Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Đảng bộ công an tỉnh hưng yên lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG THÙY LINH

ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
CÔNG AN NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG THÙY LINH

ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
CÔNG AN NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành:
Mã số:

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
2. TS. Lê Thị Minh Hạnh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG
T/M tập thể hƣớng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
Hà Nội – 2019

PGS.TS. Ngô Đăng Tri


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa và TS. Lê Thị Minh Hạnh. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các số liệu, tư liệu, thông tin trích dẫn trong luận án này đều trung thực,
chính xác, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận án


Hoàng Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN

Tác giả bày tỏ lời cảm ơn đối với ngƣời hƣớng dẫn khoa học, các cơ
quan, ban ngành và một số cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên trong
quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận án.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về xây dựng lực lượng Công an ................. 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lực lượng Công an nhân dân Hưng Yên và sự
lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên về xây dựng lực lượng Công an
nhân dân ........................................................................................................................ 19
1.2. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết ........... 23
1.2.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 23
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 26
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN
TỈNH HƢNG YÊN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN
NHÂN DÂN (1997 – 2005) ........................................................................................ 28
2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên
........................................................................................................................................ 28
2.1.1. Những yếu tố tác động ....................................................................................... 28
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên .......................................... 41

2.2. Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng lực
lƣợng Công an nhân dân ........................................................................................... 45
2.2.1. Về giáo dục chính trị - tư tưởng ........................................................................ 45
2.2.2. Về tổ chức, cán bộ .............................................................................................. 49
2.2.3. Về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ và hậu cần - kỹ thuật....... 53
2.2.4. Về xây dựng Đảng và các đoàn thể................................................................... 55
2.2.5. Về bảo vệ chính trị nội bộ và đấu tranh phòng, chống tham nhũng ............... 61


Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 66
Chƣơng 3. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN
VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN (2005 2015) .............................................................................................................................. 69
3.1. Những căn cứ xác định và chủ trƣơng Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên .. 69
3.1.1. Những căn cứ xác định chủ trương................................................................... 69
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên .......................................... 69
3.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên ........... 86
3.2.1. Đẩy mạnh xây dựng về giáo dục chính trị - tư tưởng ...................................... 86
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng bộ máy và huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, chiến sĩ..................................................................................................................... 93
3.2.3. Thắt chặt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và phòng, chống tham nhũng, lãng
phí ................................................................................................................................ 102
3.2.4. Tăng cường xây dựng Đảng và các đoàn thể................................................. 108
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính và công tác hậu cần - kỹ thuật.................... 121
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 126
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................... 128
4.1. Nhận xét .............................................................................................................. 128
4.1.1. Về ưu điểm ........................................................................................................ 128
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 146
4.2. Kinh nghiệm ....................................................................................................... 159
4.2.1. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tăng cường bảo vệ chính

trị nội bộ ...................................................................................................................... 159
4.2.2. Coi trọng việc kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ; đồng thời, cải tiến công tác
lãnh đạo, chỉ huy......................................................................................................... 162
4.2.3. Triệt để trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ gắn với nâng cao uy tín
nghề nghiệp ................................................................................................................. 165
4.2.4. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng lực lượng ............................. 169


4.2.5. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng; đồng thời, xử lý nghiêm khắc đối cán bộ, chiến
sĩ vi phạm kỷ luật và pháp luật .................................................................................. 172
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 174
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................. 179
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................. 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 180
PHỤ LỤC................................................................................................................... 203


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ANQG

: An ninh quốc gia

2. ANTT

: An ninh trật tự

3. BCH


: Ban chấp hành

4. BTV

: Ban Thƣờng vụ

5. CAND

: Công an nhân dân

6. CBCS

: Cán bộ chiến sĩ

7. CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

8. TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

9. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng lực lƣợng CAND là một nội dung quan trọng, cơ bản và quyết

định nhất trong mọi công tác của lực lƣợng CAND Việt Nam. Để đảm bảo lực
lƣợng CAND trong sạch, vững mạnh theo hƣớng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bƣớc hiện đại, tất yếu Đảng cần lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi
mặt của công tác công an, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng lực
lƣợng CAND. Do đó, công tác lãnh đạo xây dựng lực lƣợng CAND là một trong
những hoạt động quan trọng và thƣờng xuyên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bƣớc sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang đến
cho Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên toàn cầu những thời cơ, thuận lợi và
những thách thức lớn cần phải đối mặt giải quyết. Đó là: tình trạng tội phạm phi
truyền thống, tội phạm quốc tế ngày càng gia tăng, đạo đức, lối sống của con ngƣời
có nhiều vấn đề đáng báo động đe dọa đến tình hình ANTT. Trong bối cảnh đó, do
một số CBCS trong lực lƣợng Công an thiếu tu dƣỡng, rèn luyện đã vi phạm điều lệ
Ngành, vi phạm pháp luật gây suy giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lƣợng;
thêm vào đó, sự kích động của những phần tử phản động, chống đối nhằm bôi xấu
hình ảnh CAND Việt Nam bằng những luận điệu xuyên tạc và đòi phi chính trị hóa
lực lƣợng vũ trang. Chính những thách thức trên đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu
hơn về sự lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng lực lƣợng CAND nhằm một
mặt hoàn thiện hệ thống lý luận về khoa học xây dựng lực lƣợng; mặt khác tổng kết
và rút ra những kinh nghiệm cần thiết để xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, giữ vững hình ảnh đẹp, xây dựng chữ
“tín”, chữ “nhân” về ngƣời CAND.
Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên đƣợc thành lập năm 1997 (sau khi tỉnh
Hƣng Yên đƣợc tái lập), đảm nhận vai trò lãnh đạo xây dựng lực lƣợng CAND tỉnh
Hƣng Yên. Trong quá trình xây dựng và trƣởng thành, Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng
Yên luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng lực lƣợng CAND. Đó là nhiệm vụ

