Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

VĂN hóa hà nội TRONG TIỂU THUYẾT “SỐNG mãi với THỦ đô” của NGUYỄN HUY TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ VINH

VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG TIỂU THUYẾT
“SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ” CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ VINH

VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG TIỂU THUYẾT
“SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ” CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết “Sống
mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu. Các nội dung nêu
trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một
công trình nào khác.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Lê Thị Vinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu, người

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, đồng nghiệp cùng bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều
kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Lê Thị Vinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 12
5. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 12
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 12
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 13
Chương 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG................................................. 14
1.1. Giới thuyết khái niệm ................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa Hà Nội” ........................................ 14
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ..................................................... 20

1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa ..................................................... 22
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng .............................................. 24
1.2.1. Tiểu sử và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ........... 24
1.2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng ............................................................. 28
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 33
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG TIỂU THUYẾT
SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG ......................... 34
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Sống mãi
với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng. ................................................................. 34
2.2. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ
đô của Nguyễn Huy Tưởng ............................................................................... 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3. Con người - chủ thể văn hóa trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của
Nguyễn Huy Tưởng ........................................................................................... 45
2.3.1. Con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch .................................................... 45
2.3.2. Con người có bản lĩnh và nhân cách cao đẹp .......................................... 48
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 61
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN
HOÁ HÀ NỘI TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ
CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG ...................................................................... 62
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 62
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 62
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả cử chỉ, hành động nhân vật ...................................... 68
3.1.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.......................................................... 73
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................... 80
3.3. Hệ thống biểu tượng văn hóa trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô

của Nguyễn Huy Tưởng .................................................................................... 83
3.3.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học ................................................. 83
3.3.2. Biểu tượng văn hóa Hà Nội nổi bật trong tiểu thuyết Sống mãi với
Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ........................................................................ 85
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 93
KẾT LUẬN....................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Huy Tưởng là một tên tuổi tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông bước vào làng văn hơi muộn, mặc dù từ năm 1930, trong nhật
ký của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã viết “Phận sự của một người tầm thường
như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ” nhưng mãi đến
thập kỷ 40 ông mới thực sự cầm bút. Trong ý thức sáng tạo của mình , Nguyễn
Huy Tưởng luôn suy tư, nghiền ngẫm và lựa chọn để có được sự thống nhất, hòa
quyện giữa ý thức công dân và phẩm chất nghệ sĩ trong sáng tác của mình. Gần
20 năm hiện diện trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng luôn
hướng tới sự thăng hoa trong sáng tạo, mong cho sản phẩm tinh thần của mình
góp phần tô điểm cho nền văn hóa dân tộc. Trong quá trình sáng tác, Nguyễn
Huy Tưởng đến với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết, kịch
bản sân khấu, kịch bản phim, truyện viết cho thiếu nhi. Ở địa hạt nào, Nguyễn
Huy Tưởng cũng có những tác phẩm đồng hành với công chúng và người đọc.
1.2. Nguyễn Huy Tưởng được xem là nhà văn đa tài ở địa hạt văn xuôi.
Ông hầu như đụng bút trên hầu hết thể loại như : nhật ký, ký sự, phóng sự, truyện

ngắn, đặc biệt là tiểu thuyết. Đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn
Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài
lịch sử. Với Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu
chữ vàng…Nguyễn Huy Tưởng đã xác lập được vị trí của mình trên văn đàn dân
tộc. Dựa vào “những dòng viết ngắn ngủi và hóa thạch” của chính sử, bằng tài
năng vốn có, Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo và hư cấu, đặt ra những vấn đề lớn
lao về đất nước, con người và nghệ thuật, bằng văn học làm nên sức sống của sử
học. Những vấn đề xưa và nay, quá khứ và hiện tại, lịch sử và thời sự luôn giao
hòa, phối trộn trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng, gợi không khí
rất gần mà rất xa, đượm hồn nước trong cái nhìn của nhà văn, nhà văn hóa
Nguyễn Huy Tưởng.
1.3. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tưởng, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông in đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam,
đặc biệt là dấu ấn văn hóa Hà Nội. Với một nhà văn hiểu biết sâu rộng về Hà
Nội, Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy mảnh đất riêng của mình, bằng những liên
tưởng đối chiếu giữa kiến thức trong sách vở và với những trải nghiệm trong
cuộc đời, Hà Nội đã vào văn ông, “làm nên toàn bộ hồn cốt và đường nét trong
văn ông” khiến độc giả không chỉ “yêu tác giả tiểu thuyết” mà còn yêu quý thêm
“Hà Nội trung tâm tim óc của cả nước. Qua bao triều đại chế độ, cái tim óc bền
dẻo vĩ đại ấy đã đập đều trên chín thế kỉ rưỡi”[50].
1.4. Văn học là một bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Bất
kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó.
Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, chúng ta cần tìm hiểu những giá
trị văn hóa được thể hiện trong tác phẩm văn học đó. Nhất là trong giai đoạn hội
nhập toàn cầu như hiện nay thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi

quốc gia đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được điều này nên
chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể theo
hướng tiếp cận văn hóa. Chúng tôi lựa chọn tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng,
đặc biệt với tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô làm đối tượng nghiên cứu. Bởi
trong những công trình nghiên cứu các sáng tác của ông, các nhà nghiên cứu chủ
yếu đi sâu vào khai thác những yếu tố mang tính lịch sử và cách mạng mà chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về tiểu thuyết
của ông theo hướng liên ngành văn hóa - văn học.
1.5. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đã được đưa vào chương trình học
ở đại học và các trường phổ thông hiện nay. Trong nhà trường phổ thông, tác
phẩm của Nguyễn Huy Tưởng được giảng dạy ở cả ba cấp học: Tiểu học, Trung
học cơ sở và Trung học phổ thông với ba trích đoạn văn bản tác phẩm khác nhau
ở sách giáo khoa Tiếng Việt và Ngữ Văn. Cụ thể: văn bản Bóp nát quả cam trích
từ truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Tiếng Việt lớp 2); văn bản Bắc Sơn trích
hồi 4 kịch Bắc Sơn (Ngữ Văn 9); văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích kịch
Vũ Như Tô (Ngữ văn 11). Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi mong phần nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




luận văn sẽ là tài liệu tham khảo đối với các thầy cô giáo và các bạn học sinh,
sinh viên trong việc giảng dạy, học tập tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng ở các
cấp học.
Từ những lí do trên cùng với niềm say mê và lòng kính trọng, khâm phục
tài năng Nguyễn Huy Tưởng, đặc biệt yêu thích tiểu thuyết của ông, chúng tôi
lựa chọn đề tài: “Văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của
Nguyễn Huy Tưởng”.
2. Lịch sử vấn đề
Khi nội lực sáng tạo đang dồi dào thì cơn bạo bệnh đã buộc Nguyễn Huy

Tưởng phải vĩnh biệt dương thế. Nhưng di sản văn học cùng với những trang
nhật ký tư tưởng của nhà văn vẫn được lưu giữ và đã trở thành đối tượng cuốn
hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Tác phẩm
của ông vẫn là đối tượng để độc giả và giới phê bình, nghiên cứu và hơn một lần
khám phá và lý giải những ý tưởng phong phú, sâu sắc tiềm ẩn trong sáng tác
của ông trên những chiều kích mới, vượt qua những khía cạnh bất cập một thời.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của người đi trước về sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng nói chung và về tiểu thuyết nói riêng.
Khi thực hiện đề tài, chúng tôi có những thuận lợi nhất định khi kế thừa, tham
khảo những công trình mang tính tập hợp như “Nguyễn Huy Tưởng - về tác gia
và tác phẩm” (NXB Giáo dục - 2007), “Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời
văn” (NXB Văn hóa thông tin - 2001), “Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ khởi
nguồn Dục Tú - Đông Anh” (NXB Kim Đồng - 2015). Ngoài ra các nhà nghiên
cứu vẫn tiếp tục phân tích, bình giá tác phẩm của nhà văn thông qua các bài viết
trên tạp chí, đề tài luận văn, luận án. Trên cơ sở đó, chúng tôi tập hợp thành
những khía cạnh liên quan đến đề tài như sau:
2.1. Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt tâm
huyết với lịch sử, văn hóa quê nhà, đó là vùng quê ngoại thành Hà Nội. Chính vì
vậy mà ông gắn bó với mảnh đất Thăng Long bằng mối tơ duyên kì lạ. Gần hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mươi năm trời lao động sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã viết về Hà Nội hoặc
những gì dính dáng đến Hà Nội, tính theo tỷ lệ phần trăm chiếm trên một nửa
khối lượng sáng tạo của nhà văn. Qua đó, nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc
tâm tư, cá tính của con người Thủ đô, cũng như những truyền thống văn hóa,
những giai thoại lịch sử của vùng đất ngàn năm văn hiến này. Có lẽ vì thế mà

