Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tuan be la ai chủ đề bản thân lớp 3 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.9 KB, 17 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN 10
CHỦ ĐỀ: BÉ LÀ AI?
Thời gian thực hiện: 7 – 11 /10/2019
Thứ
Thời điểm
1.Đón trẻ,
chơi,TDS
2.
Chơi
ngoài trời
3.
Hoạt
động học

4.
Chơi
hoạt động
ở các góc

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

- Cô đến sớm đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Thể dục sáng: Tập kết hợp bài : Nắng sớm


- Quan sát lá - Dạo chơi - Chơi với Quan sát tự do Nhặt lá trên
cây
vườn hoa
cát, sỏi.
- TC: Ném sân trường
- TC: Cướp cờ - TC: Ném - TC: cướp cờ bóng vào rổ
- TC: Cướp
bóng vào rổ
cờ
KPXH:
PTTC:
PTNT:
PTNN:
PTTM:
Vẽ
Bé giới thiệu Ném xa bằng 2 Nhận
biết Chuyện “Thỏ trang
phục
về mình
tay
phía
trước, trắng biết lỗi” bạn trai- bạn
phía sau của
gái
bản thân
Góc phân vai: Bán đồ dùng của bé.
Góc xây dựng: - Xây ngôi nhà
Góc học tập – sách: - Xem sách chuyện, ghép tranh, làm bài tập toán nhận biết
phía trên,phía dưới của bản thân, gắn hình ảnh còn thiếu phù hợp nội dung chuyện
“Thỏ trắng biết lỗi”

Góc nghệ thuật: - Tô, vẽ nặn trang phục bạn trai- bạn gái,làm đồ dùng của bé bằng
những nguyên vật liệu sẵn có. Biểu diễn văn nghệ về chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt chuẩn bị ăn cơm.
- Chuẩn bị trải nệm cho trẻ ngủ trưa.

5. Vệ sinh
ăn
ngủ
trưa
6.
Chơi - Trang trí lớp
hoạt động
theo
ý - Chơi theo ý
thích
thích

- Ôn Thao tác:
Rửa mặt.
- Chơi theo ý
thích

- Làm bài tập
toán
- Chơi theo ý
thích

- Làm quen
câu chuyện

”Cậu bé mũi
dài”
- Chơi theo ý
thích

7. Chuẩn - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, trả trẻ.
bị ra vê - Trả trẻ tận tay phụ huynh.
-trả trẻ

-1-

- Biểu diển văn
nghệ.
- Chơi theo ý
thích


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUNG CHO CẢ TUẦN
HOẠT ĐỘNG: ĐÓN TRẺ
1. Mục đích- yêu cầu:
MT47. Trẻ nói tên, tuổi, giới tính, điều thích, không thích của bản thân.
- Trẻ biết chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp.Trẻ biết tên, tuổi, giới tính, điều thích, không thích
của mình.
- Rèn kỹ năng chào hỏi, tự giới thiệu bản thân mình.
- Giáo dục trẻ lễ phép với mọi người
2. Chuẩn bị
Kệ để dép, giá treo cặp.
3. Tiến hành
- Cô vui vẻ đón trẻ từ tay phụ huynh vào lớp
- Cô nhắc trẻ để dép, treo cặp đúng nơi quy định.

- Cô và trẻ cùng trẻ cùng trò chuyện về tên, tuổi, giới tính, điều thích, không thích của bản
thân.
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC SÁNG “NẮNG SỚM”
1, Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp kết hợp bài hát theo sự
hướng dẫn của cô
- Kỹ năng xếp hàng, vận động tay, chân kết hợp nhạc
- GD trẻ tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
2, Chuẩn bị: Nhạc, bông múa, sân sạch sẽ
3, Tiến hành: Tập thể dục theo bài hát “Nắng sớm”
Khởi động: Đi vòng tròn, đi chạy các kiểu….
Trọng động: Tập với bông múa
ĐT: Gà gáy (4 lần)
§ Lời 1: Mở cửa ra……cũng hồng.
ĐT: 2 tay đưa cao trước mặt chếch qua phải chân phải bước lên,đổi chân trái và tay chếch bên
trái
§ Lời 2: Mở cửa ra……cũng hồng
ĐT: Hai tay sang ngang, gập bả vai
§ Lời: Nhạc dạo
ĐT: chân trái bước sang, 2 tay đưa cao gập người cúi xuống tay chạm chân
§ Lời 3: Mở cửa ra……cũng hồng
ĐT: Nghiêng người sang trái, sang phải
§ Lời: Nhạc dạo
ĐT: 2 tay đưa ngang khụyu gối 2tay đưa trước mặt bàn tay úp.
§ Lời 4: Mở cửa ra……cũng hồng
ĐT: 2 tay chống hông bật chụm chân tách chân
* Hồi tĩnh: Cho trẻ hít thở, vận động nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG: VỆ SINH ĂN NGỦ
1, Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thực hiện thao tác vệ sinh trước khi ăn, biết xúc ăn, ngồi chỗ và mời cô trước khi ăn,

ăn không rơi vãi, ăn hết suất…
- Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
- GD trẻ ăn hết suất, đầy đủ các chất, vệ sinh sạch sẽ.
2, Chuẩn bị: Bàn ghế ăn, khăn, bàn chải, chén muỗm đủ số trẻ….
-2-


