Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.21 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
THEO XU THẾ CÁCH MẠNG 4.0

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

NGUYỄN XUÂN LONG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
THEO XU THẾ CÁCH MẠNG 4.0

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 83.40.201

Họ và tên học viên: Nguyễn Xuân Long
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hiền



Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................iii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................ iv
LỜI NĨI ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) VÀ
VIỆC ỨNG DỤNG FINTECH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0..................................7
1.1. Tổng quan về cơng nghệ tài chính................................................................7
1.1.1. Định nghĩa về cơng nghệ tài chính và q trình phát triển...................7
1.1.2. Vai trị của cơng nghệ tài chính.......................................................... 12
1.1.3. Hệ sinh thái Fintech và các yếu tố tác động đến ứng dụng cơng nghệ
tài chính trong kinh doanh ngân hàng.......................................................... 14
1.2. Kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0........17
1.2.1. Tổng quan về Kinh doanh ngân hàng................................................. 17
1.2.2. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0................................................. 21
1.2.3. Kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0...24
1.3. Ứng dụng cơng nghệ tài chính trong kinh doanh ngân hàng...................27
1.3.1. Điện tốn đám mây (Cloud Computing)............................................. 27
1.3.2. Robot và Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence)...................... 29
1.3.3. Dữ liệu lớn (BigData) và Internet kết nối vạn vật (IoT - Internet of
Things).......................................................................................................... 31
1.3.4. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain và Sổ cái phân tán)......................32
1.3.5. Giao diện chương trình ứng dụng....................................................... 34
1.4. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc ứng dụng cơng

nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng...................................37
1.4.1. Singapore............................................................................................ 37
1.4.2. Ấn Độ.................................................................................................. 41
1.4.3. Hàn Quốc............................................................................................ 44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH
TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM TRONG XU THẾ
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0..................................................................... 46


2.1. Kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong xu thế cách mạng công
nghiệp 4.0............................................................................................................ 46
2.1.1. Cơ hội của Kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong xu thế cách
mạng công nghiệp 4.0................................................................................... 46
2.1.2. Rủi ro, thách thức............................................................................... 49
2.2. Các nhân tố tác động đến ứng dụng công nghệ tài chính trong kinh
doanh ngân hàng tại Việt Nam.......................................................................... 52
2.2.1. Khn khổ pháp lý.............................................................................. 53
2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ....................................................... 57
2.2.3. Nguồn nhân lực.................................................................................. 60
2.2.4. Tiếp cận vốn........................................................................................ 61
2.3. Thực trạng ứng dụng cơng nghệ tài chính trong kinh doanh ngân hàng
tại Việt Nam........................................................................................................ 62
2.3.1. Điện toán đám mây............................................................................. 62
2.3.2. Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.......................................................... 63
2.3.3. Công nghệ dữ liệu lớn và Internet vạn vật.......................................... 68
2.3.4. Công nghệ chuỗi khối......................................................................... 69
2.3.5. Giao diện ứng dụng API mở............................................................... 69
2.4. Đánh giá thực trang ứng dụng công nghệ tài chính trong kinh doanh
ngân hàng tại Việt Nam..................................................................................... 70
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng và xu hướng đầu tư ứng dụng công nghệ

thông tin……............................................................................................... 70
2.4.2. Đánh giá mức độ tác động của các nền tảng công nghệ CMCN 4.0 đến
hoạt động ngân hàng.................................................................................... 72
2.4.3. Ưu điểm và hạn chế trong việc ứng dụng cơng nghệ tài chính trong
kinh doanh ngân hàng.................................................................................. 75
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CƠNG
NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM77
3.1. Xu hướng phát triển công nghệ tài chính trong kinh doanh ngân hàng 77
3.1.1. Thay đổi mơ hình kinh doanh dịch vụ................................................. 77
3.1.2. Thay đổi phương thức cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ.....................79
3.1.3. Giảm giá thành sản phẩm dịch vụ ngân hàng..................................... 79
3.1.4. Phát triển kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng qua các thiết
bị thông minh……......................................................................................... 80


