Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.25 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ thống
thái độ của họ với thế giới khách quan và bản thân
Trong quá trình sống và hoạt động con người luôn có những mỗi quan hệ
nhất định với môi trường xung quanh và chịu tác động của trạng thái cơ thể.
Những mối quan hệ đó có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn
những nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân. Qua đó, con người tỏ thái độ của
mình: Yêu thương, căm ghét, giận hờn, mừng rỡ,… Ngoài ra, các tác động của
trạng thái cơ thể cũng tạo ra thái độ này hay thái độ khác. Ví dụ: khi con người
khỏa mạnh thì bản thân sẽ vui vẻ, lạc quan hơn và khi ốm yếu con người cảm
thấy chán chường.
Tất cả những hiện tượng trên: Yêu thương, căm ghét, hờn giận, mừng rỡ, vui
vẻ, chán chường,… trong tâm lý học gọi là xúc cảm, tình cảm.
Tại sao người ta nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm
yếu nhất ở con người?
I. NỘI DUNG
1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm - tình cảm là nét đặc trưng của đời sống tâm lý cá nhân, nên nó
thuộc một chủ thể nhất định. Tình cảm có một vị chí quan trọng trong cuộc sống
của cá nhân. Nó tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một
trong những động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm những hoạt động. Trong bất kì
lĩnh vực nào: lao động chân tay hay trí óc, khoa học xã hội hay khoa học tự
nhiên. Và dù ở các môi trường khác nhau: ngoài xã hội, trong gia đình, ở nhà
trường, con người luôn chịu sự tác động của xúc cảm, tình cảm
Định nghĩa: Xúc cảm - tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện
thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ.


Xúc cảm là những rung động của con người trước tình huống cụ thể, mang
tính nhất thời, không ổn định.
Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện


thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mới liên quan đến nhu
cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm
trong điều kiện xã hội.
Giống nhau:
- Xúc cảm -tình cảm đều do hiện thực khánh quan tác đọng vào mà có, biểu
thị thái độ của cá nhân đối với môi trường xung quanh. Ví dụ: đất nược đổi mới,
đời sống được nâng cao làm cho mọi người trong xã hội vui vẻ cà phấn khởi.
- Xúc cảm - tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu
thị thái độ tích cực của con người trướcc tác động của hoàn cảnh xung quanh. Ví
dụ: khi con người được thỏa mãn một nhu cầu nào đó thì thấy thoải mái và
không được thoải mái thì khó chịu.
- Xúc cảm - tình cảm đề có cơ sở vật chất trên vỏ não và đều có khuynh
hưỡng truyền cảm. Ví dụ: trong gia đình khi một người gặp chuyện bất hạnh sẽ
ảnh hưởng đến các thành viên khác và tạo nên một không khí u buồn, thương
nhớ…
Khác nhau:
Xúc cảm - tình cảm tuy có những điểm giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn
có những điểm khác nhau rất cơ bản, không cho phép ta đồng nhất chúng với
nhau. Xúc cảm và tình cảm có những điểm khác nhau căn bản trên ba mặt: tính
ổn định, tính xã hội, và cơ chế sinh lý - thần kinh, sự khác biệt đó được thể hiện
cụ thể như sau:
- Xúc cảm là một quá trình tâm lý, có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình
huống đa dạng, luôn ở trạng thái hiện thực, xuất hiện trước, thực hiện chức năng


sinh vậy (giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể), gắn liền
với phản xạ không điều kiện, với bản năng, có cả ở con người và động vật.
- Tình cảm là một thuộc tính tâm lý, có tính ổn định xác định, thường ở trạng
thái tiềm năng, xuất hiện sau, thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định
hước và thích nghi với xã hội với tư cách là một nhân cách), gắn liền với phản

xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thức hai, chỉ có ở con người.
Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
Xúc cảm và tình cảm tuy có sự khác biệt nhất định nhưng giữa chúng có
quan hệ mật thiết với nhau:
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm vì xúc cảm được tổng hợp hóa, động hình
hóa và khái quát hóa để trở thành tình cảm. Do vậy, nếu không có xúc cảm thì
con người không thể có tình cảm.
- Xúc cảm là biểu hiện của tình cảm. Trong những điều kiện bình thường,
tình cảm con người thường ẩn náu bên trong và khi gặp một hoàn cảnh cụ thể
nào đó tình cảm được bộ lộ ra bên ngoài thông qua những xúc cảm cụ thể. Ví
dụ: tình bạn thân giữa hai người được thể hiện khi một trong hai người đó gặp
khó khăn cần sự giúp đỡ của người kia…
- Tình cảm có tác động lại xúc cảm, luôn chị phối xúc cảm về cường độ, tốc
độ và nội dung.
- Xúc cảm và tình cảm không tách rời nhau mà luôn xen kẽ nhau, hòa nhập
vào nhau trong đời sống tâm lý của con người.
2. Đặc điểm chung của xúc cảm - tình cảm
Xúc cảm - tình cảm tuy là hai mức độ biểu hiện thái độ cảm xúc khác nhau
của con người, nhưng giữa chúng có những điểm tương đồng sau đây:


- Xúc cảm - tình cảm là thái độ cá nhân. Thực chất, đó là những rung động
bên trong trước biến cố hoàn cảnh của con người. Ví dụ: khi tổ quốc được thống
nhất, mọi người dân Việt Nam trên khắt đất ngưới đều vui mừng, phấn khởi.
- Xúc cảm - tình cảm có được là do hiện thực khách quan tác động. Các hiện
tượng trong hiện thực khách quan gồm có:
+ Hiện tượng trong tự nhiên: mưa, nắng, cây cỏ, sông ngòi,…
+ Hiện tượng trong xã hội: con người, chế độ chính trị, kinh tế, những
biến cố xảy ra trong các quan hệ xã hội,…
+ Hiện tượng xảy ra trong bản thân: đói, no,dễ chịu, khó chịu,…

- Chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn
nhu cầu con người mới tạo nên những xúc cảm - tình cảm.
3. Vai trò của xúc cảm - tình cảm
3.1. Vai trò của xúc cảm - tình cảm đối với quá trình nhân thức
Xúc cảm và tình cảm luôn là động lực mạng mẽ thúc đẩy và chi phối nhân
thức, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người. Tuy nhiên, nó có thể là
nhuôm màu, biến dạng, thậm chí biến đổi cả sản phẩm của quá trình nhân thức.
Xúc cảm - tình cảm có thể làm cho kết quả của nhận thức không hoàn toàn đúng
với hiện thưc khách quan.
3.2. Vai trò của xúc cảm - tình cảm đối với đời sống của con người
Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về
mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được.
Khi con người bị “đói tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống của con người
không thể phát triển bình thường được. Sự “đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng
sâu sắc đến tâm lý và cơ thể của con người như là sự “đói cảm giác”. Thực
nghiệm cho thấy rằng, do sự đơn điệu và lặp đi lặp lại của kích thích mà những
người sống trong phòng tiêu âm sẽ dần mất khả năng hoạt động tâm lý và khả


năng hoạt động nói chung. Lúc này, ở họ xuất hiện chứng vô cảm, sự buồn chán,
sự sợ hãi không gian khép kính, tính kích thích bị nâng cao đôi khi xuất hiện ảo
giác, và có thể thấy có một sự ức chế chung. Khi đó không phải chỉ có những
cảm xúc dương tính mà cả sự cang thẳng âm tính có cường độ nhỏ cũng gây ảnh
hưởng có lợi vì tác dụng “động viên” của nó.
3.3. Vai trò của xúc cảm - tình cảm đối với hoạt động
Xác cảm và tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con người khắc
phục những khó khăn trở ngại trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất
cứ một loại công việc nào phần lớn cũng đều phục thuộc vào thái độ của con
người đối với công việc đó. Xúc cảm - tình cảm có thể ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cự đến hoạt động của con người. Đối với những xúc cảm - tình cảm tích cực

