Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vật lí và đời sống 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.27 KB, 12 trang )

HIỆN TƯỢNG MẶT TRỜI GIẢ
Hiện tượng mặt trời giả là gì?
Đó là hiện tượng xuất hiện cùng một lúc hai hoặc ba hay nhiều “mặt trời” cùng một lúc. Khi đồng thời xuất hiện 2
hoặc 3 mặt trời thì chỉ có 1 mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi l mặt trời giả. Trong đó mặt trời thật sáng hơn các
mặt trời giả. Mặt trời ảo này thường xuất hiện trong lớp mây cuộn tròn. Loại mây cuộn này cách mặt đất khoảng
6000 mét, nhiệt độ rất thấp.
Mặt trời giả thường xuất hiện theo cặp nhưng đôi khi, chỉ có một mặt trời giả xuất hiện ở một trong hai phía của mặt
trời thật. Chúng thường không có dạng tròn như mặt trời, mà được kéo dài ra theo hình một giọt nước mắt với đỉnh
nhọn hướng ra xa mặt trời. Thông thường, ta thấy mặt trời giả vào khoảng sau giữa trưa hay sáng sớm, vào cuối thu,
suốt mùa đông và đầu xuân. Ở Alska, những hiện tượng này thường được thấy vào lúc bình minh hay hồng hơn
trong điều kiện trời nhiều sương.
Hiện tượng diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, Sun dogs (Parhelia) gọi là mặt trời giả là các vùng sáng ở rìa.

Các nơi xuất hiện mặt trời giả:
Năm 1550, quân đội của Carl V (Charles Quint), tiến công thành Madrid, bao vây thành này đến mức con chim bay
không lọt. Đến tháng 4 năm thứ hai, đúng lúc trăm họ đang lâm cảnh đói rét, trên trời xuất hiện cùng một lúc ba mặt
trời, ba mặt trời trong cùng ngày xếp thành một hàng, hai “mặt trời” ở hai bên còn mang theo “một thánh giá thập
tự” phát sáng. Hiện tượng thiên văn thần kì đó làm xôn xao cả thành, trăm họ chạy đi chạy lại bảo nhau đều nói là
“thượng đế sẽ đến cứu thành này”; kẻ xâm lược thì vô cùng hoảng sợ, cho là “sự báo trước của ý trời”, hoàng đế
Carl V hốt hoảng ra lệnh rút quân, và như vậy là, ba “mặt trời” đã đuổi được quân xâm lược.
Tháng 4 năm 1551 quân địch bao vây Magdeburg của nước Đức, bỗng nhiên trên trời xuất hiện 3 mặt trời, kẻ địch
cho rằng đây là điềm dữ bèn rút quân. Ngày 29 tháng 6 năm 1790 trên bầu trời ở ErosyBideburg bỗng nhiên xuất
hiện 3 mặt trời và 2 vòng tròn ánh sáng gồm 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tạo thành. Mùa xuân năm
1948 trên bầu trời thành Poltava của Ukraine xuất hiện 2 mặt trời và đem theo 2 dải màu sặc sỡ bay trong không
trung.
Hiện tượng thiên văn hiếm có này cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 1964, ở Nội Mông đã xuất hiện ba
“mặt trời” các cụ giả ở địa phương cho biết tổ tiên của họ cũng đã nhìn thấy hiện tượng trên. Mấy năm gần đây, ở
một số vùng của Trung Quốc lại liên tiếp xảy ra hiện tượng trên. Ngày 19 tháng 2 năm 1986, dân chúng thành Tây
An ngạc nhiên thấy trên không xuất hiện năm “mặt trời”. Theo ghi chép thì tháng 1 năm 1934 ở Tây An – Trung
Quốc trong hai ngày liền đã xuất hiện tới bảy “mặt trời”.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 14 tháng 11 năm 2007 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc xuất hiện cùng một lúc hai


mặt trời, chúng tồn tai trong 40 phút, mặt trời giả nằm ở phía nam mặt trời thật, từ từ mờ dần , mờ dần và khuất vào
đám mây hồng và cuối cùng biến mất.

