Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản trị tài chính của công ty cổ phần dược vật tư y tế đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.88 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH..........................................3
1. Khái niệm và vai trò của Quản trị tài chính..................................................3
1.1. Khái niệm...............................................................................................3
1.2. Vai trò.....................................................................................................4
1.3. Mục tiêu doanh nghiệp...........................................................................6
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị tài chính của doanh nghiệp...................6
2.1. Loại hình doanh nghiệp..........................................................................6
2.2. Đặc điểm kinh tế của nghành kinh doanh..............................................8
2.3. Môi trường kinh doanh...........................................................................9
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK
LẮK.....................................................................................................................11
1. Lịch sử hình thành.......................................................................................11
2. Quá trình phát triển......................................................................................11
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY..................................................................................13
1. Loại hình doanh nghiệp...............................................................................13
2. Đặc điểm kinh tế của nghành kinh doanh...................................................13
3. Môi trường kinh doanh................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay muốn phát triển bền
vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp.


Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính và không ngừng hoàn
thiện công tác này để trên cơ sở đó định hướng cho các quyết định nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài
chính của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk” nhằm xác định tầm
quan trọng của việc quản trị tài chính.
2. Đối tượng nghiên cứu: Thông tin, các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của công ty cổ phẩn Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk.
3. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
tình hình quản trị tài chính của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk 2018
và nội dung trong khuôn khổ của chương trình học trên lớp.
4. Mục tiêu đề tài: Vận dụng lý luận về quản trị tài chính nhằm thấy rõ
xu hướng, nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ
sở đó đề xuất kiến nghị các giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính để doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan đến công ty...
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài.
5.2. Xử lý số liệu: Từ những số liệu, thông tin thu thập được vận dụng
trực tiếp đến các tình hình tài chính thực tại của công ty. Từ đó đưa ra các nhận
định, kết luận về đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của Tiểu luận:

2


Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị phân tích và nhân tố

ảnh hưởng đối với mỗi doanh nghiệp.
PHẦN 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1. Khái niệm và vai trò của Quản trị tài chính
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm tài chính: Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các
quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình
hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế
nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
1.1.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là các
mối liên hệ phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới
hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.3. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp:
- Tài chính bao gồm 3 lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau: (1) thị
trường tài chính, liên quan đến các thể chế tài chính và thị trường chứng khoán;
(2) đầu tư, tập trung vào các quyết định đưa ra bởi các nhà đầu tư cá nhân hay
tổ chức khi lựa chọn các loại chứng khoán cho danh mục đầu tư của họ; và (3)
quản trị tài chính, hoặc “tài chính doanh nghiệp”, liên quan đến các quyết định
của doanh nghiệp.
- Quản trị tài chính là một phần thiết yếu của quản trị tổng quát và nó
quan tâm đến trách nhiệm của các nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
Thuật ngữ Quản trị tài chính được định nghĩa bởi Solomon như sau: “Đó là việc
sử dụng hiệu quả một nguồn lực kinh tế quan trọng: các nguồn vốn”. Joshep and
Massie: “đó là hoạt động của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp chịu trách
nhiệm đạt được và tận dụng hiệu quả nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động hữu
hiệu”. Theo Raymond Chambers, Quản trị tài chính bao gồm “việc dự đoán,
hoạch định, tổ chức, theo dõi, điều phối và kiểm soát tất cả các hoạt động liên
quan đến việc đạt được và ứng dụng các nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục
tiêu tài chính”. Và định nghĩa phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất là
3



của S.C. Kuchal: “Quản trị tài chính liên quan đến việc tìm kiếm nguồn vốn và
việc sử dụng chúng hiệu quả trong doanh nghiệp”.
- Nói tóm lại, Quản trị tài chính chủ yếu liên quan đến việc quản trị
nguồn vốn hiệu quả trong doanh nghiệp, từ đó nhằm đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp.
1.1.4. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính
là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử
lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm
đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người
sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.1.5. Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các
báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các
phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các
góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét
một cách chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự
báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.1.6. Hoạt động tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tài chính là những
hoạt động gắn với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính, tạo ra sự
chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng như
thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tài chính là
những hoạt động gắn với việc xác định nhu cầu, tạo lập, tìm kiếm, tổ chức, huy
động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả.
1.1.7. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có vai trò hết sức quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh. Hoạt động tài chính tốt sẽ có tác động thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động kinh doanh và nguợc lại; hoạt động kinh doanh có hiệu quả
thì mới bảo đảm.
1.2. Vai trò

- Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài
chính trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần
4


được nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông
và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và
Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh
nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt
động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của
người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước...
- Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt
động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những
khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân
nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp
và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường
nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.
- Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý
doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản
trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các
nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của
doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương
pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp

ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các
doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính
doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lụa chọn các hình

5


thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp
nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lụa chọn dự án đầu tư trên
cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần
chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các
nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt đuợc các
cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp,
cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần
quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng
cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả
sử dụng tiền vốn.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu
tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát
được các mặt hoạt động.
1.3. Mục tiêu doanh nghiệp
- Tối đa hóa lợi nhuận tức là nhấn mạnh đến việc sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn.
- Tối đa hóa lợi ích của cổ đông tức là tối đa giá cả của cổ phiếu thường
đang lưu hành. Nó không chỉ là mối quan tâm nhất của cổ đông, mà còn cung

cấp những lợi ích cao nhất cho xã hội.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị tài chính của doanh nghiệp
2.1. Loại hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship): Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp chỉ có một người sở hữu và nắm quyền tuyệt đối với toàn bộ tài
sản và họ cũng tự chịu trách nhiệm với tất cả các khoản nợ của công ty. Hình
thức này có 3 lợi ích quan trọng: (1) Thành lập dễ dàng và không quá tốn kém,
(2) chịu ít quy định của chính phủ và doanh nghiệp có thể tránh được thuế thu
6


nhập doanh nghiệp. Nhưng nó lại có 3 giới hạn quan trọng khác: (1) rất khó cho
người chủ huy động nguồn vốn lớn, (2) người chủ có trách nhiệm cá nhân không
giới hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến sự thua
lỗ vượt quá số tiền mà chủ đã đầu tư vào công ty, và (3) vòng đời của doanh
nghiệp tư nhân là giới hạn theo vòng đời của cá nhân đã thành lập ra nó. Vì 3 lí
do này, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng chủ yếu các các hoạt động của
doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường khởi sự với doanh
nghiệp và sau đó chuyển thành công ty cổ phần, khi sự tăng trưởng tạo ra các bất
lợi cho doanh nghiệp tư nhân vượt quá những lợi ích.
- Công ty hợp doanh (Partnership): Công ty hợp doanh cũng có đặc điểm
giống như doanh nghiệp tư nhân, nó chỉ khác ở điểm là có nhiều người chủ sở
hữu hơn. Công ty hợp doanh cũng như doanh nghiệp tư nhân, trên phương diện
thuế, họ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ đóng thuế thu
nhập cá nhân theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với hình
thức hợp doanh, họ có một lợi thế quan trọng là thuận lợi hơn trong việc huy
động vốn. Vì có nhiều thành viên nên có nhiều người cung cấp vốn, và ngoài ra,
người cho vay cũng dễ dàng đồng ý cấp vốn khi công ty có nhiều người chủ
hơn, nghĩa là mức độ tin cậy ít nhiều cũng cao hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
+ Có 2 loại hình công ty hợp doanh là công ty hợp doanh toàn phần và

công ty hợp doanh giới hạn:
• Công ty hợp doanh toàn phần: Tất cả các thành viên đều chịu trách
nhiệm vô hạn, họ cùng chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty. Vì
mỗi thành viên đều có thể ràng buộc đối tác với các khoản nợ nên cần phải cẩn
thận khi chọn lựa các thành viên. Thông thường, cam kết chính thức hay cam kết
hợp doanh sẽ quy định quyền lực của mỗi thành viên, cách phân phối lợi nhuận
và số vốn mỗi thành viên đóng góp, thủ tục để chấp nhận thành viên mới và thủ
tục để thành lập lại trong trường hợp một thành viên bị chết hoặc rút vốn;
• Công ty hợp doanh giới hạn: Các thành viên chỉ đóng góp vốn và chịu
trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình. Trong trường hợp doanh
nghiệp thua lỗ, họ sẽ không bị mất nhiều hơn phần vốn đã góp. Tuy nhiên, luật
7


