Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Mạng Lưới Chợ Ở Nam Trung Bộ Thời Nguyễn (Giai Đoạn 1802-1884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 195 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ THẢO

MẠNG LƯỚI CHỢ Ở NAM TRUNG BỘ THỜI NGUYỄN
(GIAI ĐOẠN 1802 - 1884)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ THẢO

MẠNG LƯỚI CHỢ Ở NAM TRUNG BỘ THỜI NGUYỄN
(GIAI ĐOẠN 1802 - 1884)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC NHUỆ

HÀ NỘI - năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời
Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Những thông tin, số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung
thực, có trích dẫn khoa học rõ ràng. Các ý kiến nhận xét, kết luận khoa học
của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của cá nhân nào
khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận án

Đinh Thị Thảo


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 01
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 01
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 04
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 06
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................ 11
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ............................................................ 12
7. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 12
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 13
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến chợ ................................................................. 13
1.1.1. Nghiên cứu của các học giả trong nước ..................................................... 13
1.1.2. Nghiên cứu của học giả nước ngoài ........................................................... 23

1.2. Các nghiên cứu về chợ ................................................................................... 27
1.2.1. Các nghiên cứu về chợ trên cả nước ........................................................... 27
1.2.2. Các nghiên cứu về chợ ở Nam Trung Bộ.................................................... 30
1.3. Những nội dung luận án kế thừa .................................................................... 31
1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết ........................................................ 32
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ
Ở NAM TRUNG BỘ ............................................................................................ 35
2.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ ....... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 35
2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và truyền thống của cộng đồng
cư dân .................................................................................................................... 38
2.1.3. Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn ............................................. 46
2.1.4. Sự hình thành và phát triển của các đô thị, thị tứ ....................................... 49
2.1.5. Mạng lưới giao thông thủy, bộ ................................................................... 51


2.2. Mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ trước thế kỉ XIX ........................................ 57
2.3. Mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) .......... 60
2.3.1. Mạng lưới phân bố chợ ............................................................................... 60
2.3.2. Mạng lưới kết nối thương mại nội vùng và liên vùng ............................... 61
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 75
Chương 3: HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI, BUÔN BÁN Ở CHỢ NAM TRUNG BỘ ..... 77
3.1. Nguồn hàng hóa cung ứng cho các chợ ........................................................ 77
3.1.1. Các mặt hàng nông sản ............................................................................... 77
3.1.2. Các mặt hàng thủ công nghiệp .................................................................... 79
3.1.3. Các mặt hàng lâm, thổ, hải sản ................................................................... 84
3.1.4. Các mặt hàng từ nước ngoài mang đến ....................................................... 88
3.2. Phương thức trao đổi, mua bán ..................................................................... 90
3.3. Cách thức đo lường và giá cả ........................................................................ 94
3.4. Lệ thuế chợ .................................................................................................... 99

3.5. Lệ họp chợ ..................................................................................................... 103
3.6. Thành phần buôn bán ở chợ .......................................................................... 105
3.7. Tổ chức quản lí chợ ................................................................................................108
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. ..112
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA-XÃ HỘI Ở NAM TRUNG BỘ ...... ..114
4.1. Đặc điểm của mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ .......................................... ..114
4.1.1. Đường thủy giữ vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa ở chợ ....... ..114
4.1.2. Các chợ đầu mối thường gắn liền với phố chợ và chợ “vệ tinh” ............ ..120
4.1.3. Cơ cấu mặt hàng phong phú, đa dạng, từ sản phẩm địa phương cho
đến hàng hóa của nước ngoài ............................................................................ ..125
4.1.4. Lực lượng thương nhân chuyên nghiệp, nhất là thương nhân người Hoa
có vai trò quan trọng trong hoạt động của mạng lưới chợ ................................. ..132
4.1.5. Hoạt động của mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ đã vượt ra khỏi phạm
vi làng xã ........................................................................................................... ..133
4.2. Vai trò của mạng lưới chợ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội
Nam Trung Bộ.................................................................................................... ..136
4.2.1. Hoạt động của mạng lưới chợ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ...... ..136


4.2.2. Hoạt động của mạng lưới chợ góp phần thúc đẩy sự giao lưu và phát
triển văn hóa-xã hội ........................................................................................... ..139
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. ..145
KẾT LUẬN ....................................................................................................... ..147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................... ..152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... ..153
PHỤ LỤC .......................................................................................................... ..163
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Thống kê số lượng chợ và sự phân bố các chợ ở Nam Trung Bộ ........... 60

Sơ đồ 2.1: Mạng lưới kết nối thương mại nội vùng và liên vùng ............................ 74
Bảng 3.1: Thống kê số lượng thổ sản, hàng hóa nổi tiếng ở các tỉnh Nam Trung
Bộ thế kỉ XIX ........................................................................................................... 85
Bảng 3.2. Đơn vị đo lường và tiền tệ thời Nguyễn ................................................. 95
Bảng 3.3: Thuế một số chợ vùng núi tỉnh Bình Thuận thời vua Minh Mệnh,
Thiệu Trị và Tự Đức .......................................................................................... ....100
Bảng 3.4: Thống kê số chợ, tiền thuế chợ và thuế chợ trung bình mỗi chợ (nửa
sau thế kỉ XIX) ...................................................................................................... ..102
Bảng 4.1: Thống kê số lượng sông lớn, cầu, cống, bến đò ở các tỉnh Nam Trung
Bộ (thế kỉ XIX) .................................................................................................. …115


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập niên trở lại đây, làng xã Việt Nam đã trở thành một trong những
đối tượng quan tâm nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội trong đó có Sử học.
Việc nghiên cứu làng xã Việt Nam mang tính toàn diện, nhìn nhận từ nhiều phương
diện, trong đó thương nghiệp là một khía cạnh quan trọng. Hoạt động thương nghiệp
ở nông thôn chủ yếu diễn ra tại các chợ, thị tứ - một nhân tố không thể thiếu trong
mối quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội của làng xã với vùng, miền và trên
phạm vi cả nước. Bên cạnh mảng đề tài lịch sử chính trị-quân sự, giới nghiên cứu đã
quan tâm đúng mức đến mảng đề tài kinh tế-văn hóa, trong đó có hoạt động kinh tế
thương nghiệp, nhất là nội thương ở các địa phương trên cả nước.
Đối với lịch sử Việt Nam, thế kỉ XIX có vị trí đặc biệt - là thế kỉ diễn ra bước
ngoặt quan trọng từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến thời
cận đại. Thế kỉ XIX cũng được coi là thế kỉ bản lề, là cầu nối giữa xã hội truyền
thống và hiện đại trong những điều kiện thử thách của sự áp đặt chế độ thực dân từ
bên ngoài. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều
Nguyễn thế kỉ XIX nói chung và hoạt động thương nghiệp ở nông thôn Nam Trung
Bộ trong đó có hoạt động của mạng lưới chợ nói riêng càng có ý nghĩa hơn.

