Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Skkn một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong môn tự nhiên xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.99 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN CƯM’GAR
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU
------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU, XÃ CƯ M’GAR

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Tô Hiệu
Cư Mgar, tháng 3 năm 2018

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học: nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, đào tạo
ra những con người phát triển toàn diện. Chương trình giáo dục phổ thông thể
hiện rõ nét mục tiêu trên: dạy học coi trọng tất cả các môn học, không quy định
môn phụ, môn chính. Tự nhiên-xã hội là một môn học đem đến những kiến thức
mới mẻ về thế giới xung quanh, về con người, động vật, thực vật, trái đất và vũ
trụ….Cùng với các môn học khác, Tự nhiên-xã hội đã góp phần hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Để học tốt môn Tự nhiên-xã hội - giống như bất kì môn học nào, đòi hỏi người
học phải có sự say mê và yêu thích. Làm thế nào để các em say mê, yêu thích


môn học này? Làm thế nào để tiết Tự nhiên-xã hội vừa không gây áp lực cho
học trò vừa đạt hiệu quả cao nhất? Ý nghĩ đó luôn ở trong tôi. Với mong muốn
đó, trong những giờ Tự nhiên-Xã hội, tôi luôn tìm cách để tiết học diễn ra nhẹ
nhàng, tự nhiên và hấp dẫn bằng cách tổ chức các trò chơi học tập, đưa các em
vào bài học theo tinh thần “Học vui-Vui học”. Những cuộc thi nhỏ, những trò
chơi, những bài tập vui đã trở thành phương tiện cuốn hút các em tích cực, hào
hứng tham gia vào bài học, khiến các em trở nên chủ động, sôi nổi. Nhờ đó mà
các em hiểu bài tốt hơn, nhớ bài kĩ hơn.
Và đó chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ
chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên-xã hội Lớp 3”. Ý tưởng và đề tài này
thực chất là sự đúc rút kinh nghiệm mà bản thân tôi tích lũy được qua nhiều năm
trực tiếp giảng dạy, đó không phải là những gì mới lạ nhưng cụ thể và thực tế.
Chắc chắn sẽ ít nhiều hữu ích cho các thầy cô giáo trong việc thiết kế các hoạt
động để một tiết học Tự nhiên-xã hội đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mục tiêu-Nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:
Nghiên cứu về nhu cầu, năng lực tham gia trò chơi học tập trong môn Tự
nhiên- xã hội của học sinh lớp 3.
b. Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp giúp học sinh tích cực, chủ động tham
gia Trò chơi học tập trong môn Tự nhiên- xã hội.

2


Dựa vào tình hình thực tế của trường và đối tượng học sinh, đề ra cách thức
vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức Trò chơi học tập sao cho tiết học
đạt hiệu quả cao nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu về cách lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập cho học sinh

lớp 3 trong môn Tự nhiên - xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3A năm học 2017-2018 của trường Tiểu
học Tô Hiệu, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lawk.
4. Giới hạn của đề tài:
Đề tài chỉ áp dụng trong môn Tự nhiên - xã hội lớp 3
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát qua các tiết học, dự giờ.
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, sưu tầm tranh ảnh....
- Phương pháp tổng kết, kiểm tra đối chứng.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
Để bài học trở nên hấp dẫn, học sinh hiểu bài và giờ dạy đạt hiệu quả đòi hỏi
người giáo viên phải nắm vững: Nội dung tiết học là gì? Học sinh cần nắm được
những kiến thức nào? Hình thành và củng cố những kĩ năng nào? Giáo dục
những vấn đề gì?...Từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp nhằm đạt được những mục tiêu trên. Như vậy, rõ ràng rằng chính phương
pháp dạy học là yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho tiết học.
Với quan điểm dạy học Lấy học sinh làm trung tâm hiện nay, học sinh được
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Khơi dậy ở các em những năng lực tiềm tàng. Nhờ đó mà tiết học đạt hiệu quả
cao. Trên cơ sở quan điểm tiến bộ ấy, giáo viên lựa chọn phương pháp, thiết kế
các hoạt động dạy học đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề. Dựa trên
sự tương tác giữa trò với trò, trò với thầy qua các hình thức dạy-học, học sinh
tích cực tham gia giải quyết vấn đề.
Trò chơi học tập trong tiết học là phương tiện hữu hiệu tạo nên sự hứng thú,
say mê, tích cực học tập của học sinh, khơi gợi óc tò mò khoa học, nêu vấn đề
và tìm tòi để có câu trả lời. Từ đó khắc sâu được kiến thức cho các em, nâng
cao hiệu quả giờ học.
Trò chơi học tập có tác dụng làm không khí lớp học sôi nổi, vui tươi;biến hoạt