pháp quy định công ty hợp doanh giới hạn phải có 2 hộ thành viên hợp doanh,
họ là những người chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Bù
lại, chỉ có thành viên hợp doanh được tham gia vào việc vận hành công ty còn
các thành viên góp vốn thì không có quyền này. Các thành viên giới hạn thường
là những người đầu tư và họ chia sẻ lời lỗ theo cam kết hợp doanh.
- Công ty cổ phần (Corporation): Công ty cổ phần là một pháp nhân được
chính quyền cho phép thành lập, tồn tại riêng rẽ và tách biệt với các chủ sở hữu
và nhà quản lí. Sự tách biệt này tạo ra 3 lợi ích chính: (1) đời sống vô hạn, (2)
chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn với các khoản lỗ của công ty, và (3) việc
chuyển nhượng quyền sở hữu (cổ phiếu) trong các công ty này sẽ dễ dàng hơn.
Ba nhân tố này đã tạo ra sự dễ dàng hơn rất nhiều cho các công ty đại chúng
tăng vốn cần thiết cho các hoạt động kinh doanh lớn. Mặt hạn chế lớn nhất của
hình thức chính là công ty bị đánh thuế 2 lần - thu nhập của công ty bị đánh thuế
ở mức doanh nghiệp, và sau đó thu nhập được chi trả dưới dạng cổ tức bị đánh
thuế một lần nữa đối với các cổ đông. Hạn chế thứ hai đó là thủ tục hành chính
phức tạp hơn và chi phí thành lập cũng nhiều hơn. Ngoài ra, nếu như cấu trúc tổ

chức không hợp lí sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề “đại diện” trong các công ty cổ
phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company): Đây là hình
thức trung hòa kết hợp những mặt tốt nhất của hai hình thức công ty cổ phần và
công ty hợp doanh. Hình thức này cho phép người chủ chịu trách nhiệm hữu hạn
như công ty cổ phần nhưng chỉ bị đánh thuế 1 lần như hình thức hợp doanh. Với
ưu điểm đó, loại hình này đặc biệt thích hợp với các công ty nhỏ và vừa. Công
ty trách nhiệm hữu hạn thường có 2 trong 4 đặc điểm tiêu chuẩn sau: (1) trách
nhiệm hữu hạn, (2) quản lí tập trung, (3) đời sống vô hạn và (4) có thể chuyển
giao quyền sở hữu mà không cần sự đồng ý của những người chủ khác. Công ty
trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, nên các thành viên không
chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ phát sinh do công ty. Hầu hết các
công ty trách nhiệm hữu hạn đều duy trì một số hình thức cấu trúc tập trung.

8


2.2. Đặc điểm kinh tế của nghành kinh doanh
Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không
nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc
điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau.
Những ảnh hưởng đó thể hiện:
- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện
trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới
quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và
sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn
lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả.
- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tính thời vụ
và chu kỳ sản xuất có ảnh huởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh
thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu

vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh
nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh
nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong
việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những doanh nghiệp
sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng
vốn lưu động tương đối lớn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có
tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự
biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán,
chi trả, cũng thường gặp những khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn
vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp
cũng khó khăn hơn.
2.3. Môi trường kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh
doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất những điều kiện bên ngoài
ảnh hưởng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động
mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính.

9


Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các
hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Sự ổn định của nền kinh tế: Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh
tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ
đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền
kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài
chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về
đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài
trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản.
- Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế: Giá cả thị trường,

giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó
cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của
doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm
lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn
của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường
khả năng huy đông vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư. Tất cả các
yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình
thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài
chính.
- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ: Sự cạnh
tranh sản phẩm đang sản xuất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp
có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt
chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền
kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về
việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết. Cũng tương tự như vậy, sự tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật,
quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng
với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.
- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đổi với doanh nghiệp.
10


- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính
trung gian.

