Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 68 trang )

Dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO

Địa điểm xây dựng: Thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Chủ đầu tư:

Tháng 9/2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO
CHỦ ĐẦU TƯ
Giám đốc

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT


Giám đốc

Tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 4
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 4
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 4
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 5
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 6
V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 6
V.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 6
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................... 7
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 7
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ............................................... 7
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ......................................................................... 9
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 15
II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................ 15
II.2. Quy mô đầu tư của dự án. ................................................................... 23
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 24
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 24
III.2. Hình thức đầu tư. ............................................................................... 24
III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 24
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ .................... 26
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 26
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 26

II.1. Giải pháp công nghệ ........................................................................... 27
II.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 44
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................... 47
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 47
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ......................................................... 47
I.2. Phương án tái định cư. ......................................................................... 47
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ............................ 47
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 47
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 48
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

2


III.1. Các phương án kiến trúc. ................................................................... 48
III.2. Phương án quản lý, khai thác. ........................................................... 49
III.2. Giải pháp về chính sách của dự án. ................................................... 51
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 51
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ..................... 52
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 52
I.1. Các loại chất thải phát sinh. ................................................................. 52
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. .............................................. 53
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động. ............... 55
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. ............................................................ 55
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................. 56
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 56
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ....................... 60

III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án......................................... 62
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................ 62
III.2. Phương án vay tín dụng – huy động .................................................. 62
III.3. Các thông số tài chính của dự án. ..................................................... 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65
I. Kết luận. ................................................................................................... 65
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 65
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 66
Phụ lục 1 Tổng mức. cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án .......... 66
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. .. Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ...... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 4 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ..... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 5 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự
án. ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 6 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. Error!
Bookmark not defined.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

3


Phụ lục 7 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự
án. ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

4



CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư:
 Giấy phép ĐKKD số:
 Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc.
 Địa chỉ trụ sở :
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao
Địa điểm thực hiện dự án: Thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, Huyện Ninh
Phước, Tỉnh Ninh Thuận.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án
: 23.014.588.000 đồng. (Hai mươi
ba tỷ không trăm mười bốn triệu năm trăm tám mươi tám nghìn đồng) Trong
đó:
 Vốn tự có (100%)

: 23.014.580.000 đồng.

 Vốn vay tín dụng (0%)

:

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai

thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt
là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
như Ninh Thuận đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp
công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở
nhiều mức độ khác nhau.
Sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới và tại Việt Nam không chỉ quan
trọng về mặt kinh tế mà còn là vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người
tiêu dùng. Đặc biệt những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn và thúc
đẩy các hướng nghiên cứu mà dưa lưới là một trong số đó. Dưa lưới là rau ăn quả
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

5


có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá
cao;
Nghiên cứu, trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao vừa góp phần tăng sản
lượng nông nghiệp sạch, nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, lựa chọn ra phương
pháp trồng trọt hiệu quả cho sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Trước tình hình đó, Công Ty TNHH MTV Asia Seed Việt Nam đã phối hợp
với đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trung Tâm Nghiên
Cứu Cây Trồng Công Nghệ Cao”
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc

Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

6


V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
Phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
để vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng
thu nhập cho người lao động.
Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
phẩm chủ lực là dưa lưới phục vụ cho nhu cầu địa phương và cung cấp nguồn dưa
sạch an toàn.

Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào
công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông
nghiệp trong tỉnh.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp
nhận công nghệ (sản xuất dưa lưới công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các
biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn
chuyển giao công nghệ sản xuất.
Sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP/GLOBALGAP với công nghệ gần như
tự động hoàn toàn.
Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất
nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường. Dự án thành công sẽ
mở rộng giai đoạn hai.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

7


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông
giáp Biển Đông.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

8



Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6
huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam
Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện
cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
2. Địa hình:
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
3. Khí hậu, thủy văn:
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió
nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung
bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm
không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt
9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11;
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp
69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm
muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
5. Tài nguyên biển:
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn
lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn
có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt

quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát
triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế
mạnh của ngành thủy sản.
6. Tài nguyên khoáng sản:

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

9


- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven biển
với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng
khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập
trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng.
- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn
Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và
khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm
ngâm chữa bệnh.
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh
Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 10,11%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
12,67%, đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 10,28%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm; khu vực dịch

vụ tăng 8,36%, đóng góp 3,42 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 6,85%,đóng
góp 0,35 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó: ngành nông nghiệp
tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,84 điểm phần trăm vào mức
tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp giảm 7%; ngành thủy sản đã cho thấy dấu
hiệu khả quan với mức tăng 22,26%, đóng góp 3,36 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng; ngành công nghiệp tăng 13,28% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng đã khởi sắc tăng 60,3%(6
tháng năm 2016 và 6 tháng 2017 ngành này giảm sâu 33-34%), đóng góp 0,46
điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng 12,33%, đóng góp 1,23
điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 5,39%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm.
Trong khu vực dịch vụ tăng 8,36% so cùng kỳ, trong đó đóng góp của một số
ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ
tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

