Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Skkn phản biện trong văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.25 KB, 48 trang )

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018 - 2019
I. Tên sáng kiến
Phản biện trong văn nghị luận.
II. Đồng tác giả sáng kiến
1. Vũ Thị Yến
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ Ngữ văn
Email:
Số điện thoại: 01689445274
2. Lê Trâm Anh
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT chuyênLương Văn Tụy
Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Ngữ văn
Email:
Số điện thoại: 0984961912

1


1. Giải pháp cũ thường làm
Trong phương pháp dạy truyền thống, phần lớn giáo viên thường nghiêng
về cách dạy truyền đạt một chiều, thày đọc trò chép, học sinh thụ động theo
những lối mòn của tư duy. Kết quả là không phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh. Học sinh ngày càng có xu hướng “không mặn mà” với môn
Văn, thiếu hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giờ học.
2. Giải pháp mới cải tiến
Trong dạy văn hiện nay, việc phát huy tư duy phản biện đã được chú
trọng.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm


làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Những nghiên cứu gần
đây cho thấy, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập
trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Ngày nay, nhiều nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới đã coi trọng tư duy phản biện trong dạy học. Ở Mĩ, người
ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy khả
năng phản biện. Hệ thống giáo dục Anh thì coi tư duy phản biện như một môn
học chính quy. Ở Việt Nam, trong thời đại công nghệ số và thế giới phẳng, khi
từng khắc từng giờ con người phải đối diện với sự bùng nổ thông tin, đôi khi là
nhiễu loạn thông tin, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy
phản biện cho học sinh, giúp các em có nhận thức đúng đắn và vững vàng hơn,
để lựa chọn phương hướng, hành động đúng đắn trong cuộc sống.
Phát huy khả năng phản biện của học sinh còn là một cách đề cao, coi
trọng tính dân chủ trong giáo dục. Theo John Dewey – nhà giáo dục Mĩ : nền
giáo dục biết coi trọng tính dân chủ là một nền giáo dục tiến bộ. Do đó, phát huy
khả năng phản biện của học sinh là một yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong giáo
dục. Đây cũng đã và đang là mong muốn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục.

2


Xu hướng đề thi THPTQG những năm gần đây, Bộ GD và ĐT có xu
hướng ra đề mới: Ở câu 4 phần đọc hiểu (thang điểm là 1,0) thường là câu hỏi:
“Suy nghĩ của anh chị…” về một vấn đề được nêu ra ở văn bản (đoạn trích đọc
hiểu ở trên). Đây là câu hỏi để học sinh có thể phát triển được tư duy phản biện.
Phương hướng đáp án có thể là: đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một
phần tùy theo quan điểm chính kiến của học sinh.
Đặc biệt, trong kì thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn cũng đánh giá
rất cao những bài học sinh thể hiện tư duy phản biện sắc sảo, đưa ra được dẫn
chứng và lý lẽ thuyết phục, để phản bác những quan điểm sai, thiếu căn cứ. Rõ
nhất là ở ý học sinh nêu ra được phản đề, đưa ra ý kiến trái ngược với vấn đề của

đề bài, thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Minh chứng rõ nét nhất là đề thi
HSGQG năm 2019, câu nghị luận văn học yêu cầu như sau: “Rồi đây, có thể
xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn
là độc quyền của con người"?Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày
quan điểm của mình. Rõ ràng để giải quyết được tốt đề bài trên, học sinh không
thể thiếu được tư duy phản biện.
Hơn nữa, “văn học là nhân học”, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Trong
mỗi giờ văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giúp các em khám phá cái hay
cái đẹp của văn chương nghệ thuật; mà còn phải trau dồi cho học sinh những kỹ
năng cần thiết như kỹ năng tranh luận, giao tiếp, bộc lộ tư tưởng, tình cảm… Vì
vậy, việc vận dụng tư duy phản biện trong văn nghị luận là một phương pháp
hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinh
chiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài cho
học sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng. Triết lý về con cá và cần
câu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sáng tạo.
Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Nam hiện
nay. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quan thiết.

3


Như vậy có thể kết luận rằng trang bị cho học sinh không đơn giản là kiến
thức cơ bản về tác phẩm, mà quan trọng hơn giáo viên giúp các em có kĩ năng
làm bài NLVH dạng liên hệ đối sánh một cách nhuần nhuyễn là khâu then chốt
quyết định thành công trong kì thi THPTQG năm nay.
Hơn nữa, các tác phẩm văn học văn xuôi lớp 12 và lớp 11 được chọn lọc
đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác phẩm xuất sắc của những
tác giả lớn. Trong xu hướng đổi mới của giáo dục theo hướng phát triển năng
lực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có giá trị vững bền, góp phần không

nhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh biết sống yêu
thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộng đồng, nhận biết và trân trọng giữ gìn
những giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là những tác phẩm thuộc trọng
tâm kiến thức để ôn thi THPTQuốc gia, thi học sinh giỏi các cấp… Vì vậy thực
hiện đề tài: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG
(dạng bài liên hệ đối sánh)có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh trong
cả quá trình dạy và học.
IV. Thời gian áp dụng:
Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014
- 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019.
V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
Là giáo viên dạy văn cấp THPT, thực hiện đề tài Phản biện trong văn
nghị luận, cũng là một cách chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh rèn
được kỹ năng thể hiện quan điểm riêng, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng lập
luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm bài văn nghị luận – một dạng đề trọng tâm
trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, một cách tốt nhất. Đồng thời, đây
cũng là cơ hội để chúng tôi được trao đổi với đồng nghiệp về một dạng đề bài
mới mẻ.

