Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy hiệu quả môi trường biển và hải
đảo vào các môn học lớp 2
1.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Theo quy định của Công ước Luật biển 1982 được coi là văn kiện pháp lý đa
phương quan trọng nhất trong lịch sử của tổ chức này. Song trong những năm gần
đây, vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của mọi
người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía
Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Mặt khác
do nền khoa học kinh tế ngày càng phát triển nên đã thải ra một lượng thải khổng lồ
làm gây ô nhiễm môi trường và môi trường biển đảo, làm cạn kiệt các tài nguyên
biển. Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐBGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp
học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015”
Nên bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông dạy lồng ghép, thông qua các
dự án giáo dục môi trường biển đảo cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường
và cả xã hội, nhằm để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, đảo. Để làm tiền đề
chuẩn bị biên soan SGK có nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển,
đảo. Đồng thời cũng là sự yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập Quốc tế,
cùng phát triển của các quốc gia, nên hệ thống giáo dục của các nước đã tiến hành
giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo gắn với giáo dục các vấn đề xã hội.
Từ đó giáo dục thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng
của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, cùng chung sức, mà thực chất
là một cách để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo, có những năng lực chủ yếu,
thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Chính vì vậy chúng ta cần phải
có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách
hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ
quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết các thầy cô giáo là
những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà
còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ
quốc thân yêu. Do đó, Việc đưa lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo vàọ
một số môn học như Tiếng việt, Đạo đức, TNXH, Khoa học Lịch sử, Địa lý giúp
trang bị cho các em các kĩ năng sử dụng và khai thác tài nguyên biển, đảo một cách
hợp lý, bảo vệ môi trường và cách sống thân thiện với môi trường biển đảo là rất cần
thiết. Học sinh hiểu biết về giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, sức khỏe,
thể chất, tinh thần bản thân mình, biết hòa mình vào cộng đồng và sống tích cực, chủ
động, hài hòa, lành mạnh, có kỷ luật, có kế hoạch phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ. Đồng thời khi đánh giá chất lượng giáo dục phải tính đến những tiêu chí
đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo của người học.
Nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo ở Việt Nam xuất
phát từ yêu cầu của xã hội đối với giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa; vì giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính
xã hội. Từ đó nhiệm vụ triển khai thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho
học sinh do Ngành giáo dục thực hiện. Ngành giáo dục đã triển khai chương trình đưa
giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính
quy. Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo ở bậc tiểu học tập trung vào
các kĩ năng chính, kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói, thực hành; coi
trọng đúng mức các giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo trong cộng đồng, thích ứng
với những biến đổi môi trường đang và đã diễn ra hàng ngày trong xã hội hiện đại;
hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trí
tưởng tượng. Đồng thời giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và
thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương dân tộc, yêu chuộng hòa
bình, tự do. Các em cần ý thức được rằng các em học không chỉ để lập thân, lập
nghiệp mà còn vì tình yêu quê hương đất nước thôi thúc trong lòng và còn mang cả
tính chính trị.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên lồng ghép
hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo vào các môn học lớp 2” nhằm giúp
các em hiểu thêm về biển đảo quê hương từ đó có suy nghĩ và hành động đúng đắn về
biển, đảo của Việt Nam, bảo vệ môi trường biển đảo; bảo vệ chủ quyền biển đảo của
chúng ta, hình thành, rèn luyện cho các em những kỹ năng thích hợp nhằm góp phần
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo của đất nước.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Năm học 2013 – 2014 BGD&ĐT đã triển khai chỉ đạo ngành giáo dục
nước ta tổ chức các hoạt động dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường
biển đảo; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên và lãnh thổ chủ quyền của Việt
Nam, nhằm Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh trong nhà
trường phổ thông nói chung bậc tiểu học nói riêng là:
+ Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong các môn học nhằm giúp
học sinh bước đầu nhận thức vai trò, ý nghĩa to lớn của tài nguyên, môi trường biển
hải đảo đối với công cuộc phát triển quê hương đất nước và cuộc sống con người.
+ Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hòa hợp với thiên nhiên, môi
trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở lớp
trường và địa phương phù hợp với lứa tuổi.
+ Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở
đó hiểu được những tác động mà có thể gây ra, có thái độ tích cực tham gia các hoạt
động tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục về nội dung bảo vệ tài nguyên
môi trường biển đảo cho hoc sinh bằng con đường tích hợp với hoạt động giáo dục
thông qua các môn học trên lớp.
Tuy nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo để đạt hiệu quả tốt đòi hỏi
người giáo viên phải biết kết hợp nhiều yếu tố. Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo đòi hỏi phải có tính chủ động của học sinh đầu tiên. Trên cơ sở đó, mục tiêu
nhiệm vụ của đề tài nhằm hướng dẫn cho giáo viên biết lồng ghép giáo dục môi
trường biển đảo trong các tiết dạy. Trong một giờ giảng ngoài yêu cầu cung cấp kiến
thức cho học sinh còn yêu cầu cung cấp thêm giáo dục môi trường biển đảo cho các
em, nhưng vẫn đảm bảo không quá tải đối với học sinh. Muốn đạt được điều đó giáo
viên cần có một lượng kiến thức về nội dung và phương pháp giáo dục môi trường
biển đảo nhất định. Là giáo viên giảng dạy bậc tiểu học của trường, tôi đã tìm tòi
nghiên cứu đưa ra “Giúp giáo viên lồng ghép hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo vào các môn học lớp 2”.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các em học sinh lớp 2 thuộc trường tiểu học ...
1.4: Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong giới hạn hướng dẫn giáo viên biết
kết hợp giáo dục môi trường biển đảo trong từng bài giảng như: kĩ năng xác định giá
trị, kĩ năng hành động, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải
quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Thông qua hoạt động giáo dục được thực hiện
với chương trình hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học trường tiểu học Ea Truôl thuộc
đối tượng là học sinh dân tộc tại chỗ đang nhiều khó khăn.
1.5. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp quan sát- thực hành.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp.
1.
PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh trong các nhà trường phổ
thông, là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, nhằm phát triển toàn diện nền
giáo dục, thì Việt Nam cũng đưa nền giáo dục lên hàng đầu và đẩy mạnh phát triển
toàn diện trong những năm gần đây, đồng thời đã có chủ trương giáo dục bảo vệ môi
trường biển đảo và xác định giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh là một
trong những nội dung cơ bản để xây dựng: Trường học thân thiện - học sinh tích cực.
Hiện nay giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo đã chính thức được đưa vào nhà
trường phổ thông ở tất cả các cấp học có tính cấp bách và với nhiều cách tiếp cận
khác nhau: thông qua các môn học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua
các hoạt động Đoàn Đội, Sao nhi đồng... Tuy nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường biển
đảo muốn đạt hiệu quả tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp nhiều yếu tố.
Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo đòi hỏi phải có tính chủ động của học
sinh đầu tiên. Vì vậy, khi đưa vào chương trình lồng ghép với các môn học làm sao
cho có hiệu quả, nhất là khi giáo viên chỉ mới làm quen với các tài liệu hướng dẫn từ
đầu năm học này.
Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo được xác định là nhiệm vụ của giáo
dục nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh trong bối cảnh hội nhập Quốc
tế. Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh trong các nhà trường phổ thông
là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã
hội. Trong nền phát triển kinh tế thị trường, yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần
giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh. Ta có thể khẳng định, giáo dục
bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh tiểu học là trang bị cho các em một chiếc
cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại
không ngừng biến đổi.