11


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK

LẮK
1. Lịch sử hình thành
- CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK (gọi tắt là
BAMEPHARM) được thành lập ngày 14/04/1976 theo quyết định số 28/QĐ-TC
của Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk với tên gọi là Công ty dược phẩm
Đắk Lắk. Sau quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã mở rộng quy mô và
trải qua những lần đổi tên như sau:
- Ngày 02/08/1982 đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp dược Đắk Lắk theo
quyết định số 358/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở sáp
nhập Công ty dược phẩm và Xưởng sản xuất dược tại địa phương.
- Ngày 21/12/1992 đổi tên thành Công ty Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk theo
quyết định số 860/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở sáp
nhập Xí nghiệp liên hợp dược, Công ty vật tư thiết bị y tế và các Công ty dược
cấp III trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần, Công ty có tên mới là CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK tại quyết định số 3849/QĐ-UB ngày
03/12/2003 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
2. Quá trình phát triển
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK
Tên giao dịch quốc tế: DAKLAK PHARMACEUTICAL MEDICAL
EQUIPMENT JOINT - STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: BAMEPHARM
Địa chỉ: 9A Hùng Vương, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk
Lắk
Điện thoại: 05003.812394

Fax: 05003.858805

Email:

Website:

12


Tổng vốn điều lệ của Công ty là 939.175.000.000 đồng tương ứng với
939.175.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng, trong đó:
- Công ty Traphaco nắm giữ 523.590.062 cổ phiếu tương ứng với
523.590.062.000 đồng, chiếm 55,75% vốn điều lệ;
- Các cổ đông khác nắm giữ 415.584.938 cổ phiếu tương ứng với
415.584.938.000 đồng, chiếm 44,25% vốn điều lệ.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất thuốc chữa bệnh con người, các sản phẩm thực phẩm dinh
dưỡng, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
- Mua bán thuốc, dược phẩm, vắcxin - sinh phẩm, hóa chất các loại và sản
phẩm thực phẩm dinh dưỡng.
- Mua bán thiết bị quang học, thiết bị y tế, nha khoa, thiết bị bệnh viện.
- Dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị y tế chuyên dụng.
- Trồng cây dược liệu, chế biến dược liệu.
- Xuất, nhập khẩu thuốc, dược liệu và thiết bị y tế.

13


PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp tiên tiến, là sản phẩm tất yếu
của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường. Có thể nói công ty cổ phần là hình thức phát triển cao nhất trong các loại

hình doanh nghiệp và tình hình tài chính là phong phú nhất và phức tạp nhất. Vì
vậy, quản trị tài chính bị ảnh hưởng lớn trong công ty cổ phần khác xa với các
loại hình doanh nghiệp khác:
- Là công ty cổ phần nên quyết định tài chính phải nhằm đến mục tiêu tối
đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Giá trị của cổ đông được tăng tối đa bằng
cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu và
lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Khoảng chênh lệch này có giá trị thị trường
tăng thêm (Market Value Added - MVA)
MVA = Giá trị thị trường cổ phiếu - Vốn chủ do cổ đông cung cấp
= (Số cổ phiếu lưu hành x Giá trị thị trường) - Tổng vốn cổ phần
thường
- Tồn tại sự mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản trị trong hoạt động quản
trị tài chính.
- Bắt buộc công khai hóa thông tin kế toán trong hoạt động quản trị tài
chính, đặc biệt công ty cổ phần là đại chúng niêm yết.
- Do tổ chức bộ máy của công ty cổ phần khác với các doanh nghiệp khác
nên các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối, hoạch
định tài chính và kiểm soát tài chính phải được cân bằng với mục tiêu tài chính
của loại hình này.
2. Đặc điểm kinh tế của nghành kinh doanh
- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Với nguồn vốn
415.252.500.000 đồng, công ty mạnh dạn đầu tư các khoản mục trong hệ thống
thuốc tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông:
ĐVT: Triệu đồng
14


Năm 2003
Chỉ tiêu


(Trước cổ phần

Năm 2018

hóa)
1. Tiền và các khoản tương đương
tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn

157.573

78.978

hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Giá trị còn lại của TSCĐ
6. Các khoản đầu tư tài chính dài