4


Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thi
Ôlimpic Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia…
ôn thi Đại học, ôn thi THPT Quốc gia và đã đạt được những kết quả khả quan.
Cụ thể :
Năm học

Kết quả

Thi HSG tỉnh Thi HSG Khu vực Thi HSG Quốc gia Thi ĐH
ĐBDH và BB

2010-2011 Lớp 12 Văn : 11

6/6 HS đạt giải (2

giải (1 nhất, 4

nhì, 1 ba, 2 khuyến

nhì, 6 ba )
2011-2012

khích

Điểm TB
môn Văn đạt
7,87

Lớp 10 Văn: 3/3 hs
đạt giải (2 Ba, 1
khuyến khích)
Lớp 10 Văn: 3/3 hs

2012-2013

đạt giải (1 nhì, 2
ba.)
2013-2014 Lớp 11 và 12 Lớp 11 Văn :3/3 hs 3/6 hs đạt giải (3 Điểm TB môn

Văn : 15 giải ( 1 đạt giải (2 nhất, 1 giải ba )
nhất, 8 nhì, 6 ba )
ba)
2014-2015 Lớp 12 Văn: 15

Đạt 5/6 hs đạtgiải (2

giải (7 giải nhì,

nhì, 2 ba, 1 khuyến

8 giải ba)

khích)

2015-2016

Lớp 10 Văn: 3/3 hs
đạt giải (1 Ba, 2

khuyến khích)
2016-2017 Lớp 11Văn : 15 Lớp 10 Văn: 3/3 hs 1 HS đạt giải khuyến
giải (3 nhì, 5 đạt giải (1 Ba, 2 khích
Ba, 7 khuyến khuyến khích)
khích)
2017-2018 Lớp 12 Văn: 17
giải (1 nhất, 4
5

văn đạt 7,81



giải nhì, 5 giải
ba,

7

khuyến

khích)
Năm

học

Lớp 10 Văn: 3/3 hs

2018

-

đạt giải (2 huy

2019

chương

bạc,

1


khuyến khích)
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và
học ở các bậc: Tiểu học, THCS, THPT.Các thầy cô giáo và học sinh có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá
trình dạy học ở các cấp…để đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầuđổi mới
giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay

Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến
Vũ Thị Yến

Lê Trâm Anh

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1. Tư duy phản biện
1.1. Khái niệm
6


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Tư duy phản biện hay là tư
duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá
một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm
sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ
ràng, lôgíc đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm…Tư duy phản biện không chỉ
đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá
trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để
xác định lại tính chính xác của thông tin.”

- Tư duy phản biện hiểu một cách đơn giản nhất, đó là khả năng suy nghĩ và tư
duy đa chiều, xem xét mọi khía cạnh của vấn đề để tìm ra chân lý, chứ không
chấp nhận mọi ý kiến một cách dễ dãi ngay từ đầu.
1.2. Vai trò
Trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học do Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT ban hành có nói: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng
tạo và biết phản biện”. Tư duy phản biện có ý nghĩa hết sức to lớn.
Trước hết, tư duy phản biện sẽ giúp học sinh thoát khỏi tư duy khuôn
mẫu, lỗi thời của cách học thụ động. Học sinh sẽ chủ động tiếp cận, khám phá tri
thức, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều cách khác nhau, chứ không nhất nhất tán
đồng theo quan điểm áp đặt của giáo viên. Nhờ vậy, học sinh sẽ rèn luyện được
thói quen tư duy độc lập, sáng tạo.
Thứ hai, nhờ có tư duy phản biện, học sinh có thể nhìn nhận, đánh giá một
vấn đề ở nhiều góc độ, từ đó tìm ra một quan điểm sống tích cực, một bản lĩnh
vững vàng, tránh cái nhìn phiến diện, hời hợt. Đây là một kỹ năng thiết yếu
trong thời hiện đại, khi cuộc sống ngày càng hối hả, xô bồ với biết bao vấn đề
phức tạp, vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đan xen.
Thứ ba, để phản biện được những quan điểm trái chiều, chúng ta sẽ học
được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời cũng tự tin,
mạnh dạn, cởi mở để bày tỏ chính kiến của mình trước cộng đồng.
7


Thứ tư, tư duy phản biện sẽ là động lực để học sinh nỗ lực, tìm hiểu khám
phá tri thức sách vở và tích lũy hiểu biết đời sống, để có thể chuẩn bị cho mình
những lý lẽ sắc bén hơn trong tranh luận.
Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo con người
toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản
biện của học sinh cần thiết hơn bao giờ hết. Trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản
biện cũng có nghĩa là trang bị cho các em khát vọng đổi mới và khát vọng thành

công trong cuộc sống.
1.3. Yêu cầu
Muốn phát huy được khả năng phản biện của học sinh, trước hết cả người
dạy và người học đều phải có tư duy phản biện.
Người học phải luôn suy nghĩ về những điều giáo viên trình bày, biết đặt
ra và trả lời được các câu hỏi như “Tại sao lại như vậy?”, “Như thế thì đã thực
sự đúng đắn chưa?”…; không tiếp thu kiến thức một cách thụ động, một chiều
mà phải chủ động, chọn lọc, luôn luôn hướng tới chân lí của vấn đề. Nhìn nhận,
đánh giá vấn đề một cách biện chứng. Người học phải biết, nhìn nhận, đánh giá
mọi vấn đề theo những cách mới mẻ, thậm chí, khi cần thiết có thể phủ nhận lại
cách đánh giá của giáo viên. Muốn phản biện được, học sinh cần có hiểu biết sâu
rộng về vấn đề. Đây chính là yếu tố thúc đẩy người học luôn luôn có ý thức tìm
tòi, khám phá nếu muốn vươn tới đỉnh cao tri thức. Học sinh cũng phải có kĩ
năng lập luận (bao gồm các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh…) mới có thể
phản biện tốt vấn đề. Trong phản biện, cần thuyết phục được người khác hướng
tới những kết luận chính xác hơn. Phản biện phải mang tính khách quan, khoa
học cần có tâm sáng, tầm cao, cách đúng.
Giáo viên cần coi tư duy phản biện là tư duy của con người hiện đại.
Quan hệ thày – trò phải thực sự thân thiện, chân lí của vấn đề phải được đưa lên
hàng đầu. Giáo viên tạo môi trường thuận lợi cho những phản biện của học sinh,
bằng các biện pháp động viên, khích lệ làm cho học sinh thấy tự tin, hào hứng.
Phản biện của học sinh có thể chưa đạt đến chân lí thì giáo viên cũng nên kết
8


