Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây húng quế thủy canh hồi lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 57 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Tran
g

Bảng 1: Bố trí các nghiệm thức trồng cây húng quế

20

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng có trong dung dịch
MS chuẩn

21

Bảng 3: Chiều cao gia tăng (cm) của cây húng quế
qua các giai đoạn khảo sát

29

Bảng 4: Số lá gia tăng của cây húng quế qua các giai
đoạn khảo sát.

31

Bảng 5: Chiều dài và chiều rộng (cm) của lá cây húng
quế ở tuần cuối của giai đoạn khảo sát dung dịch

33


Bảng 6: Màu sắc lá của cây húng quế (Ocimum
bacilicum) trồng trên bốn nghiệm thức ở giai đoạn 42
ngày sau gieo

34

Bảng 1pc: Thành phần trong môi trường MS 1/2

40

Bảng 2pc: Thành phần trong môi trường MS 1/4

41

Bảng 3pc: Chiều cao cây húng quế sau 1 tuần gieo
trồng

42

Bảng 4pc: Chiều cao cây húng quế sau 2 tuần gieo
trồng

42

Bảng 5pc: Chiều cao cây húng quế sau 3 tuần gieo
trồng

42

Bảng 6pc: Chiều cao cây húng quế sau 4 tuần gieo

trồng

42

Bảng 7pc: Chiều cao cây húng quế sau 5 tuần gieo
trồng

43

Bảng 8pc: Chiều cao cây húng quế sau 6 tuần gieo
trồng

43

Bảng 9pc: Số lá cây húng quế sau 1 tuần gieo trồng

43

Bảng 10pc: Số lá cây húng quế sau 2tuần gieo trồng

43

Bảng 11pc: Số lá cây húng quế sau 3 tuần gieo trồng

44

Bảng 12pc: Số lá cây húng quế sau 4 tuần gieo trồng

44


Bảng 13pc: Số lá cây húng quế sau 5 tuần gieo trồng

44

1


Bảng 14pc: Số lá cây húng quế sau 6 tuần gieo trồng

44

Bảng 15pc: Chiều dài lá cây húng quế ở tuần 6

45

Bảng 16pc: Chiều rộng lá cây húng quế ở tuần 6

45

DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Tran
g

Hình 2.1 Phần thân trên cây húng quế

4

Hình 2.2 Cây húng quế


6

Hình 3.1.1 Hệ thống dàn thủy canh có mái che

22

Hình 3.1.2 Ngâm xả xơ dừa với lại nước sau khi ngâm
vôi

23

Hình 3.1.3 Cây húng quế sau gieo 7 – 10 ngày

23

Hình 3.1.4 Sản phẩm EMUNIV để phân hủy bã hữu cơ

24

Hình 3.3 Các dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

27

Hình 4.1.1 Cây húng quế bị rệp tấn công ở phần ngọn
cây (a)

32

và bị thối cổ rễ (b)

Hình 4.1.2 Cây húng quế ở NT1 có chiều cao và số lá
gia tăng nhanh

2

32


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AVRDC
Centre

Asian Vegetable Research and Development

AMP

Adenosine monophosphat

ADP

Adenosine diphosphat

ATP

Adenosine triphosphat

Cs

Cộng sự


CF

Conductivity factor

Cm

Centimet

ĐH

Đại học

EC

Electron conductivity

FAO

Food and Agriculture Organization

FiBL

Research Institute of Organic Agriculture

HC

Hữu cơ

IFOAM


International
Federation
Agricultrure Movements

Kg

Kilogram

Ml

Mililit

Mg

Miligam

M

Met

MS

Murashige and Skoog

TDS

Total disolved salts

UDSA


of

Organic

United States Department of Agriculture
3


4


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rau xanh, đặc biệt là húng quế, là nguồn thực phẩm cũng như
gia vị thiết yếu trong đời sống hằng ngày của con người. Ngoài
ra, cây húng quế còn phục vụ cho những mục đích khác trong
cuộc sống như: phòng và điều trị bệnh (tiểu đường, bảo vệ
tim, thận,...) và cung cấp lượng lớn khoáng chất và vitamin
góp phần cân bằng dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày (Nguyễn
Minh Chung, 2010).
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại được canh tác
bằng các phương pháp khác nhau nhưng hầu hết vẫn canh tác
theo kiểu truyền thống (trên nền đất) nên nguy cơ cây dễ mắc
các loại sâu bệnh, dễ nhiễm một số loài nấm mốc,... khá cao.
Dẫn đến việc nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn, chất
lượng khi đến tay người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường do sử dụng quá nhiều chất kích thích sinh trưởng,
lạm dụng phân bón hóa học để phòng trừ các loại sâu bệnh

