Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

luận văn thạc sĩ thực trạng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.13 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN ANH TUẤN

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG

TẾ CỦA HOA KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 83.10.106

Họ và tên Học viên: Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn



Hà Nội - Năm 2019

MẠI QUỐC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả
luận văn.
Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý
khách quan, trung thực.
Các giải pháp nêu ra được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên
cứu thực tiễn của tác giả luận văn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm
2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS Vũ
Thành Toàn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại công ty CPCN Bình
Minh đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm
2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN KỸ
THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...................................................... 7
1.1. Tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế............................7
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 7
1.1.2. Sự hình thành của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế....................8
1.1.3. Mục đích sử dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế...................10

1.1.4. Phân loại rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế................................. 12
1.1.5. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế..........................13
1.2. Xu thế phát triển của rào cản kỹ thuật thương mại....................................15
1.3. Kinh nghiệm đối phó với rào cản kỹ thuật của một số quốc gia.................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI VIỆT NAM...................................... 20
2.1. Giới thiệu về Hoa Kỳ...................................................................................... 20
2.2. Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ trong quan hệ thương mại quốc tế..............24
2.3. Tổng quan tình hình thương mại quốc tế Việt Nam – Hoa Kỳ...................31
2.3.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu....................................................................... 31
2.3.2. Các mặt hàng xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.......32
2.4. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam . 40

2.4.1. Thực trạng chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa
Kỳ đối với Việt Nam................................................................................................ 40
2.4.2. Thực trạng về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối
với Việt Nam trong một số mặt hàng cơ bản......................................................... 48


2.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương
mại quốc tế của Mỹ đối với Việt Nam.................................................................. 60
2.5.1. Thành công đạt được................................................................................... 60
2.5.2. Hạn chế......................................................................................................... 60
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................... 62
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY
DỰNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ỨNG PHÓ
VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI
VỚI VIỆT NAM.................................................................................................... 66
3.1. Dự báo thị trường Hoa Kỳ và định hướng xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ của Việt Nam.................................................................................................... 66

3.2. Cơ hội và thách thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ...........................67
3.2.1. Cơ hội........................................................................................................... 67
3.2.2. Thách thức.................................................................................................... 72
3.3. Một số quan điểm xây dựng và đối phó với rào cản kỹ thuật trong thương
mại quốc tế của Mỹ đối với Việt Nam.................................................................. 79
3.4. Bài học kinh nghiệm trong việc ứng phó với hàng rào kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Mỹ.................................................................................. 79
3.4.1. Kinh nghiệm từ một số nước........................................................................ 79
3.4.2. Bài học cho Việt Nam................................................................................... 80
3.5. Một số giải pháp trong việc ứng phó với rào cản kỹ thuật trong thương
mại quốc tế của Mỹ đối với Việt Nam.................................................................. 82
3.5.1. Từ phía nhà nước......................................................................................... 82
3.5.2. Từ phía các Hiệp Hội................................................................................... 85
3.5.3. Từ phía doanh nghiệp.................................................................................. 87
KẾT LUẬN............................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 90


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

BTA

Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002

CPB

Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ


CPSA

Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng

CPSC

Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn

CPSIA

Đạo Luật Cải Thiện An Toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng

DN
FDCA

FSC
FSMA

FTC

Doanh nghiệp
Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Mỹ
(Food, Drug, Cosmetics Act)
Chứng chỉ rừng
Luật hiện đại hóa an toàn thực
Modernization Act)

phẩm (Food Safety


Uỷ ban thương mại liên bang

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on
Trade in Sevice)

GCC

Chứng nhận hợp chuẩn tổng quát
Certificate)

HACCP

CCPs

(General Conformity

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard
Analysis and Critical Control Point)
Các điểm kiểm soát tới hạn

SAI

Tổ chức trách nhiệm lao động quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế



GMP
NOAA
TBT

Hệ thống thực hành sản xuất tốt
Ủy ban Bảo vệ khí quyển và đại dương quốc gia
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (technical barriers to trade)