động học tập trở thành hình thức vui chơi thú vị. Quá trình thi đua mang lại cho
3


các em sự hoạt bát, thao tác nhanh nhẹn, chính xác. Sự phân công công việc
trong nhóm chơi đem lại tinh thần tập thể, hợp tác, đoàn kết, kỉ luật, tự giác. Tạo
cho các em sự tự tin, thoải mái, xóa tan cảm giác gượng ép, dè dặt. Là phương
pháp dạy học rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học “ Học
mà chơi- Chơi mà học”.
2. Thực trạng vấn đề:
Trường Tô Hiệu nằm trên địa bàn xã Cư M’gar là ngôi nhà chung của trẻ em
một số dân tộc cùng học tập và vui chơi. Trong đó, học sinh người đồng bào dân
tộc Ê-đê chiếm đến hơn 90%. Đến trường và học tập hoàn toàn bằng Tiếng Việt
là một khó khăn lớn cho các em trong việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình
giảng dạy, tôi nhận thấy có không ít học sinh trong lớp thạm gia các hoạt động
học tập, nhất là các Trò chơi học tập rất thụ động, nhút nhát.
Đầu tháng 9 năm 2017, tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm về thực trạng tham
gia trò chơi học tập trong môn Tự nhiên xã hội của học sinh lớp 3A do tôi trực
tiếp giảng dạy môn học này. Kết quả :
Tổng Số em chủ Tỉ lệ
Số em tham Tỉ lệ
Số em không Tỉ lệ
số HS động, tích cực
gia nhưng rụt
muốn tham
tham gia
rè, chưa tích
gia
cực
22

10
45,5% 7
26,8% 5
27,7%
Trong số em tham gia trò chơi chỉ có 8 em hiểu mục đích trò chơi, nắm
được kiến thức sau trò chơi học tập, số em còn lại tham gia cảm tính theo số
đông.
Qua quá trình theo dõi, tìm hiểu tôi phát hiện ra nguyên nhân khiến các em
không thích tham gia trò chơi hoặc thích tham gia nhưng không đạt được mục
đích của trò chơi là:
1. Các em chưa xác định được mục tiêu cần đạt của trò chơi.
2. Các em chưa biết rõ cách chơi, qui định về thắng-thua... khi tham gia chơi.
3. Trò chơi tẻ nhạt, kém hấp dẫn.
4. Trò chơi không phù hợp khả năng( quá dễ hoặc quá khó).
5. Giáo viên không xử lí được các tình huống phát sinh trong khi chơi dẫn
đến trò chơi bị gián đoạn, không đạt mục đích.
6. Các em tự ti, nhút nhát, luôn sợ rằng mình sẽ nói sai, làm sai.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
4