hại.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, trồng rau bằng phương pháp thủy
canh đang là một trong những phương pháp được nhiều người
lựa chọn, bởi có thể trồng trong một diện tích nhỏ và không
gian hẹp, sản lượng cao hơn nhiều so với phương pháp canh
tác truyền thống, hạn chế được một phần sâu bệnh hại, không
phụ thuộc vào các điều kiện của môi trường, do vậy có thể
trồng trái vụ giúp tăng năng suất và chất lượng rau từ đó tăng
lợi nhuận cho nông dân (Lê Đình Lương, 1995).
Bên cạnh việc thay đổi kỹ thuật, phương pháp canh tác thì yếu
tố an toàn thực phẩm và môi trường cũng cần phải được chú
trọng. Vì vậy, việc sử dụng các loại dung dịch thủy canh khác
nhau như: vô cơ hay hữu cơ cũng phải phù hợp với từng loài
cây nhằm đảm bảo rằng cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để
cây sinh trưởng và phát triển tốt nhưng không làm ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, góp phần hạn
chế sâu bệnh, hạ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Từ
những lí do trên, đề tài “Khảo sát môi trường dinh dưỡng tối ưu
5


trong kỹ thuật thủy canh cây húng quế (Ocimum bacilicum)”
được thực hiện và đây sẽ là giải pháp giúp cho nông dân có
thể biết được dung dịch thủy canh nào tối ưu cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây húng quế nhằm tăng thu nhập
cho nông dân.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm ra môi trường dinh dưỡng thích hợp trong kỹ thuật trồng

cây húng quế (Ocimum basilicum).
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các loại dung dịch dinh dưỡng khoáng và dung dịch dinh
dưỡng hữu cơ ở những nồng độ khác nhau trên cây húng quế
(Ocimum basilicum).
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh
dưỡng trong thủy canh đến sự sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng của cây húng quế (Ocimum basilicum).
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu góp phần xác định được loại dung dịch dinh
dưỡng tối ưu nhất cho trồng cây rau ăn lá nói chung và cây
húng quế nói riêng.

6


CHƯƠNG 2
TỔNG QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, rau húng quế được sử dụng phổ biến hằng ngày do
có giá trị dinh dưỡng cao, có tính dược liệu, có thể phòng ngừa
và một số bệnh như cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi, đầy
bụng, khó tiêu, chữa đau răng,... Tuy nhiên, do nhu cầu ngày
càng tăng nhưng nguồn cung cấp không đủ đáp ứng cho thị
trường nên một số cơ sở sản xuất đã lạm dụng các chất kích

thích sinh trưởng và các chất hóa học nhằm rút ngắn thời gian
sinh trưởng phát triển của cây, làm ảnh hưởng đến không chỉ
chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng
cả môi trường sống. Vì thế, cần phải tìm ra được hướng giải
quyết cho những vấn đề này. Bên cạnh việc thay đổi phương
thức canh tác thì hướng giải quyết tích cực được nhiều nơi trên
thế giới đã áp dụng đó là sử dụng kỹ thuật thủy canh bán
hoàn lưu trong trồng rau húng quế.
Mặt khác, để tối ưu hóa nguồn lợi nhuận trong kỹ thuật thủy
canh bán hoàn lưu cũng cần phải chú ý đến các loại dung dịch
dinh dưỡng. Nên lựa chọn những loại dung dịch nào cho phù
hợp (có sẵn trên thị trường, tự pha các loại dung dịch dinh
dưỡng khoáng theo môi trường nuôi cấy mô với những tỉ lệ
khác nhau như: MS 1/2 và MS 1/4 hay sử dụng dung dịch thủy
canh hữu cơ từ động, thực vật) để tạo ra những sản phẩm tốt
cho sức khỏe người dùng cũng như bảo vệ môi trường sống
một cách tối ưu nhất.

7


2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Sơ lược về cây húng quế (Ocimum basilicum)
2.2.1.1 Nguồn gốc, phân loại

Tên gọi khác: Rau quế, húng giổi, é quế, húng chó
- Tên tiếng Anh: Basil, Sweet Basil.
- Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
- Tên đồng nghĩa: Ocimum americanum (Jacp.), O.bareliere,
O.basilicum glabratum, O.basilicum majus, O. Bullatum, O.

thyrsiflorum, Plectranthus barrelieri.

Bộ

Hoa
(Lamiales)

môi

Họ

Hoa
(Lamiaceae)

môi

Chi

Húng
(Ocimum)

quế

Loài

Ocinnum
basilicum

8



(USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)
2.2.1.2 Đặc điểm thực vật của cây húng quế

Húng quế thân thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông,
thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao khoảng 50 – 60 cm.
Lá mọc đối có cuống, phiến hình thuôn dài, có thứ màu xanh
lục, có thứ màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía,
mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc
thành vòng 5 đến 6 hoa một. Quả chứa hạt đen bóng, khi

ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh (Đỗ Tất
Lợi, 1985).
Hình 2.1 Phần thân trên cây húng quế
(Nguồn: www.botanicalinterests.com )
Cỏ đứng, cao 0,5 - 1,2 m, rất phân nhánh, toàn cây có mùi
thơm. Thân có mấu, mấu thường phình to ở đoạn già, khoảng
cách giữa hai mấu 2-8 cm. Thân non màu xanh có phớt tía
hoặc màu tía, rất ít lông tơ, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn
cạnh. Thân già màu xám nâu hay xám tía, tiết diện vuông hơi
tròn hoặc có bốn góc lồi tròn, nhẵn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ
thập. Phiến lá hình trứng nhọn ở đầu và đáy phiến hình nêm
men dần xuống cuống, kích thước 3 - 8 x 2 - 5 cm, màu xanh
lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa có răng cưa cạn ở 2/3
phía trên, nhiều đốm tuyến. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở
9


mặt dưới, 6 - 8 cặp gân phụ hơi cong lên ở mép lá, có ít lông tơ
ngắn. Cuống lá màu xanh nhạt, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên,

dài 2 - 5 cm, ít lông ngắn. Cụm hoa ở ngọn cành kiểu chùm
xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình tháp. Kiểu chùm xim
bó: 2 xim co 6 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách
giữa hai vòng giả 0,5 - 2 cm, các vòng giả tạo thành chùm
dài 10 - 30 cm. Kiểu chùm xim biến dạng hình tháp do phía
dưới trục hoa phân nhánh phức tạp. Lá bắc chung cho xim 3
hoa, màu xanh tía hoặc tím sẫm, dạng lá nhỏ, kích thước thay
đổi nhỏ dần khi càng về phía ngọn của phát hoa, khoảng 0,5 1,8 x 0,3 - 1 cm, có lông, cuống ngắn, tồn tại. Hoa nhỏ, không
đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh hoặc màu tía,
hình trụ nhỏ, dài 0,2 - 0,5 cm, có lông, thường dựng đứng áp
vào trục hoa. Lá đài 5, không đều, màu tím sậm hoặc xanh tía,
mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, mặt trong màu
nhạt và ít lông hơn mặt ngoài, dính thành một ống ngắn hình
chuông dài khoảng 0,5 - 0,7 cm, trên chia hai môi 1/4: môi
trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, nơi tiếp giáp giữa hai môi có
nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau, có gân dọc;
môi dưới một phiến trên chia 4 thùy tam giác không đều, 2
thùy bên ngắn, 2 thùy trước dài và nhọn. Đài đồng trưởng; tiền
khai lợp. Cánh hoa 5, không đều, màu trắng hồng, rìa màu
hồng, dính nhau bên dưới thành ống ngắn 0,3 - 0,4 cm, trên
chia hai môi 4/1: môi trên một phiến lớn, phía trên xẻ cạn chia
4 thùy tròn gần giống nhau kích thước khoảng 1 x 1 mm; môi
dưới hình trứng ngược, khoảng 4 x 2,5 mm, hơi khum lòng
thuyền vào trong, mặt ngoài chỗ khum có túm lông trắng dày
và dài, bìa có răng cưa và hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị 4,
rời, kiểu 2 trội, đính gần đáy ống tràng xen kẽ với cánh hoa,
hơi thò khỏi tràng, chỉ nhị màu trắng, dạng sợi, 2 nhị dài phía
trước khoảng 0,9-1 cm, 2 nhị ngắn phía sau khoảng 0,7 - 0,8
cm có cựa ngắn mang túm lông màu trắng; bao phấn bầu dục
rộng, màu trắng sữa chuyển thành màu vàng nâu khi đã nứt, 2

buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt
phấn rời, màu trắng sữa, hình gần cầu có rãnh, bề mặt có vân
mạng, đường kính 40-50 µm. Bộ nhụy: Lá noãn 2, vị trí trước
sau, bầu trên hình cầu, 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1
noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng
10


sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 7 - 8 mm; 2 đầu nhụy màu
trắng, gần đều, dài khoảng 1 mm, choãi ra hướng trước sau;
đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế tư, màu đen, hình
trứng ngược, dài khoảng 1,2 mm (Trương Thị Đẹp, 2010).

Hình 2.2 Cây húng quế
(Nguồn: www.botanicalinterests.com)
2.2.1.3 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây húng
quế

Từ khi gieo hạt cho đến khi cây ra lá thật từ 5 - 6 lá và cao
khoảng 7 - 10 cm mất khoảng 20 – 25 ngày. Mang ra ruộng
trồng mất khoảng 30 - 35 ngày nữa để thu hoạch đợt đầu và
mất thêm 15 ngày nữa để thu hoạch đợt tiếp theo.
2.2.1.4 Điều kiện sinh thái

Chi Húng quế hay Chi É (Ocimum) là một chi thực vật có
khoảng 35 loài cây thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc
lâu năm có hương thơm, thuộc về họ Hoa môi, có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Thế giới.