3, Tiến hành
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác vệ sinh trước khi ăn, chuẩn bị bàn ghế, khăn, chén muỗm đầy
đủ với số trẻ
-Cô chia cơm mặn cho trẻ xếp hàng bưng cơm về chỗ ngồi
-Cô giới thiệu món ăn, cho trẻ mời cô và tiến hành ăn.
-Cô nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện.
HOẠT ĐỘNG: CHUẨN BỊ RA VỀ - TRẢ TRẺ
1, Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chào cô, chào ba mẹ khi về, biết lấy đồ dùng cá nhân của mình
- Rèn cho trẻ kỹ năng cử chỉ, lời nói lễ phép.
- GD trẻ lễ phép với mọi người
2, Chuẩn bị
Đồ dùng cá nhân trẻ…
3, Tiến hành
- Cô cho trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
- Cô trò chuyện cùng trẻ.
Thứ 2 ngày 7 tháng 10 năm 2019
I. CHƠI NGOÀI TRỜI:DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết quan sát , phát biểu những gì trẻ biết về lá cây và chơi trò chơi “Cướp cờ” theo sự
hướng dẫn của cô.
- Kỹ năng quan sát, nhận xét, chơi tốt trò chơi

- GD trẻ yêu quý trường mầm non.
2, Chuẩn bị
Trống lắc, sân trường sạch, bóng, đồ chơi…
3. Tiến hành
* Trước khi ra sân
- Hát“Trường em” Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát,về chủ đề.
* Ra sân
- Cô dẫn trẻ dạo chơi vòng quanh trường.
- Cô khuyến khích, gợi ý để trẻ tự đi khám phá các loại lá cây thiên nhiên ở vườn trường. yêu
cầu mỗi trẻ chọn 1 lá cây mà trẻ thích và chia sẽ với các bạn lá cây mà mình vừa tìm được ( nói
được theo sự hiểu biết của trẻ)
Trò chơi “cướp cờ”
+ Cách chơi. Chia lớp làm 2 đội (đội số 1 và đội số 2) khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất của 2
đội lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, đập tay bạn kế tiếp và chạy về cuối hàng đứng
và bạn tiếp theo lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, hết thời gian đội nào cắm được
nhiều cở thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Luật chơi : không được làm rơi cờ,chân không giẫm lên vạch..
+Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời ,các đồ chơi mở ,làm các đồ chơi bằng lá cây
rụng. ( Cô bao quát trẻ)
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng, rửa tay vào lớp.
.

-3-


II. HOẠT ĐỘNG HỌC : BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
1. Mục đích- yêu cầu:
MT23. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, trang phục của bản thân khi được hỏi và trò chuyện.
- Trẻ biết tên, tuổi, giới tính, trang phục của bản thân.Trẻ biết vận dụng những kiến thức đã

học để chơi tốt trò chơi.
- Rèn cho trẻ các kỹ năng nói, kỹ năng tự giới thiệu, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ nhớ tên, tuổi, giáo dục giới tính thông qua trang phục cho bạn trai- bạn gái.
2. Chuẩn bị
- Máy chiếu, giáo án điện tử, nhạc theo chủ đề
- Hình ảnh bạn trai- bạn gái, trang phục.
3. TIẾN HÀNH
. * Bé yêu ca hát
- Cho trẻ hát bài “Bạn có biết tên tôi”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Tên của bạn như thế nào?
- Ai cũng có 1 tên riêng để gọi và trả lời phải không các con?
- Tên gọi riêng của mỗi bạn để làm gì?
- Ngày sinh nhật có giống nhau không ?
- Tuy các con có thể trùng tên gọi nhưng ngày tháng năm sinh không giống nhau .
* Cùng bạn khám phá
*Trò chơi “Bạn là ai”
- Cách chơi: cô mời 1 bạn lên cô hỏi tên và bạn tự giới thiệu tên, tuổi giới tính.
- Cô giới thiệu về bản thân của cô.
+ Cô gọi bạn trai, bạn gái trong lớp lên giới thiệu về mình. (Về họ tên, tuổi, giới tính, trang
phục)
- Con tên là gì?
- Năm nay con mấy tuổi?
- Con là trai hay gái?
- Con thích mặc quần áo gì?
Mời nhiều trẻ trả lời.
- Sau mỗi lần trẻ giới thiệu cô nhấn mạnh lại cho trẻ. ( Chú ý rèn nhiều cho trẻ dân tộc)
+ Cô cho trẻ nhận xét về đặc điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ( về tóc, quần
áo, sở thích)
- Cô tổng hợp lại.

