Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MÍNH

VŨ ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VŨ ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐẶNG VĂN DÂN

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TÓM TẮT
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assitant) có
tác động tích cực hay tiêu cực hay không có tác động đến tăng trƣởng kinh tế?
Nguồn vốn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế không? Làm cách nào để thu hút, quản lý và sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hiệu quả nhất? Đây là những câu hỏi
đặt ra đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Qua nghiên cứu thực tế
ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
không phải luôn có hiệu quả tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế mà đôi khi có
thể mang lại những ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tác động
xấu làm suy giảm đến nền kinh tế quốc gia nhƣ: quy mô nợ công tăng nhanh, gánh
nặng trả nợ của quốc gia tăng lên, có thể gặp rủi ro liên quan đến biến động lãi suất
và tỷ giá, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không đóng góp vào tăng trƣởng
kinh tế khi nguồn vốn này đƣa vào đầu tƣ nhƣng không hiệu quả, đầu tƣ tràn lan và
lãng phí, nảy sinh vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm... Nhƣ vậy, nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực đến tăng
trƣởng kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, luận án “Nghiên cứu tác động của nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển” là sự bổ sung cấp thiết cho các nghiên cứu mang tính thực nghiệm. Luận án
cơ bản đã làm rõ đƣợc những vấn đề có tính lý luận về nguồn vốn ODA và tăng

trƣởng kinh tế, cũng nhƣ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA và
tăng trƣởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu chứng minh đƣợc nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố chất lƣợng quản trị công và nhân
tố khả năng hấp thụ của nƣớc tiếp nhận có ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hấp thụ
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Qua đó, luận án đƣa ra các kiến nghị về mặt
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng.


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.Đặng Văn Dân
đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành tốt luận án tiến
sĩ này.
Tôi vô cùng biết ơn các Thầy Cô trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập,
nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận án tiến sĩ này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã hỗ trợ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận án tiến sĩ này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận án tiến sĩ này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy
học vị tiến sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, minh chứng rõ ràng, trong

đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời
khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận án tiến sĩ.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Ngƣời cam đoan
Tác giả

Vũ Đức Bình


MỤC LỤC

Danh mục bảng và hình
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................. 6
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ........... 10
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ............................... 10
1.1.1 Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ................................ 10
1.1.2 Phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức .................................. 12
1.1.2.1 Theo tính chất cung cấp vốn của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ............................................................................................. 12
1.1.2.2 Theo nhà tài trợ cung cấp vốn của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ............................................................................................. 13
1.1.2.3 Theo điều khoản, điều kiện của nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức ............................................................................................. 13


1.1.2.4 Theo hình thức cung cấp vốn của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ............................................................................................. 13
1.1.3 Tính hai mặt của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ...................... 15
1.1.3.1 Những thuận lợi và lợi ích khi sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức .................................................................................... 15
1.1.3.2 Những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức ............................................................................ 17
1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ....... 19
1.1.4.1 Mức độ quản trị công của Chính phủ ...................................... 19
1.1.4.2 Điều kiện và năng lực hấp thụ vốn của quốc gia ...................... 21
1.1.4.3 Mức độ quản trị tham nhũng của Chính phủ .. ........................ 22
1.2 Cơ sở lý luận về tăng trƣởng kinh tế ................................................................ 25
1.2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế ............................................................... 25
1.2.2 Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế ................................................................. 26
1.2.3 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trƣởng kinh tế ........................... 27
1.2.3.1 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trƣởng kinh tế từ phía
tổng cung .............................................................................................. 28
1.2.3.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trƣởng kinh tế từ phía
tổng cầu ................................................................................................ 29
1.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến
tăng trƣởng kinh tế .................................................................................................. 30
1.3.1 Mô hình Harrod-Domar ......................................................................... 30


1.3.2 Mô hình hai khoảng cách (two gap model) .......................................... 31
1.3.3 Mô hình tăng trƣởng tân cổ điển (neoclassical models) ........................ 33
1.3.4 Mô hình tăng trƣởng nội sinh (endogenous growth models) .................. 33

