Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRUNG TÂM ANH NGỮ CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 144 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------⸙.⸙--------

KHOA: MARKETING
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRUNG
TÂM ANH NGỮ CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Phạm Thị Như Ý

1621001489

2. Đỗ Thị Kim Thúy

1621001380

3. Phạm Thị Phương Thì

1621001360

4. Trần Thị Tuyết Mai

1621001206

5. Lê Thị Thu Nỡ


1621001273

6. Lâm Chi Tây

1621001326

7. Nguyễn Thị Phương Uyên 1621001458

TP. HCM tháng 5 năm 2019


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------⸙.⸙--------

KHOA: MARKETING
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRUNG
TÂM ANH NGỮ CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Phạm Thị Như Ý

1621001489

2. Đỗ Thị Kim Thúy


1621001380

3. Phạm Thị Phương Thì

1621001360

4. Trần Thị Tuyết Mai

1621001206

5. Lê Thị Thu Nỡ

1621001273

6. Lâm Chi Tây

1621001326

7. Nguyễn Thị Phương Uyên 1621001458

TP. HCM tháng 5 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn Trung tâm Anh ngữ của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019
Nhóm tác giả



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Minh Ngọc đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo để nhóm tôi có thể hoàn tất luận văn thực hành nghề nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính Marketing –
những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng
để nhóm tôi thực hiện luận văn này.
Nhóm tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trung tâm ngoại ngữ, các
trường Đại học, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ nhóm
trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu
các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thể tránh khỏi những
hạn chế trong nghiên cứu. Nhóm rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và thông
tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc!
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019
Người thực hiện
Nhóm tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.1.

Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................ 4
1.6. Kết cấu đề tài................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 5
2.1.

Tổng quan tình hình hoạt động của các TTAN tại TP. HCM ...................................... 5

2.1.1. Khái niệm về TTAN .......................................................................................... 5
2.1.2. Tiềm năng của thị trường .................................................................................. 7

2.1.3. Tình hình hoạt động của các TTAN tại TP. HCM ............................................ 8
2.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài ................................................................ 8
2.2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng ................................................................... 8
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng .............................. 9
2.2.3. Quá trình ra quyết định lựa chọn của người tiêu dùng.................................... 13
2.2.4. Ý nghĩa nghiên cứu hành vi người tiêu dùng .................................................. 16
2.3. Một số mô hình nghiên cứu liên quan ........................................................................ 17


Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler & Gary Amstrong (2012)
17
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng: ............................................ 19
2.3.1.

2.3.2. Thuyết hành động hợp lý – TRA .................................................................... 24
2.3.3. Thuyết hành vi dự định – TPB ........................................................................ 26
2.4. Các đề tài nghiên cứu trước đây ................................................................................. 27
2.4.1. Nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTAN của
sinh viên Trường Đại học Nha Trang của tác giải Đào Thị Huế - 2016 ........................... 27
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
TTNN của sinh viên Trường Đại học Nha Trang ..............Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng anh
ở một số TTNN ở TP. HCM của tác giả La Vĩnh Tín – 2015 ........................................... 29
2.4.3. Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của
sinh viên của tác giả Hồ Đức Hoàn - 2017 ........................................................................ 30
2.4.4. Hành vi tiêu dùng và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học tiếng
anh tại các trường ngôn ngữ ở tỉnh Phatthalung của học sinh Trường trung học (Chuleekorn
Yangyuen - 2010) .............................................................................................................. 32
2.4.5. Các bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................ 34
2.4.6. Tóm tắt các nghiên cứu trước.......................................................................... 36

2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ........................ 37
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 37
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 41
3.1.

Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 41

3.1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................. 41
Bài nghiên cứu của Nhóm được thực hiện theo quy trình dưới đây ....................................41
3.1.2. Các bước trong nghiên cứu định tính .............................................................. 42
3.1.3. Các bước trong nghiên cứu định lượng chính thức ......................................... 45
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo .............................................................. 47
3.2.1. Thiết kế câu hỏi ............................................................................................... 47
3.2.2. Xây dựng thang đo .......................................................................................... 47
3.3. Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu ...................................................................... 54
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................... 54
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 55
4.1.

Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ..................................................................................... 55

4.2.

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha........................................... 57

4.3.

Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................ 61



4.4.

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................................... 65

4.4.1. Phân tích tương quan ....................................................................................... 65
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội...................................................................... 68
4.4.3. Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính ............................................... 72
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết ................................................................................. 77
4.4.5. Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................. 78
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................ 82
5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 82
5.2 Một số đề xuất cho các Trung tâm Anh ngữ tại TP. HCM ............................................ 86
5.3. Hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................ 90
5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 90
5.3.2. Định hướng cho nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 91


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THPT :

Trung học phổ thông

GD – ĐT :

Giáo dục đào tạo

WTO (World Trade Organization) :


Tổ chức thương mại thế giới

ILA (International Language Academy) : Viện ngôn ngữ quốc tế
VUS (Vietnam USA Society) :

Hội Việt Mỹ

TTAN:

Trung tâm Anh ngữ

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1: Xây dựng thang đo nháp ........................................................................... 48
Bảng 3.2: Thang đo Danh tiếng ................................................................................. 51
Bảng 3.3: Thang đo chương trình học ....................................................................... 51
Bảng 3.4: Thang đo Học phí ...................................................................................... 52
Bảng 3.5: Thang đo Vị trí .......................................................................................... 52
Bảng 3.6: Thang đo truyền thông .............................................................................. 52
Bảng 3.7: Thang đo Nhóm tham khảo ....................................................................... 53
Bảng 3.8: Thang đo Quyết định ................................................................................. 53
Bảng 4.1: Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................... 55
Bảng 4.2: Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................... 57
Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ............................................................ 62
Bảng 4.4: Kết quả phép xoay nhân tố ........................................................................ 62

Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ............................................................ 62
Bảng 4.6: Kết quả ma trạn xoay nhân tố ................................................................... 63
Bảng 4.7: Kết quả của giá trị phương sai trích giải thích cho các biến độc lập ........ 64
Bảng 4.8: Mức độ tương quan ................................................................................... 66
Bảng 4.9: Tương quan Person ................................................................................... 67
Bảng 4.10: Ma trận xoay lần 2................................................................................... 68
Bảng 4.11: Tóm tắt mô hình ...................................................................................... 69
Bảng 4.12: Bảng ANOVA ......................................................................................... 70
Bảng 4.13: Trọng số hồi quy ..................................................................................... 70
Bảng 4.14: Kiểm tra tính độc lập của sai số .............................................................. 76
Bảng 4.15: Đo lường đa cộng tuyến .......................................................................... 76
Bảng 4.16: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 78


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình hành vi người tiêu dùng đơn giản ................................................. 18
Hình 2: Mô hình hành vi người tiêu dùng cụ thể ...................................................... 19
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng .......................................... 19
Hình 3: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................... 25
Hình 4: Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) ...... 27
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
TTNN của sinh viên Trường Đại học Nha Trang .......................................................... 28
Hình 6: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng
Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM của tác giả La Vĩnh Tín .................... 30
Hình 7: Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Đức Hoàn - 2017................................. 31
Hình 8: Mô hình hành vi tiêu dùng và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
khóa học tiếng anh tại các trường ngôn ngữ ở tỉnh Phatthalung của học sinh Trường trung
học (Chuleekorn Yangyuen - 2010) ............................................................................... 33
Hình 9: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 37
Hình 10: Sơ đồ quy trình nghiên cứu........................................................................ 41

Hình 11: Sơ đồ các bước nghiên cứu định lượng chính thức ................................... 46
Hình 12: Đồ thị phân tán Scatter (Scatterplot) ......................................................... 73
Hình 13: Biểu đồ tần số Histogram .......................................................................... 74
Hình 14: Đồ thị P-P Plot của phần dư ...................................................................... 75