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của
người dân. Sự ra đời và phát triển của chợ xuất phát từ nhu cầu trao đổi, mua bán
hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Mặt khác, chợ cũng là nơi
tiêu thụ hàng hóa của các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp địa phương. Thông
qua hoạt động buôn bán ở các chợ, hàng hóa được trao đổi, lưu thông không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong vùng mà còn mở rộng trao đổi với bên ngoài; đồng thời, thúc đẩy
sự phát triển của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Do vậy, thông qua việc tìm hiểu về mạng lưới chợ, về hoạt động trao đổi,
buôn bán của các chợ ở Nam Trung Bộ, một số đặc điểm kinh tế của vùng đất này
phần nào được phản ánh rõ nét.
Mạng lưới chợ được thiết lập đã tạo nên một bước đột phá quan trọng cho nền
kinh tế tự cấp tự túc của mỗi làng xã ở Nam Trung Bộ nói riêng và của cả nước nói
chung. Chợ không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trong một làng mà

1


còn là cầu nối để trao đổi hàng hóa giữa các làng, các vùng/miền. Mặt khác, chợ
còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin; là địa điểm gắn kết mối quan
hệ giữa cộng đồng dân cư sinh sống trong một hay nhiều làng. Hoạt động ở chợ
phản ánh những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của cư dân địa phương.
Các tụ điểm kinh tế mà trước hết là chợ, thị tứ không chỉ là cơ sở thúc đẩy nền sản
xuất hàng hóa phát triển trong mối liên kết giữa các địa phương, vùng/miền với
nhau mà nó còn phản ánh một cách đậm nét, trung thực truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán của cư dân mỗi địa phương, mỗi vùng/miền. Sinh hoạt ở chợ đã
góp phần định hình và làm giàu thêm văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa làng xã
nói riêng.
Nhận thức rõ vai trò của lĩnh vực kinh tế - văn hóa, đặc biệt là kinh tế thương
nghiệp ở nông thôn trong mối quan hệ với chính trị - quân sự; chúng tôi quyết định
chọn đề tài “Mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884)”

làm đề tài luận án tiến sĩ. Bởi lẽ, việc tái hiện diện mạo và hoạt động của các chợ ở
Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884) không chỉ giúp hiểu rõ về sự ra
đời, hoạt động của các chợ ở Nam Trung Bộ; mà còn góp phần nhận diện rõ hơn
những đặc điểm của mạng lưới chợ và đóng góp của nó đối với sự phát triển toàn
diện vùng Nam Trung Bộ từ văn hóa, xã hội đến nền kinh tế nói chung và thương
nghiệp nói riêng. Hơn nữa, chợ ở Nam Trung Bộ thời kì này, bên cạnh những nét
chung giống với chợ của các vùng/miền trên cả nước, nó còn mang những đặc trưng
riêng. Đặc biệt, khi lấy chợ ở Nam Trung Bộ làm đối tượng nghiên cứu sẽ góp phần
nhận diện rõ hơn về làng xã, về hoạt động kinh tế thương nghiệp nông thôn ở mỗi
địa phương trong vùng nói riêng và vùng Nam Trung Bộ nói chung. Thông qua đó,
có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để hoạch định chính sách phát triển kinh tế,
thúc đẩy quá trình đô thị hóa và có những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của làng xã Nam Trung Bộ.
Tìm hiểu về mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn không chỉ cần thiết
cho việc nhận thức lịch sử một cách thuần túy, mà nó còn có ý nghĩa thời sự sâu
sắc, đặc biệt trong thời điểm văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa làng và văn
hóa chợ nói riêng đang có nguy cơ mai một hoặc biến tướng theo cơ chế thị trường.

2


Xuất phát từ thực tế đất nước hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Quyết định
số 6481/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương ngày 26 tháng 6 năm 2015 về
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035 đã nhấn mạnh quan điểm phát triển mạng lưới chợ: Phát
triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời, bảo đảm duy trì và
phát huy được các yếu tố truyền thống đặc trưng và điển hình của chợ. Như vậy,
việc tìm hiểu mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)
cũng không nằm ngoài mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống,

những đặc trưng văn hóa chợ nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.
Nhiều năm gần đây, việc học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phương của học
sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học ngày càng được quan
tâm. Giải quyết tốt nhiệm vụ đặt ra của đề tài sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực, đáp
ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên; đồng thời, góp phần phục
vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử, bổ sung nguồn
tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương cho các tỉnh Nam Trung Bộ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài Mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 18021884), tác giả luận án hướng đến các mục đích sau:
Thứ nhất, bước đầu thu thập, hệ thống các tư liệu để có cái nhìn khái quát về
mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884). Trên cơ sở
khái quát, tái hiện diện mạo của một số chợ tiêu biểu trong vùng, đề tài tập trung
làm rõ hoạt động của mạng lưới chợ khu vực này trên các phương diện: trao đổi,
buôn bán hàng hóa, giá cả, lệ thuế, cách thức đo lường, thành phần buôn bán ở
chợ,…; Qua đó, rút ra những nhận xét bước đầu về đặc điểm, vai trò của mạng lưới
chợ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn
(giai đoạn 1802-1884).
Thứ hai, sự ra đời, hoạt động của chợ luôn chịu sự tác động của các yếu tố
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa - xã hội của một địa
phương hay một vùng, một khu vực nhất định; do vậy, tìm hiểu về mạng lưới chợ ở

3


Nam Trung Bộ còn nhằm góp phần nhận diện rõ hơn những đặc điểm kinh tế, văn
hóa, xã hội của các địa phương vùng Nam Trung Bộ; lí giải mức độ phát triển nền
kinh tế hàng hóa, kinh tế thương nghiệp, nhất là nội thương ở Nam Trung Bộ trong
giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1884.
Thứ ba, góp phần bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, học

tập và giảng dạy lịch sử địa phương vùng Nam Trung Bộ; giới thiệu về vùng đất và
con người Nam Trung Bộ trong lịch sử.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài đặt ra nhiệm vụ sưu tầm, hệ thống các tư liệu liên quan; kế thừa và
phát huy kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước. Trên cơ sở đó, xác định
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Phân tích các cơ sở hình thành và phát triển mạng lưới chợ.
- Tái hiện diện mạo của một số chợ tiêu biểu (chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có
vai trò đầu mối, chợ có nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng…) ở cả vùng trung du,
miền núi và vùng đồng bằng, ven biển, cửa sông.
- Làm rõ hoạt động trao đổi, buôn bán ở chợ và mối liên hệ kinh tế giữa các
địa phương trong vùng và với các vùng, miền khác; thậm chí là với cả các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Chỉ ra những đặc điểm và khẳng định vai trò của mạng lưới chợ đối với sự
phát triển mọi mặt của vùng Nam Trung Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ. Để có cái
nhìn đầy đủ và trọn vẹn về mạng lưới chợ ở một không gian rộng lớn (5 tỉnh), với
số lượng chợ không nhỏ, tác giả chọn điểm nghiên cứu là những chợ tiêu biểu ở
vùng trung du, miền núi và vùng đồng bằng, vùng ven biển, cửa sông làm đối tượng
nghiên cứu cụ thể của đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Có rất nhiều quan điểm phân chia các vùng lãnh thổ ở Việt

4


Nam. Lãnh thổ Việt Nam có thể được chia theo sơ đồ 7 vùng, 8 vùng hoặc 9 vùng1.
Theo đó, không gian vùng Nam Trung Bộ cũng được xác định tùy thuộc vào quan