1.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế ...................................................... 35
1.4.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài .......................................................................... 35
1.4.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế ..... 35
1.4.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức tác động tiêu cực hoặc không tác động đến tăng
trƣởng kinh tế ....................................................................................... 38
1.4.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ................................................ 42
1.4.2 Nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 57
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ...................... 58
2.1 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển .................................................... 58
2.1.1 Thực trạng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại các quốc gia đang
phát triển .......................................................................................................... 58
2.1.2 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến
tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển ....................................... 61


2.2 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trƣởng kinh tế tại Việt Nam ..................................................................................... 63
2.2.1 Thực trạng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam ......... 63
2.2.2 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến
tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam .................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 75
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 76

3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 77
3.2.1 Lý giải lựa chọn các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu ......................... 77
3.2.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 78
3.3 Giả thuyết và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình nghiên cứu ........ 83
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 85
3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 94
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 95
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tƣơng quan giữa các biến .................... 95
4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức đến tăng trƣởng kinh tế ................................................................................. 98
4.2.1 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển ................................ 98


4.2.2 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trƣởng kinh tế trong trƣờng hợp tại Việt Nam ............................... 103
4.2.3 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trƣởng kinh tế dạng phi tuyến ........................................................ 106
4.3 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng
kinh tế trong điều kiện chất lƣợng quản trị công, khả năng hấp thụ vốn và chất
lƣợng quản trị tham nhũng .................................................................................. 108
4.3.1 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế
trong điều kiện chất lƣợng quản trị công của các quốc gia đang phát triển... 109
4.3.2 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế
trong điều kiện chất lƣợng quản trị công và khả năng hấp thụ vốn của các
quốc gia đang phát triển ................................................................................. 110
4.3.3 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế
trong điều kiện chất lƣợng quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát
triển ................................................................................................................ 112

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 115
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN
VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ................................................................................. 116
5.1 Các phát hiện chính của nghiên cứu .............................................................. 116
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức góp
phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển ................ 118
5.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị công trong hoạt động quản lý và
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ........................................... 118


5.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nƣớc tiếp nhận nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức .................................................................... 118
5.2.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị tham nhũng trong hoạt động
quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ......................... 119
5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức góp
phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trƣờng hợp tại Việt Nam ........................... 120
5.3.1 Nhóm giải pháp về kinh tế vĩ mô ......................................................... 120
5.3.1.1 Xây dựng chiến lƣợc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
phù hợp nhằm duy trì vai trò động lực cho tăng trƣởng kinh tế ......... 120
5.3.1.2 Thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức trong điều kiện chạm ngƣỡng nợ công và nợ nƣớc ngoài .......... 122
5.3.1.3 Đổi mới phƣơng thức bổ sung vốn đối ứng cho các chƣơng
trình, dự án ODA nhằm cân đối ngân sách nhà nƣớc ......................... 124
5.3.1.4 Cải thiện chất lƣợng các yếu tố nguồn lực của tăng trƣởng
kinh tế .................................................................................................. 125
5.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức và thực hiện chƣơng trình, dự án ODA .... 127
5.3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ thể chế, chính sách liên quan đến nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức .......................................................... 127
5.3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đối với các chƣơng trình, dự án

sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ................................. 128
5.3.2.3 Phát triển cơ chế phối hợp hài hòa liên quan đến nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức giữa Chính phủ và nhà tài trợ ..................... 129
5.3.2.4 Cải tiến cơ chế đấu thầu, thẩm định và phê duyệt các chƣơng
trình, dự án ODA ................................................................................ 130


5.3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động giám sát và đánh giá các chƣơng trình,
dự án ODA.. ........................................................................................ 132
5.3.2.6 Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức ban quản lý dự án ...... 134
5.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các nhà tài trợ ........................................ 135
5.4.1 Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................... 135
5.4.2 Kiến nghị với các Nhà tài trợ ................................................................ 137
5.5 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 138
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.......................................................................................... 139
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây liên quan đến đề tài ...... 55
Bảng 2.1. Lƣợng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân trong giai đoạn trong giai
đoạn 1993-2016 .......................................................................................................... 64
Bảng 2.2. Các văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam ............... 65
Bảng 3.1 Tóm tắt nguồn thu thập dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu ........... 77
Bảng 3.2 Tóm tắt kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình nghiên cứu ................ 84
Bảng 4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................... 96
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan ........................................................................... 97
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................... 98

