Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Giảm Nghèo Bền Vững Tại TP Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ THUÝ HẰNG

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ THUÝ HẰNG

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TP CẦN THƠ

Ngành:

Phát triển bền vững

Mã số:

8.31.03.13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI QUANG TUẤN



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Quang Tuấn, không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết qủa của luận văn chưa
từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực. Các dữ liệu lấy từ các báo cáo của các bộ ngành có
liên quan, các nghiên cứu khả thi, báo cáo khảo sát đầu kỳ, báo cáo tiến độ, báo
cáo đánh giá tác động của các dự án có liên quan từ năm 2015 đến 2018 và đã
được sự cho phép của Ban quản lý dự án Phát triển đô thị- Cục Đô thị - Bộ Xây
dựng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Phùng Thị Thuý Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
KỸ THUẬT PHỤC VỤ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .......................................... 9
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn ..................................................... 9
1.2. Nội dung của phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững … ... 17
1.3. Vai trò của phát triển hạ tầng kỹ thuật đối với giảm nghèo bền vững ........ 19
1.4. Tiêu chí của phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững ..... 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật ở đô thị ................... 22

1.6. Kinh nghiệm về phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững của một số địa phương ở Việt Nam ........................................................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC
VỤ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................... 29
2.1. Tổng quan về Thành phố Cần Thơ và tình hình nghèo ở Thành phố Cần
Thơ ...................................................................................................................... 29
2.2. Hiện trạng nghèo ở Thành phố Cần Thơ ..................................................... 34
2.3. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại
TP Cần Thơ......................................................................................................... 47
2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật tại TP Cần Thơ phục vụ giảm
nghèo bền vững tại TP Cần Thơ ......................................................................... 52
2.5. Các yếu tố tác động đến phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo
bền vững tại TP Cần Thơ.................................................................................... 65
2.6. Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế hiện nay trong phát triển
hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại TP Cần Thơ ....................... 66
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNGCỦA TP CẦN THƠ ............................................... 69
3.1. Bối cảnh phát triển mới ............................................................................... 69
3.2. Phương hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững tại TP Cần Thơ .......................................................................................... 70


3.3. Một số giải pháp cơ bản phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo
bền vững tại TP Cần Thơ.................................................................................... 74
3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AM

:

Kế hoạch nâng cấp cộng đồng

CUP


Biên bản ghi nhớ

:

Giai đoạn

IDA :

Cơ quan Phát triển Quốc tế

EMDP

Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số

EIRR :

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

MOC :


Bộ Xây dựng

MDR_UUP: Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
LIA

:

Khu thu nhập thấp

NUUP :

Chương trình Nâng cấp đô thị quốc gia

RAP :

Kế hoạch hành động tái định cư

PAD :

Tài liệu thẩm định dự án

PAPs :

Người bị ảnh hưởng

PAHs :

Hộ bị ảnh hưởng

PMU :


Ban quản lý dự án

PCU :

Ban điều phối dự án

PSU :

Ban chỉ đạo dự

TA

:

Hỗ trợ kỹ thuật

TP

:

Thành phố

USD :

Đô la Mỹ

VND :

Việt Nam Đồng


VUUP :

Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới

:


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam ....................................................... 13
Bảng 2.1: Quy mô diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ .............. 31
Bảng 2.2: Cân đối lao động xã hội tại TP Cần Thơ .................................................. 33
Bảng 2.3. Tỷ lệ nghèo ở thành phố Cần Thơ ............................................................ 35
Bảng 2.4: Số hộ nghèo và cận nghèo của Cần Thơ và phân loại dân tộc thiểu số
(DTTS) ...................................................................................................................... 36
Bảng 2.5. Thu nhập bình quân đầu người ................................................................. 38
Bảng 2.6.Chi phí cho việc học tập hàng tháng của các hộ gia đình .......................... 40
Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ có đồ dùng phục vụ sinh hoạt lâu bền ........................................ 42
Bảng 2.8. Nhà ở của gia đình .................................................................................... 43
Bảng 2.9: Loại nhà trước khi có dự án (%) .............................................................. 44
Bảng 2. 10 . Số hộ sống chung cùng một nóc nhà .................................................... 45
Bảng 2.11: Loại nhà trước và sau khi phát triển hạ tầng kỹ thuật (%) ..................... 48
tại Cần Thơ, và một số TP khác cùng khu vực ĐB sông Cửu Long ......................... 48
Bảng 2.12: Loại nhà vệ sinh và xả thải của nhà vệ sinh Trước và Sau dự án (%) ... 50


