Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.52 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

VŨ THỊ NGỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CHIẾN
TRANH DU KÍCH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

VŨ THỊ NGỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CHIẾN
TRANH DU KÍCH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1954)

Chuyên ngành:Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÌNH

Hà Nội – 2015




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 5
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........................................................... 7
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................... 10
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 10
5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... Error!
Bookmark not defined.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............... Error! Bookmark not defined.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN...................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH
DU KÍCH TỪ NĂM 1946 – 1950 ................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về tỉnh Hƣng Yên và chủ trƣơng của Đảng bộ ....... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Khái quát về tỉnh Hưng Yên ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ ... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích từ tháng 09/1945
đến tháng 11/1946 ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Lãnh đạo xây dựng lực lƣợng, tiến hành chiến tranh du kích

chống địch càn quét, giữ gìn lực lƣợng (12/1946 đến 12/1950) ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lãnh đạo tiến hành chiến tranh du kích chống địch càn quét, giữ
gìn lực lượng (tháng 12/1946 – 12/1950) .. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH

DU KÍCH TỪ NĂM 1951 – 1954 ................. Error! Bookmark not defined.

3


2.1. Chủ trƣơng mới của Đảng và Đảng bộ ............ Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng và Đảng bộ .......... Error! Bookmark not
defined.
2.2. Lãnh đạo xây dựng lực lƣợng, đẩy mạnh chiến tranh du kích từ
năm 1951 – 1954 ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển các khu du kích và căn cứ
du kích (1951-1953) .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích góp phần đưa cuộc kháng chiếnđến
thắng lợi hoàn toàn (1953 – 1954) ............. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU Error!
Bookmark not defined.
3.1. Nhận xét ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Những ưu điểm và hạn chế .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đặc điểm cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn Hưng Yên ... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Vận dụng và phát triển sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. .. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự các hình thức đấu tranh
khác, trong đó lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu. .... Error! Bookmark not
defined.
3.2.3. Kiên trì bám dân, bám đất để xây dựng, phát triển lực lượng chính
trị, vũ trang và lãnh đạo kháng chiến ........ Error! Bookmark not defined.


4


3.2.4. Chú trọng xây dựng lực lượng dân quân, du kích trong quá trình
xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân Error! Bookmark
not defined.
3.2.5. Tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng lực
lượng vũ trang và lãnh đạo chiến tranh du kích ...... Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thiên anh
hùng ca bất hủ trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Âm hưởng của nó đã vượt qua không gian và trường tồn với thời gian.
Thắng lợi này còn là minh chứng hùng hồn cho truyền thống yêu nước quật
khởi, trí thông minh, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh
vì độc lập tự do của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống lại một trong những kẻ thù hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc
bấy giờ là thực dân Pháp, lại được sự giúp sức của đế quốc Mỹ, chiến tranh
du kích là một hình thức chiến tranh tối ưu giúp Việt Nam - một dân tộc nhỏ
bé đối phó có hiệu quả với những thế lực xâm lược hùng mạnh đó. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận định trong tác phẩm “Cách đánh du kích” năm 1944:
“Du kích là cách đánh úp hay đánh lén lúc kẻ thù không ngờ, không phòng.
5



Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Đế quốc có
khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng; quân du kích không có khí giới tốt, chưa
hình thành quân đội đàng hoàng; nhưng quân du kích được dân chúng ủng hộ,
thuộc địa hình, địa thế, khéo léo lợi dụng đêm tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế
hoạch, nên quân du kích vẫn có thể đánh được đế quốc…” [67, tr.469]. Chiến
tranh du kích góp phần tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân
tán lực lượng, phá thế kìm kẹp của địch, đánh đổ chính quyền địch ở cơ sở,
các kế hoạch và chiến lược chiến tranh của chúng, bảo vệ và rèn luyện quần
chúng cách mạng, có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh chính
quy và đấu tranh chính trị phát triển.
Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp kế thừa từ
truyền thống đánh giặc cứu nước nghìn xưa của cha ông ta, phát triển kinh
nghiệm hoạt động du kích trong những năm tiền khởi nghĩa của Cách mạng
tháng Tám. Nó được sự chỉ đạo của đường lối chiến tranh nhân dân, mang
tính chất toàn dân, toàn diện của Đảng và tuân theo quy luật phát triển của
chiến tranh toàn dân. Đảng ta đã tích cực học tập và vận dụng sáng tạo những
kinh nghiệm tiến hành chiến tranh du kích của Liên Xô, Trung Quốc và ngay
cả của nhân dân Pháp chống lại phát xít Đức vào thực tế cuộc chiến tranh du
kích của Việt Nam.
Chiến thuật chiến tranh du kích được Đảng ta sử dụng hiệu quả trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước nói
chung và địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Trên nền tảng chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ởHưng Yên phát
triển từ không đến có, từ nhỏ hẹp đến rộng lớn, phát triển cả ở nông thôn và
đô thị. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ở Hưng Yên đã xuất
hiện những hình thức đấu tranh sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị và các hình thức đấu tranh khác; đồng thời cũng sớm xuất hiện


