THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
ĐỀ SỐ 19
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Các bạn đang tốt nghiệp ở một thời điểm mà mục đích trở nên đặc biệt quan trọng. Khi bố mẹ
chúng ta tốt nghiệp, mục đích có thể đến từ công việc, từ nhà thờ, từ cộng đồng của ta. Nhưng ngày
nay, công nghệ và tự động hóa đang xóa sổ rất nhiều công việc. Số thành viên trong các cộng đồng
đang giảm sút. Rất nhiều người đang cảm thấy buồn thảm và lạc lõng, và đang phải cố gắng để lấp
đầy khoảng trống vô nghĩa đó.
Trong thời gian đi lại và gặp gỡ, tôi đã ngồi trò chuyện với những đứa trẻ trong các trại cải tạo
vị thành niên và những người nghiện chất kích thích. Họ nói với tôi rằng cuộc đời họ đã có thể
khác đi nếu như họ có gì đó để làm, một chương trình sau tốt nghiệp để tham gia, hay một nơi nào
đó để đi. Tôi đã gặp những công nhân nhà máy, họ hiểu rằng mình sẽ không thể quay về với công
việc cũ nữa, và vẫn đang cổ gắng để tìm một nơi chốn cho mình [...]
Những bộ phim và nền văn hóa đại chúng đã kéo chúng ta hiểu sai hướng. Ý niệm về một
khoảnh khắc ơ-rê-ca duy nhất là một lời nói dối nguy hiểm. Chúng khiến ta cảm thấy thiếu thốn khi
chẳng thể có được khoảnh khắc bừng sáng nào. Chúng ngăn không cho những người đã mang
trong mình hạt mầm ý tưởng được xắn tay áo lên làm. À, và bạn biết rằng những bộ phim còn khiến
chúng ta hiểu nhầm gì về hoạt động cách tân không? Chẳng ai đi viết các công thức toán trên kính
cả. Chẳng có thứ gì như vậy.
Lý tưởng hóa là một điều tốt. Nhưng hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ bị hiểu nhầm. Bất kì ai
hành động vì một tầm nhìn lớn đều sẽ bị gọi là điên khùng, kể cả nếu cuối cùng bạn có là người
đúng đi chăng nữa. Bất kì ai đang nghiên cứu một vấn đề phức tạp đều sẽ bị đổ lỗi vì không hiểu
trọn vẹn thách thức họ phải đối mặt, dù rằng ngay từ đầu việc biết mọi thứ là hoàn toàn bất khả.
Bất kì ai nắm lấy lá cờ tiên phong đều sẽ phải chịu chỉ trích vì đi quá nhanh, vì lúc nào cũng sẽ có
kẻ muốn bạn phải giảm tốc.
Trong cộng đồng này, chúng ta thường không làm những điều lớn lao vì ta quá sợ mắc sai lầm,
và việc ta không chịu làm gì khiến ta chối bỏ mọi vấn đề đang tồn tại. Thực tế là dù ta có làm gì thì
tương lai vẫn sẽ nảy sinh rắc rối. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta bắt tay vào làm gì
đó.
(Bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Havard, Mark Zuckerberg, 2017)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, hiện tượng công nghệ và tự động hóa đang xóa sổ rất nhiều công việc đã
gây ra những vấn đề gì?
Câu 3. Theo anh/chị, khoảnh khắc ơ-rê-ca duy nhất mà tác giả nói tới trong đoạn trích là gì?
Nhắc tới chi tiết này, Mark Zuckerberg khẳng định điều gì?
Câu 4. Anh/chị thích nhất là thông điệp nào mà Mark Zuckerberg gửi gắm trong đoạn trích trên? Vì
sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về mặt trái
của công nghệ số.
Câu 2 (5.0 điểm)
Viết về hai dòng sông của đất Việt, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những cảm
nhận rất riêng:
(...) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mâv
trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà
nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh
màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như mặt một
người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ mùa
thu về (...)
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân)
(...) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực
sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thắm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi
sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà
từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu
sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu
tả (...)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Anh/chị hãy phân tích hai đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Thao tác lập luận chính của văn bản là phân tích.
