Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHNN PTNT bình minh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.35 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết của chuyên đề ..................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................ 4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 5
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm chung về tín dụng................................................................... 6
2.1.2. Vai trò tín dụng ....................................................................................... 7
2.1.3. Bản chất tín dụng .................................................................................... 9
2.1.4. Phân loại tín dung.................................................................................. 10
2.1.5. Nguyên tắc cho vay ............................................................................... 12
2.1.6. Điều kiện cho vay ................................................................................. 14
2.1.7. Lãi suất cho vay ................................................................................... 15
2.1.8. Quy trình cho vay ................................................................................. 17
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ........................ 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 21
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 22
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH MINH ............................ 24
3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG ..................................... 27
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH MINH ..................................................... 30
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH..................................................... 33


3.3.1. Sơ đồ quản lý tại Ngân hàng ................................................................. 34
3.3.2. Chức năng điều hành ........................................................................... 35
3.4. CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH CHÍNH ............................................. 36
3.5. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................... 38
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH BÌNH MINH ...................................................................................... 45
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM............................ 48
4.1.1. Doanh số cho vay .................................................................................. 48
4.1.2. Doanh số thu nợ .................................................................................... 52
4.1.3. Tình hình dư nợ .................................................................................... 55
4.1.4. Tình hình nợ xấu .................................................................................. 58
4.2. Đánh giá hiệu quả tín dụng ....................................................................... 61
4.2.1. Hệ số thu nợ .......................................................................................... 61
vi


4.2.2. Vòng quay vốn tín dụng ........................................................................ 62
4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận .................................................................................. 64
4.2.4. Mức độ rủi ro tín dụng ......................................................................... 64
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NH NN&PTNN BÌNH MINH....................................................... 68
5.1. YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.................. 68
5.2. THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ................... 73

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 76
6.1. KẾT LUẬN................................................................................................. 76
6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78


vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình nhân sự .................................................................................... 41
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 44
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng ................................................................... 46
Bảng 4: Doanh số cho vay..................................................................................... 47
Bảng 5: Doanh số thu nợ ....................................................................................... 48
Bảng 6: Tình hình dư nợ ....................................................................................... 50
Bảng 7: Tình hình nợ xấu......................................................................................... 52
Bảng 8: Hệ số thu nợ ngắn hạn.............................................................................. 53
Bảng 9: Hệ số thu nợtrung – dài h ......................................................................... 56
Bảng 10: Vòng quay tín dụng ngắn hạn................................................................. 57
Bảng 11: Vòng quay tín dụng trung – dài hạn ....................................................... 59
Bảng 12: Tỷ suất lợi nhuận.................................................................................... 60
Bảng 13: Mức độ rủi ro tín dụng ngắn hạn ................................................................... 63
Bảng 14: Mức độ rủi ro tín dụng trung – dài hạn .................................................. 65

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 8
Hình 2: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn..................................................... 18
Hình 3: Tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn ........................................... 20

ix



Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Như chúng ta đã biết nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu thua xa các
nước trong khu vực. Hiện nay dù có nhiều chính sách đổi mới, nhưng ngành nông
nghiệp vẫn chưa tiếp cận tốt với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Một
mặt là ngành nông nghiệp tập trung ở nông thôn, phương tiện vận chuyển không
thuận lợi, là vùng sâu vùng xa, một điều quan trọng nhất là thiếu vốn đầu tư cho
trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.... Vì thế các tổ chức tín dụng được
xem là rất quan trọng trong vấn đề cấp vốn cho người dân, đặc biệt là ngân hàng
NHNN & PTNT chuyên cho vay về sản xuất nông nghiệp. Không riêng gì, NHNN
& PTNT Bình Minh hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho người cần vốn, góp phần
giúp nhân dân huyện Bình Minh có nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, nhằm cải thiện cuộc sống đưa nông thôn ngày càng phát triển phồn
vinh hơn. Qua đó cho thấy, vốn là nhu cầu rất quan trọng trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, vì vậy đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân
hàng NHNN & PTNT Bình Minh -Vĩnh Long” đã được thực hiện làm luận văn
tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích tình hình hoạt động tín dụng để
thấy được điểm mạnh mặt yếu của ngân hàng, trên cơ sở phân tích, đề xuất những
biện pháp trong việc cho vay theo đối tượng để nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu để thấy các mặt mạnh mặt yếu

trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Doanh số cho vay, thu nợ, có tăng qua các năm không?
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