Từ những nguyên nhân trên, tôi đã dần tìm ra biện pháp nhằm lôi cuốn học sinh
thích thú, chủ động tham gia Trò chơi học tập trong tiết Tự nhiên-xã hội như sau:
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp:
+Lựa chọn trò chơi phù hợp nội dung bài:
Mỗi tiết học, giáo viên phải nắm vững mục tiêu cần đạt, từ đó lựa chọn và
phối hợp các phương pháp như: thí nghiệm, quan sát, thảo luận, đóng vai, trò
chơi học tập....sao cho phù hợp với từng hoạt động, tiết học đạt hiệu quả tối
ưu.Không phải bài nào cũng sử dụng trò chơi học tập mà cần sử dụng phương

pháp này một cách hợp lí, sáng tạo.
+ Xác định mục đích của trò chơi:
Đây là việc mà giáo viên cần làm rõ cho học sinh trước khi bước vào tham
gia chơi: Muốn tham gia trò chơi này, các em phải nắm vững những kiến thức
nào hoặc trò chơi sẽ giúp các em hiểu được điều gì. Trò chơi trong chương trình
Tự nhiên xã hội lớp 3 gồm:
Chủ đề 1: Con người và sức khỏe
- Trò chơi nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức:

Bài- Trang
B4- T10

Tên trò chơi
Bác sĩ

B7-T16

Ghép chữ vào hình

Mục đích của trò chơi
Củng cố những kiến thức đã học về
phòng bệnh viêm đường hô hấp
Củng cố kiến thức đã học về hai vòng
tuần hoàn.

- Trò chơi nhằm hình thành kiến thức mới:

Bài- Trang
B6-T14


Tên trò chơi
Tiếp sức

B13-T28

B14-T30
Chủ đề 2: Xã hội:

Mục đích của trò chơi
Hiểu được mạch máu đi tới mọi
cơ quan trong cơ thể
Thử phản xạ đầu Có khả năng thực hành một số
gối. Ai phản ứng phản xạ.
nhanh?
Thử trí nhớ
Rèn khả năng ghi nhớ

- Trò chơi nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức:

Bài- Trang
B21.22-T42

Tên trò chơi
Xếp hình

B34-35-T66

Ai nhanh-ai đúng?

Mục đích của trò chơi

Củng cố hiểu biết về mối quan hệ họ
hàng.
Củng cố kiến thức đã học về chức
năng của các bộ phận của từng cơ
quan trong cơ thể.
5


- Trò chơi nhằm hình thành kiến thức mới:

Bài- Trang
B23-T44

Tên trò chơi
Gọi cứu hỏa

B29-T56
B31- T60

Người đưa thư
Bán hàng

B32- T62

Vẽ tranh

B33- T64

Đèn xanh-đèn đỏ


Mục đích của trò chơi
Biết phản ứng đúng khi gặp
trường hợp cháy
Tập phản ứng nhanh
Làm quen với hoạt động mua
bán
Khắc sâu và tăng thêm hiểu
biết về quê hương đất nước.
Nhắc nhở ý thức chấp hành luật
ATGT

Chủ đề 3: Tự nhiên
- Trò chơi nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức:

Bài- Trang
B60-T114
B62-T118
B65-T124
B69.70-T131

Tên trò chơi
Trái đất quay

Mục đích của trò chơi
Củng cố kiến thức về sự chuyển động
của Trái Đất.
Mặt Trăng chuyển Củng cố kiến thức về sự chuyển động
động quanh Trái Đất của Mặt Trăng.
Tìm vị trí các đới khí Củng cố vị trí các đới khí hậu
hậu

Ai nhanh-ai đúng
Củng cố về đặc điểm của một số loài
cây.

- Trò chơi nhằm hình thành kiến thức mới:

Bài- Trang
B43-T82

Tên trò chơi
Cây...có rễ gì?