Vương Trí Nhàn đã từng khẳng định ông là “một trong những người xứng đáng
nhất với danh hiệu nhà văn Hà Nội”.
Ngay nhan đề, tên gọi của những đứa con tinh thần Đêm hội Long Trì,
An Tư, Sống mãi với Thủ đô…đã rất gợi, bộc lộ cảm xúc thăng hoa của trái tim
nghệ sĩ nơi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nguyễn Minh Châu đã từng bị lôi cuốn
bởi các sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng “Những cái tên sách gợi lên
hình ảnh một cái đài tưởng niệm bằng ngôn ngữ, một vòng nguyệt quế từ bàn tay
Nguyễn Huy Tưởng đặt lên trán những trai thanh gái lịch của Hà Nội rất giàu
lòng yêu nước”[7].
Đọc Nguyễn Huy Tưởng, ai cũng nhận ra cảm hứng lịch sử bao trùm phần
lớn các tác phẩm. Lần trở lại nhật ký năm 1932, khi ông mới hơn 20 tuổi, ta hiểu
thêm rằng con người ấy từ tuổi trẻ đã nặng lòng với lịch sử dân tộc đến thế nào.
Ông viết: “Người không biết lịch sử nước mình là con trâu đi cày ruộng. Cày
với ai cũng được, mà cày ruộng nào cũng được”[21].
Như một sự sắp đặt của số phận, những sáng tác văn xuôi đầu tiên Đêm
hội Long Trì (1942), An Tư (1943), và sáng tác cuối cùng của Nguyễn Huy
Tưởng, tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô đều viết về đề tài lịch sử, về Thăng
Long. Nhà văn Nguyễn Tuân trong lời bạt cuốn Sống mãi với Thủ đô đã có
cảm nhận tinh tế: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với Thủ
đô, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng Long
chốn cũ”[50]. Nguyễn Tuân đã vô cùng yêu mến và không khỏi nuối tiếc những
nhân vật trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô mà Nguyễn Huy Tưởng chưa
kịp “tác thành” đường đi nước bước của họ, ông cũng say trong “khí hậu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thủ đô” và khung cảnh “bừng bừng cháy lên” của Hà Nội trong cuộc đụng độ
với thực dân Pháp mà Nguyễn Huy Tưởng tái tạo trong Sống mãi với Thủ đô.

Bằng ngôn ngữ của riêng mình, Nguyễn Tuân viết: “Tôi coi tiểu thuyết này như
một bức tranh có nhiều đức tính truyền cảm mà tôi chỉ muốn được làm một
người thợ mộc cố tìm cho tác giả nó một bộ khung tương xứng bằng gỗ tốt, gỗ
quý”[50].
Trong bài Vài điều ghi nhận được trên một số tác phẩm văn học gần
đây - Văn nghệ, 9 - 1961, Nhà văn Như Phong đã cảm nhận được bước ngoặt
mới trong quá trình sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng mà Sống mãi với thủ đô là
một minh chứng “Tập tiểu thuyết chưa trọn vẹn này đã làm cho ta thấy được cái
tính chất phức tạp của thực tế kháng chiến không còn cái vẻ tráng lệ hơi dễ dãi,
cái lối lý tưởng hóa con người hơi ngây thơ mà nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy
Tưởng trước đây vẫn có. Với tác phẩm cuối cùng này, anh đã tự đổi mới trong
phương pháp nghệ thuật của mình”[53].
Trong một hệ thống bài viết Sống mãi với thủ đô, tác phẩm cuối cùng
của Nguyễn Huy Tưởng (Báo Nhân dân 18 - 6- 1961), chuyên luận Nguyễn
Huy Tưởng (1966), chương viết về sáng tác của nhà văn trong thời kì hòa bình
đã nhắc nhiều đến Sống mãi với thủ đô, lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Huy
Tưởng (1984), Hà Minh Đức đã đưa ra nhận xét tổng quát Sống mãi với thủ đô
“bộc lộ rõ nét nhất đỉnh cao cũng như cái đích đi tới cuối cùng của Nguyễn Huy
Tưởng”, bởi tiểu thuyết đã “kết hợp được sự miêu tả sự kiện lịch sử với số phận
cá nhân, vẻ đẹp lý tưởng với chiều sâu hiện thực, âm hưởng anh hùng ca của
cuộc chiến đấu với nét trữ tình đằm thắm. Tác phẩm đã tạo dựng được nhiều bức
tranh hoành tráng của Hà Nội kháng chiến và không khí đặc biệt của một thời
kì lịch sử”[53]
Tác giả Nguyễn Phương Chi trong bài viết Sống mãi với Thủ đô đã nhận
định “Sống mãi với Thủ đô thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng. Hết thảy các nhân vật chính diện của tác giả, ở nhiều mức độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





