Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.71 KB, 11 trang )

Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Từ lý thuyết đến thực tế
Đỗ Thu Hằng

Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Khẩu vị rủi ro (KVRR) không phải là một khái niệm mới trong lĩnh vực tài
chính. Các nhà quản lý ngân hàng luôn coi KVRR là ưu tiên chính trong
việc xác định và tối ưu hoá danh mục của họ nhằm ứng phó với biến động
vĩ mô, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Đối với cơ quan quản lý,
họ luôn để ý tới KVRR cả trong điều kiện tốt và xấu của thị trường. Họ luôn
thúc đẩy các ngân hàng thương mại (NHTM) phải phát triển tuyên bố rủi
ro, thiết lập cơ chế báo cáo và kiểm soát mạnh mẽ, đưa ra vai trò và trách
nhiệm rõ ràng và đảm bảo thiết lập các chính sách và hướng dẫn chặt chẽ.
Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm KVRR, khung KVRR và tuyên bố KVRR
ở các ngân hàng, đánh giá thực trạng xây dựng KVRR tại các NHTM Việt
Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cần thiết.
Từ khoá: khẩu vị rủi ro, quản trị rủi ro, Basel
1. Khái niệm về khẩu vị rủi ro

có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về KVRR. Trong văn bản Quản lý rủi ro
(QLRR) doanh nghiệp (Enterprise Risk

Trong thực tế điều hành doanh nghiệp,

Risk appetite in Vietnam commercial banks: From theory to reality

Risk appetite is not a new concept within the financial services industry. Senior risk executives at banks have
always held risk appetite as one of their key priorities to continually define and re-optimize their portfolios
in response to macroeconomic volatility. Attention to risk appetite by bank executives gets magnified during


economic downturns. Regulators, however, keep a steady eye on risk appetite in good times and bad. They have
pressed banks to develop risk appetite statements, establish strong reporting and monitoring infrastructure,
provide better clarity around roles and responsibilities, and ensure that strict policies and guidelines are
established. This article will clarify the concept of risk appetite, risk appettite framework and risk appettite
statement in commercial banks. The author also assesses the current situation of deploying risk appettite
framework in Vietnam commercial banks to give some recommendations for these banks.
Keywords: risk appetite, risk management, Basel
Hang Thu Do
Email:
Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
Ngày nhận: 18/06/2019

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

Ngày nhận bản sửa: 25/07/2019

95

Ngày duyệt đăng: 18/09/2019

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020


Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

Management- ERM)- Khung tích hợp do
COSO (2004) ban hành đã đưa ra khái
niệm KVRR như là một phần quan trọng

của quy trình ERM và định nghĩa KVRR là
khối lượng rủi ro mà một tổ chức sẵn sàng
chấp nhận trong quá trình theo đuổi giá trị
(COSO, 2004). Uỷ ban Ổn định tài chínhFSB (2013) định nghĩa KVRR là mức độ
tổng hợp và loại rủi ro mà một tổ chức tài
chính sẵn sàng chấp nhận trong khả năng
rủi ro của mình để đạt được các mục tiêu
chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Khái niệm về KVRR cũng được đưa vào
các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Theo Quyết định số 428/QĐ-UBCK ngày
11/7/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, “KVRR là các loại hình rủi ro và
mức rủi ro mà công ty sẵn sàng chấp nhận
để đạt được mục tiêu hoạt động, kinh
doanh. KVRR được thể hiện định tính và/
hoặc định lượng, bao gồm cả rủi ro cấu
thành và rủi ro tổng hợp”. Trong lĩnh vực
ngân hàng, KVRR là một vấn đề vô cùng
quan trọng nhận được sự quan tâm của cả
ban lãnh đạo trong ngân hàng và cơ quan
giám sát. Thông tư 13/2018/TT-NHNN
có quy định về KVRR “là mức độ rủi ro
mà NHTM, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài sẵn sàng chấp nhận trong quá trình
thực hiện chiến lược kinh doanh được thể
hiện bằng các tỷ lệ và chỉ tiêu bao gồm:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu; (ii) Chỉ
tiêu về thu nhập: Tỷ suất giữa lợi nhuận so
với Vốn chủ sở hữu (Returns on EquityROE); tỷ suất giữa lợi nhuận có điều chỉnh

rủi ro so với Vốn tự có (Risk Adjusted
Returns on Capital- RAROC)”.
Theo Baldan và các cộng sự (2014), các
nhân tố cấu thành KVRR bao gồm:
Khả năng chịu đựng rủi ro- Risk
capacity: Là các loại rủi ro và mức độ rủi
ro mà ngân hàng có khả năng chịu đựng