1

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Tình hình dư nợ, nợ xấu tăng hay giảm qua các năm ?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động đó ? Giải pháp là gì ?
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Do lĩnh vực hoạt động của ngân hàng NHNN & PTNT Bình Minh khá đa dạng
và phong phú, đồng thời do thời gian thực tập có hạn, nên đề tài không thể phân tích
sâu sắc tất cả các hoạt động của ngân hàng. Mà đề tài chỉ tập chung vào việc phân
tích tình hình hoạt động tín dụng theo đối tượng cho vay tại ngân hàng NHNN
& PTNT Bình Minh qua ba năm gần đây nhất (2005-2007). Tù đó đưa ra những
biện pháp khắc phục những mặt còn yếu kém góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của đơn vị.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

2

SVTH: Võ Văn Phước



Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận:
2.1.1. Khái niệm chung về tín dụng:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng, để hiểu rõ về tín dụng chúng ta có
thể xem qua sơ đồ:
Người bán
hoặc
người cho vay

Hàng hóa, tiền

Người mua
hoặc
người đi vay

Phương tiện trao đổi
Tiền mặt

Mua chịu

Thanh toán
Con nợ

Chủ nợ

Như vậy một hoạt động được gọi là tín dụng phải có các điếu kiện sau:

- Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn)
- Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ.
- Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị ban đầu.
2.1.2.Vai trò tín dụng:
Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời
góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh
tế mũi nhọn.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

3

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp.
Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện “kinh tế mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương
tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
2.1.3. Bản chất tín dụng:
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng biểu hiện
bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà
người ta có thể sử dụng giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
trao đổi.
Để hiểu rõ hơn về bản chất tín dụng ta cần tìm hiểu sự vận động của tín dụng:

Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối
quan hệ với nhau thông qua cận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới
hình thức của tiền tệ hoặc hàng hoá.
Quá trình vận động của tín dụng thể hiện qua các giai đoạn:
+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay, tức vốn được chuyển
từ người cho vay sang người đi vay.
+ Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất, người đi vay được
quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích nhất định, nhưng không có quyền sỡ
hữu về giá trị đó mà tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định.
+ Thứ ba: Sự hoàn trả tín dụng, là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của
tín dụng, đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng.
2.1.4. Phân loại tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh doanh đã dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để
phân loại. Cụ thể:
*Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn đến 1 năm và được sử
dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt cá nhân.
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

4

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

- Tín dụng trung hạn: là khoản cho vay từ 1 đến 5 năm, đyựơc cung cấp để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công

trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp
vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
* Căn cứ vào đối tượng cho vốn tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng hình thành vốn lưu
động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho
sản xuất.
- Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố
định.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
-Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.
- Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên.
2.1.5. Nguyên tắc cho vay:
+Nguyên tắc 1: tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng.
+Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã
thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.1.6. Điều kiện cho vay:
Khách hàng muốn vay vốn thì phải hội đủ những điều kiện sau:
+Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp .
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời
sống.
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt


5

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ xấu trên 6 tháng.
+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, khả thi và có hiệu quả, hoặc
có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật.
+Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông
thôn Việt Nam.
Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc
điểm hoạt động của từng ngân hàng, đặc điểm của từng tài khoản vay, tùy thuộc và
môi tường kinh doanh.
2.1.7. Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay là triệu lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số
vốn cho vay phát ra trong một thời kì nhất định. Thông thường lãi suất cho vay tính
cho năm, quý, tháng.
- Có 2 loại lãi suất cho vay:
+ Lãi suất cho vay trong hạn:
Tùy theo thỏa thuận với khách hàng, Ngân hàng cho vay có thể áp dụng các loại
lãi suất sau khi cho vay.
Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được ngân hàng cho vay điều chỉnh lại theo định
kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Lãi suất cố định: Lãi suất cố định không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản
vay.