3.1.5. Ứng dụng rộng rãi sinh trắc học (vân tay, nhận diện giọng nói) trong
phê chuẩn và xác thực giao dịch................................................................... 80
3.1.6. Kinh tế chia sẻ được phổ biến ở hầu hết mọi lĩnh vực thuộc cơ sở hạ
tầng tài chính hỗ trợ cho sản phẩm, dịch vụ ngân hàng...............................81
3.1.7. Sản phẩm dịch vụ tùy biến hơn theo nhu cầu của khách hàng............81
3.1.8. Dịch vụ thông minh hơn...................................................................... 82
3.1.9. Tăng cường an ninh, an toàn bảo mật................................................ 82
3.1.10. .. Thay đổi về phương thức chuyển giao công nghệ và tri thức giữa các

quốc gia………............................................................................................ 82
3.2. Định hướng ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng............................................................................................................ 83
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ tài chính trong
kinh doanh ngân hàng tại các NHTM.............................................................. 85
3.3.1. Đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng công

nghệ ngân hàng tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số..........................85
3.3.2. Đầu tư mạnh mẽ hệ thống CNTT tiên tiến gắn chặt với chiến lược kinh
doanh của NHTM......................................................................................... 86
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân sự chuyên môn cao để ứng dụng, triển khai
và vận hành CNTT........................................................................................ 88
3.4. Khuyến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước:.................................... 88
3.4.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý để tiếp cận và ứng dụng thành công các
thành tựu của CMCN 4.0 trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một
cách an tồn, hiệu quả.................................................................................. 88
3.4.2. Cơng tác thanh tra, giám sát đảm bảo an toàn hoạt động của các
TCTD và hệ thống các TCTD trước thực tế tiếp cận, ứng dụng các thành tựu
CMCN 4.0 trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng...........................90
3.4.3. Xây dựng, hồn thiện cơ sở hạ tầng cơng nghệ hỗ trợ phát triển sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng.............................................................................. 92
3.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực..................................................................... 93
3.4.5. Hỗ trợ đổi mới sáng tạo...................................................................... 94
KẾT LUẬN............................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................100


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn : “Ứng dụng cơng nghệ tài chính trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong xu thế cách mạng 4.0“ là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu
đã được cơng bố./.

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm
2019
Tác giả


Nguyễn Xuân Long


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cơ Khoa
sau Đại học – Đại học Ngoại thương và các đồng nghiệp tại Bộ Tài chính đã hỗ trợ
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Giáo viên hướng dẫn trực tiếp – TS.
Nguyễn Thị Hiền, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi
hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm
2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Xuân Long


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

NHTM

Ngân hàng Thương mại


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

AML

Chống rửa tiền

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

API

Giao diện lập trình ứng dụng

DTL

Cơng nghệ sổ cái phân tán

Cho vay P2P

Cho vay ngang hàng

REGTECH


Công nghệ quản lý

RTGS

Hệ thống thanh toán tổng tức thời theo thời gian thực

KYC

Định danh khách hàng

Viện CLNH

Viện chiến lược ngân hàng

CMCN 4.0

Cách mạng cơng nghiệp 4.0

mPOS

Thanh tốn thẻ qua thiết bị di động


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên


Số trang

Bảng 1.1

Lịch sử hình thành Fintech

8

Bảng 1.2

Một số sản phẩm, dịch vụ chính do Fintech cung
ứng

9

Bảng 1.3

Lượng giao dịch toàn cầu của các giao dịch kỹ
thuật số

12

Bảng 1.4

Các vấn đề trọng tâm trong khuôn khổ phát triển
một hệ sinh thái Fintech

16



iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Bảng

Tên

Số trang

Biểu đồ 1.1

Các phương thức kết hợp giữa các công ty
Fintech và ngân hàng

11

Biểu đồ 1.2

Ba nhân tố chính của hệ sinh thái Fintech

15

Biểu đồ 2.3

Xu hướng ưu tiên đầu tư cho hệ thống CNTT
trong tương lai và thực tế đầu tư cho hệ thống

71

CNTT của các ngân hàng

Biểu đồ 2.4

Đánh giá về thực trạng của hệ thống cơ sở hạ
tầng CNTT ngành ngân hàng và thực trạng của

72

hệ thống ứng dụng CNTT ngành ngân hàng
Biểu đồ 2.5

Quan điểm của các ngân hàng về nền tảng công
nghệ sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai

73

hoạt động ngân hàng
Biểu đồ 2.6

Tác động của nền tảng công nghệ đến kinh
doanh ngân hàng

74


iv

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì
vậy, hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về CMCN 4.0, những đặc điểm và
đánh giá tác động của nó đến các lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói

riêng. Thơng tin về cuộc CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ dừng lại trong nội dung báo
cáo của một số cơ quan Bộ, Ngành; trong một số đánh giá khảo sát của PwC,
KPMG… Luận văn đánh giá những tác động dự kiến của cơng nghệ tài chính đến
xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Việt Nam và đưa ra các đề xuất,
kiến nghị mang tính chiến lược về những phương thức tiếp cận xây dựng cơ chế,
chính sách quả lý và điều hành của Cơ quan Quản lý Nhà nước.
Trong luận văn, tác giả đã đưa ra khung lý thuyết và nghiên cứu tổng quan
cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới và các yếu tố tác động đến phát triển
công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Luận văn đã kết hợp sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu như cứu định tính, phương pháp thống kê, so sánh
biện chứng, phân tích mơ tả các ứng dụng cơng nghệ tài chính đang áp dụng tại
ngân hàng Việt Nam, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận liên quan đến thực trạng
ứng dụng cơng nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đề xuất
một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng ứng dụng
Để đánh giá một cách khách quan thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, luận văn đã tiến hành đánh giá trên 02 góc
độ: (i) Từ khảo sát về xu hướng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân
hàng; (ii) Từ kết quả khảo sát về mức độ tác động của các nền tảng cơng nghệ đến
hoạt động ngân hàng… Qua đó, tác giả nêu ra những ưu điểm, triển vọng tích cực
trong việc ứng dụng cơng nghệ tài chính như: các TCTD đã phản ứng nhanh với
những xu hướng công nghệ mới và liên tục cập nhật các ứng dụng mới, chú trọng
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng các giải pháp ngân hàng điện tử để tối ưu hóa
dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng đã bắt tay với các công ty fintech để cùng phát
triển và cùng có lợi… và những mặt hạn chế vẫn cịn tồn đọng khiến việc ứng dụng
công nghệ vào hoạt động ngân hàng bị giới hạn như: thiếu hành lang pháp lý đồng


v

bộ, sự phát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng làm hạn chế khả

năng kết nối tồn ngành, hạ tầng thanh tốn chưa phát triển đồng đều và hoàn thiện,
hạn chế về nguồn nhân lực và nguồn lực tài chinh.
Từ việc đánh giá thực trạng, luận văn có đưa ra một số định hướng với các
TCTD và những khuyến nghị thay đổi chính sách từ cơ quan quản lý cũng như
những giải pháp liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an
tồn an ninh bảo mật, các chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện
đại.


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khái niệm công
nghiệp 4.0 (Industry 4.0) hay là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là
một thuật ngữ bao trùm, chỉ một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, xu hướng
trao đổi dữ liệu, cơng nghiệp chế tạo và sản xuất thông minh.
CMCN 4.0 được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi mạng
Internet ngày càng phổ biến, kết nối Internet vạn vật (Internet of things IoT) và Trí
tuệ nhân tạo (Articificial Intelligence – AI), bởi các cảm biến nhỏ, mạnh hơn với giá
thành rẻ hơn, bởi điện tốn đám mây, phân tích dữ liệu lớn… giúp tự động hóa hơn
nữa q trình sản xuất. CMCN 4.0 có đặc điểm là thơng minh hóa sản xuất, mang
tính tích hợp cao, linh hoạt và có tác động mạnh mẽ tới mọi ngành nghề, mọi quốc
gia. Điều khiến CMCN 4.0 trở nên khác biệt với các cuộc cách mạng trước đó chính
là sự dung hợp của các công nghệ và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật
lý, số hóa và sinh học.
Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới sáng tạo trên
diện rộng được lan toả nhanh và mạnh mẽ hơn so với những cuộc cách mạng trước,
làm thay đổi căn bản, toàn diện cách thức chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và
tương tác lẫn nhau. Hiển nhiên, Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam

nói riêng cũng khơng nằm ngồi vịng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này.
Cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, CMCN
4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ cơng nghệ, nâng cao năng lực
sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái
kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm
năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản
xuất công nghiệp với trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nếu
không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt
với nhiều thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản


2

xuất, kinh doanh, dư thừa lao động thiếu kỹ năng và trình độ, phá vỡ thị trường lao
động truyền thống, tác động tới tình hình kinh tế - xã hội đất nước, và có thể cịn
gánh chịu những tổn thất từ nguy cơ, rủi ro mất an toàn, an ninh thông tin, hoặc trở
thành bãi rác công nghệ lạc hậu của các nước đi trước về có trình độ phát triển.
Mặc dù không phải là lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
của CMCN 4.0, nhưng ngành tài chính ngân hàng - ngành đang được coi là đứng
đầu về ứng dụng công nghệ thông tin chắc chắn cũng sẽ khơng nằm ngồi vịng
xốy của CMCN 4.0. Theo đó, CMCN 4.0 sẽ mang lại cả những tác động tích cực
cũng như tạo nên những thách thức khơng nhỏ đối với sự phát triển của hệ thống
ngân hàng Việt Nam.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ tài chính trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường tính
ứng dụng, tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng cơng nghệ tài chính trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam theo xu thế cách mạng 4.0” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước:

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đây là một khái niệm cịn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy, hiện nay chưa có
nghiên cứu chuyên sâu nào về CMCN 4.0, những đặc điểm và đánh giá tác động
của nó đến các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Thơng tin về cuộc CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ dừng lại trong nội dung báo cáo của
một số cơ quan Bộ, Ngành, ví dụ như: “Báo cáo đánh giá tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng
Việt Nam” của NHNN năm 2016 trong Kỷ yếu hội thảo OECD. Báo cáo đã nêu ra
những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành tài chính
ngân hàng, những thuận lợi và khó khăn cuộc cách mạng này mang lại đối với
ngành tài chính ngân hàng và xu hướng phát triển ngành Ngân hàng trong thời gian
sắp tới, tuy nhiên trong báo cáo vẫn còn những hạn chế như chưa cập nhật đầy đủ
thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các ngân hàng đặc biết là các ứng dụng


3

công nghệ mới mà các ngân hàng thương mại đang đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, trong một số bài báo đăng tải trên các phương tiện truyền thơng,
ví dụ như: “Ngành Ngân hàng trước tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 15/2016 hay một số báo cáo khảo sát, đánh
giá của tổ chức như Viện chiến lược Ngân hàng, các bác cáo đã nêu ra được hiện
trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng
thương mai cần chuẩn bị như thế nào để có thể thích ứng trong xu thế cách mạng
4.0. Những báo cáo này mới nêu ra được thực trạng ứng dụng cơng nghệ tài chính
tại các ngân hàng thương mại tuy nhiên chưa nêu được ra những ý kiến đề xuất để
ngân hàng nhà nước có thêm cơ sở để ban hành khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm
tạo điều kiện thích hợp để các ngân hàng và cơng ty Fintech phát triển các dịch vụ
ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh
2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Các nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 đến một lĩnh vực cụ thể trong nền
kinh tế, trong đó nghiên cứu riêng trong lĩnh vực ngành tài chính - ngân hàng cịn
khá ít; hầu hết dừng lại ở những báo cáo hội thảo hoặc báo cáo đặc thù của từng tổ
chức nhu “The Fourth Industrial Revolution: Impact on financial service and
markets” của Ủy ban đầu tu và chứng khoán ASIC Úc trong Hội nghị thuờng niên
của tổ chức này năm 2017, báo cáo đã nêu ra những tác động của cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói
riêng; Nghiên cứu của IDG về những tác động của công ty tài chính cơng nghệ
(Fintech) đến dịch vụ tài chính “The Fintech effect and disruption of finance
services” năm 2016; báo cáo nghiên cứu của ngân hàng HSBC “Mastering the
Fourth Industrial Revolution” năm 2016. Những báo cáo này đều chỉ những thuận
lợi các ngân hàng có thể đạt được khi kết hợp với các cơng ty cơng nghệ Fintech,
thay vì cạnh tranh, các ngân hàng có thể tận dụng những lợi thế về công nghệ khi
kết hợp với các công ty fintech để có thể vượt qua những hạn chế hiện nay như danh
mục sản phẩm dịch vụ chưa linh hoạt, khó khăn trong việc tiếp cận những khách
hàng ở vùng sâu vùng xa…