96

để đạt mục tiêu chiến lược, trực tiếp liên
quan đến vốn của tổ chức, thanh khoản và
kỳ vọng của cổ đông.
Khẩu vị rủi ro- Risk appetite: Là các loại
rủi ro và mức độ của từng loại rủi ro mà
ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhằm đạt
mục tiêu kinh doanh và phù hợp với chiến
lược đề ra.
Ngưỡng chấp nhận rủi ro- Riks threshold:
Là mức tối đa mà ngân hàng sẵn sàng chấp
nhận đối với mỗi loại rủi ro cụ thể, bao
gồm rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro
chiến lược, rủi ro tuân thủ.
Rủi ro mục tiêu- Risk target: Là mức rủi
ro tối ưu để đạt các mục tiêu kinh doanh
cụ thể, nằm trong ngưỡng chấp nhận rủi
ro. Thiết lập mức rủi ro mục tiêu nên dựa
trên mức độ sinh lời kỳ vọng, nghĩa là cân
bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Giới hạn/hạn mức rủi ro- Risk limits:

Được xác định để giám sát rủi ro thực
tế không lệch quá nhiều so với mức rủi
ro mục tiêu. Việc xử lý các vi phạm về
giới hạn rủi ro được thực hiện tại bộ phận
chuyên môn.
Một NHTM có cơ chế QLRR tốt có nghĩa
là các rủi ro được quản lý trong phạm
vi KVRR mà ngân hàng hiểu rõ và chấp
nhận. KVRR phản ánh thái độ đối với
việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ
nhất định, trong giới hạn đó ngân hàng có
khả năng và sự sẵn sàng để đối mặt, khắc
phục và vượt qua các rủi ro/tổn thất trong
quá trình hoạt động kinh doanh. Như vậy,
KVRR phải xác định rõ:
- Các loại rủi ro mà ngân hàng không
chấp nhận, chẳng hạn như để lộ thông tin
mật, thực hiện giao dịch vượt thẩm quyền

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


ĐỖ THU HẰNG

Hình 1: Các nhân tố cấu thành khẩu vị rủi ro

Nguồn: EY, 2015

với số lượng lớn, lợi dụng chức vụ để lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng...

Do đó, cần có các hành động quyết liệt để
giảm thiểu, kiểm soát loại rủi ro này.
- Các loại rủi ro mà ngân hàng có thể chấp
nhận tới một mức độ nào đó khi đưa ra
một sản phẩm/dịch vụ/quy trình nghiệp vụ
mới, chẳng hạn như lỗi, sai sót trong giai
đoạn đầu áp dụng và thực hiện một quy
trình nghiệp vụ mới; lợi nhuận hoặc doanh
số thấp trong giai đoạn đầu sản phẩm dịch
vụ xâm nhập thị trường…
- Các loại rủi ro mà ngân hàng có thể chấp
nhận vì mục tiêu cạnh tranh.
Từ các khái niệm trên cho thấy, các quy
định về KVRR cần xem xét đến khả năng
chịu rủi ro, tình trạng tài chính, thu nhập
từ hoạt động kinh doanh chính và khả
năng QLRR của từng ngân hàng. Tùy
thuộc vào chiến lược phát triển, triết lý
kinh doanh của mỗi ngân hàng, có thể
xác định KVRR khác nhau: Ngân hàng
có KVRR cao (ưa mạo hiểm) thường chú
trọng vào mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận,
đồng thời sẵn sàng chấp nhận mức rủi
ro cao hơn để đạt được mức lợi nhuận

kỳ vọng; ngân hàng có KVRR thấp (chú
trọng tính an toàn) thường tập trung vào
phát triển bền vững và lợi nhuận ổn định.
2. Khung khẩu vị rủi ro và cơ cấu tổ
chức khung khẩu vị rủi ro trong ngân

hàng thương mại
Khi nói đến KVRR thường đề cập đến
hai khái niệm cơ bản có liên quan, đó là:
Khung KVRR (Risk Appetite FrameworkRAF) và Tuyên bố KVRR (Risk Appetite
Statetment- RAS) (Bromiley và các cộng
sự, 2015). Trong đó, Khung KVRR tiếp
cận trên bình diện tổng thể, bao gồm các
chính sách, quy trình, hệ thống để thiết lập
nên KVRR; các biện pháp đo lường rủi ro
và cách thức giám sát thực hiện KVRR;
tuyên bố KVRR, hạn mức rủi ro và các
quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các
bộ phận chức năng thực hiện, giám sát và
truyền thông về KVRR.
2.1. Khung khẩu vị rủi ro
Theo EY (2015), khung KVRR được xây
dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá các
nhân tố môi trường bên ngoài như kinh tế
vĩ mô, môi trường kinh doanh, áp lực cạnh

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

97


Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

tranh và các nhân tố bên trong như chiến
lược kinh doanh, kế hoạch tài chính, kỳ
vọng của cổ đông và các bên liên quan…