+ Lãi suất nợ xấu: Lãi suất cho vay nợ xấu thường cao hơn lãi suất cho vay trong
hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
2.1.8. Quy trình cho vay:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hang phát vay trực tiếp cho khách hàng khi đã
hoàn tất món vay cũ hay trực tiếp phát vay cho khách hàng mới của ngân hàng.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

6

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Hộ Sản Xuất

(1)

Cán bộ TD

(2)
(8)

(3)
(5)

Trưởng phòng TD
(4)


(6)
Thủ Quỹ

(7)

P. Kế Toán

Giám Đốc

Sơ đồ 1: QUY TRÌNH CHO VAY TRỰC TIẾP
(1) Khi cần vốn cho sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất đến ngân hàng làm thủ tục xin
vay.
(2) Khi nhận hồ sơ xin vay của ngân hàng, cán bộ tín dụng phụ trách sẽ tiến hành
thẩm định về phương án sản xuất và khả năng trả nợ của khách hàng.(không khả thi
thì không cho vay)
(3) Nếu thấy khả thi cán bộ tín dụng lập hồ sơ cho vay, trình cho trưởng phòng TD
(Tín Dụng) xem xét và phê duyệt.
(4) Sau đó trưởng phòng TD trình cho Giám Đốc duyệt.
(5) Giám Đốc duyệt, cán bộ TD phụ trách nhận lại hồ sơ.
(6) Cán bộ tín dụng phụ trách chuyển hồ sơ xuống phòng kế toán.
(7) Phòng kế toán nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành giải ngân cho hộ sản xuất.
(8) Thủ quỹ phát tiền cho hộ sản xuất.
Với hình thức cho vay này ngân hàng có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hộ sản xuất.
- Khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
Khó khăn:
- Mất nhiều thời gian, công sức do phải lập thủ tục và theo dõi từng hộ sản xuất.
- Địa bàn hoạt động rộng sẽ gặp khó khăn trong quản lý.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:

2.2.1. Hệ số thu nợ:

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

7

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Hệ số thu nợ biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay. Hệ số
thu nợ cao, công tác thu nợ tốt thì rủi ro tín dụng thấp.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

x 100%
Doanh số cho vay

2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngân hàng.
Thời gian thu hồi nợ nhanh thì vòng quay của vốn tín dụng nhanh, hoạt động đưa
vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng vay vốn tín dụng

=
Dư nợ bình quân

2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận:

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu
quả quản lý thu nhập của ngân hàng.
Lợi Nhuận
Tỷ Suất Lợi Nhuận =

x 100%
Doanh Thu

2.2.4. Mức độ rủi ro tín dụng:
Nợ xấu
Mức độ rủi ro tín dụng =

x 100%
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ảnh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và
chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét. Chỉ tiêu này càng cao cho
thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Mức độ rủi ro tín
dụng < 5% là tốt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo, những tài liệu có liên quan của ngân hàng, và
các thông tin từ sách,báo, đài, internet....
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

8

SVTH: Võ Văn Phước



Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu dựa vào thảo luận và trao đổi ý kiến với các anh chị, cô chú trong cơ
quan thực tập.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và so sánh sự biến động số liệu qua các
năm.
Dùng các phần mềm tin học: word, excel để trình bày và tính toán trong nghiên
cứu phân tích.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

