Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo, sức CHIẾN đấu của tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.03 KB, 49 trang )

-1-

A - MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Trong 84
năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đảng đă lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cánh mạng tháng tám năm 1945 thành
công, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc đưa cả
nuớc đi lên chủ ngiã xã hội với mục tiêu dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng
văn minh.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ Đảng ta là một tổ chức chính
trị chân chính và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đảng ta đã từng bước được tôi
luyện, xây dựng nên những truyền thống quý báu. Dù trong hoàn cảnh nào, thuận
lợi hay khó khăn, Đảng ta vẫn kiên trì mục tiêu lý tưởng của Đảng, trung thành
với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chính vì
vậy, trải qua bao tình thế khó khăn, phức tạp của các giai đoạn cách mạng, Đảng
ta không những đứng vững mà còn khẳng định ngày càng vững chắc vai trò lãnh
đạo toàn xã hội, được nhân dân tin yêu và thừa nhận vị trí là người lãnh đạo duy
nhất của cách mạng Việt Nam.
Để xứng đáng với niềm tin của nhân dân, Đảng phải luôn luôn tự rèn
luyện chỉnh đốn hoàn thiện; gần gũi nhân dân và lắng nghe nguyện vọng chính
đáng của các tổ chức chính trị – xã hội; tiếp thu những bài học thành công và
thất bại của các đảng anh em và ngay của chính mình. Với tinh thần đó, Đảng ta
luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trong bất cứ giai đoạn cách mạng
nào. Công tác xây dựng Đảng không chỉ được coi là vấn đề thường xuyên mà


-2-



còn có ý nghĩa cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới, thực hiện kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng sự
nghiệp đổi mới của đất nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành
tựu bước đầu rất quan trọng. Song, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã tạo ra
những tiêu cực khó khăn không nhỏ, đang đặt ra những bức xúc ở mọi lĩnh vực
cần phải được giải quyết. Thực tế trong thời gian qua, trong nội bộ tổ chức của
đảng mà trước hết là ở các tổ chức cơ sở Đảng, một bộ phận đảng viên thoái
hoá, biến chất, phai nhạt lý tưởng, vi phạm kỷ luật; một số tổ chức cơ sở đảng
không phát huy được vai trò lãnh đạo của mình; mối quan hệ giữa đảng uỷ cơ
sở với các tổ chức chính quyền, đoàn thể không rõ ràng, nhiệm vụ chồng chéo,
khó xác định; sinh hoạt đảng bộ, chi bộ thiếu nội dung, xơ cứng và hình thức;
vai trò là hạt nhân chính trị của cấp uỷ cơ sở bị lu mờ, thiếu sức chiến đấu.
Công tác quản lý đảng viên bị buông lỏng; tư tưởng trung bình chủ nghĩa tương
đối phổ biến; công tác giáo dục, vận động quần chúng chậm được đổi mới; đội
ngũ làm công tác Đảng ở cơ sở chưa được chăm lo đúng mức, trình độ năng lực
chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vu. Do đó, việc nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng không chỉ là vấn đề có ý
nghĩa thường xuyên, lâu dài mà còn mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định “xây
dựng đảng ngày ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là
nhiệm vụ then chốt, nhất là trong tình hình hiện nay khi đất nước chuyển sang
thời kỳ mới”.
Là cán bộ, giáo viên công tác tại trường Tiểu học Mỹ Hà- Lạng Giang, sau
khi được học tập và nghiên cứu chương trình Lớp Trung cấp lý luận Chính trị
hành chính do Trường Chính trị tỉnh Bắc giang tổ chức, bản thân được trang bị lý
luận một cách cơ bản, với mong muốn có dịp tìm hiểu và nâng cao kiến thức



-3-

thực tiễn, góp phần xây dựng Đảng cấp cơ sở, do vậy tôi lựa chọn Đề tài xây
dựng tiểu luận: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ chức cơ
sở đảng ở Đảng bộ xã Mỹ Hà trong giai đoạn hiện nay ’’.
II. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận.
1. Mục đích của tiểu luận:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về công tác đảng và hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo của Tổ chức cơ sở đảng. Thông qua đó đánh giá đúng thực
trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ xã
Mỹ Hà- huyện Lạng Giang, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh ở tổ chức cơ sở đảng nói chung và ở Đảng bộ xã
Mỹ Hà - huyện Lạng Giang nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2. Nhiệm vụ của tiểu luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức
cơ sở Đảng; tính tất yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cuả tổ chức
cơ sở Đảng ở Đảng bộ xã Mỹ Hà - huyện Lạng Giang trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng của tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ
xã Mỹ Hà- huyện Lạng Giang.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng Đảng bộ xã Mỹ Hà trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ chức cơ
sở đảng nói chung luận văn đi sâu nghiên cứu một tổ chức cơ sở đảng cụ thể là Đảng
bộ xã Mỹ Hà từ năm 2010 - 2013 và đề ra các giải pháp cho những năm tới.
III. Phương pháp nghiên cứu.


-4-


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác xây dựng Đảng ở địa phương,
trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm
của Đảng ta về xây dựng một chính Đảng kiểu mới của Việt Nam, tiểu luận sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp logic, lịch sử.
IV. Kết cấu của Tiểu luận.
A- PHẦN MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG
Gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng.
Chương II: Thực trạng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở Đảng xã Mỹ Hà - huyện Lạng Giang trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng xã Mỹ Hà - huyện Lạng
Giang trong giai đoạn hiện nay.
C- KẾT LUẬN
Lời cảm ơn.