1


then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp đảm bảo

ANTT trong giai đoạn cách mạng mới.
Trƣớc những khó khăn, thử thách về số lƣợng, chất lƣợng CBCS, đảng viên
trong bộ máy Công an tỉnh Hƣng Yên, cùng những thiếu thốn về cơ sở vật chất, hậu
cần, trang thiết bị công tác và chiến đấu khi mới thành lập (năm 1997), Đảng bộ
Công an tỉnh Hƣng Yên từng bƣớc lãnh đạo lực lƣợng vƣợt qua khó khăn, xây
dựng, kiện toàn bộ máy Công an tỉnh Hƣng Yên đáp ứng những yêu cầu ngày càng
cao của tình hình địa phƣơng và trong nƣớc, hoàn thành cơ bản mọi nhiệm vụ và
Đảng và nhân dân tỉnh Hƣng Yên giao phó. Trải qua gần 20 năm kế thừa và phát
triển (1997 – 2015), dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên, lực
lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên luôn là lực lƣợng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền
và nhân dân trong tỉnh; là lực lƣợng nòng cốt trong sự nghiệp đảm bảo ANTT, góp
phần vào những thành tựu to lớn của tỉnh Hƣng Yên. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đạt đƣợc, công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân của Đảng bộ
Công an tỉnh Hƣng Yên còn tồn tại hạn chế nhất định. Những hạn chế, tồn tại đó
suy cho đến cùng đều do con ngƣời (CBCS lực lƣợng Công an) tạo nên. Do đó,
nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên về công tác xây dựng
lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015, không chỉ mang tính giá
trị thực tiễn cao, có giá trị tham khảo cho xây dựng lực lƣợng Công an ở tỉnh Hƣng
Yên nói riêng hoặc của các địa phƣơng có điều kiện tƣơng đồng nói chung, mà còn
góp phần bổ sung vào quá trình tổng kết công tác xây dựng lực lƣợng CAND của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Ngành Công an. Bên cạnh đó, kết quả của luận án còn
có thể dùng để tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phƣơng
hoặc những vấn đề khác có liên quan.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Đảng bộ Công an
tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân từ năm
1997 đến năm 2015” làm chủ đề cho luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.

2



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo xây dựng lực
lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015; đánh giá những kết quả đạt đƣợc và
những tồn tại, từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm có ý nghĩa đối với công tác xây
dựng lực lƣợng CAND của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong những năm tiếp
theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh
Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015.
- Hệ thống hóa và phân tích chủ trƣơng của Đảng, Đảng ủy Công an Trung
ƣơng, Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên và Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên về xây dựng
lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015.
- Phân tích quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên chỉ đạo xây dựng lực
lƣợng Công an nhân dân (1997-2015).
- Đánh giá các ƣu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng
Yên lãnh đạo xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (1997-2015) và bƣớc đầu đúc
kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Công
an tỉnh Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1997 đến
năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Luận án tập trung làm rõ những chủ trƣơng và quá
trình chỉ đạo Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng Công an
của trên những lĩnh vực nhƣ: Giáo dục chính trị - tƣ tƣởng; xây dựng bộ máy, huấn
luyện, đào tạo, bồi dƣỡng CBCS; bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống tham


3


nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng Đảng và các đoàn thể; cải cách hành chính và
công tác hậu cần – kỹ thuật.
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Hƣng Yên.
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2015 (năm 1997, tỉnh Hƣng Yên đƣợc
tái lập sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dƣơng (1968 – 1997) và Đảng bộ
Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ IX vào năm 1997 và
năm 2015 Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ
XIII).
Thời gian nghiên cứu kéo dài 18 năm (1997 – 2015) đƣợc chia thành 02 giai
đoạn: 1997 – 2005; 2005 – 2015 với mốc phân chia hai giai đoạn là năm 2005 –
đây là năm Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XI.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng CAND.
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp
duy vật lịch sử và phƣơng pháp luận sử học.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc,
phân tích, so sánh, tổng hợp... đƣợc vận dụng để phù hợp với từng nội dung nghiên
cứu cụ thể của luận án.
5. Nguồn tƣ liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy
Công an Trung ƣơng, Bộ Công an về xây dựng lực lƣợng CAND.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên, Đảng bộ Công an tỉnh
Hƣng Yên Yên về xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015 đã
đƣợc xuất bản hoặc lƣu trữ tại các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng.
- Các bài báo, bài viết của nhà lãnh đạo, cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và Bộ

Công an về ngành Công an và công tác xây dựng lực lƣợng CAND.