10


trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 9,94%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; dịch
vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,52%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm; hoạt động
thông tin và truyền thông tăng 8,99%, đóng góp 0,73 điểm phần trăm; hoạt động
tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,53%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; hoạt
động giáo dục và đào tạo, tăng 5,89%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm…
Về cơ cấu VA (giá trị tăng thêm các ngành) 6 tháng đầu năm 2018, khu vực I
(nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ trọng 38,46% ( 2017: 37,73%); khu vực
II (công nghiệp và xây dựng ) chiếm 21,08%( 2017:21,18%);khu vực III (dịch vụ
) chiếm 40,46%( 2017: 41,09%);
Về cơ cấu toàn bộ nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2018, khu vực Ichiếm tỷ trọng
36,53%; khu vực II chiếm 20,02%; khu vực III chiếm 38,42%; thuế sản phẩm trừ

trợ cấp sản phẩm chiếm 5,03% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là:
35,83%; 19,95%; 39,03%; 5,19%).
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2018 theo giá
so sánh 2010 ước đạt 5.030,7 tỷ đồng, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: Nông nghiệp đạt 2.308,5 tỷ đồng, tăng 4,69%; lâm nghiệp đạt 8,3 tỷ đồng,
giảm 7%; thủy sản đạt 2.713,9 tỷ đồng, tăng 22,26%.
2.1. Nông nghiệp:
a. Trồng trọt:
Kết thúc gieo trồng vụ đông xuân tổng diện tích cây hàng năm 2018 toàn tỉnh
thực hiện 26.193 ha,tăng 3,5% so đông xuân 2017 và vượt 0,7% kế hoạch. Trong
đó: Diện tích lúa đạt 16.976 ha,tăng 1,4% so đông xuân trước vàvượt 1,3% so kế
hoạch; Nhóm cây ngô và cây lương thực có hạt khác đạt 2.902 ha, tăng 17,4% so
cùng kỳ và giảm 6,4% so kế hoạch, trong đó: diện tích ngô 2.867 ha,tăng 16,2%
so cùng kỳ và giảm 7,5% so kế hoạch; nhóm cây lấy củ có chất bột đạt 581 ha,
tăng 1,2 lần so cùng kỳ và tăng 2,2 lần so kế hoạch, trong nhóm này chủ yếu tăng
mạnh là cây sắn, diện tích trồng mới đạt 496 ha, tăng 1,6 lần so cùng kỳ; mía trồng
mới trong vụ 21 ha, giảm 93% so đông xuân trước, cây mía trồng mới giảm khá
nhiều do chuyển đổi sang cây sắn tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Sơn và huyện
Bác Ái; cây thuốc lá đạt 50 ha, giảm 30,6% so cùng kỳvà giảm 50% so kế hoạch,
hiện nay cây thuốc lá không ưa chuộng do giá thấp và không ổn định đầu ra, một
phần ảnh hưởng của cây thuốc lá đến môi trường đất khó trồng loại cây khác ở vụ
sau nên nhiều hộ chuyển sang trồng cây hàng năm khác; cây có hạt chứa dầu đạt
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

11


284,5 ha,giảm 4,8% so cùng kỳ và tăng 7,4% so kế hoạch; nhóm cây rau đậu, hoa,
cây cảnh 3.962 ha, tăng 3,2% so cùng kỳ và tăng 1,6% so kế hoạch; nhóm cây gia