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn Trung tâm Anh ngữ của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
đó đưa ra được những hàm ý và những đề xuất thích hợp cho các Trung tâm. Nghiên cứu
được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Nhóm
sử dụng phần mềm SPSS 20 để: Đánh giá trung bình từng nhóm nhân tố bằng phương
pháp thống kê mô tả (descriptives); Kiểm tra độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha);
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), hệ số
KMO (Kaiser- Mayer- Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA; Phân tích tương quan
Pearson giữa các yếu tố; Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính; Kiểm
định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent
–sample T –Test); Phân tích phương sai một yếu tố (Anova). Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Trung tâm Anh ngữ của giới trẻ
tại TP.HCM: Truyền thông (0,246), Vị trí (0, 155), Danh tiếng (0,092), Nhóm tham khảo
(0,084). Từ đó, nhóm đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể dựa trên những yếu tố
ảnh hưởng trên.



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lí do chọn đề tài

Hiện nay đất nước ta đã và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại

hóa, hội nhập với cộng đồng quốc tế về kinh tế - chính trị - văn hóa và vươn ra thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước và thương mại hóa, việc sử dụng tiếng Anh để giao
tiếp nhanh chóng trở thành yêu cầu cơ bản.
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng có khoảng 1,5 tỷ người đang
nói tiếng anh trên toàn cầu và khoảng 1 tỷ người khác đang trong quá trình học nó. Còn
ở Việt Nam, theo một điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á
(SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày ở các công ty, các
tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều, chiếm 69% tiếng anh ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng lương.
Chứng chỉ bằng A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ là 26%,
chứng chỉ khác như TOEFL hay IELTS là 9%. Ở các trường đại học cũng đã và đang
yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng anh quốc tế với các mức điểm khác nhau: TOEIC 405- 650
điểm, IELTS 4.0 - 6.0 và các văn bằng tương đương của TOEFL, ACE, B1…
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam là một
trong những nước đón đầu xu hướng này và được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là
thị trường lý tưởng và đầy tiềm năng. Ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng là một
trong những công cụ hữu hiệu góp phần vào quá trình hội nhập, phát triển và giao lưu
quốc tế. Trong đó, TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục quan trọng
và lớn nhất tại Việt Nam. Là nơi giao thoa, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, tập
đoàn đa quốc gia và đa phần các công việc đều yêu cầu có trình độ tiếng Anh ở các cấp
độ khác nhau. Ngoài ra, TP. HCM có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, các trường Trung
học phổ thông, các trường đào tạo nghề. Do đó, việc học tiếng Anh của giới trẻ luôn
được quan tâm và chú trọng.

1


Do đó, để đáp ứng nhu cầu trên, mỗi năm TP. HCM có thêm hàng chục TTAN
ngữ đăng kí mới và mở thêm cơ sở đào tạo, gây nên sự canh tranh gay gắt giữa các trung

tâm. Theo thống kê, tính đến tháng 7/2017, toàn thành phố có 606 trung tâm ngoại ngữ,
tin học; trong đó có 408 trung tâm dạy ngoại ngữ (số trung tâm dạy tiếng Anh chiếm gần
90%, còn lại dạy tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Hoa, tiếng Đức, Tây Ban Nha và tiếng Việt
cho người nước ngoài). Một số TTAN thu hút người học nhất hiện nay tại khu vực TP.
HCM, phải kể đến như: Hội đồng Mỹ (VUS), Hội đồng Anh (Bristish Council), TTAN
Apollo, các TTAN tại Đại học Xã hội và Nhân Văn, TTAN Không Gian… Số lượng
trung tâm đang phát triển mạnh cả về quy mô lẫn hình thức quảng cáo bắt mắt. Điều này
cũng khiến người học băn khoăn và khó lựa chọn cho mình một trung tâm theo học phù
hợp.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn TTAN của giới trẻ tại TP. HCM” để khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm của học viên. Từ đó đưa ra kết quả
và những đề xuất nhằm giúp các trung tâm trên địa bàn TP. HCM cải thiện cũng như xây
dựng các chiến lược phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút học viên đến với trung
tâm mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn TTAN của giới trẻ tại TP. HCM. Trên cơ sở đó đưa ra được những hàm ý
phục vụ cho TTAN tại địa phận TP. HCM phát huy được những lợi thế hiện có cũng như
có những sự cải tiến thích hợp thích ứng được nhu cầu của học viên và nâng cao chất
lượng đào tạo, rèn luyện tại các trung tâm. Nhằm tạo vị thế cạnh tranh của các TTAN
trên địa bàn thành phố.