và sắc thái biểu hiện khác nhau, đều mang trong mình những phẩm chất cao
đẹp: tinh thần dân tộc và ý chí tự do, thái độ sẵn sàng hy sinh vì đất nước…Nhà
văn đã bắt đầu kết hợp được quy mô sử thi rộng lớn của sự kiện với việc đi sâu
vào diễn biến số phận cũng tâm lý phức tạp của nhiều cá nhân”[6].
Với tiểu thuyết Đêm hội Long Tŕ, trong bài Nguyễn Huy Tưởng tác giả
Hà Minh Đức có viết “Tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì mở đầu cho quá
trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, dựa trên những tư liệu lịch sử đề cập qua
Hoàng Lê nhất thống chí và Việt Lãm xuân thu, khai thác câu chuyện xoay quanh
quan hệ giữa chúa Trịnh Sâm và hai chị em Đặng Thị Huệ” tuy nhiên “Viết Đêm
hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng không khai thác tập trung vào quan hệ giữa
Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ như một vài cuốn sách khác. Tác giả lấy Đặng Mậu
Lân làm đầu mối cho các quan hệ Đặng Mậu Lân - Quỳnh Hoa, Đặng Mậu Lân
- Nguyễn Mại: ở đây thể hiện hai sự đối lập, đối lập giữa sự tàn ác thô bỉ của
dục vọng với vẻ đẹp mềm mại và tình yêu thơ mộng, và đối lập giữa tội ác và
công lý”[12]
Ở bài viết Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng các tác giả Trần Đình Nam
và Nguyễn Phương Chi cũng đã có những nhận xét, đánh giá về tiểu thuyết An
Tư, “Đọc An Tư ta cảm nhận được rất rõ không khí và màu sắc thời đại mà nhà
văn mô tả. Người đọc rất tự nhiên bước vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo ra
và cũng rất tự nhiên, vui sướng đau khổ ký thác tâm sự cùng người thiên cổ. Tình
yêu con người, đất nước, tinh thần thượng võ, những của cải tinh thần vô giá mà
cha ông hương hỏa lại cho ta, ẩn kín đâu đó sâu thẳm trong tâm linh bỗng trỗi
dậy, và ta càng tự hào, sung sướng vì mình là con Lạc cháu Hồng…”[39]
Hai tác giả Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ trong bài Tiểu thuyết và kịch
lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng tháng Tám đã ghi nhận
những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Đêm hội Long trì “Viết Đêm hội Long
trì, Nguyễn Huy Tưởng đã dựa vào Hoàng Lê nhất thống chí, Tang thương ngẫu
lục, Vũ trung tùy bút. Cảnh đêm trung thu ở hồ Long trì đã được Nguyễn Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Tưởng mô tả gần giống như đoạn Kinh phủ (Nguyễn Án) nói về “Chuyện cũ
trong phủ chúa””[14]. Cùng với đó là những ý kiến, nhận xét của Trần Đình
Nam và Nguyễn Phương Chi trong bài Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
“Trước An Tư, Nguyễn Huy Tưởng viết Đêm hội Long trì. Ngay ở cuốn tiểu
thuyết đầu tay này đã thấy rõ tài viết truyện lịch sử của ông. Ông đã làm sống
lại dĩ vãng xa lắc xa lơ, bị sức nặng của hàng mấy thế kỉ đào sâu chôn chặt.
Những phong tục, tập quán, lễ nghi, những hội hè đình đám lộng lẫy với những
tài tử giai nhân “ngựa xe như nước áo quần như nêm” hiển hiện trước mắt
ta”[39]
Tác giả Nguyễn Huy Thắng trong bài viết Những khúc sông, mảnh hồ
trong cuộc đời cha tôi , đã từng khẳng định: “Hồ Tây đã đi vào những trang
sách của cha tôi trong Đêm hội Long Trì. Hồ Tây cũng là niềm tự hào của cha
tôi về những cảnh đẹp một thời của Hà Nội, với những rừng chúc, rừng bang mà
người dân kinh kì khi xưa thường tới thưởng ngoạn”[56]
Như vậy, qua việc tìm hiểu những ý kiến, đánh giá cũng như các công
trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, chúng tôi nhận thấy
cảm hứng chủ đạo trong những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là cảm hứng
lịch sử. Đó được xem như là sở trường của nhà văn. Tuy nhiên, để có những
trang “chính sử viết bằng văn chương” ấy, thì Nguyễn Huy Tưởng phải là một
người am hiểu tường tận về nền văn hóa nước nhà. Chính điều này đã tạo nên
khoảng trống giúp chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
2.2. Những ý kiến đánh giá về dấu ấn văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết Sống
mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn của đề tài lịch sử nhưng ông cũng là nhà
văn của cuộc sống mới, con người mới. Trong tâm thức văn hóa của người Việt
nói chung và người Hà Nội nói riêng, thiên nhiên, ngoại cảnh, môi trường sinh