9

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN BÌNH MINH (NHNN & PTNT BÌNH MINH)
3.1. Tình hình kinh tế xã hội địa phương:
Bình Minh là một huyện nằm dọc ven bờ sông Hậu cách thị xã Vĩnh Long 30 km
về phía Cần Thơ. Phía Tây và Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp huyện Tam
Bình tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ. Với địa hình tương đối bằng
phẳng, hệ thống kinh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông cả
đường thủy lẩn đường bộ.
Bình Minh có khí hậu ấm áp, lượng mưa dồi dào, nước ngọt quanh năm. Diện tích
đất tự nhiên là 243,1 Km2 chiếm 6,4% diện tích của tỉnh Vĩnh Long, dân số toàn

huyện trên 192.817 người, mật độ trung bình khoảng 793 người/km2. Dân cư ở đây
hầu hết sống bằng nghề nông, chỉ có một số ít quanh thị trấn sống bằng nghề kinh
doanh buôn bán. Trồng trọt là ngành kinh tế chính của huyện, với khoảng 74% dân
số sống bằng nghề nông, số còn lại sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và
ngành nghề khác. Bên cạnh đó có một số vùng chuyên canh như: khoai lang ở xã
Tân Quới, bắp cải và cà chưa ở Đông Bình, xà lách xoong ở Thuận An, bưởi năm
roi ở Mỹ Hòa, xoài cát hòa lộc ở Đông Thạnh và chôm chôm ở một số xã khác.
Trong năm qua Bình Minh tuy đã mở rộng diện tích gieo trồng nhưng do thời tuyết
không thuận lợi, dịch bệnh kéo dài làm cho năng suất giảm đáng kể.
Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng 34.669 ha, năng suất bình quân
4,88 tấn/ha.
Cây màu: diện tích gieo trồng cả năm 10.200 ha, các loại máu chủ lực vẫn là:
khoai lang, đậu nành, đậu xanh, dưa hấu, rau các loại.
Cải tạo vườn tạp 104 ha, diện tích trồng mới 98 ha nâng tổng diện tích vười cây ăn
trái lên 5.543 ha, trong đó vườn đang cho trái là 4.134 ha.
Chăn nuôi: phân bố trên diện rộng toàn huyện chủ yếu là nuôi heo, cá, bò, gà, vịt,
dê…..

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

10

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

3.2. Giới thiệu về NHNN & PTNT Bình Minh:
Chi nhánh NHNN & PTNT Bình Minh được tiếp quản vào năm 1975. Từ đó đến
nay nó dã qua nhiều lần đổi tên: Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp (1988), Ngân

Hàng Nông Nghiệp (1990), đến ngày 10/10/1997 có tên là NHNN & PTNT Bình
Minh trụ sở chính đặt tại 165/15 Ngô Quyền, khóm 1 thị trấn Cái Vồn huyện Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long. Cho đến nay NHNN & PTNT Bình Minh có 5 chi nhánh trực
thuộc đặt tại các xã Mỹ Thuận, Tân Quới, Tân Lược, Đông Bình, thị trấn Cái Vồn,
phòng giao dịch NHNN & PTNT thị trấn Cái Vồn.
Trong thời gian qua Chi nhành NHNN & PTNT Bình Minh đã tập trung vào khai
thác các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, tăng cường quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu
vốn cho người dân, giúp các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất mới tăng năng
suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn đầu tư vốn cho nhân
dân cải tạo vườn tạp hình thành các vườn cây đặc sản góp phần đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất từng bước nâng cao chất lượng đới sống của người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, chi nhánh NHNH & PTNT Bình Minh
đã tập trung cho sản xuất nông nghiệp chiếm triệu lệ khá cao trên tổng dư nợ cho
vay. Đối tượng chủ yếu là mô hình kinh tế tổng hợp, máy móc thiết bị và đê bao
ngăn lũ.
Trong lĩnh vực đời sống, chi nhánh NHNN & PTNT huyện Bình Minh cho vay
phát triển mạng lưới dạng nông thôn, xây nhà ở, chương trình nước sạch…góp phần
làm chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn.
Về tiểu thủ công nghiệp, Chi nhánh NHNN & PTNT huyện Bình Minh đã cho vay
phát triển ngành nghề truyền thống địa phương, từng bước tăng quy mô sản xuất và
làm cho ngành nghề truyền thống ngày càng được phát huy.
Về thương mại – dịch vụ thì trong thời gian qua Chi nhánh NHNN & PTNT huyện
Bình Minh đã cho vay luân chuyển hàng nghìn tấn hàng hóa phục vụ cho nhân dân
trong huyện.
Tuy địa bàn hoạt động rộng gồm 16 xã và một thị trấn với đội ngũ nhân viên còn
hạn chế về số lượng nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNN &
PTNT huyện Bình Minh quyết tâm sẽ đoàn kết khắc phục những khó khăn, phát huy
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