DANH MỤC HÌNH, BIỀU ĐỒ
Hình 1.1: Các yếu tố chính của nghèo đô thị ............................................................ 14
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các hộ cận nghèo và nghèo phân theo dân tộc thiểu số............... 35
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động dự trữ Cần Thơ .......................................................... 37
Hình 2.2: Hộ gia đình được đấu nối với hệ thống thoát nước thải ........................... 49
Hình 2.3:Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận nước sạch ................................................ 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB, Việt Nam là một trong 05
quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Trong đó, Thành phố Cần Thơ nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu
Long nói chung là khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy, ngập lụt đang là vấn đề búc
xúc hiện nay: ngập do mưa, do triều cường, do lũ lụt và có thể do lún nền đất đã và
đang hiện diện thường xuyên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, làm gia tăng nguy
cơ sạt lở và phát sinh nhiều dịch bệnh... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của
người dân và gây hại các công trình hạ tầng. Trên địa bàn Tp. Cần Thơ có nhiều
sông, kênh rạch, do đó khi có mưa lớn kết hợp triều cường sẽ khiến cho thành phố
bị ngập úng nhanh và thời gian duy trì ngập lụt kéo dài hơn.
Quá trình đô thị hóa tự phát/thiếu kiểm soát và di dân tại TP. Cần Thơ dẫn
đến hiện tượng lấn chiếm trái phép các kênh rạch để làm nơi cư trú của rất nhiều hộ
dân, cùng với sự xả rác, bồi lắng đã làm thu hẹp dòng chảy, giảm khả năng tiêu
thoát nước của các kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan
đô thị, đồng thời gây áp lực lên các hệ thống hạ tầng trong thành phố. Tác động đó
kết hợp với nước biển dâng, mưa lớn bất thường, sụt lún đất làm cho tình trạng lũ
lụt ngày càng trầm trọng hơn ở Tp. Cần Thơ. Thêm vào đó, theo điều tra dân số
năm 2009 (WB đã tính toán theo cách tiếp cận dựa trên mức tiêu thụ), 12% dân số
của Tp. Cần Thơ là hộ nghèo và 31% dân số nằm trong mức thu nhập thấp của cả

nước. Người nghèo và các hộ gia đình có thu nhập ở mức thấp, kênh, rạch thường
rất dễ bị tổn thương từ các thảm họa thiên tai và thay đổi điều kiện kinh tế. Mặt
khác, sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ đòi hỏi nhu
cầu rất lớn về lao động, làm gia tăng lưu lượng xe tham gia giao

thông, nhất là

những tuyến giao thông liên kết các khu công nghiệp và các cảng đầu mối, các
tuyến giao thông kết nối các tỉnh xung quanh với khu vực trung tâm - là khu vực có
nhiều công trình dịch vụ, điều đó làm quá tải hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu.
Với vị thế là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần
Thơ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên trong địa bàn thành
phố Cần Thơ hiện vẫn còn rất nhiều khu vực dân cư vẫn đang sống trong cảnh thiếu
thốn về kết cấu hạ tầng và các điều kiện sống tối thiểu như đường giao thông, hệ

1


thống thoát nước không đảm bảo, gây lụt lội, úng ngập thường xuyên. Nhiều hộ
không có nhà vệ sinh, thường sử dụng các nhà vệ sinh không đủ tiêu chuẩn hoặc
thải trực tiếp ra kênh mương. Giao thông nội bộ khu dân cư xuống cấp hoặc không có
mặt đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng. Nước sinh hoạt được
cấp hạn chế hoặc thường lấy từ các giếng đào, hồ, ao, kênh, mương bị ô nhiễm. Chất thải
rắn, chất thải sinh hoạt không được thu gom, thải bừa bãi gây mất vệ sinh và ô nhiễm
môi trường, làm cho các kênh thoát nước bị tắc nghẽn. Cung cấp hệ thống đèn chiếu
sáng yếu kém, không đảm bảo an ninh và an toàn cho cuộc sống của người dân.
Từ thực trạng như trên vấn đề phát triển về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là
hết sức cấp bách. Phát triển kết cấu hạ tầng của các khu vực dân cư trong đó có
vùng dân cư nghèo sẽ trực tiếp và gián tiếp giúp người nghèo thoát nghèo, đồng
thời nâng cao điều kiện sống của người dân.

Mặc dù vấn đề là cấp bách, tuy nhiên các giải pháp hiện nay để phát triển kết
cấu hạ tầng của Cần Thơ vẫn chưa đủ, chưa có đột phá. Vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn trong phát triển kết cấu hạ tầng để phục vụ giảm nghèo bền vững tại đô thị
này. Các giải pháp chưa đầy đủ và đồng bộ. Trong khi đó, các nghiên cứu để tìm ra
các giải pháp đó thì lại không nhiều.
Với tầm quan trọng của việc phát triển kết cấu hạ tầng, với việc cần thiết
phải có các giải pháp cụ thể để phát triển kết cấu hạ tầng cùng với việc gắn quá
trình này với giảm nghèo đô thị ở Cần Thơ, rất cần thiết phải có nghiên cứu về vấn
đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ tạo cơ
hội cho phát triển các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng như đảm bảo môi
trường vệ sinh và cấp nước sạch.
Việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và giảm nghèo bền vững. Đây chính là lý do cho thấy cần phải có những nghiên
cứu về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị để có những giải pháp phục vụ giảm nghèo
đô thị bền vững ở Cần Thơ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu trên Thế giới
World Bank (2015) với báo cáo có tựa đề “Sự thay đổi của các đô thị Đông
Á” đã đề cập về tốc độ đô thị hóa nhanh của các đô thị Đông Á trong một thập kỷ
vừa qua, song hạ tầng đô thị chưa theo kịp. Trong khi đó, các đô thị đang đối mặt
với biến đổi khí hậu, các rủi ro thảm họa thiên tai, người nghèo đô thị,… Những

