Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.68 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
để nâng cao chất lượng giáo dục tại điểm trường Trung tâm
Trường mầm non Sùng Phài

Đồng tác giả: Mai Thị Lan Phương, Vũ Thị Lý Chung
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non Sùng Phài
.

Sùng Phài, Ngày 10 tháng 04 năm 2015

1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục tại điểm trường Trung tâm trường
mầm non Sùng Phài"
2. Đồng tác giả
Họ và tên: Mai Thị Lan Phương
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Tổ 8- Phường Tân Phong- Thành Phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ công tác: Giảng dạy
Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài
Điện thoại: 0912589018


Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50 %
Họ và tên: Vũ Thị Lý Chung
Năm sinh: 1984
Nơi thường trú: Tổ 2- PhườngTân Phong- Thành Phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ công tác: Giảng dạy
Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài
Điện thoại: 01646860880
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50 %
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 6 tháng 09 năm 2014 đến ngày
30 tháng 3 năm 2015.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Sùng Phài
Địa chỉ: Trường mầm non Sùng Phài –Xã Sùng Phài - Huyện Tam Đường
2


- Tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313751768
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh
tế ngày càng phát triển. Chúng ta đang chứng kiến những đổi thay lớn trong mọi
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật,
đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã và đang được
đưa vào ứng dụng trong từng ngành, nghề trong đó có ngành giáo dục & đào tạo,
các ngành học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân đã đưa công nghệ
thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao, trong đó có giáo dục mầm non. Để
nâng cao chất lượng giáo dục thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng

dạy trong trường mầm non nói chung, trẻ em các trường mầm non vùng dân tộc
thiểu số có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như trường mầm non Sùng
Phài nói riêng là vấn đề cần thiết giúp trẻ hứng thú học tập, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, qua đó trẻ được phát triển toàn diện, nhằm góp phần
đưa đất nước phát triển một cách toàn diện và bền vững. Xong để làm được điều
đó không phải dễ. Năm học 2014 – 2015 chúng tôi được nhà trường phân công
dạy lớp mẫu giáo lớn, mẫu giáo bé Trung tâm với tổng số 47 cháu.( Trong đó
lớp mẫu giáo lớn 15 cháu, lớp mẫu giáo bé 32 cháu) Qua tiếp xúc với các cháu
chúng tôi nhận thấy phần lớn các cháu rất hiếu động, thích tham gia vào các hoạt
động chung của lớp, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Xong sự hiếu
động tích cực ấy thực sự chưa phát huy được tính sáng tạo vốn tiềm ẩn trong
mỗi đứa trẻ, sự hạn chế ấy của trẻ bắt nguồn từ môi trường sống, môi trường
giáo dục chưa được toàn diện, mặt khác do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn,
do tập quán sinh hoạt nơi trẻ sinh sống cũng tác động không nhỏ đến nhận thức
của trẻ. Dựa trên điều kiện thực tế như vậy chúng tôi đã suy nghĩ trăn trở rất
nhiều "Làm thế nào để các bé lớn lên mạnh dạn tự tin, năng động sáng tạo trong
mọi hoạt động từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trẻ”. Bằng kinh nghiệm của
3


mình qua 10 năm công tác chúng tôi nhận ra rằng muốn giúp trẻ tiếp thu được
kiến thức mới, thể hiện được sự năng động, sáng tạo trong mỗi hoạt động từ đó
tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn bị tốt mọi điều kiện đặc biệt là vốn tiếng
Việt để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin bước vào lớp 1. Vì vậy ngay từ đầu năm học
tôi quyết định chọn sáng kiến “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục tại điểm trường Trung tâm
trường mầm non Sùng Phài”
2. Phạm vi triển khai thực hiện
* Phạm vi: 15 học sinh lớp mẫu giáo lớn, 32 học sinh lớp mẫu giáo bé bản

