Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LẠI THỊ HƯƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LẠI THỊ HƯƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÚ QUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lại Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Nguyễn Tú Quyên người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
Khoa Ngữ Văn, các thầy cô Khoa Sau Đại học, các thầy cô trường Đại học Sư
phạm, Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành luận văn.
Vì thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên

cứu có thể còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
các thầy giáo, cô giáo và các bạn đang quan tâm tới vấn đề được trình bày trong
luận văn, để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả

Lại Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
iv

DANH

MỤC

BIỂU.................................................................................

BẢNG

v

MỞ

ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu , ................................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Cấu trúc của luận văn. ..................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................
7
1.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................. 7
1.1.1. Khái quát về biện pháp tu từ...................................................................... 7
1.1.2. Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa ..............................
10
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 29
1.2.1. Tiểu sử của tác giả Tô Hoài .....................................................................
29
1.2.2. Sự nghiệp của tác giả Tô Hoài................................................................. 30
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi của Tô Hoài .................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 2. BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG TÁC PHẨM
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI ..................................................... 38
2.1. Biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
xét về mặt cấu tạo hình thức .............................................................................. 38
2.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 38
2.1.2. Mô hình của cấu trúc so sánh .................................................................. 38
2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp của các thành tố trong cấu trúc so sánh .................. 45
2.2. Biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
xét về mặt ngữ nghĩa.......................................................................................... 49
2.2.1. Ngữ nghĩa khái quát của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm của
Tô Hoài .............................................................................................................. 49
2.2.2. Các kiểu cấu trúc so sánh được phân loại theo ngữ nghĩa của đối
tượng được so sánh (A) và đối tượng so sánh (B)............................................. 53
2.3. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi
của Tô Hoài........................................................................................................ 56
2.3.1. Bộc lộ đặc điểm của nhân vật.................................................................. 56
2.3.2. Thể hiện văn hóa của người Việt ............................................................. 59
2.3.3. Thể hiện cái tài sử dụng ngôn từ của tác giả ........................................... 60
2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 63
Chương 3. BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI ..................................................... 64
3.1. Biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô
Hoài xét về mặt cấu tạo hình thức ..................................................................... 64
3.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 64
3.1.2. Phân loại và miêu tả các kiểu cấu tạo hình thức của các phương tiện
tu từ nhân hóa .................................................................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết
cho thiếu nhi của Tô Hoài.................................................................................. 73
3.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 73
3.2.2. Đối tượng được nhân hóa là động vật ..................................................... 74
3.2.3. Đối tượng được nhân hóa là thực vật ...................................................... 78
3.2.4. Đối tượng được nhân hóa là đồ vật ......................................................... 80
3.3. Vai trò của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi
của Tô Hoài........................................................................................................ 82
3.3.1. Bộc lộ thái độ của tác giả đối với thế giới sự vật không phải là người.........
82
3.3.2. Thể hiện sự sống động của thế giới sự vật vô tri, vô giác ....................... 85
3.3.3. Thể hiện cái tài quan sát hiện thực của nhà văn ...................................... 87
3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 89
KẾT LUẬN....................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU THỐNG KÊ ............ 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt, kí hiệu


Nội dung

1

YTĐSS

Yếu tố được so sánh

3

YTPD

Yếu tố chỉ phương diện so sánh

4

YTQH

Yếu tố chỉ quan hệ so sánh

2

YTSS

Yếu tố so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1.

Các kiểu cấu trúc so sánh .............................................................. 45

Bảng 2.2.

Các dạng của yếu tố được so sánh ................................................ 47

Bảng 2.3.

Các dạng của yếu tố so sánh.......................................................... 49

Bảng 2.4.

Các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh.................................... 52

Bảng 2.5.

Tần xuất các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh ............................... 53

Bảng 2.6.

Sáu kiểu so sánh được phân loại dựa vào ý nghĩa của A và B ...... 56

Bảng 3.1.


Bảng tần xuất số lần xuất hiện các kiểu câu đơn .......................... 70

Bảng 3.2.