Mục đích của trò chơi
Biết phân loại các rễ cây sưu
tầm được
B49- T94
Đố bạn con gì?
Nắm được đặc điểm của một số
loài vật
B53-T102
Bắt chước tiếng Biết phân biệt tiếng hót của
chim hót.
một số loài chim gần gũi.
B64-T122
Xuân-hạ-thu-đông Biết đặc điểm khí hậu 4 mùa
B66-T126
Tìm vị trí các châu Nhớ tên và vị trí các châu lục,
lục và đại dương
đại dương
Để cuốn hút các em thích thú, chủ động tham gia trò chơi, giáo viên cần

giới thiệu mục đích trò chơi sao cho hấp dẫn, gợi sự tò mò của học sinh.
c. Thiết kế trò chơi:
Trò chơi học tập chỉ được tiến hành thành công khi giáo viên nắm vững các
vấn đề sau:
6


Cần chuẩn bị những đồ dùng, phương tiện nào?
Thời gian tiến hành trò chơi được quy định ra sao? Chơi vào thời điểm
nào?
Ở đâu?
Luật chơi, cách chơi ra sao?
Cách tính điểm (nếu có) như thế nào?
* Chuẩn bị:
-Đồ dùng, dụng cụ phục vụ trò chơi:
Tổ chức một trò chơi học tập cũng như tổ chức các hoạt động khác của mỗi
tiết học. Khâu chuẩn bị là khâu quyết định phần lớn sự thành bại của trò chơi.
Cần xác định những đồ dùng, dụng cụ cần thiết phục vụ cho trò chơi. Sau đó
phân công người chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ.Ví dụ:
- Trò chơi Bác sĩ ( B4- T10) giáo viên cần chuẩn bị: Áo Blu trắng, mũ, ống
nghe; 2 chiếc ghế.
- Trò chơi Ghép chữ vào hình( B7-T16) giáo viên cần chuẩn bị: Sơ đồ câm
hai vòng tuần hoàn, các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu: 3 bộ
Động mạch phổi

Mao mạch phổi

Tĩnh mạch chủ

Tĩnh mạch phổi


Động mạch chủ

Mao mạch ở các cơ quan

7


- Sơ đồ câm cần rõ ràng, màu sắc đẹp đảm bảo nội dung kiến thức và thẩm mĩ.
Đồ dùng đẹp, bắt mắt sẽ tạo sức hấp dẫn, hứng thú tham gia trò chơi đối với
học sinh. Đồ dùng cho trò chơi không cần cầu kì mà cần đúng, đủ, khoa học và
thẩm mĩ, gần gũi, dễ sử dụng, dễ nhận biết.Ví dụ:
- Trò chơi Cây có rễ gì? ( B43- T 82)
Học sinh sưu tầm :
Cây đậu, cải...hành, tỏi, lúa...cành si( có rễ), tiêu, trầu...cây cải củ, cà rốt, củ
đậu....
Giáo viên: 3 bảng phụ, băng dính, nam châm
-Xác định thời gian chơi, thời điểm diễn ra trò chơi:
Không phải trò chơi học tập muốn tổ chức lúc nào cũng được, bao nhiêu thời
gian cũng được mà mỗi trò chơi chỉ phù hợp với từng thời điểm nhất định trong
tiết học, phải có quy định về thời gian rõ ràng, cân đối với các nội dung của bài,
không để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.
Những trò chơi hình thành kiến thức mới thường được tổ chức vào những thời
điểm phù hợp trong tiết học, không nhất thiết cố định thời điểm nào. Những trò
chơi nhằm củng cố kiến thức thường được tổ chức vào cuối tiết học hoặc trong
tiết ôn tập.Ví dụ:
- Trò chơi: Xuân-hạ-thu-đông( B64-T122) là hoạt động 3 trong tiết học giúp các
em hiểu được đặc điểm khí hậu 4 mùa xuân-hạ-thu-đông. Đáp án là những kiến
thức mà các em có được trong thực tế. Thời gian dành cho trò chơi này khoảng
5-7 phút.