Một trong những yêu cầu đảm bảo khung
quản lý rủi ro được hoàn thiện cũng như
phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là mỗi
một NH cần ban hành khung KVRR
thể hiện các loại rủi ro mà NH sẵn sàng
chấp nhận để đạt mục tiêu chiến lược,
trong đó không thể thiếu vai trò và trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại NH.
Việc xây dựng, triển khai và giám sát
KVRR cần được thực hiện thống nhất từ
Hội đồng Quản trị đến các bộ phận chức
năng và toàn thể cán bộ nhân viên. Nội
dung khung KVRR gồm 5 vấn đề lớn:
(i) Nguyên tắc quản lý; (ii) Tuyên bố về
KVRR cấp cao; (iii) Xác định mức chịu
đựng rủi ro tổng thể; (iv) Xây dựng các
chỉ số rủi ro chính và (v) Xây dựng mức
chịu đựng cho các chỉ số rủi ro chính (Key
Risk Indicators- KRI) .
(i) Nguyên tắc quản lý
Việc xây dựng KVRR trong ngân hàng
cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Toàn diện: KVRR nên bao gồm tất cả
các rủi ro trọng yếu.
- Năng động: Tuyên bố KVRR không nên
cứng nhắc mà nên linh hoạt và phát triển
cùng với các kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch chiến lược cũng như môi trường bên
ngoài. Hội đồng quản trị và các quản lý cấp
cao cần phải rà soát tuyên bố KVRR ít nhất

mỗi năm một lần.
- Liên kết chiến lược: Xác định KVRR
để đảm bảo những rủi ro được kết nối với
các kế hoạch kinh doanh và các kế hoạch
chiến lược của Ngân hàng.
- Đo lường: KVRR thường được biểu diễn
dưới dạng tác động và mức độ nghiêm trọng
(ii) Tuyên bố về KVRR cấp cao

98

Tuyên bố KVRR là văn bản đưa ra một
bức tranh hợp nhất về những loại rủi ro
ngân hàng thường phải đối mặt và mức độ
chấp nhận rủi ro để đạt được các mục tiêu
chiến lược đã đề ra; các biện pháp định
tính và định lượng để đo lường các rủi ro,
tương ứng với điều kiện và nguồn lực của
ngân hàng. Quá trình xây dựng Tuyên bố
KVRR hướng đến lượng hóa các loại rủi
ro và cần có sự thống nhất giữa các đơn vị
liên quan về ngưỡng chấp nhận rủi ro mà
ngân hàng có thể chấp nhận trong từng điều
kiện khác nhau. Tuyên bố về KVRR có thể
được đưa ra dưới dạng các tuyên bố định
tính hoặc định lượng theo các phương pháp
cơ bản, trung cấp hoặc nâng cao. Việc áp
dụng phương pháp nào trong việc đưa ra
tuyên bố KVRR tuỳ thuộc vào mức độ phát
triển của ngân hàng. Đối với các NHTM

càng phát triển thì tuyên bố KVRR càng
được đưa ra một cách rõ ràng, chi tiết và sẽ
thiên về các tuyên bố định lượng được dựa
trên các phương pháp đo lường rủi ro hiện
đại. Nội dung tuyên bố KVRR theo từng
phương pháp được mô tả tại Bảng 1.
Khi đưa ra tuyên bố KVRR cần lưy ý
rằng, tuyên bố này cần được kết nối với
kế hoạch kinh doanh, thống nhất với chiến
lược và quá trình thiết lập mục tiêu hàng
năm. Tuyên bố KVRR được phê duyệt sẽ
làm căn cứ để định hướng cho hoạt động
QLRR và các bộ phận liên quan khác
trong ngân hàng.
(iii) Xác định mức chịu đựng rủi ro tổng thể
Việc xác định mức chịu đựng rủi ro tổng
thể tương ứng trong NHTM cần phải
dựa trên phân tích so sánh đối chuẩn
(benchmarking) và phân tích nội bộ. Từ đó
các NHTM sẽ đưa ra một mức chịu đựng
rủi ro tổng thể phù hợp với đặc điểm hoạt
động, tính chất của ngân hàng mình. Bảng

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


ĐỖ THU HẰNG

Bảng 1. Nội dung tuyên bố khẩu vị rủi ro
Các giai

đoạn
phát triển
Phương
pháp cơ
bản (phân
tích định
tính)

Mô tả

Tuyên bố về KVRR là dựa trên các Tuyên bố định tính, do các cơ quan chủ quản hoặc
các ràng buộc về xếp hạng- nó có thể không thống nhất với các kế hoạch tài chính, kế
hoạch kinh doanh, quản lý hiệu quả hoạt động, quản lý hạn mức và các mục tiêu chiến
lược của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều phát triển từ giai đoạn đầu này- giai
đoạn được đặc trưng bởi các dữ liệu rủi ro nội bộ và dữ liệu tài chính tối thiểu, thiếu
các phương pháp đo lường rủi ro và vốn và một quy trình lập kế hoạch đơn giản.
Phương Cách tiếp cận Trung cấp phù hợp với các ngân hàng có/ hoặc đang trong quy trình
thực hiện Basel II với các phương pháp đo lường vốn và rủi ro phức tạp hơn và có
pháp
trung cấp sẵn nhiều dữ liệu tài chính và dữ liệu rủi ro hơn. Trong phương pháp này, các Tuyên
bố định tính được hỗ trợ bởi phân tích định lượng dựa trên các dữ liệu nội bộ và so
(phân
tích định sánh đối chuẩn với các nhóm tương đương.
lượng và Một số các dữ liệu lịch sử và dữ liệu đã dự đoán quan trọng cần có là kết cấu của
định tính) các khoản thu nhập và lợi nhuận, các tài sản có rủi ro hoặc phân phối xếp hạng, giá
trị RC/EC, giá trị VaR, phân phối EL và UL… Một trong những nhược điểm chính của
phương pháp này là chưa có quan điểm tổng hợp các loại rủi ro khác nhau, chủ yếu
là do hạn chế của dữ liệu (tương quan) và hệ thống.
Phương Cách tiếp cận tiên tiến dựa trên mô phỏng của bảng cân đối và các khoản thu nhập
pháp tiên trong khoảng thời gian cụ thể dựa trên một loạt các kịch bản giả định. Kết quả mô