4

Mặc dù nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau về cuộc CMCN nhưng các cơng
trình nghiên cứu đều cho rằng sức ảnh huởng của cuộc cách mạng này đến các mặt
kinh tế - xã hội của các quốc gia là rất lớn, các quốc gia cần nhận diện và có sự
chuẩn bị cho mình để tận dụng cơ hội cũng nhu vượt qua thách thức mà nó mang
lại.
Nhìn chung, cho đến nay cũng đã có những đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lên ngành tài chính ngân hàng, tuy nhiên
các đề tài này chủ yếu nghiên cứu dựa trên tình hình các nước trên thế giới còn tại
Việt Nam, do việc ứng dụng cơng nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh ngân
hàng mới thật sự được các ngân hàng quan tâm trong thời gian gần đây và việc ứng

dụng công nghệ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn nên số lượng đề tài nghiên cứu trong
lĩnh vực này còn hạn chế. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn này nhằm đi
sâu vào nghiên cứu để làm rõ những hạn chế các ngân hàng gặp phải khi ứng dụng
cơng nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh ngân hàng từ đó nhằm đề xuất những
giải pháp nhằm tăng cường tính ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
3. Mục tiêu nghiên cứu:


Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơng nghệ tài chính và ứng dụng cơng nghệ

tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng


Đánh giá thực trạng ứng dụng cơng nghệ tài chính trong hoạt động kinh

doanh ngân hàng tại Việt Nam


Giải pháp nhằm tăng cường tính ứng dụng cơng nghệ tài chính trong hoạt

động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có ứng dụng cơng nghệ tài chính
trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng nhà nước và các công ty Fintech.


5

4.2 Phạm vi nghiên cứu:



Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu bao gồm các nội dung liên quan đến

ứng dụng cơng nghệ tài chính trong kinh doanh ngân hàng: Tổng quan về fintech,
ứng dụng cơng nghệ tài chính tại một số quốc gia; đánh giá thực trạng ứng dụng
công nghệ tài chính tại các ngân hàng Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các thay đổi
về chính sách quản lý của NHNN và các thay đổi trong chiến lược kinh doanh và
hoạt động an toàn, an ninh bảo mật mà các NHTM cần đối mặt trong bối cảnh
CMCN 4.0 đang bùng nổ.


Về không gian: Tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại

cổ phần tại Việt Nam


Về thời gian: Từ năm 2014–2018

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả:
Trong đề tài, thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu
bằng các bảng biểu, sơ đồ,... đánh giá tình hình ứng dụng cơng nghệ tài chính và
đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại giai đoạn
2014-2018 dựa trên các số liệu, tài liệu liên quan, từ kết quả khảo sát của Viện chiến
lược ngân hàng, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận liên quan đến thực trạng ứng
dụng công nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đề xuất một
số biện pháp nhằm tăng cường khả năng ứng dụng.
Phương pháp phân tích so sánh:
Phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu báo cáo về việc đầu tư ứng dụng

CNTT hàng năm của các ngân hàng thương mại, so sánh việc đối chiếu các chỉ tiêu
đã được lượng hóa cũng như so sánh các chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước để thấy
được sự thay đổi của các chỉ tiêu nhằm đánh giá và đưa ra biện pháp khắc phục
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng cơng nghệ tài chính vào hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường
tính ứng dụng cơng nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng này.


6

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơng nghệ tài chính và việc ứng dụng cơng nghệ tài
trong trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ tài chính trong
kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)
VÀ VIỆC ỨNG DỤNG FINTECH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
1.1. Tổng quan về cơng nghệ tài chính
1.1.1. Định nghĩa về cơng nghệ tài chính và quá trình phát triển
FinTech là viết tắt của cụm từ financial technology (cơng nghệ tài chính), được

hiểu theo nghĩa là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh
vực tài chính (bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh
toán và các cơ sở hạ tầng tài chính...), nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp,
dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các
dịch vụ tài chính truyền thống.
FinTech là một phân khúc năng động tại điểm giao cắt của ngành dịch vụ tài
chính và cơng nghệ, nơi những công ty công nghệ mới thành lập và những thành
phần mới tham gia thị trường đang nỗ lực phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng
tạo cho người tiêu dùng, trong khi dịch vụ tài chính truyền thống (ngân hàng) không
thể vươn tới. Trên thực tế, FinTech đã và đang có những ảnh hưởng nhất định vào
chuỗi giá trị truyền thống của các tổ chức tài chính trên tồn cầu.
Mặc dù thuật ngữ FinTech mới xuất hiện và trở nên quen thuộc trong một vài
năm trở lại đây, tuy nhiên nếu xét về bản chất của thuật ngữ là ứng dụng công nghệ
để thay đổi dịch vụ tài chính này thì Fintech đã xuất hiện từ cách đây hơn một thế
kỷ. Lịch sử hình thành Fintech được đánh dấu vào năm 1865 khi Giovanni Caselli
phát minh ra công nghệ pantelegraph để xác minh chữ ký trong giao dịch ngân hàng
và được áp dụng tại Paris và Lyon. Từ đó đến nay, Fintech đã có sự phát triển khá
nhanh thông qua các dấu mốc lịch sử như sau:


8

Bảng 1.1- Lịch sử hình thành Fintech

1950
1960

 Thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới được ra mứt bởi Diners Club
 Hệ thống điện tử QuoTron ra mắt với chức năng cung cấp thơng tin
thị trường chứng khốn cho các nhà mơi giới thơng qua các thiết bị máy

tính

1966

 Mạng lưới viễn thơng tồn cầu cung cấp thơng tin liên lạc cho hoạt
động ngân hàng đi vào hoạt động

1967

 Ngân hàng Barclays ra mắt máy ATM đầu tiên trên thế giới với tên
gọi là “Thu ngân tự động” cho phép khách hàng rút tiền bất ký thời điểm
nào trong ngày

1970

 Trung tâm bù trừ thanh toán liên ngân hàng được thiết lập để truyền
lệnh và thanh tốn với đồng đơ la Mỹ cho một số ngân hàng lớn trên thế
giới

1971

 Nasdaq – sàn giao dịch chứng khoán Mỹ được thành lập, sàn giao
dịch chứng khoán điện tử đầu tiên được thiết lập

1973

 Hệ thống SWIFT ra đời giúp giải quyết vấn đề cho các giao dịch
xuyên biên giới

1982


 Môi giới chứng khoán online được giới thiệu trên thị trường bởi các
nhà đầu tư cá nhân

1983

 Dịch vụ ngân hàng điện tử đầu tiên được ra mắt bởi hiệp hội cho
vay mua nhà Nottingham (Anh)

1984
1987

 Sàn thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời tại Mỹ
 Ngày thứ 2 đen tối của thị trường chứng khoán diễn ra trên phạm vi
tồn cầu bởi tác động của cơng nghệ

1993

 Thuật ngữ Fintech được chính thức sử dụng bởi Citigroup, đồng
thời Citigroup thành lập trung tâm nghiên cứu fintech

1988

 Dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp bởi hầu hết các ngân
hàng tại Mỹ

2009

 Phiên bản đầu tiên của tiền ảo Bitcoin và cơng nghệ Blockchain ra
đời


2011

 Ví điện tử của Google ra mắt, cho phép khách hàng sử dụng điện
thoại thơng minh thực hiện thanh tốn bằng cơng nghệ mạng tương tác
gần

2015

 Các ứng dụng công nghệ trong tài chính ra đời giúp thay thế các
hoạt động tài chính truyền thống
Nguồn: Georgetown Journal of International Law (2015)


9

Fintech là sự giao thoa giữa tài chính và cơng nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của
các công nghệ trong lĩnh vực tài chính như dữ liệu lớn, Blockchain, tư vấn tự động,
cho vay ngang hàng… cho thấy Fintech đóng một vai trị quan trọng tới khơng chỉ
hệ thống tài chính mà cịn có ảnh hưởng lớn tới tồn bộ xã hội. Hiện tại, Fintech đã
mở rộng bao gồm bất kỳ sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính, gồm cả
những đổi mới về giáo dục và đào tạo về tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu tư, các
loại tiền tệ như Bitcoin, sổ cái điện tử, ví điện tử, robot tư vấn, công nghệ dữ liệu
lớn, các phần mềm quản lý tài chính…
Theo báo cáo năm 2016 về hoạt động của Fintech trên toàn cầu của SparkLabs
Global Ventures, các công ty Fintech trên thế giới hiện đang cung cấp các dịch vụ
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơng nghệ ngân hàng, thanh tốn, tài chính
doanh nghiệp, tài chính cá nhân, các loại tiền kỹ thuật số, các dịch vụ thay thế dịch
vụ lõi của hệ thống tài chính - ngân hàng (alternative cores)… với các sản
phẩm/dịch vụ cơng nghệ đa dạng như ví điện tử, cơng nghệ sổ cái phân tán (DLT)

trên nền tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS… (xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2 – Một số sản phẩm, dịch vụ chính do Fintech cung ứng
STT Loại hình hoạt động
1

Cơng nghệ ngân hàng

Một số sản phẩm dịch vụ chính
- Cơng cụ phân tích số liệu (Analytics)
- Quản lý dữ liệu
- Quản lý quan hệ khách hàng
- An tồn, bảo mật