4


6. Những đóng góp mới của luận án
- Các quan điểm, chủ trƣơng, quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Công
an tỉnh Hƣng Yên về công tác xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên từ năm
1997 đến năm 2015 đƣợc trình bày một cách hệ thống về quá trình tổ chức chỉ đạo
và kết quả thực hiện xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên của Đảng bộ
Công an tỉnh Hƣng Yên ở thời đoạn nghiên cứu nói trên đƣợc phục dựng góp phần
làm giàu thêm, phong phú thêm những tri thức về lịch sử Đảng bộ Công an tỉnh
Hƣng Yên nói riêng, lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên nói chung.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế
trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên đối với xây dựng lực
lƣợng Công an tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị; cung cấp luận cứ tham khảo trong
quá trình hoạch định chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện xây dựng lực lƣợng CAND
đối với Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn tiếp theo.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả
liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của
luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 8 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về xây dựng lực lượng Công an
nhân dân
Nghiên cứu về xây dựng lực lƣợng Công an, các nhà nghiên cứu trong nƣớc
thịnh hành hai xu hƣớng: một là, nghiên cứu những hoạt động của công tác xây
dựng lực lƣợng CAND trên các khía cạnh cụ thể (công tác giáo dục chính trị - tƣ
tƣởng, xây dựng đội ngũ trí thức, công tác tổ chức, xây dựng Đảng, …) và đƣa ra
giải pháp, bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng lực lƣợng; hai là, mô tả, phục
dựng bức tranh toàn cảnh quá trình xây dựng, phát triển và trƣởng thành của lực
lƣợng CAND trong tiến trình của lịch sử Việt Nam.
Trƣớc hết, các công trình nghiên cứu các hoạt động cụ thể của công tác xây
dựng lực lƣợng CAND phải kể đến tác phẩm “Bác Hồ với Công an nhân dân,
Công an nhân dân với Bác Hồ” [20]. Đây là một tƣ liệu quan trọng tập hợp gồm
nhiều bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và ngành Công an nhƣ Phạm
Hùng, Hà Huy Giáp, Phạm Tâm Long… Các bài viết đều kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về rèn luyện, tác phong đạo đức của CBCS lực lƣợng CAND, góp phần bổ
sung lý luận về xây dựng lực lƣợng CAND. Đây thực sự là một tƣ liệu quý giá giúp
cho những ngƣời nghiên cứu không chỉ thấy đƣợc những quan điểm Mác – xit về
xây dựng lực lƣợng chuyên chính của một nhà nƣớc mà còn đƣợc kế thừa văn
phong, lập luận chặt chẽ của Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh, trật tự [19] là công trình kỷ
niệm lần thứ 100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1990) do Cục Khoa
học và kỹ thuật (trƣớc đây là Viện khoa học Công an) sƣu tầm, hệ thống hóa và
xuất bản thành sách. Công trình trích tuyển những bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh về những vấn đề liên quan tới công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực

6


lƣợng CAND qua các thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1969. So với cuốn “Chủ tịch

Hồ Chí Minh với ngành Công an Việt Nam” và cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với
công tác bảo vệ an ninh, trật tự” do Viện Khoa học Công an xuất bản trƣớc đây,
công trình trên không chỉ dựa vào những tài liệu chính thức đã đƣợc in trong tác
phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập” của nhà xuất bản Sự thật mà còn sƣu tầm, khảo cứu
và bổ sung một số tài liệu mới. Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh, trật tự” đã khẳng định vai trò,
nhiệm vụ của ngành Công an nói chung và công tác xây dựng lực lƣợng CAND nói
riêng. Đặc biệt, trong nội dung xây dựng lực lƣợng CAND, công trình đƣa ra những
câu trích của Hồ Chí Minh nói về đạo đức, vai trò của đạo đức của ngƣời chiến sĩ
CAND; nhấn mạnh việc rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức cách mạng. Đây là một trong
những tƣ liệu quan trọng giúp các đơn vị, Công an các địa phƣơng nghiên cứu, học
tập và thực hiện những tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác, chiến
đấu và xây dựng lực lƣợng trong giai đoạn hiện nay.
Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24] là công trình tập hợp các bài tham luận
tại hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm Công an nhân dân học tập và thực hiện sáu điều
Bác Hồ dạy (11/3/1948 - 11/3/1998) và kỷ niệm lần thứ 108 ngày sinh của Hồ Chí
Minh. Mặc dù công trình có một số bài tham luận có tính chất tuyên truyền nhƣng
thông qua những sự kiện lịch sử cụ thể, những tấm gƣơng chiến sĩ CAND tiêu biểu
có tính thực tiễn cao, bài viết đã đƣa ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc về xây
dựng lực lƣợng CAND trong thời đại mới.
Những kinh nghiệm lớn của Đảng về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng [135] là trong những tƣ liệu không thể thiếu
đối với những ngƣời nghiên cứu về vấn đề xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng.
Nội dung cuốn sách đƣợc Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chia làm 3 vấn đền lớn: (1).
Đảng ta lãnh đạo công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và cuộc Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945 thành công; (2). Đảng ta lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến

7



lâu dài chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ; (3). Đảng ta lãnh đạo thành công xây
dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng của nhân dân. Mặc dù nội dung xây dựng lực
lƣợng vũ trang cách mạng đƣợc tác giả nghiên cứu nghiêng về quân đội những
những bài học về xây dựng lực lƣợng vũ trang của Đảng trong thời kỳ (1930 –
1954) đƣợc tác giả rút ra từ những sự kiện lịch sử cụ thể vẫn còn có giá trị tham
khảo và có ý nghĩa thực tiễn cho đến thời kỳ hiện nay.
Công an nhân dân học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
[91] là tuyển tập những câu chuyện, bài viết, những bức thƣ nói về tình cảm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh với CAND, đƣợc biên soạn gồm 3 phần: Phần thứ nhất là
Hồ Chí Minh với Công an nhân dân; Phần thứ hai là nghiên cứu, học tập và vận
dụng những lời dạy của Hồ Chí Minh với Công an nhân dân; Phần thứ ba là Hồ Chí
Minh với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Thông qua các nội dung trên, cuốn
sách đã đƣa ra các chuẩn mực, tƣ cách, phẩm chất đạo đức cần có ngƣời ngƣời
chiến sĩ CAND cần phải có và phải giữ gìn, rèn luyện và phấn đấu trong mọi hoàn
cảnh; đồng thời làm rõ giá trị giá trị và sự vận dụng “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”
trong mọi công tác của lực lƣợng Công an nói chung và công tác xây dựng lực
lƣợng CAND nói riêng.
Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới [36] đƣợc
xuất bản dựa trên cơ sở kết quả hội thảo “Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân
dân trong tình hình mới” và quán triệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7
(khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, lãnh đạo Bộ Công an giao cho Tổng cục Xây dựng lực
lƣợng Công an nhân dân biên soạn cuốn sách trên. Cuốn sách bao gồm các bài viết
của các lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các Vụ, Cục, Học viện, trƣờng Đại học
trong ngành Công an, các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài lực lƣợng Công an
nhân dân, trong đó đáng chú ý là các bài viết “Xây dựng đội ngũ trí thức Công an
nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của
Trần Đại Quang. Bài viết đã khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ trí


8


thức nói chung và đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong sự nghiệp cách mạng
của toàn dân; đồng thời ông cũng đƣa ra những hạn chế và lý giải nguyên nhân trên
cơ sở đó xây dựng những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân
dân đạt chất lƣợng cao. Hay bài viết “Xây dựng đội ngũ trí thức làm công tác
chống gián điệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS. TS Tô Lâm,
Bộ trƣởng Bộ Công an. Nhìn chung, bằng cách giải quyết vấn đề đi từ tổng
quát đến cụ thể, cuốn sách đã đề cập một cách có hệ thống, toàn diện những
vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Công an nhân dân và xây dựng
đội ngũ trí thức Công an nhân dân. Mặc dù cuốn sách đƣợc tập hợp các bài
viết của nhiều tác giả khác nhau nhƣng đã đảm bảo tính thống nhất về quan
điểm sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ trí thức và đẩy mạnh phong trào
học tập trong lực lƣợng CAND. Do vậy, đây là tài liệu cần thiết phục vụ
nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện các chƣơng trình, kế
hoạch nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức Công an nhân dân, hƣớng tới
xây dựng một lực lƣợng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại.
Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay [89] là cuốn kỷ yếu tập hợp các
bài viết trong Hội thảo Khoa học Quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Hồ Chí Minh
(19/5/1890 – 19/5/2010), trong đó có bài viết “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây
dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh trật tự” của Lê Hồng Anh có đề cập đến
vấn đề xây dựng lực lƣợng CAND. Bài viết đã khẳng định một số nội dung cơ bản:
An ninh cho nhân dân là mục tiêu cao cả của sự nghiệp đảm bảo ANTT; Nhân dân
là lực lƣợng vĩ đại nhất, không ai thắng đƣợc lực lƣợng đó; Công an phải dựa vào
sức mạnh rộng lớn của nhân dân để đảm bảo ANTT, Công an phải kính trọng,
phụng sự nhân dân; Công an phải không ngừng giáo dục tinh thần làm chủ và tinh
thần cảnh giác cho nhân dân, tổ chức và hƣớng dẫn nhân dân tự đảm bảo ANTT.
Đồng thời bài viết khẳng định để tiếp tục vận dụng có hiệu quả những di huấn của
Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng toàn dân đảm bảo ANTT, toàn thể lực lƣợng

Công an nhân dân phải làm tốt sáu nội dung công tác.