thái gắn bó, hòa hợp với con người. Cùng viết về Hà Nội và dành cho trái tim
của cả nước tình yêu của chính mình, nhưng khác với Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bằng…trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng nổi bật âm hưởng lịch
sử - văn hóa. Trong bài viết Bên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cùng ngắm Hồ
Gươm, Nguyễn Minh Châu đã viết: “Nghĩ về ông, bao giờ tôi cũng tưởng tượng
ra một nhà văn đồng thời là một nhà văn hóa”. Quả vậy, trong cảm quan sáng
tạo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu những
tinh hoa văn hóa Việt với người đọc. Nhờ vào những trang viết tài hoa của nhà
văn, người đọc đương thời và hậu thế nhận ra dấu ấn văn hóa của Hà Nội, của
Việt Nam trải qua những giai đoạn, thời khắc khác nhau của lịch sử và văn hóa
dân tộc. Có thể thấy khá nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam nói
chung và Hà Nội nói riêng được tái hiện trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.
Trong bài viết Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời văn các nhà
nghiên cứu Tôn Thảo Miên và Nguyễn Bích Thu đã chỉ ra “ Với Sống mãi với
thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ thành công trong tái tạo không khí hào
hùng, bi tráng của lịch sử mà cả trong miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp, tinh vi
của đời sống tâm hồn nhân vật, mang ý nghĩa nhân bản, đề cao lòng yêu nước
và sự sống con người. Ở một góc độ khác, chỉ với ngòi bút tài hoa, tác giả cuốn
tiểu thuyết mới “tả được những nét sang trọng, lịch sự của thủ đô. Sang trọng
lịch sự mà vẫn yêu nước, ghét Tây”, điều đó làm nên cuộc sống riêng, không lẫn
với các trường thiên tiểu thuyết cùng thời với Sống mãi với thủ đô”[53].
Viết về nhân vật trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, tác giả Phong Lê
trong bài viết Sống mãi với thủ đô trong quá trình sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng nhận xét: “Miêu tả Hà Nội trong tính phức tạp của nó, Nguyễn Huy
Tưởng cố gắng mở rộng thế giới nhân vật của mình. Anh miêu tả nhiều tầng lớp

nhân dân lao động Hà thành, cô gái bán hoa Ngọc Hà, mẹ Thắng bán xôi chè,
Dân thợ nguội, Sơn thợ xẻ, Quý tài xế,…nhiều con người thuộc nhiều thành phần
xã hội khác nhau đó đã tham gia vào cuộc kháng chiến khỏe khoắn, tự nhiên vì
cuộc đời của họ nói chung đã phải trải qua nhiều cực khổ. Trong lớp quần chúng
cơ bản, Nguyễn Huy Tưởng chú ý những công nhân ưu tú, những cán bộ lãnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đạo phong trào như Dân, Quốc Vinh, Nguyễn Gia Định là lực lượng nòng cốt,
tiêu biểu cho tinh thần sống chết với thủ đô, chèo chống cho cuộc kháng chiến ở
thủ đô..”[26].Cũng trên tinh thần ghi nhận nét mới trong cảm hứng sáng tạo của
Nguyễn Huy Tưởng, Phong Lê viết: “Nguyễn Huy Tưởng đã phác họa được
nhiều thái độ khác nhau, nhiều số phận khác nhau của con người trong một cơn
rung chuyển lớn lao của lịch sử. Một cách đặt vấn đề như thế đối với các sáng
tác trước Cách mạng của anh là hoàn toàn mới lạ, chưa thể có được”[26].
Với bài viết Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng tác
giả Nguyễn Bích Thu đã cho chúng ta thấy: “Trong Sống mãi với thủ đô, bên
cạnh cái lạnh giá của mùa đông năm 1946, cái bóng tối đặc quánh bao trùm Hà
Nội trong đêm đầu tiên quân và dân Thủ đô chống trả giặc Pháp là những hình
ảnh mang hơi ấm của văn hóa truyền thống. Cái hơi ấm ấy như tiếp sức, truyền
thêm khí thế “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” với người dân Thủ đô vốn giàu
lòng yêu nước, ghét Tây. Những yếu tố văn hóa xuất hiện khá đắc địa trong tiểu
thuyết đã dệt nên bức tranh toàn cảnh Hà Nội trong thời điểm có một không hai
của lịch sử dân tộc. Bức tranh ấy cho thấy sự đan bện, phối màu của hai đối cực
: chiến tranh và đời thường, hiện tại và quá khứ, cái chết và sự sống, lịch sử và
văn hóa, xưa và nay, hào hùng và hào hoa. Sự điểm xuyết, hiện diện của các yếu
tố văn hóa ấy trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng tạo nên mỹ cảm trong tiếp
nhận của người đọc”[54]. Cũng trong bài viết này, tác giả nhận định rằng