Bảng 4.4 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia
đang phát triển cho mẫu tổng thể ............................................................................... 99
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman và các kiểm định khác ................................... 99
Bảng 4.6 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia
đang phát triển cho từng nhóm mẫu ......................................................................... 102
Bảng 4.7 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trƣờng hợp tại Việt
Nam ........................................................................................................................... 104
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman và các kiểm định khác ................................. 105
Bảng 4.9 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia
đang phát triển dạng phi tuyến ................................................................................. 107


Bảng 4.10 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện
chất lƣợng quản trị công của các quốc gia đang phát triển ....................................... 109
Bảng 4.11 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong
điều kiện chất lƣợng quản trị công và khả năng hấp thụ vốn của các
quốc gia đang phát triển ............................................................................................ 111
Bảng 4.12 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện
chất lƣợng quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển ............................ 113
Bảng 5.1 Chỉ tiêu về nợ công và nợ nƣớc ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 20112015 ........................................................................................................................... 122
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cam kết và giải ngân vốn ODA tại các quốc gia đang phát triển trong giai
đoạn 1996-2016 .......................................................................................................... 59
Hình 2.2. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực tại các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1996-2016 .......................................................................................................... 60
Hình 2.3. Tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 19962016 ............................................................................................................................. 61
Hình 2.4. Biến động tăng trƣởng kinh tế và nguồn vốn ODA tại các quốc gia đang
phát triển giai đoạn 1996-2016 .................................................................................. 62
Hình 2.5. Cơ cấu vốn ODA đã ký kết theo nhà tài trợ giai đoạn 2011-2016 ............. 65
Hình 2.6. Ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2016 ................................. 67

Hình 2.7. Biến động GDP và ODA của Việt Nam giai đoạn 1993-2016 .................. 71
Hình 2.8. Biến động GDP, vốn đầu tƣ toàn xã hội và vốn ODA ............................... 72