-5-

B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
I. Một số vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ
chức cơ sở Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng.
1. Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng:

Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định rõ về tổ chức cơ sở Đảng là: Tổ chức cơ sở
đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ
sở, được lập ra ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở
lên…
Điều 10 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI ghi rõ "Tổ chức cơ sở
đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt
dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh”.
Điều lệ Đảng cũng có quy định riêng cho tổ chức Đảng trong quân đội nhân dân
Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam.
Như vậy, tổ chức cơ sở Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam gồm chi bộ cơ
sở, Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có 2 loại: Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực
thuộc; Đảng bộ cơ sở có Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Các tổ chức cơ
sở Đảng đều có cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ví dụ: Huyện uỷ là cấp trên trực tiếp
của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn thuộc huyện đó; quận uỷ và cấp trên trực
tiếp của tổ chức cơ sở Đảng ở phường thuộc quận ...
Ngoài ra, những nơi do đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ muốn thành lập Đảng
bộ cơ sở có dưới 30 đảng viên, chi bộ cơ sở có trên 30 đảng viên hoặc thành lập
Đảng bộ, bộ phận thì phải được cấp uỷ cấp trên đồng ý mới thực hiện.
2. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng.


-6-

Đảng cộng sản Việt Nam là một khối thống nhất cả về ý chí và hành động,
được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong các giai đoạn phát triển của cách mạng, tổ chức cơ sở Đảng là một
trong những mắt khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong việc thực hiện
sự lãnh đạo của Đảng.

Tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở,
thuộc hệ thống bốn cấp của Đảng gắn liền với quần chúng nhân dân lao động và
được lập ra tại các đơn vị hành chính, kinh tế hoặc các đơn vị công tác, dưới sự
lãnh đạo cấp uỷ: Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Tổ chức cơ sở Đảng là tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức Đảng là
nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, sàng lọc đảng viên, là nơi đào tạo cán
bộ cho Đảng, là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân. Nơi trực tiếp lãnh đạo
nhân dân thực hiện xây dựng, bổ sung, kiểm nghiệm mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng trở thành hiện thực. Đồng thời đây cũng là nơi xuất hiện
đầu tiên hình thành các chủ trương, đường lối của Đảng.
Tổ chức cơ sở Đảng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng
và trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Đảng ta đã xác định và ghi trong điều lệ: “Tổ
chức cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân
chính trị ở cơ sở” (Điều 21, chương V, Điều lệ Đảng cộng sản Việt nam Đại hội XI).
Học thuyết Mác-Lênin về chính Đảng của giai cấp công nhân đã chỉ ra
“Giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải được
giác ngộ và phải được tổ chức, phải có đội tiên phong lãnh đạo là Đảng cộng
sản”. Khi tiến hành xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân V.I.
Lênin đã nêu rõ: “ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân phải hết sức
có tổ chức” (Lênin toàn tập, tập 8, NXB Tiến bộ 1975). Người đã đặt ra yêu cầu:
Phải xây dựng đội tiên phong đó là một khối có tổ chức chặt chẽ, một chính thể


-7-

thống nhất kết cấu với nhau trên cơ sở một hệ thống nền tảng của nó là tổ chức
cơ sở Đảng.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Từ đó đã
không ngừng chăm lo xây dựng Đảng thành một tổ chức thống nhất về ý chí và

hành động. Đảng ta đã đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xác định
xây dựng tổ chức cơ sở đảng là trách nhiêm hàng đầu, là vấn đề cơ bản của toàn
bộ công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ cách mạng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do
nhiều chi bộ tốt, chi bộ tốt là do nhiều đảng viên tốt..”
Trong tiến trình cách mạng cũng như trong công tác xây dựng Đảng, vai
trò của tổ chức cơ sở Đảng đã được khẳng định và thể hiện rất rõ.
Tổ chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp gắn bó mật thiết với đội ngũ cán bộ
đảng viên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở, từ đó mà tổ chức cơ sở
Đảng nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tham mưu với cấp trên, với
Đảng, nhà nước để định ra đường lối, chính sách, các chủ trương đúng đắn. Các
tổ chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp giáo dục, thuyết phục và tổ chức quần chúng
nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật
của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn trật tự, trị an ở cơ sở.
Tổ chức cơ sở Đảng là cấp tổ chức nền tảng trong hệ thống tổ chức của
Đảng. Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng như: Công tác đảng
viên, công tác cán bộ, công tác tư tưởng...
Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng còn được khẳng định và thể hiện rõ nét bởi
đó là nơi trực tiếp rèn luyện, giáo dục, sàng lọc đảng viên, làm cho Đảng ta luôn
trong sạch vững mạnh. Là nơi kết nạp đảng viên mới nhằm không ngừng phát
triển Đảng cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời tổ chức cơ sở Đảng còn là


-8-

nơi đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, cơ quan và các đoàn thể nhân
dân từ Trung ương đến cơ sở.
Tổ chức cơ sở Đảng là cầu nối liền giữa cơ quan lãnh đạo của Đảng với
nhân dân, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều được hình thành

và kiểm nghiệm thực tiễn ở cơ sở.
2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng.
Với vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng nên chức năng của các tổ chức cơ sở
Đảng cũng cực kỳ quan trọng. Đảng ta đã xác định:
Tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo chính trị đối với tất cả các mặt công tác,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở, lãnh đạo các tổ chức trong
hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo mọi tổ chức và hoạt động ở cơ sở hoạt động
đúng đường lối chính trị của đảng. Tổ chức cơ sở đảng trực tiếp tiến hành các
mặt công tác xây dựng nội bộ Đảng.
Từ những chức năng cơ bản của tổ chưc cơ sở Đảng, tại điều lệ Đảng do
Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, tổ chức cơ sở Đảng có 5 nhiệm vụ sau:
- Một là: Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,
đề ra chủ trương nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu
quả.
- Hai là: Xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất
lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng
cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện và
quản lý cán bộ đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến
đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác, làm tốt công tác phát triển đảng viên.