0

206.521

99.961
81.576
254.367

126.220
195.466
269.268


hạn
7. Tài sản ngắn hạn
8. Tài sản dài hạn
9. Tổng tài sản
10. Tỷ trọng tiền và các khoản

330

11.975

339.877
264.710
604.587

611.031
328.144
939.175

26,06%

8,41%

0%

21,99%

16,53%

13,44%


13,49%

20,81%

42,07%

28,67%

0,05%

1,28%

56,22%

65,05%

tương đương tiền (10) = (1) : (9)
11. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn (11) = (2) : (9)
12. Tỷ trọng các khoản phải thu (12)
= (3) : (9)
13. Tỷ trọng hang tồn kho (13) = (4)
: (9)
14. Tỷ trọng TSCĐ (14) = (5) : (9)
15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính dài hạn (15) = (6) : (9)
16. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính dài hạn (16) = (7) : (9)
17. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài


43,78%
34,94%
chính dài hạn (17) = (8) : (9)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cp Dược - VTYT Đắk Lắk)
• Ban lãnh đạo công ty đã tìm kiếm những lĩnh vực đầu tư mới, cho sản
phẩm thuốc mới, tuy nhiên vẫn dành phần lớn nguồn lực cho đầu tư ngắn hạn;
• Quá trình ra quyết định và thực hiện đầu tư dài hạn chưa thực sự hiệu
quả. Khi lập dự án Công ty chưa chú trọng xem xét quy trình xây dựng dự án, từ
khâu thu thập thông tin, xử lý thông tin kết hợp với các phương pháp đánh giá
15


dự án phù hợp như: phương pháp thục hiện thuần giá (NPV), phương pháp tỷ
suất sinh lợi nội bộ như (IRR), phương pháp chỉ số sinh lời (PI), thời gian hoàn
vốn (PP)... Khi các dự án đầu tư được phê duyệt, quá trình triển khai thực hiện
thường không được báo cáo tiến độ như báo cáo luận chứng kinh tế kỹ thuật tại
các cuộc họp HĐQT;
• Ngoài ra, công ty còn tiến hành đầu tư ra bên ngoài thông qua các hình
thức đầu tư vào công ty con, liên kết...Tuy nhiên, hiệu quả của các quản đầu tư
này không được đánh giá một các rõ ràng.
- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Công ty CP
Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk hiện nay đang là công ty phân phối thuốc, không
còn thực hiện sản xuất thuốc nên không chịu nhiều tác động của chu kỳ sản xuất
kinh doanh nội bộ; mà chịu nhiều tác động của các nhà sản xuất cung ứng sản
phẩm thuốc cho công ty.
3. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là toàn bộ những lực lượng (sức mạnh mang tính
quy luật) và thể chế (những chủ quan của con người) tác động và ảnh hưởng đến
hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chuyển
biến và đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, giá trị tổng sản phẩm trên địa
bàn ước đạt 9.290 tỷ đồng, bằng 16,7% kế hoạch năm 2019, tăng 6,3% so với
năm 2018; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.277 tỷ đồng; tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 19.842 tỷ đồng; kim ngạch xuất
khẩu ước đạt 130 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.736 tỷ
đồng. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay các địa phương đã
chuyển 5.474 ha cà phê kém hiệu quả và diện tích lúa bấp bênh vụ đông xuân
sang trồng các loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn; nhiều mô hình trồng
trọt ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, giá trị sản phẩm trên 1 ha cây
trồng/ năm đạt 112 triệu đồng, có khoảng 40% sản lượng cà phê sản xuất có
chứng nhận...

16


- Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu của công ty tăng mạnh từ
120 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng.
Doanh thu
299563
300000
235761

250000

250628

200000
150000


102625

100000

121500
82985

50000
0

Tháng 01

Tháng 02

Tháng 03

Tháng 04

Tháng 05

Tháng 06

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019)
- Nhìn lại lịch trình năm 2018, nền kinh tế chững và giảm do sự sụt giảm
giá cả và mất mùa nông sản (tiêu, điều, cà phê...) người dân bỏ khu vực để
xuống các thành phố lớn để kiếm nguồn thu nhập. Giá cả thị truờng, giá cả sản
phẩm khác có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới
khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Nên doanh thu của công ty nằm ở mức trung bình,
không đạt kế hoạch đã được HĐQT giao, vì vậy cổ tức của các cổ đông không
đạt mức kỳ vọng.