Từ năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây cũng là một chủ trương cần
thiết và đúng đắn. Nhưng khi đưa vào chương trình lồng ghép với các môn học làm
sao cho có hiệu quả, Giáo viên cần chú ý tích hợp lồng ghép kiến thức đúng trọng
tâm, không sa đà không quá tải, không lan man, không làm mất trọng tâm bài học,
không chiếm nhiều thời gian của tiết học, cần lồng ghép trong nội dung bài học
không tách riêng thành đề mục riêng. Vì cái khó là giáo viên chỉ mới làm quen với
các tài liệu hướng dẫn từ đầu năm học này. Ngược lại nếu không có giáo dục bảo vệ
môi trường biển đảo, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình, cộng đồng và đất nước. Tuy nhiên, để giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo
cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Muốn
giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh, trước tiên người giáo viên cần có
vốn kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo đầy đủ. Không chỉ là những kiến
thức trong sách vở, tài liệu mà còn là những kinh nghiệm trong thực tế của bản thân,
có như vậy bài dạy mới đạt được hiệu quả.
II.2. Thực trạng.
Hiện nay môi trường các nước trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm
nặng nề, do gia tăng dân số quá nhanh, nền khoa học kinh tế đang phát triển nhanh,
đô thị hóa ở nhiều nơi, khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh
hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt. Đặc biệt có hiện tượng biển
tiến, biển lùi, nước biển dâng, hay có sóng thần. Ngoài ra vẫn còn sự tranh chấp của
các nước.Còn ở vùng biển nước ta trong những năm gần đây đang bị ô nhiễm và ngày
càng nghiêm trọng. Đã xẩy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây sạt
lở làm trở ngại và thiệt hại con người tài sản cho một số vùng, ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân như: tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản lượng cá đánh bắt gần bờ
giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt, bãi biển vắng khách du lịch,
thiếu nước ngọt trên các đảo,
Ví dụ: Môi trường hiện nay ở Việt Nam là:
- Suy thoái tài nguyên đất.
- Suy thoái tài nguyên nước.
- Rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.
- Suy thoái đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và đô thị hóa.
- Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.
- Khói bụi, tiếng ồn, rác thải vớt bừa bãi…quá tải như hình ảnh sau đây.
Bao gồm các yếu tố con người, tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Vì thế bảo vệ môi trường biển là điều
kiện hết sức có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững
của đất nước.
1.
Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Vừa qua BGD-ĐT đã triển khai tập huấn trang bị kiến thức cho giáo viên đầy
đủ về nội dung soạn dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo. Đã tổ chức
thực hiện đại trà soạn dạy lồng ghép vào các môn học có nội dung giáo dục tài
nguyên môi trường biển, đảo cho học sinh. Ngoài ra cán bộ giáo viên cũng đã có cơ
hội trải nghiệm như tham quan dã ngoại để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp
vụ.
- Địa điểm nhà trường nằm ở trung tâm các thôn buôn và chỉ hoạt động tại một
điểm trường chính, gia đình học sinh đa số ở gần trường nên thuận lợi cho việc các
em đến lớp học tập.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của
giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện để tổ chức dạy học.
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo trình độ chuẩn trở lên.
- Thường xuyên gần gũi trao đổi thông tin với gia đình học sinh. Vì vậy, có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý,
giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. Phụ huynh luôn đồng hành ủng hộ nhiệt
tình các hoạt động, phong trào của trường của lớp.
- Mặt khác hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng rất đầy đủ nên học
sinh có thể tự rút ra những bài học thông qua các thông tin trên truyền hình...
* Khó khăn:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh phổ thông nói
chung, bậc tiểu học nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn
như:
Các em học sinh tiểu học ít được giao tiếp rộng, chỉ tiếp xúc với gia đình và
những người trong buôn và chưa có cơ hội đi tham quan giã ngoại các vùng biển, đảo
để được nhìn thấy thực tế, mà các em chỉ được nhìn qua sách vở, và phim ảnh, truyền
hình…, nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số học sinh. Dẫn đến dạy lồng ghép giáo
dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh ở vùng đồng bào dân tộc tại chỗ gặp
nhiều khó khăn hơn, vì nhận thức và hiểu biết nắm bắt thông tin đại chúng, lĩnh hội
kiến thức còn hạn chế. Những khó khăn này thể hiện ở các phương diện như: khó
thống nhất các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo cho học sinh; mức độ
đảm bảo các yêu cầu sư phạm của các phương pháp, hình thức giáo dục bảo vệ môi
trường biển đảo cho học sinh ít được kiểm soát; đánh giá không được thực hiện có hệ
thống, v.v..