2


vấn đề nay không chỉ đối với các đô thị Đông Á mà đối với nhiều đô thị ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam và đặc biệt là các đô thị vùng Tây Nam Bộ bị
ảnh hưởng nặng bởi tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì vấn đề càng trở
nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu cũng đề xuất cách tiếp cận về vai trò của các chủ
thể có liên quan trong việc đảm bảo các cơ sở hạ tầng cần thiết theo cách hiệu quả về

kinh tế, bền vững và bao trùm (inclusive); trong đó quy hoạch không gian và bố trí các
công trình hạ tầng đô thị nhằm thúc đẩy lợi ích của quá trình đô thị hóa, kết nối không
gian và khả năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng cơ bản của các thành phần trong xã hội.
Nghèo đô thị thường được bàn dưới ba loại khía cạnh: "người nghèo mới" xác
định xem gần đây ai đã bị nghèo khổ; "đường nghèo" xác định ai là người lao động
nhưng chưa có tay nghề và nằm dưới đường nghèo khổ; "nghèo kinh niên" là người
nghèo trong năm hoặc nhiều năm qua và đôi khi bị bần cùng hóa do quá trình di cư
đến các thành phố, chứ không phải là từ nghèo từ chính bản thân đô thị
(Mabogunje, A. L, 2005). Hơn nữa, trẻ em chiếm một tỷ lệ % lớn trong các dân cư
nghèo đô thị. Ví dụ, ở Bangladesh, đa số dân cư là người dưới mười lăm tuổi. Mặc
dù có sự can thiệp đối với trẻ em, nhưng nhiều người trong số những trẻ em và
thanh thiếu niên lại là một phần của lực lượng lao động, (Agarwal, S & Taneja, S,
2005).
Daniel Hoornweg và Mila Freire (2013) đã phân tích về những thách thức của
đô thị hóa và những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong thời
gian tới. Nổi lên trong các vấn đề của phát triển đô thị là đất đai đô thị và đáp ứng
về nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị. Báo cáo cũng nhấn mạnh không có cơ sở hạ
tầng đô thị để chuyển sang nấc thang tiếp theo của quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa thì quốc gia đó rất dễ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” bởi đô thị hóa
thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, chuyền đổi cơ cấu kinh tế. Không
chỉ nhu cầu về nhà ở, các đô thị còn gắn liền với nhu cầu về năng lượng, nước sạch,
vệ sinh môi trường,…Tuy nhiên, những nguồn lực và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng có giới hạn để đáp ứng mãi mãi các nhu cầu này, nên đòi hỏi các hạ tầng
đô thị phải được thiết kế làm sao cho sử dụng theo cách tiết kiệm và thân thiện với
môi trường. Đây là những vấn đề đặt ra cần giải quyết cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đối với các nước nghèo, trong đó có Việt Nam.
Ostojic và cộng sự (2013) đã đề cập về đô thị hóa nhanh ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương kéo theo nhu cầu cao về năng lượng và hệ quả là gây ra hiệu ứng

3



nhà kính (GHG). Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tại ba thành phố đã cho thấy có
mỗi tương quan rõ ràng giữ đầu tư vào các giải pháp hạ tầng sử dụng hiệu quả năng
lượng với tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp để sử dụng
năng lượng hiệu quả, trong đó có việc tránh bị rơi vào bẫy các hạ tầng đô thị thâm
dụng năng lượng. Thực hiện các yêu cầu này cần có các chính sách để khuyến
khích, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển các hạ tầng tiết kiệm
năng lượng.
Nhìn chung, các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò tích cực của hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, cải thiện chính sách và thể chế, và hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều
tập trung vào những xu hướng của các đô thị, chứ không đi vào đề cập cụ thể các đô
thị ở Việt Nam cũng như các đô thị vùng Tây Nam Bộ. Các nội dung được đề cập
trong các nghiên cứu này là những gợi ý về cách tiếp cận, những vấn đề cần nghiên
cứu khi soi chiếu tới hạ tầng đô thị vùng Tây Nam Bộ.
2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Hạ tầng đô thị là tập hợp các công tác thiết kế, thi công các công trình, thiết
bị kĩ thuật của đô thị bao gồm: các hệ thống giao thông đô thị, cung cấp nước sinh
hoạt, thoát nước mặt, thoát nước bẩn, cung cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp
hơi đốt, xử lí phân, rác,... Những hệ thống thiết bị kĩ thuật này nhằm đảm bảo tiện
nghi trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị. Nghiên cứu của
Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Anh (2006) khi bàn về hạ tầng đô thị bền
vững là hướng tới việc xử lý những vấn đề liên quan môi trường đô thị, chất lượng
cuộc sống đô thị. Nhà nghiên cứu Trịnh Văn Chính cho rằng phát triển đô thị bền
vững cần chú trọng phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc, đảm bảo diện
tích đất cần thiết cho giao thông, áp dụng các loại hình giao thông hiện đại, văn
minh để giảm thiểu ô nhiễm trong đô thị.
Ngân hàng Thế giới (2011) đã phân tích về thực trạng đô thị hóa, trong đó chủ
yếu tập trung vào các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Nghiên cứu này