điểm phân chia vùng lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu,
chúng tôi giới hạn không gian nghiên cứu đề tài là vùng Nam Trung Bộ với 5 tỉnh
hiện nay gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Về mặt địa lí, Nam Trung Bộ với 5 tỉnh duyên hải ven biển từ Bình Định đến
Bình Thuận thuộc vùng thứ VI trong sơ đồ phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 9
vùng. Cách xác định này tương ứng với cách phân chia miền Trung Việt Nam thành
3 vùng là Bắc Trung Bộ (gồm Thanh - Nghệ - Tĩnh), Trung Trung Bộ (gồm Bình Trị - Thiên - Nam - Ngãi) và Nam Trung Bộ (gồm Bình - Phú - Khánh - Ninh Bình Thuận) [95; tr. 278-279].
Về mặt lịch sử, trong thế kỉ XIX, Nam Trung Bộ được triều đình nhà Nguyễn
đặt thành một khu vực hành chính riêng biệt với tên gọi Tả kì, bao gồm: Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận-gồm cả tỉnh Ninh Thuận ngày nay.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, nghiên cứu đề tài, chúng tôi lấy
địa giới hành chính khu vực Nam Trung Bộ ngày nay (gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) làm địa bàn nghiên cứu chính. Như
vậy, giới hạn về không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ
ngày nay đặt trong bối cảnh lịch sử thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884).
Về thời gian: Đề tài có giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian là triều Nguyễn từ
năm 1802 đến năm 1884. Sau khi thành lập năm 1802, vương triều Nguyễn đã hoàn
thành sự nghiệp thống nhất đất nước (cả về lãnh thổ và quyền lực tập trung). Tuy
nhiên, triều Nguyễn được thành lập trong bối cảnh chính trị - xã hội tương đối phức
tạp, phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại. Quá trình xâm nhập của tư bản Pháp
1

Phân chia lãnh thổ Việt Nam theo sơ đồ 7 vùng gồm: (I). Trung du và miền núi phía Bắc; (II). Đồng bằng
sông Hồng; (III). Vùng Khu IV cũ; (IV). Duyên hải miền Trung; (V). Tây nguyên; (VI). Đông Nam bộ;
(VII). Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo sơ đồ 8 vùng gồm: (I). Tây Bắc bộ; (II). Đông Bắc bộ; (III). Đồng bằng sông Hồng; (IV). Bắc Trung
Bộ; (V). Nam Trung Bộ; (VI). Tây Nguyên; (VII). Đông Nam Bộ và (VIII). Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Nam Trung Bộ còn được gọi là duyên hải Nam Trung Bộ hay duyên hải miền Trung (theo Nghị
định 92/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 07/9/2006) thuộc miền Trung Việt Nam; bao gồm 8 tỉnh, thành từ
Quảng Nam, Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Theo sơ đồ 9 vùng gồm: (I). Tây Bắc; (II). Đông Bắc; (III). Đồng bằng sông Hồng; (IV). Thanh-Nghệ-Tĩnh;
(V). Bình-Trị-Thiên-Nam-Ngãi; (VI). Bình-Phú-Khánh-Ninh-Bình Thuận (VII). Tây Nguyên; (VIII). Đông
Nam bộ và (IX). Đồng bằng sông Cửu Long.

5


vào Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Năm 1858, cuộc xâm lược Việt Nam của
Pháp chính thức bắt đầu. Hiệp ước Harmand (Hác-măng) kí kết ngày 25/8/1883 và
Hiệp ước Patenotre (Pa-tơ-nốt) kí ngày 6/6/1884 đã xác lập quyền bảo hộ lâu dài
của Pháp trên toàn bộ Việt Nam; đánh dấu thời kì toàn bộ Việt Nam bị lệ thuộc vào
thực dân Pháp, chấm dứt thời kì triều Nguyễn tồn tại với vai trò là một quốc gia
phong kiến độc lập, tự chủ.
Về nội dung: Trên cơ sở khái quát và tái hiện diện mạo các chợ tiêu biểu của toàn
vùng, chúng tôi tập trung làm rõ hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra ở đây. Hoạt động
văn hóa diễn ra ở các điểm chợ chỉ được xem xét trong mối tương quan với hoạt động
trao đổi, buôn bán hoặc trong quá trình khái quát, mô tả về bức tranh một số chợ tiêu
biểu (nếu có). Việc rút ra một số nhận xét về đặc điểm, vai trò của mạng lưới chợ ở
Nam Trung Bộ cũng là một trong những nội dung được đề tài giải quyết.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu ghi chép về triều Nguyễn (giai đoạn lịch sử luận án nghiên cứu)
nhìn chung khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tư liệu về chủ đề kinh tế thương
nghiệp nông thôn, về làng xã, về chợ hay hoạt động kinh tế ở các địa phương lại khá
hiếm hoi, rời rạc; nhất là trong phạm vi khu vực Nam Trung Bộ lại càng ít ỏi hơn.
Ở phạm vi hiểu biết của cá nhân, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi
chưa tiếp cận được tài liệu nào mô tả chi tiết và trọn vẹn về mạng lưới chợ hay
những sinh hoạt kinh tế tại các chợ ở Nam Trung Bộ từ nửa cuối thế kỉ XV khi lưu
dân người Việt đến đây. Thậm chí, cho đến thế kỉ XIX, những ghi chép về kinh tế
thương nghiệp nông thôn, về các tụ điểm kinh tế - xã hội hay hoạt động kinh tế ở

những tụ điểm kinh tế -xã hội như chợ, quán, thị tứ,… ở Nam Trung Bộ cũng rất rời
rạc, đứt đoạn hoặc là ít gắn kết với đề tài.
Như vậy, để hoàn thành đề tài, chúng tôi cần khai thác và tổng hợp tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, chúng tôi khai thác và sử dụng tối đa nguồn tư
liệu gốc đương thời được biên soạn từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trở về trước
(chủ yếu là các bộ sách do Quốc Sử quán triều Nguyễn và Nội các triều Nguyễn
biên soạn) và coi đây là nguồn tư liệu gốc quan trọng để thực hiện đề tài. Ngoài ra,

6


tư liệu của phương Tây hay tư liệu điền dã ở địa phương cũng được chúng tôi cố
gắng khai thác, tiếp cận và sử dụng.
4.1.1. Nguồn tư liệu gốc
Sách Dư địa chí còn gọi là Địa lí học lịch sử hay Địa lí - lịch sử là loại sách
hoặc tài liệu ghi chép về đất nước, con người. Đây là những tư liệu chính yếu nhất
trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về địa phương, vùng/miền hay khu vực và toàn
quốc trong lịch sử.
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí là bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn, mở
đầu cho các bộ địa chí có quy mô lớn và những phương chí sau này. Hoàng Việt
nhất thống dư địa chí được vua Gia Long giao cho Thượng thư bộ Binh là Lê
Quang Định biên soạn năm Gia Long thứ 5 (1806). Điểm nổi bật nhất của bộ sách
này là ghi chép cụ thể về hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy của cả nước
vào đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt, miêu tả khá đầy đủ về trạm dịch, hành cung, cầu
cống, bến đò, sông rạch, chợ búa, cửa biển,… của 31 trấn, dinh, đạo từ Bắc tới
Nam. Khi ghi chép về một dinh, trấn đều giới thiệu về cương giới, phong tục, thổ
sản và nét đặc trưng của từng dinh, trấn. Đây chính là nguồn tư liệu quý, cung cấp
những chỉ dẫn ban đầu về tình trạng giao thông thủy, bộ; phong tục, thổ sản nhất là
tên và vị trí của các chợ ở vùng Nam Trung Bộ với các dinh, trấn từ Bình Định đến
Ninh Thuận đầu thế kỉ XIX.