Câu 2:
Điểm
3.0
0.5
Hiện tượng công nghệ và tự động hóa đang xóa sổ rất nhiều công việc đã gây ra
những vấn đề sau:
- Vì có công nghệ và tự động hóa nên số lượng người tham gia trong các cộng đồng
lao động giảm sút, số việc làm cũng giảm đi: Rất nhiều người đang cảm thấy buồn thảm
và lạc lõng, và đang phải cổ gắng đế lấp đầy khoảng trống vô nghĩa đó.
- Điều này dẫn tới việc nhiều người không có việc làm, không có mục đích sống, họ
1.0
làm những việc vô nghĩa, dẫn tới phạm pháp: Họ nói với tôi rằng cuộc đời họ đã có thể
khác đi nếu như họ có gì đó để làm, một chương trình sau tốt nghiệp để tham gia, hay
một nơi nào đó để đi.
Như vậy, tác giả muốn nêu ra một thực trạng là nếu không có mục đích sống, không
tự tạo ra mục đích cho cuộc đời mình thì sẽ dẫn tới những hành động, những kết quả
đáng tiếc.
Câu 3:
- Chi tiết khoảnh khắc ơ-rê-ca duy nhất mà tác giả nói tới trong đoạn trích là nhắc tới
những giây phút xuất thần, phát hiện ra những lí tưởng, chân lí.
- Nhắc đến chi tiết này, Mark Zuckerberg khẳng định tuổi trẻ không nên chờ đợi đến
1.0
giây phút nhận ra chân lí duy nhất này bởi cuộc đời vốn không có chân lí, cuộc đời cần
những sai lầm để con người có thể đứng dậy và phát triển từ những sai lầm đó.
Câu 4:
Học sinh có thể lựa chọn cho mình một thông điệp mà học sinh cảm thấy ý nghĩa
nhất, thiết thực nhất với mình, sau đó giải thích nguyên nhân một cách ngắn gọn, trung
thực, trong sáng, không cường điệu. Dưới đây là một số gợi ý:
- Mark Zuckerberg khuyên mỗi người nên chấp nhận những sai lầm, và không chờ
đợi một giây phút tỏa sáng duy nhất trong công việc của mình. Đây là một thông điệp vô
cùng có ý nghĩa vì thường mỗi người chỉ trông chờ đến lúc nhận thành quả và tự hào về
nó, mà không biết rằng mỗi thành quả đó còn rất nhiều thiếu sót, thay vì ăn mừng chiến
thắng thì nên tiếp tục cố gắng để khám phá ra những chân trời mới.
- Mark Zuckerberg cũng đưa ra thông điệp về một cuộc sống có mục đích. Cuộc sống
không có mục đích là cuộc sống dẫn tới những hành động vô nghĩa, thậm chí là phạm
pháp. Những người sống không có mục đích là những người sống lãng phí cuộc đời
0.5
mình.
LÀM VĂN
Câu 1: Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
bàn về mặt trái của công nghệ số.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,
móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định những hệ lụy tiêu cực của công nghệ số mang đến cho đời sống con người
c.Triển khai vẩn đề nghị luận
7.0
2.0
0.25
0.25
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách
nhưng cần làm rõ những hệ lụy tiêu cực của công nghệ số mang đến cho đời sống con
người. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích:
+ Cuộc sống số là cách nói cuộc sống hiện đại, con người được tiếp xúc với những
tiện nghi về vật chất, những thoải mái trong hoạt động, công việc, giao tiếp, trong các
mối quan hệ... khi áp dụng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào đời sống.
+ Cuộc sống hiện đại đem đến những tiện nghi, tiết kiệm cho con người thời gian,
tiền bạc, công sức nhưng trái lại nó cũng mang tới những mặt trái không thể phủ nhận.
- Phân tích, chứng minh:
Nếu không vận dụng những tiện nghi của xã hội số một cách phù hợp mà lạm dụng
nó, xã hội sẽ bị kéo theo nhiều hệ lụy như sau:
+ Cuộc sống số khiến con người phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị, máy móc mà
1.0
quên đi sự chủ động thực hiện bằng tư duy khối óc con người. Chính máy móc khiến
công việc trở nên nhanh hơn những cũng khiến cho con người suy nghĩ, tư duy chậm
hơn nếu lúc nào cũng phụ thuộc vào máy móc, kĩ thuật.