TFPIA

Luật phân biệt các sản phẩm sợi dệt

WRAP

Trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu
(Worldwide Responsible Apparel Production)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ............................................................... 23
Bảng 2.2: Kim ngạch Xuất – Nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.......................32
Bảng 2.3 : Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015.......33
Bảng 2.4 : Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2015...........34
Bảng 2.5: Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ.....................................35
Bảng 2.6 : Các nước xuất khẩu giầy dép chủ yếu vào Hoa Kỳ................................ 37
Bảng 2.7 : Các nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất vào Hoa Kỳ.........................39
Bảng 3.1: Mức thuế nhập khẩu với hàng giày dép.................................................. 69
Bảng 3.2: Mức thuế nhập khẩu với hàng thủy sản................................................... 69
Bảng 3.3 : Mức thuế nhập khẩu với hàng dệt may.................................................. 71



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn đã trình bày khái quát về các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, cũng như
xu thế của sự phát triển của rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế.
Tác giả đã sơ lược về thực trạng của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh các thành tựu đạt được trong mối
quan hệ này vẫn còn tồn tại các hạn chế như:
-

Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục xác định sự phù hợp.

-

Các biện pháp đối phó với các rào cản thương mại do Hoa Kỳ dựng nên
còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với rào cản kỹ thuật về môi trường
(hàng rào xanh).

-

Trình độ lao động, quản lý, khả năng kiểm định, giám định sản phẩm.

Và để khắc phục những hạn chế trên tác giả đã đưa ra những giải pháp gợi ý
để đáp ứng yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối
với Việt Nam như:
Đối với nhà nước: Tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật, chính sách
thương mại của các nước; Nâng cao năng lực nhận thức của các doanh nghiệp về
các rào cản kỹ thuật; Nhà nước cần tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến
thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại; Tăng cường đàm
phán cấp Nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng; ...

Đối với hiệp hội: Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin cũng như sẵn
sàng khởi kiện và kháng kiện; Phát huy hơn nữa vai trò điều hoà quy mô sản xuất và
xuất khẩu, giá cả và chất lượng sản phẩm để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ
kiện chống bán phá giá; Nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành; …
Đối với doanh nghiệp: Phát triển các loại hình doanh nghiệp; Đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động; Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến
thương mại; …


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hội
nhập kinh tế quốc tế, từ đó tự do hóa hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam
với thế giới là bước đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nền kinh tế mở cửa, với
hàng rào cho lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa bên trong với bên ngoài được giảm
thiểu, hướng tới tự do thương mại quốc tế là điều kiện cần để Việt Nam xây dựng và
hoàn thiện nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Tuy nhiên, trong xu thế tự do hóa thương mại ngày nay thì sự cạnh tranh giữa
các quốc gia trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Nếu như hội nhập giúp các
quốc gia gỡ bỏ dần các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch
thì ngày nay các rào cản kỹ thuật lại đang là mối đe dọa lớn trong hoạt động xuất
nhập khẩu của các quốc gia.
Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và
không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết
năm 2001, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc. Điều này
phù hợp với lợi ích thương mại của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở
cửa hiện nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế
đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong những năm vừa qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất
khắt khe về chất lượng hàng hoá. Để bảo vệ sản xuất trong nước và người tiêu dùng,
Hoa Kỳ đã đặt ra hệ thống rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, Việt
Nam muốn xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ thì cần phải có những biện
pháp hữu hiệu vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường này.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề rào
cản kỹ thuật trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các nghiên cứu này chỉ


2

mới tập trong vào các mặt hàng chủ lực của Việt Nam mà thiếu những nghiên cứu
tổng quan cho tất cả các mặt hàng.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng áp dụng các rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
với mục đích làm rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
từ đó đánh giá các rào cản kỹ thuật mà Việt Nam đang gặp phải khi nhập khẩu vào
Hoa Kỳ và đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật này
trong quá trình hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ các khái niệm và lý thuyết liên quan đến rào cản kỹ thuật trong thương
mại, sau đó nêu thực trạng về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa
Kỳ đối với Việt Nam; cuối cùng là rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra gợi ý giải
pháp giúp Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật này trong quá trình hội nhập.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Hoa Kỳ và Việt Nam