2


1.2.2.
-

Mục tiêu cụ thể

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTAN của giới trẻ tại TP.
HCM.

-

Phân tích từng nhân tố đến sự lựa chọn TTAN của giới trẻ tại TP. HCM.

-

So sánh sự khác biệt trong quyết định chọn TTAN của giới trẻ tại TP. HCM.

-

Đánh giá sự ảnh của từng nhân tố đến sự lựa chọn TTAN của giới trẻ tại TP.
HCM.
Từ những phân tích đánh giá trên, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp, đề xuất

nhằm cải thiện và xây dựng các chiến lược phù hợp để thu hút học viên cho các TTAN
tại TP. HCM.
1.3.
-


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn
TTAN của giới trẻ tại TP. HCM.

-

Khách thể nghiên cứu: giới trẻ độ tuổi từ 16 - 25 tuổi đã hoặc đang tham gia các
khóa học Tiếng Anh tại TTAN.

-

Phạm vi nghiên cứu: TP. HCM.

-

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng tháng 3 đến tháng 5
năm 2019.

1.4.

Không gian nghiên cứu: Các nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên

cứu định lượng
-

Nghiên cứu định tính bao gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả,
phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học.


-

Nghiên cứu định lượng sử dụng phần mềm SPSS để:

 Đánh giá trug bình từng nhóm nhân tố bằng phương pháp thống kê mô tả
(descriptives)

3


 Kiểm tra độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha).
 Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity),
hệ số KMO ( Kaiser – Mayer – Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA.
 Phân tích tương quan Pearson giữa các yếu tố.
 Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính.
 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập
(Independent – sample T – Test).
 Phân tích phương sai một yếu tố (Anova).
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Cung cấp và đóng góp thêm thông tin, lý thuyết về việc quyết định chọn học
TTAN cho những nghiên cứu có liên quan về giáo dục và đào tạo.
1.5.2.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết quả cuối cùng của bài nghiên cứu này hỗ trợ cho các TTAN xác định được
các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn TTAN của giới trẻ. Từ đó, cho ra các chiến
lược, chương trình đào tạo dựa vào các nhân tố ảnh hưởng này sao cho phù hợp với nhu
cầu của giới trẻ, tạo lợi thế cạnh tranh trong cùng ngành.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp sinh viên bày tỏ quan điểm của bản thân và
nâng cao tầm quan trọng của mình trong việc nâng cao chất lượng học tập tiếng anh.
1.6.

Kết cấu đề tài
Gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Tổng quan tình hình hoạt động của các TTAN tại TP. HCM

2.1.1.

Khái niệm về TTAN


2.1.1.1. Khái niệm về TTAN
Theo Thông tư Quyết định số 32/2017/QĐ - BGDĐT ngày 4 tháng 6 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm
ngoại ngữ, tin học, trung tâm ngoại ngữ trong đó có TTAN được định nghĩa như sau:
Trung tâm ngoại ngữ - tin học (bao gồm trung tâm ngoại ngữ - bao gồm TTAN, trung
tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học) là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên
chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục. Trung tâm ngoại
ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
Như vậy, TTAN là loại hình giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi dưỡng anh
ngữ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. TTAN có tư cách pháp nhân, có con dấu có tài
khoản riêng.
2.1.1.2. Các loại hình Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học
Theo thông tư số: 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo) và theo điều 2 của thông tư 21/2018/TT - BGDĐT thì Trung
tâm ngoại ngữ - bao gồm TTAN, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân, bao gồm:
-

Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo
Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con
dấu và tài khoản riêng.

