Bài tiểu luận môn Quản trị Tài Chính
Mã chứng khoán: IJC
Công ty: Công ty CP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT
GVHD: TS. Ngô Quang Huân
Nhận xét phân tích báo cáo tài chính công ty
Phần 1. Phân tích tỷ lệ
1.
Phân tích đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Tỷ lệ lưu đồng
CR
Tỷ lệ lưu động
trung bình
ngành
Tỷ lệ thanh
toán nhanh QR
Tỷ lệ thanh
toán nhanh
trung bình
ngành
2010
728.95%
2011
361.73%
2012
268.55%
2013
240.53%
2014
228.17%
124%
115%
112%
110%
116%
125.58%
58.06%
37.34%
72.98%
47.45%
82%
67%
67%
65%
69%
Tỷ lệ lưu động (CR) của công ty giảm liên tục trong 5 năm bắt đầu từ năm 2010
đến năm 2014, mặc dù TSNH và NNH của công ty tăng trong 5 năm, tốc độ giảm
mạnh nhất trong năm 2011 và 2012 do NNH tăng giai đoạn này tăng nhanh hơn
TSNH, trong năm 2013 và 2014 tuy có giảm nhưng tốc độ chậm hơn do TSNH đã
tăng gần gấp đôi trong năm 2013 và tăng nhẹ trong năm 2014, cùng với đó là NNH
tăng chậm lại . Tuy nhiên, dù có giảm nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành, điều
này cho thấy công ty vãn nằm trong khả năng thanh toán tốt.
Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị tồn kho và
nợ ngắn hạn, cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn của IJC có bao nhiêu đồng TSNH
cao có thể thanh toán. Tỷ lệ này của công ty giảm từ năm 2010 với 125.58% xuống
còn 37.34% năm 2012, điều này cho thấy tồn kho cuả công ty tăng lên làm giảm tỷ
số này, năm 2013 tỷ số này có tăng lên nhưng không ổn định vì năm 2014 lại giảm.
Công ty chỉ có 2 năm 2010 và 2013 là cao hơn trung bình ngành, còn lại các năm
đều thấp hơn.
2. Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu
Hiệu quả sử
dụng Tổng
Tài Sản
(TAT)
Hiệu quả sử
dụng Tổng
Tài Sản
ngành
Vòng quay
Hàng Tồn
kho (IT)
Vòng quay
Hàng Tồn
Kho ngành
Kỳ thu tiền
bình quân
(ACP)
2010
8.60%
2011
29.69%
2012
13.19%
2013
10.75%
2014
14.10%
72%
64%
51%
51%
57%
4.80%
3.30%
10.54%
12.41%
14.76%
285%
231%
179%
179%
198%
389.20
339.89
669.21
1074.54
617.13
Vòng quay Tổng Tài Sản (TTS) đo lường nhu cầu vốn cần thiết phải đầu tư vào tài
sản để tạo ra 1 đồng doanh thu. Năm 2011 tuy giảm TSNH nhưng công ty lại gia
tăng TSDH nên TTS của công ty tăng lên và cũng trong năm nay doanh thu (DT)
của công ty tăng kéo theo tỷ số này tăng lên. Trong năm 2012, TS của công ty vẫn
tăng, tuy nhiên DT lại giảm xuống khiên tỷ số này giảm, và tiếp tục suy giảm trong
năm 2013. Năm 2014, tỷ số này có tăng lên do DT của công ty tăng bên cạnh TS
của công ty vẫn tăng. Tuy nhiên so với chỉ số của ngành thì khá thấp, điều này cho
thấy TS của công ty cao hơn hoặc có thể DT của công ty tạo ra không cao so với
những công ty khác.
Vòng quay hàng tồn kho (IT) của công ty thể hiện doanh nghiệp bán hàng trong
kho nhanh hay chậm. Chỉ số này của công ty là khá thấp trong năm 2010 (4.80%)
và 2011 (3.30%) tuy có tăng trong 3 năm 2012 (10.54%) đến 2014 (14.76%)
nhưng vẫn thấp so với trung bình ngành, cho thấy khả năng thanh lý hàng tồn kho
của DN là không cao.
Chỉ số kỳ thu tiền bình quân (ACP) của công ty thấp trong năm 2010 và 2011, tuy
nhiên đã tăng lên trong 3 năm tiếp theo, đặc biệt là năm 2013 (1074.54 ngày) mặc
dù là IT cũng tăng trong 3 năm này cho thấy khoản phải thu của công ty tăng cao,
đặc biệt là ở những khoản phải thu dài hạn.