6


thế trận lòng dân, bám đất kiên cường, vững chắc và cách đánh sâu, đánh
hiểm của các đội cảm tử quân, thanh niên xung phong... xuất quỷ nhập thần,
khiến cho quân thù phải khiếp vía kinh hoàng... Đó chính là những bài học
kinh nghiệm ban đầu hết sức quý báu đã được kế thừa, vận dụng và phát triển
lên trình độ cao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đối với chiến tranh du
kích ở Hưng Yên. Xuất phát từ lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 – 1954)” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Lịch sử quân sự dân tộc ta để lại một kho tàng kinh nghiệm vô giá,
những bài học sâu sắc cho muôn đời.Càng tự hào và trân trọng di sản quá
khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ
người Việt Nam của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, đất nước bước sang thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học
lịch sử, phát huy tinh thần anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn
cũng như truyền thống lãnh đạo, chiến đấu dũng cảm và sáng tạo của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi người Việt Nam chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [70, tr. 59]. Trong những năm tháng
kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật quân sự của ta đã phát triển
từng bước từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh và trở thành


7


một nền nghệ thuật quân sự tiên tiến của chiến tranh nhân dân.Đó là nghệ
thuật quân sự của chiến tranh yêu nước, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng
mạnh, trong đó tiến hành chiến tranh du kích là một nội dung quan trọng của
chiến tranh cách mạng.
Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh du kích
của các học giả trong nước. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu và tác
phẩm có liên quan đến vấn đề này như sau:
Thứ nhất: là những công trình tổng kết mang tính lý luận về cuộc chiến
tranh nhân dân nói chung và chiến tranh du kích nói riêng. Tiêu biểu như:
công trình “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài
học” do Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị biên soạn
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1996), “Vị trí chiến lược của
chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa
phương” của Võ Nguyên Giáp (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, xuất bản
năm 1972) và “Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp (19451954) của Vũ Văn Ba chủ biên (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, xuất bản
năm 1991). Những tác phẩm này chủ yếu đi vào tổng kết những vấn đề mang
tính chất lý luận về cuộc chiến tranh nhân dân nói chung và chiến tranh du
kích nói riêng mà chưa đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với
chiến tranh du kích.
Thứ hai: là những công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan tới
chiến tranh du kích như: tác phẩm “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở
đồng bằng Bắc Bộ (1946 – 1954)” của tác giả Vũ Quang Hiển (NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Tác phẩm này đề cập tới quá trình lãnh đạo xây
dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp,
nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các căn cứ du kích ở đồng bằng
Bắc Bộ, qua đó đưa ra nhận xét về thành công và hạn chế trong quá trình xây


8


dựng các căn cứ du kích, đặc điểm hình thành và phát triển của các căn cứ du
kích và vị trí chiến lược của các căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ và rút ra
một số bài học, kinh nghiệm.
Tác phẩm “Đặc trưng của chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng Liên
khu 3 trong kháng chiến chống Pháp” của Bộ Tổng Tham mưu do Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 1998. Đây là công trình nghiên cứu có
tính chất chuyên khảo về đặc trưng của chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc
Bộ dưới góc độ lịch sử, là tài liệu quý giúp tác giả luận văn có cách nhìn tổng
quát, so sánh, đối chiếu được khi thực hiện đề tài Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp.
Thứ ba: là những cuốn sách lịch sử và lịch sử Đảng bộ các địa phương ở
Hưng Yên như:
Tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1929 – 1954)” Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.Công trình “Lịch sử Đảng bộ quân sự
tỉnh Hưng Yên” (bản thảo lần thứ hai) do Đảng bộ Tỉnh Hưng Yên phối hợp
với Đảng ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh soạn thảo tháng 06/2013. Đây là những
tài liệu quan trọng cung cấp cho tác giả luận văn những thông tin hữu ích về
quá trình chuẩn bị lực lượng, những chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ Hưng
Yên về mọi mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa phương.
Các tác phẩm về lịch sử Đảng bộ huyện, xã trong tỉnh như: Lịch sử Đảng
bộ huyện Kim Động, Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lữ, Lịch sử Đảng bộ huyện
Văn Giang, Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hưng Yên, Lịch sử Đảng bộ huyện Mỹ
Hào…
Ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, các luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ, những công trình nghiên cứu về vấn đề chiến tranh nhân dân và chiến
tranh du kích.