“Những nét đẹp mang bản sắc của Hà Nội ba mươi sáu phố phường mà biểu
tượng của nó là Hồ Gươm xuất hiện với mật độ đáng kể trong các trang văn
Sống mãi với Thủ đô…Với Nguyễn Huy Tưởng, tình yêu và niềm tự hào dành cho
Hà Nội trong những ngày Tổ quốc lâm nguy, bắt đầu từ chính tình yêu với thiên
nhiên, với Hồ Gươm, một trong những yếu tố mang đặc trưng của Hà Nội. Bởi
văn hóa chính là cách con người quan hệ với thiên nhiên”[54].
Phong Lê trong bài Sống mãi với thủ đô trong quá trình sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng, đã có những nhận xét khá sâu sắc về chất kịch và chất thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, Ông viết: “không khi nào những xung đột
lớn lao trong đời sống…đem đến những đảo lộn trong tâm trạng, tình cảm, quan
hệ giữa con người lại được tập trung bằng lúc này. Cho nên có thể nói Sống mãi
với thủ đô cũng đồng thời là một thiên kịch lớn”; “nói đến chất thơ trong Sống
mãi với thủ đô trước hết là nói đến cái nhìn sâu vào bên trong các biến cố của
đời sống, phát hiện trong hiện tại những gì thuộc về quá khứ và báo hiệu cho
tương lai. Cái nhìn của Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn là cái nhìn suốt cả quá
trình. Mỗi vấn đề, mỗi hiện tượng anh nêu lên đều có lịch sử riêng. Trong nét vẽ
rành rõ, sáng sủa của hiện tại, anh phủ lên một lượt mây mờ cổ kính của quá
khứ và cũng đồng thời rọi chiếu một thứ ánh sáng, rực rỡ của tương lai. Cảm
hứng lãng mạn do nhiệt tình của người viết đã đem đến cho thiên truyện nhiều
chất thơ. Âm hưởng chung của thiên truyện là âm hưởng lạc quan. Tiếng cười
nói, tiếng súng đạn, tiếng trẻ bán báo, rao hàng, tiếng đàn ấm áp, tiếng sinh hoạt
của cuộc đời…bản hòa tấu của nhiều âm thanh khác nhau đó trong thiên truyện
nghe sao khác rất nhiều tiếng gõ quan tài bi thảm trong Những người ở lại”[26].
Cùng với đó, Nguyễn Minh Châu trong bài viết Bên nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng cùng ngắm Hồ Gươm đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả

về nét đẹp văn hóa của Hà Nội trong Sống mãi với Thủ đô “Tôi đọc Sống mãi
với Thủ đô đã mấy chục năm nay thế mà vẫn còn giữ nguyên vẹn trong trí nhớ
một chiếc lá sấu vàng khô cong như một tấm vàng giát, từ từ và lặng lẽ gieo mình
xuống vạt cỏ ven Hồ Gươm trong một buổi chiều mùa đông năm ấy - mùa đông
năm 1946 - trong một sắc trời một màu xám đầy lạnh lẽo chứa đựng một cái gì
gai gai, rờn rợn mà tôi - tôi có cảm tưởng chỉ ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng mới
tả được hay đến như thế - về mấy ngày trước khi cuộc kháng chiến trường kì nổ
ra”[7].
Luận văn Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, trường hợp
Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Thị Phương Lan cũng đã đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu những nét đẹp của Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nguyễn Huy Tưởng qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Luận văn có
đề cập đến một Hà Nội với sự thấm quyện giữa lịch sử và văn hóa.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của Nguyễn
Huy Tưởng, chúng tôi thấy: Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết của nhà văn đã ít
nhiều được đề cập đến tuy nhiên đó mới chỉ là những nhận định khái quát mà
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. Từ đó đã gợi
mở cho chúng tôi lựa chọn đề tài: Văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi
với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của
người đi trước, chúng tôi sẽ mở rộng, khơi sâu và làm rõ những giá trị, dấu ấn
văn hóa có trong nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô
của Nguyễn Huy Tưởng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, những dấu ấn

văn hóa trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
nhìn từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn khái lược tìm hiểu về mối quan hệ tương tác giữa văn học
và văn hóa. Từ đó có cơ sở để tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng nói
chung và Sống mãi với Thủ đô nói riêng trong mối quan hệ liên ngành văn
hóa - văn học.
- Luận văn nhận diện dấu ấn văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi
với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng . Từ đó khẳng định phong cách nghệ thuật
và những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với nền văn học Việt Nam hiện
đại cũng như đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu văn hóa Hà
Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phạm vi tài liệu nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
chọn khảo sát các tập tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với
thủ đô, đặc biệt đi sâu vào tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy
Tưởng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Phương pháp này được sử dụng nhằm
tìm hiểu những dấu ấn văn hóa có trong tác phẩm qua việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa văn học và văn hóa.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tập trung thống kê các tác

phẩm của ông và phân loại theo đặc trưng thể loại để có thể dễ dàng trong việc
tiếp cận và phân tích tác phẩm
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Được sử dụng
phổ biến trong luận văn để nhận xét, đánh giá tác phẩm một cách toàn diện về cả
hai mặt nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong luận văn chúng tôi sẽ tìm hiểu
tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô bên cạnh những tác phẩm khác của ông trước
và sau cách mạng. Bởi phương pháp này giúp chúng tôi nhìn nhận tác phẩm trong
cái nhìn tương quan, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của tác phẩm với
những tác phẩm khác.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp chúng tôi có
cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về tác phẩm.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống trường hợp
tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng từ góc nhìn văn hóa.
Trên cơ sở đó luận văn đã nhận diện dấu ấn văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết
Sống mãi với Thủ đô trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho công việc học tập, giảng
dạy tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trong các nhà trường phổ thông.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết khái niệm văn hóa và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng
Chương 2: Dấu ấn văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô
của Nguyễn Huy Tưởng