Đại Nam nhất thống chí là một công trình địa chí tổng hợp, được sưu tập, biên
soạn, hiệu đính, bổ sung dưới ba triều vua Tự Đức (1848-1883), Thành Thái (18891907) và Duy Tân (1907-1916). Trước năm Tự Đức thứ 29 (1875), Quốc Sử quán
đã có một bộ Đại Nam nhất thống chí, song vì nội dung ghi chép của bộ sách này
còn nhiều lẫn lộn, việc tách đặt, thay đổi các phủ, huyện, xã trong mỗi tỉnh phần
nhiều không phù hợp với thực tế. Do vậy, Quốc Sử quán đem tách bộ sách đó ra,
gửi về cho từng tỉnh để quan tỉnh lệnh cho học quan các phủ, huyện viết về phần
tỉnh (hay đạo) của mình. Các mục do quan tỉnh kê khai gồm: Phân dã (vùng sao);
kiến trí và diên cách (thành lập và thay đổi); phủ huyện; núi sông; thành trì; trường
học; nhân khẩu; thuế ruộng đất; cửa biển; phố chợ; cầu cống; bến đò; thổ sản….
Năm Tự Đức thứ 35 (1882), bản thảo của bộ Đại Nam nhất thống chí đã soạn xong
và được hoàn thành năm Duy Tân thứ 4 (1910). Riêng trong phần phố chợ, phàm lệ

7


của Đại Nam nhất thống chí cho biết là phố chợ phần nhiều gọi theo tên của các
thôn xã. Nếu chợ nào có tên tục thì cũng ghi theo tên tục ấy, nhưng có chú tên xã
thôn sở tại ở dưới tên tục. Những nơi tụ tập linh tinh hay những chỗ đã đổi dời hoặc
đã bỏ rồi thì đều không ghi chép [87; tr. 27-28]. Đại Nam nhất thống chí đã cung
cấp gần như đầy đủ nhất toàn bộ những số liệu chi tiết về phố chợ, thuế chợ, vị trí
phố chợ ở các địa phương trong cả nước nói chung và Nam Trung Bộ trong thế kỉ
XIX nói riêng. Bên cạnh đó, các nội dung như đường sá, cầu cống, sông lớn, bến
đò, cửa biển hay thổ sản ở các địa phương được ghi chép cụ thể, chi tiết trong Đại
Nam nhất thống chí cũng là tư liệu quý góp phần tìm hiểu về những cơ sở hình
thành, phát triển của mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ trong thời gian này.
Các bộ sử chính thống của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt
truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,… bao quát các lĩnh vực lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội; là tư liệu đáng tin cậy cho việc tìm
hiểu về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX nói riêng. Đặc biệt, Đại Nam thực lục là bộ
chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc Sử quán triều Nguyễn

biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, từ khi bắt đầu làm (năm 1821) đến khi
khắc in xong những quyển cuối cùng (năm 1909). Đại Nam thực lục viết theo thể
biên niên, bao gồm hai phần: tiền biên (ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn)
và chính biên (ghi chép về lịch sử triều Nguyễn từ thời vua Gia Long đến thời vua
Đồng Khánh).
Bên cạnh những bộ sử chính thống, những bộ địa chí kể trên, khi nghiên cứu về triều
Nguyễn nói chung, về kinh tế thương nghiệp nói riêng, không thể không kể đến những sử
liệu đáng tin cậy mà Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cung cấp. Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ là bộ sách được biên soạn vào giữa thế kỉ XIX, do Nội các triều Nguyễn biên
soạn theo thể Hội điển; nhằm ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên
quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, nhà nước. Sách biên chép tất cả các dụ,
sắc lệnh, chiếu chỉ,… đã đem thi hành kể từ năm Gia Long thứ nhất (1802) đến năm Tự
Đức thứ 4 (1851). Sau bộ Hội điển này, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889), triều đình lại
sai biên soạn tiếp Hội điển từ năm 1852 trở về sau theo thể lệ cũ. Việc biên soạn hội điển
được các sử thần thời Thành Thái và thời Duy Tân tổ chức thực hiện công phu, ghi chép
đến năm Duy Tân thứ 8 (1914) thì dừng lại. Năm 1921, triều đình cho phép khắc in, song

8


mới chỉ công bố được phần Hội điển từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) đến năm Thành Thái
thứ nhất (1889) và được gọi là Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên [73; tr. 13-14].
Chúng tôi coi đây là nguồn tư liệu gốc quan trọng khi tìm hiểu về các quy định của triều
Nguyễn liên quan đến hoạt động kinh tế thương nghiệp nhất là những quy định về giá cả
thu mua các mặt hàng thiết yếu cho nhà nước, những quy định về việc thu thuế và cách
thức đánh thuế thương nghiệp nói chung và thuế chợ nói riêng.
Cũng liên quan đến pháp luật, điển chế triều Nguyễn, bộ Luật Gia Long (Hoàng Việt
luật lệ) đã cung cấp những quy định cụ thể của nhà nước liên quan đến buôn bán, chợ búa
như: quy định về cấm nắm giữ hàng bán ở chợ, cấm việc tự chế tạo riêng các đơn vị đo
lường, tiền tệ hay việc lừa gạt, bán rẻ hàng hóa,…. Đây thực sự là những thông tin xác thực

khi phân tích, đánh giá về những chính sách cũng như vai trò của nhà nước trong việc tổ
chức, quản lí hoạt động trao đổi, buôn bán ở các chợ.
Ngoài ra, các tập Địa bạ triều Nguyễn, các tập Châu bản triều Nguyễn,… được
công bố sau này cũng là nguồn tư liệu gốc bổ sung quan trọng cho việc nghiên cứu
đề tài. Các tài liệu này cung cấp nhiều thông tin có giá trị về tình hình ruộng đất, về
kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, phong tục tập quán cũng như việc
bang giao của nước ta trong thế kỉ XIX. Đây cũng chính là những cứ liệu để xem
xét, đánh giá triều Nguyễn trong việc đưa ra và thực hiện các chính sách liên quan
đến hoạt động kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp.
4.1.2. Các nguồn tư liệu khác
Để thực hiện đề tài, chúng tôi cũng trang bị cho mình những lí luận về nhà
nước, về sản xuất và lưu thông hàng hóa, về thị trường,… được tuyển chọn và giới
thiệu trong các tác phẩm lí luận kinh điển của các tác giả Mác, Ăng-ghen và Lê-nin
như: Bàn về các xã hội tiền tư bản; Sản xuất hàng hóa, lưu thông và phân phối….
Ghi chép của giới giáo sĩ, thương gia và các nhà du hành phương Tây cũng là
nguồn tư liệu được chúng tôi quan tâm khai thác. Có thể kể đến một số tác giả như
Cristoforo Borri (Xứ Đàng trong năm 1621), Alexandre de Rhodes (Hành trình và
truyền giáo)…. Những ghi chép này mang tính chất khảo sát về phong tục, tín
ngưỡng, địa lí, sản vật và sinh hoạt của người dân ở các địa phương mà các tác giả đã
đi qua trong những thế kỉ XVI-XVII. Trong Hồi kí (Hồi kí về xứ Cochinchine năm
1744) của mình, giáo sĩ kiêm thương nhân Pháp là Pierre Poivre đến Đàng Trong vào