+ Cuộc sống số có thể khiến con người trở nên lạnh lùng, vô cảm hơn, và đôi khi trở
nên cô đơn hơn, dù cho có nhiều người bạn “ảo” (dẫn chứng: Mạng xã hội khiến con
người có thể kết nối với nhau nhiều hơn, nhưng cũng chính vì thế mà không phân được
thật - ảo trên mạng xã hội)
+ Cuộc sống số có thể khiến con người quên đi những giá trị truyền thống (dẫn
chứng: Thiệp chúc mừng, thư tay được thay bằng thiệp điện tử, email...
- Bàn luận: Cuộc sống số là bước phát triển tất yếu của xã hội, con người cần có trách
nhiệm với cuộc sống của mình để cuộc sống số phát huy được đúng ý nghĩa, vai trò như
nó vốn có.
- Bài học: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2: Viết về hai dòng sông của đất Việt, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
có những cảm nhận rất riêng: [...]
0.25
5.0
Anh/chị hãy phân tích hai đoạn trích trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
0.25
được vấn đề.
b. Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của hai đoạn văn nói về hai dòng sông của đất Việt là sông Đà và sông Hương
qua hai đoạn trích trong tùy bút của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
0.25
Học sinh chú ý tập trung phân tích làm sáng tỏ vẻ đẹp được thể hiện trong hai đoạn
được trích dẫn, không quá sa đà vào phân tích toàn bộ tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò Sông Đà
+ Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Trước cách mạng, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với
quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ Vang bóng một thời và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở
những con người xuất chúng của thời trước còn vương sót lại. Sau cách mạng, ông
không đối lập quá khứ với hiện tại và cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại, đặc biệt phẩm
chất tài hoa có thể có ở cả nhân dân đại chúng.
+ Người lái đò Sông Đà được in trong tập kí Sông Đà, đây là một tác phẩm tùy bút có
giá trị rất sâu sắc cả về văn học và xã hội. Tác phẩm này là kết quả của một cuộc hành
trình lớn mà Nguyễn Tuân tìm đến Tây Bắc để tìm kiếm “thứ vàng mười của thiên nhiên
và thứ vàng mười của con người lao động đã qua thử lửa”. Tác phẩm này còn đặt nền
móng cho nhiều dự án mang tính lịch sử - chính trị - xã hội sâu sắc nhưng hơn hết được
mệnh danh là một tác phẩm văn chương gần như đạt đến sự hoàn mĩ. Tập kí Sông Đà ra
đời năm 1960, trong công cuộc xây dựng vùng Tây Bắc sau chiến tranh.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học
Việt Nam hiện đại. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, nhìn sự kiện ở góc độ sử thi, hào hùng và khám phá
chiều sâu văn hoá của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất
cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.
0.5
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? rút từ tập bút kí cùng tên, được xuất bản năm 1984.
Tập bút kí gồm tám bài viết về nhiều đề tài. Có những bài đậm chất sử thi với cảm hứng
anh hùng, ca ngợi đất nước, con người Việt Nam. Có những bài thiên về miêu tả thiên
nhiên, qua đó nhà văn bộc lộ lòng gắn bó với quê hương đất nước và niềm tự hào về
truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là những bài viết về Huế.
Trong số những bút kí ông đã viết, Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí độc đáo về
sông Hương. Dòng sông khơi gợi cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa đã được nhà văn cảm
nhận từ nhiều góc nhìn, đặc biệt là góc nhìn tâm linh, mang những nét riêng của “văn
hóa Phú Xuân”.