- Tuy bạn trai và bạn gái có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều là bạn học chung 1 lớp, vì
thế các con phải thương yêu và nhường nhịn nhau nhé và cc phải nhớ tên,tuổi và giới tính của
mình để mặc cho phù hợp với giới tính của mình nhé !
* Trò chơi : Chọn tranh đúng giới tính của mình
- Cô chia lớp ra làm 2 tổ, 1 tổ có nam, 1 tổ có nữ, 1 rổ đồ chơi là tranh bạn nam bỏ chung với
tranh bạn nữ, yêu cầu trẻ chọn đúng giới tính nếu bạn nam chọn tranh nam thì bạn nữ chọn
tranh nữ.
- Cho trẻ chọn và gắn lên bảng. sau 1 phút tổ nào chọn đúng và nhiều tổ đó thắng
- Mời trẻ đếm tranh gắn được là mấy?
* TC: Tô màu bạn trai, bạn gái
- Cô phát cho mỗi trẻ 1bức tranh vẽ bạn trai, bạn gái
- Cho trẻ chọn bạn giống mình và tô màu
- Cho trẻ hát bài : “Tôi là ai”
-4-


III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC :GÓC PHÂN VAI (trọng tâm):
1. Mục đích- yêu cầu :
- Trẻ biết tên góc, biết vào góc chơi, biết các trò chơi ở các góc chơi đã chuẩn bị: Góc phân
vai: Gia đình- Bán đồ dùng của bé. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà. Góc học tập – sách: Xem
sách chuyện, làm tranh rời, làm bài tập toán nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân, xem
tranh nội dung chuyện “Thỏ trắng biết lỗi”. Góc nghệ thuật: làm tranh trang phục bạn traibạn gái, làm đồ dùng của bé bằng những nguyên vật liệu sẵn có. Biểu diễn văn nghệ về chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Rèn kỹ năng đóng vai, kỹ năng sắp xếp bố cục, kỹ năng vẽ tô nặn, phối kết hợp cùng bạn
chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi, chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng.
2. Chuẩn bị
Hàng rào, cây xanh, ghế đá, ngôi nhà, đồ lắp ráp, chuồng, heo, gà, vịt, chó, rau, đồ lắp ráp,
tranh ảnh, dụng cụ âm nhạc, đồ dùng gia đình, đồ dùng về chủ đề “bé là ai ?”, tranh tô màu,
tranh xếp hột hạt, bút màu, giấy a4, đồ chơi góc học tập.

3. Tiến hành
* Trước khi chơi
- Cho trẻ hát bài “đố bạn biết tên tôi” trò chuyện về bài hát, về chủ đề.
- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về góc chơi
* Trong khi chơi
* Góc phân vai :Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng của bé
- Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, đóng vai bố, mẹ và con, người bán hàng và người
mua hàng … hướng dẩn trẻ cách sắp xếp các mặt hàng cho gọn gàng để bán hàng cho mọi
người đi mua.
-Hướng dẫn trẻ công việc của cô bán hàng bán hàng cho khách, nhận tiền.Cô bao quát góc
chơi, gợi ý và tạo tình huống để trẻ chơi.
* Góc xây dựng : Xây nhà của bé
- Hướng dẫn trẻ phân công công việc từng bạn trong nhóm, và xây từng phần của ngôi nhà
như: gồm nhà, vườn hoa, vườn rau,vườn cây, ao cá, xung quanh nhà có nhiều cây xanh...hàng
rào bao quanh, cổng ra vào.
* Góc học tập :
- Hướng dẫn trẻ cách xem sách lật từng trang,cách ghép tranh rời thành bức tranh hoàn chỉnh
về trang phục của bé . Hướng dẫn trẻ làm các bài tập toán nhận biết phía trước- phía sau bản
thân, xem tranh chuyện và gắn hình ảnh còn thiếu vào ô trống cho phù hợp với nội dung
chuyện“thỏ trắng biết lỗi”
* Góc nghệ thuật :
-Hướng dẫn trẻ tô, vẽ, nặn, xé dán một số trang phục của bé.
-HD trẻ làm trang phục của bé bằng nguyên vật liệu sẵn có, biễu diễn văn nghệ về chủ đề.
* Góc thiên nhiên:
- Cô hướng dẫn trẻ lau lá, nhặt cỏ, tưới nước cho cây
- Hướng dẫn trẻ phân vai, phối kết hợp cùng nhau chăm sóc cây xanh
*Kết thúc: Cô đi nhận xét các góc chơi – cho trẻ thu dọn đồ chơi.
IV. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: TRANG TRÍ LỚP
1, Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết tô, vẽ một số bức tranh để cùng cô trang trí lớp

- Rèn kỹ năng tô,vẽ và kỹ năng phối hợp bạn chơi cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan, chăm chỉ tạo ra bức tranh đẹp
-5-


2, Chuẩn bị
Một số bức tranh mẫu, nguyên vật liệu để trang trí.
3, Tiến hành
- Hát “đố bạn biết tên tôi”
- Trò chuyện về chủ đề.Cô giới thiệu đề tài.
- Cô cho trẻ quan sát tranh bạn trai- bạn gái
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ được bức tranh
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi tô màu, cô quan sát giúp đỡ trẻ
- Kết thúc: nhận xét giờ học .
* Chơi theo ý thích
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY.

Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm 2019
I, CHƠI NGOÀI TRỜI: DẠO CHƠI VƯỜN HOA
1, Mục tiêu
-Trẻ biết dạo chơi vườn hoa của bé, biết phát biểu tự do về những gì trẻ nhìn thấy, biết chơi trò
chơi “Ném bóng vào rổ”.
- Kỹ năng quan sát, ghi nhớ của trẻ.
GD trẻ chăm sóc và bảo vệ vườn hoa, không hái lá bẻ cành.
2, Chuẩn bị
Trống lắc, vườn hoa của bé, đồ chơi…
3. Tiến hành
Bé vui hát
- Cho trẻ hát bài hát “cái mũi” cô giới thiệu giờ hoạt động
- Cô cho trẻ đi 1 vòng quanh sân, dẫn trẻ đến vườn hoa của bé.