-

Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành
lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

-


Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh
tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo

5


Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và
tài khoản riêng
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học:
-

Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại
ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu của người học.

-

Tuyển sinh và quản lý người học.

-

Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học.

-

Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp chứng
chỉ ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân khi đủ điều kiện theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


-

Thực hiện các công việc có liên quan như biên dịch, phiên dịch, lập trình, cài đặt
phần mềm.

-

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,
giáo viên của trung tâm.

-

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu phát triển trung tâm, nâng cao chất lượng giáo
dục.

-

Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

-

Được xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù
hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

-

Xây dựng nội quy, quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc trung tâm;
quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến lược
phát triển của trung tâm.


-

Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm và được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi
theo quy định của pháp luật.

6


2.1.2.

Tiềm năng của thị trường

Trong thời đại hội nhập, mở rộng như hiện nay bên cạnh một kiến thức chuyên
môn vững chắc các doanh nghiệp còn đòi hỏi tiếng anh như một kỹ năng bắt buộc. Tiếng
anh được xem là thứ tiếng có thể dùng trên diện rộng nhất, tại nhiều quốc gia nhất. Ngoài
nước Anh, có 60 trên tổng số 196 quốc gia xem tiếng anh là ngôn ngữ chính thức. Tiếng
anh được sử dụng trong ngoại giao toàn cầu, là thứ tiếng chính thức của Liên minh châu
Âu, của Liên hợp Quốc, khối NATO, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu và nhiều tổ
chức, liên minh quốc tế khác.
Có khoảng 1,5 tỷ người đang nói tiếng Anh trên toàn cầu và khoảng một tỷ người
khác đang trong quá trình học. Do vậy, là một sinh viên hoặc bất kỳ người đi làm nào
đều cần trang bị thứ ngôn ngữ thông dụng này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
bản thân so với đối thủ và tạo cho mình nhiều cơ hội trong công việc hơn nữa. Bà Phan
Thị Thu Hương - Phó Tổng giám đốc Hành chính Nhân sự công ty Thiên Long khẳng
định: "Hiện nay một số nhà tuyển dụng xem khả năng ngoại ngữ là tiêu chí đầu tiên để
sàng lọc ứng viên".
Theo thống kê, 55% website trên thế giới viết bằng tiếng Anh, nhiều hơn tất cả
các thứ tiếng khác cộng lại, bỏ xa thứ ngôn ngữ được dùng nhiều thứ hai là tiếng Nga
với 6% website. Bạn có thể tìm bất cứ thông tin gì cần biết bằng cách gõ từ khóa bằng
tiếng Anh, ngoài ra, tiếng Anh cũng là ngôn ngữ của khoa học. Có 95% bài viết được

thu thập tại Viện Thông tin Khoa học, Mỹ được viết bằng tiếng Anh, dù một nửa trong
số đó đến từ các nước không nói thứ ngôn ngữ này. Để tiếp cận được lượng kiến thức
lớn của nhân loại, cần thiết phải hiểu và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo.
Sinh viên hoặc những người đi làm ngày càng ý thức được tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh. Cũng vì lẽ đó, thị trường này rộng mở dành cho các doanh nghiệp
đầu tư và khai thác thị trường. Ngoài ra, công nghệ và internet ngày càng phát triển
mạnh, là nguồn bổ trợ để các TTAN trên địa bàn TP. HCM và cả nước có thể phát triển
một cách lớn mạnh, phương pháp học đa dạng, hiện đại và hiệu quả.

