã kích thích
hứng thú tìm hiểu của học sinh, hình thành niềm yêu khoa học, yêu thích môn
17


học.
Ví dụ 3: Khi học phần IV- Đẻ trứng và đẻ con, “Bài 45: SINH SẢN HỮU
TÍNH Ở ĐỘNG VẬT” (SH 11) giáo viên có thể nêu vấn đề như sau:
Gv: Loài động vật nào đẻ nhiều trứng nhất?
Hs: Loài cá đẻ nhiều trứng nhất.
Gv giải thích: Cá đúng là loài đẻ nhiều trứng những trong đó loài cá Mặt
trăng thuộc bộ Cá Nóc sống ở đại dương là loài đẻ nhiều trứng nhất. Tuy thời
gian mang thai chỉ kéo dài trong vòng ba tuần, nhưng cá Mặt trăng có thể đẻ
mỗi lần lên đến 300 triệu quả trứng. Song điều đáng tiếc là chỉ có khoảng 10
quả trong số đó có thể nở thành con, số còn lại sẽ trở thành thức ăn của những
loài cá khác.

Từ hiện tượng thực tế trên giáo viên có thể gợi ý để học sinh thấy được
nhược điểm của hình thức đẻ trứng so với hình thức mang thai và sinh con ở
động vật. Và khi có thể tự mình phát hiện ra kiến thức học sinh sẽ hứng thú hơn
với môn học, tích cực chủ động sáng tạo để tự tìm kiến thức mới, đây là điều
mà ngành Giáo dục đang hướng tới.
4.5. Biện pháp 5: Liên hệ thực tế qua những “câu chuyện khoa học”
Với cách liên hệ này, học sinh có thể tiếp cận tới khoa học hơn, thấy
được những quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về cùng một sự vật
hiện tượng, nguồn gốc phát sinh của một số sự vật, hiện tượng. Qua những câu
chuyện khoa học trên sẽ càng củng cố niềm say mê, yêu thích khoa học của học
sinh. Mặt khác, thông qua những câu chuyện khoa học khác nhau các em sẽ
thấy được rằng những phát minh vĩ đại không hẳn phải là những phát minh từ
những phòng thí nghiệm với những dụng cụ phức tạp… Đôi khi những phát
hiện tình cờ, ngẫu nhiên lại đem đến cho chúng ta những kiến thức lý thú. Cũng
từ đó hình thành niềm tin khoa học, sự say mê yêu thích nghiên cứu khoa học
của học sinh dẫn đến hứng thú trong học tập lĩnh hội kiến thức của các em.
Ví dụ 1: Khi dạy “Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)” (SH 10) giáo
viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh như sau:
Gv: Theo thuyết cộng sinh, sự xuất hiện của ti thể và lục lạp trong tế bào
18


nhân thực là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn nhỏ với tế bào. Ti thể là
một dạng vi khuẩn hiếu khí, lục lạp là sinh vật quang hợp nhân sơ (vi khuẩn
lam) cộng sinh với thế bào. Chúng có khả năng phân chia độc lập với tế bào,
bao gồm một nhiễm sắc thể vòng với chuỗi ADN của vi khuẩn, có riboxom như
của tế bào Procaryote (tế bào nhân sơ). Cơ chế và hoạt động tổng hợp protein
của ti thể và lạp thể có nhiều đặc điểm giống với vi khuẩn.
Những thông tin thú vị nêu trên sẽ góp phần lớn trong việc xây dựng
hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn sinh học. Thông tin lý thú và mới