11


SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

những thế mạnh vốn có nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế địa
phương đặc biệt là nông nghiệp và nông thôn.
3.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành:
3.3.1. Sơ đồ quản lý tại ngân hàng:
Đối với bất cứ một tổ chức chính trị nào thì cơ cấu tổ chức vô cùng quan trọng,
bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức. Mà
nguồn lực mà đề tài muốn đề cập ở đây chính là nguồn lực con người - nguồn lực có
thể xem là quan trọng nhất, chiến lược nhất của bất kỳ tổ chức nào. NHNN&PTNT
cũng thế, với cơ cấu tổ chức hợp lý đúng người đúng việc, đã khai thác tối đa thế
mạnh về nguồn lực đố của đơn vị.
GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc
Tín Dụng

Phó Giám Đốc
Kế Toán

Bộ phận kiểm
soát

P. Tín dụng

P. Kế Toán


Chi Nhánh cấp 3

Đông Bình

Tân Quới

Tân Lược

Mỹ Thuận

Bàn Tiết Kiệm

Sơ đồ 2 :SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHNN&PTNT BÌNH MINH.
3.3.2. Chức năng điều hành:
* Giám đốc:
- Gám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
- Hướng dẫn giám sát thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt
động mà Ngân hàng cấp trên giao.
- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

12

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp


- Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.
* Phó Giám đốc:
- Gồm 2 phó giám đốc:
+ 1 phụ trách tín dụng.
+ 1 phụ trách kế toán.
- Phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm.
- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng
các quy tắc đề ra.
* Phòng tín dụng:
- Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng khách
hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ
sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra
tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cấu sử dụng vốn cần thiết để
phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên giám đốc để có quyết định cụ thể.
* Bộ phận kiểm soát:
- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Giám đốc, đề nghị nâng lương hoặc thi hành
kỷ luật đối với những nhân viên trong đơn vị.
- Giám sát các hoạt động về tình hình tài chính của Ngân hàng, đồng thời thanh
tra, kiểm soát tình hình giải thể, phá sản của đơn vị và báo cáo Ngân hàng tình hình
tài chính của đơn vị theo định kỳ.
- Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ Ngân hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động
trong phạm vi quy định của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát trển Nông thôn Việt
Nam.
* Phòng kế toán – kho quỹ:
- Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau đây:
+ Trưc tiếp giao dịch tại Hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho
khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

13

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho
vay, thu nợ , chuyển nợ xấu, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán khoản tiền lương đối
với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.
- Bộ phận kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng huyện Bình Minh có các chức năng
sau:
+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm
tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
+ Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân
quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
* Các chi nhánh cấp 3:
- Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Bình Minh đã có 4 chi nhánh Ngân hàng cấp 3 trực thuộc hoạt động trong
phạm vi 14 xã cách xa Ngân hàng huyện và một bàn tiết kiệm vừa thực hiện huy
động vốn vừa cho vay trên địa bàn thị trấn.
* Tổng quan về tình hình nhân sự:
Tổng số cán bộ trong Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình
Minh tính đến năm 2007 là 60 người.
Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI NHNN&PTNT BÌNH MINH
2005