đã phân tích đô thị trên các khía cạnh: kết nối giữa các đô thị lớn, mở rộng đô thị và
phát triển không gian tại các đô thị, tiếp cận các dịch vụ cơ bản. David Sims và
Sonja Spruit (2013) với nghiên cứu về hồ sơ các nhà ở Việt Nam đã giới thiệu
chung về đất nước và đô thị Việt Nam, trong đó đề cập phát triển đô thị và các vấn
đề đô thị hiện nay. Báo cáo cũng đã phân tích về tình hình cung ứng nhà ở, thị

4


trường nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi
sâu phân tích thực trạng về hạ tầng kỹ thuật của các đô thị như số lượng, chất lượng
và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tính bền vững của các công
trình hạ tầng trong các đô thị. Đặc biệt là các nghiên cứu này chưa đề cập đến
những vấn đề về hạ tầng đô thị của vùng Tây Nam Bộ hay của một tỉnh nào đó
trong vùng.
Về Nghèo đô thị: Nghiên cứu mới chỉ đề cập tới thực trạng cung ứng nhà ở,
chưa đề cập tới việc tiếp cận nhà ở của các đối tượng người nghèo trong xã hội.
Trong nghiên cứu về hồ sơ các thành phố ở Việt Nam, Stephanie Geertman và
cộng sự (2013) đã đề cập chi tiết về từng đô thị ở 13 tỉnh vùng Tây Nam Bộ. Các
thông tin được các tác giả phản ánh bao gồm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của từng đô thị (các thành phố và thị xã); về hạ tầng đô thị bao gồm hạ tầng
giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc đô
thị, thu gom và xử lý rác thải tại các đô thị. Do báo cáo đi sâu vào từng đô thị trong
vùng với các thông tin như đã đề cập nên chưa khai quát hóa được những vấn đề nổi
lên trong hạ tầng đô thị của các tỉnh trong vùng. Nghiên cứu cũng chưa đi sâu phân
tích về tính đồng bộ giữa các hạ tầng của đô thị, tính bền vững của các các chúng và
tính gắn kết, đáp ứng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2014) về tăng cường khả năng thích
ứng của đô thị Cần Thơ đã đề cập tới thực trạng ngập úng, lũ lụt và quá trình đô thị
hoá khó kiểm soát của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua và chỉ là nguyên nhân
do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nghiên cứu cũng điểm qua về

thực trạng hạ tầng năng lượng, giao thông vận tải, hạ tầng về vệ sinh môi trường đô
thị của thành phố Cần Thơ. Báo cáo đề xuất các cách tiếp cận, giải pháp nhằm nâng
cao khả năng thích ứng của thành phố Cần Thơ trước các tác động này.
Bên cạnh các công trình trên đây, một số tác giả đã có những nghiên cứu
chuyên sâu về đô thị bền vững ở vùng Tây Nam Bộ. Các tác giả Carrard, Paddon,
Willetts và Moore (2012) đã đề cập về đói nghèo theo các chiều cạnh tiếp cận các
dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường và tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu ở
Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã phân tích về thực trạng tiếp cận tới hạ tầng
nước sạch, vệ sinh môi trường của các hộ nghèo ở thành phố Cần Thơ; nghiên cứu
về mối quan hệ giữa đói nghèo và khả năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng cơ bản. Lê
Khương Ninh và cộng sự (2011) đã sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để