9


Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị định hướng và tư liệu quý cho
tác giả luận văn triển khai nghiên cứu đề tài này. Song những cuốn sách đó
còn trình bày một cách tổng thể, khái quát, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc xây dựng
lực lượng, lãnh đạo tiến hành chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh, những hạn
chế trong lãnh đạo xây dựng lực lượng tiến hành chiến tranh du kích cũng như
sự phối hợp của Hưng Yên với các chiến trường khác, đặc điểm và một số
kinh nghiệm về lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng bộ Hưng Yên. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn mới mẻ, tư liệu tham khảo chủ yếu là
những tư liệu được lưu tại Phòng lưu trữ tư liệu Văn phòng Tỉnh ủy Hưng
Yên, Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên,
Thư viện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên và Thư viện tỉnh Hưng Yên
cùng một số tài liệu kể trên.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích
- Làm sáng tỏ những chủ trương, đường lối của Đảng bộ Hưng Yên
trong lãnh đạo chiến tranh du kích ở địa phương (1946 – 1954).
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc rút những bài học,
kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích ở Hưng Yên thời kỳ
này, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác quân
sự địa phương.
Nhiệm vụ
- Tập hợp những tư liệu lịch sử cơ bản có liên quan đến vấn đề Đảng bộ
lãnh đạo chiến tranh du kích ở Hưng Yên.
- Làm rõ các phong trào quần chúng trong việc thực hiện chủ trương của
Đảng bộ.


10


- Tái hiện quá trình Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo quân và dân trên địa
bàn tỉnh tiến hành cuộc chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, đường lối của Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo, chỉ đạo chiến
tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa phương.
- Những diễn biến chính của chiến tranh du kích ở Hưng Yên.
- Những thành công và hạn chế của Đảng bộ Hưng Yên trong lãnh đạo
chiến tranh du kích.
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu của đề tài: cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân Việt Nam diễn ra từ năm 1945. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài này
tác giả chỉ giới hạn bắt đầu từ tháng 12/1946, khi cuộc kháng chiến toàn quốc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Ba (chủ biên), Nguyễn Sơn Cao, Phan Tất Thắng (1991),
Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954),
Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khoái Châu (2004), Lịch sử Đảng bộ
huyện Khoái Châu, tập 1 (1928 – 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Khoái Châu xuất bản.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Động (2010), Lịch sử Đảng bộ
huyện Kim Động (1930 – 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11



4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Hào (2004), Lịch sử Đảng bộ
huyện Mỹ Hào (1930 – 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Hào xuất
bản.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên, tập 1 (1929 – 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1950), Báo cáo tình hình
mọi mặt trong tỉnh năm 1950, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
7. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (01/09/1951), Báo cáo tình
hình hoạt động ta – địch tháng 08/1951, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
8. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (18/01/1952), Báo cáo tình
hình 6 tháng cuối năm 1951, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
9. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1952), Báo cáo kết quả sự
hoạt động phối hợp với chiến dịch Hòa Bình và kế hoạch thực hiện chỉ thị của
Trung ương Liên khu Ủy về việc tranh thủ thời gian tích cực tiêu diệt sinh lực
địch (ngày 17/01/1952), Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
10. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (17/03/1953), Báo cáo tổng
kết thu đông 17/03/1953, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
11. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1954), Báo cáo về sự tiến
hành nhiệm vụ đông xuân 10/01/1954, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
12. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1960), Báo cáotổng kết du
kích chiến tranh từ tháng 01/1947 – 07/1954, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
13. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1953), Chỉ thị số 32 – CT/A
về nhận định tình hình nhanh để tiếp tục tích cực chống địch càn – quét ngày
28/09/1953, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
14. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1953), Chỉ thị v/v tích cực
chuẩn bị chống phá càn và sẵn sàng đón tình hình mới ngày 06/11/1953, Lưu
Văn phòng Tỉnh ủy.

12



15. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1969), Mấy kinh nghiệm
lớn về chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang vào đấu tranh vũ trang của Đảng
bộ và nhân dân Hưng Yên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Lưu Văn
phòng Tỉnh ủy.
16. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1949), Nghị quyết Hội nghị
bí thư chi bộ toàn tỉnh năm 1949, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
17. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1949), Nghị quyết về kế
hoạch thu đông của Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 13/10/1949, Lưu Văn
phòng Tỉnh ủy.
18. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1952), Nghị quyết số
63/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên ngày 26, 27/02/2952, Lưu
Văn phòng Tỉnh ủy.
19. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1952), Nghị quyết Hội nghị
mở rộng họp từ ngày 13 đến ngày 30/06/1952, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
20. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1953), TríchNghị quyết
Tỉnh ủy mở rộng để thi hành Nghị quyết Hè của Khu ủy từ ngày 23/05/1953
đến 03/06/1953, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
21. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1953), TríchNghị quyết Hội
nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 25/05/1953 đến 03/06/1953, Lưu Văn phòng Tỉnh
ủy.
22. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1953), TríchNghị quyết số
18/NQ Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 05/07/1953 đến 31/07/1953, Lưu Văn
phòng Tỉnh ủy.
23. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (22/10/1953), Nghị quyết
Tỉnh ủy Hưng Yên số 24/NQ ngày 22/10/1953, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.