Dạo chơi vườn hoa của bé
- Cô vừa dẫn trẻ quan sát cô vừa hỏi trẻ :
- Cô đố cc đây là hoa gì ?
- Cô dẫn trẻ đi và vừa đi vừa hỏi :
- Còn đây là hoa gì nữa ?
- Người ta trồng những hoa này để làm gì ?
- Tương tự cô dẫn trẻ quan sát các cây hoa khác và trẻ trả lời tữ do theo hiểu biết của mình.
- Để hoa tốt chúng mình phải làm gì ?
Cô giáo dục trẻ.
-6-


Chơi trò chơi: ném bóng vào rổ
+ Cách chơi. Chia lớp làm 2 đội (đội số 1 và đội số 2) khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất của 2
đội lên lấy bóng đứng trước vạch và ném bóng vào rổ của đội mình, xong đi về cuối hàng
đứng và bạn tiếp theo lên ném, hết thời gian đội nào ném được nhiều bóng vào rổ thì đội đó sẽ
giành chiến thắng.
+ Luật chơi : không được ném cóc,chân không giẫm lên vạch..
+Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
Chơi tự do: Cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời ,các đồ chơi mở ,làm các đồ chơi bằng lá cây
rụng. ( Cô bao quát trẻ)
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng, rửa tay vào lớp.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: NÉM XA BẰNG 2 TAY
1. Mục đích- yêu cầu :
MT11. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động: Tung, ném, chuyền, lăn, đập.
- Trẻ biết thực hiện vận động “ ném xa bằng 2 tay”: Hai tay cầm túi cát giơ cao trên đầu và
ném mạnh về phía trước.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp tay mắt khi ném xa bằng 2 tay,kỹ năng quan sát chú ý phối hợp
cùng bạn khi chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bản thân,tính tự tin, kiên trì và có ý thức kỉ luật trong giờ học, thích

thú tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập rộng rãi, thoáng mát.
- Túi cát.
- Bài hát liên quan đến chủ đề.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
* Bé ca hát
- Trẻ cùng cô hát và vân động bài “đố bạn biết tên tôi”
- Các con ơi hôm nay trường chúng mình tổ hội thi “ai ném xa hơn” c/c có muốn tham gia đi
không nào?
- Để có sức khoẻ tốt để đi thi thì c/c cùng tập thể dục với cô nào!
* Bé khỏe bé ngoan
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi thường kết hợp động tác đi nhón chân, đi kiễng chân, đi khom lưng.
Đi nhanh, đi chậm...
ĐT: Thở “ gà gáy”
- Kết hợp bài hát "Bé khỏe,bé ngoan"
Lời :“Em bé khỏe…từng ngày”
Đt tay: 2 tay đưa ra sang ngang co khỷu tay lại (4Lx4N)
Lời: “Em ăn ngon…là bé khỏe bé ngoan”
Đt bụng: Đứng cúi gập người về trước tay chạm ngón chân(2Lx4N)
Lời :“Em bé khỏe…từng ngày”
Đt chân: hai tay dang ngang đưa về trước khụy gối (2Lx4N)
Lời: “Em ăn ngon…là bé khỏe bé ngoan”
Đt bật: 2 tay chống hông bật nhảy tại chỗ (2Lx4N)
* Bé bước giỏi
- Chào mừng các bạn đến với hội thi “ ai ném xa hơn”
- Cô mời một vài trẻ lên ném xa bằng 2 tay cho cô và các bạn cùng xem nào.
- Để ném xa bằng 2 tay đúng cc nhìn lên cô nhé !
- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác).
-7-



- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác: tư thế “chuẩn bị”, cô đứng tự nhiên, trước vạch xuất
phát, đứng chân trước chân sau. Khi có hiệu lệnh các con dùng hai tay cầm túi cát giơ cao trên
đầu và ném mạnh về phía trước.
- Cô cho 1-2 trẻ lên khảo sát
- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ). Động viên trẻ nhút
nhát lên tập.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua.
- Cô động viên tuyên dương trẻ, nêu bài học giáo dục
 Trò chơi vận động: “nhảy lò cò ”
- Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội nhảy lò cò lên lấy trang phục của
bạn trai, bạn gái mang về. Trong thời gian 1 phút đội nào lấy được nhiều trang phục sẽ là đội
chiến thắng.
- Luật chơi: Mỗi lần nhảy lò cò lên chỉ được lấy 1 trang phục mang về.
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ hít thở nhẹ nhàng
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC: GÓC XÂY DỰNG(góc trọng tâm)
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên góc, biết vào góc chơi, biết chơi ở góc chơi đã chuẩn bị: Góc xây dựng: Xây
ngôi nhà.
- Rèn kỹ năng sắp xếp bố cục, phối kết hợp cùng bạn chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi, chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng.
2. Chuẩn bị
Hàng rào, cây xanh, ghế đá, ngôi nhà, đồ lắp ráp, chuồng, heo, gà, vịt, chó, rau…
3. Tiến hành
* Trước khi chơi
- Cho trẻ hát bài “đố bạn biết tên tôi” trò chuyện về bài hát, về chủ đề.
- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về góc chơi
* Trong khi chơi
* Góc xây dựng : Xây nhà của bé