3. Phân tích tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Doanh lợi
gộp bán
hàng và
dịch vụ
(GPM)
Doanh lợi
ròng
(NPM)
Sức sinh lợi
cơ bản
(BEP)
Tỷ suất lợi
nhuận trên
tổng tài sản
(ROA)
Tỷ suất lợi
nhuận trên
tổng tài sản
ngành
(ROA)
Tỷ suất lợi
nhuận trên
vốn chủ sở
hữu (ROE)
Tỷ suất lợi
nhuận trên
vốn chủ sở
2010
66,72%
2011
38.12%
2012
55.52%
2013
42.64%
2014
38.08%
60.53%
24.07%
30.28%
26.26%
22.25%
10.17%
9.66%
5.68%
3.75%
4.31%
5.20%
7.14%
3.99%
2.82%
3.14%
5%
2%
-1%
-1%
1%
7.17%
10.59%
6.41%
5.59%
7.88%
18%
8%
-2%
-4%
5%
hữu ngành
(ROE)
GPM của công ty cao trong năm 2010 do trong năm này doanh lợi ròng của công
ty thấp, trong khi đó các năm khác doanh lợi ròng của công ty đều cao, đặc biệt là
năm 2011. Tỷ số này của công ty tương đối ổn định.
NPM có sự dịch chuyển qua các năm khá giống GPM cũng tăng và giảm trong 5
năm, trong đó năm 2010 là có giá trị cao nhất (60.53%) còn lại các năm đều tương
đối ổn định.
BEP của công ty đạt cao nhất trong năm 2010 (10.17%) sau đó giảm dần trong 3
năm từ năm 2011 (9.66%), 2012 (5.68%), 2013 (3.75%) và chỉ hồi phục nhẹ vào
năm 2014 (4.31%) cho thấy EBIT của công ty đã ở mức thấp (tuy tăng trong năm
2011 nhưng do tổng tài sản cũng tăng đẩy tỷ lệ này giảm xuống), trong khi các TS
gia tăng và chỉ số IT tăng. Điều này phản ánh tình hình kinh tế không tốt ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
ROA của công ty tăng từ 5.20% (2010) đến 7.14% (2011) nhưng rồi sau đó giảm 3
năm liên tiếp, cho thấy 1 đồng tài sản của công ty đang tạo ra mức sinh lợi thấp.
Tuy nhiên chỉ số này so với trung bình ngành thì vẫn còn cao cho thấy nhiều doanh
nghiệp cùng ngành kinh doanh còn tồi tệ hơn so với doanh nghiệp
ROE của công ty cũng tương tự như ROA, tức cũng tăng từ 7.17% (2010) lên
10.59% (2011), nhưng rồi sau đó cũng giảm xuống trong 3 năm tiếp theo, cho thấy
1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cũng đang tao ra mức sinh lời thấp, điều này là
hợp lý khi tình hình kinh doanh BĐS giảm sút trong các nảm này do điều kiện kinh
tế vĩ mô không thuận lợi, tuy năm 2014 Chính phủ có đưa ra chương trình kích cầu
30.000 nghìn tỷ nhưng do thị trường vẫn bị tổn thương từ suy thoái kinh tế nên tình
hinh các công ty trong lĩnh vực BĐS chưa có nhiều tiến triển. Tuy chỉ số của công
ty không cao nhưng cũng là khá tốt so với trung binh ngành.
4. Phân tích tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ/
tổng tài sản
2010
27.44%
2011
32.55%
2012
37.72%
2013
49.51%
2014
60.19%
(D/A)
Tỷ lệ thanh
toán lãi vay
(ICR)
2.8528
16.1336
7.1768
7.3626
8.2514
Tỷ lệ D/A của công ty đã tăng đều trong 5 năm, điều này phản ánh đúng sự gia
tăng nợ phải trả và tổng tài sản của công ty, đặc biệt là những khoản nợ ngắn hạn.
Trong khoảng 2 năm 2013 và 2104 tỷ lệ này đã tăng đột biến từ 37.12% (2012) lên
49.51% (2013) và 60.19% (2014) phản ánh sự gia tăng tài sản khi công ty mở rộng
kinh doanh nhưng công ty cũng cần chú ý không nên để gia tăng tỷ lệ này hơn nữa
vì nó có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đặc biệt là những khoản nợ ngắn
hạn.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty cũng được cải thiện, đặc biệt là trong năm
2011 (16.1336) còn lại các năm khác đều tương đối ổn định. Điều này phản ánh
EBIT của công ty đã được cải thiện. Với hy vọng nền kinh tế sẽ tốt hơn lên trong
những năm tới thúc đẩy ngành BĐS đi lên sẽ làm tăng thêm tỷ lệ này.