13



24. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hưng Yên (1954), TríchNghị quyết Hội
nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 17/03/1954,“Thảo luận nhiệm vụ hoạt động mạnh
ở các huyện miền Bắc”, Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
25. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000),
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996),
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Ban Huấn luyện Liên khu 3 (1950), Vấn đề chiến tranh nhân dân ở
Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
28. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1983) Lịch sử Đảng cộng
sản Việt Nam, Sơ thảo, Tập1 (1920 - 1954), Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (2005), Bác Hồ với Hưng Yên,
Hưng Yên với Bác Hồ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng (1988), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Pháp trên địa bàn Hải Hưng (1945-1954), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Hải Hưng xuất bản.
31. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên (2003), Chuyện kể về phong trào
nữ du kích Hoàng Ngân,Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
32. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994) Lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 1, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.
33. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 2, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.

14



34. Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử
quân đội nhân dân Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
35. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2012), Sửa lại
cho đúng bàn thêm cho rõ (tuyển chọn từ tạp chí Lịch sử quân sự),Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
36. Bộ Tổng Tham mưu (1998), Chiến tranh du kích chiến tranh nhân
dân địa phương trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 – 1975), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
37. Bộ Tổng tham mưu (1998), Đặc trưng của chiến tranh du kích vùng
đồng bằng Liên khu 3 trong kháng chiến chống Pháp, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội
38. Bộ Tổng tham mưu (2000), Tổng kết cách đánh của lực lượng dân
quân du kích - tự vệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ (1945 – 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
39. Trường Chinh (1993), Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt
Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
40. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
41. Văn Tiến Dũng (1968), Những vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt
Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
42. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên – Đảng ủy Quân sự tỉnh (tháng 06/2013),
Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Hưng Yên, (bản thảo lần thứ hai), Lưu tại Thư
viện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên.
43. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên – Đảng ủy Quân sự tỉnh (2012), Lực lượng
vũ trang Hưng Yên 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lưu tại Thư
viện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên.

15



44. Đảng ủy – Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên (2002), Hưng Yên Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (19451975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Tiên,
Tập 1 (1928 – 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phù Tiên xuất bản.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hưng Yên
(1930 – 1954),Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Hưng Yên xuất bản.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lữ,
Tập 1 (1928 – 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lữ xuất bản.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Văn
Giang, Tập 1 (1930 – 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Giang xuất
bản.
49. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện quân sự của Đảng 1945 1950, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện quân sự của Đảng 1951 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 8, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 9, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 10,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 11,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 12,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16


56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 13,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,tập 15,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Võ Nguyên Giáp (1970) Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng
ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
60. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Quang
Đạo (1969), Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
61. Võ Nguyên Giáp (1972), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân
ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
62. Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở
đồng bằng Bắc bộ (1946 – 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Vũ Quang Hiển (2001), Một số căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ
trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
64. Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử chống Pháp khu tả
ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu tả ngạn sông
Hồng 1945 – 1955, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65. Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng, Ban Liên lạc tỉnh đội
Hải Dương – Hưng Yên tại Hải Phòng (1998), Đường 5 anh dũng quật khởi –
Hồi ký của các nhân chứng lịch sử (tập 1), Nxb Hải Phòng.
66. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 1,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

17


67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập,tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

68. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập,tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
69. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập,tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
70. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập,tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
71. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
72. Hồ Chí Minh (1975), Về vấn đề quân sự, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
73. Phát triển chiến tranh du kích chuyển mạnh sang tổng phản công,
Cục Tuyên huấn xuất bản, 1951.
74. Quân khu 3 (1990), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
75. Quân khu 3 (1996), Nữ du kích Hoàng Ngân, Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội.
76. Quân khu 3 (1995), Trung đoàn 42 trung dũng, Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội.
77. Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 1
(1945-1950),( 1986),Nxb Sự Thật, Hà Nội.
78. Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1986),
tập 2 (1951-1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
79. Vụ Biên soạn Ban Tuyên huấn Trung ương (1978), Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam – trích Văn kiện Đảng, tập 2, Nxb Sách giáo khoa Mác –
Lênin.

18


19




×