Cư Nhà La – Trường Mầm non Sùng Phài.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực tế trong các năm học nhà trường đã triển khai các văn bản liên quan
đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng
giáo dục. Chúng tôi là những giáo viên có khả năng tiếp cận, học hỏi và có khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin, đã đưa được các hình ảnh rõ nét vào bài
giảng và đạt được kết quả là hàng năm được nhà trường xếp loại chuyên môn
tốt, nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Bản thân chúng tôi
đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Sùng
Phài xong chưa thường xuyên, cách thức soạn giảng, thực hành trên máy tính để
phát huy hết tính tích cực, chủ động ở trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy giáo viên còn mắc
nhiều lỗi và chưa biết cách sử lý như.
Về nội dung: Chúng tôi chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình
bày trên các slide, một phần do tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ học sinh
không nắm đủ kiến thức. Vì vậy chúng tôi thường đưa tất cả những gì có thể đưa
vào để tổ chức hoạt động cho học sinh vào bài giảng.
Về hình thức trình bày: Việc nghiên cứu phối hợp màu sắc không chuẩn
và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/tối, độ đậm nhạt, độ tương phản khiến
4


cho các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết. Chúng tôi chủ yếu xây dựng bài
giảng dựa vào thẩm mĩ cảm tính của bản thân, điều đó có thể gây ức chế tâm lý
cho học sinh khi tham gia hoạt động, tiếp thu kiến thức.
Về cách sử dụng: Đôi khi chúng tôi quá lạm dụng các hiệu ứng chuyển
động trong bài giảng. Âm thanh là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan,
nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của giáo viên nếu bị
lạm dụng, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ.

Quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh
hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định. Do chưa làm chủ được
công nghệ, ngại dừng lại việc trình chiếu để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại
lớp, không kết hợp được các phương pháp giảng dạy khác. Học sinh chưa được
tiếp xúc nhiều, chưa phát huy được sự nhanh nhạy, khả năng khám phá thế giới
qua công nghệ thông tin.
Kết quả giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học sinh tiếp xúc với
CNTT, chất lượng học sinh thời điểm trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Biểu 1: Giáo viên ứng dụng CNTT
Tổng số giáo
viên

2

Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Tốt

Tỉ lệ Khá Tỉ lệ phần Trung
phần
trăm
bình
trăm

Tỉ
lệ Yếu
phần
trăm

Tỉ lệ
phần

trăm

0

0

100

0

0

0

2

0

Biểu 2: Số lượng học sinh tiếp xúc CNTT, chất lượng giáo dục học sinh
Tổng Số học sinh tiếp xúc với
công nghệ thông tin
số
học
sinh

47

Số
học
sinh

được
tiếp
xúc
15

Tỉ lệ Số học
phần sinh
trăm chưa
được
tiếp
xúc
32
32

Tỉ lệ
phần
trăm

68

Chất lượng giáo dục
Tốt (%)

5/47=10,6

5

Khá (%)

Trung Bình Yếu (%)

(%)

5/47=10,6

5/47=10,6

32/47=68


Với kết quả của giáo viên đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiệu quả
chưa cao, chất lượng giáo dục trẻ tỉ lệ thấp như vậy chúng tôi mạnh dạn đưa các
giải pháp mới cần có trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy: Giáo viên có
kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân, nâng cao khả năng sử dụng ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt khai thác triệt để tính tích cực chủ
động của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục tại điểm trường Trung tâm
trường mầm non Sùng Phài" đã giúp giáo viên phát triển khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác soạn giảng năng động, sáng tạo. Học sinh
được tiếp cận với công nghệ thông tin thông qua các hoạt động dạy, học, vui
chơi tại trường. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ…Với những hình
ảnh trực quan sinh động được thiết kế tỉ mỉ trẻ được quan sát trải nghiệm từ
nhận thức bài học một cách tốt nhất.
Với các biện pháp cũ đã áp dụng trong giảng dạy thì giáo viên mới chỉ biết
đưa các hình ảnh cố định cho trẻ quan sát, chưa biết sử dụng các hình ảnh động, di
chuyển hình ảnh phù hợp với nội dung bài dạy, học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động. Ngược lại với các biện pháp mới được áp dụng giáo viên soạn giảng
sáng tạo sử dụng các hiệu ứng phù hợp với bài dạy, có kỹ năng xử lý khắc phục
những tình huống xảy ra khi giảng dạy, học sinh phát huy tính tích cực, chủ động