- Hướng dẫn trẻ phân công công việc từng bạn trong nhóm, và xây từng phần của ngôi nhà
như: gồm nhà, vườn hoa, vườn rau,vườn cây, ao cá, xung quanh nhà có nhiều cây xanh...hàng
rào bao quanh, cổng ra vào.
*Kết thúc: Cô đi nhận xét các góc chơi – cho trẻ thu dọn đồ chơi.
IV. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: ÔN TTVS “Rửa mặt”
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện thao tác theo trình tự các bước.
- Rèn kỹ năng chải đầu, tự phục vụ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ đầu tóc gọn gàng.
2. Chuẩn bị: khăn lau mặt, chậu.
3. Tiến hành
- Hát “Rửa mặt như mèo”
- Cô trò chuyện với trẻ về hát và chủ đề
- Giới thiệu đề tài: Ôn ttvs “Rửa mặt”
- Cô ôn lại cách rửa mặt
- Cho lần lượt từng tổ thực hiện
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
* Chơi theo ý thích
-8-


ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY.

Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2019
I, CHƠI NGOÀI TRỜI: DẠO CHƠI VƯỜN CÂY
1, Mục tiêu
- Trẻ biết chơi với đá, sỏi, biết chơi trò chơi “ Cướp cờ”
- Kỹ năng xếp sỏi, đá theo ý tưởng của trẻ.
- GD trẻ yêu quý trường mầm non, giữ gìn vệ sinh chung.

2, Chuẩn bị
Trống lắc, sân trường sạch, bóng, đồ chơi…
3. Tiến hành
* Trước khi ra sân
- Hát“Trường em” Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát,về chủ đề.
* Ra sân
- Cô cho trẻ dạo chơi vòng quanh trường.
- Cô cho trẻ đi nhặt đá, sỏi mà mình thích, sử dụng các giác quan khác nhau (nhìn, sờ, gõ…)
để tìm hiểu nguyên vật liệu đã tìm được sau đó chia sẻ với các bạn về đặc điểm vật liệu mình
vừa tìm được (tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, tính chất) nếu trẻ không biết tự khám
phá bằng giác quan thì giáo viên gợi ý. Cho trẻ chơi với vật liệu vừa tìm được.
- Trò chơi “cướp cờ”
+ Cách chơi. Chia lớp làm 2 đội (đội số 1 và đội số 2) khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất của 2
đội lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, đập tay bạn kế tiếp và chạy về cuối hàng đứng
và bạn tiếp theo lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, hết thời gian đội nào cắm được
nhiều cở thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Luật chơi : không được làm rơi cờ,chân không giẫm lên vạch..
+Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời ,các đồ chơi mở ,làm các đồ chơi bằng lá cây
rụng. ( Cô bao quát trẻ)
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng, rửa tay vào lớp.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : NHẬN BIẾT PHÍA TRƯỚC- PHÍA SAU BẢN THÂN
1 Mục đích- yêu cầu
MT33. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so
với bản thân.
- Trẻ biết nhận biết phía trước- phía sau bản thân.
- Rèn kỹ năng định hướng phía trước- phía sau, tư duy ghi nhớ có chủ định.
-9-



- Giáo dục cháu yêu quý bản thân, chăm ngoan học giỏi xứng đáng cháu ngoan bác Hồ.
2. Chuẩn bị
- Máy chiếu, máy tính, bàn, ghế, đồ chơi, búp bê.
- Lô tô một số đồ dùng đủ cho cô và trẻ
- Rổ bảng cho trẻ, bút màu
- Bài tập khoanh tròn cho 4 đội.
3. TIẾN HÀNH
+ Bé cùng vui
- Giờ chúng mình cùng chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô.
- Các con giơ tay theo hiệu lệnh của cô.
- Thế cc có biết phía trước –phía sau của chúng mình chưa ?
- Các con đã biết tay phải- tay trái rồi .Hôm nay cô sẽ cho chúng mình nhận biết phía trướcphía sau bản thân nhé !
+ Ai nhanh hơn.
- Bạn búp bê thấy chúng mình học ngoan nên bạn búp bê muốn học cùng các bạn lắm bây giờ
chúng mình mời búp bê học cùng chúng mình nào!
+ Chúng mình mời búp bê ngồi đây. Chào bạn búp bê nào!
+ Chúng mình có nhìn thấy bạn búp bê không? Búp bê ở phía nào của các con?
- Các con nhìn thấy bạn búp bê vì bạn ấy ở “Phía trước” các con đấy!
- Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước”
- Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của mình (3-4 trẻ)
+ Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu tay” đưa tay ra sau bế em búp bê ra phía sau nào!
+ Bây giờ chúng mình có thấy em búp bê không?
+ Vì sao chúng mình không thấy em búp bê nhỉ?
Vì em búp bê ở phía nào của các con?
- Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy
được thì là phía sau đấy!
- Cô hỏi trẻ phía sau của con đâu, phía sau của con có gì?
+ Bé hát vận động bài ồ sao bé không lắc.
+Bé thông minh, nhanh trí
* Trò chơi: thông minh