2006

Tỷ

Trình độ

Người

trọng

Tỷ
Người

trọng

%
Đại học,Cao đẳng

2007
Người

%

39 76,47

44

80

Trung cấp

8 14,69


4

7,27

Sơ cấp

4

7,84

7

12,73

51

100

55

100

Tổng

Tỷ
trọng
%
48 67,86
4


7,14

8 14,29
60

100

(Nguồn: phòng kế toán)
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, NHNN & PTNT Bình
Minh đã không ngừng nâng cao số lượng lẫn chất lượng cũa đội ngũ cán bộ nhân

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

14

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

viên, số cán bộ có trình độ đại học điều tăng qua các năm để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của ngành, của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Việc thiếu nhân viên từ chất lượng đến số lượng không những làm giảm chất lượng
tín dụng mà cón ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, vì nếu chất lượng tín dụng
không cao có nghĩa là ngân hàng đang gặp rủi ro cao và điều đó làm giảm uy tín của
ngân hàng gây mất lòng với khách hàng.
3.4. Các loại hình kinh doanh chủ yếu:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Cho vay các pháp nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ nhằm thực hiện các dự án kinh doanh trong các
lĩnh vực: Ngư nghiệp, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, giao thông, Xây dựng,
Bưu chình viễn thông, Thương mại, Dịch vụ, Du lịch, Cơ sở hạ tầng, nhà ở….Đặc
biệt quan tâm cho vay các chương trình dự án phục vụ phát triển nông nghiệp và
nông thôn.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hang: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chi trả
kiều hối, chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, các nghiệp vụ
ủy thác.
3.6. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm
(2005-2007):
Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí kéo theo sự gia tăng lợi nhuận là kỳ vọng
cuối cùng của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Lợi nhuận là nguồn tạo vốn kinh doanh
bổ sung và duy trì hoặc cải tiến thanh danh cho Ngân hàng, là đòn bẩy quan trọng
khuyến khích cán bộ, nhân viên và Ban lãnh đạo phải nổ lực hơn nữa để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, dịch
bệnh trên cây trồng vật nuôi, thời tiết thất thường, giá cả các mặt hàng đều leo thang
đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó,
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng là mối
quan tâm của ban lãnh đạo. Nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tiếp tục
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

15

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp


duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm: 2005,
2006, 2007 có được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNN&PTNT BÌNH
MINH BA NĂM
Đơn vị: triệu đồng
2006/2005
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Số
tiền

2007/2006
Số

%

tiền

%

I. Doanh thu

32.662


37.435

39.889

4.773

14,61

2.454

6,56

1. Thu về HĐKD

32.391

37.186

39.613

4.795

14,80

2.427

6,53

1.1.Thu lãi


32.138

36.754

39.039

4.616

14,36

2.285

6,22

1.2. Thu dịch vụ

253

432

574

179

70,75

142

32,87


2. Thu khác

231

249

276

18

7,79

27

10,84

II. Chi phí

21.989

24.408

25.996

2.419

11,00

1.588


6,51

1. Chi HĐKD

18.334

20.220

21.641

1.886

10,29

1.421

7,03

2.Chi nghiệp vụ

1.305

1.763

1.876

458

35,10


113

6,41

3. Chi khác

2.350

2.425

2.479

75

3,19

54

2,23

10.633

13.067

13.893

2.434

22,89


826

6,32

III. Lợi nhuận

(Nguồn: Phòng tín dụng)

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

16

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp
45000
39889
40000
35000

37435
32662

30000
triệu đồng

25996
25000


24408

Doanh thu

21989

Chi phí

20000

Lợi nhuận

15000

13067

13893

10633
10000
5000
0
2005

2006

2007

Biểu đồ 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNN&PTNT BÌNH
MINH BA NĂM