thúc bằng những lời động viên, tránh chỉ trích gây tâm lý căng thẳng, hoặc đẩy
trò vào tình trạng tự ti,mặc cảm, không dám tiếp tục thể hiện quan điểm của
mình.
2. Tư duy phản biện trong văn nghị luận
Văn nghị luận là kiểu bài người viết bày tỏ quan điểm, chính kiến của

mình trước một vấn đề đặt ra trong đời sống (nghị luận xã hội), hoặc trong văn
học (nghị luận văn học).
Trong những năm gần đây, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong
môn Ngữ văn theo hướng tăng tính mở trong đề bài, nhất là phần nghị luận xã
hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh chủ động, sáng tạo trong trình bày,
lập luận theo quan điểm của mình. Đó chính là cơ hội phát huy khả năng phản
biện của học sinh.
Hơn nữa,tác phẩm văn học là một kết cấu mời gọi. Bạn đọc là người đồng
sáng tạo với nhà văn. Việc tiếp cận giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào thị hiếu
thẩm mĩ, năng lực cảm thụ, trình độ, sự trải nghiệm… của mỗi người. Vì vậy,
khi bàn luận về văn chương, mỗi người có thể có những cách khám phá khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, trong việc dạy và học văn, tư duy phản
biện rất quan trọng. Những góc nhìn đa chiều sẽ làm dày thêm lớp trầm tích ý
nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên mọi quan điểm chỉ được đánh giá cao trên cơ sở
khoa học.

3. Cách thức vận dụng tư duy phản biện trong văn nghị luận
Phản biện một quan điểm sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: phản biện
luận điểm, phản biện luận cứ, phản biện cách lập luận, hoặc kết hợp cả ba cách
thật linh hoạt.
3.1. Phản biện một luận điểm
Phản biện một luận điểm tức là vạch ra cái sai của bản thân luận điểm.

9


Trước hết, học sinh phải đọc, nghiền ngẫm thật kỹ để phát hiện ra những
luận điểm sai lầm, chuẩn bị lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, để trình bày quan
điểm riêng của mình một cách tự tin. Trong quá trình phản biện, học sinh phải
có thái độ khách quan, chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tranh

luận.
Cách thức để phản biện một luận điểm là, chúng ta có thể:
- Nêu tác hại.
- Chỉ ra nguyên nhân.
- Phân tích các khía cạnh, phương diện của vấn đề.
- Dùng thực tế.
- - Dùng phép suy luận.
Thông thường chúng ta hay dùng thực tế, và dùng phép suy luận để phản biện.
Ví dụ 1: Dùng thực tế để phản biện: Chẳng hạn nghiên cứu “Truyện
Kiều”, Nguyễn Bách Khoa đưa ra nhận định: “Nó (Truyện Kiều) chứa chan một
chất tàn héo, tiêu ma (chất thơ)… Cái đẹp của “Truyện Kiều” ngày nay chỉ
những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được”. Luận điểm này
có hai điểm chưa thỏa đáng: Thứ nhất: chất thơ của “Truyện Kiều” chứa chan
một sự tàn héo. Thứ hai: chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng
ngoạn được “Truyện Kiều”. Để phản biện ý kiến này, chúng ta có thể chỉ ra:
Trong thực tế tác phẩm chất thơ của “Truyện Kiều” không phải là sự tàn héo,
mà là tình yêu tha thiết đối với con người, là nỗi đau khi phẩm giá con người bị
chà đạp. Hơn nữa, nhận định đó trái với thực tế đời sống, bởi những người có
chí tiến thủ, không bao giờ chịu thụt lùi cũng vẫn yêu mến “Truyện Kiều”.
Ví dụ 2: Dùng phép suy luận để làm rõ cái sai của luận điểm. Chẳng hạn
để phản biện luận điểm trên, chúng ta có thể suy luận như sau: Nếu luận điểm:
10


Cái đẹp của “Truyện Kiều” ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có
thể thưởng ngoạn được” là đúng, thì đa số người dân Việt Nam, những người
chắc chắn là không muốn thụt lùi, sẽ quay lưng lại với “Truyện Kiều”. Nhưng
thực sự không phải như vậy. “Truyện Kiều” luôn là cuốn sách gối đầu giường
của rất nhiều người dân Việt Nam.
Ví dụ 3: Tôi còn nhớ một cuộc đối đáp rất thú vị giữa nhà soạn kịch Anh

Bớc-na Sô và cô vũ nữ. Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một cô vũ nữ đề nghị
ông cưới cô ta với lý do: “Nếu ông và em lấy nhau thì con của chúng ta sẽ
thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật là tuyệt vời”. Bớc-na Sô hóm
hỉnh bác lại: “Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và
thông minh như em, thật đáng sợ biết bao!”
3.2. Phản biện một luận cứ
Phản biện một luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giải tạo trong lý lẽ
và dẫn chứng được sử dụng.
Ví dụ, vào thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhất Chi Mai
phê bình Vũ Trọng Phụng: đọc văn Vũ Trọng Phụng, thấy “phẫn uất, khó
chịu…vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó”. Sự chỉ
trích của Nhất Chi Mai ở đây gồm ba luận cứ: hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen. Và
theo ông, đó toàn là những thứ xấu xa, đê tiện cả. Vũ Trọng Phụng đã phản biện
lại Nhất Chi Mai một cách chặt chẽ, thuyết phục:
“Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan. Căm hờn, cũng có, vì tôi cho
rằng cái xã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ vui vẻ trẻ
trung, trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ, v.v…như các ông chủ trương thì
một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục.
Còn bảo nhỏ nhen thì là thế nào?
Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người
có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của bọn dân nghèo bị bóc lột, bị áp
11


chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện
ô uế, dâm đãng, mà bảo là nhỏ nhen, thì há dễ Zola, Hugo, Malraux,
Dostoievski, Maxime Gorki, lại không cũng là nhỏ nhen?”
Vũ Trọng Phụng đã bác lại đúng ba luận cứ, khẳng định nội dung tiến bộ và tính
chiến đấu của ông đối với xã hội thối nát đương thời.
3.3. Phản biện cách lập luận