9


khoảng thập niên 40 của thế kỉ XVIII đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về xứ
Cochinchine (Đàng Trong), trong đó có đề cập đến các hải cảng ở đây như Nước
Mặn, Nha Trang. Biên khảo về xứ Đàng Trong là bản tường trình về nước Việt Nam
đầu triều Nguyễn do Jean Baptiste Chaigneau viết vào tháng 5 năm 1820 khi ông rời
Việt Nam về Pháp sau 25 năm sống bên cạnh vua Gia Long, đăng trên tập san Những

người bạn cố đô Huế, viết tắt là B.A.V.H (Bulletin des Amis du vieux Huế), năm
1923. Bản tường trình của Chaigneau đã mô tả về địa hình, đặc điểm kinh tế, các sản
vật địa phương của các tỉnh như Bình Thuận, Nha Trang, Huế, Phú Yên, Quy Nhơn,
Quảng Ngãi…. Ngoài ra, Chaigneau còn cho biết rõ về dân số, phong tục tập quán,
hàng hóa, giá cả của một số món hàng thực phẩm và hoạt động thương mại ở các địa
phương. Đây là những thông tin không thể bỏ qua khi nghiên cứu về hoạt động
thương nghiệp ở các địa phương vùng Nam Trung Bộ trong thế kỉ XIX.
Các bản đồ của cả nước hay của từng địa phương được ấn hành trong và ngoài
nước ở thời điểm đương thời cũng cho phép xác định vị trí và hình dung diện mạo
của các địa phương vùng Nam Trung Bộ trong lịch sử. Những báo cáo kinh tế của
Tòa Công sứ Pháp ở Bình Định, Phú Yên hay Bình Thuận những năm cuối thế kỉ
XIX mặc dù không cung cấp những dữ liệu trực tiếp đến thời gian đề tài khảo cứu
(giai đoạn triều Nguyễn tự chủ từ năm 1802 đến năm 1884), song cũng góp phần bổ
khuyết cho việc khẳng định nguồn hàng hóa, tiềm năng phát triển kinh tế và hoạt
động trao đổi, buôn bán ở các địa phương này trước khi Pháp cai trị.
Những tư liệu thu được trong các chuyến điền dã ở các địa phương Nam Trung
Bộ cũng được chúng tôi tham khảo, góp phần nhận diện và xác định rõ hơn vị trí
của các chợ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, kết quả của các chuyến
điền dã thực sự chưa cung cấp được nhiều dữ liệu như đòi hỏi của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo tính khách quan và
khoa học. Nghĩa là, chúng tôi xem xét mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ trong trạng
thái luôn phát triển và trong mối quan hệ với các yếu tố tác động đến sự hình thành,
phát triển và hoạt động của mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ như yếu tố chính trị,
đặc trưng kinh tế, văn hóa-xã hội, phong tục tập quán…. Mạng lưới chợ ở Nam

10



Trung Bộ ra đời, phát triển trong những thời điểm khác nhau; hoạt động của mạng
lưới chợ cũng rất đa dạng, phong phú nhưng nó luôn tồn tại khách quan, độc lập,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi vận dụng xuyên suốt và kết hợp hai phương pháp
chuyên ngành trong nghiên cứu sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic)
để giải quyết các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra.
Với phương pháp lịch sử, những nội dung của đề tài sẽ được trình bày theo
trình tự thời gian và đặt trong bối cảnh lịch sử của thế kỉ XIX, cụ thể là trong thời
gian trị vì của các vị vua triều Nguyễn từ vua Gia Long, Minh Mệnh đến Thiệu Trị
và Tự Đức. Phương pháp logic nhằm đảm bảo cho các sự kiện được kết nối với
nhau trong mối quan hệ biện chứng và nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề
tài đó là tái hiện diện mạo một số chợ tiêu biểu và hoạt động của các chợ ở Nam
Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884). Qua đó, chỉ ra những điểm nổi bật
hoặc khác biệt của mạng lưới chợ ở đây so với các vùng khác và vai trò của nó đối
với sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội vùng Nam Trung Bộ trong thời gian này.
Ngoài ra, để giải quyết các nội dung của đề tài, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp điền dã để thu thập các tài liệu thực địa liên quan đến đề tài. Các
phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu thành văn với
tư liệu điều tra thực địa, tư liệu thành văn này với tư liệu khác,.... cũng được sử
dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đề tài đã bước đầu khai thác và hệ thống hóa tư liệu để có cái nhìn khái quát
về mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến
năm 1884.
- Cùng với những công trình nghiên cứu về về làng xã, về nông thôn, về thương
nghiệp,… của các học giả trong và ngoài nước; kết quả nghiên cứu đề tài của chúng
tôi góp phần nhận diện rõ hơn về làng xã, về đặc trưng văn hóa truyền thống, về hoạt
động thương nghiệp của nhân dân Nam Trung Bộ và bước đầu lí giải mức độ phát
triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong gần trọn thế kỉ XIX. Từ đó,


11


nhận thức bao quát về làng xã cũng như kinh tế thương nghiệp nông thôn ở các tỉnh
Nam Trung Bộ.
- Trên cơ sở những nội dung luận án tập trung giải quyết, chúng tôi đã mạnh dạn
chỉ ra một số đặc điểm của mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ trong giai đoạn 18021884. Đồng thời, khẳng định những đóng góp/tác động của chợ đối với sự phát triển
vùng Nam Trung Bộ.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào kết quả nghiên cứu lịch sử nói
chung, lịch sử địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng; Góp phần bổ sung
nguồn tài liệu cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu lịch sử địa phương các tỉnh
Nam Trung Bộ.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vai trò của thương
nghiệp, mà ở đây là vai trò của chợ trong nền kinh tế nói chung; làm rõ vai trò của
nhà nước, địa phương và người dân trong quản lí hoạt động trao đổi, buôn bán hàng
hóa tại các chợ địa phương.
- Luận án cung cấp hệ thống tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
và tuyên truyền về lịch sử địa phương trong các trường Đại học, Cao đẳng và đối
với xã hội tại khu vực Nam Trung Bộ.
- Kết quả luận án còn là một kênh tham khảo cho chính quyền địa phương
trong việc hoạch định chính sách phát triển chợ truyền thống, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Trên
thực tế, đây là cơ sở tuyên truyền nhận thức về vùng đất và con người Nam Trung
Bộ trong lịch sử.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ.
Chương 3: Hoạt động trao đổi, buôn bán ở chợ Nam Trung Bộ.
Chương 4: Đặc điểm và vai trò của mạng lưới chợ đối với sự phát triển kinh
tế, văn hóa-xã hội ở Nam Trung Bộ.