11



Cây húng quế (Ocinnum basilicum) có nguồn gốc từ Ấn Độ và
Trung Quốc và hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và
cả ôn đới để làm rau gia vị và cất tinh dầu. Hiện nay cây húng
quế trở thành cỏ dại ở một số nước ôn đới.
Ở Việt Nam cây húng quế mọc hoang dại và được trồng trong
khắp cả nước (Hồ Đình Hải, 2012).
2.2.1.5 Kỹ thuật trồng cây húng quế

Xử lý đất
Húng quế cho thu hoạch cao ở những nơi đất nhiều mùn, tơi
xốp, dễ thoát nước… Trồng húng quế phải đánh luống đất cao
khoảng 20 cm. Đất trồng phải cày bừa kỹ, phơi ải để diệt mầm
bệnh và các loại cỏ dại. Đất trồng cần bón 15-20 tấn phân
chuồng và 20 – 30 kg phân lân cho 1 ha (Bảo Thắng, 2004).
Chăm sóc
a. Gieo bằng hạt
Trực tiếp gieo hạt trên mặt luống, sau khi cây mọc thì tỉa ăn
dần… Phương pháp này áp dụng cho trường hợp trồng trên
diện tích nhỏ.
b. Gieo mạ để trồng
Làm đất kỹ, lên luống, cào bằng, rải phân (bón lót phân
chuồng, phân lân) có thể rải phân sâu để trừ kiến. Sau khi làm
kỹ đất thì lấy 50 – 80 gam hạt/100m2 trộn đều với tro bếp rồi
vãi đều lên mặt luống. Vãi xong phải cào bằng để hạt lặn
xuống mặt đất. Sau đó phủ rơm rạ hoặc trấu, tưới nước ẩm…
Sau khi gieo nửa tháng hoặc 20 ngày cây con cao từ 7 - 10 cm
và có 5 – 6 lá thì có thể đem ra trồng ở ruộng riêng.
Trồng húng quế trên luống phải đảm bảo khoảng cách giữa

các cây là 30cm. Sau khoảng 10 -15 ngày có thể tưới đạm,
bánh dầu với liều lượng 20kg bánh dầu, 5kg NPK cho 1000 m 2
đất. Cứ chăm sóc như thế thì sau 30 – 35 ngày là có thể thu
hoạch được (Bảo Thắng, 2004).

12


Thu hoạch
Mỗi tháng sau khi trồng người ta có thể cắt cành hoặc hái lá
để bán. Sau khi cắt cành phải bón phân để cây ra cành mới.
Khoảng nửa tháng sau là có thể thu hoạch đợt 2. Với cách
chăm sóc và thu hoạch này, ta có thể thu được 500 – 600
kg/1000m2 đất trong mỗi đợt.
Đối với những cây trồng để lấy giống thì không nên cắt lá, cắt
cành; cây trồng phải thưa; phân bón phải đẩy đủ để cây ra
hoa. Khi các chùm hoa đã bắt đầu khô thì cắt cây mang về.
Sau đó đập lấy hạt, đem hạt ra phơi cho khô rồi để vào lọ kín
và cất kỹ để trồng vụ sau. Hạt húng quế không để được lâu
nên hạt vụ trước phải trồng ngay vào vụ sau. Nếu để lâu hạt
sẽ mất sức nảy mầm (Bảo Thắng, 2004).
2.2.1.6 Vai trò dược tính của cây húng quế

Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các
món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau
mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng
chữa bệnh khác nhau (Chevalier, 1996).
Ngừa bệnh tiểu đường
Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu
giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và

caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho
các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự
trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường. Điều này
giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm
mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu
quả.
Bảo vệ tim
Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào
trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết
áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm
mức cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi

13


bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho
tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.
Phòng chống ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, lá húng quế được cho là có thể giúp
làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung
thư miệng (do nhai thuốc lá). Những hợp chất có trong loại rau
này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào
những mạch máu nuôi sống chúng (Võ Văn Chi, 1998).
Chữa sốt
Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng
khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt. Loại rau
này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có
liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến
bệnh sốt rét (Koba & cs., 2009).
Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả
nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp
duy trì mức bình thường của cortisol - hormon gây stress trong
cơ thể. Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần
hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan
trọng gây stress. Những người làm các công việc có khả năng
gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng
quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.
Phân hủy sỏi trong thận
Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất
tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một
trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư
thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận. Để chữa sỏi
thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi
ngày trong vòng 6 tháng (Võ Văn Chi, 1998).

14


Trị đau đầu
Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm
xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Điều
này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi
của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc
nguyên nhân gây bệnh. Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã
nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn
ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên
trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước ấm,
dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.
Giúp cai thuốc lá

Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở
thành giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ
thói quen hút thuốc lá. Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan
căng thẳng - những yếu tố có liên quan đến tình trạng thèm
thuốc lá. Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương
tự như bạc hà nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc
nếu như bạn nhai chúng thường xuyên.
Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
Lá rau húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp
cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa
hiệu quả sự xuất hiện của mụn. Bên cạnh đó, hung quế còn có
tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng
tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn
hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.
Chữa những bệnh về đường hô hấp
Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế
trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm
(giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực) là những công dụng giúp
húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho
những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến
đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
15


Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và
chống nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên
quan đến các rắc rối ở đường hô hấp. Húng quế còn có thể
làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp
chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của

mình. Tác dụng chống dị ứng và kháng viêm còn hỗ trợ cho
việc điều trị những căn bệnh dị ứng ở đường hô hấp (Võ Văn
Chi, 1998).
Ngoài việc làm rau thơm, cây húng quế còn dược dùng trong
thuốc Nam. Người ta tính được rằng trong thành phần hoá học
của húng quế có 6% protein, melhioninc cùng các loại tinh dầu
khác (Koba & cs., 2009).
2.2.2 Giới thiệu khái quát về thủy canh
2.2.2.1 Lịch sử phát triển cây thủy canh