Phạm vi thời gian: Dữ liệu từ năm 2008 đến 2017
Phạm vi về nội dung: Tập trung vào Thực trạng và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam được rút ra từ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng nhằm

tổng hợp các vấn đề về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ để đưa


3

ra bức tranh khái quát và tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ.
- Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích
hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật đối với
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ để từ đó đưa ra
những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản kỹ thuật trong thương
mại của Hoa Kỳ; từ đó rút ra một số giải pháp cho việc ứng phó với rào cản kỹ thuật
trong thương mại cho các doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường Hoa Kỳ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận: Tác giả phân tích rõ cơ sở lý thuyết về rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế, nêu thực trạng rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp
phát triển. Từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu để hỗ

trợ là một nghiên cứu tham khảo, đóng góp vào cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu
khác có liên quan.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Đánh giá những thực trạng đang tồn tại về rào cản
kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, phân tích các
điểm đạt được và hạn chế để từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, đưa ra các gợi ý để
giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt rào hiệu quả.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về “Thực trạng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là đề tài không mới đã
có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Dưới đây là một số nghiên
cứu tiêu biểu:


4

Nguyễn Thị Thùy (2010) “Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ. Luận văn đã khái quát các cơ sở lý thuyết cần thiết vể
rào cản kỹ thuật của Mỹ dành cho mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu, từ lý thuyết tác giả đã
phân tích thực trạng của các vấn đề về rào cản kỹ thuật của Mỹ dành cho mặt hàng
đồ gỗ, cụ thể là các tiêu chuẩn kỹ thuật về: Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn
CPSC, Quy tắc xuất xứ, Chứng nhận vệ sinh dịch tễ, Quy tắc dán nhãn, Chứng chỉ
rừng – FSC. Luận văn đã chứng minh về vấn đề rào cản kỹ thuật của Mỹ dành cho
mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu là vấn đề quan trọng để gia tăng hiệu quả xuất khẩu sang
thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả vượt
rào của Việt Nam về mặt hàng đồ gỗ chưa cao, cần tiếp tục khắc phục và học hỏi
thêm nữa.
Cao Quý Long (2012), “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Mỹ trong bối cảnh mới”, Luận văn thạc sĩ. Mục đích nghiên cứu của luận

văn là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề
xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Với
phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và so sánh, đối chiếu luận văn đã hệ
thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tìm hiểu và đáp ứng quy định về
rào cản kỹ thuật TBT đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp đáp
ứng các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng dệt may trong thời
gian tới.
Hoàng Thị Thu Hiền và cộng sự (2014), “Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm
và cá da trơn Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6: 869-876.
Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam
vào thị trường Mỹ, xác định các rào cản kỹ thuật từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
giúp doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Mỹ. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, thông qua phương pháp phân tích so sánh số tuyệt đối,


5

tương đối để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng vượt qua được các rào cản kỹ thuật đối với
tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ.
Hồ Thị Hoàng Lương (2015), “Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật tới hoạt động
ngoại thương của Việt Nam”. Nghiên cứu cho rằng các hình thức rào cản kỹ thuật
trong thương mại quốc tế gồm sáu hình thức: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an
toàn vệ sinh dịch tễ; Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường;
Các yêu cầu về nhãn mác; Các yêu cầu về đóng gói bao bì; Phí môi trường và Nhãn
sinh thái. Dựa vào các hình thức này tác giả phân tích thực trạng áp dụng tại Việt
Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam vượt qua những rào cản kỹ thuật
trong quá trình hội nhập.

