Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Trí tuệ cảm xúc, ứng dụng trong đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.54 KB, 104 trang )

MỞ ĐẦU


Bạn làm cùng một việc vào hai thời điểm khác nhau. Thời điểm thứ nhất là
lúc bạn đang cảm thấy trong người phấn trấn, thoải mái, xung sướng,… toàn là
những cảm giác tích cực. Còn thời điểm thứ hai là lúc bạn bị stress, căng thẳng,
vừa bị mắng,…. Theo bạn hiệu quả của công việc đó có khác nhau không và
khác như thế nào? Giám cá với bạn là hiệu quả đó sẽ khác nhau hoàn toàn và trái
ngược nhau nữa, vậy vì sao? Điều đó sẽ được trả lời ở bài tiểu luận dưới đây nói
về “trí tuệ xúc cảm” vậy nó là gì? xin hãy đọc tiếp phần tiếp theo!


I. NỘI DUNG


1. Khái

niệm trí tuệ xúc cảm


1.1. Thế nào là xúc cảm?


Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể,
mang tính nhất thơi, không ổn định.1

“Giáo trình tâm lí học đại cương”- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản
Công an Nhân dân, 2007.
1



Trong cuộc sống hàng ngày, mang lại cho ta rất nhiều thứ, có những thứ đến
với ta, có những thứ rời khỏi ta. Nhưng không phải tất cả những thứ gì cũng
khiến cho ta có cảm giác rung động, những thứ là ta rung động tức là làm cho ta
cảm thấy yêu, ghét, giận, hờn, … nói chung là có cảm xúc gì đó đặc biệt và in
sâu vào tâm chí chúng ta và khi đo ta có xúc cảm với chúng.


1.2. Trí tuệ xúc cảm là gì?


Khi nói về thuật ngữ “ Trí tuệ xúc cảm” thì có nhiều cách hiểu khác nhau
theo những góc độ khác nhau. Theo như quan điểm của hai nhà tâm lý học Mỹ
là Peter Salovey và John Mayer thì “ trí tuệ xúc cảm là khả năng hiểu rõ cảm
xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để
hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân”. Còn theo Bar-on thì “trí tuệ
xúc cảm là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng
lực của cá nhân nhằm đương đầu với những đòi hỏi và sức ép của môi trường”.


Từ những quan niệm khác nhau đó ta có định nghĩa về trí tuệ xúc cảm như
sau: “ trí tuệ xúc cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn
tới định hướng hành động phù hợp”.


Trong cuộc sống, bạn có thể đã gặp những người rất tinh tế, giao tiếp rất tốt.
Trong mọi tình huống dường như họ đều biết cách cư xử khéo léo. Cũng có khi
bạn gặp bậc thầy trong việc điều khiển cảm xúc, họ là những người có khả năng
đưa ra những quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của
mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và tiếp thu
những lời phê bình, rồi chọn lọc những lời phê bình thực sự giúp mình tiến bộ.

mà không một chút cáu gắt hay tức giân. Đó là những người có trí tuệ xúc cảm
cao , họ hiểu rất rõ về bản thân , kiểm soát được cảm xúc của chính mình, họ
cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác như thế nào và từ đó xây
dựng được các mối quan hệ tích cực.


1.3. Cấu trúc của trí tuệ xúc cảm


Theo nhà tâm lý học Bar-On cho rằng cấu trúc trí tuệ xúc cảm gồm 4 phần:


- Năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ mình. Đó là sự nhận biết cảm
xúc của mình, biết mình đang cảm thấy thế nào, hiểu mình và biết cách bộc lộ
cảm xúc của mình ra bên ngoài một cách phù hợp.


- Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác. Ngoài việc hiểu
mình còn phải hiểu cả người khác nữa, đây là một yếu tố rất quan trọng, hiểu
được người khác thì mới có được những hành động thích hợp và đúng đắn.


- Năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, và kiểm soát, làm chủ các xúc
cảm của mình. Đây chính là sự biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, dù cảm xúc
thực đang dâng trào nhưng khi bộc lộ ra ngoài thì cảm xúc đó lại được hạn chế
để phù hợp với hoàn cảnh và tránh gây ra những hậu quả không đáng có.


- Năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề của cá nhân
hay xã hội.



Ví dụ như khi vợ chồng cãi nhau, cảm xúc của mỗi người là rất nóng giận,
tuy nhiên khi lúc đó bỗng nhiên có khách đến chơi thì vợ chồng lại thay đổi cảm
xúc của mình với nhau và cả với khách, đó là sự vui vẻ, hiếu khách, vợ chồng
thân thiết. Đó chính là một sự thích ứng của trí tuệ xúc cảm.


GoleMan lại đưa ra cấu trúc của trí tuệ xúc cảm gồm hai thành phần cơ bản
là : năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Tuy nhiên về cơ bản nội dung của các
cấu trúc là giống nhau.


Tuy nhiên để đầy đủ hơn thì theo nhà tâm lý học Gardner, cấu trúc trí tuệ xúc
cảm gồm 5 phần:


- hiểu biết về các cảm xúc, ý thức về bản thân- có thể nhân biết các cảm xúc
của mình


- làm chủ các cảm xúc, năng lực làm cho những tình cảm của mình híhc nghi
với hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức về bản thân


-Năng lực ứng phó với những cảm xúc mạnh và kiểm soát, làm chủ các xúc
cảm của mình, trì hoãn sự thỏa mãn ham muốn của mình và đè nén xung lực.


- Sự nhận biết các xúc cảm của người khác, đó chính là sự cảm thông với

người khác, đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc của họ.


- Sự làm chủ những liên hệ con người, nghệ thuật của sự liên hệ phần lớn là
kỹ năng điều khiển các xúc cảm của mình với người khác.


×