vị và dược liệu hàng năm đạt 363,9 ha, tăng 17% so cùng kỳ chủ yếu là diện tích
ớt 315,9 ha, tăng 18,3%; nhóm cây hàng năm khác đạt 1.053,7 ha,tăng 3,7% so
cùng kỳ và giảm 4,8% so kế hoạch.
Ước tính tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có đạt 11.641 ha, tăng 0,2%
so cùng kỳ, trong đó cây nho hiện có đạt 1.244,4 ha, giảm 3,8% so cùng kỳ, diện
tích trồng mới trong kỳ 20 ha, giảm 48,7% so cùng kỳ, do diện tích nho già cỗi,
phá gốc tạm thời được chuyển sang trồng cây ngắn ngày khác chờ có thời tiết
thuận lợi sẽ trồng nho trở lại;cây xoài hiện có 422 ha, tăng 8,8% so cùng kỳ, trồng
mới 10 ha chủ yếu ở huyện Bác Ái.; cây táo hiện có 1.009 ha, tăng 6,1% so cùng
kỳ,diện tích táo trồng mới vài năm gần đây đến nay đã cho sản phẩm đưa diện tích
cho sản phẩm hiện có 897 ha bằng 99,3% so cùng kỳ; cây điều chiếm cao nhất
(chiếm 36,6% diện tích cây lâu năm toàn tỉnh), hiện có 4.258 ha, tăng 8,4% so
cùng kỳ. Điều được trồng nhiều ở các vùng núi bởi đặc tính dễ thích nghi kể cả
vùng khô hạn, sỏi đá... được hộ dân và các Ban quản lý rừng trồng theo dự án với
hình thức trồng thả, ít được chăm sóc.
b. Chăn nuôi:
Đàn trâu, bò: Tổng đàn ổn định, không tăng nhiều. Đàn trâu hiện có 3.864
con, tăng 0,3% so 6 tháng đầu năm 2017; Đàn bò 112.713 con, tăng 1% so cùng
kỳ, nguồn thức ănđang khan hiếm, đồng cỏ tự nhiên không đủ đáp ứng, xu hướng
chung các hộ hiện nay là không tăng số lượng đàn nhiều, loại thải con kém, giữ
đàn con khỏe mạnh để tăng chất lượng đàn.
Đàn heo: Tổng đàn xu hướng phát triển do giá và dịch bệnh kiểm soát tốt,hiện
có 92.909 con tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó: heo nái 14.532 con, chiếm 15,6%
tổng đàn và giảm 4,5% so cùng kỳ; heo thịt 78.319 con, tăng 8,4%. Xu hướng
nuôi heo ở loại hình kinh tế tư nhân (chủ yếu nuôi gia công cho công ty CP chăn
nuôi VN) đang chửng lại do giá cả và thị trường tiêu thụ biến động làm ảnh hưởng
nhiều, loại hình trang trại tăng cao nhất có 39.225 con, tăng 11,3% (chủ yếu là
nuôi gia công); hộ nông thôn 37.177 con, tăng 8,2%; gia trại 9.593 con, tăng 5,9%,
hộ thành thị xu hướng giảm hiện nuôi 6.924 con, giảm 22%.
Đàn dê, cừu: Hiện có 302.120 con, tăng 7,7% so cùng kỳ, trong đó: đàn dê đạt

138.106 con, tăng 12%; đàn cừu đạt 164.014 con, tăng 4,2%; Xu hướng nuôi dê
quy mô nhỏ ở đồng bằng và nuôi cừu ở quy mô lớn ở vùng núi đang được người
nuôi mở rộng và phát triển mạnh.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

12


Đàn gà hiện có 973,1 nghìn con, tăng 7,3% so cùng kỳ 2017, trong đó: gà
công nghiệp 225,2 nghìn con, chiếm 23,1% tổng đàn, tăng 21,4% so cùng kỳ, hầu
hết là số lượng nuôi của trang trại và một ít của gia trại.
Đàn vịt thiện có 588 nghìn con, giảm 8,8% so cùng kỳ, vịt mái đẻ chiếm 32,8%
tổng đàn. Gia trại vịt chiếm tỷ trọng cao về số đầu con và hộ nuôi chiếm tỷ trọng
thấp. Số lượng ngan, ngỗng trong tỉnh nuôi tại gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn
thừa, rơi vãi, chưa phải sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn ngan hiện có 20,5 nghìn
con, giảm 28,7% so cùng kỳ; riêng đàn ngỗng nuôi tiêu khiển trong gia đình là
chính, hiệu quả kinh tế không cao nên số lượng ít, hiện có 3,3 nghìn con, giảm
7,9% so cùng kỳ.
2.2. Lâm nghiệp
Tình hình lâm nghiệp của tỉnh 6 tháng đầu năm 2018 chủ yếu tập trung vào
công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Hiện nay kế hoạch trồng rừng theo các chương
trình, dự án (Bảo vệ và phát triển rừng, Ứng phó biến đổi khí hậu, Qũy BVPTR)
đang chuẩn bị các khâu thiết kế, làm đất và ươm cây giống cho kế hoạch trồng
rừng năm 2018. Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 853,9 ha, bằng 74,1%
so cùng kỳ (năm 2 có 276,1 ha, năm 3 có 577,8 ha).
Quản lý chặt việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên
trên phạm vi cả nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
Trong 6 tháng, khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước thực hiện 400 m3, bằng
95,5% so cùng kỳ.
Trong 6 tháng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 1.322 đợt truy quét với 8.348 lượt