12


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến chợ
1.1.1. Nghiên cứu của các học giả trong nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về lịch sử kinh tế, văn hóa - xã hội
Sự hình thành và phát triển của chợ, mạng lưới chợ là biểu hiện của nền kinh
tế hàng hóa mở rộng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mạng lưới chợ chịu sự
tác động của tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở các địa phương. Ngược
lại, sự mở rộng của mạng lưới chợ góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, duy trì nền
kinh tế tiểu nông - nền kinh tế truyền thống lấy nông nghiệp làm cơ sở. Vì vậy, khi
nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, về kinh tế thương nghiệp nông thôn… các
nhà nghiên cứu cũng đã ít nhiều đề cập đến chợ (loại hình chợ, vai trò của chợ,
nguồn hàng hóa ở chợ,…).
Tác giả Nguyễn Thế Anh khi nghiên cứu Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các
vua triều Nguyễn (xuất bản lần đầu năm 1971, tái bản năm 2008) đề cập đến những
hoạt động kinh tế Việt Nam trong thế kỉ XIX, trong đó có vấn đề thương nghiệp đặc
biệt là ngoại thương và vai trò của người Hoa. Tác giả cho rằng: “Ngành ngoại
thương được kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ, nhưng trên thực tế, cách quản chế
các thương gia Hoa kiều có phần lỏng lẻo hơn… Cũng như trong các hoạt động
mậu dịch trong quốc nội, ngành ngoại thương Việt Nam phần lớn là các thương gia
Hoa kiều” [4, tr. 244].
Xung quanh vấn đề người Hoa và hoạt động thương nghiệp của người Hoa ở
Việt Nam thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, gần đây có nhiều bài viết mang tính

chuyên đề được in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử như: Nhà Nguyễn với các thương
nhân người Hoa thế kỉ XIX (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3/1981) của tác giả
Trương Thị Yến, Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỉ
XIX (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1994) của tác giả Châu Hải. Về chính sách
của nhà Nguyễn đối với người Hoa, tác giả Trương Thị Yến cho rằng: “Trong khi
kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp trong nước, ức chế các thương nhân người
Việt, đoạn tuyệt quan hệ ngoại thương với nước ngoài thì chính quyền phong kiến

13


Nguyễn lại mở cửa cho Hoa thương….Vì hèn nhát nhu nhược và mưu cầu quyền lợi
ích kỉ mà nhà Nguyễn phải nể sợ các “thần dân” của triều đình Mãn Thanh, tiếp tay
cho chúng lũng đoạn kinh tế của nước ta. Hành động đó đã tỏ rõ đầu óc thiển cận…”
[126]. Khác với tác giả Trương Thị Yến, tác giả Châu Hải lại cho rằng nhà Nguyễn
đã vận dụng một cách khôn khéo nguyên lí của đạo Nho để đối xử với những cư dân
từ Trung Quốc sang cư trú, lập nghiệp ở nước ta. Các chính sách đó đều xuất phát từ
phương châm đạo lí “nhu viễn nhân” (cưu mang người phương xa)…. Sự kết hợp hài
hòa giữa tính khoan dung với tính thiết chế chặt chẽ đối với người Hoa ở nước ta
không những phát huy được khả năng kinh tế của người Hoa trong quá trình hình
thành các tụ điểm kinh tế - xã hội, mà còn gìn giữ được trật tự trị an trong những khu
vực mới hình thành đó. Sự kết hợp hài hòa đó vẫn còn ý nghĩa thời sự quan trọng
trong thời kì “đổi mới”, “mở cửa” ở nước ta hiện nay…. [29]. Ngay trong phần mở
đầu của bài viết Gạo và thuốc phiện: Nghiên cứu về hoạt động mậu dịch của người
Hoa ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả Dương Văn Huy đã khẳng định: “Người
Hoa đã trở thành lực lượng quan trọng, nắm giữ các hoạt động mậu dịch quan trọng
của Việt Nam kể cả nội thương và ngoại thương và nhất là trong hoạt động mậu dịch
giữa Việt Nam và Trung Quốc” [38]. Mặc dù có những đánh giá khác nhau về chính
sách của nhà Nguyễn đối với Hoa thương; song cũng không thể phủ nhận vai trò của
người Hoa trong hoạt động mậu dịch ở nước ta suốt nhiều thế kỉ, đặc biệt là từ thế kỉ

XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Trong bài viết Mấy ý kiến về hoạt động thương nghiệp nông thôn đồng bằng
Bắc Bộ thế kỉ XVII-XIX (hiện tượng và bản chất) in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, số 5/1985, tác giả Nguyễn Quang Ngọc và Phan Đại Doãn khẳng định buôn bán
nhỏ và chợ làng là hoạt động phổ biến ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, nông
nghiệp gắn liền với thủ công nghiệp, gia đình nông dân là một đơn vị kinh tế không
tách rời mà gắn bó trong làng xã. Do đó, nhu cầu mua bán, trao đổi có điều kiện nảy
sinh sớm, thậm chí trong làng xã. Để làm rõ cho nhận định này, các tác giả đưa ra
bằng chứng về số lượng chợ, mật độ phân bố các chợ, mặt hàng buôn bán trong
chợ, thành phần tham gia buôn bán…. Theo các tác giả, vùng đồng bằng Bắc Bộ
hầu như làng nào cũng có chợ, mỗi huyện có từ 18 đến 22 chợ và từ 4 đến 7 làng lại
có một chợ chung. Các chợ chung này hoạt động theo định kì mỗi tháng 5 đến 6

14


phiên và mỗi phiên khoảng nửa ngày. Khoảng 4 đến 5 chợ phiên họp lại thành một
chu kì chợ khép kín. Thương phẩm ở chợ chủ yếu là của tiểu nông hay tiểu nông
kiêm thương nghiệp và phục vụ, bổ sung cho tiểu nông.
Không dừng lại ở việc nghiên cứu về hoạt động thương nghiệp nông thôn ở
đồng bằng Bắc Bộ, tác giả Nguyễn Quang Ngọc đã mở rộng phạm vi nghiên cứu ra
các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong bài viết in trên Tạp chí Kinh tế, số 5
(171), năm 1989 với tựa đề Thương nghiệp ở nông thôn Việt Nam truyền thống:
mấy hiện tượng đáng lưu ý, ngoài việc đề cập đến vai trò của làng xã đối với sự ra
đời các địa điểm, trung tâm buôn bán ở nông thôn, hiện tượng mở rộng hệ thống
chợ làng ở thế kỉ XVIII - XIX, vai trò của phụ nữ trong việc đảm nhiệm công việc
buôn bán ở nông thôn,… tác giả cũng đã nhấn mạnh đến hiện tượng làng buôn ở
miền Bắc và thị tứ ở miền Nam. Tác giả không đánh giá cao hiện tượng làng buôn;
ngược lại, tác giả đánh giá cao hoạt động thương nghiệp nông thôn ở miền Nam với
sự ra đời và phát triển của các thị tứ. Tác giả viết: “Trên vùng đất phía Nam, tổ chức