2

Thanh tốn

- Thương mại trực tuyến B2C
- Thiết bị chấp nhận thẻ/ví di động
- Chuyển tiền ngang hàng (P2P money transfer)
- Các giải pháp về thanh tốn

3

Tiền kỹ thuật số

- Cơng nghệ blockchain
- Bitcoin
- Ví kỹ thuật số (digital wallets)
- Các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số



10

4 Tài chính doanh
nghiệp

- Cho vay hàng ngang giữa doanh nghiệp (P2P
Business Lending)
- Cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp
- Gọi vốn (crowfunding)

5 Tài chính cá nhân

- Cho vay tiêu dùng hàng ngang (P2P Consumer
Lending)
- Dịch vụ tư vấn tài chính tự động (Robo
Advisors)
- Quản lý tài chính cá nhân (Personal Finance
Management)
- Cho vay trả góp
- Xếp hạng tín dụng

6 Các dịch vụ thay thế
dịch vụ lõi

- Bảo hiểm sức khỏe/ô tô/tài sản thay thế
- Ngân hàng kỹ thuật số

Nguồn: Fintech Industry Overview, SparkLabs Global Venture (2016)

Trong lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech
những năm trở lại đây, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán và cho vay, cũng là một
vấn đề được nhiều ngân hàng thực sự quan tâm. Tuy nhiên, cơng ty Fintech và ngân
hàng đều có những ưu điểm riêng biệt mà cả hai bên đều có thể khai thác lẫn nhau.
Đối với các công ty Fintech, việc tự do sử dụng những công nghệ hiện đại nhất
để xây dựng các giao diện thân thiện với người sử dụng là một trong những thế
mạnh nổi trội. Các công ty Fintech không sở hữu các cơ sở hạ tầng thị trường tài
chính cơ bản, do đó, mục tiêu của họ là giúp người sử dụng có trải nghiệm tốt hơn
những dịch vụ hiện có của ngân hàng. Các cơng ty này, cũng làm tốt hơn các ngân
hàng trong việc nắm bắt các giá trị cốt lõi của khách hàng từ lượng dữ liệu lớn
nhằm cung cấp những dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn (chẳng hạn như trong lĩnh vực
cho vay).
Ngược lại, với các công ty Fintech, các ngân hàng vẫn giữ được những lợi thế
cạnh tranh nhất định, đó là những mối quan hệ từ lâu với khách hàng, hành lang
pháp lý quy định cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro và sự kết nối
liên thông với hạ tầng thị trường tài chính trong nước và quốc tế... Điều quan trọng


11

hơn cả là việc họ có am hiểu sâu sắc với hạ tầng tài chính hiện hành để có thể cung
cấp các dịch vụ tài chính tới khách hàng một cách toàn diện, đầy đủ nhất.
Do thế mạnh của các công ty Fintech là điểm yếu của các ngân hàng và ngược
lại, nên ngày nay, ngân hàng và các công ty Fintech đều hướng tới việc hợp tác
trong triển khai cung ứng các dịch vụ tài chính nhằm tận dụng tốt nhất những lợi thế
mà bên đối tác có được. Việc hợp tác này hiện là xu hướng nổi trội trên tồn thế giới
dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung là mang
lại những dịch vụ tài chính và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng (xem Biểu đồ
1.1).
Biểu đồ 1.1 – Các phương thức kết hợp giữa công ty Fintech và ngân hàng


Nguồn: Medium.com (2017)
Theo báo cáo của SparkLabs, hiện nay, thanh toán vẫn đang là một trong
những lĩnh vực được các công ty Fintech đặc biệt chú trọng do việc ứng dụng công
nghệ trong lĩnh vực này mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Trong năm
2015, lượng giao dịch thanh toán kỹ thuật số chiếm tỷ trọng rất lớn (93,6%) so với
các lĩnh vực khác như tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân. Tuy nhiên, báo
cáo cũng dự báo rằng trong những năm tới, các giao dịch Fintech trong mảng thanh
tốn sẽ có chiều hướng giảm đi, nhường chỗ cho các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực tài


12

chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp như cho vay doanh nghiệp, cho vay cá
nhân, đầu tư tự động... (xem Bảng 1.3).
Bảng 1.3–Lượng giao dịch toàn cầu của các giao dịch kỹ thuật số
2015
Thanh toán trực tuyến
Thanh toán quỹ
thuật số
Thanh tốn mPOS