-9-

- Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính,
sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị- xã hội trong sạch vững
mạnh, chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, lãnh đạo nhân dân tham gia xây
dựng và thực hiện đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Năm là: Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng

và pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, kiểm tra tổ

chức Đảng và Đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Qua mỗi thời kỳ Đại hội, Đảng ta có đề ra nhiệm vụ cụ thể của tổ chức cơ
sở Đảng cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhưng 5 nhiệm vụ cơ bản
của tổ chức cơ sở Đảng đã nêu trên là không thay đổi.
Các nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Do vậy,
trong hoạt động thực tiễn không được xem nhẹ nhiệm vụ nào.
II. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
Đảng là yêu cầu khách quan.
1. Khái niệm về năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng:
Để hoàn thành vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng phải có năng lực;
năng lực lãnh đạo của Đảng nói chung và của các tổ chức cơ sở Đảng và từng đảng
viên cấu tạo nên. Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng bao gồm tổng hợp các
thuộc tính, các yếu tố nhằm đáp ứng các yêu cầu của một hoạt động nhất định của một
tổ chức cơ sở Đảng và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt hiệu quả cao. Thuộc tính cơ bản
nhất của năng lực lãnh đạo là năng lực hiểu biết và năng lực tổ chức thực tiễn.
Năng lực hiểu biết là khả năng nắm bắt các quy luật khách quan và vận
dụng các quy luật trong thực tiễn. Vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là nơi
cung cấp cứ liệu và kinh nghiệm cho quá trình nâng cao hiểu biết.


- 10 -

Năng lực thực tiễn được thể hiện ở khả năng vận dụng tri thức đã được
tích lũy để cải tạo thế giới phục vụ con người. Đây là yếu tố quyết định biến kiến
thức khoa học thành hiện thực và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại

trong lãnh đạo cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
Năng lực hiểu biết và năng lực thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ gắn bó
với nhau cho phép chúng ta khẳng định năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở
Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là chất
lượng đảng viên, thể hiện ở phẩm chất chính trị, uy tín cá nhân và tập thể lãnh
đạo.
2. Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng:
Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng là sự thống nhất ý chí và hành động
trong Đảng, được thể hiện ở chất lượng đội ngũ đảng viên, sự đoàn kết nhất trí
trong đơn vị. Nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song theo Lênin muốn cách
mạng thắng lợi thì Đảng “Phải có sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt
đối.”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết
nhất trí”.
Đảng ta nhấn mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh then chốt của sự thành công”. Như
vậy, điều kiện thống nhất đội ngũ đảng viên là sức mạnh tổng hợp của Đảng, là nguồn
gốc của mọi sự thắng lợi, là nhân tố đoàn kết dân tộc, quyết định sự sống còn của
Đảng.
3. Quan hệ biện chứng giữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ
chức cơ sở đảng:
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu là hai yếu tố tạo nên sự lãnh đạo, tạo
thành sức mạnh của Đảng. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó Đảng không còn
giữ được vị trí lãnh đạo cách mạng, Đảng không thể tồn tại.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng liên kết chặt chẽ với nhau,
thâm nhập vào nhau, tác động thúc đẩy qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại và


- 11 -

phát triển của nhau, đây là mối quan hệ nhân quả trong sự lãnh đạo của Đảng.
Năng lực lãnh đạo của Đảng được nâng cao bao nhiêu thì sức chiến đấu của

Đảng càng được tăng cường và củng cố bấy nhiêu và ngược lại.
Trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết từ thực tiễn công tác, đảng hết
sức phong phú và mới mẻ, mặt khác đứng trước âm mưu “ Diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch, năng lực lãnh đạo của Đảng càng được đòi hỏi, nâng
cao của Đảng là sự đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành
động lên. Đảng có nhận thức sâu rộng, có tư duy khoa học, nắm được quy luật
vận động của sự vật vận dụng vào tổ chức thực hiện khoa học đưa ra chủ trương
chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của toàn
dân. Đồng thới tập hợp được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, phát hiện ngăn
chặn chỉnh lí kịp thời những sai lệch với đường lối của Đảng, tăng cường đấu
tranh tự phê bình và phê bình giữ nghiêm kỷ luật và đoàn kết thống nhất trong
Đảng. Kết hợp Đảng lãnh đạo mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị để tạo điều kiện phát triển năng lực lãnh
đạo, thu hút và khai thác được trí lực của tập thể và quần chúng, khuyến khích
mọi người tự giác tham gia xây dựng đảng trong sạch vững mạnh.
Vậy khi nói đến nâng cao năng lực lãnh đạo thì không thể không nói đến
nâng cao sức chiến đấu của Đảng và ngược lại. Đó là hai mặt của một vấn đề
thống nhất, không thể có mặt này mà không có mặt kia.
4. Tính tất yếu phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở Đảng trong tình hình mới:
Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta diễn ra
trong bối cảnh Quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã
hội ở Liên xô và các nước Đông Âu đã đưa CNXH hiện thực lâm vào thoái trào.
Phong trào Cộng sản và chủ nghĩa xã hội Quốc tế gặp khó khăn nghiêm trọng.
Tình hình đó đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ đảng viên và