5


phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ngoại vi có liên quan tới đô thị hóa
(khoảng cách tiếp cận tiện ích do đô thị mang lại, quy hoạch treo...) và các yếu tố
nội tại của hộ (diện tích canh tác, loại hình kinh tế hộ, trình độ học vấn...) đến tình
trạng nghèo đói của hộ. Lê Khương Ninh (2011) đã trình bày về thực trạng đô thị
hoá và sử dụng đất ở vùng ven đô thị đồng bằng sông Cửu Long, phân tích về ảnh
hưởng của đô thị hóa đến giá đất vùng ven đô thị. Trần Đình Hoà (2007) bàn về xu
hướng xâm mặn, nguy cơ thiếu nước ngọt về mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long
những năm gần đây và tác động của nó đến hệ sinh thái và phát triển kinh tế-xã hội
của vùng. Lưu Trọng Hải (2003) nêu những đặc điểm đặc thù về nhu cầu hình
thành, yếu tố tạo thành và hoạt động của những đô thị nhỏ ra đời ở các vùng, miền
thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ thời kỳ đổi mới. Nguyễn Công Bình (1995) đã trình bày
tổng quan về tài nguyên thiên nhiên, dân số và môi trường, kinh tế hàng hóa, xu thế
đô thị hóa, phát triển kinh tế và xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các
nghiên cứu vừa đề cập đã gợi ý về những vấn đề cần nghiên cứu khi phát triển hạ
tầng đô thị trong mối quan hệ như thế nào với đô thị bền vững. Cách tiếp cận này

đặc biệt quan trong trong bối cảnh vùng Tây Nam Bộ nói chung và các đô thị nơi
đây nói riêng có xu hướng bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động của biến đổi khí hậu,
nước biển dâng. Việc xây dựng hạ tầng đô thị không chỉ đáp ứng các nhu cầu sử
dụng của người dân mà phải tính đến khả năng chống chịu của các công trình hạ
tầng và khả năng tích ứng của từng người dân.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã có về giảm nghèo đô thị là khá nhiều và đã bàn
đến nhiều vấn đề đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề xuất về phát triển các loại
hạ tầng này để giảm nghèo bền vững ở thành phồ (TP) Cần Thơ, và tính kết nối
giữa các loại hạ tầng như thế nào hiện chưa có nhiều. Đề xuất cụ thể về phát triển hạ
tầng kỹ thuật phục vụ cho giảm nghèo bền vững như thế nào cũng là vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu để bổ sung, và đây cũng là lý do để luận văn này được thực hiện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ
giảm nghèo bền vững ở TP Cần Thơ, luận vănđề xuất các giải pháp phát triển kết
cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm góp phần giảm nghèo bền vững tại TP Cần Thơ trong
thời gian tới.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hạ tầng kỹ thuật
phục vụ giảm nghèo bền vững ở đô thị.

-

Phân tích và đánh giá thựctrạng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm

nghèo bền vữngtại TP Cần Thơ

-

Đề xuất các giải pháp phát triển hạ tầng để phục vụ giảm nghèo bền vững tại
TP Cần Thơ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững tạiTP Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào một số khía cạnh
cơ bản của phát triển hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu tập trung vào hạ tầng cấp 3) của đô
thị và một số chiều cạnh của giảm nghèo bền vững đô thịtại TP Cần Thơ.
- Giới hạn không gian: Khu vực nghiên cứu của luận văn tập trung tại 13
phường trong 4 Quận nội thành là Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn và Bình Thuỷ.
- Về thời gian: Luận văn xem xét thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật trong
giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019 và giải pháp đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn áp dụng phương pháp luận duy vật lịch sử có tính tới bối cảnh của
Cần Thơ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới.
Luận văn tiến hành phân tích và tổng kết thực tiễn để rút ra các bài học kinh nghiệm
và các giải pháp chính sách cho Cần Thơ và có thể áp dụng cho các vùng đô thị
khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp thu thập dữ liệu:
Luận văn sử dụng các tư liệu thứ cấp đã được công bố và sử dụng trong các tài
liệu chính thức và phi chính thức. Các dữ liệu mà luận văn sử dụng thuộc nhiều nguồn

khác nhau và chủ yếu thu thập số liệu thống kê từ Dự án Nâng cấp đô thị đồng bằng sông
Cửu Long, TP Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ. Luận văn cũng tổng hợp số liệu từ các báo cáo
của các sở ban ngành có liên quan của TP Cần Thơ. Ngoài ra, các tài liệu thứ cấp của các
ngành xây dựng, giao thông, đô thị cũng được tập hợp, sau đó tổng hợp để sử dụng.