- Ý thức học tập và bảo vệ môi trường của các em chưa cao.
- Một số phụ huynh chưa thực sự nhận thức về bảo vệ môi trường. Kiến thức
về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu.
- Nhiều giáo viên tuổi đời cao chưa được tiếp cận nên việc áp dụng chưa đồng
bộ.
Đây là những vấn đề mới nên đa số giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong khi
thực hiện.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
Thực hiên giải pháp – biện pháp là thực hiến bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài
nguyên môi trường biển và hải đảo vì những năm học trước chúng ta đã thực hiện
lồng ghép bảo vệ môi trường nay lại thêm bảo vệ tài nguyên biển đảo đối với các em
có vẻ xa lạ, nhưng giáo viên có những hình thức giải pháp, biệp pháp phù hợp thì
không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là tích hợp, lồng ghép qua các hoạt động
hàng ngày của học sinh. Nội dung lồng ghép đơn giản, gần gũi thoải mái không gây
áp lực cho học sinh thì các em dễ dàng tự tìm hiểu nhận thức hơn về vẻ đẹp của biển,
hải đảo Việt Nam.
Ngoài ra có thể tổ chức hình thức là chào cờ đầu tuần BGH, TPT đội hoặc cuối
tuần tiết sinh hoạt tập thể giáo viên lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường
biển đảo, nhằm khắc kiến thức cho học sinh toàn trường.
1.
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thực tế trong những năm gần đây nhiều vùng biển nước ta đang bị ô
nhiễm và ngày càng nghiêm trọng. Vì thế mục tiêu của các biện pháp, giải pháp bảo
vệ môi trường biển đảo là điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.
Nội dung đề tài là chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình
thành và phát triển những năng lực cần thiết nhằm làm phong phú các hình thức thực
hiện hoạt động, tạo sức hấp dẫn cho học sinh, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung
giáo dục bảo vệ tài ngyuên môi trường biển, đảo. Vì đây là một vấn đề nóng, về biên
giới biển đảo luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo
dục theo hình thức tập trung học tập, tuyên truyền giáo dục thì mỗi người giáo viên
lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất
cao. Bên cạnh đó, biện pháp còn tăng cường tính hiệu quả của việc tích hợp mục tiêu
của giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo vào các môn học thông qua quá trình
giảng dạy các bài có liên quan đến vấn đề biển đảo, các tiết học chương trình địa
phương, các tiết hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục cho học sinh về tình yêu
biển đảo để tác động trực tiếp đến tình cảm của các em, giúp các em nhận thức đúng
đắn về một vấn đề thời sự liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước .
Đồng thời giúp cho hiệu quả giáo dục môi trường biển đảo trong bài giảng
được nâng cao. Cung cấp cho học sinh thêm giàu vốn kiến thức sống.
1.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Tổ chuyên môn đã được nhà trường tập huấn thống kê từ sách giáo khoa các
môn học lớp 2 và đã chọn ra những bài học liên quan đến vấn đề biển đảo. Từ đó giáo
viên có thể tích hợp toàn phần, bộ phận hay liên hệ tùy vào nội dung từng bài (tiết
học) để đưa ra tình huống có vấn đề gây hại ảnh hưởng đến môi trường biển, đảo.
Giáo viên chủ nhiệm cần có một số tiêu chuẩn như:
- Năng lực tổ chức.
- Khả năng diễn đạt tốt.
- Yêu thích hoạt động.
- Tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung, dễ gần.
- Thói quen làm việc trách nhiệm.
- Có sức khoẻ.
Ví dụ: Tùy theo nội dung từng bài mà giáo viên có thể lựa chọn lồng
ghép (Toàn phần, bộ phận hay liên hệ)
Môn: Đạo Đức lớp 2: Bài: "Giữ gìn trường, lớp sạch sẽ”
- Giáo dục tài nguyên, môi trường biển hải đảo trong môn đạo đức nhằm giúp
HS bước đầu nhận thức vai trò, ý nghĩa to lớn của tài nguyên, môi trường biển hải
đảo đối với công cuộc phát triển quê hương đất nước và cuộc sống con người;
Hình thành và phát triển các em thái độ , hành vi và tình yêu biển đảo
của quê hương, đất nước.
Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hòa hợpvới thiên nhiên;
Tích cực tham gia các hoạt động tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở
lớp trường và địa phương phù hợp với lứa tuổi.
Chúng ta có thể tích hợp bộ phận bằng cách chọn ngữ liệu trong sách giáo
khoa có nội dung giáo dục môi trường. Giáo viên dẫn dắt vấn đề - đặt câu hỏi để lồng
ghép giáo dục cho học sinh ở đất liền cũng như ở đảo đều phải bảo vệ môi trường
biển đảo, nếu không giữ gìn thì sẽ gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động 2: Chúng ta khai thác nội dung cho học sinh quan sát tranh và trả lời
câu hỏi. Sau chúng ta lồng ghép thêm câu hỏi, Các bạn đang làm vệ sinh và trồng cây
xanh để làm gì? Chúng ta cũng như các bạn học sinh ở ngoài biển đảo cần làm
những việc gì để bảo vệ môi trường biển, đảo? (Chúng ta cần phải giữ gìn vệ sinh và
trồng cây xanh để góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường màu xanh ở biển, đảo).
Học sinh ở những nơi không có biển thì có thể xem qua các băng hình, hoặc
hình ảnh....nhằm khơi dậy cho các em lòng yêu biển, đảo và tạo cầu nối giữa các bạn
học sinh ở đất liền với ngoài khơi biển đảo có tình cảm xích lại gần nhau hơn.
* Hoặc GV có thể lồng ghép tổ chức trò chơi.
Ví dụ: Cuối tiết học giáo viên giành khoảng 5 phút tổ chức học sinh chơi trò
chơi như sau:
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Và chuẩn bị các giải thưởng như các bông
hoa nhỏ chẳng hạn.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho 3 nhóm. Trong mỗi nhóm các bạn thi nhau tìm
các từ, cụm từ trong đó có từ biển hoặc đảo tiếp sức nhau lên bảng viết. Với thời gian
mỗi nhóm là 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ cụm từ có biển hoặc đảo thì nhóm
đó thắng cuộc.
Mục đích của trò chơi là giúp các em có tình cảm đẹp và tuyên truyền biết giữ
gìn về biển, đảo.
Đồng thời qua những trò chơi này giúp các em học sinh thích thú hơn khi được
học những bài học có liên quan về biển và các em sẽ nhớ nội dung bài lâu hơn.
Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 2: bài “Giữ sạch môi trường xung quanh nhà
ở”
Chúng ta có thể lồng ghép toàn phần bằng cách chọn hình ảnh, ngữ liệu
về giữ sạch môi trường xung quanh cũng như môi trường ở biển.
Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học:
Ví dụ: - Giáo viên đính tranh lên bảng hướng dẫn cho học sinh quan sát và đưa
ra câu hỏi học sinh trả lời:
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Ngoài giữ vệ sinh môi trường xung quanh chúng ta có cần giữ sinh môi trường
biển sạch sẽ không? Vì sao? (Có, vì các tài nguyên ở biển đã góp phần cho đời sống
con người, cũng như phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vậy mỗi chúng ta cần phải
bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo). Hình ảnh sau cho ta thấy cụ thể:
Môi trường biển đang còn bị ô nhiễm do người dân không có ý thức đã đổ rác
ra bờ biển làm ô nhiễm môi trường nước, hình ảnh dưới đây cho chúng ta thấy có rất
nhiều khách du lịch đang tắm trên biển, vậy mà trên bờ biển lại có rất nhiều rác, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người.
Hoặc giáo viên có thể lồng ghép vào bước phần liên hệ và giáo dục.
- Chúng ta cần phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường hằng ngày như: Môi trường
xung quanh, môi trường cây xanh, rau, hoa, quả... và môi trường biển nhằm đảm bảo
sức khỏe cho con người và cuộc sống.