9


Công an nhân dân 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành [37] là một
công trình khá dầy dặn, khảo cứu một cách hệ thống diễn trình lịch sử Công an
nhân dân qua các giai đoạn xây dựng, phát triển. Cuốn sách đƣợc Cục công tác
Chính trị - Tổng cục Xây dựng lực lƣợng - Bộ Công an biên soạn nhằm chào mừng
lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2010)
và 5 năm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 – 19/8/2010).
Trên cơ sở cuốn sách “60 năm Công an nhân dân Việt Nam”, nhóm tác giả đã bổ
sung thêm những tƣ liệu mới trong giai đoạn 2005 – 2010.
Tổng kết lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000) [40] là
cuốn sách đƣợc viết dƣới dạng tổng kết lịch sử, chia làm 2 phần: phần thứ nhất khái
quát lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1945 đến năm 2000.
Phần này đƣợc chia thành các chƣơng tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của
cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu trong xây dựng lực lƣợng các giai đoạn
này là công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng và công tác cán bộ. Ngƣời viết đã
khẳng định xây dựng lực lƣợng về giáo dục chính trị - tƣ tƣởng có vai trò quan
trọng nhất bởi lẽ lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của dân tộc đã
chứng minh công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng đã giúp cho CBCS Công an nhận
thức rõ hơn tính chất gay go, quyết liệt của cuộc chiến tranh, nâng cao thêm ý chí
cách mạng, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ [40, tr. 81]. Phần thứ hai
tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng lực lƣợng CAND (1945-2000). Qua quá
trình tổng kết xây dựng lực lƣợng CAND trong cả nƣớc từ những giai đoạn lịch sử
cụ thể, cuốn sách đã đƣa ra 6 bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng lực lƣợng
CAND. Đây là công trình công trình tổng kết lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an
nhân dân nên những nội dung của công trình đều mang tính khái quát cao.
Đồng chí Trần Quốc Hoàn về công tác Công an [42] là một công trình khá

công phu trong việc tập hợp một cách có hệ thống những bài viết, bài nói của cố Bộ
trƣởng Trần Quốc Hoàn trong suốt 28 năm lãnh đạo ngành Công an nhân dân Việt
Nam. Cuốn sách đƣợc xuất bản nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của cố Bộ

10


trƣởng Trần Quốc Hoàn (23/01/1916 – 23/01/2011) đã trở thành tài liệu quan trọng
cho cán bộ, chiến sĩ CAND tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong sự nghiệp đảm
bảo ANTT trong tình hình mới. Cuốn sách đƣợc biên soạn gồm 16 vấn đề cơ bản
về công tác nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực đƣợc cố Bộ trƣởng trình bày tại các
Đại hội Đảng toàn quốc, các Hội nghị chuyên đề… mang tính lý luận và giá trị thực
tiễn cả trong giai đoạn hiện nay.
Thế hệ chiến sĩ Công an không cấp hàm [140] do ông Nguyễn Mạnh Hùng
kể, nhà báo Đinh Việt Dũng ghi. Thể hiện lịch sử một cách sinh động bằng thể ký –
tƣ liệu đã đem đến cho ngƣời đọc bức tranh chân thực về cuộc sống, công tác và
chiến đấu, đặc biệt về công tác xây dựng lực lƣợng CAND về các nội dung xây
dựng Đảng, giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, giáo dục – đào tạo của thế hệ CBCS
ngành Công an từ ngày thành lập đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 - 1954).
Văn hóa ứng xử trong Công an nhân dân [151] do PGS, TS. Hoàng Thị
Bích Ngọc chủ biên là một trong những cuốn sách chuyên khảo nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của CBCS Công an nói chung và lực lƣợng Công
an thƣờng xuyên tiếp xúc với dân nói riêng. Bằng những phƣơng pháp tổng hợp,
phân tích, khái quát hóa và phƣơng pháp lịch sử cụ thể, nhóm tác giả đã mang đến
cho ngƣời đọc cách nhìn đẩy đủ và hệ thống hơn về những vấn đề liên quan đến
văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp trong CAND nói riêng; đồng thời
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của ngƣời CBCS, góp phần
xây dựng hình ảnh đẹp của ngƣời chiến sĩ CAND trong lòng nhân dân.
Bài viết của Trần Đại Quang: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân

dân” [209], đã khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là một
chỉnh thể thống nhất, sâu sắc và toàn diện về yêu cầu, nhiệm vụ, đối tƣợng đấu
tranh, phƣơng châm hành động, biện pháp công tác, mục tiêu phấn đấu, cống hiến,
tu dƣỡng, rèn luyện, chuẩn mực đạo đức, lối sống của CBCS Công an vẫn còn
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Học tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ

11


dạy Công an nhân dân đã trở thành phong trào thi đua rộng lớn, liên tục trong Công
an nhân dân suốt 70 năm qua, luôn là nội dung trọng tâm công tác xây dựng Đảng,
công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng của lực lƣợng Công an nhân dân trong các
giai đoạn cách mạng trƣớc đây cũng nhƣ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Thực tiễn đã chỉ ra
rằng, ở đâu, khi nào, CBCS Công an quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc
những lời dạy của Hồ Chí Minh, thì ở đó, khi đó, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội đƣợc bảo đảm, cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân đƣợc giữ vững,
Công an đƣợc nhân dân tin yêu, cấp ủy, chính quyền tin cậy, các cấp, các ngành
đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ.
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân
hiện nay [45] là Công trình ra đời nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống
Công an nhân dân Việt Nam, là sự tập hợp các bài viết đƣợc tổ chức trong Hội thảo
khoa học “Công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong lực lƣợng Công an nhân dân
hiện nay”. Các bài viết trong Hội thảo đã tập trung làm rõ quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng, ngành Công an về công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, làm rõ thực
trạng công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong Công an nhân dân, trên cơ sở đó
đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tƣ
tƣởng trong lực lƣợng CAND. Tác giả của các bài viết trong hội thảo nói trên hoặc
là những nhà nghiên cứu đã từng làm trong ngành Công an, hoặc là những chuyên
gia nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng có uy tín; do đó, có những

ƣu thế trong khai thác tƣ liệu, trong nhận định, đánh giá công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng của ngành Công an với cái nhìn của ngƣời tham gia và chứng kiến. Bên
cạnh đó, tác giả các bài viết trong công trình trên cũng đi tiên phong trong việc đổi
mới những phƣơng pháp quan trọng trong giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong lực
lƣợng Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Mở đầu công trình là bài
viết “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới” của

12


Trần Đại Quang. Trên quan điểm lịch sử toàn diện, bài viết không những chỉ ra
đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng nói chung, với công
tác xây dựng lực lƣợng Công an nói riêng mà còn đƣa ra những kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong Công an nhân dân.
Nhìn chung, đây là một tƣ liệu quan trọng giúp độc giả có đƣợc cái nhìn bao quát
hơn về công tác giáo dục chính trị- tƣ tƣởng trong CAND
Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Công an nhân dân thời kỳ đổi
mới [46] có cách tiếp cận mới về vấn đề không cũ, đã cung cấp một số vấn đề
lý luận về tổ chức, tổ chức xây dựng Đảng – một trong những yếu tố quan
trọng trong công tác xây dựng lực lƣợng CAND. Ngoài ra, cuốn sách còn đƣa
ra một số tình huống và cách xử lý tình huống công tác xây dựng Đảng trong
CAND. Có thể nói, đây là một cuốn sách cần thiết cho mỗi CBCS CAND nói
chung và ngƣời nghiên cứu nói riêng.
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới [144] là công
trình đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và logic, đã làm sáng
tỏ hơn các nội dung xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bƣớc hiện đại theo yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Cuốn sách đƣợc
nhóm tác giả bắt đầu nghiên cứu từ việc tìm hiểu tình hình thế giới đƣơng đại và
những vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ xây dựng lực lƣợng CAND; chủ trƣơng, đƣờng

lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến thực trạng xây dựng lực
lƣợng CAND thời kỳ đổi mới và nội dung xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại trong thời kỳ mới; thông qua đó, nhóm tác
giả đề xuất một số giải pháp xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bƣớc hiện đại trong tình hình mới.
Với các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình trên tập trung vào các
nhóm vấn đề lớn sau: 1 – Chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về
xây dựng lực lƣợng CAND; 2 – Nội dung trọng tâm của công tác xây dựng lực