7


- Các phương pháp xử lý số liệu và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng chủ yếu phương pháp phân tích tổng hợp để xem xét, đánh
giá thực trạng và khái quát thành các bài học kinh nghiệm cho TP Cần Thơ và cho
các đô thị ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn cũng áp dụng phương pháp
phân tích thống kê để phân tích thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ giảm
nghèo bền vững của TP Cần Thơ. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu so sánh theo thời gian của các nội dung của phát
triển kết cấu hạ tầng phục vụ giảm nghèo bền vững của TP Cần Thơ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn (không đặt mục tiêu đóng góp về lý luận) mà chỉ tổng hợp các vấn
đề có tính lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng của phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật của TP Cần Thơ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã làm rõ được thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật trên một số
khía cạnh cơ bản (chủ yếu tập trung vào hạ tầng cấp 3) của đô thị phục vụ giảm
nghèo bền vững tại TP Cần Thơ và đã đưa ra được một số đề xuất giải pháp phát
triển hạ tầng để phục vụ giảm nghèo bền vững tại TP Cần Thơ.
- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững.
- Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm
nghèo bền vữngở TP Cần Thơ, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vữngở TP Cần Thơ trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ
giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững của thành phố Cần Thơ
Chương 3: Giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững của thành phố Cần Thơ

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHỤC VỤ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1. Khái niệm về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hay còn gọi là cơ sở hạ tầng cấp 3) là tập hợp các
công tác thiết kế, thi công các công trình, thiết bị kĩ thuật của đô thị – các hệ thống
giao thông đô thị, cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt, thoát nước thải, cung
cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp hơi đốt, xử lý rác,.v.v. Những hệ thống
thiết bị kĩ thuật này nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất của cộng
đồng dân cư đô thị. Các hệ thống hạ tầng đô thị này thường được đặt ngầm,trên mặt
đất và trên cao, được kết hợp với nhau theo những nguyên tắc kĩ thuật có liên quan.
Đô thị là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, có quy mô dân số, có mật độ dân số,
tỷ lệ dân số phi nông nghiệp theo các quy định trong Nghị định số 42/ 2009/ NĐ CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề
án và quyết định công nhận loại đôthị.

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát
nước, xử lý các chất thải, nghĩa địa, nghĩa trang; cây xanh công viên và các công
trình khác. Đây là những cơ sở vật chất, những công trình phục vụ cho cuộc sống
hàng ngày của người dân trong đô thị nó là những công trình mang tính dịch vụ
công cộng.
Theo quy định tại văn bản quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành thì
hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:

- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống cung cấp năng lượng;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;

9


- Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
- Hệ thống nghĩa trang;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
1.1.2. Nghèo và thu nhập thấp
Khái niệm nghèo, và nghèo đa chiều
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng
quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể
của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu

thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới
mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo
đơn chiều do Chính phủ quy định. Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo
lường nghèo đói là không đầy đủ. Nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu
nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu
công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.Đánh
giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người
do đó cần đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều, từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về
con người và nghèo về xã hội.
Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

10


a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người;
nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài
sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Thứ hai, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
– Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và

vệ sinh, tiếp cận thông tin.
– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: trình độ giáo dục của
người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông
tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo, hộ nghèo là
hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở
xuống.
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách
đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn
nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập
bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng điểm
thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

11


Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối
thiểu.
Trên đây, là các tiêu chí để đánh giá hộ nghèo mới nhất do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt mà bạn có thể tham khảo. Để xác định mức chuẩn nghèo trên để thực
hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, làm cơ sở hoạch định các chính

sách kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2016-2020
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi
thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh
tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo
đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy
các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển
kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Chuẩn nghèo đa chiều bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu
hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số nghèo đa
chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y
tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho
phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được
chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối
thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng và đề xuất 10
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiềutương ứng là: giáo dục người
lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch
vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường này được
trình bày trong Bảng 1 dưới đây

12


Bảng 1.1. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều
nghèo


Chỉ số đo lường

Mức độ thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

Hiến pháp 2013
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành NQ 15/NQ-TW
viên đủ 15 tuổi sinh từ năm Một số vấn đề chính sách xã
1.1 Trình độ giáo
1986 trở lại không tốt nghiệp hội giai đoạn 2012-2020.
dục của người lớn
trung học cơ sở và hiện Nghị quyết số 41/2000/QH
không đi học
(bổ sung bởi Nghị định số
88/2001/NĐ-CP)
1) Giáo dục
Hiến pháp 2013.
Luật Giáo dục 2005.
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ Luật bảo vệ, chăm sóc và
1.2 Tình trạng đi
em trong độ tuổi đi học (5 - giáo dục trẻ em.
học của trẻ em
14 tuổi) hiện không đi học NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình có người bị ốm
đau nhưng không đi khám
chữa bệnh (ốm đau được xác
định là bị bệnh/ chấn thương

2.1 Tiếp cận các nặng đến mức phải nằm một Hiến pháp 2013.
chỗ và phải có người chăm Luật Khám chữa bệnh 2011.
dịch vụ y tế
sóc tại giường hoặc nghỉ
việc/học không tham gia
2) Y tế
được các hoạt động bình
thường)
Hiến pháp 2013.
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành Luật bảo hiểm y tế 2014.
2.2 Bảo hiểm y tế viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại NQ 15/NQ-TW Một số vấn
không có bảo hiểm y tế
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.

