Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo Cáo Kiến tập thực trạng giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch ( bản full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.69 KB, 46 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài báo cáo của riêng em. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung đề tài của mình.


LỜI CẢM ƠN
Trong đợt kiến tập vừa qua, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động
viên tận tình từ nhiều phía. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy
cô khoa Hành Chính Học- trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cùng với tâm huyết
và tri thức của mình đã truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức trong thời gian
học tập để giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập với đề tài: “Thực trạng
giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch theo cơ chế một cửa tại
UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”.
Được sự tiếp nhận của bộ phận một cửa tại UBND xã Phúc Khoa trong thời
gian kiến tập vừa qua. Các anh (chị) công tác tại bộ phận một cửa của UBND xã
Phúc Khoa đã giúp em được làm quen với lĩnh vực chuyên môn, cụ thể hóa phần
lý thuyết đã được học ở trường với tiêu chí “học đi đôi với hành”, “lý thuyết
phải đi đôi với thực tiễn”. Từ đó giúp em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của
công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế mới –cơ chế một cửa đặc biệt
trong lĩnh vực hộ tịch.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các
cô(chú), anh(chị) trong UBND xã Phúc Khoa đặc biệt anh(chị) trong bộ phận
một cửa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian kiến tập tại cơ quan, giúp em
được tìm hiểu cũng như được tham gia thực hiện các công việc tại bộ phận một
cửa. Một lần nữa, em xin kính chúc tập thể ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ,


công nhân viên tại UBND xã Phúc Khoa, quý thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà
Nội lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng trong cuộc sống cũng như
trong công tác để tiếp tục sự nghiệp giáo dục cho thế hệ sinh viên sau này.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế tại một cơ quan
và hạn chế về nhận thức, quan sát, thu thập thông tin, đánh giá và trình bày về
UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu nên em rất mong được sự
đóng góp của các bác, anh(chị) trong UBND xã và các quý thầy cô trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt
UBND
HĐND
CB
CC
SC
TC

ĐH
TTHC

Từ, cụm từ viết đầy đủ
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Cán bộ
Công chức
Sơ cấp
Trung cấp

Cao đẳng
Đại học
Thủ tục hành chính

đ/c

Đồng chí

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn báo cáo


Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính
mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng
đều quan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản
lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp
thời, chính xác các thông tin về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công
dân. Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn
bộ hoạt động quản lý dân cư. Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là cách
thức để thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản, như: quyền được đăng ký
khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn, quyền nuôi con nuôi hoặc được
nhận làm con nuôi…
Trong giai đoạn hiện nay,với việc thực hiện giải quyết những thủ tục hành
chính theo cơ chế mới- cơ chế một cửa đặc biệt trong lĩnh vực hộ tịch thì vấn đề
đổi mới và nâng cao hiệu quả đăng ký về hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu
cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền hành chính quốc gia. Trong thưc tế
đăng ký hộ tịch ở nước ta trong những năm qua cho thấy những yếu tố trì trệ, bất
cập của hệ thống pháp luật cũng như trong giải quyết vướng mắc những thủ tục
về đăng ký hộ tịch. Mặc dù hoạt động đăng ký hộ tịch có nhiều tiến bộ và phát
triển vượt bậc trong nửa thế kỷ qua, và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong

những năm gần đây nhưng việc đăng ký hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịp thời các
thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đối với các cán bộ tư pháp hộ tịch cũng
như các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam.
Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác đăng ký hộ tịch thì vấn đề
quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho công tác đăng ký hộ tịch trong giai đoạn hiện nay và mai
sau.
Phúc Khoa còn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai
Châu, nhận thấy sự cần thiết của thực trạng đăng ký hộ tịch, nâng cao hiệu quả
trong công tác đăng ký hộ tịch tại địa bàn xã, và để phục vụ tốt hơn công việc
học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành quản lý nhà nước của trường