7


2.1.3.

Tình hình hoạt động của các TTAN tại TP. HCM

Để đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ “vua” – Tiếng Anh – các TTAN liên tục ra
đời hoặc mở thêm cơ sở đào tạo mới. Hiện tại TP. HCM đang là nơi tập trung đông nhất
các TTAN với quy mô và chương trình đào tạo khác nhau. Theo thống kê của Sở GDĐT TP.HCM, tính đến tháng 7 - 2017, toàn thành phố có hơn 600 trung tâm dạy ngoại
ngữ với hơn 700.000 lượt học viên.
Một số TTAN trong nước tiêu biểu như: Trung tâm ngoại ngữ của trường Xã hội
và Nhân văn, Trung tâm của Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM, Trung tâm ngoại ngữ
trường đại học Quốc tế Sài Gòn, Trung tâm của trường Đại học Quốc gia TP.
HCM,…Ngoài ra còn có sự tham gia của các TTAN vốn nước ngoài, các trung tâm mang
tên quốc tế như Viện Ngôn ngữ Quốc tế ILA, Anh ngữ Apollo Việt Nam, Anh ngữ
CleverLearn, Ngoại ngữ Quốc tế APU, British Council, Hội Việt Mỹ VUS... Đây là
những cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài. Dù chiếm số nhỏ trong số hơn 200 cơ sở
ngoại ngữ do Sở Giáo dục – Đào tạo TP. HCM quản lý nhưng những cơ sở này hiện
đang chiếm lĩnh thị phần cao cấp.
2.2.


Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

2.2.1.

Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA): Hành vi người tiêu dùng là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người mà qua
sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi người
tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành
động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
Theo Kotler và Levy, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.
Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm người lựa
chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm hay dịch vụ, những suy nghĩ đã có,

8


kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ (Solomon
Micheal- Consumer behavior 1992).
Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997), hành vi người tiêu
dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi
trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
Theo Peter D. Bennet (1998), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà
người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch
vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Charles W. Lamb, Joseph F.Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi con
người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa

chọn và loại bỏ một sản phẩm hay dịch vụ.
Vậy qua các định nghĩa trên, hành vi người tiêu dùng là:
-

Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng

-

Sự năng động và tương tác vì nó chịu sự tác động bởi các yếu tố từ môi trường
bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy

-

Bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm dịch vụ

2.2.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

2.2.2.1. Những yếu tố trình độ văn hoá
Những yếu tố về trình độ văn hoá có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến hành
vi của người tiêu dùng. Bao gồm: nền văn hoá, nhánh văn hoá và địa vị xã hội của người
tiêu dùng.
Văn hóa
Là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người.
Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài. Ví dụ: đứa trẻ
học tập được những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong và hành vi
đặc trưng cho gia đình của mình và những thể chế cơ bản của xã hội.
Nhánh văn hoá


9


Bất kỳ nền văn hoá nào cũng bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ hơn hay
nhánh văn hoá đem lại cho các thành viên của mình khả năng hoà đồng và giao tiếp cụ
thể hơn với những người giống mình. Nhánh văn hoá bao gồm: các dân tộc, các tôn giáo,
các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Nhiều nhánh văn hoá tạo nên những khúc thị
trường quan trọng và những người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và
chương trình marketing theo nhu cầu của các nhánh văn hoá.
Địa vị xã hội
Là những bộ phận tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo
thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm quan trọng, lợi ích và hành vi
đạo đức giống nhau ở các thành viên.
2.2.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội
Những yếu tố mang tính chất xã hội như những nhóm, gia đình, vai trò xã hội và
các quy chế xã hội chuẩn mực là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người
tiêu dùng có mức độ ảnh hưởng khá cao đến hành vi mua của người tiêu dùng.
Các nhóm tiêu biểu
Rất nhiều nhóm chuẩn mực có ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với hành vi của
con người. Các nhóm tiêu biểu là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (tức là khi tiếp
xúc trực tiếp) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Những nhóm có ảnh
hưởng trực tiếp đến con người được gọi là những tập thể các thành viên. Đó là những
nhóm mà cá nhân nằm trong đó và tác động qua lại với chúng. Cá nhân cũng chịu ảnh
hưởng của cả những nhóm mà nó không phải là thành viên.
Các nhóm tiêu biểu ảnh hưởng đến mọi người ít nhất là theo ba cách:
-