Lịch sử đã ghi nhận rằng cây được trồng trong hỗn hợp không
có đất chỉ gồm cát và sỏi đã xuất hiện từ rất lâu, vườn treo
Babylon, vườn nổi Aztec Mexico là những minh chứng điển
hình của vườn thủy canh. Các nhà sử học đã phát hiện ở Ai
Cập những chữ tượng hình mô tả việc trồng cây trong nước
được để lại khoảng vài ngàn năm trước công nguyên.
Vào năm 1937, nhà khoa học W.F. Gericke là người đầu tiên sử
dụng thuật ngữ hydroponics nhằm mô tả hình thức canh tác
trong dung dịch nước đã hòa tan các chất dinh dưỡng. Với
phương pháp canh tác này, cây trồng được cung cấp những
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, thủy canh được quân đội Hoa
Kỳ sử dụng trên một số quần đảo Tây Thái Bình Dương để
cung cấp rau sạch tươi cho quân đội mà đất đã bị ô nhiễm do
chiến tranh. Từ thập niên 80, kỹ thuật thủy canh đã được ứng
dụng để sản xuất rau quả và hoa có giá trị thương mại đáng
kể.

16



Với sự mở rộng của sức mạnh khoa học, không có tổ chức nào
tốt hơn NASA đã chứng tỏ một cách khách quan tính ưu việt
của phương pháp thủy canh. Nhiều người hiện nay tin rằng
canh tác bằng phương pháp thủy canh là "tương lai" của nền
nông nghiệp hiện đại (Nguyễn Xuân Nguyên, 2005).
2.2.2.2 Khái niệm về thủy canh

Thủy canh là hình thức canh tác không dùng đất. Cây được
trồng trên hoặc trong dung dịch thủy canh thông qua các loại
giá thể, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng
dung dịch thủy canh và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ
hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.
2.2.2.3 Phân loại hệ thống thủy canh

Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia hệ
thống thủy canh làm 2 loại (FAO, 1992):
- Hệ thống thủy canh tĩnh (trồng rau thủy canh bằng thùng
xốp): dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong quá
trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn
trong dung dịch dinh dưỡng.Hệ thống này có ưu điểm là chi
phí đầu tư thấp vì không cần hệ thống làm chuyển động dung
dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và pH thường giảm
gây ngộ độc cho cây. Phương pháp này được tôi nói rõ hơn
tại cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp.
- Hệ thống thủy canh động (thủy canh tuần hoàn): Dung dịch
có chuyển động trong quá trình trồng cây. Hệ thống này chi
phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy. Các hệ thống
thủy canh được hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí

và tưới nhỏ giọt. Hệ thống này được chia làm 2 loại:
+ Hệ thống thủy canh mở: Dung dịch dinh dưỡng không có
sự tuần hoàn trở lại, gây lãng phí.
+ Hệ thống thủy canh kín: Dung dịch dinh dưỡng có sự
tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng
từ bể chứa.

17


- Hệ thống bán thủy canh: Tức là hệ thống dẫn dung dịch
không bị bít kín, giúp cho không khí có thể lưu thông vào.
Thường là thủy canh dạng trụ, dạng áp tường.
2.2.2.4 Ưu và nhược điểm của thủy canh
Ưu điểm của trồng cây bằng phương pháp thủy canh:
- Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh
dưỡng được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể
loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư
từ vụ trước (Nguyễn Minh Chung, 2010).
- Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ
đựng dung dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất
hoặc bốc hơi.
- Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu
như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới (Nguyễn Minh Chung,
2010).
- Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và
nước lã sạch.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm
lượng dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm rau an toàn đối với
người sử dụng (Nguyễn Xuân Nguyên, 2005).

- Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi
trường
- Nâng cao năng suất và chất lượng rau: Năng suất rau có thể
tăng từ 25 – 50% (Lê Đình Lương, 1995)
Nhược điểm của trồng cây bằng phương pháp thủy canh:
- Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn. Điều này rất khó mở
rộng sản xuất vì điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó
khăn nên không có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Mặt khác
giá thành cao nên tiêu thụ khó khăn (Nguyễn Xuân Nguyên,
2005).
18


- Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu
cầu người trồng phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa
học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung
dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều
một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí
dẫn đến chết (FAO, 1992). Mặt khác mỗi loại rau yêu cầu một
chế độ dinh dưỡng khác nhau nên việc pha chế dinh dưỡng
phù hợp với từng loại thì không đơn giản.
- Sự lan truyền bệnh nhanh: Mặc dù đã hạn chế được nhiều
sâu bệnh hại nhưng trong không khí luôn có mầm bệnh, khi
xuất hiện thì một thời gian ngắn chúng có mặt trên toàn bộ hệ
thống, đặc biệt là hệ thống thủy canh tuần hoàn (Midmore
D.J ,1993). Mặt khác ẩm độ cao, nhiệt độ ổn định trong hệ
thống là điều kiện thuật lợi cho sự phát triển của bệnh cây.
Cây trồng trong hệ thống thủy canh thường tiếp xúc với ánh
sáng tán xạ nên mô cơ giới kém phát triển, cây mềm yếu, hàm
lượng nước cao nên dễ xuất hiện vết thương tạo điều kiện cho

vi sinh vật xâm nhập (Nguyễn Xuân Nguyên, 2005).
- Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo
Midmore thì độ mặn trong nước cần được xem xét kỹ khi sử
dụng cho trồng rau thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn 2.500 ppm
(Midmore D.J và cs., 1995)
2.2.2.5 Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Dung dịch thủy canh là hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng và
khoáng chất cho cây phát triển. Dung dịch dinh dưỡng thủy
canh chiếm vai trò thiết yếu trong phương pháp thủy canh.
Pha chế dung dịch đúng nồng độ cây phát triển đồng đều, đạt
năng suất cao. Một số loại dung dịch thủy canh thường dùng
như: Grow Master, Hydro Greens, Hydro Umat V, Bio-Life,
Hydro Leafy,...
Yếu tố quan trọng phải được xem xét khi chuẩn bị dung dịch
dinh dưỡng: cân bằng dinh dưỡng; chất lượng nước – độ mặn,
nồng độ của các yếu tố có hại tiềm năng (như natri, clorua và
boron); chất dinh dưỡng cần thiết và nồng độ của chúng trong

19


dung dịch dinh dưỡng thủy canh; độ pH và ảnh hưởng của nó
trên sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng (Nguyễn
Xuân Nguyên, 2005).
2.2.2.6 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng thủy canh

Chất lượng nước
Dung dịch thủy canh bao gồm khoáng chất trong nước và các

chất dinh dưỡng cần thiết. Việc lựa chọn các nồng độ của
chúng trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng nước. Vì vậy, kiểm tra nước trước khi
quyết định một công thức dung dịch thủy canh là bắt buộc và
tiên quyết.
Các khoáng chất như magie, canxi, lưu huỳnh, và các yếu tố vi
lượng như Bo, mangan, sắt và kẽm có thể có mặt trong nguồn
nước. Những yếu tố này phải được điều chỉnh khi pha dung
dịch thủy canh.
Ngoài ra, nước có thể chứa nồng độ cao của các khoáng chất
mong muốn, chẳng hạn như natri, clorua hoặc florua, làm cho
nó không thích hợp để trồng cây trong nước.
Điều này có thể được giải quyết bằng cách pha loãng nước với
một nguồn cung cấp nước tinh khiết hoặc cách xử lý nước thô
với khử muối hoặc trao đổi ion.
Nồng độ CO2
CO2 và H2O tham gia tổng hợp chất hữu cơ. CO 2 tác dụng với
nước cho H2CO3. Khi nồng độ CO2 trong nước giảm thì
bicarbonat hoà tan trong nước phân giải thành carbonat kết
tủa, CO2 và H2O.
Khi hàm lượng CO2 cao hơn ngưỡng thì một phần CO2 kết hợp
với carbonat chuyển thành dạng bicarbonat hoà tan làm cho
độ cứng của nước tăng lên.
Khi hàm lượng CO2 trong nước tăng lên ít thì làm tăng cường
độ quang hợp nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hô hấp của rễ.
20


Hệ thống carbonat không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà chúng
còn là chất đệm để giữ nồng độ ion hydro trong môi trường

gần với giá trị trung tính (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và phát triển của các loại thực vật nói chung trong
quang hợp, hô hấp, các phản ứng biến dưỡng trên dinh dưỡng
nước, khoáng, sự thoát hơi nước và chuyển nhựa.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, lên quá
trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh với các
nguyên tố khoáng (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự hút khoáng. Ánh sáng còn
ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ NH 4-, SO42- tăng mạnh trong
khi đó hấp thu Ca và Mg ít thay đổi. Nhìn chung tác dộng chủ
yếu của ánh sáng liên quang đến quá trình quang hợp trao đổi
nước và tính thẩm thấu của chất nguyên sinh (Võ Thị Bạch
Mai, 2003).
Nồng độ và tỉ lệ các nguyên tố khoáng ở môi trường ngoài đến
sự hút khoáng
Tỉ lệ giữa các ion trong môi trường và mối liên quan giữa
chúng với nồng độ hút khoáng thấy có 3 hình thức tương quan
giữa các ion: đối kháng, hỗ trợ và không ảnh hưởng lẫn nhau.
Hiện tượng đối kháng là hình thức tương quan phổ biến của
các cation. Thí nghiệm khi tăng nồng độ K thì sự hấp thu Ca
giảm một cách tương ứng (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Độ pH
pH tối ưu của dung dịch dinh dưỡng thủy canh là 5,8 – 6,3. Một
số vi chất cũng hấp thu ở pH thấp hơn nhưng khi độ pH giảm
xuống dưới 5,5 cây trồng có nguy cơ ngộ độc vi chất dinh
dưỡng, cũng như suy giảm khả năng hấp thụ của canxi và
magie.