Đại học nội vụ Hà nội. Em đã quyết định chọn vấn đề đăng ký hộ tich tại địa bàn
xã Phúc Khoa làm đề tài báo cáo kiến tập với tên đề tài là “Thực trạng giải
quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch theo cơ chế một cửa tại UBND
xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu” , góp phần đưa kiến thức lý
thuyết vào áp dụng thực tế, tìm hiểu thực trạng giải quyết thủ tục hành chính về
đăng ký hộ tịch tại địa phương để thấy được kết quả, tồn tại hạn chế và nguyên
nhân của việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch tại xã Phúc Khoa,
từ đó đưa ra đề xuất- kiến nghị nhằm giải quyết hiệu quả thủ tục đăng ký hộ tịch
đối với UBND xã Phúc Khoa trong thời gian tới.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài của bài báo cáo tập trung vào đánh giá thực trạng đăng ký hộ tịch tại
UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu trong thời gian qua, phân
tích đánh giá thực trạng của công tác giải quyết đăng ký hộ tịch để tìm ra những
khó khăn hay mặt tích cực của cán bộ tư pháp hộ tịch, đồng thời cũng đưa ra
những kiến nghị đề xuất nhằm giải quyết hiệu quả đăng ký hộ tịch tại UBND xã
Phúc Khoa nói riêng và toàn địa bàn các xã của huyện nói chung.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện được mục đích đã đề ra, nhiệm vụ mà
đề tài phải thực hiện đó là:
- Tìm hiểu về UBND xã Phúc Khoa, cũng như về vị trí địa lý, tình hình dân cư
và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa bàn hiện nay.
- Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng đăng ký hộ tịch tại
UBND xã Phúc Khoa trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những kiến
nghị đề xuất nhằm thực hiện hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính về
đăng ký hộ tịch tại UBND xã Phúc Khoa nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:


Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch theo cơ chế một
cửa của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
* Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và nội dung:
- Giới hạn không gian: UBND xã Phúc Khoa - Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai
Châu.
- Giới hạn về thời gian: Từ ngày 27/05/2019 đến ngày 14/06/2019.
- Phạm vi nội dung: giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch cho
người dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Qúa trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin: nghiên cứu những tài
liệu, giáo trình, các bài viết trên sách , báo, internet để từ đó thu thập thông
tin một cách có chọn lọc.
- Phương pháp quan sát, ghi chép thực tế: thu thập những thông tin thực tế
liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch tại
UBND xã Phúc Khoa.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.

- Phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia: lấy ý kiến trực tiếp của giảng
viên hướng dẫn làm báo cáo, lấy ý kiến từ các cán bộ công chức có trách
nhiệm trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch tại ngay
UBND xã Phúc Khoa.
6. Bố cục báo cáo:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục nội dung
chính của bài báo cáo được trình bày trong hai chương chính:
Chương1: TÌM HIỂU VỀ UBND XÃ PHÚC KHOA, HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU


Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ PHÚC
KHOA, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU VỀ UBND XÃ PHÚC KHOA, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI
CHÂU
1.1. Khái quát chung về xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý
Xã Phúc Khoa nằm ở phía Bắc của huyện Tân Uyên cách trung tâm huyện
10km. Xã Phúc Khoa được chia tách từ xã Mường Khoa và thành lập theo Nghị
định số 156/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, xã có địa hình
đồi núi với độ dốc cao tương đối phức tạp. Tháng 10 năm 2008, xã Phúc Khoa
chuyển từ huyện Than Uyên về huyện Tân Uyên mới thành lập. Có vị trí tiếp
giáp như sau:
- Phía Tây Nam giáp xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông giáp xã Lao Chải và xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Phía Nam giáp thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phía Bắc giáp xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và xã San

Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Phúc Khoa có tổng diện tích tự nhiên là 8.457,9 ha, trong đó diện tích đất
rừng 5642.76ha.Trên địa bàn xã có 9 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Khơ Mú
chiếm 24,3%, dân tộc Kinh chiếm 23,7% , dân tộc Mông chiếm 20,4 %, dân tộc
Giáy chiến 12,3 %, dân tộc Thái chiếm 12,9 %, dân tộc Lào chiếm 3,2 %, dân
tộc Dao chiếm 3,1%, còn lại là dân tộc Tày & Nùng 0,2 %. Tổng số hộ, nhân
khẩu: 1.034 hộ /4.360 khẩu.