- 12 -

quần chúng nhân dân. Các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội đã và đang

tìm mọi cách chống phá cách mạng một cách quyết liệt hơn. Chúng thực hiện
chiến lược “Diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, gây rối trật tự an ninh,
xuyên tạc, bôi nhọ nhằm xoá bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Tình hình đó dẫn đến một bộ phận Cán bộ
Đảng viên phai nhạt lý tưởng, mơ hồ, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, ý
thức tổ chức, kỷ luật kém.
Thực hiện chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN tuy đã thu được những thành tựu quan trọng, nhưng mặt trái của cơ chế thị
trường đã tác động không nhỏ đến bộ phận cán bộ đảng viên của Đảng. Một bộ phận
đảng viên thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện bản thân dẫn đến sa đoạ về lối sống, đạo đức,
chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý bản sắc tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của Nhà
nước. Vấn đề tham nhũng đã trở thành quốc nạn, tệ nạn quan liêu xa rời quần chúng,
hách dịch cửa quyền ngày càng biểu hiện rõ. Nhất là sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng gay gắt, đặc biệt là lối sống thực dụng, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện ngày
càng nhiều, thực trạng đó đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho công tác xây dựng Đảng.
Quá trình hoạt động và xây dựng cấp ủy Đảng cũng còn nhiều bất cập trên
cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo
của Đảng có mặt chưa theo kịp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhiều vấn đề
giữa lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, hệ thống tổ chức của nhiều tổ
chức cơ sở Đảng còn nhiều khâu trì trệ, ý thức tổ chức kỷ luật lỏng lẻo, đảng
viên dự sinh hoạt đảng bất thường, chất lượng sinh hoạt thấp; thực hiện nguyên
tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng yếu và có chiều hướng giảm sút, nhiều
Đảng viên nể nang, né tránh ngại va chạm, sợ liên lụy, tính đấu tranh và tự giác
của đảng viên cũn yếu. Đặc biệt là tổ chức cơ sở Đảng buông lỏng chức năng


- 13 -

lãnh đạo và kiểm tra trong thực tiễn có nơi tổ chức cơ sở Đảng bị bất lực trong

cơ chế Đảng lãnh đạo.
Thực trạng đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó Đảng chỉ rõ nguyên nhân
chủ quan là do: Buông lỏng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhiều cấp
ủy và tổ chức Đảng chưa chỉ đạo tập trung, thiếu kiên quyết trong công tác xây
dựng và chỉnh đốn Đảng. Tiến hành tự phê bình và phê bình chưa kết hợp với
kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn khâu quản lý kinh tế, tài
chính và tăng cường công tác quản lý, giáo dục đảng viên, nhiều cán bộ đảng
viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Đảng, chưa xử lý thật kiên quyết. Năng lực
lãnh đạo của Đảng các cấp chưa chuyển kịp theo yêu cầu đổi mới. Đội ngũ cán
bộ đảng viên tuy có thay đổi song chưa đồng bộ, thiếu cán bộ giỏi về quản lý nhà
nước, quản lý kinh doanh và chuyên gia đầu ngành.
Những vấn đề nêu trên, đặt ra cho Đảng ta phải tăng cường hơn nữa công
tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng đáp ứng yêu cầu
hiện nay. Đây là yêu cầu khách quan là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng ta.
Nhìn lại chặng đường đấu tranh cách mạng và những thành tựu đó đạt
được trong sự nghiệp đổi mới, càng khẳng định: Nếu Đảng chỉ có đường lối
đúng đắn thôi thì chưa đủ mà phải có những chiến sỹ tiên phong cách mạng; đó
chính là đội ngũ đảng viên gắn liền với tổ chức cơ sở Đảng là tế bào của Đảng.
Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng và toàn Đảng có mối quan hệ nhân quả, tác động,
quyết định lẫn nhau. Bác Hồ đó khẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng thì Đảng
ta phải mạnh. Đảng mạnh là do nhiều chi bộ mạnh, chi bộ tốt là do các đảng
viên đều tốt”.
Từ lý luận và thực tiễn trên đã đủ chứng minh cho vai trò lãnh đạo của tổ
chức cơ sở Đảng là đặc biệt quan trọng. Các tổ chức cơ sở mạnh mới đủ sức lãnh
đạo quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đưa sự nghiệp cách mạng của


- 14 -


Đảng đến thành công. Do đó, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để đưa quá trình đổi mới và
chỉnh đốn Đảng đi đến thành công là tất yếu khách quan.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA XÃ MỸ HÀ - HUYỆN LẠNG GIANG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Xã Mỹ Hà nằm cách trung tâm huyện Lạng Giang 14 km về phía Tây, được
thành lập năm 1952 trên cơ sở sáp nhập giữa xã Hoàng Hà và xã Mỹ Lộc, diện
tích tự nhiên trên 6.000 m2. Xã có 11 thôn, dân số 6.882 người dân tộc chủ yếu là
người Kinh, có 02 tôn giáo cùng chung sống (Phật giáo và Thiên chúa giáo).
Nằm ở xa trung tâm huyện nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ
yếu sống bằng nghề nông nên việc phát triển kinh tế còn chậm, đời sống nhân
dân còn khó khăn, xã có con sông Thương chạy quanh từ phía Tây Bắc xuống
Tây Nam; Bên kia sông Thương là huyện Tân Yên. Ngoài ra Mỹ Hà còn giáp
gianh với các xã:
+ Phía Đông giáp xã Tiên Lục.
+ Phía Đông Bắc giáp xã Đào Mỹ.
+ Phía Nam giáp xã Dương Đức.
+ Phía Tây giáp huyện Tân Yên (cách con sông Thương).
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 80% dân số
của toàn xã); tổng số lao động có khả năng lao động của địa phương là 3427
người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 83%.
Trong những năm qua, để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển,
cơ sở vật chất hạ tầng của xã ngày càng được tăng cường, đến nay các tuyến đường
giao thông trong toàn xã được bê tông hoá chiếm 90%; 100% các thôn trong toàn
xã đều có điện đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân; cơ sở vật chất



