Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.93 KB, 12 trang )
Doanh nghiệp và Hành trình đi
tìm Cấu trúc vốn tối ưu
Cấu trúc vốn và thành phần của nó.
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp
giữa nợ (debt) và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà
doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Ở đây cần làm rõ một chút về khái niệm các thành phần trong cấu trúc
vốn. Vốn cổ phần (equity), bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và
lợi nhuận giữ lại, được tìm thấy dễ dàng ở khoản mục vốnchủ sở hữu trên
bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, khái niệm nợ (debt) có vẻ phức tạp hơn. Lý thuyết đầu
tư thường đồng nhất nợ (debt) với khoản mục phải trả dài hạn (liabities).
Tuy nhiên trong khoản mục phải trả (liabilities) lại cần phải phân biệt giữa
phải trả tài chính (financing liabilities) như phải trả người bán dài hạn, vay
và nợ dài hạn (bao gồm cả trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi) và phải trả
hoạt động (operating liabilities) như thuế thu nhập phải trả được hoãn lại, dự
phòng trợ cấp mất việc làm và các khoản dự phòng phải trả dài hạn khác,
quỹ lương hưu chưa đến thời hạn trả. Cả hai loại nợ phải trả này giống nhau
ở chỗ, trong tương lai chúng đều khiến doanh nghiệp phải xuất hiện một
dòng tiền ra. Nhưng điều khác biệt là với phải trả hoạt động (operating
liabilities), doanh nghiệp không hề tốn một đồng chi phí nào cho các khoản
vốn chiếm dụng hợp pháp này.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, song để cho vấn đề được đơn giản,
tôi đi theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, đồng nhất thành phần nợ
trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp với khoản mục vay và nợ dài hạn trên
bảng cân đối kế toán. Do vậy thước đo cấu trúc vốn đơn giản nhất là tỷ số
vay và nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn.
Tại sao câu chuyện về cấu trúc vốn lại đáng quan tâm đến như vậy?
Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn
nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không. Có thể là 100% vốn cổ