-Trò chơi Ai nhanh-ai đúng? (B34.35-T66) là hoạt động 1 trong tiết học giúp các
em củng cố kiến thức về các cơ quan trong cơ thể. Các nhóm cần 5-7 phút để các
em nhớ và viết vào bảng phụ những bộ phận của từng cơ quan: hô hấp, tuần
hoàn, thần kinh, bài tiết nước tiểu.
Việc quy định cụ thể về thời điểm, thời gian tổ chức trò chơi giúp giáo viên làm
chủ mọi tình huống trong tiết học. Bên cạnh đó, dựa vào mỗi trò chơi mà xác
định địa điểm, cơ cấu số lượng: cá nhân hay chơi theo nhóm sao cho tất cả học
sinh trong lớp đều có thể tham gia hoặc theo dõi diễn biến trò chơi.
-Địa điểm, số lượng học sinh:
Trò chơi học tập thường diễn ra nhanh, gọn nên đa số phù hợp với việc tổ
chức trong lớp học.Ví dụ:
- Trò chơi: Ai phản ứng nhanh( B13- T28) là trò chơi giúp học sinh có khả
năng thực hành phản xạ nhanh. Cả lớp đứng thành vòng tròn, tay dang ngang,
bàn tay phải ngửa, ngón trỏ của tay trái đặt vào lòng bàn tay phải của người bên
8


cạnh. Các em phản xạ nhanh theo hiệu lệnh của quản trò. Vì vậy, có thể đứng tại
chỗ theo hàng ngang hoặc đứng thành vòng tròn ở giữa lớp học( xếp bàn ghế
theo chu vi lớp học từ đầu tiết học, tạo không gian rộng, thoáng đãng ở giữa lớp
học).
-Trò chơi: Xuân-hạ-thu-đông( B64-T122): Cả lớp tham gia đứng tại chỗ để
chơi theo hiệu lệnh của quản trò.
- Trò chơi Ai nhanh-ai đúng? (B34.35-T66): Chia lớp thành 3-4 nhóm( tùy vào sĩ
số lớp), mỗi nhóm khoảng 6-8 em thi điền nhanh, đúng, đẹp tên các bộ phận của
các cơ quan trong cơ thể vào bảng phụ, Sau đó đính bảng phụ lên trước lớp.
- Dự kiến những tình huống có thể xảy ra:
Việc dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức một trò chơi khiến
giáo viên luôn làm chủ mọi tình huống, đảm bảo trò chơi không bị gián đoạn,
đúng mục đích. Ví dụ:

- Trò chơi: Ai phản ứng nhanh( B13- T28), tình huống có thể xảy ra là: số em bị
lỗi quá nhiều . Cách xử lí: cần xí xóa lượt chơi đó và chơi lại từ đầu.
*Tổ chức trò chơi:
Trò chơi học tập thường được tổ chức theo các bước sau:
- Nêu mục đích trò chơi, quy định luật chơi, thời gian, nhóm chơi....
- Học sinh tiến hành chơi( có thể chơi thử nếu cần)
-Nhận xét, tuyên bố thắng-thua; xử phạt....
Trong quá trình học sinh tham gia trò chơi, giáo viên cần theo dõi, khích lệ
những em còn thiếu tự tin, mạnh dạn.
Ví dụ:
-Trò chơi Ghép chữ vào hình( B7-T16)
1.Giới thiệu mục đích trò chơi:
- Các em vừa tìm hiểu về hoạt động của 2 vòng tuần hoàn trong cơ thể người.
Bây giờ, chúng ta sẽ hoàn chỉnh sơ đồ 2 vòng tuần hoàn với trò chơi Ghép chữ
vào hình.
- Phân nhóm: mỗi nhóm 3 em( mỗi nhóm có đủ các đối tượng).
-Giao nhiệm vụ: Lần lượt từng em trong nhóm chọn và ghép các thẻ có ghi tên
các loại mạch máu vào sơ đồ trên bảng lớp sao cho phù hợp.
-Phát cho mỗi đội một bộ thẻ chữ.
- Thời gian: 5-7 phút.
- Quy định thắng-thua: Nhóm nào đúng- nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
2. Các nhóm cùng chơi
3. Nhận xét:
9


- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- Kết thúc trò chơi, cho 1-2 em chỉ sơ đồ và nói đường đi của máu trên sơ đồ.
+ Trò chơi: Ai phản ứng nhanh( B13- T28)
1 Giới thiệu mục đích trò chơi:

- Mời các em tham gia một trò chơi thú vị dựa vào khả năng phản xạ của mỗi
người: Ai phản ứng nhanh
- Hướng dẫn luật chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, tay dang ngang, bàn tay
phải ngửa, ngón trỏ của tay trái đặt vào lòng bàn tay phải của người bên cạnh.
Các em phản xạ nhanh theo hiệu lệnh của quản trò.
Ví dụ: Quản trò hô”chanh”-cả lớp đáp”chua” đồng thời tay để yên. Quản trò hô”
cua”, cả lớp đáp”cắp” đồng thời tay trái nắm lại để “cắp” và tay phải rút thật
nhanh khỏi tay bạn để khỏi bị “ cắp”.Có thể đứng tại chỗ theo hàng ngang hoặc
đứng thành vòng tròn giữa lớp. Ai sai hoặc bị “cắp” sẽ đứng ra ngoài, không
được tiếp tục chơi.
- Thời gian: 5-7 phút
- Quy định thưởng –phạt: Ai phản ứng sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp học
2. Tiến hành chơi:
- Quản trò cho cả lớp chơi thử 1-2 lần. Sau đó tổ chức chơi.
- Trò chơi giúp em hiểu được điều gì?
3. Nhận xét:
- Phạt:, cả lớp hát baì Nhảy lò cò, những em phản ứng sai nhảy quanh lớp học.
+ Một số trò chơi khác:
Môn Tự nhiên-xã hội lớp 3 có nội dung kiến thức phong phú, vì thế trò chơi
cho các hoạt động cũng hết sức phong phú. Ngoài các trò chơi mà sáng giáo
khoa đã đưa ra, giáo viên còn có thể lựa chọn những trò chơi khác. Sau đây là
một số trò chơi ngoài sách giáo khoa mà tôi thường sử dụng:
VD: Bài 32 T62: Trò chơi Vẽ tranh có thể được thay thế bằng trò chơi Triển
lãm tranh
Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 6-8 em. Mỗi đội sẽ sưu tầm tranh ảnh về thành thị, nông thôn.
Các đội thảo luận và dán tranh vào mỗi cột ở bảng sau cho thích hợp:

Thành thị

Nông thôn


.Trong khoảng 3-5 phút, đội nào dán đúng, đẹp, nhiều hơn sẽ thắng.
Bên cạnh đó, còn có một số trò chơi có thể sử dụng cho các bài như:
Trò chơi Đố bạn sử dụng trong hoạt động củng cố kiến thức ở các bài:
Bài: Hoa (Trang 90), Quả (Trang 92), Ôn tập và kiểm tra HK II (Trang 131)
10


Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh 1 số loại quả, hoa hay con vật( học bài nào thì
chuẩn bị tranh ảnh theo bài đó .VD: Bài Quả : chuẩn bị tranh ảnh các loại
quả....). 1 em cầm tranh , ảnh quay xuống cho cả lớp cùng xem và nêu câu hỏi về
đặc điểm của sự vật trong tranh. 1 em đứng quay mặt lên bảng, nghe câu hỏi và
đoán tên sự vật.
VD: Bài Ôn tập và kiểm tra HKII
Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh một số con vật, 1 em cầm cho cả lớp xem. 1 em
quay lưng lại và đoán tên con vật.
Câu hỏi có thể là:
Con gì kêu be be?
Đoán: con bê
Chim gì biết đưa thư?
Đoán: chim bồ câu
Với mỗi bài, có nhiều trò chơi để lựa chọn cho 1 hoạt động.
VD: Đối với bài Hoa, Quả, còn có thể sử dụng các câu đố về hoa, qủa vốn rất
phong phú, hấp dẫn trong hoạt động củng cố kiến thức.
-Bài Hoa
Đám hoa cánh mỏng manh thay
Ngỡ đàn bươm bướm đang bay dập dờn. ( Là hoa gì?)
Đáp án: hoa bươm bướm
Đỏ bừng khắp cả mình cây
Khi quả chín vỡ bông bay khắp vùng.( Là hoa gì?)