Trần Thị Minh Trang (2015), “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ
đối với nông sản Việt Nam và giải pháp vượt qua”, Luận văn thạc sĩ. Luận văn tập
trung vể hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ cho ngành nông sản Việt Nam.
Tác giả tiếp cận vấn đề với bốn hình thức hàng rào kỹ thuật: Quy định về tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, bao bì đóng gói và tiêu chuẩn về
môi trường. Từ cơ sở lý thuyết này tác giả Trần Thị Minh Trang đã tiến hành phân
tích thực trạng về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với nông sản Việt
Nam, để từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt rào hiệu quả.
Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan nhưng đề tài: “Thực
trạng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Với yêu cầu là nghiên cứu rào cản kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ có phạm vi nghiên cứu mới nên đề tài vẫn có tính
thực tiễn cao.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần phụ lục, mở đầu, kết luận và các danh mục tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:


6

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế.
Chương 2: Thực trạng về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa
Kỳ đối với Việt Nam.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho việc xây dựng hàng rào kỹ
thuật trong thương mại và ứng phó với hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa
Kỳ đối với Việt Nam.


7


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN KỸ
THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “rào cản” trong kinh tế được hiểu là những công cụ, biện pháp,
chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh
hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó. Theo định nghĩa này, ta có thể hiểu “rào cản
trong thương mại quốc tế” là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một
quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động thương
mại quốc tế của quốc gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói chung.
Rào cản thương mại quốc tế được chia làm hai loại đó là: hàng rào thuế quan
(là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu
vực hải quan của một nước) và phi thuế quan (là những biện pháp phi thuế quan
mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học
hoặc bình đẳng). Rào cản kỹ thuật là một trong những công cụ trong hệ thống hàng
rào phi thuế quan
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
(technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một
nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp
của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (được gọi
chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT). (VCCI - Phòng Thương Mại và
Công nghiệp Việt Nam)
Hoàng Thị Thu Hiền (2014) cho rằng: Hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu
chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau. Các tiêu chuẩn
này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá do các cơ quan
chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ
thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị
trường tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những
yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể



8

đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau
giữa các nước.
Nguyễn Thị Thùy (2010) định nghĩa “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực
chất là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người
tiêu dùng và là công cụ trực tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Đây cũng là rào cản
hợp lý hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng xấu tới
môi trường, sức khỏe con người, động thực vật…”
Tóm lại, rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một loại hàng rào phi
thuế quan, được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn
hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường… chúng là
các rào cản hợp lý và hợp pháp cần được duy trì. Rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế rất đa dạng và phức tạp, được bảo hộ bởi luật pháp quốc tế cũng như luật
pháp của từng quốc gia, tại các quốc gia khác nhau thì các quy định này được sử
dụng khác nhau.
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là những biện pháp kỹ thuật cần
thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong
nước song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy
định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp.
1.1.2. Sự hình thành của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có tác dụng to lớn
trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản
phẩm thông qua chất lượng tiêu dùng được đảm bảo. Xuất phát từ nhu cầu to lớn
này các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng, thực hiện các chính sách về tiêu
chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế.

Khi một quốc gia muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ngoài việc phải
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm trong nước cần phải tuân
thủ các quy định này ở nước nhập khẩu – đây chính là nhân tố quyết định sản phẩm
có được nhập khẩu vào nước đó hay không.


9

Để giải quyết các vấn đề không tương đồng trong các quy định về kỹ thuật giữa
các quốc gia là cơ sở để hình thành quy định về rào cản kỹ thuật thương mại.
Các điều khoản của GATT 1947 chỉ quy định chung về tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật tại các Điều III, XI và XX. Một nhóm công tác của GATT được
thành lập để đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đối với thương mại
quốc tế, đã kết luận rằng rào cản kỹ thuật là nhóm rào cản lớn nhất trong các biện
pháp phi thuế quan mà các nhà xuất khẩu phải đối mặt.
Sau nhiều năm đàm phán, cuối Vòng đàm phán Tokyo vào năm 1979, 32 quốc
gia thành viên GATT đã ký kết Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT). Quy chế Tiêu chuẩn, tên gọi trước đây của Hiệp định TBT, quy định các quy
tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy
trình đánh giá sự phù hợp. Hiệp định mới của WTO về Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại, hay là Hiệp định TBT, đã nâng cấp và làm rõ hơn các quy định trong
Quy chế Tiêu chuẩn của Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định TBT được đàm phán
trong Vòng đàm phán Uruguay là một phần không thể tách rời của hệ thống Hiệp
định WTO.
Đến năm 1994, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã
hợp nhất Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một trong số 29 văn bản
pháp lý nằm trong Hiệp định WTO, quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm
đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp thủ
tục đánh giá sự phù hợp không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương
mại. Mặc dù rất khó để có một đánh giá chính xác về tác động của sự cần thiết phải

tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài khác nhau đối với thương
mại quốc tế, nhưng rõ ràng là các nhà sản xuất và xuất khẩu đã phải dành một khoản
chi phí đáng kể cho vấn đề này.
Các điều khoản cơ bản của Hiệp định này có thể được chia thành bốn nghĩa vụ
đôi khi tương tác với nhau. Các nhóm nghĩa vụ này bao gồm:
-

Đối xử với hàng hoá xuất khẩu của một nước không kém ưu đãi hơn

so với cơ chế đối xử đối với hàng hoá sản xuất trong nước (đối xử quốc gia)
hoặc đối với hàng xuất khẩu của một nước khác (đối xử tối huệ quốc);


10

-

Khuyến khích các thành viên dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đó hài hoà;

-

Minh bạch trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực hiện các tiêu

chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
-

Các yêu cầu về thủ tục liên quan tới việc thông báo cho WTO các vấn

đề có liên quan tới TBT.
-


Quy định về các thiết bị điện

-

Quy định về điện thoại không dây, thiết bị vô tuyến, v.v.

-

Ghi nhãn trong dệt may và quần áo

-

Thử nghiệm xe cộ và phụ kiện

-

Quy định về tàu thuyền và các thiết bị tàu thuyền

-

Quy định an toàn cho đồ chơi

-

Ghi nhãn thực phẩm, đồ uống và dược phẩm

-

Các yêu cầu về chất lượng đối với thực phẩm tươi sống


-

Các yêu cầu về đóng gói đối với thực phẩm tươi sống

-

Đóng gói và ghi nhãn đối với chất độc và hóa chất nguy hiểm

Tóm lại, có thể hiểu sự hình thành của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc
tế là xuất phát từ chính nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế, và xuất phát từ tính tất
yếu của quá trình toàn cầu hóa, quá trình phát triển song phương giữa các quốc gia
với nhau.
1.1.3. Mục đích sử dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Đối xử công bằng đối với sản phẩm trong nước và quốc tế:
Trong những năm gần đây, nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được các
nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Chính sách tăng cường quản lý có thể được
xem như là kết quả của mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của
người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm chất lượng cao và an toàn, và việc
gia tăng về ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất đã thúc đẩy các xã hội hiện đại
tăng cuờng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.


11

Đôi khi các nước muốn bảo vệ nền sản xuất trong nước song lại yêu cầu các
nước khác phải tự do thương mại cho hàng xuất khẩu của mình. Hiệp định TBT
hướng tới việc ngăn chặn những hoạt động dạng này trên cơ sở các quy tắc sau.
Các quy tắc cơ bản:
-


Đối xử công bằng với sản phẩm trong nước và quốc tế

-

Quy chuẩn không được tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại.

-

Cấm nhập khẩu các hàng hóa mà không có bằng chứng khoa học. Các
thành viên phải đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật chỉ được áp
dụng ở mức độ để bảo vệ con người, động vật, thực vật hoặc sức khoẻ
trên cơ sở các nguyên tắc khoa học.

-

Cấm nhập khẩu đối với hàng hoá được sản xuất theo một quy trình
nhất định. Các thành viên phải xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật dựa
trên các yêu cầu công dụng của sản phẩm mà không dựa trên các đặc
tính thiết kế hay mô tả.