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

AFD

Cơ quan phát triển Pháp

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

CEPT


Chƣơng trình thuế quan ƣu đãi

CG

Nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ

CPI

Chỉ số nhận thức tham nhũng

DAC

Uỷ ban Hỗ trợ phát triển

EIB

Ngân hàng đầu tƣ Châu Âu

EU

Cộng đồng Châu Âu

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FEM

Mô hình tác động cố định


FII

Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GII

Chỉ số liêm chính toàn cầu

GLS

Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất tổng quát

GMM

Phƣơng pháp moment tổng quát

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

GO


Tổng giá trị sản xuất

HDI

Chỉ số phát triển con ngƣời

ICRG

Tổ chức Hƣớng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia


ICOR

Tỷ lệ gia tăng giữa vốn – sản lƣợng đầu ra

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

JBIC

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KEXIM


Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

KFW

Ngân hàng tái thiết Đức

LMDG

Các nhà tài trợ đồng chính kiến

LSDV

Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất với biến giả

MIC

Quốc gia đang phát triển thu nhập trung bình

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

NI

Thu nhập quốc dân

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức


ODF

Tài chính phát triển chính thức

OLS

Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PEFA

Chi tiêu công

PPP

Hình thức đối tác công tƣ

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

TTP


Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

UN

Tổ chức Liên Hợp Quốc

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ

VDPF

Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới


WDI

Bộ chỉ số phát triển thế giới

WGI

Chỉ số quản trị toàn cầu


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại Thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động tích cực hay tác động
tiêu cực hay không có tác động đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển? Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đóng vai trò quan trọng nhƣ thế nào
trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế? Làm cách nào để thu hút, quản lý và sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đạt hiệu quả nhất? Đây là những câu
hỏi lớn đặt ra thu hút đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và tìm hiểu.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một nguồn lực tài chính luôn đƣợc Chính
phủ ở các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng quan tâm. Đối với các quốc gia
đang phát triển nói chung và quốc gia Việt Nam nói riêng thì nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đƣợc xem là một trong những nguồn tài chính góp phần rất lớn
trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Thông qua việc cung cấp vốn để
xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) giữ vai trò đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện hệ thống
hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lực cần thiết để tài trợ cho các chƣơng trình
trọng điểm quốc gia nhƣ: giao thông, y tế sức khỏe, môi trƣờng, giáo dục, phát triển
nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế ở nhiều quốc gia tiếp nhận nguồn vốn
ODA trên thế giới cho thấy nguồn vốn ODA không phải luôn đạt hiệu quả và có tác
động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế mà đôi khi có thể mang lại những tác động
tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tác động xấu làm suy giảm đến nền kinh
tế quốc gia nhƣ: quy mô nợ công tăng nhanh, gánh nặng trả nợ của quốc gia tăng
lên, quốc gia tiếp nhận vốn ODA có thể gặp rủi ro liên quan đến biến động lãi suất
và tỷ giá, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không đóng góp vào tăng trƣởng
kinh tế khi nguồn vốn này đƣa vào đầu tƣ nhƣng không mang lại hiệu quả, đầu tƣ
tràn lan và lãng phí, nảy sinh vấn đề tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm...
Năm 1999, tổ chức Ngân hàng Thế giới cũng từng đƣa ra nhận định trong một báo


2

cáo đánh giá về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính đó là: “Nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đôi khi rất thành công, nhƣng đôi khi lại thất bại hoàn toàn”. Nhƣ
vậy, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có thể tác động tích cực hoặc tác động
tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế tại quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này. Điều này
càng cho thấy ý nghĩa tầm quan trọng của sự cần thiết cần có một công trình nghiên
cứu khoa học thấu đáo rõ ràng về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức đến tăng trƣởng kinh tế.
Việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp bách, là vấn đề kinh tế - xã hội
mang tính thực tiễn cao, mang tính cấp thiết của việc nghiên cứu. Vì vậy, luận án
“Nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển” là sự bổ sung cấp thiết cho các
nghiên cứu mang tính thực nghiệm hiện nay.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển,

bên cạnh đó xem xét nguồn vốn ODA có tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh
tế trong điều kiện chất lƣợng quản trị công, khả năng hấp thụ vốn và chất lƣợng
quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu tìm đƣợc, luận án đƣa ra các giải pháp phù hợp đối với nguồn vốn này góp phần
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát đã đƣợc xác định, mục tiêu nghiên cứu cụ thể
của luận án bao gồm:
(i) Đo lƣờng chiều hƣớng tác động và mức độ tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển.


3

(ii) Khảo sát khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nguồn vốn ODA và
tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia này.
(iii) So sánh sự thay đổi của tác động nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh
tế giữa Việt Nam và tại các quốc gia đang phát triển khác.
(iv) Nghiên cứu tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong
điều kiện chất lƣợng quản trị công của các quốc gia đang phát triển.
(v) Nghiên cứu tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong
điều kiện khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển.
(vi) Nghiên cứu tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong
điều kiện chất lƣợng quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển.
 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, nội dung của luận án
phải trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động đến tăng trƣởng kinh tế
hay không? Nếu có thì nguồn vốn này tác động đến tăng trƣởng kinh tế theo
chiều hƣớng nào? Mức độ tác động nhƣ thế nào?
 Liệu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính

thức và tăng trƣởng kinh tế hay không?
 Có sự khác biệt nào về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trƣởng kinh tế giữa Việt Nam và tại các quốc gia đang phát triển
khác?
 Trong điều kiện chất lƣợng quản trị công của các quốc gia đang phát triển,
nguồn vốn ODA có tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế?