người tham gia, phát hiện bắt giữ 255 vụ, giảm 140 vụ so cùng kỳ; trong đó: phá
rừng trái phép 27 vụ, giảm 13 vụ, khai thác gỗ và lâm sản 11 vụ, giảm 17 vụ, mua
bán và vận chuyển lâm sản trái phép 94 vụ, giảm 59 vụ.
2.3. Thủy sản
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 6 năm 2018 ước đạt 9,91 nghìn tấn, tăng 14,3%
so cùng kỳ, trong đó sản lượng thủy sản khai thác đạt 8,99 nghìn tấn, tăng 10,7%
và sản lượng nuôi trong đạt 0,92 nghìn tấn, tăng 67,2%. Nâng tổng sản lượng thủy
sản 6 tháng đầu năm 2018ước đạt 53,99 nghìn tấn, tăng 12,5% so cùng kỳ năm
trước, trong đó: sản lượng thủy sản khai thác đạt 50,22 nghìn tấn, tăng12,5%, do
sản lượng khai thác biểnđầu năm tăng mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt
3,77nghìn tấn, tăng 12,7% so cùng kỳ;Nguyên nhân tăng do phát triển theo hướng
tăng năng lực hoạt động và mua sắm mới tàu thuyền, ngư lưới cụ, máy định vị,
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

13


máy dò cá…Tính đến nay tổng số tàu thuyền khai thác toàn tỉnh (theo rà soátở
các xã phường và kết quả điều tra) hiện có 2.322 chiếc /328.201 CV và 71 chiếc
tàu dịch vụ hậu cần/22.635 CV. Từ đầu năm đến nay thời tiết thuận lợi, lượng cá
nổi xuất hiện nhiều, nhất là các đàn cá cơm, cá nục phù hợp với nghề khai thác
pha xúc, lưới vây của tỉnh. Lượng cá xuất hiện nhiều từ tháng 2, đỉnh điểm là
tháng 3 đến tháng 4, sau đó giảm dần trong quý II. Sản lượng nuôi trồng đạt 3,77
nghìn tấn, tăng 12,7% so cùng kỳ, trong đó chủ yếu sản lượng tôm đạt 2,32 nghìn
tấn, tăng 20,4%, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và thời tiết 6 tháng đầu năm thuận
lợi hơn, tình hình dịch bệnh ở tôm tuy có xảy ra nhưng không đáng kể.
Sản xuất giống thủy sản ước đạt 16,2 tỷ con,tăng 47,2% so cùng kỳnăm 2017;
trong đó tôm sú giống đạt 3,7 tỷ con, tăng 30,7%, tôm thẻ giống đạt 12,4 tỷ con,
tăng 53,3%,...Trong 6 tháng đầu năm nay, ở miền Tây Nam bộ thời tiết thuận lợi
cho thả tôm nuôi tôm nên nhu cầu giống tăng cao so cùng kỳ;Hiện nay nhằm giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất, các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống thủy sản
có xu hướng liên kết lại với nhau, mỗi nhóm dao động từ 2 - 4 cơ sở cùng nhau
hợp tác nhập tôm bố mẹ chủ động sản xuất, tránh tình trạng khan hiếm nguồn
Nauplius vào vụ nuôi chính, đồng thời cùng nhau hỗ trợ đầu ra. Hiện mô hình hợp
tác trên đang rất hiệu quả và có xu hướng nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 11,9% so cùng
kỳ 2017, cao hơn so với chỉ số của 6 tháng cùng kỳ năm trước (tăng 7,72%). Một
số sản phẩm chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất như: muối biển, tôm đông lạnh,
nước yến, thạch nha đam, may mặc, ...có chỉ số sản phẩm tăng nhiều so với cùng
kỳ, tác động chỉ số sản xuất chung toàn ngành tăng trưởng đạt khá so với cùng kỳ.
Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018
ước đạt 3274tỷ đồng, tăng 13,02% so với cùng kỳ 2017.
3.1. Đánh giá chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế
+ Công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng 15,9% (cơ cấu giá trị tăng thêm
toàn ngành), chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng 6 tháng đầu năm ước
tăng 60,2% so cùng kỳ; trong đó, chủ yếu do ngành khai thác muối biển tăng cao
(hơn 5,1 lần) so 6 tháng cùng kỳ năm trước và ngược lại hoạt động khai thác đá
xây dựng có sự giảm sút nhiều, chỉ bằng 68,3% cùng kỳ.
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 57,6% (cơ cấu giá trị tăng
thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước 6 tháng đầu năm tăng 10,43% so cùng kỳ.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