Giáo viên đưa ra câu hỏi qua bài học đã cho ta thấy được cần phải giữa
vệ sinh môi trường xung quanh và môi trường biển, đảo có lợi gì?
(Có lợi là bảo vệ được sức khỏe con người và các tài nguyên biển, đảo...)
Môn: Tập đọc lớp 2: Bài: Trên chiếc bè (theo Tô Hoài)
- Giáo viên có thể lồng ghép tích hợp toàn phần ở nội dung câu văn “Bè theo
dòng nước trôi băng băng”
+ Giáo viên đặt câu hỏi đơn giản nhưng các em cũng hiểu được về biển: Nêu
dòng nước sông chảy đi đâu? (Chảy ra biển)
Đoạn 2: -Giáo viên có thể lồng ghép tích hợp các câu văn “những ả cua kềnh
cũng gương đôi mắt lồi” “Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp nhau cũng lăng xăng
cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả trên mặt nước”
Học sinh quan sát tranh:
Giáo viên đặt câu hỏi: Học sinh nêu được các con như gọng vó, ả cua kềnh, cá
thầu dầu? Được sinh ra và sống ở đâu? Có thể lồng ghép cua, cá biển để học sinh biết
được tài nguyên ở biển (được sinh ra và sống như ở dưới nước sông, hoặc nước biển.)
Qua thảo luận và hoạt động nhóm trên học sinh sẽ được thảo luận về những
bức tranh có các loài vật đang sống ở biển như hình ảnh: (con cua, con cá...) để các
em nắm vững khắc sâu hơn những loài vật, con vật, đang sống dưới biển.
* Giáo viên có thể tích hợp trong tiết hoạt động ngoài ngoại khóa hoặc
tổ chức cho các đội viên, sao nhi đồng sinh họat tập trung hoặc theo khối lớp
chơi các trò chơi, câu lạc bộ, hội thi...
Giáo viên có thể lựa chọn các nội dung có liên quan đến biển, đảo để tổ chức
các hoạt động vui chơi có ý nghĩa giáo dục về tài nguyên môi trường biển hải đảo
Việt Nam.
Ví dụ: Như trò chơi tiếp sức:
Tìm tên bài hát có nội dung về biển đảo trong đó có từ biển hoặc đảo chẳng
hạn.
Giáo viên chuẩn bị đối tượng - thời gian – địa điểm.
Giáo viên chia nhóm và cho các em thảo luận theo thời gian ấn định.
Các cách chia nhóm: Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài
hoa, các mùa trong năm,…
Theo biểu tượng
Theo hình ghép
Theo sở thích
Theo trình độ
Ngẫu nhiên...
* Giao nhiệm vụ:
Giáo viên phổ biến nội quy và luật chơi.
Tổ chức bốc thăm.
Tiến hành chơi.
Người dẫn chương trình và Ban giám hiệu tiến hành tổ chức cho các nhóm
chơi
Tổng hợp và trao các giải thưởng cho nhón thắng cuộc
Hoặc các trò chơi như:
Cuộc thi vẽ tranh dưới đáy đại dương
Cuộc thi vẽ tàu thuyền.
Giải ô chữ...
* Cuối cùng giáo viên dẫn dắt để các em lĩnh hội những tư tưởng tình cảm về
tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo.
Ngoài ra có điều kiện thì tổ chức các nội dung giáo dục biển đảo thông qua các
hình thức tổ chức ngoại khóa đa dạng hơn như: Tổ chức hội thi tìm hiểu về biển đảo
nước ta; Tổ chức các buổi nói chuyện về biển đảo như ngày 22/12...; Tổ chức vẽ
tranh, triển lãm, trưng bày tư liệu do học sinh tìm kiếm được về biển đảo nước ta, sự
đa dạng tài nguyên và môi trường biển đảo; Tổ chức văn nghệ hát về biển đảo quê
hương.