tiến (phân phỏng có thể được sử dụng để xác định các yếu tố rủi ro, đây là một nguồn rủi ro cho
tích dựa các biến động lợi nhuận không thể chấp nhận. Phương pháp mô phỏng phụ thuộc
nhiều vào rủi ro phức tạp, vốn và cơ sở hạ tầng tài chính (finance infrastructure) và
trên mô
khả năng xây dựng mô hình; dữ liệu nội bộ; xây dựng mô hình kinh tế cho các yếu tố
phỏng)
rủi ro hệ thống; và ước tính các biến động lợi nhuận.
Nguồn: Aven, 2013

2 đưa ra ví dụ về xác định mức chịu đựng
rủi ro tổng thể dựa trên một số chỉ tiêu.

QLRR cần thực hiện các quy trình quản lý
cần thiết và báo cáo cho quản lý cấp cao.

(iv) Xây dựng các chỉ số rủi ro chính- KRI

(v) Xây dựng mức chịu đựng cho các KRI

Dựa trên đánh giá về rủi ro trọng yếu, các
NHTM cần xây dựng các KRI cho mỗi
rủi ro trọng yếu. Quy trình xây dựng và
sử dụng KRI phải thực hiện bao gồm 3
bước. Thứ nhất, KRI cần phải được thiết
lập cho rủi ro trọng yếu theo yêu cầu của
cơ quan giám sát, các yêu cầu quản lý nội
bộ của ngân hàng và KVRR. Thứ hai, dựa
trên các KRI chính, bộ phận QLRR cần
liên tục giám sát tất cả các rủi ro trọng
yếu và báo cáo cho Hội đồng quản trị và

Quản lý cấp cao. Sau đó, khi thiết lập mức
chịu đựng rủi ro cho KRI chính, bộ phận

Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau để thiết lập mức chịu đựng cho mỗi
KRI của các rủi ro trọng yếu. Việc xây
dựng mức chịu đựng cho các KRI cần dựa
trên những nguyên tắc sau:
- Mức chịu đựng cho mỗi KRI có thể được
thiết lập bởi các đánh giá của chuyên gia.
- Mức chịu đựng cho mỗi KRI có thể được
thiết lập bởi phân tích so sánh đối chuẩn
với các nhóm tương đương sử dụng dữ
liệu bên ngoài.
- Mức chịu đựng cho mỗi KRI có thể được
thiết lập bởi phân tích nội bộ sử dụng các

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

99


Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

Bảng 2. Ví dụ về xác định rủi ro tổng thể trong ngân hàng thương mại
Mục tiêu

Mức chịu đựng rủi ro tổng thể

Đặc điểm


ROE

13%

9%

20%

Khả năng sinh lời

Xếp hạng

A

BB+

AAA

Ràng buộc bên ngoài

RWA/Tổng Tài sản

60%

40%

80%

Mức độ rủi ro của ngân hàng

Nguồn: EY, 2015

dữ liệu lịch sử.
- Mức chịu đựng cho mỗi KRI có thể được
thiết lập dựa trên các yêu cầu quy định.
2.2. Cơ cấu tổ chức khung khẩu vị rủi ro
trong ngân hàng thương mại
Việc xây dựng, triển khai khung KVRR
trong NHTM là một công việc phức tạp,
đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều bộ phận
từ ban lãnh đạo cấp cao, kiểm toán nội bộ,
quản lý rủi ro và các bộ phận khác. Theo
EY (2005), qui định về vai trò và nhiệm
vụ trong việc triển khai KVRR tại các
NHTM thường được xác định theo cơ cấu
tổ chức như sau:
Hội đồng Quản trị
- Phê duyệt khung KVRR, đảm bảo phù
hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh
và khả năng của ngân hàng.
- Đảm bảo kế hoạch kinh doanh hàng năm
phù hợp với KVRR đã phê duyệt.
- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho
hoạt động kiểm toán nội bộ và QLRR, để
cung cấp các đánh giá độc lập cho Hội
đồng Quản trị và Ban điều hành trong việc
giám sát thực hiện khung KVRR và kịp
thời chỉ đạo xử lý các rủi ro vượt hạn mức
cho phép.
Ban điều hành