-Cô đã chuẩn bị 3 bức tranh cô mời đại diện 3 tổ lên nhận tranh nhiệm vụ của các con là tô
màu đỏ những đồ vật phía trước mặt bạn trai,tô màu xanh đồ vật phía sau lung bạn trai.Trong
vòng 1 phút đội nào làm đúng,xong trước là thắng cuộc.
* Trò chơi:Tai ai thính
-Cô tập trung cả lớp lại cô giơ đồ vật ở phía nào thì yêu cầu trẻ nói ngay phía đó lên cho cô
biết.
* Trò chơi: Bé giỏi.
-Xung quanh lớp mình có rất nhiều các vị trí khác nhau các con khi nghe cô lắc trống song thì
hãy mau chạy về tìm cho mình một chồ đứng có cả đồ vật ở phía trước lẫn phía sau so với
mình, bạn nào tìm không được thì ra ngoài một lần chơi.
-Tổ chức cho trẻ chơi. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Kết thúc: nhận xét tuyên dương
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC : GÓC HỌC TẬP (trọng tâm)
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết nhận biết phía trước- phía sau bản thân.
- Rèn kỹ năng định hướng trong không gian, kỹ năng tư duy có chủ định.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi
-10-


2. Chuẩn bị: Màu, bài tập khoanh tròn.
3. Tiến hành
* Trước khi chơi
- Cho trẻ hát bài “tìm bạn thân” trò chuyện về bài hát, về chủ đề.
- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về góc chơi
* Trong khi chơi
Góc học tập:
- Hướng dẫn trẻ tô màu nhận biết phía trước- phía sau bản thân.
*Kết thúc: Nhận xét
IV. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:LÀM BT SÁCH TOÁN

1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết làm bài tập toán. ( tô màu phía trước phía sau theo yêu cầu)
- Rèn kỹ làm bài tập toán, tô màu, định hướng.
- Giáo dục trẻ giờ học trật tự
2. Chuẩn bị
Màu sáp, sách bé làm quen toán, bàn ghế.
3. Tiến hành
- Ổn định: Hát và vận động bài “đố bạn biết tên tôi”
- Phát vở học toán và hướng dẫn trẻ thực hiện đầy đủ bài tập toán.
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ
*Kết thúc nhận xét tuyên dương
* Chơi theo ý thích
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY.

Thứ năm, ngày 10 tháng 10 năm 2019
I. CHƠI NGOÀI TRỜI:QUAN SÁT TỰ DO
1, Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết quan sát và phát biểu tự do những gì trẻ nhìn thấy về một số sự vật, hiện tượng.trẻ
biết trả lời câu hỏi cô đưa ra, biết chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ”.
- Kỹ năng nghe, nói,quan sát, nhận xét, chơi trò chơi
- GD ngoan, hứng thú trong giờ hoạt động.
2, Chuẩn bị
Trống lắc, sân trường sạch, bóng, đồ chơi…
3. Tiến hành
Bé hát cùng cô
- Hát bài “đố bạn biết tên tôi”
-11-


- Trò chuyện về chủ đề

- Cô giới thiệu buổi hoạt động
Trẻ quan sát
- Cô vừa dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh khu vực sân trường, vừa quan sát về những sự vật,
hiện tượng mà trẻ nhìn thấy
- Trẻ trả lời tự do về những sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy.
- Cô giáo dục trẻ
Chơi trò chơi: ném bóng vào rổ
- Cách chơi. Chia lớp làm 2 đội (đội số 1 và đội số 2) khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất của 2
đội lên lấy bóng đứng trước vạch và ném bóng vào rổ của đội mình, xong đi về cuối hàng
đứng và bạn tiếp theo lên ném, hết thời gian đội nào ném được nhiều bóng vào rổ thì đội đó sẽ
giành chiến thắng.
- Luật chơi : không được ném cóc,chân không giẫm lên vạch..
-Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời ,các đồ chơi mở ,làm các đồ chơi bằng lá cây
rụng. ( Cô bao quát trẻ)
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng, rửa tay vào lớp.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:THỎ TRẮNG BIẾT LỖI
1. Mục đích- yêu cầu :
MT 37. Trẻ nghe và hiểu nội dung chuyện kể, truyện đọc, bài hát , bài thơ, ca dao, đồng dao,
tục ngữ, câu đó, hò, vè phù hợp theo độ tuổi.
-Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện kể về để mừng sinh
nhật thỏ các bạn gấu nâu, thỏ khoang, sóc vàng và cả mẹ thỏ nữa đều tự tay làm quà cho thỏ
nhưng thỏ ra vẻ không thích và nói không khéo nên làm buồn lòng mọi người chán nàn ra về,
mẹ thỏ giảng giải cho thỏ hiểu thỏ trắng hiểu,nhận lỗi với mẹ và các bạn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng kể chuyện theo trình tự, tập thể hiện tính cách của nhân vật, rèn cho trẻ
nói trọn câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ hứng thú trong giờ học, biết nhận lỗi khi mình có lỗi
- Máy chiếu, máy tính, giáo án điện tử chuyện ‘thỏ trắng biết lỗi.
- Nhạc theo chủ đề.
3. TIẾN HÀNH