3.1. Chất
nhà ở
3) Nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn Luật Nhà ở 2014.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
lượng sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: đề chính sách xã hội giai
nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà đoạn 2012-2020.
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

Luật Nhà ở 2014.
3.2 Diện tích nhà ở Diện tích nhà ở bình quân
Quyết định 2127/QĐ-Ttg của

bình quân đầu đầu người của hộ gia đình
Thủ tướng Chính phủ Phê
nhỏ hơn 8m2
người
duyệt Chiến lược phát triển

13


nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
4.1 Nguồn nước Hộ gia đình không được tiếp
đề chính sách xã hội giai
cận nguồn nước hợp vệ sinh
sinh hoạt
đoạn 2012-2020.
4)
Điều
kiện sống
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
4.2. Hố xí/nhà vệ Hộ gia đình không sử dụng
đề chính sách xã hội giai
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh
sinh
đoạn 2012-2020.
Luật Viễn thông 2009.
Hộ gia đình không có thành
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
5.1 Sử dụng dịch

viên nào sử dụng thuê bao
đề chính sách xã hội giai
vụ viễn thông
điện thoại và internet
đoạn 2012-2020.
5) Tiếp cận
Hộ gia đình không có tài sản Luật Thông tin Truyền thông
thông tin
5.2 Tài sản phục nào trong số các tài sản: Tivi, 2015.
vụ tiếp cận thông đài, máy vi tính; và không NQ 15/NQ-TW Một số vấn
nghe được hệ thống loa đài đề chính sách xã hội giai
tin
truyền thanh xã/thôn
đoạn 2012-2020.
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015
Nghèo đô thị:

Hình 1.1: Các yếu tố chính của nghèo đô thị
Thiếu nguồn nhânlực

Môitrườngsống
kém tiện nghi và
thiếu an toàn

Thiếu khả năng

Nghèo đô thị

chuyển đổi sinh kế


Thiếu tiếp cận
dịch vụ công

Thiếu vốn
xã hội

Nghèo đô thị có tính chất đa chiều, gồm các tiêu chí thu nhập (chi tiêu) và
phi thu nhập. Tỷ lệ nghèo đô thị đo theo chuẩn nghèo thu nhập hoặc chi tiêu giảm
chậm trong thời gian qua. Lý do chính là nghèo đô thị theo cách đo đơn chiều này

14


đã đi dần vào “lõi” nên khó giảm thêm, cộng thêm tác động của các rủi ro và cú sốc.
Tuy nhiên, nếu đo theo các tiêu chí đa chiều thì tình trạng nghèo đô thị sẽ trầm
trọng hơn. Thiếu các tiêu chí nghèo đa chiều làm hạn chế việc xây dựng các chính
sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng đặc thù.
Nguồn nhân lực hạn chế là đặc trưng phổ biến nhất của người nghèo bản xứ
ở khu vực đô thị, nhất là nhóm “nghèo lõi”. Các biểu hiện cụ thể của nguồn nhân
lực hạn chế là: già cả, khuyếttật, ốm đau dài ngày, phụ nữ đơn thân, đông con còn
nhỏ, học vấn thấp, không có tay nghề. Ngoài ra còn có một số ít hộ không có ý thức
làm ăn, có người vướng vào nghiện hút dẫn đến nghèo kinh niên.
Người nghèo đô thị thiếu vốn xã hội còn do sự mặc cảm, tự ti với những
người khá giả trong cộng đồng. Một số người nghèo vướng vào rượu chè, nghiện
hút nên dễ bị nhiễm HIV/AIDS ngại tiếp xúc với bên ngoài. Các địa bàn ngoại vi đô
thị hóa có rất đông người nhập cư, tạo ra sự pha tạp về văn hóa, lối sống cũng khiến
nhiều người dân (nhất là những người đứng tuổi) có xu hướng khép kín quan hệ chỉ
trong nhóm anh em họ hàng thân thích.
Tình trạng thiếu nguồn tài chính, thiếu quan hệ xã hội... càng làm cho người
nghèo đô thị tiếp cận hạn chế với dịch vụ công so với người khá giả. Chi phí cho

con em ăn học tại các khu vực đô thị rất lớn, nên nhiều người nghèo không có khả
năng đầu tư cho con cái ăn học lên cao. Đa số người nghèo khảo sát tại 3 điểm quan
trắc chỉ cho con đi học đến hết cấp 2 hoặc cao nhất là hết cấp 3. Nguy cơ chán học,
học kém dẫn đến bỏ học giữa chừng của trẻ em nghèo luôn rình rập.
Các trường hợp nhận dạng người nghèo đô thị:
-

Già cả neo đơn

-

Có người ốm đau dài ngày, tàn tật, không có khả năng lao động

-

Đơn thân, đông con còn nhỏ

-

Học vấn thấp, không có tay nghề

-

Làm các nghề tự do, lao động phổ thông, việc làm và thu nhập
không ổn định

-

Sống tại các hẻm sâu, địa bàn cách biệt, có cơ sở hạ tầng và vệ sinh
môi trường còn khó khăn


15


-

Không có vốn, khó vay vốn

-

Sở hữu đất đai bấp bênh, chưa có sổ đỏ

-

Nhà cấp 4 xuống cấp, một số ít còn ở nhà tạm

-

Các tài sản sinh hoạt (tivi, xe máy...) có giá trị thấp

-

Tự ti, mặc cảm, ít tiếng nói.

Giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo là cách thức vận dụng các nguồn lực, vật lực của Nhà nước, của
xã hội để triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm tác động tới các đối
tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích giúp họ nâng
cao chất lượng cuộc sống, cải thiện khó khăn, tạo cơ hội cho họ về thu nhập, tiếp
cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của conngười.

Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền
vững là gì. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói đến phát
triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo
nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển kinh tế bền vững lại là cơ sở, điều
kiện để giảm nghèo bền vững.
Tạo ra sự chủ động trong việc thoát nghèo bằng chính năng lực của mình chứ
không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của cộng đồng là quan trọng. Các biện pháp giúp
họ phòng ngừa rủi ro, để tự họ có thể khắc phục rủi ro như họ có thể tự chuyển đổi
phương thức sản xuất khi phương thức cũ không còn phù hợp, có thể tìm được việc
làm mới, xây dựng lại nhà cửa sau thiên tai. Muốn vậy, người nghèo cần được tiếp
cận và duy trì với các loại dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, pháp lý.
Theo Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
của Bộ Lao động thương binh xã hội:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; Thu hẹp khoảng cách chênh
lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Mục tiêu cụ thể:

16


a) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn
nghèo từng giai đoạn;
b) Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế,
giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi
hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;
c) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc

biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết
là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo
Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa
trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phải
căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau như:
- Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua
được chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập. nếu gặp rủi ro
hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo.
- Được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản
xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và
có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm
nghèo cho bản thân và địa phương.
- Được trang bị một số điều kiện "tối thiểu" để có khả năng tránh được
tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch
bệnh… hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo.
- Được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sóc
sức khoẻ để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em họ có được
kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong
cuộcsống.
1.2. Nội dung của phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững
Phát triển hạ tầng kỹ thuật là tiến hành thực hiện các công trình hạ tầng
kỹ thuật để nâng cấp và xây mới đưa vào vận hành các công trình hạ tầng dành cho

17


dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, xử lý rác... Các
công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở
hữu tư nhân hoặc sở hữu công thực hiện và bao gồm:Hệ thống điện chiếu sáng và

sinh hoạt; Hệ thống lọc và phân phối nước sinh hoạt; Hệ thống xử lý nước thải; Hệ
thống xử lý rác thải; Hệ thống phân phối khí đốt; Giao thông công cộng; Các hệ
thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp và điện thoại; Hệ thống đường sá,
bao gồm cả đường thu phí. Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền
vững chính là tiến hành thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho
các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Chủ thể thực hiện phát triển:
1- Phân cấp thực hiện. Dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật cầnđược thực
hiện theo cách phân cấp với các chính quyền thành phố đóng vai trò trung tâm dưới
sự kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp tỉnh và dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và
giám sát của các Ban ngành TW. Thành phố chính là Chủ đầu tư.
2 - Ban Quản lý Dự án. Ở mỗi thành phố tham gia Dự án, Ủy ban nhân
dân thành phố đã thành lập một Ban Quản lý Dự án (PMU) có nhân sự được tuyển
dụng trong số các cán bộ của chính quyền thành phố. Nhiệm vụ của các PMU là
quản lý việc thực hiện các Hợp phần trong thực hiện dự án.
3 - Ban Chỉ đạo Dự án. Ở mỗi thành phố tham gia Dự án, Ủy ban nhân
dân Tỉnh đã thành lập một Ban Chỉ đạo Dự án (PSC) đa thành phần đến từ các sở để
hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát PMU của thành phố.
4 - Ban Quản lý Dự án Trung ương. Ban Quản lý Dự án Phát triển Đô
thị Bộ Xây dựng (MDUDP) đóng vai trò Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU)
(i.) có các chức năng điều phối, đảm bảo chất lượng, theo dõi giám sát và đào tạo
cho Dự án, và (ii.) vận hành Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia (NUUP).
5- Cộng đồng địa phương. Tất cả các cộng đồng địa phương có liên quan
đều đã tham gia vào mọi giai đoạn của dự án này. Giai đoạn chuẩn bị, người dân
được tham vấn rộng rãi cho công tác chuẩn bị dự án.Giai đoạn này, người dân được
tham gia góp ý vào việc đề xuất và chọn các khu vực được nâng cấp theo các tiêu
chí do dự án xây dựng; tham gia thảo luận về phương án nâng cấp, quy mô nâng

18



×