Giaùo aùn GDCD 6 – (08-09) Phaïm Thò Thu Hoa
Tuần 5
Bài 4(1 tiết):
LỄ ĐỘ
3. Giới thiệu bài mới: (3ph)
* Trò chơi: Ai nhanh hơn? (2HS xung phong)
- Cho 2HS làm bai tập TNKQ (A4): Cho 2HS làm BT 1 (THCD 6 – 13) về
những biểu hiện của tính lễ độ và đánh dấu theo 2 cột:
HS1: Đồng ý; HS2: Không đồng ý
- GV hỏi thêm: Vì sao em đồng ý (không đồng ý)? → HS nhận xét, GV kết
luận, ghi điểm nếu HS trả lời đúng → GV giới thiệu bài mới
I- Tìm hiểu truyện đọc: Em Thuỷ (sgk tr 11)
H1: Nêu những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?
Đối với khách Đối với bà
- Chào khách, mời vào nhà…
- Kéo ghế mời khách ngồi.
- Đi pha trà mời khách.
- Tiếp chuyện khách lễ phép, vui vẻ…
- Tiễn khách với lời mời, chào, đúng
mực, lịch thiệp…
- Giới thiệu khách với bà: Thưa bà…
- Đi pha trà mời mời bà (trước khi mời
khách) = 2 tay.
- Thuỷ xin phép bà nói chuyện với
khách.
H2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện?
Những việc làm đó của Thuỷ là biểu hiện của 1 cô bé ngoan, lễ độ.
II- Nội dung bài học
2. Vì sao phải sống có lễ độ?
●HĐ 2: P
2
thảo luận nhóm → Vì sao phải sống có lễ độ? (Giấy A4- 4
trang rời)
Câu 1: Tìm những biểu hiện của lễ độ đối với ông bà, cha mẹ và người lớn
tuổi?
Đối tượng Biểu hiện, thái độ
- Ông, bà, cha, mẹ:
- Anh chị em trong gia đình:
- Chú, bác, cô, dì:
- Đối với thầy cô giáo và người già cả,
lớn tuổi:
- Với người nhỏ tuổi hơn:
- Tôn kính, biết ơn.
- Quí trọng, đoàn kết, hoà thuận.
- Quí trọng, gần gũi, chào hỏi đúng
phép.
- Kính trọng, lễ phép.
- Nhường nhịn…
Câu 2: Tìm những hành vi thể hiện lễ độ?
Hành vi lễ phép Hành vi lịch sự
- Chào hỏi lễ phép.
- Đi xin phép, về chào hỏi.
- Trên kính, dưới nhường.
- Gọi dạ, bảo vâng…
- Biết cảm ơn, xin lỗi.
- Khiêm tốn, học hỏi…
-1-
Giaùo aùn GDCD 6 – (08-09) Phaïm Thò Thu Hoa
Câu 3: Tìm những hành vi trái với lễ độ?
Thái độ Hành vi
- Vô lễ:
- Lời ăn tiếng nói thiếu văn
hoá (hỗn xược: hỗn láo, láo
xược)
- Ngông nghênh:
- Thiếu lịch sự:
- Cãi lại cha mẹ. - Làm ồn khi cha mẹ tiếp khách.
- Nói trống không. Nói leo. Nói tục, chửi bậy.
Lời nói cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi
người. Hay ngắt lời người khác.
- Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội,
học làm sang.
- Ngồi vắt chân lên ghế … xun xoe, khúm núm,
hành vi kệch cỡm.
- Đi qua trước mặt người khác mà không xin
phép.
Câu 4: Vì sao phải sống có lễ độ?
- Sống có lễ độ sẽ được mọi người tôn trọng, quí mến. Giúp cho quan hệ giữa
con người với nhau được tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
- Thái độ, hành vi vô lễ, mất lịch sự… sẽ bị mọi người xa lánh, khinh ghét; làm
cho mối quan hệ xã hội không được tốt đẹp.
* Tham khảo:
1- BT8 (THCD 6 tr 14,15) :
Cả lớp đang kiểm tra bài tập môn sinh. Thắng vừa ngồi vừa đứng để làm bài.
Cô giáo: Thắng ! Tại sao em lại đứng lên như vậy?
Thắng: Em có làm sao đâu !
Cô giáo: Em dễ dàng nhìn bài của bạn, cô cho em điểm O !
Thắng: Tuỳ cô !
Cô giáo: Em thật vô lễ ! Cô mời em ra khỏi lớp.
Thắng: Thì ra !
a) Em có ý kiến gì về thái độ của Thắng?
b) Theo em, trong nhà trường chúng ta hiện nay có nhiều bạn như Thắng
không? Em sẽ có thái độ như thế nào với hành vi đó?
Trả lời:
a) Thắng có thái độ lấc cấc, vô lễ (không tôn trọng quy tắc xử sự đạo đức chung
của truyền thống dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không tôn trọng kỉ luật (đứng –
ngồi tự do trong giờ kiểm tra).
b) Trong nhà trường chúng ta hiện nay vẫn còn có những bạn như Thắng....Nêu
cách giúp bạn sửa lỗi...
-2-
Giaùo aùn GDCD 6 – (08-09) Phaïm Thò Thu Hoa
2- CA DAO, TỤC NGỮ, DANH NGÔN NÓI VỀ LỄ ĐỘ:
♣ Ca dao: 1/ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nòi cho vừa lòng nhau.
♣ Thành ngữ, tục ngữ:
1- Đi thưa về gửi 2- Lời nói gói vàng 3- Trên kính, dưới nhường.
4- Kính lão đắc thọ 5- Lá lành đùm lá rách 6- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
7- Gọi dạ bảo vâng. 8- Đi hỏi về chào. 9- Trọng người là tự trọng mình.
10- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
11- Nhanh đi thì được, chậm chào thì trượt.
♣ Danh ngôn:
1- “Lời nói tử tế là âm nhạc của thế gian” J.H. PHA-BRO
2- Một số câu trong cuốn “Đạo đức học” tập 2 của Ban dzelaze:
* “Nếu như sự khiêm tốn biểu hiện văn hoá đạo đức bên trong của con
người thì sự lễ độ là một trong những nét chủ yếu của văn hoá bên ngoài của họ”
* “Vì sự lễ độ bao hàm yếu tố tôn trọng người khác, nên nó là đặc trưng
quan trọng nhất của văn hoá bên ngoài”
* “Trong các đặc trưng của lễ độ, trước hết cần nêu lên sự tôn trọng kỉ
luật và những qui tắc sinh hoạt tập thể. Một người vô kỉ luật không mấy khi là
người có lễ độ”
-3-