Phản biện cách lập luận là chỉ ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi
logic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay khái niệm trong quá trình
lập luận.
Ví dụ: Trong bài diễn thuyết về Truyện Kiều này được Phạm Quỳnh đọc
nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày
mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức, tác giả
viết: “Một nước không thể không có quốc-hoa, Truyện Kiều là quốc-hoa của ta;
một nước không thể không có quốc-túy, Truyện Kiều là quốc-túy của ta; một
nước không thể không có quốc-hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta.”
Cách lập luận của Phạm Quỳnh ngợi ca giá trị của “Truyện Kiều” trong
nền văn hóa dân tộc nói chung là đúng, nhưng trong điều kiện lúc bấy giờ cách
lập luận như vậy có phần phiến diện, và chưa chặt chẽ, làm như “Truyện Kiều”
là tất cả, ngoài kiệt tác này ra không có gì giá trị hơn nữa. Ngô Đức Kế đã phản
biện lại cách lập luận ấy như sau: “… thế thì từ Gia Long về trước, chưa có
Truyện Kiều, thì nước ta không quốc hoa, không quốc túy, không quốc hồn, thế
thì cái văn trị vũ công mấy triều… đều là ở đâu đem đến…”. Với cách lập luận
này, Phạm Quỳnh đã không thể trả lời được.
Các cách thức phản biện trên đây, trong thực tế nhiều khi không tách rời
nhau, mà liên kết với nhau để tạo nên những lập luận chặt chẽ. Mục đích của
phản biện là xác nhận sự thật, bảo vệ chân lý. Nếu xa rời chân lý thì phản biện
trở thành ngụy biện.
12


13


CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Tư duy phản biện trong nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là kiểu bài yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của
mình về một vấn đề xã hội (một tư tưởng đạo lý, một hiện tượng đời sống, hoặc
một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học). Cuộc sống vốn đa
diện, nhiều chiều. Việc vận dụng tư duy phản biện trong kiểu bài này giúp học
sinh nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, rèn luyện tư duy sắc sảo, khả năng suy
nghĩ độc lập, để có thể trình bày quan điểm một cách thuyết phục.
1.1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý
Phần lớn những tư tưởng đạo lý được đưa ra cho học sinh bàn bạc là
những tư tưởng đúng, là bài học quý giá về cách sống, lý tưởng sống cao đẹp …
mà tuổi trẻ cần hướng tới. Tuy nhiên, một quan điểm rất khó có thể bao chứa
được toàn bộ chân lý của đời sống. Vì vậy, vận dụng tư duy phản biện để bổ
sung, hoặc lật ngược lại vấn đề của đề bài là một kỹ năng tốt, giúp học sinh bàn
luận về ý kiến một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
Ví dụ minh họa:
Đề bài 1 : Suy nghĩa của anh (chị) về câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành
công”
Đây là câu tục ngữ rất quen thuộc với học sinh, nhưng để bàn luận sâu sắc
về nó thì không phải em nào cũng làm được. Phần lớn các em chỉ dừng lại ở
việc tán đồng xuôi chiều với bài học mà tác giả dân gian gửi gắm: Sau mỗi lần
thất bại con người sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy giá cho mình
để trưởng thành, vững vàng hơn. Mà rất ít học sinh lật ngược được vấn đề:
Không chỉ “Thất bại là mẹ thành công”, mà thành công cũng là mẹ của thành
công. Thành công sẽ tạo cho chúng ta một cơ sở vững chắc, đặc biệt là sự tự tin
vào bản thân – một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của con người;
14


thêm vào đó thành công sẽ đem lại cho con người những điều kiện cần thiết để
vươn tới thành công tiếp theo.
Đề bài 2: Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến của Ban-zắc: “Khi công nhận

cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”
Đây là một bài học rất bổ ích với học sinh phổ thông, bởi tuổi trẻ bồng
bột, luôn khao khát tỏa sáng, và đôi khi chưa ý thức được hết về giới hạn của
bản thân mình. Với đề bài này, đa phần các em sẽ khẳng định được: Khi công
nhận cái yếu của mình, tức là con người đã có đủ dũng cảm và năng lực nhận
thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, tòan diện. Điều ấy giúp con
người có nghị lực, trưởng thành, “trở nên mạnh mẽ” hơn. Nói cách khác, một
trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là nhận
thức đúng đắn về điểm yếu của bản thân và đủ dũng cảm, trung thực để công
nhận điều này. Tuy nhiên, để bài viết sắc sảo hơn, học sinh cần vận dụng tư duy
phản biện để đưa ra ý kiến trái ngược với đề bài, đó là: Không chỉ khi nhận thức
được rõ hạn chế của mình con người mới trở nên mạnh mẽ, mà khi hiểu được
thế mạnh của bản thân, và phát huy được tận độ năng lực của mình, con người
cũng sẽ làm nên được những điều kì diệu. “Công nhận cái yếu của mình”, không
có nghĩa là tự ti, mặc cảm, cũng không tự cao tự đại, mà biết ứng xử một cách
khiêm tốn, đúng mực, biết mình biết ta để vươn lên trong cuộc sống.
Đề bài 3: Nhà tâm lý học Christopher Stont đã nói: “Trong thâm tâm, con
nguời thường ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ. Chính vì thế họ cố nép mình
sau những định kiến”. Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến trên
Đứng trước một đề văn nghị luận, nếu học sinh chỉ quen tư duy một chiều
thì bài viết sẽ nông cạn, hời hợt. Không phải lúc nào ý kiến của đề bài nêu ra
cũng đúng đắn, tòan diện. Vì vậy, khi gặp những đề bài này, học sinh cần vận
dụng lý lẽ và dẫn chứng sắc bén để phản biện vấn đề. Ví dụ đối với đề bài trên,
một học sinh đã viết như sau:

15


...Mỗi con người được sinh ra ở những quốc gia khác nhau, hòan cảnh
khác nhau, thời điểm khác nhau,... song đều giống nhau ở chỗ đều được lớn lên,

được hít thở bầu không khí mang đậm bản sắc văn hóa của gia đình mình, dân
tộc mình. Những gì thuộc về truyền thống, thuộc về bản sắc dường như đã thấm
sâu vào tâm hồn mỗi người ngay từ khi là những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời
cho đến tận giây phút trút hơi thở cuối cùng. Christopher Stont quả không sai
khi nắm bắttâm lý rất chung của mỗi con người. “Định kiến” là những gì đã trở
nên lỗi thời, cổ hủ, song vì lí do gì mà đôi khi người ta vẫn sùng bái, tôn thờ?
Đó là bởi vì trong chúng ta luôn ẩn náu một kẻ thù mang tên “sợ hãi”. Ta sợ
quay lưng lại với những gì được cho là truyền thống, là đạo lý nghìn đời của
dân tộc. Ta sợ bị quy kết là kẻ “có mới nới cũ”. Ta sợ mình không có đủ khả
năng để tiếp nhận và chiếm lĩnh những điều mới mẻ, tiến bộ. Ta sợ những thứ
tân kì, mới mẻ kia biết đâu lại là những “bông hoa ác”, hay những “luồng gió
độc” mang đến cho ta sự nguy hiểm... Lúc nào ta cũng sợ, cũng toan tính theo
kiểu:“Giữ cái cũ thì có ba điều lợi, tiếp thu cái mới thì có năm điều hại”.... để
rồi từ thời đại này qua thời đại khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, ta cứ mãi ru
mình trong những định kiến, “những chiếc bao cũ kĩ”, thậm chí đã trở nên rách
nát, lạc hậu. Không đâu xa lạ, ngay chính ngôi nhà ta đang sống, lúc nào ta
cũng mãi là đứa trẻ bé bỏng và yếu ớt cần được sự chở che, ôm ấp của cha mẹ.
Để rồi ngay đến những ước mơ, ngay đến tương lai, thậm chí chuyện hôn nhân
trọng đại cũng một tay cha mẹ sắp xếp. Đó là lý do vì sao đến tận hôm nay, kỉ
nguyên của thời hiện đại, của khoa học công nghệ mà ta vẫn được nhà trường
dạy cho những điều đã trở nên “lỗi thời”: Rằng Việt Nam là quốc gia có “rừng
vàng biển bạc”, trong khi thống kê mới nhất, tài nguyên thiên nhiên nước ta
đang cạn kiệt đến mức báo động. Vì lí do gì mà ta vẫn được dạy là: Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, trong khi đó người dân trong nước
vẫn không đủ gạo để ăn, biết bao người dân đã và đang không thể sống sót qua
hôm nay. Thật không sai khi nói rằng, chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi quan
niệm:
16



“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Thế nhưng, bạn thử nghĩ xem, trong cuộc sống hội nhập hiện nay, chúng
ta đang sống trong một thế giới phẳng, thế giới của phát minh, của khoa học
công nghệ, sẽ ra sao nếu chúng ta cứ sống mãi với quá khứ vàng son, mà quên
đi câu trả lời hoàn hảo nhất cho giá trị của những điều tiến bộ. Còn nhớ khi văn
học phương Tây tràn vào Việt Nam, ban đầu rất nhiều người còn e dè, không
chấp nhận. Nhưng rồi ta vẫn phải tiếp thu những điều tân kì mới lạ đó và thực
tế đã chứng minh chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan, hòa hợp để mình tốt
lên, đẹp lên. Cất đi những bộ áo tứ thân mớ ba mớ bảy gây khó khăn trong đi
lại, con người Việt Nam cũng trở nên năng động trong những bộ quần áo công
sở. Từ bỏ tục nhuộm răng đen, con người Việt Nam trở nên đẹp hơn với nụ cười
“như mùa thu tỏa nắng” của bộ răng trắng sáng. Từ bỏ những hủ tục khắt khe
của thời đại phong kiến, con người Việt Nam trở nên nhạy bén, linh hoạt, thỏa
sức đam mê, sáng tạo trong những ước mơ của mình... Thế mới biết, đôi khi việc
cởi bỏ chiếc áo cũ không phải là điều tồi tệ, trái lại một chiếc áo mới giúp ta trở
nên đẹp hơn, rạng rỡ hơn, thành công hơn trong cuộc sống.
Tất nhiên, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Việc chúng ta chấp nhận cái
“dị kỉ”, cái mới, không có nghĩa là ta đánh mất đi bản sắc của mình, không có
nghĩa là ta a dua, chạy theo thế giới. Bạn thử nghĩ xem, trên con đường cả nhân
loại băng về phía trước, đôi khi chúng ta chậm lại, dừng lại một phút thôi để
ngắm nhìn những gì ta đang có, để nâng niu lời mẹ dạy bảo con gái phải giữ
cho mình nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam, để trân trọng giọng kể
đầy tự hào của ông bà về một thời chiến đấu anh dũng của dân tộc, về đức tính
cần cù, siêng năng và tinh thần đoàn kết yêu thương nhau của đồng bào ta...
chậm lại để biết trân quý và lưu giữ những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa
của gia đình, dân tộc mình. Ta yêu những bức họa nổi tiếng của Pháp, nhưng
cũng phải biết yêu tranh Đông Hồ của Việt Nam. Ta yêu những bộ đầm rực rỡ,
nhưng cũng phải biết yêu tà áo dài truyền thống của dân tộc. Ta tiếp nhận cái
17