93,6%

2020
65,3%

1,0%

13,2%


Chuyển tiền trực tuyến P2P

1,2%

2,6%

Tài chính

Nền tảng cho vay doanh nghiệp

0,9%

6,8%

doanh nghiệp

Gọi vốn

0,1%

0,4%

Nền tảng sản xuất

0,1%

0,4%

Dịch vụ đầu tư tự động


2,7%

8,3%

Nền tảng cho vay cá nhân

0,5%

3,0%

Tài chính
cá nhân

Nguồn: Statista (2015)
1.1.2. Vai trị của cơng nghệ tài chính
Sự phát triển, tiến bộ của công nghệ từ cuộc CMCN 4.0 đã và đang đóng vai
trị tích cực trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng. Nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ, cách thức tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên đơn giản hơn
với chi phí thấp hơn; dịng vốn dịch chuyển giữa các khu vực địa lý từ phạm vi
trong một quốc gia tới giữa các quốc gia, giữa các châu lục dễ dàng hơn. Đối với
hoạt động thanh toán, các giải pháp sáng tạo đang thay đổi nhanh chóng giữa người
tiêu dùng tham gia vào các giao dịch tài chính, giúp giao dịch giữa các cá nhân (đôi
khi là giữa các nền kinh tế) trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn so với trước
đây. Xuất hiện thêm những hình thức cho vay và huy động vốn mới như cho vay
ngang hàng (P2P lending), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). Các hoạt động tài
chính ngân hàng khác như đầu tư, tư vấn cũng được tự động hóa và ứng dụng phân
tích dữ liệu lớn để phân tích hành vi khách hàng, đưa ra quyết định nhanh và hiệu
quả.



13

Trong những làn sóng cơng nghệ tràn qua ngành Ngân hàng, làn sóng cơng
nghệ đầu tiên tập trung vào việc tối ưu hóa các sản phẩm và dịch vụ hiện hành; làn
sóng tiếp theo chú trọng tới việc tăng cường thu thập và phân tích dữ liệu để cải
thiện dịch vụ khách hàng hiện có. Những tiến bộ trong bảo mật và xác thực cho
phép thực hiện hiệu quả tất cả các phương thức bán hàng, giao hàng có thể tiến hành
trực tuyến. Công nghệ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc rời bỏ ngân hàng
này để chuyển sang ngân hàng khác, khiến cho mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng
và ngân hàng trở nên lỏng lẻo hơn. Điều này sẽ thúc đẩy làn sóng thứ ba: các ngân
hàng cùng đối tác của họ sẽ cùng tạo lập và phát triển những hồ sơ chi tiết về mỗi
khách hàng của mình dựa trên Dữ liệu lớn. Sự đổi mới sẽ còn tiếp tục tăng tốc, và
các ngân hàng đi đầu sẽ hoặc là người tận dụng sự đổi mới này để có được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính đầy sơi động.
Các cơng nghệ số, công nghệ mới gắn với CMCN 4.0 không chỉ giúp chuyển
dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh,
quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tương tác khách hàng nhiều
và hiệu quả hơn; mà cịn có khả năng thay đổi mơ hình kinh doanh, quy trình nghiệp
vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giúp các ngân hàng từng bước trở
thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết
thực cho khách hàng. Đây là một điểm hết sức nổi bật của Fintech, đó là khả năng
tăng cường tiếp cận tài chính cho khách hàng, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn
tới những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được
ngân hàng phục vụ nhờ vào tính đột phá và sự đổi mới của cơng nghệ như thanh
tốn di động, cho vay ngang hàng, tiền điện tử.; góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ
phát triển nền kinh tế bền vững. Với lợi thế về công nghệ, Fintech mang lại nhiều
dịch vụ tài chính mới có thể thay thế cho các dịch vụ tài chính truyền thống trong
một vài lĩnh vực nổi bật như cho vay, thanh toán và bảo hiểm, mang lại sự phân tán
và đa dạng trong dịch vụ cho khách hàng. Điều này có thể bảo vệ thị trường tài

chính trước những cú sốc về tài chính do khả năng duy trì việc cung ứng dịch vụ ra
thị trường khi một tổ chức tài chính bất kỳ phá sản, ngừng hoạt động.
Sử dụng các kênh phân phối, tiếp cận người dùng trên nền tảng số, các điểm


×