4

 Trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển,
nguồn vốn ODA có tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế?
 Trong điều kiện chất lƣợng quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát
triển, nguồn vốn ODA có tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Nhƣ
vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức đến tăng trƣởng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cho các quốc gia đang phát triển
trên thế giới dựa theo tiêu chí phân loại thu nhập bình quân đầu ngƣời của Ngân
hàng thế giới (WB). Cụ thể gồm 68 quốc gia đang phát triển với thời gian nghiên
cứu là 21 năm từ năm 1996 đến năm 2016. Sau đó luận án thực hiện phân tách
thành 3 nhóm mẫu để phân tích cụ thể và so sánh kết quả nghiên cứu giữa các nhóm
quốc gia có đặc điểm tƣơng đồng về thu nhập bình quân đầu ngƣời. Ba nhóm mẫu
nghiên cứu gồm: quốc gia có thu nhập thấp (15 quốc gia), quốc gia có thu nhập
trung bình thấp (27 quốc gia), quốc gia có thu nhập trung bình khá (26 quốc gia).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án, các
phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng bao gồm:

Phƣơng pháp tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này nhằm kế thừa những
nghiên cứu trƣớc đây về mặt lý thuyết và thực tiễn về tác động của nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trƣởng kinh tế, từ đó hình thành nên cơ sở
lý thuyết của luận án.


5

Phƣơng pháp thống kê mô tả và so sánh: sử dụng phƣơng pháp thống kê
mô tả để mô tả thực trạng biến động của tăng trƣởng kinh tế trong mối quan hệ với
sự thay đổi của nguồn vốn ODA, qua đó phân tích định tính về tác động của nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó,
phƣơng pháp thông kê so sánh đƣợc sử dụng để so sánh số tuyệt đối và số tƣơng
đối, đánh giá xu hƣớng biến động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) theo thời gian và không gian, qua đó có thể phân tích thực trạng hoạt động
về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, phát hiện ra những
mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại trong các công tác liên quan đến nguồn
vốn ODA, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chƣơng 5 của luận án.
Phƣơng pháp phân tích kinh tế lƣợng:
Tác giả sử dụng các phƣơng pháp ƣớc lƣợng tuyến tính cổ điển của mô hình
dữ liệu bảng nhƣ: Pooled OLS, Fixed effect (FEM) và Random effect (REM). Đồng
thời, luận án sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng Moment tổng quát hệ thống 2 bƣớc
(SGMM two-step) bởi phƣơng pháp này xử lý đƣợc đồng thời một số khuyết tật của
mô hình bao gồm: hiện tƣợng tự tƣơng quan, hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi
và đặc biệt là hiện tƣợng nội sinh trong mô hình mà các phƣơng pháp ƣớc lƣợng
khác cho mô hình Pooled OLS, FEM, REM không xử lý đƣợc.
Ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp System GMM thích hợp với dữ liệu bảng có T
nhỏ và N lớn, tức dữ liệu bảng có đơn vị thời gian là tƣơng đối ngắn và số đơn vị
chéo là tƣơng đối lớn. Tính hợp lý của các biến công cụ đƣợc sử dụng trong phƣơng
pháp System GMM và tính phù hợp của phƣơng pháp ƣớc lƣợng System GMM

đƣợc đánh giá thông qua các kiểm định Sargan và kiểm định Arellano – Bond (AR).
Kiểm định Sargan/Hansen xác định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong
mô hình ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp System GMM. Đây là kiểm định giới hạn về
nội sinh của mô hình. Kiểm định Sargan/Hansen với giả thuyết H0: biến công cụ là
biến ngoại sinh, nghĩa là biến công cụ không tƣơng quan với sai số của mô hình. Vì
thế, giá trị p-value trong kiểm định Sargan càng lớn càng tốt để chấp nhận giả


6

thuyết H0. Theo Roodman (2009), để kiểm định Sargan/Hansen không bị yếu thì số
biến công cụ phải nhỏ hơn hoặc bằng số nhóm. Trong khi đó, kiểm định Arellano –
Bond (AR) về tự tƣơng quan có giả thuyết H0: không có tự tƣơng quan, áp dụng cho
sai số của mô hình. Giá trị p-value trong kiểm định Arellano – Bond (AR) càng lớn
càng tốt để chấp nhận H0. Đối với kiểm định tự tƣơng quan, kiểm định AR(1) và
AR(2) sẽ đƣợc luận án xem xét, phƣơng pháp ƣớc lƣợng System GMM đƣợc xem là
phù hợp khi kết quả kiểm định cho thấy mô hình có bị tự tƣơng quan bậc 1 và
không bị tự tƣơng quan bậc 2.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: hiện nay, đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt ở
Việt Nam các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến chủ đề nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức chỉ dừng lại ở các nghiên cứu phân tích định tính, chƣa có một
nghiên cứu định lƣợng làm rõ một cách chuẩn xác vai trò tác động của nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức đối với tăng trƣởng kinh tế.
Do vậy, hƣớng nghiên cứu này đóng góp về mặt ý nghĩa khoa học cho lĩnh
vực nghiên cứu về chủ đề này. Với việc nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, kết
quả phân tích định lƣợng và đánh giá thực nghiệm của luận án sẽ đóng góp vào việc
nghiên cứu mang tính học thuật cho một quốc gia đang phát triển cụ thể nhƣ Việt