Bảng số lần xuất hiện của các đối tượng được nhân hóa .............. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu biện pháp ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương nói
chung, nghiên cứu biện pháp tu từ nói riêng là một trong những hướng nghiên
cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác
phẩm của Tô Hoài cũng nằm trong hướng nghiên cứu đó.
1.2. Tô Hoài là một nhà văn có tên tuổi trong nền văn học nước nhà. Văn
của ông, đặc biệt những trang văn viết cho thiếu nhi đã để lại những ấn tượng
sâu sắc trong lòng người đọc. Một trong những nguồn gốc hình thành nên
những tác phẩm xuất sắc của Tô Hoài là bởi tài năng sử dụng ngôn từ, trong đó
có các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… của một nhà văn lão
luyện.
1.3. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho việc tìm
hiểu các biện pháp tu từ trong tác phẩm của Tô Hoài cũng như chưa công trình
nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn ông một cách bài
bản. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, đây là hai biện pháp tư từ được Tô
Hoài sử dụng khá nhiều, chúng góp phần quan trọng làm nên diện mạo phong
cách văn ông. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp tu từ so sánh và
biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài” để

nghiên cứu, một phần nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị văn chương
của tác giả Tô Hoài.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số công trình nghiên cứu về các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là một phương diện quan trọng trong việc nghiên cứu nội
dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Trong đó, chúng tôi có chú ý
đến các cuốn giáo trình nền tảng: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ
(Nxb GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb GD,


1966), Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD, 1998), Cù Đình Tú với cuốn
Phong cách


học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb ĐH & THCN, 1983), Hữu Đạt với cuốn
Phong cách học tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001), Nguyễn Thế Lịch
với Từ so sánh đến ẩn dụ (Tạp chí ngôn ngữ, số 3,1991)…
Có thể nhận thấy trong những công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả
đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm ra hiệu quả vai trò
của các biện pháp tu từ trong đó có hai biện pháp tu từ là so sánh và nhân hóa.
Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để có thể tham khảo và đi sâu nghiên cứu các
biện pháp tu từ nói chung, trong đó có có hai biện pháp tu từ so sánh và biện
pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
Ngoài những cuốn giáo trình có tính chất nền tảng trên, còn có nhiều
những công trình nghiên cứu về các mặt khác nhau của các biện pháp tu từ: Đỗ
Hữu Châu với các cuốn: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (Nxb Khoa
học xã hội, H,
1986), Cơ sở ngữ dụng học (Nxb, Đại học Sư phạm, H, 2001), Giáo trình ngữ
dụng học, (Nxb Đại học Sư phạm, H, 2003), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
(Nxb Giáo dục, H, 1994), Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến

với cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Nxb Giáo dục, H, 2001)…
2.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài
Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, tính đến nay có rất nhiều những
công trình khoa học nghiên cứu về ông cũng như về các tác phẩm của ông ở
mọi phương diện từ nội dung đến nghệ thuật. Sau đây, chúng tôi tổng quát một
số cuốn giáo trình, chuyên khảo, luận văn, luận án tiêu biểu về tác giả Tô Hoài
và sự nghiệp văn học của ông:
* Giáo trình:
Giáo trình Văn học hiện đại 3A, giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp văn học
và phong cách nghệ thuật của tác giả Tô Hoài, Nxb Đại học sư phạm Thái
Nguyên.
* Chuyên khảo:


- Sổ tay viết văn, tác giả Tô Hoài, Nxb Văn học. Đây là đứa con tinh thần
do chính Tô Hoài chắt chiu, gom góp. Đây được xem như cuốn sách gối đầu
giường dành cho những ai yêu thích chủ nghĩa. Với ông viết là thành quả lao


động và người viết cần phải chăm chút, tỉ mỉ. Tô Hoài như một từ điển sống,
một pho sách sống. Nhà thơ Trần Đăng Khoa “Ông như cuốn Bách khoa toàn
thư mà không viện sĩ nào, không học giả nào sánh được”.
- Những gương mặt của tác giả Tô Hoài Nxb Văn học. Đây được coi là
tác phẩm mở đầu cho thành công về đề tài chân dung văn học của Tô Hoài. Tô
Hoài đã dành những nét vẽ chân thật và sinh động để phác họa về một thế hệ
cầm bút: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng. Tô Hoài đã
quan sát một cách tổng quát, góp nhặt những cái hay, cái dở đưa vào sáng tác
của mình.
* Bài báo, tạp chí:
- Tô Hoài, người sinh ra để viết đăng trong Tạp chí văn nghệ quân đội