Bé yêu âm nhạc
- Cô cho trẻ hát bài “hoa bé ngoan”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- À khi có các con làm nhiều việc tốt sẽ được nhiều hoa bé ngoan đó mới là bé ngoan.
- Cô cũng có 1 câu chuyện nói về thỏ trắng biết lỗi các con có muốn nghe không nào?
* Bé thích nghe cô kể chuyện
- Lần 1 : Cô kể toàn bộ câu chuyện
Qua câu chuyên các con thấy để mừng sinh nhật thỏ các bạn gấu nâu, thỏ khoang, sóc vàng
và cả mẹ thỏ nữa đều tự tay làm quà cho thỏ nhưng thỏ ra vẻ không thích và nói không khéo
nên làm buồn lòng mọi người chán nàn ra về, mẹ thỏ giảng giải cho thỏ hiểu thỏ trắng
hiểu,nhận lỗi với mẹ và các bạn.
- Cô kể lần 2 : kể trích dẫn, giải thích từ khó.
Đoạn 1 : từ đầu đến quà cho thỏ
Đoạn này nói về mừng sinh nhật thỏ các bạn gấu nâu, thỏ khoang, sóc vàng và cả mẹ thỏ nữa
đều tự tay làm quà cho thỏ.
- Từ khó: Ngã sõng soài; là ngã nằm sát đất,
Đoạn 2 : tiếp theo đến hết
-12-


Đoạn này nói về thỏ tỏ vẻ không thích và nói không khéo nên làm buồn lòng mọi người chán
nàn ra về, mẹ thỏ giảng giải cho thỏ hiểu thỏ trắng hiểu,nhận lỗi với mẹ và các bạn.
Từ khó “bẽn lẽn” nghĩa là chưa mạnh dạn, tự tin
* Đàm thoại
- Cô vừa kể c/c nghe câu chuyện gì ?
- Trong câu chuyện có những ai ?
- Nhân ngày sinh nhật thỏ mẹ tặng những gì cho thỏ trắng ?
- Thỏ trắng được Gấu nâu và Sóc tặng những gì ?
- Thỏ trắng nói với bạn điều gì ?
- Thỏ cắt bánh của mẹ và nói gì ?

- Ai là người đã nói cho thỏ hiểu ? cc con học tập ở thỏ trắng điều gì ?
Cô giáo dục trẻ biết nhận lỗi khi mình có lỗi.
* Trẻ đóng kịch
- Cho trẻ đóng kịch theo lời kể của cô về câu chuyện. ( chú ý rèn cho trẻ dân tộc).
* Kết thúc : Hát bài mừng sinh nhật
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:GÓC HỌC TẬP (trọng tâm)
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết gắn một số hình ảnh còn thiếu vào ô trống tương ứng, phù hợp với nội dung câu
chuyện “thỏ trắng biết lỗi”
- Rèn kỹ năng quan sát,so sánh, tư duy cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết nhận lỗi khi làm sai.
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh câu chuyện, mô hình rối câu chuyện.
3. Tiến hành
* Trước khi chơi
- Cho trẻ đọc thơ “cô dạy” trò chuyện về bài hát, về chủ đề.
- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về góc chơi
* Trong khi chơi
Góc học tập:
- Cô hướng dẫn trẻ tìm hình ảnh phù hợp và gắn hình phù hợp nội dung câu chuyện.
*Kết thúc: Nhận xét
IV. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: Làm quen câu chuyện “ Cậu bé mũi dài”
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên và hiểu nội dung câu truyện : “ Cậu bé mũi dài”.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
- Giáo dục trẻ giờ học trật tự
2. Chuẩn bị
Màu sáp, sách
3. Tiến hành
- Ổn định: Hát và vận động bài “Tâm sự của cái mũi”

- Cô giới thiệu lại nội dung truyện
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện.
- Cô giảng nội dung câu chuyện.
- Cô kể cho trẻ nghe 1-2 lần.
* Kết thúc:
* Chơi theo ý thích

-13-


ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY.

Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2019
I. CHƠI NGOÀI TRỜI:LAO ĐỘNG VỆ SINH
1, Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết công việc khi lao động vệ sinh ngoài sân trường: nhặt lá rơi, rác… biết chơi trò chơi
“Cướp cờ”
- Kỹ năng lao động cho trẻ
- GD trẻ giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.
2, Chuẩn bị
Gắp rác, sọt rác…
3. Tiến hành
Trước khi ra sân
- Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ cùng các con lao động vệ sinh : nhặt lá vàng nhé.
Chơi TC: ném bóng vào rổ, chơi tự do
Ra sân
- Trò chuyện về lá trên sân trường:
+Các con thấy có nhiều lá trên sân trường không ? Có những lá của cây gì ? Vì sao lá rụng ?
+ Muốn sân trường luôn sạch sẽ chúng mình phải làm gì ?
+ Để giúp cô nhặt lá và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, cô tặng cho mỗi bạn một chiếc