- 15 -

phục vụ cho công tác giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân cơ bản đã
được đầu tư và hoàn thiện. Bên cạnh đó, qúa trình cơ giới hoá nông nghiệp, nông
thôn đang diễn ra mạnh mẽ trong địa bàn xã, số lượng máy móc phục vụ sản xuất
nông nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là máy cày bừa, máy
gặt đập liên hợp… Đây là những cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ
Hà thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn của địa
phương.
Bên cạnh những thuận lợi, tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Mỹ Hà cũng
gặp những khó khăn, thách thức nhất định, đó là: Quỹ đất dành cho phát triển nông
nghiệp có xu hướng ngày càng thu hẹp, nhu cầu chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
sang làm công nghiệp, dịch vụ tăng. Song quy mô phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng của địa phương, do vậy chưa thực sự tạo
đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh; là xã có địa bàn nằm tiếp giáp với nhiều
xã và huyện Tân Yên, xã có tuyến đường tỉnh lộ 295 chạy qua, từ khi cầu Bến Tuần
khánh thành đi vào hoạt động, nối liền Mỹ Hà với huyện Tân Yên tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao thương, đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của xã, song vấn đề đảm
bảo an ninh trật tự- an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn là vấn đề thách thức
không nhỏ đối với cấp ủy Đảng, Chính quyền xã trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
II. TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA
ĐẢNG ỦY XÃ MỸ HÀ TRONG VIỆC “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng bộ xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang hiện nay”.
1. Tình hình đảng viên và cơ cấu tổ chức của Đảng bộ xã Mỹ Hà:
Đảng bộ xã Mỹ Hà có 15 chi bộ trực thuộc, trong đó có 03 chi bộ Trường
học, 01 chi bộ Y tế và 11 chi bộ nông thôn. Tổng số đảng viên của đảng bộ là
264 đồng chí (tính đến tháng 01/2014), cụ thể như sau:
- Về cơ cấu theo ngành nghề, công việc:
+ Đảng viên là cán bộ công chức, viên chức là 76 đồng chí = 28,78 %.



- 16 -

+ Đảng viên nông thôn là 62 đồng chí = 23,48%.
+ Đảng viên nghỉ hưu trí 97 đồng chí = 36,74 %.
+ Đảng viên miễn công tác, miễm sinh hoạt 29 đồng chí = 10,98%.
- Về cơ cấu dân tộc:
+ Đảng viên là người kinh 263 đồng chí = 99,62%.
+ Đảng viên là người dân tộc thiểu số 01 đồng chí = 0,38%.
- Về cơ cấu giới:
+ Nam giới 184 đồng chí = 69,7%.
+ Nữ giới 80 đồng chí = 30,3%.
- Về cơ cấu độ tuổi:
+ Độ tuổi từ 18-30: 32 đồng chí = 12,13%;
+ Độ tuổi từ 31- 40: 41 đồng chí = 15,53%;
+ Độ tuổi từ 41- 50: 54 đồng chí = 20,45%
+ Độ tuổi từ 51 tuổi trở lên: 137 đồng chí = 51,89%
* Số lượng đảng viên:
Tổng số đảng viên trong Đảng bộ : 264 đảng viên
Trong đó : + Đảng viên chính thức : 256 đồng chí.
+ Đảng viên dự bị: 08 đồng chí.
* Chất lượng đảng viên:
Đảng bộ xã luôn coi trọng công tác nâng cao chất lượng đảng viên trong
đảng, có kế hoạch xây dựng chỉ tiêu chất lượng đảng viên của từng chi bộ, tăng
cường công tác quản lý đảng viên từ chi bộ, nêu cao vai trò tình thần phê và tự
phê bình trong Đảng.


- 17 -


Bảng 1: Tình hình đảng viên thuộc Đảng bộ xã Mỹ Hà (Tính đến
Tháng 01/2014).
STT

Nội dung

Tổng số

%

1

Đảng viên của Đảng bộ

264

100%

Cấp tiểu học

23

8,71%

Cấp THCS

84

31,82%


Cấp THPT

157

59,47%

Trung cấp

82

31,06%

Cao đẳng

29

10,98%

Đại học

21

7,95%

Thạc sỹ

0

0%


Sơ cấp

72

27,27%

Trung cấp

29

10,98%

Cao cấp, cử nhân

02

0,76%

2

3

4

Trình độ
văn hóa

Trình độ
chuyên
môn


Trình độ
lý luận

(Nguồn: Đảng uỷ xã Mỹ Hà)
Trong 4 năm gần đây, Đảng bộ xã đạt danh hiệu:
Năm 2010: Trong sạch vững mạnh
Năm 2011: Trong sạch vững mạnh
Năm 2012: Trong sạch vững mạnh
Năm 2013: Trong sạch vững mạnh