Doanh thu: Trong ba năm qua, doanh thu của ngân hàng liên tục tăng có thể nói
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang có những tiến triển tích cực. Năm 2005
thì doanh thu đạt được là 32,662 triệu đồng, năm 2006 là 37,435triệu đồng tăng
14,61% so năm 2005 và đến năm 2007 thì doanh thu của ngân hàng đạt 39,889 triệu
đồng tăng 6,56% so năm 2006. Sự tăng nhanh về doanh thu của ngân hàng chủ yếu
là thu từ lãi cho vay và từ dịch vụ, còn thu từ các hoạt động khác là không đáng kể.
Đây là khoản thu chính của Ngân hàng, chiếm 97% tổng thu nhập. Tình hình thu
từ lãi cho vay cũng có sự gia tăng về số lượng. Năm 2005, thu từ lãi cho vay là
32.138 triệu đồng, năm 2006 là 36.754 triệu đồng tăng 14,36% so với năm 2005.
Năm 2007 thu từ lãi là 39.039 triệu đồng tăng 6,22% so năm 2006.
Với tình hình thu nhập như trên, khẳng định Ngân hàng đang có những bước phát
triển ổn định tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
việc gia tăng cho vay nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.
Bên cạnh việc tăng thu về số lượng Ngân hàng đang phấn đấu để có những khoản
thu đạt chất lượng nhằm tạo ra những bước đi vững chắc. Tăng cường cho vay các
hộ làm ăn có hiệu quả và uy tín, hạn chế cho vay các hộ làm ăn kém hiệu quả nhằm
đảm bảo nguồn thu đúng kỳ hạn, tránh tình trạng nợ xấu kéo dài gây khó khăn cho
việc kinh doanh.
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

17

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Còn thu từ dịch vụ: Chi nhánh đã triển khai thêm dịch vụ mới là dịch vụ rút tiền
mặt qua máy rút tiền tự động, chi lương qua thẻ ATM nên đã góp phần giúp thu dịch
vụ tăng mạnh từ 253 triệu đồng năm 2005 lên 432 triệu đồng năm 2006 tăng 70,75%

so năm 2005, năm 2007 là 574 triệu đồng tăng 32,87% so với năm 2006. Trong
tương lai thì đây là loại hình sẽ phát triển mạnh và tạo ra nguồn thu đáng kể cho
Ngân hàng.
Chi phí:Chi phí của ngân hàng trong ba năm qua cũng có sự tăng lên đáng kể, chủ
yếu chi cho hoạt động kinh doanh, năm 2005 chi 21,989 triệu đồng, năm 2006 chi
24,408 triệu đồng tăng 11% so năm 2005, năm 2007 chi 25,996 triệu đồng tăng
6,51% so năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí này là do trong những
năm gần đây, ngân hàng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường công tác tuyên
truyền, quảng bá, đồng thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móc khá hiện đại
và chi trả lãi tiền gửi.
Trong năm 2005 khoản chi trả lãi tiền gửi của Ngân hàng là 18.334 triệu đồng,
năm 2006 là 20.220 triệu đồng tăng 10,29% so năm 2005, năm 2007 chi trả lãi là
21.641 triệu đồng tăng 7,03% so năm 2006 điều này làm góp phần làm tăng tổng
chi. Sự gia tăng này là vì trong thời gian qua Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp
nhằm gia tăng nguồn vốn huy động như: tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng,
… Khi nguồn tiền huy động trong năm gia tăng, tất yếu sẽ làm chi phí trả lãi của
Ngân hàng gia tăng theo.
Mặc dù lượng tiền huy động có gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Nguồn vốn vay tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của
Ngân hàng ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng là khá cao, Ngân hàng cần
có biện pháp để cân bằng nguồn vốn huy động và vốn kinh doanh của mình nhằm
làm giảm chi phí tín dụng trong hoạt động kinh doanh cũng như góp phần nâng cao
lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.
Lợi nhuận: Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua liên tục tăng và đạt mức
tăng trưởng khá ổn định. Năm 2005 lợi nhuận của ngân hàng đạt 10,633 triệu đồng,
năm 2006 tăng lên 13,067 triệu đồng tăng 22.89% so năm 2005, năm 2007 tăng lên
13,893 triệu đồng tăng 6,32 % so năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