Giáo viên có thể trưng bày một số tư liệu hình ảnh về Quần đảo, biển đảo và
các Chiễn sĩ (Bộ đội) dưới đây đang làm nhiệm vụ ngoài khơi biển đảo cho các em
tham quan, nhằm để giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu biển đảo, yêu Tổ Quốc
Việt Nam.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Trong quá trình thời gian tôi nghiên cứu lồng ghép hiệu quả giáo dục tài
nguyên môi trường biển, đảo vào bài giảng, tôi nhận thấy đạt được những hiệu quả
thiết thực: Giáo viên nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn những môn học có giáo dục tài
nguyên môi trường biển, đảo. Giáo viên đầu tư dành nhiều thời gian để tìm tư liệu
phương pháp cho bài dạy. Qua mỗi tiết giáo viên rút được kinh nghiệm cho những bài
giảng liên quan giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo. từ đó các em có các kĩ năng
kiến thức vững vàng hơn, các em trở nên tự tin trong học tập cũng như trong cuộc
sống. So sánh kết quả khi chưa áp dụng lồng ghép giáo dục hiệu quả tài nguyên môi
trường biển hải đảo vào các môn học và kết quả đã áp dụng tôi thấy từ khi áp dụng
giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo trong một số môn học, các em sẽ hiểu biết
hơn việc các em cần phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, nên kết quả học tập
cũng tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
..........
III. Kết luận và kiến nghị:
III.1. Kết luận:
- Kết quả của đề tài đã xác định từ những việc làm cụ thể, tôi thấy rằng để làm
tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường giáo viên không những phải
nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tài nguyên môi trường biển
và hải đảo là tránh nhiệm của mỗi chúng ta mà phải biết vận dụng các phương pháp
giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, nhằm tăng thêm lượng thông tin
về biển, đảo của tổ quốc, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển, đảo cũng như những
vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác động của con người. Cần bổ sung thêm thông tin và
giáo dục cho học sinh những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết
phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, Nhằm bảo vệ môi trường biển hải đảo,
bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc ta.
Những kết quả được hình thành ở học sinh tiểu học thông qua tiết dạy, các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều nội
dung phong phú và đa dạng, có tác dụng đem lại ở lứa tuổi học sinh lớp 2 làm nền
tảng quan trọng để các em học lên lớp trên, gia nhập vào đời sống xã hội một cách
chắc chắn. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tôi tin rằng tương lai môi trường
biển đảo sẽ không còn bị ô nhiễm. Mặt khác góp phần thúc đẩy phát triển cá nhân,
thúc đẩy phát triển xã hội đồng thời cũng là thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.
Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đã chứng minh học sinh tiểu học chưa có giáo
dục bảo vệ môi trường biển đảo cơ bản hoặc có nhưng thiếu vững chắc. Đội ngũ giáo
viên đã nhận thức rõ được bản chất, mức độ cần thiết để giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo cho học sinh, nhưng còn lúng túng về phương thức, biện pháp cũng như nội
dung giáo dục cho từng đối tượng. Muốn giáo dục bảo vệ môi trường biển, đảo thật
sự có hiệu quả thì người giáo viên có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời
gian. Phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Đây
không phải chỉ là công việc của giáo viên, mà cả nhà trường và gia đình của cả xã
hội, cộng đồng đều phải kết hợp với nhau thì nhà trường và xã hội mới mong đào tạo
được thế hệ học sinh phát triển toàn diện.
III.2. Kiến nghị
- Qua một học kỳ thực hiện soạn dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo vào một số môn học thì có kiến nghị một số nội dung sau:
* Cấp trường và Phòng giáo dục:
- Mỗi chúng ta phải nâng cao nhận thức, có ý thức và hành động thiết
thực để bảo vệ môi trường biển.
- Nên có kế hoạch tổ chức giao lưu để học hỏi kinh nghiệm.
* Các cấp trên:
- Trồng cây chắn gió.
- Có hệ thống đê kè để chống sạt lở.
- Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển, các khu đô thị,
các điểm quần cư ở vùng hạ lưu của sông, ven biển
- Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch
môi trường. Không để ô nhiễm tới nước biển, bờ biển và trên biển