sáng tạo.
1.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ
thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn khá xa lạ với giáo viên
đặc biệt là giáo viên mầm non vì vậy để có thể tự thiết kế được bài giảng, ứng
dụng bài giảng ấy vào thực tế giảng dạy hàng ngày giáo viên cần phải:
Tích cực tự học hỏi nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào
việc soạn giảng bằng nhiều hình thức như thông qua mạng internet, tự học hỏi
qua tài liệu sách báo, học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong việc thiết kế
6


bài giảng, ứng dụng thực tế trên lớp.
Giáo viên cần có năng lực đề xuất phương án dạy học, biết thực hiện hồ
sơ bài dạy theo những quy trình khoa học và các kỹ năng liên quan đến việc phát
triển năng lực thực nghiệm về sử dụng máy tính trong dạy học. Kỹ năng ứng
dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù
hợp nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng sư phạm...có niềm đam mê thật
sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết
nhất định về kỹ thuật vi tính. Tuy nhiên tình hình thực tế của giáo viên hiện nay
vẫn hay mắc những lỗi khi sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy vì vậy chưa
phát huy hết tính tích cực của bài giảng điện tử. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả
cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức được việc bồi dưỡng tin học cho bản
thân bằng cách tìm tòi tham khảo các tài liệu có liên quan và cùng nhau trao đổi
với những đồng nghiệp có kinh nghiệm qua những buổi sinh hoạt chuyên môn để
được giúp đỡ. Cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục tình
huống sự cố của máy móc khi dạy.
Ví dụ: Khi chẳng may bấm nhầm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào.
Hay giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế nào?
2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trình chiếu các tiết học ở lớp.

Trường học với một đầu máy chiếu thực hiện việc trình chiếu ở hai lớp cùng
một lúc là điều không thể. Để việc trình chiếu các tiết học ở cả hai lớp chúng tôi xây
dựng thành kế hoạch trình chiếu với lớp mẫu giáo lớn 2 tiết trên 1 tuần, mẫu giáo bé 2
tiết trên 1 tuần.
2.3 Biện pháp 3: Thiết kế bài dạy bài dạy phù hợp với đối tượng trẻ
Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy chúng tôi thường tập trung tổ
nhóm để cùng trao đổi và thiết kế bài dạy dựa vào đó tính đến khả năng của học sinh,
kiến thức trọng tâm để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tiết dạy cũng như các nội dung ứng
dụng công nghệ sao cho tiết dạy hẫp dẫn được trẻ và đạt được hiệu quả cao.
Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy. Giảng dạy với
những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh thiếu sinh động, không có nhiều tác dụng tình
7


huống thì sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu kiến thức ở trẻ sẽ không cao vì vậy
chúng tôi đã cùng nhau tìm tòi và sưu tầm tranh ảnh, những hình ảnh động gần
gũi thực tế với trẻ gây cho trẻ sự hứng thú hơn. Nhờ đó mà trẻ sẽ nắm bài học
lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng trẻ học mà chơi chơi mà học.
Trong quá trình xây dựng bài chúng tôi kết hợp nhiều phần mềm khác
nhau để dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, những hình ảnh động gần gũi với
trẻ hàng ngày. Vì vậy dù chỉ là tiết dạy bình thường chúng tôi cũng phải cùng
nhau bàn bạc để đưa ra những hình ảnh động và âm thanh cùng cách thể hiện
phù hợp với nội dung kiến thức của bài giúp cho việc truyền tải kiến thức cho trẻ
được dễ dàng, trẻ hứng thú tham gia lĩnh hội kiến thức mà cô truyền đạt.
Ví dụ với câu truyện : “ Gấu con chia quà” Từ những hình ảnh trực
quan sinh động thông qua câu chuyện “Gấu con chia quà” chúng tôi thấy các
cháu rất thích thú được hoạt động và phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã
hội, phát triển thẩm mĩ.
2.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ được thường xuyên tiếp xúc với bài
giảng trình chiếu và đánh giá trẻ sau giờ học.