Trong trồng cây trong nước, đặc biệt là trong hệ thống hồi lưu,
dễ dàng ảnh hưởng đến độ pH vì vậy độ pH có xu hướng biến
21


động. Sản phẩm phù hợp với axit hóa dung dịch thủy canh là
axit sulfuric, axit photphoric và axit nitric hoặc tăng độ kiềm
hóa bằng kali hydroxit.
Sự thông khí đến sự hút chất dinh dưỡng
Trong đất và nước việc hấp thu O 2 khó vì phải phụ thuộc vào
cấu trúc đất, chế độ canh tác, hệ vi sinh vật…
Nguồn O2 trong nước là do O2 khuyếch tán từ không khí, nhưng
theo cách này O2 khuyếch tán rất chậm. Hoà tan ít trong nước,
bên cạnh đó O2 bị mất do nhiều nguyên nhân:
+ Do tảo và động vật phù du hô hấp.
+ Do quá trình oxi hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong nước.
+ Nguồn O2 do tảo quang hợp thải ra là ổn định và quan trọng
nhất cho nước. Trong nước sinh vật lấy O2 rất khó, thải CO2 dễ.
Các nghiên cứu cho thấy sự hút các chất khoáng cao nhất khi
môi trường có nồng độ O 2 từ 2-3%. Khi nồng độ O2 dưới 2% tốc
độ hút khoáng giảm, trên 3% thì tốc độ không thay đổi.
Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S và pH có thể ức chế các
hoạt động hút khoáng của hệ rễ (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Độ dẫn điện (EC)
Độ dẫn điện là một thước đo tổng số muối hòa tan trong dung
dịch dinh dưỡng thủy canh. Nó được sử dụng để theo dõi các
ứng dụng phân bón. Lưu ý rằng chỉ số EC không cung cấp số
liệu chính xác về hàm lượng khoáng chất của dung dịch thủy
canh.
Trong hệ thống thủy canh hồ lưu, dung dịch thủy canh được tái

tuần hoàn và các yếu tố mà cây trồng không được hấp thu
(Natri, Clo, Flo,…) hoặc các ion được phát sinh quá trình trao
đổi chất làm tăng EC trong dung dịch thủy canh.
Trong trường hợp chỉ số EC luôn thay đổi, xử lý bằng cách theo
dõi dung dịch dinh dưỡng thủy canh thường xuyên sẽ giúp xác
định được thời gian để thay thế cho các dung dịch dinh dưỡng

22


hoặc pha loãng thêm với nước sạch. Chỉ số EC thích hợp cây
húng quế là từ 0,6 – 1,5.
Các giá thể nuôi trồng thuỷ canh
Giá thể để trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải là
chỗ dựa cho hệ thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để
tìm nước và chất dinh dưỡng và phải là phương tiện cung cấp
O2, nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây.
Việc lựa chọn một giá thể nào đó phụ thuộc vào ảnh hưởng
của các yếu tố bao gồm giá tiền, hiệu quả, cân nặng, tỷ lệ
xốp, khả năng chống lại sự phân huỷ, tính trơ, khả năng giữ
nước, tính đồng đều và bền vững, có độ vô trùng cao, bền và
có khả năng tái sử dụng được. Giá thể phải không chứa các
vật liệu gây độc có thể ảnh hưởng độc hại tới môi trường dinh
dưỡng và cả độ pH của môi trường.
Một số giá thể dùng trong nuôi trồng thuỷ canh:
Than bùn: Đây là chất tốt nhất trong các giá thể hữu cơ có khả
năng giữ nước và chất dinh dưỡng cao hơn các loại giá thể
khác. Khi sử dụng cần được thanh trùng.
Mùn cưa: Phân bố độ ẩm đồng đều khi được trộn với cát tuy

nhiên không phải loại mùn cưa nào cũng tốt, một số loại có
chứa chất độc gây ảnh hưởng đến môi trường dinh dưỡng.
+ Vỏ cây, sơ dừa: Đây là loại vật liệu tương đối rẻ tiền có
khả năng chống phân huỷ do vi khuẩn cao. Phần lớn trong các
nghiên cứu dùng vỏ cây hay xơ dừa phải cho dòng nước chảy
chậm để cuốn hợp chất tanin có trong vỏ cây và xơ dừa.
+ Cát: là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử
dụng. Tuy nhiên cần phải kiểm tra chắc chắn rằng chúng
không bị ô nhiễm bởi đất chúng thích hợp cho trồng thuỷ
canh.
+ Sỏi: Không chứa đá vôi nên không ảnh hưởng nhiều
đến dung dịch, nên sử dụng hỗn hợp gồm 40% perlite và 60%
sỏi về thể tích.