13


lƣợng; 3 – Giải pháp, kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
lực lƣợng CAND.
Các công trình thiên về mô tả quá trình xây dựng lực lƣợng CAND trong
tiến trình lịch sử Việt Nam là:
Lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II (1954-1975)
[39] là một trong số các công trình tổng kết lại quá trình xây dựng lực lƣợng CAND
theo tiến trình lịch sử. Công trình đã phục dựng lại chặng đƣờng vẻ vang của công
tác xây dựng lực lƣợng CAND trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.
Đây là thời kỳ lực lƣợng CAND không ngừng tăng cƣờng xây dựng về giáo dục
chính trị - tƣ tƣởng, tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ, trang bị vũ khí và phƣơng tiện kỹ
thuật. Nhờ đó, lực lƣợng CAND trƣởng thành, lớn mạnh hơn, góp phần cùng cả
nƣớc đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc. Tuy nhiên do ở mức sơ thảo nên cuốn sách
dừng lại khái quát các mặt xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nói chung.
An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954-1975 [22] là cuốn sách phục
dựng lại quá trình xây dựng, phát triển và hoạt động của lực lƣợng An ninh miền
Nam trong giai đoạn lịch sử cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nƣớc của dân
tộc. Trong cuốn sách, các nhà nghiên cứu đã khẳng định, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của Đảng với lực lƣợng An ninh nói riêng cũng nhƣ ngành Công an

nói chung là quan trọng và cần thiết. Chính nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, lực lƣợng
An ninh miền Nam đã dần đƣợc kiện toàn về tổ chức và hoàn thiện về mọi mặt. Do
vậy, việc các cấp Đảng bộ đều quan tâm xây dựng lực lƣợng An ninh về mặt tổ
chức [22, tr. 366] trong thời kỳ 1954 – 1975 đã giúp lực lƣợng An ninh miền Nam
nói riêng và An ninh nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trƣởng thành, góp
phần vào những chiến công to lớn của dân tộc. Mặc dù chỉ tập trung nghiên cứu
hoạt động của lực lƣợng An ninh miền Nam nhƣng bằng cách trình bày có hệ thống
cùng với những nhận định, đánh giá của ngƣời nghiên cứu, công trình đã cho ngƣời
đọc hiểu hơn về một phần tiến trình lịch sử cũng nhƣ một mảng trong công tác xây
dựng lực lƣợng CAND Việt Nam.

14


Lịch sử lực lượng An ninh nhân dân (1954-1965) [33] là công trình tập trung
nghiên cứu hoạt động của lực lƣợng CAND sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký
kết. Bằng phƣơng pháp lịch sử, công trình đã trình bày tiến trình lịch sử của lực
lƣợng An ninh nhân dân trong một thời đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nƣớc của dân tộc (1954 - 1965); đồng thời khắc họa chiến công và những
đóng góp của lực lƣợng An ninh trong chiến đấu, đánh bại chiến lƣợc “Chiến tranh
đặc biệt” của Mỹ. Trong khi trình bày quá trình xây dựng của lực lƣợng An ninh
nhân dân, công trình đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác xây dựng lực
lƣợng có vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (1954-1975) [28] đã dựa trên cơ sở
phân tích phông nền lịch sử của giai đoạn 1954 - 1975 và các quan điểm về đƣờng
lối chống Mỹ, cứu nƣớc, tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ cho lực lƣợng CAND trong
cuộc kháng chiến. Nhìn chung, cuốn sách đã tái hiện tƣơng đối đầy đủ về các nhiệm
vụ và chiến công của CAND đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm
khác, đảm bảo ANTT, phục vụ mục tiêu thống nhất Tổ quốc.
Đây là những công trình nghiên cứu một cách tƣơng đối đầy đủ và hệ thống

về tiến trình lịch sử xây dựng, phát triển và trƣởng thành của lực lƣợng CAND Việt
Nam. các công trình nêu trên bố cục nhất quán và bám sát phân kỳ lịch sử Việt
Nam theo một cách khá thông thƣờng, với nhiều giai đoạn khác nhau nhƣ là những
bậc thang trong sự phát triển đi lên của xã hội đã cho thấy lịch sử CAND là một bộ
phận của tiến trình lịch sử Việt Nam.
Ngoài một số các công trình nghiên cứu chung về xây dựng lực lƣợng Công
an, có một số công trình về lịch sử CAND đƣợc viết dƣới dạng biên niên nhƣ: Công
an nhân dân Việt Nam – Lịch sử biên niên 1945 – 1954 [21]; Công an nhân dân
Việt Nam – Lịch sử biên niên 1954 – 1975 [25]; Công an nhân dân Việt Nam – Lịch
sử biên niên 1975 – 1986 [26]; Công an nhân dân Việt Nam – Lịch sử biên niên
1986 – 1997 [27]. Mặc dù không phải những công trình nghiên cứu về xây dựng
lực lƣợng CAND nhƣng thông qua các sự kiện đƣợc mô tả, liệt kê quá trình hình