mẻ sẽ thôi thúc học sinh tích cực chủ động để lĩnh hội thêm kiến thức mới.
Ví dụ 2: Khi bắt đầu vào “Phần 3: Sinh vật vi sinh học” (SH 10) giáo viên có
thể đưa ra câu chuyện như sau:
Gv: Các em có biết ai là người đầu tiên phát hiện ra vi sinh vật hay
không? Antonie Philips van Leeuwenhoek là một thương gia, một nhà khoa học
người Hà Lan. Khi 16 tuổi ông làm công cho một chủ bán vải. Tình cờ khi đưa
đáy chai qua nền vải thấy các sợi vải được phóng to lên và ông say mê tự mài
các thấu kính và lắp nên những chiếc kính hiển vi đầu tiên. Ông đã sử dụng
những chiếc kính hiển vi thủ công tự tay làm và là người người đầu tiên quan
sát thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh mà ông gọi là “animalcules”
(những động vật nhỏ bé), ngày nay, người ta gọi chúng là "Vi sinh vật". Nhờ đó
ông được coi là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và được coi là nhà vi sinh vật
học đầu tiên trên thế giới.
Với câu chuyện khoa học nêu trên giáo viên có thể xây dựng tình yêu, sự
say mê nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp các em có hứng thú tìm hiểu những
kiến thức mới trong nội dung của phần ba hơn, hình thành niềm tin khoa học
của các em.
Ví dụ 3: Khi học về “Điện thế nghỉ” (SH 11) giáo viên có thể kể cho học sinh
câu chuyện về sự phát hiện ra điện sinh học như sau:
Gv: Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo sư giải phẫu L. Ganvani (1737 1798) ở trường Đại học Bologna, Italia, có mua một số chân ếch còn tươi về để
nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng cắm vào chân ếch và treo lên các xà ngang
19


sắt ở ban công. Bà bỗng giật mình kinh sợ khi nhìn thấy những chiếc chân ếch
đã bị cắt rời thỉnh thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi khi chúng chạm vào xà
ngang sắt. Hiện tượng này đã gây chú ý đối với giáo sư L. Ganvani. Ông đã
làm rất nhiều thí nghiệm khác nhau để chứng minh các tổ chức sống có điện.
Với câu chuyện khoa học trên một lần nữa giáo viên lại giúp học sinh
củng cố niềm tin khoa học. Qua đó những lý thuyết về điện sinh học không còn

quá khô khan đối với các em, vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức sẽ nhanh hơn.
4.6. Biện pháp 6: “Em có biết?” kích thích trí tò mò của học sinh, nâng cao
hứng thú học tập
Trong nội dung sách giáo khoa, phần cuối của rất nhiều bài có mục “Em
có biết?”. Nội dung của mục này đều là phần mở rộng cho những kiến thức có
liên quan đến bài học và thường gắn liền với thực tiễn. Nếu giáo viên chỉ yêu
cầu học sinh đọc mục “Em có biết?” như một phần củng cố hoặc nghiên cứu ở
nhà thì thật đáng tiếc. Do vậy trong quá trình dạy học, tôi luôn lồng ghép kiến
thức của phần này vào bài giảng của mình để giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt
hơn. Từ việc thấy được mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và thực tiễn đời
sống, hiểu được bản chất vấn đề sẽ giúp học sinh thích thú hơn trong việc học,
mong muốn có thể phát hiện nhiều kiến thức mới mẻ, lý thú hơn nữa. Qua đó
bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng nghiên cứu tài liệu mới phát hiện kiến thức.
4.7. Biện pháp 7: Xây dựng hứng thú học tập qua những bài thực hành, các
hoạt động ngoại khóa…
Là một môn khoa học về sự sống do đó trong quá trình dạy sinh học
không thể thiếu những bài thực hành. Với những thí nghiệm đơn giản mà học
sinh có thể tự tiến hành ở nhà như: Thí nghiệm về enzim catalaza trên củ khoai
tây, thí nghiệm lên men etilic và lactic, thí nghiệm về vai trò của phân bón…sẽ
càng làm học sinh thích thú. Mặt khác việc hiểu biết và vận dụng kiến thức vào
những công việc hàng ngày sẽ giúp cho học sinh càng yêu thích môn học hơn.
Với sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự mình muối dưa, cà, làm siro
hoa quả, làm sữa chua, nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô
tính (giâm, chiết, ghép)…Qua đó học sinh thấy được rằng, những kiến thức mà
20


các em học được trên lớp không đơn giản chỉ là những kiến thức khô khan,
những khái niệm khó hiểu mà nó còn được vận dụng vào cuộc sống một cách
rất hữu ích.