của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, 6/2011. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về
cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Tô Hoài. Tô Hoài là cây bút gắn bó
với
2 mảnh đất: con người phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc. Bài viết
nói về phong cách, giọng điệu rất riêng của nhà văn Tô Hoài. Bài viết cũng có
sự so sánh giữa hai nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân truy tìm
cái đẹp đượm màu lý tưởng, đó là cái đẹp kì vĩ, khác lạ. Còn Tô Hoài thì đi tìm
cái đẹp từ trong đời thường, những cái bình dị và thân thương nhất…
- Tô Hoài, Một biểu tượng sống của Hà Nội, tác giả Hà Thủy - Thu Hoài
đăng trên báo Thể thao và văn hóa: Đề tài Hà Nội luôn trở đi trở lại trong các
tác phẩm của Tô Hoài. Có thể nói bóng dáng và linh hồn Hà Nội luôn luôn hiện
hữu trong tâm tưởng và các trang viết của ông.
* Luận văn, luận án:
- Tác giả Hoàng Thị Diệu với Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
sau cách mạng tháng tám, luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, người hướng dẫn
khoa học, PGS.TS Vân Thanh. Trong đó, tác giả viết về vị trí của Tô Hoài trong
nền văn học thiếu nhi Việt Nam, những nét đặc sắc trong thể loại văn xuôi viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cho thiếu nhi của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám và những đặc điểm nghệ
thuật trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Tác giả Phó Thị Hồng Oanh với Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong
truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Người hướng
dẫn khoa học, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung. Đây là công trình khoa học nghiên
cứu về đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện Tây Bắc, vai trò của
việc sử dụng các từ ngữ thuộc các trường nghĩa khác nhau trong truyện Tây Bắc
của Tô Hoài để thấy được vẻ đẹp, sự giàu có của thiên nhiên Tây Bắc, sự đặc
biệt của khí hậu, sự đa dạng của địa hình và phong tục, văn hóa đặc trưng Tây
Bắc.
- Tác giả Giáp Thị Thủy với Hội thoại trong Dế Mèn phiêu lưu kí, Luận
văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Người hướng dẫn khoa học, PGS.TS Tạ Văn Thông.
Đây là công trình khoa học nghiên cứu về đặc điểm của cuộc hội thoại trong
Dế Mèn phiêu lưu kí và sự thể hiện của những quan hệ liên cá nhân - phép lịch
sự trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Chúng cho thấy sự hồi đáp phối hợp đa dạng
của người nói và người nghe sự tương tác uyển chuyển qua những phát ngôn.
- Tác giả Tạ Minh Thủy với Nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho
thiếu nhi của Tô Hoài, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận văn học, người
hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Lý Hoài Thu. Đây là công trình nghiên cứu khoa
học khái quát về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Tô Hoài trong bức tranh thiếu
nhi Việt Nam, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong truyện
thiếu nhi của Tô Hoài và người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật trong truyện
viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
Như vậy, cho đến nay chưa thấy có tài liệu nghiên cứu riêng nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về phương thức so sánh và nhân hóa trong các
tác phẩm của Tô Hoài đặc biệt là trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
2.3. Những vấn đề còn bỏ ngỏ
Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước, đồng thời đề tài sẽ cố gắng vận dụng những lí luận của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Ngữ dụng học để tìm hiểu hai biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân
hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biện pháp tu từ so sánh và biện
pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm của Tô Hoài viết cho thiếu nhi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Đối tượng khảo sát của luận văn là ba tuyển
tập:
+ Tô Hoài (1997), Tuyển tập Văn học thiếu nhi, Tập 1, Nxb Văn học, Hà
Nội.
+ Tô Hoài (1997), Tuyển tập Văn học thiếu nhi, Tập 2, Nxb Văn học Hà
Nội.
+ Tô Hoài (2000), Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945 Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa
về ba phương diện:
(1) Cấu tạo hình thức của các phương tiện ngôn ngữ sử dụng cho các biện
pháp tu từ này.
(2) Ngữ nghĩa của các phương tiện tu từ so sánh và tu từ nhân hóa trong