18


SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua là do việc thu lãi vay của ngân hàng có
hiệu quả, tuy rằng chi phí của ngân hàng tăng cao nhưng tốc độ tăng của chi phí
chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng tương đối ổn định. Cụ thể
thể hiện qua chỉ tiêu sau:
Tổng chi phí trên doanh thu 2005 (%) = 21.989/32.662 * 100% = 67,32 %
Tổng chi phí trên doanh thu 2006 (%) = 24.408/37.435 * 100% = 65,20 %
Tổng chi phí trên doanh thu 2007 (%) = 25.996/39.889 * 100% = 65,08 %
Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Chỉ số này
qua 3 năm có chiều hướng giảm, năm 2005 chỉ số này là 67,32%, năm 2006 là
65,20% và năm 2007 là 65,08%. Điều này thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.Tuy nhiên, chỉ số này khá gần với 1, nó cho thấy ngân hàng
còn yếu kém trong khâu quản lý chi phí. Ngân hàng cần phải có sự thay đổi trong cơ
cấu chi phí cho hợp lý để làm tăng lợi nhuận cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho
ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng có thể cắt giảm tối đa các khoản chi phí như
các khoản chi nội bộ, tránh lãng phí văn phòng phẩm, điện.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm qua đạt kết quả rất
tốt. Có được sự thành công này là do sự lãnh chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của ban
lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể cán bộ ngân
hàng, vì mục tiêu cao nhất của hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng được sự hỗ trợ
của các ban ngành có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trên các
lĩnh vực về tài chính cũng như về phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu
nhập và giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng
cần cố gắng hơn để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những

mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt
hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt

19

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH MINH
4.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Bình Minh
qua ba năm (2005-2007).
Hiện nay không chỉ có NHNN & PTNT Bình Minh mà kể cả những Ngân hàng
khác việc huy động vốn là một điều khó nhưng việc sử dụng vốn sao cho đạt hệu
quả là điều khó hơn. Một trong những vấn đề mà cán bộ tín dụng quan tâm là làm
sao sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, hạ thấp tỷ lệ rủi ro, đó là cả một nghệ thuật trong
kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán
bộ tín dụng, đồng thời nó quyết định sự tồn tại phát triển hay tiêu vong của ngân
hàng. Với diện tích cả huyện là 243,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
cao, số dân khoảng 192.817 người, trong đó khoảng hơn 75% sống bằng nghề nông,
nên hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT Bình Minh luôn nhắm vào thành phần
này để phát triển hoạt động tín dụng của mình.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt


20

SVTH: Võ Văn Phước


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNN&PTNT BÌNH MINH
BA NĂM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2006/2005

2007/2006

Số

Số

tiền

%


tiền

%

Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung - DH

323.712

327.673

411.155

3.961

1,22

83.482

25,48

73.701

71.362

93.047

-2.339


-3,17

21.685

30,39

306.152

304.696

368.323

-1.56

-0,48

63.627

20,88

78.245

75.542

89.561

-2.703

-3,45


14.019

18,56

156.023

179.000

221.832

22.977

14,73

42.832

23,93

96.029

91.849

95.335

-4.180

-4,35

3.486


3,80

717

552

891

-165

-23,01

339

61,41

1.091

971

845

-120

-11,00

-126

-12,98


Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung - DH
Tổng dư nợ
Ngắn hạn
Trung - DH
Nợ xấu
Ngắn hạn
Trung - DH

(Nguồn: Phòng tín dụng)
450000

triệu đồng

400000
350000
300000

411155
368323
327673
304696

323712
306152

250000
200000
150000


221832
156023

179000

100000
50000

717

0
2005

Doanh số cho vay

552
2006
Doanh số thu nợ

891
2007
Tổng dư nợ

Nợ xấu

Biểu đồ 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
NHNN&PTNT BÌNH MINH BA NĂM.
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt


21

SVTH: Võ Văn Phước


×