14


Trong đó: Sản xuất chế biến thực phẩm ước tăng 7,76%, bao gồm các ngành: chế
biến thủy sản (tôm đông lạnh) tăng 33,2%; chế biến nhân điều giảm 17,8%; sản
xuất tinh bột mì giảm 34,5%; sản xuất đường (rs) tăng 20,5%; chế biến thực phẩm
khác (muối chế biến) đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản xuất đồ uống ước tăng 8,12% so

cùng kỳ, trong đó sản xuất bia đóng lon ước tăng 3,62%. Sản xuất vật liệu xây
dựng ước bằng 99,7% so cùng kỳ, trong đó: sản xuất xi măng giảm 4,3%; sản xuất
gạch đất nung giảm 4,7%; sản xuất đá granite ước tăng 11,8%. Ngành dệt (SX
khăn bông, sợi) ước tăng 19,4%. Ngành sản xuất trang phục ước tăng 51,4% so
cùng kỳ.
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện… chiếm tỷ trọng 18,9% (cơ cấu
giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất dự tính 6 tháng đầu năm giảm 4,8%.
Trong đó, sản xuất điện giảm 8,44%; phân phối điện tăng 11,45% so cùng kỳ; sản
xuất điện gió đạt 14 triệu kwh (chiếm 4,6% sản lượng điện sản xuất trên địa bàn).
+ Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải ...chiếm tỷ trọng 7,6% (cơ cấu giá
trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước tăng 7,9% so cùng kỳ; trong đó hoạt
động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8% cùng kỳ; xử lý thu gom rác thải
tăng 5,3% so cùng kỳ.
3.2. Đánh giá sản xuất sản phẩm chủ yếu so với cùng kỳ
Bia các loại trong 6 tháng đầu năm ước đạt 33,6 triệu lít, tăng 3,6% so cùng
kỳ; đây là sản phẩm có giá trị gia tăng đóng góp nhiều trong cơ cấu ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo và toàn ngành công nghiệp (chiếm 14% tỷ trọng giá trị
tăng thêm toàn ngành), sản lượng sản xuất chưa phát huy hết công suất thiết
kế.Tôm đông lạnh là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị toàn ngành,
có tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung, do sản lượng tiêu thụ đạt khá và
nguyên liệu đáp ứng đủ sản xuất ước đạt 3.173,4 tấn, tăng 33,2% so cùng kỳ. Khai
thác muối các loại những tháng đầu năm 2018 tình hình thời tiết thuận lợi, đồng
thời giá muối được nâng cao (bình quân 900~1.000 đ/kg gấp 2 lần cùng kỳ), vì
vậy sản lượng muối khai thác ¬ước đạt 256 ngàn tấn, tăng hơn 5 lần so cùng kỳ
(Quý I tăng 5,62 lần, Quý II tăng 4,88 lần so cùng kỳ). Xi măng các loại ước đạt
80,4 ngàn tấn, giảm 4,3% so cùng kỳ. Mặc dù đã vào cao điểm thi công xây dựng
nhiều công trình nhưng sản phẩm xi măng vẫn có mức tiêu thụ chậm. Hạt điều
khô vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm vốn phục vụ dự trữ nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ, ước đạt 1.368 tấn, giảm 17,8% so cùng kỳ. Sản xuất đ¬ường ước
đạt 21,4 ngàn tấn, tăng 20,5% so cùng kỳ, sản lượng mía nguyên liệu đủ đáp ứng

theo nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất tinh bột mỳước đạt 7.061tấn,
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

15


giảm 36,3% so cùng kỳ, do nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất là nguyên
nhân giảm sản xuất so cùng kỳ năm trước. Sản xuất gạch nung các loại ước đạt
48,2 triệu viên, giảm 4,67% so cùng kỳ, xu hướng sử dụng gạch không nung thay
thế là yếu tố làm giảm sản xuất sản phẩm.Sản phẩm may mặc ước đạt 2.187 ngàn
sản phẩm, tăng 66% so cùng kỳ, trong đó hàng gia công xuất khẩu chiếm hơn
80%.
4. Hoạt động dịch vụ
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm
2018đạt 9.758,4 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khu
vực kinh tế Nhà nước đạt 519,0 tỷ đồng, tăng 7,44%; kinh tế Tập thể đạt 10,7 tỷ
đồng, tăng 9,53%; kinh tế tư nhân đạt 3.495,7 tỷ đồng, tăng 13,82%; kinh tế cá
thể đạt 5.636,4 tỷ đồng, tăng 14,07%; kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài đạt 96,6
tỷ đồng, tăng 7,01%.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
và Việt Nam
1. Trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây
dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa
học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có
hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn
khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến
năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu
này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh

chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh
nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học
với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Năm 2015, 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà
nông, như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, biến động
của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng...
Hiện nay, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao
trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC). Theo
số liệu mới đây, có nhiều nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của
PAC. Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada),
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