5. Phân tích tỷ lệ đánh giá giá trị thị trường
Chỉ tiêu
Tỷ lệ P/E
Tỷ lệ P/B
2010
5
35%
2011
6
76.76%
2012
14
87.30%
2013
15
85.42%
2014
17
126.57%
Trong giai đoạn cuối năm 2010 và 2013 thị trường BĐS rất trầm lắng, các cổ phiếu
trong ngành đều giảm giá và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). IJC cũng không
phải ngoại lệ khi EPS của công ty đã giảm từ mức 3869 VNĐ của năm 2010 xuống
1380 VNĐ (2011), 676 VNĐ (2012), 589 VNĐ (2013) và tăng nhẹ lên 815 VNĐ
(2014). Giá cổ phiếu của công ty củng biến động theo chiều hướng giảm trong các
năm 2011 (18800đ) xuống còn 8400đ (2011), lên 9200đ (2012), xuống 9000đ
(2013), tăng nhẹ 13500đ (2014). Tỷ số P/E của công ty tuy tăng trong những năm
này nhưng chỉ là do sự giảm của giá lớn hơn sự giảm của EPS, chứ không hẳn là
do công ty đang thực sự hoạt động tốt.
Tỷ lệ P/B cũng vậy tăng do sự gia tăng số lượng cổ phiếu lưu hành từ 54.838.505
cổ phiếu lúc mới phát hành năm 2010 lên 274.194.525 cổ phiếu vào cuối năm
2014, chứ không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích cơ cấu
1. Phân tích cơ cấu Bảng Cân Đối Kế Toán
Chỉ tiêu
Tài sản NH
Tài sản DH
Tổng Tài
Sản
Nợ phải trả
Nợ NH
Nợ DH
Vốn CSH
Tổng
Nguồn Vốn
2010
72.04%
27.96%
100%
2011
65.71%
34.29%
100%
2012
64.65%
35.35%
100%
2013
71.31%
28.69%
100%
2014
74.66%
25.34%
100%
27.44%
9.88%
17.56%
73%
100%
32.55%
18.16%
14.38%
67%
100%
37.72%
24.07%
13.65%
62%
100%
49.51%
29.65%
19.87%
50%
100%
60.19%
32.72%
27.47%
40%
100%
Tài sản ngắn hạn (TSNH) của công ty từ tỷ lệ 72.04% (2010) giảm trong 2 năm
2011 (65.71%) và 2012 (64.65%) tuy tỷ lệ giảm không nhiều, trong khi cùng thời
kỳ thì tỷ lệ tài sản dài hạn (TSDH) trong tổng tài sản của công ty lại gia tăng, từ
27.96% (2010) lên 34.29% (2011) và 35.35% (2012). Điều này cho thấy trong
khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 công ty giảm đầu tư vào các TSNH
và tăng đầu tư và các TSDH, đây là thời điểm mà suy thoái kinh tê đang ở mức
đỉnh trên toàn cầu và nó cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Thị trường BĐS thời kỳ
này gần như chạm đáy, nên IJC đã có sự dịch chuyển trong đầu tư. Sang 2 năm
2013 và 2014 thì tình hình đã đổi chiều theo hướng ngược lại. Tỷ lệ TSNH trong
TTS đã tăng lên mức 71.31% (2013) và 74.66% (2014), trong khi TSDH thì có sự
dịch chuyển ngược chiều, tỷ lệ TSDH trong TTS xuống 28.69% (2013) và tiếp tục
giảm xuống còn 25.34% (2014). Điều này cho thấy thị trường BĐS đã có tín hiệu
tốt dần lên, công ty tăng đầu tư vào TSNH để tăng quá trình thu tiền và giảm dần
đầu tư vào TSDH.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn (TNV), ta thấy một sự dịch chuyển hoàn toàn khác
nhau của nợ phải trả (NPT) va vốn chủ sở hữu (VCSH). Trong khi tỷ lệ NPT tăng
lên qua từng năm từ 27.44% (2010) lên mức cao 60.19% (2014) thì tỷ lệ VCSH
giảm xuống từ 73% (2010) xuống còn 40% (2014). Điều này cho thấy công ty tài
trợ các dự án của mình trong giai đoạn này chủ yếu bằng vốn vay. Trong cơ cấu
vay nợ của công ty thì công ty gia tăng các khoản vay nợ ngắn hạn hơn so với nợ
dài hạn, nếu không quản lý tốt điều này thì nó có thể tạo gánh nặng trả nợ trong
ngắn hạn của công ty, đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS tuy có khởi sắc
nhưng chưa mạnh và sự cạnh tranh giữa các công ty đang gia tăng.