- Thiết lập các KVRR phù hợp với chiến
lược, kế hoạch kinh doanh và khả năng
của ngân hàng.
- Chỉ đạo bộ phận QLRR, tài chính và các

bộ phận chức năng khác cụ thể hóa KVRR
thành các hạn mức rủi ro; nhận diện,
đánh giá và xử lý kịp thời các rủi ro vượt
ngưỡng cho phép.
- Đảm bảo các kế hoạch chiến lược và quá
trình ra quyết định luôn bám sát các tiêu chí
trong tuyên bố KVRR đã được phê duyệt.
- Phân bổ và đảm bảo các nguồn lực hợp
lý để triển khai hiệu quả hoạt động kiểm
soát nội bộ, QLRR và công nghệ thông
tin để nâng cao hiệu quả giám sát tuân thủ
khung KVRR.
- Định kỳ báo cáo Hội đồng Quản trị việc
thực hiện tuyên bố KVRR và các rủi ro
trọng yếu phát sinh.
- Truyền thông về KVRR đến các cổ đông
nội bộ và bên ngoài và toàn thể cán bộ
nhân viên của ngân hàng.
Kiểm toán nội bộ
- Thường xuyên đánh giá việc tuân thủ thực
hiện KVRR trên phạm vi toàn ngân hàng
cũng như các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể.
- Phát hiện kịp thời các vi phạm KVRR và
định kỳ báo cáo Hội đồng Quản trị.
- Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật đo

lường rủi ro và phối hợp với bên thứ ba đánh
giá độc lập hiệu quả của khung KVRR.
Trưởng bộ phận Quản lý rủi ro
- Xây dựng và trình Tổng Giám đốc/ Hội
đồng Quản trị KVRR và các ngưỡng rủi
ro: Ngưỡng chịu đựng, ngưỡng chấp nhận,
hạn mức rủi ro.
- Theo dõi và định kỳ báo cáo Tổng Giám
đốc/ Hội đồng Quản trị trạng thái các rủi

100 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


ĐỖ THU HẰNG

ro liên quan đến KVRR, chiến lược và kế
hoạch kinh doanh của ngân hàng.
- Xây dựng quy trình báo cáo rủi ro và các
tình huống liên quan đến KVRR phù hợp
với văn hóa QLRR của ngân hàng.
- Hoàn thiện các kỹ thuật đo lường rủi ro
và sử dụng hệ thống thông tin quản lý để
theo dõi các rủi ro liên quan.
- Giám sát độc lập việc thực hiện các hạn
mức rủi ro của các đơn vị chức năng để kịp
thời xử lý các rủi ro phát sinh, đặc biệt là các
rủi ro sắp vượt ngưỡng chấp nhận rủi ro.
- Hoàn thiện các công cụ QLRR để nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Trưởng bộ phận Quản lý Tài chính/ Giám

đốc Tài chính
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận QLRR để
xây dựng, kiểm soát và báo cáo việc thực
hiện KVRR.
- Giám sát việc thực hiện các hạn mức rủi
ro để kịp thời xử lý các rủi ro phát sinh,
đặc biệt là các rủi ro sắp vượt ngưỡng chấp
nhận rủi ro dưới góc độ quản lý tài chính.
- Báo cáo kịp thời tới Tổng Giám đốc hoặc
Hội đồng Quản trị các vi phạm hạn mức
chấp nhận rủi ro có thể dẫn đến khó khăn
về tình hình tài chính của ngân hàng.
Trưởng các bộ phận chức năng khác
- Chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả các
rủi ro theo lĩnh vực mình quản lý cũng
như phạm vi toàn ngân hàng.
- Đảm bảo sự gắn kết giữa KVRR đã được
phê duyệt với các kế hoạch và quá trình ra
quyết định của các đơn vị và toàn hàng.
- Gắn tuyên bố KVRR và các hạn mức rủi
ro vào hoạt động của mình để nâng cao
hiệu quả kinh doanh, xây dựng văn hóa
QLRR trong các hoạt động hàng ngày.
- Chủ động giám sát sự tuân thủ các giới
hạn rủi ro đã được phê duyệt.
- Xây dựng và kiểm soát hiệu quả việc
thực hiện các quy trình để xác định, giám

sát và báo cáo các giới hạn rủi ro được
phát hiện.

- Kịp thời quản lý, giảm thiểu rủi ro đặc
biệt là những trường hợp vượt quá hoặc có
khả năng vượt quá KVRR hoặc hạn mức
rủi ro đã được phê duyệt, báo cáo Trưởng
bộ phận QLRR hoặc các cán bộ quản lý
cấp cao của ngân hàng.
3. Thực trạng xây dựng khẩu vị rủi ro
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Xây dựng khung KVRR là một nội dung
khá mới đối với các NHTM tại Việt Nam.
Việc xác định KVRR chỉ được quan tâm
đúng mức từ khi các NHTM thực hiện
triển khai Basel II và sau đó là Thông tư
13/2018/TT-NHNN ra đời. Theo Thông tư
13/2018/TT-NHNN, các NHTM phải xây
dựng một bộ máy quản trị rủi ro và giám
sát rủi ro bao gồm các ủy ban thuộc Hội
đồng quản trị (ủy ban QLRR, ủy ban nhân
sự) và các hội đồng thuộc Ban Tổng giám
đốc (hội đồng rủi ro, hội đồng ALCO, hội
đồng quản lý vốn). Vai trò của Hội đồng
quản trị/Hội đồng thành viên và Ban điều
hành trong khung QLRR bao gồm: (1) xác
định mức KVRR; (2) giám sát và đánh giá
về quy trình quản trị rủi ro; (3) phê duyệt
kế hoạch về vốn của ngân hàng. Theo
đó, để triển khai KVRR theo thông lệ
quốc tế và Thông tư 13/2018/TT-NHNN,
các NHTM Việt Nam cần xây dựng một
khung KVRR bao gồm các nội dung: (i)