15


thành, xây dựng và trƣởng thành của CAND Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1997,
ngƣời đọc có thể nghiên cứu những chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, ngành Công
an thông qua các văn bản chỉ đạo đƣợc đƣa ra trong các công trình trên.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trong nƣớc, một số công trình
nghiên cứu trên thế giới về những lĩnh vực liên quan đến lực lƣợng An ninh,
Cảnh sát cúng rất đáng đƣợc quan tâm và có giá trị nghiên cứu cao. Dù chƣa
thực sự thu hút nhiều nhà nghiên cứu song tìm hiểu về lực lƣợng An ninh,
Cảnh sát của bất kỳ một nhà nƣớc nào vẫn luôn là mảng đề tài hấp dẫn mang
đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau về một cơ quan mà ngƣời ta hay gọi là
công cụ chuyên chính của một nhà nƣớc.
Một trong những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về lực lƣợng Công an
Việt Nam là chuyên luận “Fraternal Surport: The East German “stasi” and the
Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam war” [197] (Hỗ trợ anh em:
Cơ quan An ninh quốc gia CHDC Đức và lực lƣợng An ninh Việt Nam DCCH

trong chiến tranh Việt Nam) của tác giả Martin Grossheim (nguồn:
trong dự án lịch sử Chiến tranh lạnh quốc tế đƣợc xuất bản
bởi Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson ở Washington, D.C (Trung tâm này đƣợc
thành lập vào năm 1991 nhờ vào khoản tiền tài trợ từ nhà sáng lập John D và
Catherine T MacArthur). Chuyên luận đã cung cấp những thông tin mang tính giá
trị cao, giúp ngƣời đọc có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một vấn đề vốn bị đóng
kín nhiều năm - đó là hoạt động, vai trò của lực lƣợng An ninh của Việt Nam nói
riêng đối với sự thiết lập, kiện toàn bộ máy Nhà nƣớc trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài chuyên luận nói trên, còn có những công trình nghiên cứu về mô hình
của lực lƣợng Cảnh sát của các nƣớc trên thế giới, về sự cần thiết cải cách lực lƣợng
này để phù hợp với việc đảm nhận các nhiệm vụ ngày càng phức tạp. Tiêu biểu nhƣ
cuốn Police organisation in India [202] (Tổ chức Cảnh sát ở Ấn độ) của tác giả
Chenthilkumar Paramasivam do tổ chức Commonwealth human rights initiative Ấn
Độ ấn hành, (nguồn: www. humanrightsinitiative.org). Cuốn sách dài 60 trang,

16


trƣớc hết đã mô tả về cấu trúc và tổ chức của lực lƣợng Cảnh sát ở Ấn Độ; đƣa ra
13 quy tắc ứng xử và cách thức phát triển lực lƣợng Cảnh sát nhƣ tuyển dụng, đào
tạo và hiện đại hóa lực lƣợng Cảnh sát. Thông qua việc tìm hiểu những cách thức
của Cảnh sát Ấn Độ trong xây dựng quy tắc ứng xử, tuyển dụng, đào tạo và hiện đại
hóa lực lƣợng, công trình mang lại những giá trị tham khảo nhất định cho việc
nghiên cứu xây dựng lực lƣợng CAND Việt Nam từng bƣớc hiện đại, nhanh chóng
hội nhập với lực lƣợng Cảnh sát hoặc An ninh trên thế giới.
Báo cáo nghiên cứu Police reform in Latin America [200] (Cải cách Cảnh
sát ở Châu Mĩ La tinh) của hai tác giả Stephen Johnson và Lohanna Mendelson cho
rẳng cải cách trong lực lƣợng Cảnh sát là một việc cực kỳ phức tạp và không dễ
dàng có một công thức chung. Điều đáng nói công trình này là hai tác giả đã khá
dày công nghiên cứu, phân tích quá trình cải cách một cách toàn diện của Cảnh sát

ở khu vực Châu Mĩ La tinh. Gợi mở ấy của công trình này giúp các nhà nghiên cứu
có cái nhìn đa chiều hơn, rút ra những bài học có giá trị tham khảo nhất định cho
quá trình cải cách của Bộ Công an Việt Nam sau này.
Cuốn sách Federal Intervention in American Police Departments [199]
(07/4/2017) (Can thiệp của Liên Bang tại Cục Cảnh sát Mỹ) của tác giả Stephen
Rushin – Phó giáo sƣ Đại học luật Alabama Cuốn sách đã mô tả và đánh giá những
cách sử dụng các tranh chấp, cải cách cơ cấu của Bộ Tƣ Pháp Mỹ để chống lại hành
vi sai trái của Cảnh sát.
Sách chuyên khảo Identifying Challenges to Improve Investigation and
Prosecution of State and Local Human Trafficking Cases [194] (Xác định những
thử thách để cải thiện hiệu quả hoạt động điều tra và khởi tố trong các vụ án buôn
bán ngƣời) của hai tác giả Amy Farrell, Ph.D và Jack McDevitt, Ph.D ở Viện Tƣ
pháp quốc gia Hoa Kỳ. Cuốn sách mô tả những vụ án buôn bán, bắt cóc ngƣời ở
Hoa Kỳ, đồng thời đƣa ra những cách thức tiến hành điều tra, truy tố, đƣa ra các
giải pháp và khuyến nghị để nâng cao nghiệp vụ của lực lƣợng Cảnh sát Hoa Kỳ.

17


×