*Điều kiện kinh tế: (Theo số liệu cuối năm 2018 đầu năm 2019 của Văn phòngThống kê xã Phúc Khoa)
- Nông nghiệp:
Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt 2.349,5/2.458 tấn (do chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ cây lúa, ngô sang cây chè, dưa hấu), trong đó:Thóc đạt 2.013
tấn. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc hiện Có 2.657 con. Tổng đàn gia cầm các loại
13.876 con.
-Lâm nghiệp: UBND xã đã chỉ đạo thực hiện tuyên truyền luật Bảo vệ và phát
triển rừng tại 4 bản (bản Hô Bon, Nậm Bon 1, Nà Lại, Nà Khoang) với 203
người tham gia; tổ chức cho 816 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ và Phòng cháy
chữa cháy rừng.
-Công tác xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các
tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt tập trung chỉ đạo nâng cao các
tiêu chí về thu nhập, nhà ở dân cư, về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuyên truyên, vận động các bản duy trì dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm gắn với chỉnh
trang nhà cửa, xây dựng nếp sống văn minh với 198 buổi với 11.880 lượt người tham
gia.
*Điều kiện văn hóa- xã hội: (Theo số liệu cuối năm 2018 đầu năm 2019 của Văn
phòng- Thống kê xã Phúc Khoa)
-Giáo dục đào tạo: duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục tiểu học;
phổ cập trung học cơ sở; Phổ cập Mầm non trẻ 5 tuổi; giữ vững 03 trường đạt

chuẩn Quốc gia. Năm học 2018 - 2019 toàn xã có 44 lớp/1.223 học sinh.
-Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao: Tham gia Hội diễn nghệ thuật quần
chúng huyện Tân Uyên lần thứ IV và đạt giải nhì toàn đoàn; tham gia Giải việt dã
huyện, đạt giải ba đồng đội nữ. Tiến hành kiện toàn Ban chăm sóc thiếu niên nhi đồng
xã năm 2018. Tham gia Liên hoan “Tiếng hát hoa phượng đỏ” huyện Tân Uyên lần thứ
IV và đạt giải Khuyến khích toàn đoàn.


1.2. Vị trí, Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Phúc Khoa,
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Căn cứ vào Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định về vị trí
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Phúc Khoa như sau :
1.2.1. Vị trí, chức năng
Theo điều 8 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quyết định :
1.Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp
hành hiến pháp, luật, các văn bản của nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh
tế- xã hội và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo chỉ đạo, quản lý thống nhất
trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng
cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo Điều 35 luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân xã:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị

quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
1.3. Hệ thống văn bản của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai
Châu


1.3.1.Văn bản quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
-Hiến pháp 2013 của Quốc hội khóa XIII;
-Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
-Theo điều 30, 31, 34, 35 của luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
-Nghị định Số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
-Thông tư liên tịch số: 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 của Bộ tư
pháp- Bộ nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của sở tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, phòng tư pháp thuộc UBND cấp
huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã.
-Căn cứ theo Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về thành lập xã Phúc Khoa.
1.3.2. Nội quy, quy chế hoạt động của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân
Uyên, tỉnh Lai Châu
Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định nội
quy, quy chế hoạt động của UBND xã Phúc Khoa như sau:hoạt động của UBND
xã được quy định rõ ràng từ Điều 113 đến điều 125 của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương 2015.
Theo tư liệu của Văn phòng- thống kê xã Phúc Khoa nội quy, quy chế căn cứ
theo Quyết định Số: 77/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 Quyết định

của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế làm việc mẫu của ủy ban
nhân dân xã, phường thị trấn.
UBND xã Phúc Khoa ban hành Quyết định số: 02/2016/QĐ-UBND
ngày15/9/2016 của UBND xã Phúc Khoa về quy chế làm việc như sau:
- Nội quy chung:


+ Giờ làm việc:
1.UBND xã Phúc Khoa làm việc 8 giờ/ngày (40 giờ/tuần)
Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 16
giờ 30.
2. Thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ: nghỉ.
3. Trường hợp làm thêm giờ: do yêu cầu của lãnh đạo xã.
-Nội quy đối với công dân, tổ chức đến làm việc:
Tổ chức, cá nhân liên hệ công việc phải thực hiện:
1. Ra vào cơ quan theo hướng dẫn của bảo vệ cơ quan; không tự ý đi lại
những nơi không có nhiệm vụ.
2. Không được mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và hoá chất độc hại vào
cơ quan.
3. Các phương tiện đi lại như: ôtô, xe máy, xe đạp phải để đúng nơi quy
định theo hướng dẫn của bảo vệ cơ quan.
4.Trang phục phải gọn gàng, không mặc áo hở nách, quần ngắn…; không
gây ồn ào, to tiếng; giữ gìn vệ sinh chung.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan:
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Luật Cán bộ, công chức
số 22/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008.
2. Có mặt đúng giờ tại cơ quan, ngồi làm việc đúng vị trí, không làm ảnh
hưởng đến công việc của người khác. Đeo thẻ công chức trong giờ hành chính.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và
công dân đến liên hệ công tác và làm việc.

3. Chấp hành nghiêm sự phân công nhiệm vụ của lãnh đạo.
- Về Trang phục:
1. Trang phục hàng ngày:
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự,
mang giày hoặc dép có quai hậu.
+ Đối với Nam: quần âu, áo sơ mi.


+ Đối với Nữ: áo sơ mi, quần âu, mang giầy hoặc dép có quai hậu (không
mặc áo trống cổ, áo không có tay, váy ngắn, mỏng, váy xẻ cao…).
2.Lễ phục:
Lễ phục được mặc khi đón tiếp, tham dự các buổi lễ và các cuộc họp
trọng thể, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.
+Đối với Nam: quần âu, áo sơ mi dài tay, thắt caravat hoặc quần áo ký
giả, quần áo complê, đi giầy da.
+Đối với Nữ: áo dài truyền thống, quần áo vest hoặc bộ váy dài; đi giầy
hoặc dép có quai hậu.
- Về thực hiện nếp sống văn hoá trong giao tiếp ứng xử:
1. Trong giao tiếp ứng xử phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ
giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng.
2. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong giờ làm việc.
3. Khi giao tiếp qua điện thoại: Phải xưng tên, đơn vị công tác. Trao đổi
ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc, không dập tắt điện thoại đột ngột.
1.3.3. Quy định về quy trình làm việc,cách thức tổ chức thực hiện công việc
của UBND xã Phúc Khoa

, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

- Căn cứ Quyết định số: 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/ 03/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên

thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Căn cứ Quyết định số: 21/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của UBND tỉnh
Lai Châu về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Căn cứ Quyết định số: 61/2012/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của UBND
huyện Tân Uyên về phê duyệt đề án thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa tại xã Phúc Khoa.
Quy trình làm việc, cách thực hiện công việc của UBND xã Phúc Khoa cụ thể
như sau:


* Nguyên tắc làm việc:
- UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ phát huy vai trò tập thể,
đề cao trách nhiệm cá nhân;
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên và phối hợp chặt chẽ với
các đơn vị, bộ phận trực thuộc;
- Giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân đúng quy định pháp luật;
- CB, CC phải luôn lắng nghe ý kiến của dân và nâng cao học tập trình độ,
chuyên môn.
* Trình tự tổ chức cuộc họp, hội nghị:
Lập kế hoạch tổ chức=> Xin ý kiến lãnh đạo UBND vào bản kế hoạch=>
Chuẩn bị tài liệu, kinh phí, bố trí địa điểm tổ chức=> Lập danh sách đại biểu,
gửi giấy mời, chuẩn bị cơ sở vật chất=> Phát tài liệu, đón tiếp đại biểu, điểm
danh đại biểu=> Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thông báo
chương trình=> Báo đại biểu tham luận, ghi biên bản=> Tổng kết cuộc họp, giải
quyết hậu cần: kinh phí và hoàn thiện hồ sơ.
*Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:
Yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo=> Tiếp nhận=> Xem xét, giải quyết=> Trả
lời.
*Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức bộ phận một cửa:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Luật Cán bộ, công chức được
Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008.
Thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, chuyển giao, trả kết quả, thu lệ phí theo
quy định pháp luật.
- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cần
giải quyết theo quy định pháp luật.
- Chuyển giao hồ sơ cần giải quyết đến bộ phận chuyên môn, cơ quan chuyên
môn có thẩm quyền giải quyết.