Thí sinh có thế cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Điểm gặp gỡ trong cách miêu tả vẻ đẹp của hai dòng sông:
- Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp, dáng vẻ phong phú,
đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian, với điểm nhìn khác nhau:
+ Dòng sông Đà được Nguyễn Tuân có lúc nhìn ngắm như một người xa lạ, có lúc lại
như một cố nhân thân thuộc; có khi ngắm nhìn sông Đà từ trên cao, khi lại tiến đến cận
cảnh để nhận ra rõ hơn vẻ đẹp của nó. Về thời gian, sông Đà được nhà văn chiêm
ngưỡng ở cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông - mỗi mùa lại đem đến cho tác giả những xúc
cảm, ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn đa
dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông yêu thương.
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện thành công vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc
độ của sông Hương. Nhà văn đã ghi lại được vẻ đẹp phong phú của sông Hương lúc ở
thượng lưu, ở ngoại vi, ở giữa lòng thành phố Huế.
1.0
- Mỗi nhà văn lại có cách diễn đạt và cảm nhận riêng, song họ lại bắt gặp, đồng điệu
tâm hồn trong khả năng quan sát tinh tế thông qua những liên tưởng, so sánh đầy tính
tạo hình, biểu cảm. Cả hai con sông đều được ví như những người con gái trẻ trung
mang trong mình những vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi “Con Sông Đà tuôn dài như một
áng tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tâv Bắc bung nở hoa ban hoa
gạo tháng hai”; “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cảnh đồng Châu Hóa đầy hoa
dại”...
- Bằng vốn hiểu biết phong phú, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo các nhà
văn đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên miền sông nước với vẻ đẹp trữ tình đằm thắm tạo
nên ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc đồng thời làm sống dậy trong họ tình
cảm yêu thương, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở của Tổ quốc.
b. Vẻ đẹp riêng của từng dòng sông trong mỗi đoạn trích
* Vẻ đẹp dòng sông Đà “hung bạo mà trữ tình”:
- Con sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ
1.0
đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn
mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ
xinh đẹp trút bỏ cái vẻ "đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình một nét tính cách khác của sông Đà được Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa để miêu tả
mang đậm chất trữ tình.
- Ở mỗi thời điểm khác nhau người ta lại thấy Sông Đà trong một dáng vẻ, hình hài
khác nhau: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh
canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chỉn đỏ như da mặt một
người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì
mỗi độ thu về...” Dường như ở con sông Đà không có chỗ cho những cái sơ sài, tất cả
đều phải là tuyệt đỉnh. Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”.
- Sông Đà không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy tràn qua núi rừng Tây Bắc mà
trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn tinh tế và nhạy cảm. Dòng sông Đà hùng
vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức, là một kẻ “hằng năm đời đời kiếp kiếp làm mình
làm mẩy với con người” ; vượt qua đoạn thượng nguồn nó đã trở thành một cố nhân. Và
khi trước cảnh: “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” sông
Đà trở thành “người tình nhân chưa quen biết”...
* Vẻ đẹp của dòng sông Hương “thơ mộng và đằm thắm”:
1.0
Đăng ký mua để nhận bản word đầy đủ!
ĐĂNG KÝ MUA ĐỂ NHẬN TRỌN
BỘ ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN 2020
(File word- lời giải đầy đủ chi tiết)
Bộ hơn 300 đề thi thử THPT quốc gia 2020 Ngữ Văn nguồn từ các sở GD, trường
chuyên, các giáo viên nổi tiếng, trung tâm luyên thi và đâu sách uy tín; 100% file
word dành cho giáo viên, có lời giải giải chi tiết, chuẩn cấu trúc mới của bộ GD
Liên hệ đặt mua: Nhắn tin hoặc gọi điện đến: (Điện thoại/ ZALO):
090.87.06.486
Giao tài liệu qua email trước khi thanh toán đối với khách hàng là giáo
viên!
Website: tailieugiaovien.com
c. Đánh giá về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn trích:
- Cả hai đoạn văn cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng
bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào,
cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian, cùng được viết bởi
thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh âm thanh và nhịp điệu.
0.5
- Đoạn văn của Nguyễn Tuân trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên
tưởng phong phú, so sánh táo bạo, cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau,
theo nhiều mùa trong năm.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
….
e. Sáng tạo
0.25
…
TỔNG ĐIỂM: 10.0