Nguyên tắc quản lý (ii) tuyên bố cấp cao
về KVRR, (iii) xác định mức chịu đựng
rủi ro tổng thể, (iv) xây dựng các chỉ số rủi
ro chính và (v) xác định ngưỡng chịu đựng
cho mỗi chỉ số rủi ro chính. Thực tế tại các
NHTM như sau:
Về nguyên tắc quản lý khung KVRR,
để đảm bảo tính toàn diện trước hết, các
NHTM cần nhận diện đầy đủ về các rủi

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

101


Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

Hình 2. Nhận diện các rủi ro trọng yếu ở các ngân hàng thương mại

Các rủi ro
trong t

Các rủi ro
bổ sung

Nguồn: Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2019) và tổng hợp của tác giả

ro, đặc biệt là rủi ro trọng yếu trong ngân
hàng mình. Tại Việt Nam, theo Thông tư
13/2018/TT-NHNN, các rủi ro trọng yếu

mà NHTM Việt Nam cần phải xác định
trong hoạt động của mình bao gồm rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt
động, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi
ro thanh khoản, rủi ro tập trung và các rủi
ro khác phát sinh từ hoạt động trọng yếu1.
Trong nghiên cứu của mình về quy trình
đánh giá đầy đủ vốn nội bộ- ICAAP,
Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2019)
đã khảo sát 19 NHTM ở Việt Nam để chỉ
ra thực trạng nhận diện rủi ro trọng yếu tại
các ngân hàng này (Hình 2).
Hình 2 cho thấy hầu hết các NHTM Việt
Nam đều đã nhận diện được các rủi ro
trọng yếu đưa ra trong Thông tư 13/2018/
TT-NHNN. Các rủi ro truyền thống như rủi
ro tín dụng, thị trường, hoạt động và thanh
khoản vẫn được tập trung mạnh, còn những
rủi ro còn lại như rủi ro danh tiếng, rủi ro
chiến lược chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động trọng yếu là hoạt động do NHTM tự xác
định trên cơ sở quy mô của hoạt động đó so với một
trong các chỉ số tài chính (vốn chủ sở hữu, tổng tài
sản, thu nhập, chi phí hoặc các chỉ tiêu tài chính khác)
theo quy định nội bộ của NHTM (Thông tư 13/2018/
TT-NHNN).
1

Tuy nhiên, hiện chỉ có 25% các ngân hàng
xây dựng chiến lược quản lý rủi ro danh

tiếng, còn rủi ro chiến lược thì vẫn chưa
được các ngân hàng thực hiện quản lý.
Về tuyên bố cấp cao về KVRR, NHTM
đã đưa ra tuyên bố KVRR theo phương
pháp trung cấp, nghĩa là các tuyên bố định
tính là chủ yếu, ít tuyên bố định lượng.
Điều này cũng phù hợp với điều kiện các
NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu
thực hiện Basel 2. Bảng 3 mô tả KVRR
của BIDV năm 2016.
Về việc xây dựng mức chịu đựng rủi ro
tổng thể, các KRI và các ngưỡng KRI.
Hiện nay, theo Điều 24 Khoản 2 Thông
tư 13/2018/TT-NHNN quy định mức
chịu đựng rủi ro tổng thể của các NHTM
Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu sau (trích
Thông tư 13): “...(i) Tỷ lệ an toàn vốn mục
tiêu; (ii) Chỉ tiêu về thu nhập: Tỷ suất giữa
lợi nhuận so với Vốn chủ sở hữu (Returns
on Equity - ROE); tỷ suất giữa lợi nhuận
có điều chỉnh rủi ro so với Vốn tự có (Risk
Adjusted Returns on Capital - RAROC);
(iii) Chỉ tiêu khác theo quy định nội bộ
của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;…”.