Đối với học sinh mầm non thuộc khu vực miền núi, khó khăn như ở
Huyện Tam Đường việc tiếp xúc với công nghệ thông tin còn rất nhiều hạn chế,
các em không có các điều kiện vật chất để tiếp xúc thường xuyên như máy tính,
mạng internet…Vì vậy bước đầu cô có thể cho trẻ làm quen với bài giảng điện
tử bằng những hình ảnh đơn giản gần gũi không quá phức tạp trong bài dạy:
VD: Qua tiết học phát triển nhận thức: Trò chuyện về một số con vật nuôi
trong gia đình
Khi trẻ đã được làm quen với các bài giảng điện tử của cô, cô giáo có thể
ứng dụng các bài giảng có cấu trúc phức tạp hơn yêu cầu trẻ phải suy nghĩ tìm
tòi và kiểm tra được kết quả.
Với những hình ảnh rõ nét như thật trẻ hứng thú tập trung chú ý, việc
truyền thụ kiến thức cho trẻ đạt hiệu quả cao.

8


VD: Qua hoạt động phát triển ngôn ngữ: Làm quen với chữ cái cho trẻ 5
tuổi. Cô cho trẻ nhận dạng, cấu tạo của chữ cái, đặc điểm giống và khác nhau
của các chữ cái sau đó cho trẻ kiểm tra lại kết quả xem đúng hay sai
Trẻ phải được tiếp xúc thường xuyên với các bài giảng điện tử của cô để
phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc tiếp thu nội dung
bài học.
Ngoài việc ứng dụng các bài giảng điện tử vào các hoạt động chính cô có
thể cho trẻ tiếp xúc mọi lúc mọi nơi ở tất cả các hoạt động trong ngày VD:
Trong giờ đón trẻ cô có thể cho trẻ chơi tự do mở những bản nhạc, bài múa có
nội dung phù hợp với chủ đề cho trẻ quan sát và tự do thể hiện tình cảm của
mình với các bài hát múa đó.
Trong giờ sinh hoạt chiều với những bài học ôn lại kiến thức cô mở những
hình ảnh của bài đã học cho trẻ xem lại tự quan sát, trò chuyện và nhận xét, nêu
ý kiến của trẻ.

Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ việc phát triển ngôn ngữ, phát
triển nhận thức… Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ rất hứng thú học
bài và trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ biết tư duy… do đó chất lượng của
môn học đã dần được nâng lên.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Sau khi có các biện pháp đã được áp dụng hiệu quả sáng kiến thì
việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và chất lượng học sinh được nâng
lên rõ rệt: Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tích cực chủ động hơn, trẻ
thích tìm tòi khám phá với những hình ảnh sinh động cô đưa vào bài học.
Qua thực tế giảng dạy giáo viên cũng tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ
năng, cách xử lý khắc phục những tình huống xảy ra khi giảng dạy. Từ đó
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của cô.
Kết quả giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy học sinh tiếp cận với
CNTT đến thời điểm ngày30/3/2015.
Biểu 1: Kết quả giáo viên ứng dụng CNTT đến 30/3/2015
Tổng
9


số

Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy ( 30/3/2015)

giáo
viên
Tốt

Tỉ lệ %

Khá


Tỉ lệ %

Ttrung

Tỉ lệ %

Yếu

bình

1

50 tăng 50 1

50 Tăng 50 0

Tỉ lệ
%

0 Giảm 100

0

0

Khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên nâng lên rõ rệt từ mức độ trung
bình đã đạt tới mức độ tốt, khá.
Biểu 2: Số lượng học sinh tiếp xúc CNTT, chất lượng giáo dục học sinh đến
thời điểm 30/3/2015

Số học sinh tiếp xúc với
công nghệ thông tin đến
Tổng 30/3
số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ Số
học
phần
sinh học phần học trăm
sinh trăm sinh
được
tiếp
xúc

47

47

Chất lượng giáo dục đến 30/3

Tốt (%)

Khá (%)

Trung

Yếu (%)