Đáp án: Hoa gạo
- Bài Quả
Khép na khép nép
Đứng nép bờ mương
Trái chật đầy..buồng
Xếp thành hai lượt.( Là quả gì?)
Đáp án: Quả chuối
Ngoài da cóc
Trong bột lọc
Giữa đỗ đen. ( Là quả gì?)
Đáp án: quả nhãn
Bài: Ôn tập và kiểm tra HKII còn có thể sử dụng các trò chơi sau:
- Trò chơi: Viết tên các con vật mà em biết
Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 6-8 em. Các đội sẽ viết tên các con vật em biết vào bảng:
11


Thú

Chim



Côn trùng

Sau khoảng 5 phút, đội nào viết được nhiều tên con vật hơn, đội đó sẽ thắng.
-Trò chơi: Xì điện
Chia lớp thành 2 đội. Các đội bắt thăm để giành quyền hô trước. Nội dung hô
là1 trong 4 nhóm : thú, chim,cá, côn trùng. Đội bạn sẽ phải hát, đọc thơ về 1 con
vật thuộc nhóm đó. Đội nào không tìm được bài hát, bài thơ đúng chủ đề sẽ thua

cuộc.
- Trò chơi: Đoán tên con vật
Giáo viên mở loa cho học sinh nghe tiếng kêu của các con vật( được thu âm) và
đoán tên con vật ấy.
Hình thức chơi: cá nhân: cả lớp cùng tham gia.
Ai đoán sai 3 lần sẽ phải chịu phạt: bơm xe đạp, nhảy lò cò...
Một việc quan trọng không thể thiếu là sau mỗi trò chơi cần củng cố kiến thức
theo đúng mục đích trò chơi đó.
4.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng:
Song song với cách thức tổ chức trò chơi học tập như trên, tôi luôn theo dõi sát
sao để phát hiện những khó khăn, vướng mắc của giáo viên cũng như học sinh
để tìm cách tháo gỡ. Trong năm học 2017-2018, lớp 3A do tôi trực tiếp giảng
dạy, việc học tập môn Tự nhiên-xã hội đã có những biến chuyển rõ rệt. Kết quả
khảo sát về nhu cầu, năng lực tham gia trò chơi học tập trong môn Tự nhiên xã
hội cuối năm:
Tổng Số em chủ Tỉ lệ
Số em tham Tỉ lệ
Số em không Tỉ lệ
số HS động, tích cực
gia nhưng rụt
muốn tham
tham gia
rè, chưa tích
gia
cực
22
20
91%
2

9%
0
0%
Trong đó, số học sinh hiểu mục đích của trò chơi, được củng cố kiến thức
sau khi tham gia trò chơi là 20 em, chiếm 91%.
Việc áp dụng đề tài đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
các giờ học Tự nhiên – Xã hội của lớp 3A. Nhờ vậy, chất lượng học sinh được
nâng lên rõ rệt. Kết quả xếp loại môn học cuối năm học 2017-2018 như sau:
Hoàn thành tốt Tỉ lệ