Ghi chú


- 18 -

Bảng 2: tình hình đội ngũ cán bộ cơ sở (Tính đến tháng 01/2014)

STT Nội dung

1
2

3

Tổng
số

BCH
Đảng bộ

MTTQ và
các ngành
đoàn thể
Bí thư
các chi bộ
Cộng

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý
luận

THCS

THPT

ĐH



TC

Trung
cấp

Cao
cấp


15

0

15

03

0

12

14

0

5

0

5

0

0

05

03


0

15

05

10

03

03

02

07

0

35

05

30

06

03

19


24

0

(Nguồn Đảng uỷ xã Mỹ Hà)
Phần lớn các đồng chí cán bộ cơ sở đều có phẩm chất chính trị, trình độ lý
luận, có uy tín với đảng viên và quần chúng nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, luôn phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến đóng góp của
quần chúng nhân dân.
2. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã trên các lĩnh vực:
2.1- Lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng- an ninh:
* Lãnh đạo phát triển kinh tế: Mỹ Hà là xã miền núi của huyện Lạng Giang,
mặc dù còn gặp những khó khăn do khách quan đem lại. Song với sự nhạy bén,
sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, việc tổ chức thực hiện các chương
trình, đề án theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ xã đã có nhiều chuyển biến tích
cực, do vậy nền kinh tế của xã có bước phát triển khá, tốc độ phát triển kinh tế ổn
định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất tăng trưởng
bình quân hàng năm là 16,5% (Cao hơn so với Nghị quyết Đại hội (NQĐH) đề ra
là 3%); thu ngân sách xã trên địa bàn và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên đảm


- 19 -

bảo cân đối giữa thu và chi, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu để phục vụ nhiệm vụ
chính trị của xã.
- Về Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp: Tổng diện tích canh tác hàng năm là
510,6 ha. Trong đó: Diện tích lúa là 396 ha, năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha, sản
lượng lương thực có hạt bình quân đạt 2.600 tấn/năm. Vải thiều là 24 ha, sản lượng
quả tươi 180 tấn/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,9 triệu đồng/năm.
Đàn trâu bò bình quân 1.650 con/năm. Đàn lợn thịt bình quân 6.620 con,

cho xuất chuồng trên 435.000 tấn/năm; đàn gia cầm duy trì thường xuyên hàng
tháng ở mức 55.000 con, đạt 195 - 200 tấn/năm. Công tác phòng, chống dịch cho
gia súc, gia cầm được thực hiện tốt, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra trên địa
bàn. Tổng giá trị sản suất ngành nông nghiệp- lâm nghiệp, thủy sản năm 2013
của xã đạt 48,1 tỷ đồng, (chiếm 37,5% cơ cấu kinh tế của xã).
- Về tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và xây dựng: Hoạt động tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng có những chuyển biến tích cực với
nhiều loại hình phong phú như: Dịch vụ cung ứng thức ăn cho gia súc, gia cầm, dịch
vụ thuốc thú y, thuốc trừ sâu và giống cây trồng, thu mua sơ chế biến nông - lâm sản,
dịch vụ nguyên nhiên liệu, vật liệu, vận tải, máy xay sát, mộc dân dụng, dịch vụ cơ
khí sửa chữa, hàn sì, buôn bán hàng tạp hoá... Trong những năm qua, Xã đã đầu tư
hàng chục tỉ đồng để xây dựng trường học (Mầm non, Tiểu học, THCS), trụ sở làm
việc, cứng hóa đường giao thông, kênh mương nội đồng.... Tổng giá trị sản suất công
nghiệp- TTCN, thương mại- dịch vụ và xây dựng của xã năm 2013 đạt 80,3 tỷ đồng,
(chiếm 62,5% cơ cấu kinh tế của xã).
- Về thu, chi ngân sách: Đảng bộ xã Mỹ Hà đã tập trung lãnh đạo và khai
thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đã
chỉ đạo thu đúng, thu đủ các loại thuế, quỹ bảo đảm hoàn thành kế hoạch trên
giao, đồng thời tận thu các nguồn thu sẵn có để đầu tư phát triển. Việc chi ngân


- 20 -

sách được đảm bảo công khai dự toán chi, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả,
tiết kiệm chi và thường xuyên được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, trong đó đảm bảo
chi lương, phụ cấp cán bộ và chi hoạt động thường xuyên cho các ngành, đoàn thể
đúng chế độ; chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chi phát triển sản xuất đúng
mục đích và có hiệu quả và được ưu tiên đầu tư.
- Về giao thông, xây dựng, thủy lợi: Đảng bộ đã quan tâm thực hiện tốt công
tác lãnh đạo, quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn; từ năm 2010 đến

nay, địa phương đã thực hiện các dự án đầu tư xây dựng như: Xây mới trụ sở làm
việc của Đảng uỷ - HĐND- UBND xã, nhà văn hóa xã; xây dựng trường Mầm non,
nâng cấp nhiều phòng học trưởng Tiểu học, THCS; xây dựng mới chợ Tuần theo tiêu
chí nông thôn mới; xây dựng nghĩa trang Liệt sĩ; cứng hóa bê tông đường giao thông
nông thôn, kênh mương nội đồng... Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn
trên 20 tỷ đồng (Trong đó vốn ngân sách xã trên 15 tỷ đồng). Nhìn chung, các dự án
đều được địa phương quản lý chặt chẽ, có sự giám sát của người dân (giám sát cộng
đồng) và các cơ quan chức năng theo quy định, các công trình đưa vào sử dụng đều
đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả.
- Về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường: Việc thực hiện quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn xã đều được chỉ đạo thực hiện đúng quy trình thủ tục, dân
chủ công khai. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã được UBND huyện
phê duyệt, hiện nay địa phương đang tiến hành cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nhân dân. Công tác quản lý sử dụng đất theo quy hoạch được tăng
cường; tiến hành xử lý các vi phạm về đất đai đúng quy định; thực hiện công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án của xã và của huyện đảm bảo
thời gian, đúng quy định.
Công tác quản lý tài nguyên môi trường thường xuyên được Đảng ủy quan
tâm chỉ đạo chính quyền thực hiện tốt; đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường


- 21 -

hợp vi phạm về sử dụng đất, các trường hợp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước do rác thải... Mỹ Hà là xã làm tốt công tác vệ sinh môi trường và
được UBND huyện khen thưởng.
* Lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội:
- Công tác giáo dục và đào tạo: Đảng bộ xã đã quan tâm chăm lo phát triển sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn, từng bước nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực
của địa phương. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục mũi nhọn được

nâng lên. Quy mô trường lớp được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của
con em nhân dân trong xã. Phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm làm tốt;
Trung tâm học tập cộng đồng, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức hoạt động có hiệu
quả; chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ cán bộ, giáo viên,
nhân viên đạt lao động tiên tiến đạt 85% trở lên. Tỷ lệ học sinh giỏi hằng năm đạt trên
15%; học sinh tiên tiến 50% trở lên; học sinh. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt
nghiệp tiểu học vào lớp 6 hàng năm đạt 100%; 98% học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở vào học trung học phổ thông, bổ túc văn hóa và trung học nghề. Các Trường Mầm
non, Tiểu học, THCS đã nhiều năm liền được huyện, tỉnh công nhận là trường tiên tiến,
tiến tiến xuất sắc.
- Về công tác y tế - dân số và kế hoạch hóa gia đình: Đảng bộ xã Mỹ Hà đã
làm tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia,
tiêm chủng mở rộng. Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình
được tăng cường, việc tuyên truyền lồng ghép được phối hợp giữa Trạm Y tế với các
ban, ngành, đoàn thể đã triển khai thực hiện tốt. Các chương trình dinh dưỡng, uống
Vitamin A, tiêm phòng 6 bệnh cho trẻ… thường xuyên đạt 100% kế hoạch cho mỗi
đợt triển khai thực hiện tiêm phòng. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, hiện nay
Trạm y tế xã có 7 y, bác sỹ, trong đó có 01 bác sỹ; 100% cán bộ y tế thôn được tập
huấn, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, đã cơ bản đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Trạm Y tế
xã đã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Các chính sách dân số
- KHHGĐ như: Pháp lệnh dân số, Luật chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em được triển


- 22 -

khai thực hiện tốt. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giữ ở mức 1,3%, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng còn 17,5%.
- Công tác văn hoá thể thao và truyền thanh: Đảng ủy xã đã chỉ đạo Ban
tuyên giáo, cán bộ văn hóa- xã hội, Đài truyền thanh, Ban tư pháp xã phối hợp với

MTTQ và các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” bằng các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn
hóa, khu dân cư tiên tiến, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội. Công tác tuyên truyền trực quan được làm tốt nhân dịp diễn ra
các sự kiện chính trị quan trọng như: Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ, nông thôn
mới và gương người tốt việc tốt... Duy trì tốt phong trào văn hóa, văn nghệ - thể dục
thể thao ở 11/11 thôn, thành lập và duy trì hoạt động nề nếp 01 câu lạc bộ thơ, 01
câu lạc bộ cờ tướng và 03 câu lạc bộ cầu lông, 03 CLB dưỡng sinh, bóng truyền hơi
của hội Người cao tuổi... Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao xã lần thứ
VII. Chỉ đạo hoạt động của Đài Truyền thanh xã có hiệu quả; thường xuyên củng hệ
thống tăng âm, loa, đài, nâng cấp 6 km đường dây, lắp thêm 05 loa truyền thanh với
tổng số tiền 23 triệu đồng. Đài Truyền thanh xã tuyên truyền được 972 giờ phát
sóng mỗi năm; nội dung tuyên truyền chủ yếu về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; về xây dựng nông thôn mới và các nội dung
theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Về thực hiện chính sách xã hội và đời sống nhân dân: Đảng bộ đã quanm tâm
thực hiện tốt các chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công và
chính sách cho hộ nghèo như: Tổ chức thăm hỏi trao, tặng quà cho 100% số hộ gia
đình có công với nước, thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các đối tượng chính
sách xã hội; trợ cấp cho các hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


- 23 -

trong các dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện tốt chính sách BHYT cho hộ nghèo, đến nay
có 100% hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
* Lãnh đạo công tác an ninh, quốc phòng: Đảng ủy thường xuyên quan
tâm chỉ đạo trên tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về