16


việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập.
Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại "lục địa
già" khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35)... dẫn tới hạn chế
khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Trong tương lai, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi nhiều
thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều
kiện như những năm 90 của thế kỷ trước. Từ nay đến 2020, Liên minh châu Âu
(EU) hy vọng toàn bộ các gia đình châu Âu được kết nối Internet với tốc độ đường
truyền tối thiểu là 30 MB/giây.
Ngoài ra, vấn đề đào tạo nông dân tiếp cận các công cụ kỹ thuật số nhằm
phục vụ hiện đại hóa các trang trại, tạo thêm việc làm và thành lập mới các doanh
nghiệp tại khu vực nông thôn, cũng đang được lưu tâm.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á cũng
đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp
chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin

học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu như
các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển
các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu
NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn
hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung
Quốc.
Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như Israel năng
suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5
triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000
USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000
USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với các mô hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất
nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu
NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:
- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong
việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có những tính chất ưu
việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

17


kiện ngoại cảnh tác động, góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và
chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.
- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn
600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống
sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ
USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.

- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: Hiện nay được gọi là nhà màng do
việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay
nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được
hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác
nhau, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng
có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong
đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các
vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân
nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.
- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:
Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp
dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng
được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá
thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật
trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công
nghệ trồng cây thủy canh, vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung
cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.
- Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước
có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở
nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt
được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng loại cây
trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
Trong chăn nuôi và thuỷ sản:
Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào
sản xuất: Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện
lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay
vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


18


Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi
giới tính ở cá: Giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ
trứng và cá đực Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Cá đực Tilapia chuyển thành cá cái
khi xử lý với oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ
đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.
Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng
được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc
biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá
và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
Công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên
nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám
sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà
trước đây chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi
khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông
quan phương pháp nhân gen.
2. Tại Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng 4.000
doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số 600.000 doanh
nghiệp hiện có. Với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn quá ít thì
việc tham gia của các “đại gia” vào ngành được kỳ vọng sẽ mở ra “chương mới”
cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Nông nghiệp công nghệ cao sắp trở thành lĩnh vực “nóng” về thu hút vốn
đầu tư trong năm 2017, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngân
hàng và sự quyết tâm cao độ của Chính phủ.
Về vốn đầu tư:
Ngày 2/2/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi
động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trường VinEco Hà Nam, do

Tập đoàn Vingroup đầu tư. Hành động này cho thấy, Chính phủ đặc biệt coi trọng
việc tìm giải pháp giải bài toán nông nghiệp Việt Nam, đó là một nền nông nghiệp
sạch, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo yêu cầu thị trường.
Được biết, tại tỉnh Hà Nam, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đã rót tiền
tỷ đầu tư vào nông nghiệp. Theo Tập đoàn Vingroup, Dự án VinEco Hà Nam có
diện tích 180 ha với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, trong đó, khu cánh đồng
mẫu lớn rộng gần 130 ha, khu nhà kính Israel công nghệ cao quy mô 5 ha và các
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

19


khu vực hỗ trợ sản xuất. Dự kiến, cuối năm 2017, VinEco Hà Nam sẽ hoàn thiện
hạ tầng, triển khai sản xuất trên toàn bộ diện tích.
Không chỉ Vingroup, năm qua, rất nhiều “đại gia” đổ vốn vào nông nghiệp,
đơn cử như: Hòa Phát, Trường Hải, FPT… Với cách làm nông hoàn toàn mới,
những “con sếu đầu đàn” này được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cung cách sản
xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản nước ta.
Sau tỉnh Hà Nam, nhiều địa phương cũng đang cấp tập lên kế hoạch mạnh
tay gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường
nhận xét: “Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay,
khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự
chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông
nghiệp công nghệ cao. Điều này kỳ vọng cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền nông
nghiệp nước ta”.
Về chính sách
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giải bài toán về thị trường,
về biến đổi khí hậu, mà còn giải bài toán về thực phẩm bẩn, căn bệnh nhức nhối
của toàn xã hội hiện nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận, các chính sách
để phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là
chính sách đất đai. “Chúng ta mong muốn có nhiều khu sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao thì đòi hỏi mọi chính sách phải đồng bộ, mà bắt đầu từ việc tháo
gỡ nút thắt tích tụ đất đai phải là một cuộc cách mạng cho nông nghiệp”, Bộ
trưởng cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc
hội việc sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa phương, yêu cầu quy
hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền, quy hoạch các
điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như chế độ nước tưới,
kênh mương, hỗ trợ hạ tầng…, giảm thủ tục rườm rà. Thủ tướng cũng yêu cầu,
các bộ, ngành phải suy nghĩ, nghiên cứu hướng vào nông nghiệp công nghệ cao
để sửa đổi chính sách. Ngay trong tháng 3 tới đây, phải chỉnh sửa xong nghị định
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, vốn là vấn đề khó
khăn nhất, nên ngay trong buổi làm việc đầu năm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