23


+ Scoria (xỉ nham thạch): Nhẹ hơn sỏi và cát, rất xốp có
nhiều lỗ khí và túi khí, cách nhiệt tốt,giữ nước tốt, không dẫn
nhiệt từ thành nhựa của vỏ chậu vào giá thể.
+ Vermiculite: Là loại magie-nhôm silicate ngậm nước
dưới dạng tinh thể dẹt, có khả năng trao đổi, giữ nước khá cao.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng dài dễ bị thoái hoá và trở
lại dạng ban đầu.
+ Perlite: Dẫn xuất của đá núi lửa chứa sillic, có khả
năng giữ nước tốt có tính ổn định vật lý, có tính trơ hoá học.
Tuy nhiên perlite chứa 6.9% nhôm và một phần nhôm giải
phóng trong dung dịch gây hậu quả bất lợi cho sự sinh trưởng
của cây (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Bên cạnh các giá thể được sử dụng như đã nêu, nhiều nghiên

cứu sử dụng tro, trấu, có nhiều chất khoáng giữ nước tốt lại là
vật liệu rẻ tiền, dễ tìm cũng cho kết quả tốt trong thuỷ canh.
2.2.2.7 Một số bệnh thường gặp trong thủy canh

Trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, khi một cây xuất hiện
bệnh thì lan truyền rất nhanh, nhất là ở hệ thống thủy canh
động. Nghiên cứu về bệnh trong kỹ thuật thủy canh
Stanghellini và Rasmussen (1994) đã kết luận: bệnh ở rễ là
một trong những hạn chế đến sinh trưởng và năng suất đối với
bất cứ loại cây trồng nào. Stanghellini và cs, (1990) phát hiện
ra một số bệnh hại rễ rau diếp trồng trên hệ thống thủy canh.
Nấm Phytophthora cryptogea là bệnh chỉ hại trên rễ mà không
xuất hiện khi trồng trên đất. Năm 1994 người ta phát hiện
thêm 4 loại bệnh do virus, 2 loại bệnh do vi khuẩn và 20 loại
bệnh do nấm phá rễ các loại rau trồng thủy canh, trong đó
trực tiếp hoặc gián tiếp do nấm Pythium, Phytophthora,
Plasmopara và Olpidium gây ra. Bệnh cháy nõn bắp cải cũng
thường xuất hiện khi trồng trên hệ thống thủy canh, bệnh xuất
hiện không phụ thuộc vào nồng độ K + và pH trong dung dịch
(Bres và Weston., 1992), khi bổ sung Ca 2+ nồng độ 100 – 200
mg/ lít thì bệnh này giảm (Sresswell, 1991).
- Việc ngăn ngừa và cách ly sâu bệnh là 2 phương pháp quan
trọng nhất để kiểm soát bệnh. Kiểm tra hàng ngày là biện
pháp bắt buộc đối với thủy canh thương mại (Midmore, 1993).
24


Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong hệ thống thủy canh
có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
+ Biện pháp cơ học và biện pháp canh tác: Vệ sinh hệ

thống thủy canh là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả. Khi
xuất hiện bệnh cần xử lý dung dịch dinh dưỡng bằng nhiều
biện pháp như lọc dung dịch, dùng sóng siêu âm, chiếu tia cực
tím… (Ewart J.M. và Chrimes R.J.,1980), điều chỉnh nhiệt độ
môi trường ra ngoài khoảng nhiệt độ tối thích của các bệnh
(Lemanceau P. và Alabouvette C.,1991).
+ Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng cây kháng bệnh
hoặc sử dụng các vi sinh vật đối kháng để chống bệnh. Hiện
nay mới tìm được vi khuẩn Steptomyces griseoviridy có khả
năng ngăn chặn bệnh do nấm Fusarium gây ra (Lemanceau P.
and Alabouvette C.,1991).
+ Biện pháp hóa học: Khử trùng giá thể trước khi sử
dụng, bổ sung các loại thuốc diệt nấm, các chất có hoạt tính
bề mặt… vào dung dịch dinh dưỡng như cho kali silicat hoặc
chitosan (Cresswell G.C.,1991) vào dung dịch có tác dụng
kiểm soát một số loại bệnh. Phun hóa chất khi bệnh mới xuất
hiện.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ
thủy canh
2.2.3.1. Trong nước

Ở Việt Nam khi kỹ thuật thủy canh bắt đầu được nghiên cứu
thì dung dịch dinh dưỡng được nhập chủ yếu từ Đài Loan. Để
chủ động về dung dịch dinh dưỡng một số tác giả đã nghiên
cứu dung dịch dinh dưỡng phục vụ cho việc trồng cây bằng
phương pháp thủy canh như: Công ty phân bón Sông Gianh đã
pha chế dung dịch thủy canh Thăng Long để trồng các loại rau
ăn lá và ăn quả. Nguyễn Thị Dần (1998), đã khảo nghiệm
dung dịch này và kết luận dung dịch Thăng Long không thua
kém gì so với dung dịch của Đài Loan về năng suất và chất

lượng rau, đặc biệt ớt ngọt trong trong dung dịch này có năng
suất tăng 72,8% so với dung dịch Đài Loan. Giá thành thấp
hơn 46,5% do giá dinh dưỡng chỉ bằng 1/3 giá dung dịch nhập
từ Đài Loan.

25


×