Như vậy, nền kinh tế và giá cả sản phẩm tại khu vực ảnh hưởng trực tiếp
đến hiện trạng kinh doanh cũng như hoạt động quản trị tài chính của công ty.
- Trong năm 2018, với doanh thu không đạt mức kỳ vọng nên dẫn đến giá
cổ phiếu của công ty sụt giảm từ 12.000 đồng/ cổ còn 10.000 đồng/ cổ, mức lãi
suất ngân hàng thì ít có biến động và giảo động ở mức thấp 4,1 - 6,5%; điều này
ảnh hưởng nặng đến tâm lý các cổ đông, một số cổ đông đã rút vốn đầu tư và
các công ty muốn đầu tư mới còn dè dặt chưa mạnh dạn đầu tư thêm.
- Yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích
các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị
trường tài chính.
17


- Ngành dược là một ngành có sự cạnh tranh nội ngành cao, đây là loại
hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.
Do vậy, không ai thích đi mua thuốc, người tiêu dùng chỉ dùng khi có bệnh và
khó khuyến khích mua thêm từ họ và chỉ sử dụng theo hàm lượng quy định; vì
vậy, các nhà sản xuất và phân phối dược phẩm sẽ tìm mọi cách để người bện
mua thuốc của mình mà không mua của đối thủ.
- Hiện nay, công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk là doanh nghiệp
có thị phần lớn nhất khu vực Đắk Lắk và Đắk Nông nhưng cũng chỉ chiếm hơn
30%, mức độ tập trung ngành dược thấp, không có doanh nghiệp nào có thể thao
túng thị trường, nên mức độ cạnh tranh là rất cao. Để có sức cạnh tranh và tồn
tại, công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng, chăm sóc khách hàng lên hàng đầu và là
yếu tố quyết định trong cạnh tranh hơn là giá cả; và bắt buộc công ty liên tục đổi
mới và đầu tư để đạt chuẩn:
• Chi phí bán hàng (trong đó chủ yếu là chi phí hoa hồng, chiết khấu,...)
chiếm một tỷ trong tư đối lớn (20 - 30%) trong tổng chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp;
• Khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế của ngành dược phẩm giảm,

nguy cơ thôn tính thị trường của các công ty dược phẩm nước ngoài với tiềm lực
lớn về vốn, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật cao.
- Mặt khác, là một doanh nghiệp phân phối dược phẩm không có sản xuất
nên công ty chịu nhiều áp lực từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, sự phụ thuộc
nguồn sản phẩm, giá cả... nên các khoản chi phí tăng.
- Về chính sách của Nhà nước, dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên Chính phủ quản lý rất chặt chẽ, các
thủ tục phải thông qua các khâu xét duyệt lâu dài và phức tạp.
- Tại tỉnh nhà, công tác đấu thầu thuốc (ETC) vào các Bệnh viện để tiêu
thụ còn chịu sử quản lý chặt chẽ của Sở y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh nên kết quả
kinh doanh sinh lợi nhuận còn gặp nhiều khó khăn.
- Công ty đã và đang đầu tư thêm các mô hình mới để tăng hiệu quả kinh
doanh như:
18


• Hợp tác phân phối sản phẩm với Chuỗi nhà thuốc GPP: Đây là một
chiến lược rất khôn ngoan bởi dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ và người dân
vẫn giữ thói quen mua thuốc tại cửa hàng truyền thống nhưng chắc chắn việc
xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP sẽ là xu hướng của tương lai. Bởi mức sống của
người dân ngày càng tăng, tầng lớp người tiêu dùng mới (những người có hiểu
biết về lĩnh vực sức khỏe nói chung và dược phẩm nói riêng) xuất hiện ngày
càng nhiều; họ biết tìm những địa chỉ tin cậy để lắng nghe tư vấn về sức khỏe.
Khi đấy chuỗi nhà thuốc với việc đáp ứng tiêu chuẩn về tư vấn, quản lý chất
lượng sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Thay vì chỉ tập trung vào việc
mở rộng phân phối đến từng điểm bán lẻ thì việc xây dựng chuỗi nhà thuốc cần
được quan tâm. Nó không chỉ phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn có được
sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ chính phủ. Đối với những doanh nghiệp không có khả
năng xây dựng chuỗi nhà thuốc riêng, hướng đi tốt nhất là hợp tác với những
đơn vị phân phối thuốc trên thị trường như Phano, Pharmacy hay Vista. Đây đều