Trung Quốc
Long Beach, California ngày 25-02-1994

Tháng 3, 1990 tại Wrightwood, California
Lowa - January 27, 2004
Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng thiên văn này tuy rất là hiếm nhưng không thần bí, chúng đều là những hiện tượng quang học bình
thường. Hiện tượng này được nghiên cứu và giải thích là do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các
đám mây ở trên cao.
Halo:

Xung quanh mặt trời có lúc xuất hiện một vòng, hai vòng và thậm chí rất nhiều vòng ánh sáng, thông thường là dự
báo sắp nổi gió lên hoặc thời tiết thay đổi. Loại vòng sáng đó có khi ở xung quanh mặt trăng cũng có, đôi khi quanh
các ngôi sao và hành tinh sáng như sao Kim, gọi là quầng sáng (halo). Quầng mặt trời, quầng mặt trăng đơn giản
thường thấy, nhưng quầng mặt trời, quầng mặt trăng phức tạp thì hiếm thấy. Khi nhiều quầng tán xuất hiện và đan
xen lẫn nhau, thì chỗ đan xen hình thành một điểm vô cùng sáng, nhìn rất giống mặt trời, đó là mặt trời giả. Vì hiện
tượng đan xen này, mặt trời giả trông giống như mặt trời mang theo giá chữ thập.
Đối với người quan sát trên mặt đất cầu vồng có nhiều màu sắc hơn vầng hào quang (halo). Nhưng halo xuất hiện
với nhiều hình dạng khác nhau, một số trong đó có một chút màu sắc. Đó là vì chúng được gây ra bởi tác động của
ánh sáng mặt trời lên hai pha khác nhau của nước: nước đá và nước. Ánh sáng mặt trời khi kết hợp với giọt nước
mưa sẽ tạo ra cầu vồng và khi kết hợp với tinh thể nước đá sẽ tạo thành halo. Vì vậy, khi bạn thấy halo bạn biết rằng
nước đá tinh thể đã hình thành nhưng muối đóng băng không có khả năng này.
Hiện tượng vầng hào quang quanh mặt trời hay quanh mặt trăng được các nhà thiên văn thu thập khá nhiều. Dưới
đây liệt kê 10 cảnh chụp ở những nơi khác nhau trên thế giới trong những năm gần đây:

Moon halo ngày 21-04-2003 t ại Lansdowne, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Giải thích: Điều này xảy ra rất thường khi lớp mấy mỏng trên cao có chứa hàng triệu những tinh thể nước đá kết tụ

che phủ gần kín bầu trời. Mỗi tinh thể nước đá là những mảnh gương nhỏ li ti. Vì phần lớn tinh thể này đều có hình
cạnh lục giác dài và gần giống nhau, ánh sáng xuyên qua những mặt tinh thể này và bị bẻ góc 22 độ khi phản chiếu,
tương ứng với đường kính của vầng hào quang. Hào quang mặt trời xảy ra ban ngày cũng tương tự như thế.

Ngày 04-08-2004 tại Germany Trier
Giải thích: Bầu trời tuyệt diệu được chụp ảnh gồm có vầng hào quang 22 độ cong, một vòng tròn phản chiếu toàn
vẹn, một vòng cung quanh chân trời, và vòng cung chiều ngang.Một mô phỏng dùng computer bắt chước tấm hình
rất hiếm có như trên đây. Mây che bới một phần ánh sáng chói lọi từ mặt trời. Ánh sáng phản chiếu qua nhưng mảng
tinh thể nước đá hình lục giác đã tạo ra hình ảnh như thế. Những tinh thê đông đá ngoài tầng khí quyển cũng tạo nên
sundogs và Moon halos (tạm gọi là "thiên cẩu" và "nguyệt lãng").
Ngày 09-03-2005 ở Nashville, Tennessee
Giải thích: Đôi khi dường như mặt trời được nhìn bằng một tấm kính to lớn. Trong tấm hình bên, thật sự có hàng
triệu tâm gương bé nhỏ : những tinh thể nước đá . Khi nước đông lại trên từng khí quyện cao, những mảnh tinh thể
dẹp, bé, hình lục giác tựu hình. Khi các tinh thể này rơi xuống đất, mỗi hạt giống như một tấm kính bé nhỏ, phản
chiếu ánh sáng mặt trời cho chúng ta thây như thế. Tấm hình trên được chụp gần lúc mặt trời lặn trong tháng qua
gần thành Nashville, Tennessee, Hoa kỳ. Phía sau những mái nhà và các ngọn cây, và bên trên đám mây thấp là

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×