Dựa vào những kiến thức đã học để mở các chuyên đề ngoại khóa cho
học sinh tham gia như chuyên đề học sinh tìm hiểu về HIV/AIDS; giáo dục sức
khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên…Phương pháp này bước đầu đã được
Trung tâm áp dụng. Nhưng do điều kiện không cho phép nên số lượng chuyên
đề còn hạn chế, số học sinh tham dự chuyên đề chưa cao.
Ngoài ra giáo viên có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi thăm qua các cơ sở chưng cất rượu,
sản xuất mắm, thăm các vườn quốc gia, vườn bách thú….Được trực tiếp nhìn
thấy quá trình sản xuất dựa trên những kiến thức đã học, được thăm thú cuộc
sống của muôn loài động, thực vật sẽ giúp học sinh mở mang kiến thức, hứng
thú hơn với môn học. Nhưng do điều kiện nhà trường không cho phép nên biện
pháp này chưa được thực hiện. Học sinh chỉ mới được nhìn thấy quá trình sản
xuất hay thăm vườn thú, vườn quốc gia qua những tư liệu mà giáo viên cung
cấp.
5. Hiệu quả đạt được và bài học kinh nghiệm
5.1. Hiệu quả đạt được
Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài
giảng sinh học vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan :
+ Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.
+ Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt: học sinh dễ tiếp thu kiến
thức và nhớ bài lâu hơn.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .
+ Phát triển năng lực chú ý, óc tò mò, tư duy khoa học.
Sau khi áp dụng đề tài, khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với bộ
môn Sinh học tôi thấy như sau:
Năm học

Tổng số

Số học sinh


Tỉ lệ

Số học sinh

Tỉ lệ

học sinh

hứng thú

(%)

không hứng

(%)

21


2015 - 2016

tham gia

với môn

thú với

khảo sát
82


học
38

môn học
44

46,3%

53,7%

Cụ thể như sau:
* Trước khi áp dụng: Kết quả khảo sát đầu năm học 2014 - 2015.
Lớp

Sĩ số

10A
10B

45
45

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
0

0
6
13,3 35 77,8
4
8,9
0
0
0
0
5
11,1 35 77,8
5
11,1
0
0

* Sau khi áp dụng: Kết quả khảo sát cuối năm học 2014 - 2015.
Lớp

Sĩ số

10A
10B

44
43

Giỏi
Khá
Trung bình

Yếu
Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
1
2,3% 7
15,9 33
75
3
6,8
0
0
0
0
6
14
33 76,7
4
9,3
0
0

Kết quả khảo sát cuối học kì I năm 2015 - 2016:
Lớp

Sĩ số

11A
11B

41

41

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
1
2,4
9
22
28 68,3
3
7,3
0
0
0
0
7
17,1 31 75,6
3
7,3
0
0

5.2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm như sau:
- Sinh học là bộ môn khoa học về sự sống, do đó trong quá trình giảng

dạy việc gắn thực tiễn cuộc sống vào bài giảng và hướng dẫn học sinh vận dụng
kiến thức vào thực tế là một việc làm không thể thiếu.
- Để có một giờ dạy hiệu quả, giáo viên phải có vốn kiến thức sâu rộng.
Muốn vậy bản thân giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn
cũng như nghiệp vụ sư phạm.
- Hứng thú học tập của học sinh quyết định rất lớn đến chất lượng bài
giảng. Muốn gây được hứng thú cho học sinh, giáo viên phải vận dụng các
phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm khơi dậy trí tò mò, óc sáng tạo của
học sinh. Khi áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải lựa chọn nội dung phù hợp,
vận dụng khéo léo mới có thể thu hút sự chú ý của học sinh.
22