chiến lược BVTQ trong tình hình mới. Thường xuyên nâng cao chất lượng làm
việc của lực lượng công an xã và lực lượng dân quân tự vệ, tổ chức các hoạt động
phối hợp tuần tra, trực giữ gìn ANTT ở địa phương nên đã hạn chế nhiều những
vụ việc xảy ra trên địa bàn và huy động lực lượng dự bị động viên, làm tốt công
tác tuyển quân, đăng ký nghĩa vụ quân sự và sẵn sàng nhập ngũ theo kế hoạch.
Lãnh đạo làm tốt công tác phòng chống lụt bão; thực hiện tốt chính sách hậu
phương quân đội.
2.2- Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
chính trị- xã hội.
* Công tác xây dựng Đảng:
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Đảng bộ có nhận thức đúng đắn vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác chính trị tư tưởng, coi đó là nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên đối với cán bộ và đảng viên. Đảng uỷ đã chỉ đạo có hiệu
quả Đề án số 01 – ĐA/TU, ngày 08/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Đổi
mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong tình hình mới”. Đảng uỷ đã triển
khai, nghiên cứu quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015
và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ đạt kết quả tốt, tỷ lệ
đảng viên tham gia học tập đạt trên 96%. Bên cạnh việc phổ biến, quán triệt các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, Đảng uỷ thường xuyên quan tâm tổ chức sơ kết, tổng kết
các chỉ thị , nghị quyết của Trung ương và cấp uỷ các cấp, đảm bảo đúng thời gian
theo quy định của cấp trên. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền các ngày
lễ, ngày kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước.


- 24 -

Đảng ủy đã lãnh đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 03 - CT/TW, ngày 14/5/2011 của
Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Kế hoạch số 10 -KH/TU, ngày 12/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế

hoạch số 45 -KH/HU, ngày 18/2/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy, Đảng ủy xã
xây dựng Kế hoạch số 22 -KH/ĐU, ngày 21/3/2013, đồng thời tổ chức Hội nghị
Đảng bộ quán triệt, triển khai và thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW tới toàn thể cán
bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Căn cứ vào nội dung của Chỉ thị và các văn bản
chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, Đảng uỷ xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức
thực hiện, việc nghiên cứu, học tập các chuyên đề, tác phẩm được Đảng uỷ chỉ đạo
thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, Đảng ủy chỉ đạo triển khai cho các tập thể, cá
nhân đăng ký việc làm cụ thể theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả 100%
các chi bộ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tổ chức cho
cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên tham gia đăng ký việc làm cụ thể, tập trung
vào các nội dung như: Về thực hiện tốt chủ trương, đường lối, của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; về xây dựng lối sống lành mạnh, không sa hoa, lãng
phí; thực hành tiết kiệm; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hết lòng hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; kiên quyết chống các biểu hiện quan liêu, cửa
quyền, hách dịch... đã bám sát chủ đề do Ban Tuyên giáo huyện ủy hướng dẫn hàng
năm. Hàng quý, 6 tháng và cuối năm Đảng uỷ chỉ đạo các tập thể, cá nhân tiến
hành kiểm điểm, đánh giá kết quả việc làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,
phong cách của Bác, gắn với đánh giá phân tích chất lượng của cán bộ, đảng viên
và tổ chức đảng cũng như danh hiệu thi đua cuối năm của các tổ chức và cá nhân.
Nhìn chung, qua việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tình hình tư
tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã luôn ổn định, tin tưởng tuyệt
đối vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng; tích cực hưởng ứng các phong trào thi
đua yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua “Mỹ Hà chung sức xây dựng nông thôn
mới”.


- 25 -

- Công tác tổ chức xây dựng đảng: Đảng uỷ tập trung và tổ chức thực hiện
tốt việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên

giai đoạn 2011-2015. Phương thức lãnh đạo từ Đảng uỷ đến các chi bộ từng
bước được đổi mới, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường; vai trò lãnh đạo của
Đảng với hệ thống chính trị ở cơ sở được giữ vững và tăng cường. Đảng uỷ đã
xây dựng và ban hành Hướng dẫn kiểm điểm tự phê bình và phê bình thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây
dựng Đảng hiện nay” trong Đảng bộ xã. Đảng uỷ đã tổ chức kiểm điểm tập thể
Đảng uỷ và cá nhân các đồng chí đảng uỷ viên trước, sau đó chỉ đạo các chi bộ
và cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ kiểm điểm theo những nội dung của Nghị
quyết Trung ương 4 gắn với kiểm điểm đánh giá chất lượng đảng viên nghiêm
túc, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Huyện uỷ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính
trị nội bộ được thường xuyên quan tâm. Hiện toàn Đảng bộ 8 đồng chí đang
theo học Trung cấp lý luận chính trị, 05 đồng chí học đại học, cao đẳng, trung
cấp; trong hơn 04 năm từ 2010 -2013, Đảng uỷ đã cử 74 lượt đ/c bí thư, phó bí
thư và chi ủy viên các chi bộ tham gia lớp bồi dưỡng công tác đảng do Huyện ủy
tổ chức và hơn 132 lượt cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành dọc
cấp trên tổ chức. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã Mỹ Hà đã quan tâm làm tốt công tác
bồi dưỡng, kết nạp đảng viên (năm 2010, đã kết nạp được 06 đồng chí; năm 2011,
đã kết nạp được 06 đồng chí; năm 2012, đã kết nạp được 07 đồng chí; năm 2013
đã kết nạp được 05 đồng chí). Chất lượng đảng viên mới kết nạp được nâng lên
cả về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ.
Công tác cán bộ, thực hiện chính sách đối với cán bộ tiếp tục được thực hiện
nghiêm túc chặt chẽ, hiệu quả bảo đảm nguyên tắc, quy trình hướng dẫn. Trong thời
gian qua Đảng uỷ đã tiếp nhận 01 cán bộ tài chính – kế toán của xã bạn do Huyện
uỷ luân chuyển về công tác tại xã. Đã ban hành 34 nghị quyết giới thiệu các đồng
chí là đảng viên tham gia ứng cử vào ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức


×