-

Cấm nhập khẩu hàng hoá dựa trên các tiêu chuẩn không có ý nghĩa về
mặt kỹ thuật khi các quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu và các tiêu chuẩn
quốc tế tồn tại thì các thành viên sẽ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

-

Cấm nhập khẩu bằng quy định về bao gói/ghi nhãn. Các thành viên

phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật không được xây dựng, chấp
nhận hay áp dụng với ý định hoặc với tác động tạo ra những cản trở
không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Không được tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại
Nhiều quốc gia vì muốn bảo vệ lợi ích của mình sẽ có xu hướng đưa ra quá
nhiều quy định ràng buộc về hàng hóa nhập khẩu, điều này sẽ gây ra trở ngại cho
các nước xuất khẩu và ảnh hưởng đến tình hình thương mại giữa hai nước, chính vì
thế việc cho ra đời các quy định về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế sẽ
giúp cho các quốc gia vừa bảo vệ lợi ích của mình, vừa đưa ra các tiêu chuẩn trong
phạm vi quy định nên sẽ hạn chế những cản trở không cần thiết cho thương mại.
Ngoài ra, trong phạm vi Hiệp định TBT thì mục đích sử dụng các rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế còn góp phần:


12

-

Bảo vệ an toàn hoặc sức khoẻ con người

-

Bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ động vật, thực vật

-

Bảo vệ môi trường

-


Ngăn ngừa những hành vi gian lận

-

Các yêu cầu về an ninh quốc gia

1.1.4. Phân loại rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Theo Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với thương mại của WTO được phân
biệt ra làm 3 loại:
Thứ nhất, là các quy định kỹ thuật. Đó là những quy định mang tính bắt buộc
đối với các bên tham gia. Điều đó có nghĩa, nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp
ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường. VD: Hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Thứ hai, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu
chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm
nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khi sản phẩm đó không đáp ứng
được các tiêu chuẩn kỹ thuật. VD: một số lọai rau củ quả muốn xuất sang Mỹ phải
đáp ứng các quy định về phẩm cấp kích thước, chất lượng, độ chín.
Thứ ba, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn
là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù
hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo John Skorburg được trích dẫn từ Trần Văn Nam (2010) thì hàng rào kỹ
thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm:
Thứ nhất, các quy định về dịch vụ vệ sinh an toàn (Sanitary and
phytosanitary). Các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho
người, vật nuôi và cây trồng.
Thứ hai, các biện pháp đối với người tiêu dùng. Các biện pháp quy định về
chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ

sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc
gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.


13

Thứ ba, các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn
chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu
chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
1.1.5. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Đối với nước nhập khẩu.
Rào cản kỹ thuật có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của
chính phủ nước nhập khẩu dùng để hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài
khi thâm nhập vào thị trường nước mình.
Tác động tích cực:
Thứ nhất, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng của
hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu dùng được
nâng cao.
Thứ hai, viêcc̣ áp dụng các rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trường.
Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài.

Tác động tiêu cực:
Thứ nhất, không tạo ra động lực phát triển nền sản xuất trong nước.
Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền sản xuất của các ngành khác
trong nền kinh tế.
Tóm lại, sự trỗi dậy của các hàng rào kỹ thuật vô hình trong thương mại đã tạo ra
một môi trường thương mại không tích cực, thông thoáng. Trong khi một số các rào cản
kỹ thuật trong thương mại có cơ sở khoa học thì rất nhiều hàng rào khác lại không có
cơ sở và chúng được sử dụng ngày càng nhiểu để hạn chế tự do thương mại. Từ giữa
những năm 1990, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đánh giá rằng các sản phẩm nông nghiệp

xuất khẩu của Mỹ đạt trị giá 5 tỷ đô la Mỹ là đối tượng bị áp dụng các rào cản kỹ thuật
trong thương mại của 63 nước trên thế giới. Mặt khác, trong vài năm gần đây, Mỹ đã
gia tăng đáng kể việc giám sát nhập khẩu tại các cửa khẩu dẫn đến kết quả là danh mục
các sản phẩm nhập khẩu bị giám sát đã không ngừng tăng lên.