20


Phúc đã nhấn mạnh, phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, giao Ngân hàng Nhà nước trong thời gian
tới vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để thực hiện vấn đề
này.
Theo Phó chủ tịch Thường trực LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng, nếu
mỗi ngân hàng cùng góp sức tham gia, việc thực hiện gói tín dụng này không hề
khó khăn. Hiện LienVietPostBank cũng đã công bố, sẽ dành gói tín dụng 10.000
tỷ đồng với các ưu đãi về lãi suất, để tham gia chương trình này.
3. Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

3.1.

Những thuận lợi

Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao,
chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Các bài học kinh nghiệm của Israel cho thấy khi áp dụng công nghệ cao thì
mỗi ha trồng cà chua cho ra 250 – 300 tấn/năm, trong khi với cách sản xuất truyền
thống của nước ta thì năng suất chỉ đạt khoảng 20 – 30 tấn/ha/năm. Cũng như vậy,
một ha trồng hoa hồng ở nước ta chỉ cho khoảng 1 triệu cành với doanh thu từ 50
– 70 triệu đồng/ha/năm thì ở Israel con số tương ứng là 15 triệu cành chất lượng
đồng đều và hiển nhiên doanh thu cũng cao hơn. Không những vậy việc ứng dụng
khoa học công nghệ cao còn giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí như nước,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ môi trường. Chính
những lợi ích như vậy mà sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở
thành mẫu hình cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI.
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm
sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản
xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các
cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến
nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được
tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do không phụ thuộc mùa vụ
và thời tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao
hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy,
hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi
ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi trên một đơn
vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


21


Mặt khác môi trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu
đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bênh lớn hơn. Điều
này thích hợp với các vùng đất khô cằn không thuận với sản xuất nông nghiệp
như vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hóa v.v. Ở Việt Nam đã xuất hiện
các mô hình trồng chuối, hoa lan, cà chua, rau quả công nghệ cao theo các tiêu
chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP… ở các tỉnh như Lâm đồng, Lào Cai, các
tỉnh miền Tây Nam Bộ đã bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng
hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự
lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công
nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa
sản xuất. Với việc tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình
sản xuất rễ rằng đạt được hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn
với lượng sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế biến công nghiệp. Cũng nhờ
thương mại hóa được sản phẩm mà các thương hiệu sản phẩm được tạo ra và cạnh
tranh trên thị trường. Lợi thế về quy mô và chi phí thấp là các yếu tố đảm bảo các
sản phẩm nội địa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập ít nhất ở chi phí vận chuyển
và maketing. Những ví dụ về trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới ở TP. HCM
đã cho thấy doanh thu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối
truyền thống. Các mô hình trồng hoa - cây cảnh ở Đà Lạt và chè ô long ở Lâm
Đồng cũng cho thấy dây truyền sản xuất khép kín cây giống, ươm, chăm sóc, thu
hoạch trong nhà lưới với hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn
Israel đã cho năng xuất và chất lượng sản phẩm hơn hẳn cách sản xuất truyền
thống , sử dụng màng phủ. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hà Nội… đã xây
dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây, chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp

theo công nghệ Nhật Bản đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn, giúp người
sản xuất có thu nhập gấp 2 thậm chí là gấp nhiều lần so với sản xuất quảng canh
hộ gia đình truyền thống.
Cùng với đó là sự tham gia của các tập đoàn, công ty và các doanh nghiệp
lớn đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực này: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập
đoàn Hòa Phát và mới đây là tập đoàn Vingroup đầu tư vào hơn 1000ha sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc (rau, hoa) đã minh chứng cho sự phát
triển đúng đắn của loại hình nông nghiệp này, và trong tương lai không xa sẽ còn
nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

22


3.2.