Thứ nhất, cá nhân đụng chạm với những biểu hiện hành vi và lối sống mới đối
với nó.


-

Thứ hai, nhóm tác động đến thái độ của cá nhân và quan niệm của nó về bản thân
mình.

10


-

Thứ ba, nhóm thúc ép cá nhân ưng thuận, do đó có thể ảnh hưởng đến việc cá
nhân lựa chọn hàng hóa và nhãn hiệu cụ thể.
Gia đình
Là một tổ chức tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội. Các thành viên trong gia

đình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của người mua.
Vai trò và địa vị
Cá nhân là một thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội, vị trí của mỗi người
trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của người đó. Người tiêu
dùng thường chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị của họ.
2.2.2.3. Các yếu tố mang tính chất cá nhân
Những nét đặc trưng bề ngoài của con người đặc biệt là tuổi tác giai đoạn của chu
trình đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, kiểu nhân cách và ý niệm về bản
thân.
Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình
Cùng với tuổi tác cũng diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danh mục
những mặt hàng và dịch vụ được mua sắm.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hoá và dịch vụ được
chọn mua. Nhà hoạt động thị trường cố gắng tách ra những nhóm khách hàng nhập theo

nghề nghiệp quan tâm nhiều đến hàng hoá và dịch vụ của mình. Công ty có thể chuyên
sản xuất những mặt hàng cần thiết cho một nhóm nghề nghiệp cụ thể nào đó.
Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hoá
của họ. Nó được xác định căn cứ vào phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm và phần có
khả năng vay và những quan điểm chi đối lập với tích luỹ.
Lối sống

11


Những người thuộc cùng một nhánh văn hoá, cùng một giai tầng xã hội và thậm
chí cùng một nghề nghiệp có thể có lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống là những
hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới được thể hiện ra trong hoạt động,
sự quan tâm và niềm tin của nó. Lối sống phác hoạ bức chân dung toàn diện của con
người trong sự tác động qua lại giữa nó với môi trường xung quanh.
Kiểu nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có một kiểu nhân cách hết sức đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi
mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con
người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của anh ta có trình tự tương
đối và ổn định. Biết kiểu nhân cách có thể có ích khi phân tích hành vi của người tiêu
dùng nếu tồn tại mối liên hệ nhất định giữa kiểu nhân cách và việc lựa chọn hàng hoá
hay nhãn hiệu.
2.2.2.4. Các yếu tố có tính chất tâm lý
Các yếu tố có tính chất tâm lý cũng nằm trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
của người tiêu dùng có mức ảnh hưởng lớn đến hành vi người mua. Hành vi lựa chọn
mua hàng của cá thể cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ bản có tính chất tâm lý sau:
động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ.
Động cơ
Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm

cách và phương thức thoả mãn nó. Tuỳ theo mức độ quan trọng các nhu cầu được sắp
xếp theo thứ tự như sau: những nhu cầu sinh lý, những nhu cầu tự vệ, những nhu cầu xã
hội, những nhu cầu được tôn trọng và những nhu cầu tự khẳng định mình. Con người sẽ
cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi mà nó đáp ứng được
một nhu cầu quan trọng nào đó thì lập tức trong một thời gian nào đó không còn là động
cơ thúc đẩy nữa. Đồng thời lại xuất hiện sự thôi thúc thoả mãn nhu cầu tiếp sau được
xếp theo mức độ quan trọng.
Tri giác

12


×