thôi thúc con người hoạt động sáng tạo vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt
được mục đích đã đề ra và với những xúc cảm - tình cảm tiêu cực sẽ làm cản trở
hoạt động để vươn tới mục đích…
Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. Trạng thái “dân
trào cảm hững” mà nhà thơ, nhà văn, người họa sĩ, nhà phát minh,… từng thể
hiện trong quá trình làm việc của mình đều có liên quan chặt chẽ với những tình
cảm của họ. Một con người khô khăn, dửng dưng thờ ở với tất cả mọi việc thì
công thể đề ra và giải quyết những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa sống con và
không có khả năng đặt tới những kết quả tốt đẹp khi tiến hành một hoạt động
nào đó.
Xúc cảm và tình cảm được hình thành và phát triển khi cá nhân tham gia vào
hoạt động xã hội với những mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Nếu cá nhân
không tham gia vào một công việc, một lĩnh vực nào đó thì không thể có được
những rung cảm thực sự, cao hơn là không thể có những tình cảm sâu nặng, bền
chặt với công việc đó, lĩnh vực đó.
Con người càng thông qua hoạt động thực tiễn với các quan hệ xã hội đa
dạng thì những xúc cảm - tình cảm càng được nẩy nở. Tuy nhiên, tùy thuộc vào


từng loại hoạt động có ý nghĩa xã hội hay không mà xúc cảm và tình cảm của
con người sẽ lành mạnh hay tiêu cực. Ví dụ: chúng ta muốn có tình cảm yêu lao
động phải thông qua hoạt động lao động.
4. Tại sao người ta nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng
là điểm yếu nhất ở con người?
Như đã phân tích ở trên, xúc cảm - tình cảm có thể đưa con người lên trạng
thái cao nhất, mang đến một sức mạnh vô cùng tuyệt đỉnh và bất tận nhưng
ngược lại nó cũng làm cho con người ta bị thất bại, đáng gục con người ta một
cách rễ ràng.
4.1. Xúc cảm - tình cảm là điểm mạnh nhất ở con người
Xúc cảm tình cảm như là một thứ năng lượng vô hình có quyền năng vô

song đến từ bên trong con người chúng ta để đáp trả lại những gì làm cho chúng
ta cảm thấy rung động. Và thứ năng lượng đó sẽ phát huy hết công suất nếu
chúng ta biết nắm bắt nó, tận dụng nó làm động lực cực kì vững chắc đẩy chúng
ta lên nhưng tầm cao mới của cuộc sống.
Ví dụ điển hình cho sức mạnh của xúc cảm - tình cảm: Ngô Thị Tuyển sinh
năm 1946 tại làng thanh hoa (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa).
Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá. Trong
thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, bà là một nữ dân quân tại khu vực Hàm Rồng.
Ngày 4 tháng 4 năm 1965, bà đã vác hai hòm đạn nặng 98 kg vượt qua bờ đê
chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng, Thanh Hóa. Bà hai lần được
nhận Huân chương Chiến công hạng ba, sáu lần được tặng bằng khen. Chủ
tịch Hồ Chí Minh tặng bà huy hiệu. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nhà nước Việt
Nam phong bà danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi nhắc về bom đạn, bà cười: "Hồi đó tui vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ
không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn
ngày ấy 2kg". Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi
thường của người phụ nữ Việt Nam.


Vì sao một người phụ nữ mới 19 tuổi hồi đó lại có thể vác được một khối
lượng gần một tạ như thế? Đó chính là sức mạnh thực sự của xúc cảm - tình
cảm. Khi đó với một lòng yêu nước vô bờ bến, sự khảo khát giúp sức cho bộ đội
ta chiến thắng kẻ địch đã tạo lên trong chị một nguồn sức mạnh vô tận đập tan
mọi giới hạn của bản thân.
Và điều đó cho thấy điểm mạnh nhất của con người không phải là ở trí thông
minh (IQ) hay sức mạnh về thể lực mà chính là sức mạnh tinh thần hay đó chính
là xúc cảm - tình cảm.
4.2. Điểm yếu nhất của con người
Cái gì cũng có tính hai mặt của nó không có gì là hoàn hảo, xúc cảm - tình
cảm cũng vậy ngoài việc nó là điểm mạnh nhất của con người nhưng không phải