Đối với nước xuất khẩu
Tác động tích cực


14

Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Để thâm nhập vào được một thị trường thì
hàng hóa từ bên ngoài phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường nước
nhập khẩu. Mặc dù tuân thủ các yêu cầu này không phải là bắt buộc nhưng ai không
tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Nên rào cản kỹ thuật là động lực giúp các nhà xuất
khẩu tìm mọi cách để vượt qua, đáp ứng những yêu cầu dù khắt khe tới đâu. Do đó,
họ phải chủ động cải tiến, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế vào sản xuất,
quy trình chế biến của doanh nghiệp, bồi dưỡng năng lực chuyên môn của đội ngũ
cán bộ. Kết quả là năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của doanh nghiệp tại nước
nhập khẩu ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường thế giới.
Bảo vệ môi trường sống. Khi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của
nước nhập khẩu thì hoạt động sản xuất đó mặc nhiên cũng tuân thủ quy định bảo vệ
môi trường. Do đó sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên của nước xuất khẩu. Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã có những
đóng góp đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và
góp phần phát triển bền vững.
Các bên đối tác dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng. Nhờ những
yêu cầu kỹ thuật đã được công bố rộng rãi bằng văn bản và các phương tiện thông

tin chung nên nhà xuất khẩu dễ dàng tiếp cận và thực thi. Khi có vướng mắc phát
sinh về hàng hóa cả hai bên chỉ cần đối chiếu với các quy định, văn bản có sẵn về
chuẩn hàng hóa việc đàm phán sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, rào cản kỹ thuật cũng tạo cho nhà
xuất khẩu không ít những khó khăn. Với tư cách là công cụ bảo hộ trực tiếp được
thừa nhận, rào cản kỹ thuật gây sự cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quan
hệ thương mại giữa các bên. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa
tốn kém. Ngoài các tiêu chuẩn quy định do các tổ chức quốc tế đưa ra, các rào cản
này còn do các nước tự đặt. Có khi các tiêu chuẩn này cùng được đặt ra nhưng lại
không thống nhất gây sự không đồng bộ trong các rào cản thậm chí sự không đồng


15

bộ giữa các vùng các miền trong cùng một quốc gia. Sự phức tạp cản trở thương
mại giữa hai bên nếu bên xuất khẩu không hiểu rõ luật.
Ngoài ra do sự chênh lệch về trình độ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu,
các nước nhập khẩu có nền kinh tế phát triển thường đưa ra các yêu cầu quá cao so
với trình độ đáp ứng của nước xuất khẩu là các nước đàng phát triển. Các rào cản
này thực sự đã trở thành những thách thức lớn đối với các nước có trình độ thấp
hơn. Sự hạn chế về năng, kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học công nghệ…của
các nước xuất khẩu sẽ khiến họ khó có thể vượt qua các rào cản này.
1.2. Xu thế phát triển của rào cản kỹ thuật thương mại
Hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng có 10 xu hướng rào cản kỹ thuật
như sau:
Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư
Phạm vi của TBT có khuynh hướng ngày càng mở rộng hơn, bắt đầu từ lĩnh vực sản
xuất và dần mở rộng sang thương mại. Hiện tại, TBT đã mở rộng từ thương
mại hàng hóa đến các lĩnh vực khác như: dịch vụ tài chính, thông tin, đầu tư và sở

hữu trí tuệ,...
Xu hướng chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc
Trước đây nhiều tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 1400, các chứng nhận về mô
trường, HACCP, thực phẩm hữu cơ,…được áp dụng trên cở sở tự nguyện. Vài năm
gần đây, một số biện pháp tự nguyện đã được chuyển sang nguyên tắc bắt buộc.
Mở rộng từ sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động
Hệ thống an toàn thực phẩm HACCP xuất phát từ Mỹ và sau hơn 40 năm đã
được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển khác như Canada và EU. HACCP
kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm từ giai đoạn sản xuất, chế biến, bảo
quản, vận chuyển và phân phối.
Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuếch tán
Các biện pháp TBT luôn tạo ra phản ứng dây chuyền, mở rộng từ một sản
phẩm đến tất cả các sản phẩm liên quan, từ một nước đến một số nước và thậm chí
đến cả thế giới.


×