làng xã, tình hình kinh tế, xã hội tuy vẫn nằm trong xu thế phát triển chung của cả
nước nhưng cũng có nhiều đặc điểm riêng…. Kinh tế hàng hóa tuy chưa có lịch sử
phát triển lâu dài nhưng lại có tốc độ phát triển mạnh và ở thời điểm thế kỉ XVIIIXIX, nó ở trình độ cao hơn so với đồng bằng Bắc Bộ…. Ở khu vực này có nhiều
trung tâm công thương nghiệp nhỏ ra đời giữa vùng nông thôn mà nhân dân thường
gọi là thị tứ” [63]. Để làm sáng tỏ cho nhận định này, tác giả đã lấy làng Kiên Mỹ
(Tây Sơn, Bình Định) làm minh chứng. Trong đó, tác giả đề cập đến chợ Kiên Mỹ
và cho rằng chợ rất đông đúc, nhân dân ở thành dãy như dãy phố…. Cuối bài viết,
tác giả đã đề cập đến vai trò của thương nhân người Hoa và người Việt gốc Hoa
trong các hoạt động buôn bán ở nông thôn Việt Nam nói chung và trong các chợ ở
thị tứ miền Trung nói riêng. Đây là những thông tin cần thiết cho việc tìm hiểu cơ
sở hình thành và phát triển mạng lưới chợ ở Nam Trung Bộ thời Nguyễn với sự
hình thành, phát triển của các thị tứ ở khu vực này trước thế kỉ XIX.
Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế, xã hội (Nxb. Mũi Cà Mau, 1992) là
một trong những nghiên cứu chuyên sâu về làng xã Việt Nam của tác giả Phan Đại
Doãn. Xuất phát từ góc độ lịch sử, xã hội học gắn với thực tiễn đất nước, nội dung
cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề chính thuộc làng xã Việt Nam. Trong

15


khi đề cập đến thương nghiệp nông thôn, tác giả khẳng định: Chợ làng có vai trò
thương nghiệp rất quan trọng. Trên cơ sở phân loại chợ làng, phân tích cơ cấu mặt
hàng của chợ… tác giả đưa ra một số nhận xét bước đầu về mạng lưới chợ nông
thôn. Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ đề cập một số vấn đề chung nhất về chợ thông
qua tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội của nông thôn truyền thống ở đồng bằng
sông Hồng và các tỉnh miền Trung. Tác giả chưa dành nhiều dung lượng để nghiên
cứu một cách sâu sắc và cụ thể về chợ của từng vùng hay từng địa phương, nhất là ở
các tỉnh Nam Trung Bộ.
Năm 1993, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho xuất bản cuốn Về một số làng
buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII - XIX của tác giả Nguyễn Quang Ngọc. Đây

là tác phẩm nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp làng xã Việt Nam lấy đối tượng
nghiên cứu là một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả đã trình bày, phân tích
những nét cơ bản về hoạt động mua bán ở chợ và hình thức làng buôn. Tuy nhiên,
hoạt động của chợ chỉ được nhắc đến trong mối tương quan so sánh với làng buôn.
Trong đề tài khoa học cấp Nhà nước với tựa đề Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ
máy nhà nước triều Nguyễn; những vấn đề đặt ra hiện nay (1998), tác giả Đỗ Bang
mặc dù tập trung hướng vào việc khảo cứu tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn
nhưng cũng dành một phần đáng kể khảo cứu về kinh tế. Khi đề cập đến kinh tế
thương nghiệp triều Nguyễn, tác giả đã phân tích chính sách của triều Nguyễn đối
với thương nghiệp, những điều kiện để giao lưu hàng hóa (giao thông, đo lường,
tiền tệ). Trên cơ sở đó, tác giả khái quát tình hình nội thương và ngoại thương dưới
triều Nguyễn. Theo tác giả, Hoa thương là đối tượng chính trên thương trường nước
ta dưới triều Nguyễn. Trong khi đó, thương nhân người Việt phần lớn là các tiểu
thương; một số trường hợp buôn bán lớn, buôn bằng ghe bầu nhưng tỉ lệ này không
cao so với lực lượng Hoa thương. Đề cập đến thị trường trong nước, tác giả khẳng
định: “Phố phường, chợ búa đã tạo nên hệ thống thương mại tuy không trù phú, sầm
uất nhưng đã thể hiện một sức sống của nền sản xuất với bao kiềm tỏa của chính
sách, quan niệm và tập quán của nhân dân” [11, tr. 61].
Trong Luận án Tiến sĩ (năm 2004) với nhan đề Chính sách thương nghiệp của
triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả Trương Thị Yến đã có những khái quát,
phân tích, đánh giá các chính sách thương nghiệp (nội thương, ngoại thương) của

16


triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Những nghiên cứu cụ thể của tác giả về chính
sách nội thương của triều Nguyễn như: Chính sách thuế thương nghiệp, chính sách
thu mua hàng hóa, chính sách giá cả, tiền tệ, thống nhất đơn vị đo lường,… là
những dữ liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chính sách phát triển nội
thương của triều Nguyễn (một trong những cở sở đưa đến sự ra đời hoặc tiếp tục

phát triển của các chợ ở Nam Trung Bộ).
Một trong những công trình tiêu biểu nhất liên quan đến đề tài tiếp cận dưới
góc độ nghiên cứu lịch sử Việt Nam là cuốn Lịch sử Việt Nam, tập 5, từ năm 1802
đến năm 1858 của nhóm các tác giả Viện Sử học biên soạn, Nxb. Khoa học Xã hội,
năm 2013 (tái bản năm 2017). Công trình là kết quả nghiên cứu có hệ thống của các
nhà nghiên cứu Trương Thị Yến, Vũ Duy Mền, Nguyễn Đức Nhuệ, Nguyễn Hữu
Tâm và Phạm Ái Phương về lịch sử Việt Nam (từ năm 1802 đến năm 1858) trên tất
cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao…. Trong đó, các tác
giả đã dành nhiều dung lượng nghiên cứu về hoạt động thương nghiệp Việt Nam
giai đoạn 1802-1858. Ngoài việc đề cập đến hoạt động thương nghiệp của nhà nước
(thu mua hàng hóa, thống nhất đơn vị đo lường, tiền tệ, thuế thương nghiệp), hoạt
động ngoại thương, các tác giả đặc biệt quan tâm đến hoạt động thương nghiệp của
nhân dân, nhấn mạnh đến các đô thị với vai trò trung tâm thương nghiệp, các
phường buôn và các chợ ở địa phương. Khi đề cập đến chợ, các tác giả cho rằng:
Mạng lưới thị trường địa phương đã có từ lâu đời. Sự phát triển về mặt số lượng
cũng như sự phong phú về mặt hàng hóa của chợ đã phản ánh sinh động hoạt động
thương nghiệp của nhân dân. Trên đà phát triển của kinh tế hàng hóa, các thị trường
địa phương có xu hướng ngày càng mở rộng, nhưng vẫn chưa thấy có biểu hiện của
sự liên kết, tập trung để tiến tới sự ra đời của thị trường cả nước.
Nối tiếp Lịch sử Việt Nam, tập 5; cuốn Lịch sử Việt Nam, tập 6 (từ năm 1858
đến năm 1896) do tác giả Võ Kim Cương (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, năm
2013 (tái bản năm 2017) đã cung cấp những nội dung cơ bản về giai đoạn lịch sử rất
đặc biệt-giai đoạn thực dân Pháp tiến hành quá trình xâm lược Việt Nam. Ngoài
việc đề cập đến tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; công trình này đã làm
rõ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược cũng như những
chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX.