102 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


ĐỖ THU HẰNG


Bảng 3. Khẩu vị rủi ro BIDV năm 2016
Nội dung

KRI

Ngưỡng chấp nhận

Thu nhập

ROE

12%
Tối thiểu 7,44% trong trường hợp xảy ra khủng hoảng

Vốn

CAR

9%

Tỷ lệ Dự trữ thanh khoản

Tối thiểu 10%

Tỷ lệ khả năng chi trả
trong 30 ngày

Tối thiểu 50% đối với VND và 10% đối với ngoại tệ


Rủi ro thanh
khoản

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
được sử dụng để cho vay Tối đa 60%
trung hạn và dài hạn
Tỷ lệ dư nợ cho vay so
với tổng tiền gửi

Tối đa 90%

Rủi ro hoạt
động:

Không chấp nhận bất kỳ nghiệp vụ nào có kết quả
điểm số rủi ro thuần trong quy trình RCSA rơi vào
mức độ rủi ro cao

Rủi ro uy tín

Không chấp nhận bất kỳ hoạt động nào có thể gây
nguy hại đến uy tín của Ngân hàng

Rủi ro tuân thủ

Không chấp nhận vi phạm tuân thủ quy định của cơ
quan quản lý

Mức định hạng
tín nhiệm


Mục tiêu có ít nhất một loại định hạng tín nhiệm
không thấp hơn mức định hạng quốc gia quá 1 bậc
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016)

Đồng thời trong Thông tư 13/2018/TTNHNN cũng đưa ra các KRI cho các rủi
ro trọng yếu. Từ việc triển khai Thông tư
13/2018/TT-NHNN, phần lớn các NHTM
Việt Nam đang triển khai Basel 2 đã dựa
trên chính sách, quy trình quản trị các loại
rủi ro trọng yếu để thiết lập nên khung
KVRR bao gồm việc xây dựng mức chịu
đựng rủi ro tổng thể, thiết lập các KRI và
dựa trên hệ số chịu đựng rủi ro tổng thể để
đưa ra ngưỡng cho các KRI theo yêu cầu.
Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, các KRI
theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN cho mỗi
rủi ro còn đơn giản và mới tập trung ở các
rủi ro chính, còn một số rủi ro vẫn chưa có
hướng dẫn quy định cụ thể.
Tựu chung lại, để đánh giá mức độ của
việc xây dựng khung KVRR tại các NHTM
Việt Nam, trong nghiên cứu của mình,
Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2019)

đã chỉ ra các ngân hàng thuộc nhóm triển
khai Basel 2 đã thực hiện việc xác định
KVRR ở ngưỡng trên 50%, cá biệt trong
đó có ngân hàng đã thực hiện được ở mức
100%. Đối với các NHTM này, việc triển

khai KVRR được thực hiện khá bài bản
khi nhiều NHTM đang triển khai tích hợp
KVRR vào quy trình quản trị rủi ro và coi
đó là một công cụ hữu hiệu trong việc đưa
ra chính sách quản lý và giám sát rủi ro của
ngân hàng. Đối với các NHTM còn lại, chỉ
có rất ít các ngân hàng thực hiện tương đối
đầy đủ, phần lớn các ngân hàng nằm trong
nhóm đã xây dựng nhưng còn hạn chế bất
cập hoặc có một số ngân hàng còn chưa
thực hiện xác định KVRR.
Việc triển khai giám sát KVRR và đưa
KVRR của ngân hàng vào thực tế kinh
doanh cũng được thực hiện khá tốt ở nhóm

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

103


Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế

Hình 3. Đánh giá mức độ xác định khẩu vị rủi ro của các ngân hàng thương mại2

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2019) đã sử dụng thang đo 5 cấp độ để
đánh giá, trong đó: Điểm 0: Không biết (0%); Điểm 1: Không có hoặc có rất ít (dưới 10%); Điểm 2: Có
nhưng còn hạn chế, bất cập (dưới 50%); Điểm 3: Có tương đối đầy đủ (từ 50% đến dưới 100%); Điểm 4:
Có đầy đủ (100%).
Nguồn: Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2019) và tổng hợp của tác giả
2


ngân hàng triển khai Basel. Từ việc xác
định được KVRR, các ngân hàng này đã
kết hợp vào chính sách, quy trình và hệ
thống quản lý hạn mức, phù hợp với kế
hoạch kinh doanh, theo dõi và kiểm soát
thông qua báo cáo quản lý. Phần lớn các
ngân hàng trong nhóm triển khai Basel đều
thực hiện việc đưa KVRR của ngân hàng
vào thực tế kinh doanh trên mức 50%.
Trong khi đó, đối với các ngân hàng còn
lại, do việc xác định KVRR chưa được thực
hiện nên cũng chưa đưa KVRR vào các
hoạt động thường ngày của ngân hàng.
4. Kết luận và khuyến nghị cho các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Hiện nay ở nhóm các NHTM thực hiện
Basel đã triển khai khá tốt ở ngưỡng trên
50% (Hình 2) việc xác định KVRR và tích
hợp KVRR vào hoạt động kinh doanh của
mình. Tuy nhiên đối với nhóm NHTM
chưa triển khai Basel thì việc xác định
KVRR còn đang trong những bước đầu.
Để có thể đưa hoạt động NHTM dựa trên

KVRR, các NHTM có thể thực hiện một
số biện pháp sau:
Thứ nhất, xác định, đánh giá cẩn thận tất
cả các hoạt động và đo lường rủi ro mà
các tổ chức phải đối mặt. Tất cả nhằm mục