Những khó khăn

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, cả nước có 200 doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 10 khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên,
theo ông Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp công nghệ cao, hiện
cả nước mới chỉ có 22 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, trong số hàng
ngàn doanh nghiệp nông nghiệp. Nguyên nhân là, các doanh nghiệp còn gặp nhiều
khó khăn về vốn và ưu đãi đầu tư công nghệ, trong khi đây lại là lĩnh vực đòi hỏi
chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Vì vậy, để tạo được sức lan tỏa, cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cần có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn hơn.
Trong thời gian tới, để các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển
mạnh mẽ hơn nữa, cần tập trung những vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, phải có cơ chế ưu đãi cao nhất về thuế, đất đai, hạ tầng, tín dụng...

Thậm chí, có thể ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực này trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, phải nhanh chóng lấp đầy khoảng trống đầu tư trong lĩnh vực nghiên
cứu sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Đầu tư về khoa học - công nghệ
cho nông nghiệp hiện rất thấp (năm 2015 khoảng 0.3% GDP; năm 2020 ước đạt
0,5% GDP).
Thứ ba, phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật và chứng nhận về sản phẩm nông
nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, nhãn mác sản phẩm phải ghi đầy đủ xuất xứ
nguyên liệu đầu vào.
Một khi quy định về nhãn mác hàng hóa không còn nhập nhèm, sản phẩm
công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp mới dám bỏ vốn đầu tư.
Thứ tư, cần có chính sách đào tạo lại lao động cho những vùng đưa công
nghệ cao vào nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng ra đào tạo trực tiếp thì phải
có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, đồng thời có chính sách đi kèm để giải quyết
lao động dư thừa.
Thực tiễn nhiều năm và ở nhiều ngành đã cho chúng ta những bài học đắt giá
khi thiếu nhân lực. Đã có rất nhiều chương trình, dự án rủng rỉnh tiền bạc, đất đai,
thậm chí chính sách và hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu chiến
lược phát triển nhân lực cho chính ngành sản xuất đó và vì thế rủi ro rất cao.
Điểm lại về các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao ở nước
ta đang hết sức chắp vá. Ở đó thiếu một sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

23


đại học đào tạo về nông nghiệp tích hợp cùng với các ngành khoa học kỹ thuật
công nghệ khác để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật... như
mong muốn của Chính phủ.
So sánh về điều kiện tự nhiên để làm nông nghiệp công nghệ cao, chúng ta

hơn hẳn Israel, Nhật Bản... nhưng chúng ta thiếu nhân lực. Ngay cả doanh nghiệp
nông nghiệp Nhật Bản qua Việt Nam để làm nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp
khó khăn về nguồn nhân lực được đào tạo.
Theo số liệu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản
từ năm 2010 đến 2014 chỉ chiếm 2-5% tổng quy mô tuyển sinh trung cấp chuyên
nghiệp. Đến nay, số trường trung cấp liên quan đến đào tạo nông nghiệp còn hơn
10 trường. Ít ỏi thế, vậy ai sẽ là người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp
công nghệ cao cho nông dân? Ai là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp
nông nghiệp công nghệ cao?
Nhật Bản vốn là một nước công nghiệp, vậy mà cách đây không lâu, Thủ
tướng Shinzo Abe trong chính sách phát triển kinh tế của mình đặt ra mục tiêu
tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và mong muốn tăng gấp đôi
thu nhập của nông dân Nhật Bản trong vòng 10 năm.
Trung Quốc hiện có khoảng 300 trường đào tạo nghề nông nghiệp, trong đó
có 134 trường cao đẳng, người học trong các cơ sở này được miễn học phí và có
thể được trợ cấp từ chính phủ.
Quyết tâm và sự cam kết của Thủ tướng trong phát triển nông nghiệp công
nghệ cao đang nhen nhóm hi vọng có một cuộc cách mạng trong sản xuất nông
nghiệp, để đời sống nông dân được ấm no hơn. Sắp tới đây sẽ có nhiều dự án, đề
án về nông nghiệp công nghệ cao được đệ trình các cấp quản lý. Nhưng cần lưu ý
rằng, không nên chạy theo dự án, mà phải đầu tư tốt hơn, bài bản hơn cho nguồn
nhân lực.
Câu hỏi tìm đâu ra nhân lực công nghệ cao luôn phải được trả lời thỏa đáng.
Đó mới là chìa khóa để biến ước mơ nông nghiệp công nghệ cao thành sự thật.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Nội dung

STT
I
1


Diện tích

Xây dựng
Nhà kính

89.664
10.000

ĐVT
m2
m2

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

24


×