Bình (%)


chưa
được
tiếp
xúc
100

0

0

10/47

15/47

10/47

12/47

=21,2

=26,3

=21,2

=25,5

Với kết quả chất lượng giáo dục xếp loại tốt, khá, trung bình là 67,7 % tăng
35,9% so với đầu năm, giảm tỉ lệ chất lượng giáo dục yếu từ 68% còn 25,5%.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục tại điểm trường Trung tâm
trường mầm non Sùng Phài" đã đưa chất lượng giáo dục trẻ ngày càng cao,
việc ứng dụng CNTT không những được đối áp dụng với lớp mẫu giáo lớn, mẫu
giáo bé trung tâm của trường mầm non Sùng Phài mà còn áp dụng được với tất
cảc các lớp khác trong trường Mầm non Sùng Phài cũng như các lớp mầm non
10


khác trong toàn huyện.
7. Kiến nghị, đề xuất
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến
Kiến nghị với Hội đồng sáng kiến cấp huyện công nhận Sáng kiến cho
đồng tác giả: Mai Thị Lan Phương – Vũ Thị Lý Chung
b) Kiến nghị khác
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Mở lớp tập huấn cho giáo viên được học hỏi nâng cao trình độ khả năng
công nghệ thông tin, tổ chức các buổi tham quan thực tế các đơn vị trường trong
và ngoài tỉnh để giáo viên tham khảo, học hỏi. Cung cấp tài liệu cho giáo viên
nghiên cứu. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiêt bị điện tử như máy tính,
máy chiếu…cho các lớp.
* Đối với ban giám hiệu
Tham mưu với cấp trên đầu tư trang thiết bị, mở các lớp tập huấn về
sử dụng công nghệ thông tin, về cách soạn giáo án điện tử. Tạo điều kiện
cho giáo viên được tham quan, học hỏi để nâng cao trình độ.
8. Tài liệu kèm
Hình ảnh Minh họa
Ví dụ với câu truyện : “ Gấu con chia quà”

11



Nhà Gấu con có một cây táo rất sai quả, sáng nào Gấu con cũng đòi ăn Táo
nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu con cũng chê ít.

Một hôm Gấu mẹ hỏi “Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào?
Dạ. Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ
Thật nhiều là bao nhiêu chứ
Nhiều là...là
Mẹ Gấu cười nói “Con của mẹ chưa biết đếm. Từ nay con phải học đếm. Con
đếm được đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con bấy nhiêu quả táo.

12


Gấu con tìm đến nhà thầy Hươu học đếm. Hôm đầu, Gấu biết đếm đến “Một”
mẹ chon Gấu một quả táo

Hôm sau, gấu biết đếm đến “hai” nên được mẹ cho hai quả táo. Những ngày tiếp
theo gấu biết đếm đến “năm, đến mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo gấu con
rất khoái trí và chăm học hơn.

Năm mới đã đến mẹ gấu muốn làm một bữa liên hoan. Gấu con lanh tranh
đòi đi chợ mua quà mẹ gấu đưa tiền cho con rồi dặn: Con ra chợ mua hoa quả,
nhứ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy. Gấu con vâng dạ rồi đếm đi
đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ

13



Gấu bố bảo bây giờ con chia quà cho mọi người đi, Gấu con chỉ chờ có
thế vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ và hai em nhỏ. Ơ kìa thế phần
của gấu con đâu? Nhìn gấu con lúng túng Gấu mẹ phì cười hỏi: Con đếm như
thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại nhiều lần rồi mà – Gấu con nói.
Gấu con đếm lại mẹ là một, bố là hai, em trai là ba em gái là bốn đấy đủ cả mà.
VD Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình

Con Mèo

Con Gà

Con Chó

Con Lợn

VD: Qua hoạt động phát triển ngôn ngữ: Làm quen với chữ cái
Giống nhau: đều có một nét gạch ngang và một nét cong hở phải.

Khác nhau: Chữ e không có dấu mũ, chữ ê có dấu mũ phía trên.

14


Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giả do chính chúng tôi thực
hiện không sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


……………Mai Thị Lan Phương

…………….Vũ Thị Lý Chung
HIỆU TRƯỜNG
Vũ Thị Thanh

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

15



×