2. Phân tích báo cáo thu nhập
Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu thuần
Giá vốn
hàng bán
Lãi gộp
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Chi phí tài
chính
Trong đó:
Chi phí lãi
vay
Chi phí bán
hàng
Chi phí QL
doanh
nghiệp
LN thuần từ
hoạt động
KD
Thu nhập
khác
Chi phí
khác
Lợi nhuận
khác
2010
100%
2011
100%
2012
100%
2013
100%
2014
100%
33.28%
61.88%
44.48%
57.36%
61.92%
66.72%
38.12%
55.52%
42.64%
38.08%
64.26%
1.33%
1.36%
5.45%
0.23%
41.48%
2.05%
6.00%
7.55%
4.97%
41.48%
2.05%
6.00%
4.74%
3.71%
9.22%
5.62%
11.07%
6.92%
3.89%
3.48%
1.32%
2.99%
3.24%
2.23%
76.80%
30.47%
36.82%
30.38%
27.22%
0.09%
0.06%
0.50%
0.40%
0.23%
0.05%
0.01%
0.27%
0.60%
0.57%
0.04%
0.05%
0.22%
-0.20%
-0.33%
Tổng LN kế
toán trước
thuế
Thuế
TNDN hiện
hành
Thuế
TNDN
hoãn lại
Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
76.85%
30.51%
37.05%
30.18%
26.89%
16.90%
6.29%
6.77%
3.92%
4.64%
24.07%
30.28%
26.26%
22.25%
8.00%
60.53%
Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2014, các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh
nghiệp đều giảm mạnh. Tỷ lệ lãi gộp của công ty giảm từ 66.72% của năm 2010
xuống còn 38.12% (2011) giảm gần 50%, và đến năm 2014 còn 38.08%. Nguyên
nhân là do giá vốn hàng bán của công ty tăng lên.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh mặc dù chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức thấp. Chỉ số này đạt mức cao 76.80%
năm 2010 xuống 30.47% năm 2011, tuy tăng nhẹ lên 36.82% năm 2012 nhưng rồi
vẫn quay đầu giảm liên tiếp trong 2 năm 2013 (30.38%), 2014 (27.22%).
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng chung xu hướng giảm như vậy, Khi đạt
mức 76.85% năm 2010 xuống mức 30.51% (2011), tỷ lệ giảm đến 50%, chỉ số này
có tăng nhẹ lên 37.05% (2012) nhưng lại quay đầu giảm xuống trong 2 năm tiếp
theo với 30.18% (2013) và 26.89% (2014).
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doang nghiệp cũng vậy. Chỉ số này đạt mức cao năm
2010 với tỷ lệ 60.53%, thì năm 2011 chỉ còn 24.07%, tuy năm 2012 tăng lên
30.28% nhưng rồi cũng giảm xuống 26.26% (2013) và 22.25% (2014).
Các chỉ số lợi nhuận giảm mạnh là điều hợp lý trong giai đoạn 2011- 2014 khi mà
nền kinh tế tăng trưởng chậm, lam phát tăng cao, sức mua của người dân giảm
xuống. Người dân lúc này hạn chế chi tiêu, đặc biệt với BĐS, họ chỉ chi tiêu cho
những sản phẩm thiết yếu. Điều này làm thị trường BĐS chạm đáy đẩy lợi nhuận
của các doanh nghiệp trong ngành đi xuống.