mới nhưng cũng phải xem xét cái mới ấy có thực sự phù hợp với ta hay không?
Hãy luôn biết rộng mở tâm hồn để tiếp thu tinh hoa, nhưng cũng cần biết “đóng
cửa” để lưu giữ giá trị của riêng mình...
(Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Học sinh lớp 12 chuyên Văn)
1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Cuộc sống vốn đa sắc màu, đa sự, đa đoan. Nên những vấn đề đời sống
được nêu ra để học sinh bàn bạc cũng dung chứa những góc nhìn đa diện. Bởi
vậy, tư duy phản biện đặc biệt cần thiết trong những dạng dề này.
Đề bài 1: Hiệu ứng đám đông đang là vấn đề làm xôn xao dư luận trong
thời gian vừa qua. Suy nghĩa của anh (chị) về hiện tượng này.
Ở đề bài này, giáo viên không chỉ gợi mở để học sinh thấy đượcnhững tác
động tiêu cực của hiệu ứng đám đông như: Hội chứng đám đông gây nên những
hậu quả nặng nề cho cộng đồng nhưng hiện tượng này đang xuất hiện ngày càng
nhiều và trở thành cách hành xử phi văn hóa, thậm chí vô nhân tính giữa người
với người. Chúng ta có thể kể đến những những minh chứng hùng hồn như vụ
hôi bia, hôi ngô ở Đồng Nai, cả xã đánh chết trộm chó, hàng nghìn công nhân xô
xát với bảo vệ, hàng nghìn người chen chúc để được ăn miễn phí buffet hay đến
việc người dân đổ xô đi lễ chùa, lễ hội, mua vàng... Đặc biệt, gần đây, chúng ta
thật sự đau lòng trước vụ việc hai người phụ nữ vì hoàn cảnh éo le nghèo khổ
phải đi bán tăm, lại bị nghi ngờ là bắt cóc trẻ con và bị đám đông hành hung đến
trọng thương, phải nhập viện cấp cứu...Quả không sai khi ai đó đã nói: Hiệu ứng
đám đông có thể “giết chết” một con người.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải kích thích tư duy phản biện để các em
thấy, chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả tích cực của hiệu ứng đám đông nếu
biết khai thác đúng cách và có mục đích chính đáng. Hiệu ứng đám đông có thể
giúp một cộng đồng người thực hiện được những điều lớn lao hay vĩ đại mà một
vài người riêng lẻ không thể thực hiện được. Khi một điều gì đó được sự tham
gia, đồng thuận của nhiều người thì rất dễ thành công, đúng như cha ông ta đã

18


dạy: “Nhiều tay vỗ nên bộp”, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”. Cuộc kháng chiến chống Pháp, và chống Mĩ trường kì, khi cả
dân tộc ta cùng ra trận để đánh tan hai đế quốc hùng mạnh đã minh chứng cho
điều đó.
Đề bài 2: Về hiện tượng một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
đang bị mai một.
Ở đây, đa phần học sinh sẽ đưa ra dẫn chứng thực tế để khẳng định sự mai
một của một số giá trị văn hóa truyền thống trên các lĩnh vực như: trong đời
sống, tín ngưỡng, tôn giáo, trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (hội họa, âm
nhạc, sân khấu điện ảnh,...).
Nhận thức được như vậy cũng đã rất quý. Nhưng chúng ta cần phải
hướng cho các em có cái nhìn sâu hơn, biết bàn bạc mở rộng và lật ngược lại
vấn đề: Không phủ nhận hiện nay một số giá trị văn hóa truyền thống đang bị
mai một. Nhưng chúng ta còn đủ niềm tin cho một thế hệ trẻ dù cuộc sống số
hóa đang cuốn họ vào vòng quay chóng mặt, nhưng họ vẫn tha thiết một tình
yêu với những gì là “quốc hồn quốc túy”. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của
cuộc sống hiện đại, nhưng rất nhiều thanh niên các dân tộc Mường, Thái,
Mông... vẫn rất yêu thích bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ
thường xuyên mặc quần áo dân tộc, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong
đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong các ngày lễ hội. Nam nữ thanh niên
vẫn say mê học hát then, đàn tính, học nghề thủ công truyền thống; cùng nhau
hát, biểu diễn trò chơi dân gian trong những ngày lễ hội... Hãy lắng nghe tiếng
lòng của một nhà thơ nữ, thế hệ 8X:
“12 tháng bộn bề, 12 giờ hối hả
Vòng đua cuối chạy về năm mới
Tất bật quá, tất niên ngày không hề cũ.