Nam và các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới.
Ý nghĩa thực tiễn: thông qua kỹ thuật phân tích định lƣợng phù hợp, có độ
tin cậy cao dựa trên bộ dữ liệu nghiên cứu của 68 quốc gia đang phát triển trên thế
giới đƣợc thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), kết quả phân tích và đánh
giá thực nghiệm của luận án đƣợc sử dụng để đƣa ra các kiến nghị có cơ sở hơn,
cung cấp luận cứ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý
Nhà nƣớc ở các quốc gia đang phát triển có định hƣớng điều hành chính sách vĩ mô
phù hợp đối với nguồn vốn này để đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tích cực cho tăng trƣởng


7

kinh tế, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân, ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc luận án hoàn thành chủ đề nghiên cứu này cũng góp phần hình
thành nền tảng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo cho riêng Việt Nam, tạo ra
cái nhìn khoa học hơn trong việc đƣa ra các quyết sách mang tính chiến lƣợc đối với
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
6. Cấu trúc của luận án
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án, cấu trúc của luận án gồm
có phần mở đầu và 5 chƣơng, nội dung chính của các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và
tăng trƣởng kinh tế
Chƣơng này trình bày khung lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu tác động
của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế, trình bày các khái niệm quan trọng
đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), tăng trƣởng kinh tế, chất lƣợng quản trị công, khả năng hấp thụ vốn và chất
lƣợng quản trị tham nhũng. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây có
liên quan đến đề tài của luận án, làm cơ sở nền tảng cho việc thiết kế xây dựng mô
hình nghiên cứu của luận án.

Chƣơng 2: Thực trạng về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và
tăng trƣởng kinh tế
Chƣơng 2 trình bày những nét chính về thực trạng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và tăng trƣởng kinh tế bao gồm tại các quốc gia đang phát
triển và tại Việt Nam. Đối với trƣờng hợp tại Việt Nam có những đặc thù riêng so
với một số quốc gia đang phát triển khác nên luận án phân tích kỹ lƣỡng thực trạng
những thành công và hạn chế đối với nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Từ đó làm cơ


8

sở để đƣa ra các khuyến nghị ở chƣơng 5 về mặt chính sách phù hợp hơn với điều
kiện hoàn cảnh kinh tế tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng này trình bày về mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp và dữ liệu sẽ
đƣợc sử dụng nhằm nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trƣởng kinh tế và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tác động của
nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Cụ thể,
tìm hiểu vai trò của nguồn vốn ODA trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tác
động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện chất lƣợng quản
trị công, khả năng hấp thụ vốn và chất lƣợng quản trị tham nhũng tại các quốc gia
đang phát triển.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 4 trình bày kết quả thống kê mô tả dữ liệu của các biến độc lập và
biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và kết quả hồi quy của từng mô hình
trong luận án. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
và tại Việt Nam, kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng
kinh tế trong điều kiện chất lƣợng quản trị công, khả năng hấp thụ vốn và chất
lƣợng quản trị tham nhũng tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả hồi quy lần lƣợt

đƣợc trình bày với các phƣơng pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS, FEM, REM, GLS và
GMM. Luận án cũng kiểm tra tính vững của mô hình bằng cách thực hiện hồi quy
với từng nhóm mẫu nghiên cứu khác nhau gồm: nhóm quốc gia thu nhập thấp,
nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp và nhóm quốc gia thu nhập trung bình khá.


×