tác phẩm của Tô Hoài viết cho thiếu nhi.
(3) Vai trò của biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong
tác phẩm của Tô Hoài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ đặc điểm ngôn
ngữ của nhà văn Tô Hoài.
- Giúp người đọc thấy được vai trò của biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong tác phẩm văn chương nói chung, trong văn Tô Hoài nói riêng.
- Làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ
văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài tài xác định một số nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí
luận cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí
đã định trước.
- Phân tích, miêu tả vai trò của biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu
từ nhân hóa được dùng trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
- Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được dưới hình thức biểu bảng và
bằng lời.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp và
thủ

pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp nghiên cứu này
được dùng để thống kê và phân loại các biểu thức ngôn ngữ dùng để thực hiện
biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong các tác phẩm đã nói
trên.
5.2. Phương pháp phân tích miêu tả: Phương pháp nghiên cứu này dùng
để phân tích các ngữ liệu khảo sát, sau đó kết luận những kết quả đã nghiên
cứu theo từng loại, từng nhóm.
5.3. Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp nghiên cứu này dùng
để đối chiếu việc sử dụng hai biện pháp tu từ đang bàn với trường hợp không
dùng chúng trong một bối cảnh ngôn ngữ để thấy được vai trò của các biện
pháp tu từ này.
6. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của
luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 2. Biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của
Tô Hoài.
Chương 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi
của
Tô Hoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về biện pháp tu
từ
1.1.1.1. Khái niệm biện pháp tu từ
Trong cuộc sống, mọi hoạt động của con người đều nhằm những mục
đích thực tiễn. Và để đạt được mục đích đó, con người phải sử dụng những
phương tện (công cụ) theo những cách thức (biện pháp) nhất định. Do đó
trong hoạt động ngôn ngữ cũng như trong mọi hoạt động khác của con người
cần phân biệt mục đích, phương tiện và biện pháp. Con người sử dụng ngôn
ngữ như một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và có hai loại phương
tện: phương tiện ngôn ngữ trung hoà và phương tiện ngôn ngữ tu từ; đồng
thời ngoài những biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có những
biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ.
Tuy nhiên, việc xác định khái niệm biện pháp tu từ có nhiều quan điểm
khác nhau. Cù Đình Tú đồng nhất biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ.
Hiểu như vậy có nghĩa là hạn chế nó chỉ trong các hình thức chuyển nghĩa, tức
“những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong
khi trình bầy”. Đinh Trọng Lạc dùng một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ)
nhưng khi đi miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì lại dùng những thuật ngữ khác
nhau
như: phương thức, biện pháp. Đỗ Hữu Châu cũng dùng một thuật ngữ thống
nhất là biện pháp tu từ song với cách hiểu không xác định, ví dụ như biện pháp
tu từ từ vựng được dùng để chỉ biện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặc biện pháp tu
từ cú pháp lại bao gồm cả các phương tiện tu từ cú pháp…Những cách hiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





biện pháp tu từ như vậy không phân biệt được phương tiện tu từ với biện
pháp tu từ và đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biện pháp tu từ chỉ ở hai cấp
độ: ngữ nghĩa và cú pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Như vậy, cần phải định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ một
cách khái quát, nhất quán ở mọi cấp độ. Phương tiện tu từ được các nhà
phong cách học quan niệm: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra chúng còn có ý nghĩa
bổ sung, còn có màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm
(chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu tố diễn đạt
tình cảm, cảm xúc), bình giá (chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong
cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xuyên, cố định)”. Hiểu như vậy
có nghĩa là cho rằng phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu
từ học tiềm tàng (trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên
có tnh chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ.
Biện pháp tu từ còn được gọi là phương thức tu từ, được các nhà phong
cách học hiểu như sau: “[…] là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động
lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không có
màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng
gây ấn
tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh). Hiểu như vậy có nghĩa biện
pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ

thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng
thông
thường trong mọi hoàn cảnh, chỉ nhằm mục đích diễn đạt lí
trí.
1.1.1.2. Phân biệt khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu
từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ,
biện pháp tu từ, ta cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác, đồng thời
cần phân loại chặt chẽ và miêu tả đầy đủ chúng. Ta có thể phân biệt phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×