19


Kịp vớt nồi bánh chưng xanh mướt
Kịp đơm đĩa xôi nếp thơm lừng
Kịp ngắm cây đào hé cánh môi bừng mắt lộc
Kịp ngửi mùi khói, mùi âm thanh của những bếp ăn, những
căn nhà bận rộn.
Kịp cùng tắm lá mùi cho dậy thì mãi mãi.
Kịp tĩnh tâm khấn vái ông bà.
(Vi Thùy Linh - Bàn tay)
Trong cuộc sống hiện đại vội vã, lo toan, tưởng rằng những nét đẹp của Tết xưa
đã bị phai nhòa. Nhưng những hương sắc ấy, vẫn đậm đà trên trang thơ của thế
hệ 8X như một sự khẳng định, thế hệ trẻ vẫn dành tình yêu và quyết tâm giữ gìn
cội nguồn bản sắc, văn hóa Việt.
Đề bài 3: Tình yêu tuổi học trò
Đề bài đã nêu ra một vấn đề muôn thuở với lứa tuổi học trò. Vì vậy, học
sinh sẽ bàn luận rất sôi nổi. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các em sẽ chia theo
hai quan điểm: một là ủng hộ tình yêu tuổi học trò, hai là phê phán tình cảm này.
Trong quá trình học sinh tranh luận, các em sẽ rèn luyện được kỹ năng phản biện
của mình. Những bạn ủng hộ sẽ đưa ra những điều tốt đẹp mà tình yêu tuổi học
trò mang lại bảo vệ quan điểm của mình như: Đây là thứ tình cảm trong sáng, tự
nhiên của con người mà không ai có quyền ngăn cản. Tình yêu sẽ giúp các bạn
hòa thiện bản thân, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập, trau dồi được một số kỹ
năng như biết lắng nghe, biết quan tâm và chăm sóc người khác… Tình yêu học
trò cũng giúp chúng ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn… Để phản bác lại
những lý lẽ trên, những học sinh khác lập luận rằng: Không nên yêu ở lứa tuổi
học trò vì lúc này học sinh chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, vì vậy
những cảm xúc tiêu cực khi yêu như: ghen tuông, giận hờn... sẽ khiến cho chúng
ta không thể tập trung học tập, thậm chí có bạn còn có hành động dại dột như bỏ

20


nhà ra đi, tử tự… làm cha mẹ đau lòng. Hơn nữa, nếu các bạn không làm chủ
được bản thân, đi quá giới hạn tình cảm trong sáng thì sẽ gây ra những hậu quả
đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm
sinh lý....
Đề bài 4: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Euripides: “Duy chỉ có gia
đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số
phận”.
Câu nói khẳng định vai trò to lớn của gia đình trong cuộc đời của mỗi con
người. Tuy nhiên, học sinh cũng cần lật ngược lại vấn đề: Trong cuộc sống có
rất nhiều người ngay từ nhỏ đã không có được sự chở che, đùm bọc, giáo dục
của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành những con người hữu ích cho cộng
đồng. Hơn nữa, con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, trong cuộc
sống không chỉ có gia đình là nền tảng, mỗi con người trưởng thành trong sự
hòa đồng với xã hội với những nguồn tình cảm rất đáng trân trọng: bạn bè, đồng
nghiệp, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Vì vậy, mỗi chúng ta phải
hài hòa giữa tình riêng và nghĩa chung, không chỉ bảo vệ gia đình mình, mà còn
phải trân trọng những gia đình khác và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả xã
hội.
2. Tư duy phản biện trong nghị luận văn học
Xuất phát từ đặc trưng của tác phẩm văn học là một kết cấu mở với cấu
trúc ba tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng tư tưởng. Ngôn ngữ văn học
vốn hàm súc, đa nghĩa, “ngôn tận nhi ý bất tận”. Hình tượng văn học là phương
tiện để tác giả khái quát cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Qua
tấm thảm ngôn từ và thế giới hình tượng, mỗi người đọc sẽ có cách cảm thụ
khác nhau về chủ đề của tác phẩm và thông điệp nhân sinh của tác giả. Trong
quá trình bạn đọc đồng sáng tạo với nhà văn, mỗi độc giả tùy theo trình độ, lứa
tuổi, sự tinh tế trong cảm nhận,... sẽ có những cách khám phá khác nhau. Điều

quan trọng không phải là ai đúng, ai sai, mà chúng ta phải đưa ra được lý lẽ, dẫn
21


chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Tư duy phản biện là một điều
thiết yếu trong giờ đọc hiểu, cũng như trong quá trình học sinh làm văn nghị
luận văn học.
Khi tìm hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng tôi có đặt ra cho học sinh
vấn đề: Cô Tấm có hiền lành, tốt bụng như câu thành ngữ “hiền như cô Tấm”?
Đây quả là một vấn đề có khả năng kích thích được tính tranh biện, đối thoại của
học sinh với nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng tựu chung lại có hai luồng quan
điểm trái ngược nhau. Nhóm thứ nhất cho rằng: Tấm không hiền lành như câu
thành ngữ dân gian “hiền như cô Tấm”. Bởi vì Tấm đã ra tay giết hại người em
gái cùng cha khác mẹ với mình. Độc ác hơn Tấm đã làm mắm Cám gửi về cho
mụ dì ghẻ ăn. Đó là việc làm dã man, phi nhân tính. Nhóm thứ hai phản biện lại:
Xuất phát từ đặc trưng nhân vật trong truyện cổ tích nói riêng và văn học dân
gian nói chung là nhân vật chức năng, tức là họ được sáng tạo ra để thực hiện
một chức năng nào đó. Chẳng hạn nhân vật mang nhiệm vụ đại diện cho cái
thiện, đại diện cho cái ác, đồng thời thể hiện những triết lý sâu sắc của dân gian.
Dân gian đã để cho Tấm giết Cám nhằm thể hiện triết lý: “Ác giả ác báo”, giết
người phải đền mạng. Mẹ con Cám đã tàn ác đến độ lạnh lùng, thản nhiên, giết
hại Tấm hết lần này đến lần khác, thì nhất định phải bị quả báo. Như vậy với tư
tuy phản biện giờ văn diễn ra khá sôi nổi, vừa rèn luyện được cho học sinh kỹ
năng tranh luận, giao tiếp, vừa định hướng giáo dục được nhân cách, tâm hồn
cho các em.
Chẳng hạn, khi dạy truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao, khi giáo viên
nói: Chí Phèo là nạn nhân khốn khổ nhất của xã hội Thực dân nửa phong kiến
đang trên con đường phá sản, bần cùng; thì ngay lập tức một học sinh đã giơ tay
ý kiến: Theo em, Chí Phèo không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống phi nhân
tính; mà Chí Phèo còn là phạm nhân. Sau khi ra tù, Chí có thể lựa chọn một con