17



Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử hình thành, phát triển của một
vùng đất/địa phương cũng đã dành nhiều dung lượng tìm hiểu về kinh tế địa phương
nói chung và kinh tế thương nghiệp nói riêng, trong đó có nhắc đến chợ, thời gian
họp chợ hay vị trí các chợ…. Ví như, Lịch sử thành phố Quy Nhơn của tác giả
Nguyễn Tấn Hiểu (cb), Nxb. Thuận Hóa, Huế (1998) không chỉ tìm hiểu về thời
gian hình thành, không gian phát triển của thành phố Quy Nhơn; mà còn, khảo cứu
toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội, tổ chức quản lí nhà nước, các phong trào
yêu nước, di tích lịch sử văn hóa qua các thời kì,…. Đề cập đến kinh tế hàng hóa,
quá trình hình thành và hoạt động thương nghiệp ở đô thị Quy Nhơn, tác giả đã
cung cấp một số thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài như: tên gọi, vị
trí của một số chợ lớn ở Bình Định trong các thế kỉ XVII - XIX (chợ Nước Mặn, Gò
Bồi, Tùng Giản, Hanh Quang, Cẩm Thượng, Bình Thạnh...). Mặt khác, tác giả cũng
đã nhấn mạnh đến vai trò của các chợ đối với hoạt động mậu dịch ở Quy Nhơn. Tác
giả cho rằng, các chợ này đã trở thành vệ tinh thương nghiệp, làm cơ sở mậu dịch
cho phố cảng Quy Nhơn.
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu phong phú, có sự kết hợp chặt chẽ với
các kết quả điều tra tại chỗ, Lịch sử Phú Yên thế kỉ XIX do Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Yên tổ chức thực hiện, Đỗ Bang, Lê Thế Vịnh (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã
hội, Hà Nội (2009) đã giới thiệu một cách toàn diện và phong phú quá trình phát
triển của lịch sử Phú Yên trong thế kỉ XIX. Công trình lần lượt đề cập đến địa lí tự
nhiên và tiến trình lịch sử Phú Yên đến thế kỉ XIX; Tổ chức và cơ chế hoạt động
của bộ máy nhà nước ở Phú Yên thời tự chủ (1802-1884); Các ngành kinh tế (nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp); Giao thông vận tải và thuế khóa; Văn
hóa - xã hội; Bang giao giữa triều đình Huế với Thủy Xá, Hỏa Xá ở Phú Yên….
Khi tìm hiểu về các ngành kinh tế, các tác giả đã đề cập đến một số chợ lớn (chợ Gò
Duối, chợ Đèo, chợ Phiên Sớm, chợ Phiên Thứ,…) và thuế chợ ở Phú Yên dưới
thời Nguyễn thế kỉ XIX. Đặc biệt, Lịch sử Phú Yên thế kỉ XIX cũng đã cung cấp cho
người đọc nhận diện về vị trí của hai nước Thủy Xá, Hỏa Xá; Quan hệ cộng đồng,
quan hệ kinh tế, quan hệ văn hóa giữa người Kinh với hai phiên vương Thủy Xá,
Hỏa Xá ở Phú Yên…. Theo các tác giả, trong suốt thế kỉ XIX, Phú Yên không chỉ

đóng vai trò đảm nhận nhiệm vụ đưa các sứ bộ Thủy Xá và Hỏa Xá đến Kinh, nhận

18


cống phẩm của họ dâng cống triều đình, thay mặt cho các vua triều Nguyễn trao
tặng phẩm vật, mà còn thông qua các giao dịch trường (trường giao dịch)1 để trao
đổi mua bán. Các giao dịch trường thật sự là những phiên chợ biên giới để người
Kinh và các tộc người thiểu số sinh sống tại Thủy Xá và Hỏa Xá đem các sản phẩm
sản xuất được trao đổi, mua bán.
Nghiên cứu về lịch sử, kinh tế hay văn hóa - xã hội ở các địa phương/tỉnh không
thể không kể đến loại sách sưu khảo về các tỉnh. Có thể kể đến một số tác phẩm sưu
khảo về các tỉnh ở Nam Trung Bộ như: Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt,
Huỳnh Minh, Nxb. Thanh niên (2003), Non nước Bình Định của Quách Tấn, Nxb.
Thanh niên (2004), Non nước Phú Yên, Non nước Khánh Hòa, Non nước Ninh Thuận
của Nguyễn Đình Tư, Nxb. Thanh niên (2003),…. Đây là loại sách được biên soạn trên
cơ sở thu thập các tài liệu ngay tại địa phương, những tài liệu “sống” như phong tục tập
quán, ca dao, hò vè, điệu hát,…. Dù trình bày dưới hình thức khác nhau, song các tác
phẩm này đều khảo cứu về địa lí, lịch sử, kinh tế, phong tục tập quán của địa phương.
Đáng lưu ý trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài tiếp cận dưới góc độ
nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế,… ở địa phương là các tập địa chí địa
phương được biên soạn gần đây. Đây là loại sách ghi chép, giới thiệu về địa lí, lịch
sử, phong tục tập quán, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hóa,… của địa phương. Đặc
biệt, khi đề cập đến kinh tế công thương nghiệp, các tác phẩm này cũng ít nhiều đề
cập đến chợ, mạng lưới chợ, thuế chợ hay hoạt động thương nghiệp của địa phương
ở những mức độ khác nhau. Có thể kể đến các tác phẩm địa chí ở các tỉnh Nam
Trung Bộ như: Địa chí Bình Định, Địa chí Phú Yên, Địa chí Khánh Hòa….
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí địa phương; các tác
phẩm ca dao, hò, vè của từng địa phương hoặc cả vùng Nam Trung Bộ,… cũng đã cung
cấp một số thông tin về tên gọi các chợ, sản phẩm được trao đổi buôn bán chính ở chợ

hoặc phong tục tập quán, đặc sản địa phương,…. Dù không đề cập trực tiếp đến nội dung
1

Trường giao dịch là nơi thu thuế ở vùng đầu nguồn (vùng núi) [26; tr. 268]. Thuế được thu bằng hiện vật,
thu xong được chuyển về thành, phần thuộc triều đình được đóng gói, niêm phong và chuyển về kinh đô. Sau
đó, trong khoảng 4-5 ngày, ngay tại nơi trưng thu thuế, diễn ra một hình thức chợ miễn thuế hay chợ phiên
tạo điều kiện cho nhiều cuộc trao đổi hàng hóa [31, tr. 264]. Như vậy, giao dịch trường là một hình thức hoạt
động của chợ tại các đầu mối giao thương miền núi tiếp giáp với vùng trung du, đồng bằng, về sau trở thành
những chợ thực thụ.

19


×