1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân
Uyên, tỉnh Lai Châu

PC
hC
óỉủ
cht
hyhyịị
ủtc
tởh
cgU
hqB
UâN
BsD
N
Dx

ã


C
h
u
r

ư


n
u
n


1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên,
tỉnh Lai Châu
Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Phúc Khoa như sau:
- Chủ tịch UBND xã: đ/c Phạm Ngọc Thắng.
- Một phó chủ tịch UBND xã: đ/c Lò Văn Phóng là người giúp chủ tịch UBND
xã trong việc quản lý các vấn đề của địa phương đã được phân công. Ký và
quyết định các vấn đề khi chủ tịch vắng mặt.
- Các phòng ban đứng đầu là các CB,CC tham mưu, giúp chủ tịch UBND trong
việc quản lý các lĩnh vực nhà nước:
+ CC Chỉ huy trưởng Quân sự: đ/c Lê Văn Hiệp.
+ CC Trưởng công an: đ/c Vừ A Phía.
+ CC Tư pháp- hộ tịch: đ/c Nguyễn Đức Kỳ, đ/c Tòng Văn Tiên.


+ CC Địa chính- xây dựng: đ/c Hà Văn Quân, đ/c Đinh Thị Thúy, đ/c Nguyễn
Thanh Bình.

+ CC Văn phòng- thống kê: đ/c Phùng Thị Thương.
+ CC Tài chính- kế toán: đ/c Nguyễn Thị Tuyết.
+ CC Văn hóa- xã hội: đ/c Trương Thị Trang, đ/c Phan Thị Thanh Tâm.
1.4.3. Vị trí, chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phúc Khoa nhiệm kỳ 2016-2021 là đ/c Phạm
Ngọc Thắng.
Theo Điều 36 luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Nhiệm
vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân xã;
2.Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng,
an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ
chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật;
3.Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4.Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;



6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã
theo quy định của pháp luật;
7.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
- Phó Chủ tịch UBND xã là đ/c Lò Văn Phóng thực hiện chức năng giúp việc
cho chủ tịch UBND xã và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công;
chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khái các công việc theo lĩnh
vực được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ
tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước UBND và HĐND về lĩnh vực
được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và
các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động
của UBND trước Đảng ủy, HĐND xã và UBND huyện. Đối với những vấn đề
vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết
định.
3. Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách
nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác UBND thì chủ động trao đổi,
phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến
khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định.
4. Kiểm tra đôn đốc cán bộ, công chức, bán chuyên trách, trưởng bản, thực
hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
1.5. Đội ngũ nhân sự của UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai
Châu
1.5.1. Số lượng nhân sự
Theo số liệu thống kê từ Văn phòng- thống kê xã Phúc Khoa:
Tính đến 31/12/2018, UBND xã theo dân số được quy hoạch 22 chức
danh, có 09 trưởng bản. Đội ngũ cán bộ đảm bảo liên tục và kế thừa độ tuổi bình

quân là 40 tuổi.


