Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiêu chí đánh giá nhân viên - Bảng mẫu áp dụng cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.3 KB, 5 trang )

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN – BẢNG MẪU ÁP DỤNG 
CHO DOANH NGHIỆP
Tiêu chí đánh giá nhân viên là gì mà nhiều nhà quản lý lại đặc biệt quan tâm và đánh giá rất 
cao công việc này?
Đánh giá nhân viên là một công việc cần thiết và rất quan trọng đối với  nhà quản lý tài ba, 
bởi phía sau những nhà quản lý giỏi là một đội ngũ nhân viện xuất sắc.
Vậy đánh giá nhân viên là gì mà góp phần tạo nên sự thành công của nhiều nhà quản lý như 
thế?

Đánh giá nhân viên là gì?
Đánh giá nhân viên là công việc của người quản lý nhằm kiểm tra, giám sát quy trình làm 
việc của nhân viên có hiệu quả hay không? có đạt được những tiêu chí, yêu cầu đã đề ra hay  
không?
Từ  đó giúp nhà quản lý dễ  dàng đưa ra kế  hoạch để  cải thiện chất lượng trong công việc 
như: Năng lực để hoàn thành công việc cũng như thái độ trong quá trình làm việc.


Tiêu chí đánh giá nhân viên
Có rất nhiều tiêu chí đánh giá nhân viên theo từng vị trí công việc khác nhau. Sau đây là 2 tiêu 
chí đánh nhân viên cơ bản của một nhà quản lý giỏi.
1. Thái độ làm việc của nhân viên
Kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên về một lĩnh vực nào đó đối với nhà quản lý 
họ hoàn toàn có khả năng đào tạo để nhân viên làm việc đạt hiệu quả tốt nhất nhưng thái độ 
của nhân viên làm công việc đó thì khó có thể đào tạo được.
Sau đây là một số tiêu chí mà nhiều nhà quản lý áp dụng để đánh giá về thái độ làm việc của 
nhân viên.
1.1 Tính trung thực của nhân viên
– Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” 
của Wiliam Shakespeare.
– Một nhân viên trung thực với công việc, cấp trên, doanh nghiệp là nhân viên luôn được  
mọi người tin tưởng trao phó những việc lớn bởi vì họ  luôn nói đúng, làm đúng những kế 


hoạch đã đề ra hoặc được cấp trên giao việc.
– Tính trung thực được nhà quản lý đặc biệt quan tâm và đánh giáo cao về thái độ làm việc 
của nhân viên.
1.2 Nhiệt tình trong công việc
– Nhiệt tình trong công việc là sự tận tụy, hăng say làm việc không ngại gian khổ, khó khăn  
và luôn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như giúp đỡ người khác khi họ cần.
1.3 Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng
– Sự tôn trọng được đánh giá qua biểu hiện của nhân viên đối với đồng nghiệp và khách  
hàng. Sau đây là một số biểu hiện để đánh giá tính tông trọng mọi người trong công việc
– Thái độ lịch sự, chân thành, tiếp xúc cởi mở.
– Tạo điều kiện để đồng nghiệp khách hàng bày tỏ quan điểm của mình.


– Lắng nghe và tiếp thu sáng kiến của đồng nghiệp và khách hàng.
– Tránh cắt lời, hoặc xúc phạm đến đồng nghiệp và khách hàng.
1.4 Chuyên cần, đúng giờ
– Chuyên cần là sự chăm chỉ  không lười biếng trong công việc. Không những chỉ  chăm chỉ 
mà cần phải đúng giờ với mọi công việc mình cần làm.
1.5 Ý chí cầu tiến
– Ý chí cầu tiến là sự khát vọng hoàn thành công việc mà nhân viên muốn hoàn thành. Tính  
cầu tiến mang lại hiệu quả tích cực trong công việc kể cả tinh thần lẫn thể chất.
1.6 Lạc quan trong công việc
– Người lạc quan là người luôn luôn tin tưởng vào công việc của mình làm. Họ tạo ra niềm 
tin để  cố  gắng vượt qua những khó khăn, có gắng làm tốt công việc của mình thay vì gặp  
khó khăn thì chán nản bỏ cuộc.
1.7 Cẩn trọng trong công việc
– Trong môi trường làm việc, chẳng ai muốn nhắc nhở bạn nhiều lần những lỗi nhỏ do bạn  
bất cẩn. VÌ thế  hãy chú ý và cẩn thận từ  những chi tiết nhỏ. Từ  đó sẽ  giúp cho bản thân 
quen với việc cẩn thận hơn và chỉnh chu hơn trong công việc.
2. Năng lực làm việc của nhân viên

Năng   lực   làm   việc   của   nhân   viên được   đánh   giá   dựa   trên   3   tiêu   chí   sau: Mức   độ   làm 
việc, phát triển trong công việc và mức độ hoàn thành công việc.
2.1 Mức độ làm việc
– Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và thời hạn làm việc của 
nhân viên.


– Trong tiêu chí này người quản lý đánh giá được hiệu quả  trong công việc của nhân viên  
dựa vào KPI mà họ đã đặt ra phù hợp với vị trí cũng như công việc của mỗi nhân viên khác  
nhau.
2.2 Phát triển trong công việc
– Qua KPI mà người quản lý đặt ra để đánh giá mức độ làm việc của nhân viên, họ sẽ thấy  
được sự phát triển của nhân viên trong công việc cụ thể như:
Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời giạn của công việc.
Nguyện vọng của nhân viên khi gắn bó với doanh nghiệp.
Những khó khăn mà nhân viên mắc phải trong công việc…
– Từ đó! Người quản lý dễ  dàng hỗ  trợ  hoặc đào tạo nhân viên để thành chuyên môn trong 
lĩnh vực mình làm.
– Sự phát triển của một nhân viên là sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào 
tạo được nhiều nhân viên giỏi, dựa vào những chuyên môn giỏi của nhân viên thì doanh 
nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp phát triển.


2.3 Mức độ hoàn thành công việc
– Mức độ  hoàn thành công việc là tín hiệu để  ngươi quản lý đánh giá chuẩn nhất về  năng 
lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ 
năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới
Kết luận: Trên đây là một số tiêu chí mà nhà quản lý thường sử dụng như một thước đo để 
đánh giá tính hiệu quả của nhân viên.




×