đường khác, chứ không nhất thiết phải làm tay sai cho Bá Kiến - trở thành công
cụ của tội ác, gây nên biết bao cảnh đổ máu và nước mắt cho những người dân
lương thiện. Cái chết của Chí là sự trả giá cho những lỗi lầm mà chính anh đã
22


gây ra. Không phải ai rơi vào hoàn cảnh như vậy cũng tha hóa, biến chất như
Chí. Những ý kiến trái chiều như vậy từ phía học sinh thật đáng trân trọng biết
bao trong giờ học Văn.
2.1. Tư duy phản biện khi nghị luận về một tác phẩm thơ trữ tình
Đặc điểm của tác phẩm trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc mãnh
liệt. Thế giới tâm hồn sâu kín là “địa hạt” của những tác phẩm trữ tình. Mà mỗi
con người lại là một “vũ trụ riêng chứa đầy bí mật”, với những sắc thái cảm xúc
rõ nét dễ nắm bắt, nhưng cũng có những cung mậc rất mơ hồ, mong manh, tinh
tế khó nắm bắt. Vì vậy, trước một thi phẩm thường có rất nhiều cách cảm nhận
khác nhau, thậm chí trái ngược. Vì vậy, việc áp dụng tư duy phản biện để bác bỏ
những cách hiểu sai, khẳng định chân lý đúng đắn khi nghị luận về một tác
phẩm thơ trữ tình là một việc làm quan thiết.
Một số đề bài minh họa:
Đề bài 1: Khi nhận xét về bài thơ “Sóng”, có ý kiến cho rằng: “Bài
thơ thể hiện sự chủ động, mãnh liệt, luôn khao khát tự khám phá, nhận thức
của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu”. Nhưng có ý kiến khác lại cho
rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thủy chung son sắt của
người phụ nữ truyền thống.”Ý kiến của anh (chị) về hai quan điểm trên. Hãy
phân tích sự vận động của hình tượng “Sóng” trong hai đoạn thơ sau để làm rõ
quan điểm của mình:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”


“Ở ngoài kia đại dương
23


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Học sinh nên dùng tư duy phản biện để thể hiện quan điểm của mình:Nhìn
bề ngoài thì hai ý kiến có vẻ trái ngược nhau, nhưng thực chất lại bổ sung cho
nhau để hoàn thiện vẻ đẹp của hình tượng sóng, cũng như vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ trong tình yêu: giàu vẻ đẹp nữ tính, vừa mang cốt cách của phụ nữ
Á đông truyền thống, vừa mới mẻ, hiện đại.
Đề bài 2: Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây tiến” của
Quang Dũng.
Khi triển khai đề bài này, học sinh có thể có những ý kiến trái chiều nhau.
Có em cảm nhận được: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước.
Có em lại khẳng định: người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng
chiến chống Pháp.
Để chứng minh vẻ đẹp truyền thống của người lính, học sinh đưa ra
những lập luận để làm sáng tỏ quan điểm của mình: Người lính Tây Tiến mang
vẻ đẹp phi phàm, kì vĩ của những đấng trượng phu mà ta đã bắt gặp trong những
thi phẩm của văn học trung đại như “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, “Cảm
hoài” của Đặng Dung, Từ Hải trong “Truyện Kiều”… Họ xuất hiện trên bức
phông nền là thiên nhiên miền Tây đầy hiểm trở, dữ dội, mang không khí bi
hùng cổ xưa. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ ấy kết tinh ở ý chí kiên cường,
kiêu dũng, thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, coi cái
chết nhẹ tựa lông hồng. Chiến trường nơi họ chiến đấu là miền viễn xứ, chốn
biên ải hoang vu, lạnh lẽo. Và cái chết của họ mang đậm màu sắc bi tráng trong
sắc thái trang trọng của những từ Hán Việt và tráng ca chiêu hồn tử sĩ của con

sông Mã.

24


Nhưng ở một khía cạnh khác, chúng ta lại thấy người lính Tây Tiến mang
vẻ đẹp hiện đại của những anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp. Tên tuổi của họ
gắn liền với sự kiện lịch sử là sự thành lập của đoàn quân Tây Tiến, với mảnh
đất miền Tây hẻo lánh, xa xôi và một loạt tên địa danh có thật của vùng sơn
cùng thủy tận: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Châu Mộc,…
Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt của người lính được khắc họa qua
những chi tiết chân thực, sống động (không mọc tóc và quân xanh màu lá,…).
Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã tô đậm chất trẻ trung, tinh nghịch, hòa
cùng vẻ hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà Thành. Chân dung của họ
được hoàn thiện và tỏa sáng khi họ mang trong mình lý tưởng cao đẹp của tuổi
trẻ thời đại: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”.
Đó là hai góc nhìn khác nhau về hình tượng người lính Tây Tiến và cả hai
quan điểm này đều rất thuyết phục, cùng có ý nghĩa khẳng định vẻ đẹp, sức sống
của bài thơ này trong dàn đồng ca của thơ ca kháng chiến về hình tượng người
lính bất hủ.
2.2.Tư duy phản biện khi nghị luận về một tác phẩm văn xuôi
Một số đề bài minh họa:
Đề 1: Về nhân vật người lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của
Nguyễn Tuân.
Khi đồng hành cùng những thế hệ học sinh khám phá vẻ đẹp của hình
tượng người lái đò trên Sông Đà, chúng tôi đã đưa ra đề bài rất mở để học sinh
tự do phát biểu cảm nhận của mình. Cũng có những ý kiến trái chiều mà học
sinh phản biện lẫn nhau một cách đầy hào hứng. Có em nhận xét: “Ông lái đò là
một nghệ sĩ tài hoa”, có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách,

mạo hiểm, gian nguy. Ông tường tận tính nết của dòng sông, nắm chắc binh
pháp của “thần sông thần đá”, thuộc lòng quy luật phục kích của lũ đá nơi ải
nước hiểm trở này. Ông đã chiến thắng luồng nước hùm beo một cách ngoạn
25


×