Cán bộ chuyên trách: 11 người. Trong đó có 03 cán bộ nữ, 5/11 cán bộ là
người dân tộc (04 cán bộ là dân tộc Thái và 01 cán bộ là dân tộc Giáy). Có 01
CB độ tuổi từ 30 trở xuống, từ 31-40 tuổi có 02 CB, 41– 50 tuổi có 04 CB và từ
51-60 có 04 CB. CB có thâm niên giữ chức vụ dưới 5 năm là 02 người, 5 – 10
năm là 04 CB, CB có thâm niên giữ chức vụ trên 10 năm 05 CB. 7/11 CB là cán
sự và 4/11 CB vừa là cán sự vừa là chuyên viên.
Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư

02 người

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã

02 người

Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã

02 người

Chủ tịch mặt trận và trưởng các đoàn thể

05 người

Công chức cấp xã: 11 người. Trong đó có 06 CC nam, 05/11 CC dân tộc
Thái, không có CC theo tôn giáo. Độ tuổi CC xã Phúc Khoa từ 30 tuổi trở xuống
có 02 CC, từ 31 – 40 tuổi có 07 CC, từ 41 – 50 có 01 CC, từ 51- 60 tuổi có
01CC và không có CC nào trên 60 tuổi. Với thâm niên giữ chức vụ hiện tại dưới
5 năm có 05 CC, 5 – 10 năm có 04 CC, trên 10 năm có 02 CC. 7/11CC là

chuyên viên.
Trưởng Công an
Chỉ huy trưởng quân sự
Tài chính - Kế toán
Địa chính- xây dựng

01 người
01 người
01 người
03 người (01 Xây dựng; 01 Nông nghiệp; 01
Môi trường)

Văn hoá - Xã hội
Văn phòng – Thống kê
Tư pháp – Hộ tịch
1.5.2. Chất lượng nhân sự

02 người
01 người
02 người

*Chất lượng nhân sự CB chuyên trách:
+ Về trình độ văn hóa:Theo số liệu từ Văn phòng – Thống kê xã Phúc
Khoa, CB xã có 11/11 CB trình độ trung học phổ thông = 100%.
+ Về trình độ chuyên môn:Cũng theo số liệu từ Văn phòng – Thống kê xã
Phúc Khoa, có 01 CB chưa được đào tạo trình độ chuyên môn; từ trình độ Trung
cấp có 05 CB = 50 %; 05 CB trình độ ĐH = 50 %. Không có CB trình độ CĐ và
chưa có CB có trình độ sau ĐH.



+ Về trình độ lí luận chính trị:Tính đến hết ngày 31/12/2018 Không có CB
chưa qua đào tạo lí luận chính trị, 01 CB đạt trình độ lí luận chính trị SC, 10 CB
trình độ TC.
+ Về trình độ quản lý hành chính:Tính đến hết ngày 31/12/2018 có 04 CB
đã đào tạo; còn 07 CB chưa qua đào tạo quản lý hành chính.
+ Về trình độ ngoại ngữ: Có thể thấy những CB chủ chốt của UBND xã
lại chưa được đào tạo, chưa có chứng chỉ ngoại ngữ phục vụ cho công việc.
+ Về trình độ tin học: 10/11 CB đạt trình độ tin học.
*Chất lượng trình độ nhân sự Công chức:
Qua thống kê của Văn phòng -Thống kê UBND xã Phúc Khoa cho thấy:
+ Về trình độ văn hóa: Qua thống kê của Văn phòng -Thống kê UBND xã
Phúc Khoa cho thấy:
100% CC xã Phúc Khoa có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ
thông trở lên.
+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ trung cấp có 06 CC và
trình độ đại học có 05 CC.
+ Về trình độ lí luận chính trị:
Chưa qua đào tạo
02 người = 18 %
SC
03 người = 27 %
TC
06 người = 55 %
+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ quản lý hành chính:Đến
31/12/2018 xã có 04 CC chưa qua đào tạo và 07 CC đã đào tạo.
+ Về trình độ ngoại ngữ: mới chỉ có 04 công chức đã qua đào tạo, có trình
độ B.
+ Về tin học: 10/11 CC có trình độ tin học đáp ứng tốt công việc.
Từ số liệu được cung cấp bởi Văn phòng – Thống kê UBND xã Phúc Khoa, có
thể thấy: đội ngũ CB,CC xã phần lớn đã được đào tạo nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Trình độ lí luận chính trị còn 02 CC chưa qua
đào tạo; 04 CB,CC chỉ mới ở trình độ SC. Đặc biệt trình độ quản lý hành chính
có đến tận 11 CB,CC chưa qua đào tạo. Phần đông số CC trẻ có kiến thức, có
trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc


quản lý điều hành, chưa được chuẩn bị chu đáo, có trường hợp chậm được phát
hiện để bố trí sử dụng thỏa đáng và cất nhắc kịp thời.
1.6.Tài chính và trang thiết bị cơ sở vật chất của UBND xã Phúc Khoa,
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
1.6.1. Khái quát chung về công sở
Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở
hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ
máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán
bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể
thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng
công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung
của xã hội, của cộng đồng.”
Công sở hay còn gọi là trụ sở của UBND xã Phúc Khoa đặt tại Bản Phúc
Khoa, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu được xây dựng khang
trang với 16 phòng, tòa nhà 2 tầng trụ sở và tòa nhà cấp 4 nơi đặt phòng làm
việc của bộ phận một cửa được xây dựng ở ngay Trung tâm xã tạothuận lợi cho
cán bộ công chức và người dân trong việc đi lại và giải quyết công việc. Tại trụ
sở UBND xã Phúc Khoa có xây dựng khu vực nhà để xe cho cán bộ công chức,
xung quanh trụ sở có trồng các cây để trang trí cảnh quan cũng như để làm bóng
mát.
1.6.2. Khái quát về công sản
Công sản hay còn gọi là trang thiết bị làm việc của UBND xã Phúc Khoa.
Trang thiết bị làm việc tại UBND xã Phúc Khoa được bố trí 1 cách hợp lý về số

lượng, đa dạng về mẫu mã tuy nhiên chất lượng trang thiết bị làm việc đạt tiêu
chuẩn khoảng 80% một số thiết bị chưa được sửa chữa và bảo dưỡng theo đúng
quy định như Quạt trần và Điều hòa.
Cụ thể về trang thiết bị làm việc như sau:
Trang thiết bị làm việc

Số lượng (cái )


Trang thiết bị làm việc

Số lượng (cái )

Máy photo
Máy in

03
12

Tivi

05

Điện thoại bàn

12

Quạt trần

24


Bình nước nóng

04

Bóng điện

80

Tủ đựng tài liệu

36

Bàn tiếp khách

25

Bảng niêm yết

03

Hòm thư góp ý

07

Loa

04

Bàn làm việc


28

Giá đựng ấm chén

10

Ngoài những trang thiết bị được liệt kê ở trên còn nhiều vật dụng khác
phục vụ cho hoạt động thu dọn vệ sinh trụ sở uỷ ban xã.
1.6.3. Nguồn tài chính hoạt động
Về tài chính nguồn thu ngân sách xã và chi ngân sách xã tại UBND xã
Phúc Khoa theo đúng với Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2016 thông tư quy định về ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã,
phường, thị trấn.
Ngoài ra, theo thống kê từ Văn phòng- thống kê xã Phúc Khoa : ( số liệu
năm 2018 tính đến thời điểm 31/12/2018):
- Tổng thu ngân sách:3.548.728.693 đồng. Tổng chi ngân sách:3.389.490.500
đồng, trong đó: Chi lương 2.663.709.000 đồng; Chi hỗ trợ theo Quyết định số
102/QĐ-TTG 35.040.000 đồng; Chi nguồn 135 kết dư 150.000.000 đồng; Chi
thường xuyên các khối và các nhiệm vụ khác 540.741.500 đồng. Kinh phí huyện
cấp 194 triệu đồng/1 tháng.


Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ
HỘ TỊCH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ PHÚC KHOA,
HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
2.1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính,cơ chế một cửa và đăng ký hộ tịch
2.1.1. Thủ tục hành chính
2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về thủ tục hành chính

Theo từ điển từ và ngữ Hán – Việt thì thủ tục là cách thức tiến hành công việc
theo một thứ tự hay luật lệ đã quen. Theo quan niệm này thì thủ tục gồm hai yếu
tố cơ bản đó là cách thức hoạt động và trình tự hoạt động.
Với nghĩa chung nhất thì thủ tục được hiểu cụ thể như sau: Thủ tục là
phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể
lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt
được kết quả mong muốn.
Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết
trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật.Thủ tục hành
chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh
vực quản lý hành chính nhà nước.
Thủ tục hành chính ngoài trình tự giải quyết các vụ việc cá biệt theo thẩm
quyền thì còn bao gồm trình tự thực hiện thẩm quyền trong việc ban hành quyết
định hành chính chủ đạo, chính sách và các quyết định hành chính quy phạm.
Như vậy theo nghĩa đầy đủ nhất thủ tục hành chính được định nghĩa theo
khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, là trình tự, cách thức thực hiện, hồ
sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định
để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thể thực
hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ
chức có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.
2.1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính


Khác biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ
sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.Thủ tục
hành chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục. Hệ thống
quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự thực

hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc công
việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhà nước,
tổ chức và công dân. Đó cũng chính là các hệ thống các nguyên tắc quản lý và
điều hành bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phải tuân theo
trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quy
phạm nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi. Ví dụ: Nhà nước muốn
thu thuế thì cần có thủ tục để người dân thực hiện việc nộp thuế. Thủ tục hành
chính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức
năng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân và
công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà
nước.
Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước. Xét trong quá trình giải quyết công việc của các
cơ quan hành chính nhà nước thì thủ tục hành chính là cách thức, trình tự mà các
cơ quan hành chính nhà nước áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật. Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên xuống mà cũng có
những trình tự thực hiện song hành.
Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng phức tạp
được biểu hiện như sau:
+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;


+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính,
trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân;
+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định
tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và
từng loại đối tượng;
Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội
dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù

hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội.
2.1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính
* Vai trò của TTHC:
- TTHC là nhân tố đảm bảo cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước được thuận lợi, chặt chẽ, đúng chức năng.
- TTHC tạo điệu kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức thực hiện quyền và
nghĩa vụ hợp pháp của mình.
- TTHC giúp cho việc phát triển nguyên tắc tập trung, dân chủ và tính
công khai trong quản lý hành chính nhà nước.
- TTHC giúp cho công dân và tổ chức tiết kiệm được thời gian và chi phí
đi lại cho công dân, tổ chức.
* Ý nghĩa của TTHC
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm nội dung của pháp luật
được thực hiện trong thực tiễn của đời sống.Thủ tục hành chính với tư cách là bộ
phận của thể chế hành chính ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước.
-Có thể nói thủ tục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành
chính quy định cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng
tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết
các công việc của người dân theo luật định.


- Thủ tục hành chính bảo đảm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước
được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ
quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
- Xét trong tổng thể, thủ tục hành chính là là một bộ phận của pháp luật về
hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tôt thủ tục hành chính có ý nghĩa rất
lớn đối với quá trình xây dựng và triển khai pháp luật.
- Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ qua nhà nước
với dân và các tổ chức, khẳ năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình

quản lý, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2.1.2. Cơ chế một cửa
Áp dụng Nghị định số 61/2018/NĐ-CP:
2.1.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa, bộ phận một cửa
Theo Điều 3 Nghị định này :
Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận
hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát,
đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ
quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều 3.
Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh,
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ
sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh
giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
2.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Theo Điều 4 Nghị định này quy định:
1. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả
phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một
cửa được quản lý tập trung, thống nhất.


3. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng
pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.
4. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo
dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.
5. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức,
cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

6. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách
nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy
định của pháp luật.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế
có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2.1.2.3. Các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa
Thực hiện theo cơ chế một cửa có các thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực cụ
thể sau:
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Địa chính- xây dựng
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xác nhận Văn phòng- thống kê
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động thương binh và xã hội
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng chống tệ nạn xã hội
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp- hộ tịch


×