Chương 3: Một số phương thức thể hiện dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết
Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa Hà Nội”
 Khái niệm “văn hóa”
Văn hóa là một khái niệm rất phức tạp. Có rất nhiều định nghĩa văn hóa
tùy theo góc độ của người nghiên cứu muốn nhấn mạnh phương diện nào. Hiện
nay, trên thế giới có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về “văn hóa”.
Vào thế kỉ XIX, thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nghiên cứu phương
Tây sử dụng như một danh từ chính. Họ cho rằng “văn hóa” thế giới có thể phân
ra từ trình độ thấp đến trình độ cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất.
Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát
triển tạo thành văn minh, E.B.Tylor là đại diện cho quan niệm đó. Theo tác giả,
văn hóa là “một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng (tín niệm),
nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục, và tất cả những khả năng và thói quen
mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội”[8].
Định nghĩa này được nhiều nhà khoa học chấp nhận và sau đó, khi có
những nhà khoa học đưa ra những định nghĩa khác, thì nó vẫn được nhắc đến
như một định nghĩa dùng để tham khảo. Cùng với sự phát triển của việc nghiên
cứu văn hóa theo nhiều hướng khác nhau, có rất nhiều định nghĩa được đề cập
sau định nghĩa của E.B.Tylor. Tiêu biểu là định nghĩa của Edward Sapir, William

Isaac Thomas, định nghĩa về văn hóa của ông Tổng giám đốc UNESCO F.
Mayor.
Trong bài phát biểu với nhan đề Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa ông
Tổng giám đốc UNESCO F. Mayor định nghĩa văn hóa như sau:
“Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- một cách hữu thức cũng như vô thức - của các cá nhân và các cộng đồng. Văn
hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua
các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành nên một hệ thống các giá trị và các
thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”[8].
Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm
văn hiến, văn vật trong khi ở phương Tây thường gắn với khái niệm văn minh.
Như vậy, cho đến nay, chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả về định
nghĩa văn hóa. Ở Việt Nam, nghiên cứu văn hóa như một khoa học được bắt đầu
vào nửa đầu thế kỉ XX. Những người mở đầu có thể kể đến các nhà nghiên cứu
Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên…
Ở nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó do loài ngươi đã sản sinh ra nhằm thích ứng
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[8].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa như sau: “Văn
hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc
người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô

hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng
tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành
một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của
các cá nhân hay các tộc người khác”[33]. Trong định nghĩa này, tác giả không
nói đến lịch sử, mà chỉ xét mặt bên ngoài của cái hiện tượng độc đáo mang tên
văn hóa.
Trên cơ sở phân tích định nghĩa về văn hóa, tác giả Trần Ngọc Thêm đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội”[62].
Gần đây nhất, trong một bài viết của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Từ
Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về văn hóa vào hai góc độ. Góc độ thứ nhất,
ông gọi là góc hẹp, “góc nhìn báo chí”, thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Theo góc nhìn này thì “văn hóa” thường được hiểu là kiến thức của con người,
của xã hội. Nhưng còn các định nghĩa văn hóa từ góc độ thứ hai mà ông gọi là
góc độ “dân tộc học”. Cách định nghĩa “văn hóa” từ góc độ thứ hai này là cách
định nghĩa của một ngành khoa học, cách định nghĩa dùng trong nghiên cứu khoa
học.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do
UNESCO đưa ra năm 1994. Theo UNESCO “văn hóa hôm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính
cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những

hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người
khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực
thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo
ra những công trình vượt trội lên bản thân”[64]
Có thể nói, các định nghĩa văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa
đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Từ
những định nghĩa về “văn hóa” như trên, ta có thể hiểu một cách khái quát như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




sau: Văn hóa là một hoạt động sáng tạo riêng của con người, hoạt động sáng tạo
đó bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, thành tựu chính
của những hoạt động sáng tạo đó là các giá trị văn hóa, và văn hóa của mỗi cộng
đồng người có những đặc tính riêng hình thành trong lịch sử, phân biệt cộng đồng
người này với cộng đồng người khác. “Văn hóa” gắn liền với cuộc sống con
người, với sự phát triển và hoàn thiện của con người, xã hội.
 Khái niệm “văn hóa Hà Nội”
“Hà Nội ba sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”
Nói đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay tới một thành phố với 36 phố phường
mang đậm nét văn hóa cổ xưa, là nơi lưu giữ lịch sử Việt có giá trị văn hóa truyền
thống. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là thành phố vì hòa bình được UNESCO công
nhận.
Đã hơn mười thế kỉ trôi qua, nhưng Hà Nội xưa và nay vẫn luôn là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của nước Việt Nam. Hà Nội trong nghìn năm