ai cũng nhận được điểm mạnh đó. Xúc cảm - tình cảm lại là một điểm yếu chết
người của con người.
Hãy tưởng tượng, trong một ngày đẹp trời bạn đang đi dạo quanh bờ hồ và
bỗng dưng nhận được một tin nhắn của người yêu: “Mình chia tay nhé!”. Khi đó
bạn cảm thấy thế nào? Một ước muốn của tôi trong hoàn cảnh đó đó chính là
ước mình là một cỗ máy không có cảm xúc và tình cảm, nhưng thật buồn là một
con người bình thường thì ai cũng phải có cảm xúc và tình cảm. Chính vì thế
trong hoàn cảnh đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cả thế giới dường như đổ sập
trước mắt bạn và cảm giác không muốn tồn tại trên cõi đời này nữa sẽ đến với
bạn, nếu không có “trí tuệ xúc cảm” (Chỉ số vượt khó của con người, giúp con
người vượt qua nghịch cảnh) đủ mạnh thì “nghĩ quẩn” là điều không thể tránh
khỏi, trừ trường hợp bạn cũng hết yêu người yêu của mình. Trong trường hợp
đấy, thề rằng bạn sẽ không làm được một việc gì nên hồn cả, tinh thần của bạn
sẽ bị “tụt dốc không phanh”. Và đó chính là ví dụ cho mặt trái của điểm mạnh
nhất của con người,
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp bạn bị người khác điều khiển mình, làm
những điều mà trước đó mình chưa hề nghĩ tới hoặc không muốn làm và bạn


không biết tại sao? Đó không phải là ngẫu nhiên mà chính là một hiện tượng
khoa học được gọi là “bẫy cảm xúc”, nói cách khác người ta đã đánh trúng “tử
huyệt cảm xúc” của bạn, một điểm chết người mang tên xúc cảm - tình cảm. Khi
đó con người trở nên mù quáng, mất đi lý trí và tim vào cảm xúc nhất thời.
Trên thực tế hiện nay, các nhà nghiên cứu tâm lý con người đã phát hiện ra
một bí mật của con người. Người ta gọi là “Tử huyệt cảm xúc” những “điểm yếu
chết người” trong tính cách của mỗi chúng ta, bao gồm 4 tử huyệt: tử huyệt bản
thân, tử huyệt tiền bạc, tử huyệt danh tiếng và tử huyệt tình yêu. “Tử Huyệt Cảm
Xúc” có thể giúp chúng ta đạt được hạnh phúc và thành công tột đỉnh, nhưng
cũng có thể khiến chúng ta rơi vào hố sâu của sự tuyệt vọng và thất bại thảm hại.
Sẽ rất tuyệt với nếu như ta nắm bắt được quy luật của xúc cảm - tình cảm

của chính chúng ta và của người khác, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu để người
khác năm bắt được chính cảm xúc của mình. Chính vì thế điều chúng ta cần, đó
chính là rèn luyện “Trí tuệ xúc cảm” (hay con gọi là EQ: chỉ số vượt khó của
bản thân) của mình. Nó có trong mọi cá nhân không ngoại trừ ai và chỉ khác là
chỉ số ở mỗi người, chính vì thế để EQ cao thì cần phải có sự luyện tập hết sức
chăm chỉ và kiên trì.
KẾT LUẬN
Xúc cảm - tình cảm là một phần không thể thiếu ở con người, phân biệt con
người với động vật và máy móc, hơn thế nữa nó lại còn là một sợi dây liên kết
con người với nhau, đưa con người đến gần nhau hơn tạo nên mạng lười các mối
quan hệ dựa trên yếu tố tình cảm cực kì vững trắc, khó có thể phá vớ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương,
2007, NXB. Công an nhân dân.
2. Roy Garn, Tử huyệt cảm xúc.


3. />4. />
PHỤ LỤC
ROY GARN



×