Hoàn thành

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ
12


12 em

54,5%

10 em

45,5%

hoàn
thành

0

0

Kết quả đó khiến tôi hết sức vui mừng vì đã đem đến cho các em niềm vui
thích trong học tập. Các em tiến bộ về mọi mặt: tiếp thu kiến thức cũng như tác
phong: nhanh nhẹn và tự tin, thân thiện và cởi mở hơn trước rất nhiều. Các em
gần gũi, quấn quýt với tôi hơn. Việc vận dụng, phối hợp các phương pháp và
hình thức dạy học của tôi, nhất là phương pháp Trò chơi học tập ngày càng linh
hoạt, sáng tạo hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Trò chơi học tập phải phù hợp mục tiêu của tiết học.
Giáo viên và học sinh cần xác định rõ mục đích trò chơi
Cần chuẩn bị đầy đủ: đồ dùng, phương tiện phục vụ trò chơi. Quy định về thời
gian, thời lượng, địa điểm diễn ra trò chơi; luật chơi và hình thức chơi: nhóm
hay cá nhân.Dự kiến các tình huống có thể xảy ra, cách giải quyết.
Tổ chức trò chơi theo trình tự:
+ Hướng dẫn chơi:
Nêu trò chơi, mục đích của trò chơi
Quy định về thời gian, cách chơi, hình thức tham gia : nhóm hay các nhân- số
người trong mỗi nhóm, luật chơi, ….
Bầu chọn trọng tài (nếu cần).
+Tiến hành chơi
+Tổng kết
Nhận xét, bình chọn thắng-thua, thưởng-phạt.v.v.
Củng cố kiến thức rút ra sau khi tham gia trò chơi.
2.Kiến nghị:
Để việc tổ chức các Trò chơi học tập trong môn Tự nhiên-xã hội nói riêng và

tất cả các môn học khác nói chung đạt hiệu quả tốt nhất, tôi mạnh dạn đề xuất
một số vấn đề sau:
Nhà trường cần bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi cho học sinh
tiểu học để giáo viên tham khảo. Bổ sung thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học
cho các môn học.
Tăng cường tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
13


Phổ biến những sáng kiến, đề tài thiết thực để giáo viên học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức Trò chơi học tập trong môn Tự nhiên-xã
hội mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình trực tiếp giảng dạy mà tôi
muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. Vì lí do thời gian ngiên cứu hạn hẹp, đề tài chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp và các thầy cô giáo để tôi học hỏi được nhiều
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cư M’gar, ngày 02 tháng 03 năm
2019
Người viết

Nguyễn Thị Thanh Tâm

1.
2.
3.
4.
5.
6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách Giáo khoa Tự nhiên-xã hội lớp 3
Sách giáo viên Tự nhiên-xã hội lớp 3
Vở bài tập Tự nhiên-xã hội lớp 3
Tài liệu BDTX.
Tài liệu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
Mạng internet.

14


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lí
do
chọn
đề
tài……………………………………………………………........1
2.
Mục
tiêu-nhiệm
vụ
của
đề
tài…………………………………………………...1
3. Đối tượng nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu.....................................................1
4. Giới hạn nghiên cứu.........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
PHẦN
II:
NỘI

DUNG..............................................................................................2
15


1.Cơ
sở

luận

thực
tiễn.......................................................................................2
2.
Thực
trạng
vấn
đề.................................................................................................3
3.
Nội
dung

hình
thức
của
giải
pháp....................................................................4
a. Mục tiêu của giải pháp......................................................................................4
b Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp- giải pháp…………………....4
+ Lựa chọn trò chơi phù hợp nội dung bài..........................................................4
+ Xác định mục đích của trò chơi ......................................................................4
+ Thiết kế trò chơi.............................................................................................6

*
Chuẩn
bị...............................................................................................................6
* Tổ chức trò chơi.................................................................................................9
+ Một số trò chơi khác....................................................................................9
c. Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu
qủa ứng dụng. ……………………………………………………………………
10
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………
11

1.Bài học kinh nghiệm……………………………………………………………
11
2.Ý
kiến
đề
xuất…………………………………………………………………..12

16



×