- Để học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất giáo viên cần
tạo được không khí lớp học thoải mái, sinh động, không gò bó ép buộc. Muốn
làm được điều đó giáo viên phải luôn gần gũi, nắm bắt được tâm sinh lý lứa
tuổi của học sinh. Đối với những học sinh cá biệt giáo viên nên tìm hiểu kỹ về
hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, tính cách, tâm tư của các em, có vậy mới
xây dựng được tình cảm tốt đẹp giữa thầy và trò. Khi đã có tư tưởng thoải mái
học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, mạnh dạn phát biểu, phát huy khả năng
sáng tạo của bản thân, nhờ vậy hứng thú học tập cũng tăng cao.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi trước hết cần phải có sự quan tâm
tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phải đảm
bảo. Ngoài ra cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp, sự ủng hộ, tín nghiệm của các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức
chính trị xã hội, các ban ngành đoàn thể…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học sinh học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học và chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên trước hết
phải nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới
chương trình, về phương pháp dạy học, về kỹ năng sử dụng đồ dùng, dụng cụ
dạy học… đồng thời phải hiểu biết rộng rãi về các vấn đề thực tiễn xảy ra trong
23


tự nhiên và việc khai thác nó trong dạy học một cách có hiệu quả. Qua đó nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi, chiếm lĩnh, lĩnh hội kiến thức.
Tính thực tiễn sẽ phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tư duy duy vật biện
chứng, tư duy lôgic về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên cho học sinh.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải khai thác triệt để nội dung sách giáo
khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các
phương tiện giảng dạy hiện có tại cơ sở. Song khi áp dụng các hiện tượng thực
tiễn phải lựa chọn nội dung phù hợp, thời gian hợp lý mới có thể thu hút học
sinh chú ý, tạo cảm giác thoải mái để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và
yêu thích môn học hơn.
Với chất lượng đầu vào thấp, đối tượng học sinh của tôi có khả năng tiếp
thu và tư duy chưa cao, chưa nói đến việc các em phải tự nghiên cứu tài liệu để
tự mình tìm ra kiến thức. Mặt khác học sinh chưa có định hướng cho tương lai
nên ý thức học tập chưa cao đôi khi học tập còn mang tích chất cảm hướng,
cũng không ngoại trừ một số ít các em đến lớp theo yêu cầu của cha mẹ. Điều
này nói lên rằng đa số học sinh chưa thích thú với việc học, chưa cảm thấy học
tập là một việc làm thú vị do vậy chất lượng chưa cao. Để thu hút được sự chú
ý của những đối tượng này người giáo viên ngoài những yêu cầu nêu trên còn
phải biết nắm bắt tâm lý và lứa tuổi học sinh để có biện pháp vận dụng phù
hợp. Khi chưa áp dụng đề tài tỷ lệ học sinh yêu thích bộ môn sinh học là rất ít.
Sau khi áp dụng phương pháp lồng ghép thực tiễn với các bài giảng thì tỷ lệ
học sinh yêu môn học tăng lên rõ rệt.

2. Kiến nghị
Để việc dạy và học bộ môn Sinh học đạt kết quả tốt hơn, tôi xin đưa ra
một số kiến nghị như sau:
- Khi áp dụng phương pháp liên hệ thực tế trong giảng dạy, người giáo
viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu,
tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với học sinh. Hình thành giáo
án theo hướng phát huy tính chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lí và
hài hòa.
24


- Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo cho giáo viên tiện trong
việc nghiên cứu tài liệu mới, cập nhật kiến thức kịp thời.
- Về thiết bị đồ dùng, một số hóa chất phục vụ thí nghiệm chưa đáp ứng
được yêu cầu môn học, một số tiêu bản không còn quan sát được… do vậy cần
bổ sung thêm thiết bị đồ dùng để thuận tiện cho quá trình giảng dạy.
Trên đây là một số ý kiến của tôi, kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn
đồng nghiệp nghiên cứu, xem xét và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, khả
năng áp dụng rộng rãi hơn nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và
giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao.

PHỤ LỤC
* Giáo án minh họa: Giáo án tiết 24 – Sinh học 10, ban cơ bản.
Phần ba:
SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở VI SINH VẬT
TUẦN 24
Tiết 24:


25


×