gắp.
- Hướng dẫn trẻ nhặt lá: Chúng mình để rổ đồ chơi phía trước và hãy lấy gắp để gắp những
chiếc lá, rác bỏ vào sọt nhé.
- Tổ chức cho trẻ nhặt lá cây
- Sau quá trình nhặt lá cho trẻ quan sát sân trường và nêu cảm nhận. Cô giáo dục trẻ bảo vệ
môi trường - Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
Trò chơi “cướp cờ”
- Cách chơi. Chia lớp làm 2 đội (đội số 1 và đội số 2) khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất của 2
đội lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, đập tay bạn kế tiếp và chạy về cuối hàng đứng
và bạn tiếp theo lên lấy cờ và bỏ vào ống cờ của đội mình, hết thời gian đội nào cắm được
nhiều cở thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Luật chơi : không được làm rơi cờ,chân không giẫm lên vạch..
-Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời ,các đồ chơi mở ,làm các đồ chơi bằng lá cây
rụng. ( Cô bao quát trẻ)
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng, rửa tay vào lớp.
-14-


II. HOẠT ĐỘNG HỌC: VẼ TRANG PHỤC BẠN TRAI- BẠN GÁI
1. Mục đích-yêu cầu:
MT 56. Trẻ biết một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình.
- Trẻ biết một số trang phục của bạn trai và bạn gái với hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Trẻ biết sử dụng các nét khác nhau: Nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng... để vẽ trang phục.
Biết sắp xếp bố cục bức tranh hợp lí
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các sản phẩm của mình của bạn
2. Chuẩn bị
- Hình ảnh / tranh vẽ trang phục của bé.
- Nhạc nền “đố bạn biết tên tôi”
3. TIẾN HÀNH

* Bé khỏe bé ngoan
- Cho trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi”.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Cho trẻ xem 1 số tranh về chân dung bạn trai – bạn gái và trò chuyện cùng trẻ.
- Các con quan sát xem đâu là bạn trai, đâu là bạn gái? Vì sao con biết?
- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện giới thiệu vào đề tài: vẽ trang phục bạn trai, bạn gái.
* Thi xem ai giỏi nhất
* Quan sát trang phục bạn trai:
- Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát lên đây
xem cô có bức tranh gì đây ?
- Bạn có trang phục như thế nào?
- Bạn mặc áo gì ?
- Áo bạn màu gì ?
- Quần bạn màu gì ?
* Quan sát trang phục bạn gái :
- Bức tranh vẽ gì ?
- Vì sao con biết bức tranh vẽ trang phục bạn gái ?
- Bạn mặc gì?
- Váy bạn màu gì ?
* Hỏi ý định của trẻ.
- Hôm nay chúng mình muốn vẽ trang phục bạn nào trong lớp mình?
- Vẽ trang phục bạn ấy như thế nào ?
- Khi vẽ chúng mình ngồi như thế nào?
- Cầm bút như thế nào?
* Bé làm họa sĩ
-Cô cho trẻ về bàn ngồi vẽ, cô theo giỏi gợi ý cho trẻ vẽ được bức tranh.
-Cho trẻ nghe một số bản nhạc về chủ đề.
- Cô mời trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày để tổ chức cuộc triển lãm (treo sản phẩm
của trẻ lên giá ).
- Mời một số trẻ lên nhận xét tranh của bạn?

- Hỏi trẻ : thế bức tranh của con ở đâu ?
- Mời 1 số trẻ lêm tự giới thiệu về sản phẩm của mình
- Cô động viên trẻ kịp thời.
* Kết thúc: Cô mời tất cả trẻ lên đứng quanh sản phẩm của mình hát bài “Khuôn mặt cười”

-15-


III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:GÓC NGHỆ THUẬT(trọng tâm)
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết một số trang phục của bạn trai và bạn gái với hình dáng, màu sắc khác nhau. biễu
diễn văn nghệ về chủ đề.
- Rèn kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé dán, quan sát, tư duy, sáng tạo, kỹ năng biểu diễn văn nghệ.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi
2. Chuẩn bị
- Giấy A4, màu, đất nặn, bài hát về chủ đề.
3. Tiến hành
* Trước khi chơi
- Cho trẻ hát bài “tìm bạn thân” trò chuyện về bài hát, về chủ đề.
- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về góc chơi
* Trong khi chơi
* Góc nghệ thuật :
-Hướng dẫn trẻ tô, vẽ, nặn, xé dán một số trang phục của bé.
-HD trẻ làm trang phục của bé bằng nguyên vật liệu sẵn có, biễu diễn văn nghệ về chủ đề.
*Kết thúc: Nhận xét
IV. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:BIỂU DIỄN VN CUỐI TUẦN
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết bài hát, bài thơ, hò vè, biết biểu diễn văn nghệ về chủ đề.
- Rèn kỹ năng hát, mạnh dạn, tự tin cho trẻ
- Giáo dục trẻ biểu diễn tự nhiên

2. Chuẩn bị
Dụng cụ âm nhạc….
3. Tiến hành
- Ổn định: Hát và vận động bài “đố bạn biết tên tôi”
- Cô giới thiệu các bài hát trong chủ đề
- Cô mời trẻ lên biểu diễn và chọn hình thức biểu diễn
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ
*Kết thúc nhận xét tuyên dương
* Chơi theo ý thích
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY.

-16-


Giáo viên

Tổ khối ký duyệt

-17-

Chuyên môn ký duyệt



×