đích gắn kết các rủi ro, nắm rõ các rủi ro
khác nhau, hiểu những rủi ro nào là rủi ro
trọng yếu để đưa ra chiến lược phù hợp.
Thứ hai, một số ngân hàng coi triển khai
KVRR là để đáp ứng tuân thủ qui định của
NHNN, mà chưa thực sự gắn với hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời tại
một số NHTM, việc triển khai KVRR chưa
được quan tâm đúng mức của các cấp lãnh
đạo từ HĐQT, BKS, BĐH tại một số ngân
hàng. Vì thế các NHTM cần phải thay đổi
nhận thức của ban lãnh đạo cho đến cán
bộ nhân viên (CBNV) về KVRR. Ban lãnh
đạo cần nhìn nhận xác định KVRR theo
hướng tăng cường năng lực kinh doanh,
năng lực quản trị rủi ro, tạo sự phát triển
bền vững của ngân hàng mình.

104 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


ĐỖ THU HẰNG

Thứ ba, các NHTM cần phải có sự điều
chỉnh trong quản trị và điều hành thông
qua việc điều chỉnh chiến lược, chính sách
và quy trình về QLRR trên cơ sở KVRR
bao gồm: (i) cập nhật, nâng cấp chính sách
QLRR, khung QLRR, khung kiểm tra sức
chịu đựng, khung công bố thông tin theo

Basel II và hoàn thiện sổ tay kiểm toán…

(ii) sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ.
Thứ tư, các NHTM cần phải xây dựng
chiến lược kinh doanh, ví dụ như chiến
lược tăng trưởng huy động, chiến lược
kinh doanh ngoại hối, lãi suất... dựa trên
KVRR tín dụng, thanh khoản, thị trường,
hoạt động… của chính NHTM ■

Tài liệu tham khảo
1. Aven, T. (2013). On the Meaning and Use of the Risk Appetite Concept. Risk Analysis., 33(3), 462-468.
doi:10.1111/j.1539-6924.2012.01887.x
2. Baldan, C., Geretto, E., & Zen, F. (2014). Managing banking risk with the risk appetite framework: A quantitative
model for the Italian banking system. Available at SSRN 2517030.
3. Bromiley, P., McShane, M., Nair, A., & Rustambekov, E. (2015). Enterprise Risk Management: Review, Critique,
and Research Directions. Long Range Planning, 48(6), 265-276. doi:10.1016/j.lrp.2014.07.005
4. Coso (2004). The Enterprise Risk Management- Integrated Framework, PricewaterhouseCoopers
5. Deloitte. (2014). Risk appetite frameworks. How to spot the genuine article. Deloitte. Retrieved May 2016, 20,
from />6. EY. (2015b). Risk Appetite and Risk Responsibilities. EY. Retrieved March 13, 2016, from />Publication/vwLUAssets/ey-risk-governance-2020-risk-appetite-and-riskresponsibilities/$FILE/ey-risk-governance2020-risk-appetite-and-risk-responsibilities.pdf
7. Fraser, I., & Henry, W. (2007). Embedding risk management: structures and approaches. Managerial Auditing
Journal, 22(4), 392-409.
8. FSB. (2013). Principles for An Effective Risk Appetite Framework. Financial Stability Board, />wp-content/uploads/r_131118.pdf
9. Hansson, S. O. (2010). Risk: objective or subjective, facts or values. Journal of Risk Research, 231-238.
doi:10.1080/13669870903126226
10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm
toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.
11.Nguyễn Thuỳ Dương và các cộng sự (2019), “Ứng dụng quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP) tại
các NHTM Việt Nam theo Basel 2”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Mã số ĐTNH017/19.


tiếp theo trang 84

và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, kết quả của
mô hình cũng cho thấy, các yếu tố liên
quan đến chi phí vốn, đòn bẩy tài chính
cũng như tỷ lệ sở hữu của nhà nước không
có nhiều ảnh hưởng mang ý nghĩa thống
kê đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2010- 2017.
Có thể nói việc sử dụng công cụ thông báo
mua lại cổ phiếu thế nào cho đúng và phát
huy được những ảnh hưởng tích cực tới
hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp đòi hỏi
sự suy tính và cân nhắc cẩn trọng từ phía
ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các nhà quản

trị cần nhận thức rõ các mặt lợi hại cũng
như lường trước các tình huống xấu nhất
có thể xảy ra, từ đó lên kế hoạch một cách
kĩ lưỡng thay vì vội vàng công bố mua
lại một cách bị động. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các quy
định pháp luật liên quan tới hoạt động
giao dịch cổ phiếu quỹ và ngăn chặn tình
trạng giao dịch nội gián gây ảnh hưởng tới
kết quả chương trình mua lại. Bên cạnh
đó, các cơ quan chức năng có thẩm quyền
cũng cần có biện pháp giám sát, quản lý
nhằm tạo điều kiện cho hoạt động này
được diễn ra trong môi trường minh bạch,

đảm bảo sự công bằng ■

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

105



×