là những tên tuổi hàng đầu khi sở hữu chuỗi nhà thuốc GPP chất lượng, tăng dần
theo năm.
• Phân phối thông qua Siêu thị thuốc: Đây là mô hình kinh doanh phổ
biến tại Philipines, Mỹ, Canada kết hợp bán thuốc với các sản phẩm hóa dược,
thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Dù mới chỉ có một số đơn vị như
Mediacare, Guardian triển khai nhưng chắc chắn mô hình phân phối hiện đại
này sẽ nở rộ trong tương lai. Mới đây nhất vào tháng 12/2017 Traphaco (một
gam hàng chiến lược của công ty) bên cạnh kênh truyền thống cũng đã đẩy
mạnh việc phân phối tới hệ thống Siêu thị thuốc Việt trên địa bàn Hà Nội nhằm
tăng khả năng cạnh tranh trước việc có quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh
vực này.
• Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối với dược sĩ: Khác biệt hoàn
toàn với FMCG, Dược phẩm là lĩnh vực có tính bất đối xứng thông tin rất cao
giữa người cung cấp thuốc (bác sĩ, dược sĩ) và người sử dụng, nên tính lệ thuộc
của bệnh nhân vào thầy thuốc rất cao. Nghĩa là họ không có quyền thương lượng
trong giao dịch khám chữa bệnh của chính bản thân; chỉ biết ngày uống mấy lần,
19


trước hay sau khi ăn. Vì vậy, bác sĩ và dược sĩ là người quyết định thuốc có
được bán hay không, còn các mắt xích trong kênh phân phối chỉ làm nhiệm vụ
trung gian đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để được đối tượng này chiếu
cố công ty dược cần phải có đội ngũ tiếp thị (trình dược viên) có khả năng giao
tiếp cùng một khoản “trà nước” để gia tăng sức thuyết phục. Cũng cần nói rằng
vai trò của trình dược viên là tích cực vì không có độ ngũ này cung cấp kiến
thức mới về thuốc, bác sĩ cũng khó mà cập nhật nổi tình hình thay đổi nhanh
chóng của công nghệ hóa dược.
Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, chi phí kinh
doanh, tỷ suất sinh lợi... của công ty, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
quản trị tài chính công ty CP Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk.


20


KẾT LUẬN
Trong quá phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay thì lĩnh vực tài chính diễn ra nhanh hơn và có tầm ảnh hưởng
lớn đến kinh tế nước nhà. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp có cơ hội lớn về việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, có điều
kiện mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ tiên
tiến hiện đại, khả năng quản lý, điều hành. Song song với những cơ hội lớn đó là
những thách thức lớn hơn mà các công ty phải đương đầu, đó là sự cạnh tranh
mang tính quốc tế và những biến động tài chính, kinh tế quốc tế... sẽ tạo nguy cơ
thường xuyên đe dọa đối với sự ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Để
hạn chế những tác động nguy hại đó cần phải hoàn thiện công tác quản lý nói
chung và quản lý tài chính nói riêng trong công ty. Đây là công việc phức tạp và
khó khăn, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức vững vàng, toàn diện và am hiểu
các nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị tài chính. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý như
luật, các văn bản dưới luật cũng như cơ chế tài chính cho công ty CP Dược - Vật
tư y tế Đắk Lắk được cụ thể hóa và đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của công ty.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Công Nhự (2018), Bài giảng Quản trị tài chính, Đại
học Đông Á, Đà Nẵng;
2. GS.TS. Phạm Quang Trung (2012), Giáo trình Quản trị tài chính
doanh nghiệp, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội;

3. Các Báo cáo và tài liệu của công ty CP Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk.

22



×