ấy, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống vừa biết tiếp thu những gì là tinh túy
nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn là của bạn bè quốc tế, để với bản
lĩnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, những điều hay đã được nhân lên, đồng thời
xóa đi những cái dở, để làm nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng đầy quyến
rũ - văn hóa Hà Nội. Và không chỉ những người sống ở Hà Nội, yêu Hà Nội mà
tất cả những ai đã từng đặt chân đến Hà Nội đều có thể cảm nhận được nét quyến
rũ ấy.
Là mảnh đất ngàn năm văn hiến, văn hóa Hà Nội đã hội tụ biết bao tinh
hoa văn hóa của mọi miền đất nước. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể của Hà Nội vô cùng phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của
người Tràng An. Hệ thống di sản đó đã trở thành một biểu tượng của văn hóa
Việt Nam.
Hà Nội - trái tim của đất nước, thành phố của hòa bình - đã được biết đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




với những tinh hoa văn hóa ngàn năm. Đó là “Khu phố cổ” - nơi lưu giữ những
dấu ấn đặc sắc của một “Hà Nội băm sáu phố phường”, nơi đây đã chứng kiến
biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc kháng chiến để
giữ nền độc lập cho nước nhà. Nơi đây, không những là trung tâm kinh tế mà
còn là một trung tâm văn hóa độc đáo, với văn hóa ẩm thực khá phong phú.
Những cái tên Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Khoai, Hàng Bông,
Hàng Chuối…không chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi ấy là một nghề thủ
công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử. Đó là “Thành Cổ Thăng Long” - biểu
tượng sống động của một kinh đô được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, hơn
nữa đó còn là một di tích độc nhất vô nhị, mang tính biểu tượng cho cộng đồng
người dân Hà Nội, giá trị lịch sử của nó luôn đứng vững với không gian, thời
gian. Và đó là “thành Cổ Loa”, một trong những tòa thành cổ nhất ở các nước

Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, là “Chùa Một Cột” thanh thoát như đóa hoa sen. Là “Văn
miếu Quốc Tử Giám” - Trường đại học lâu đời nhất Việt Nam, là biểu tượng
của nền học vấn quốc gia, là nơi giáo dục mỗi con người cần phải giữ gìn và phát
huy truyền thống hiếu học, tôn vinh người hiền tài của dân tộc. Là “Quảng
trường Ba Đình”, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945. Là “Hồ
Tây”, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long Thành với một bề dày lịch
sử mấy nghìn năm. Là “Hồ Hoàn Kiếm”, với cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa,
đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước đã đi vào thơ ca, nhạc, họa của những người
nghệ sĩ tài hoa…Và còn rất nhiều những di tích lịch sử khác như những ngôi
chùa, ngôi đình, những cổng làng…tất cả đã tạo nên một quần thể các di sản văn
hóa vật thể đặc sắc của Hà Nội.
Tinh hoa văn hóa của Hà Nội không chỉ là những di sản vật thể như trên
mà còn là những di sản văn hóa phi vật thể. Mảng văn hóa này có trữ lượng khá
lớn, và đã phản ánh được một cách phong phú, đa dạng những truyền thống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




những nét sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội. Văn hóa phi vật thể Hà Nội là
tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để
tạo nên bản sắc Thăng Long- Hà Nội, một vùng đất “hội thủy, hội nhân và hội tụ
văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng”.
Đến với những giá trị văn hóa phi vật thể chúng ta sẽ được hòa mình vào
hệ thống các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội, những lễ hội mang đậm
màu sắc lịch sử. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội có vị trí khá quan trọng bởi nó
tác động tích cực, sâu sắc đến đời sống tinh thần, đời sống văn hóa của người Hà
Nội. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội đều mang một ý nghĩa vô cùng thiêng

liêng. Thông qua lễ hội các thành viên của cộng đồng được gắn bó lại với nhau.
Nó còn là thời điểm mà đời sống văn hóa của mọi người được tổ chức chặt chẽ và
có quy mô, là thời điểm hội tụ các khả năng sáng tạo các thể loại văn nghệ, đưa
lại niềm phấn khởi hào hứng cho mọi người.
Tiếp đến là những tục lệ, hương ước của những làng cổ ở chốn kinh kỳ
xưa. Hiện nay, Hà Nội còn lưu giữ được hàng trăm bản hương ước bằng chữ Hán
và chữ Nôm.
Trong kho tàng văn hóa phi vật thể của Hà Nội thì các giá trị về văn hóa
ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể. Những món ăn đặc sắc như phở Hà Nội, Nem,
bún chả, giò chả Ước Lễ, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì…mỗi
món ăn mang một hương vị đặc biệt, quyến rũ mà không nơi nào có thể bắt chước
được. Điều đó đã làm nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà Nội, góp
phần làm cho Hà Nội trở thành nơi khó quên đối với những ai đã từng một lần
đặt chân tới nơi đây. Có thể nói, nghệ thuật ẩm thực là một phần tạo nên cái tinh
tế, đặc sắc của văn hóa và con người Hà Nội.
Hà Nội xưa và nay với những giá trị văn hóa ngàn năm đã và đang được
bảo tồn, phát triển, trở thành thế mạnh để Hà Nội thu hút khách trong nước và
ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu.Vì vậy, trong những năm qua Hà Nội luôn
giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×