Phần 3: Mô hình phân tích
Mô hình phân tích chỉ số Z
Chỉ tiêu
Tỷ số Tài
sản lưu
động/ Tổng
tài sản- X1
Tỷ số Lợi
nhuận giữ
lại/ Tổng tài
sản- X2
Tỷ số LN
trước lãi
vay và thuế/
Tổng tài
sản- X3
Tỷ số thị
trường cuả
vốn CSH/
Giá trị sổ
sách của
tổng nợ- X4
Tỷ số
Doanh thu/
Tổng tài
sản- X5
Z= 1.2X1 +
1.4X2
+3.3X3 +
0.64X4 +
0.999X
2010
0.7204
2011
0.6571
2012
0.6465
2013
0.7131
2014
0.7466
0.0364
0.0636
0.0375
0.0265
0.0289
0.1017
0.0966
0.0568
0.0375
0.0431
0.9216
1.5907
1.4413
0.8710
0.8372
0.0860
0.2969
0.1319
0.1075
0.1410
1.9269
2.5109
2.0700
1.6815
1.7554
Năm 2010, Z = 1.9269, doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản
Năm 2011, Z = 2.5109, doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản
Năm 2012, Z = 2.0700, doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản
Năm 2013, Z = 1.6815, doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá
sản cao
Năm 2014, Z = 1.7554, doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá
sản cao
Chỉ số này của công ty giảm dần từ mức 2.5109 năm 2011 xuống thấp nhất là
1.6815 năm 2013, sau đó có tăng nhẹ lên mức 1,7554 năm 2014 nhưng vẫn thấp.
Điều này phản ánh tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường
BĐS đi xuống, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Phần 4: Phân tích đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu
2010
Định phí 12,203,335,
(=
137
CPQLD
N)
Đòn cân
1.03
định phí
DOL
Đòn cân
1.54
tài chính
DFL
Đòn cân
1.5850
tổng
DTL
2011
17,373,946,
777
2012
18,295,772,
811
2013
19,953,760,
382
2014
23,056,053,
147
1.04
1.07
1.09
1.07
1.07
1.16
1.16
1.14
1.1092
1.2426
1.2647
1.2207
DOL là mức độ sử dụng chi phí cố định (thường là trong ngắn hạn) so với chi phí
biến đổi của doanh nghiệp hay nó mô tả hiệu ứng của một mức nợ hoạt động nhất
định của công ty, tạo ra một thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Đòn cân định
phí của công ty tăng liên tục trong 4 năm từ mức 1.03 (2010) lên 1.09 (2013) trước
khi giảm xuống 1.07 (2014). Điều này cho thấy công ty gia tăng sử dụng chi phí cố
định để thúc đẩy EBIT, tương ứng với việc định phí của công ty gia tăng liên tục
trong 5 năm, từ 12.203.335.137 VNĐ năm 2010 lên 23.056.053.147 VNĐ trong
năm 2014.
Đòn cân tài chính DFL thể hiện mức độ sử dụng nợ để tài trợ chi phí cố định của
công ty, hay việc doanh nghiệp quyết định tài trơ phần lớn tài sản của mình bằng
nợ vay. Ta thấy chỉ số này của công ty giảm từ mức 1.54 năm 2010 xuống 1.07
năm 2011 trước khi ổn đinh ở mức 1.14- 1.16 trong khoảng từ năm 2012- 2014.
Điều này cho thấy công ty giảm việc vay nợ để đầu tư vào tài sản, ta cũng thấy rõ
điều này trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh khi chi phí lãi vay của doanh
nghiệp giảm xuống trong cùng thời kỳ này.
Tuy chỉ số DOL tăng nhưng không bằng chỉ số DFL giảm, điều này khiến chỉ số
DTL giảm từ mức 1.5850 (2010) xuống 1.1092 (2011) trước khi duy trì ổn định ở
mức 1.22- 1.26.
Phần 5: Phân tích hòa vốn
Chỉ tiêu
Tổng định
phí =
CPQLDN
Tỷ lệ lợi
nhuận gộp:
(Doanh thu
GVHB)/Do
anh thu
Doanh thu
hòa vốn
2010
12,203,335,
137
2011
17,373,946,
777
2012
18,295,772,
811
66.72%
38.12%
55.52%
18,290,887, 45,577,781,
959.79
180.44
32,951,546,
741.08
2013
2014
19,953,760,3 23,056,053,
82
147
42.64%
38.08%
46,792,114,2 60,546,375,
84.42
879.16
Doanh số hòa vốn của công ty từ 18.290.887.959,79 VNĐ đã tăng lên mức
45.577.781.180,44 VNĐ, tuy có giảm trong năm 2012 nhưng mức tăng vẫn giữ
trong 2 năm 2013 và 2014 tương ứng ở mức 46.792.114.284,42 và
60.546.375.879,16 VNĐ. Điều này tương ứng với định phí của công ty tăng liên
tục trong thời kỳ này, thêm nữa tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm khi tình hính kinh doanh
BĐS khó khăn kéo điểm doanh thu hòa vốn tăng lên.