Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181 KB, 13 trang )

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH GIA LAI

Phạm Thế Cương và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai

TÓM TẮT
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với hồi cứu hồ sơ, bệnh án tất cả các bệnh nhân đang điều
trị ARV. Qua nghiên cứu cho thấy có 92,5% bệnh nhân ở độ tuổi 20-49 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân HIV cư trú ở
nông thôn 55,1%. Tỷ lệ bệnh nhân HIV là người kinh 90,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có thu nhập bình quân hàng
tháng dưới mức lương tối thiểu chung là 29,6 % và không có việc làm là 20,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có giai đoạn
lâm sàng I, II trước khi điều trị ARV là 70,19%. Số tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 169 TB/mm3 và
trung vị là 158 TB/mm3. Có sự liên quan về giới về số lượng tế bào CD4 trước khi điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân
mắc các nhiễm trùng cơ hội là 49,53 %. Tỷ lệ vợ/chồng hoặc bạn tình của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm
HIV dương tính là 64,3% và có sự liên quan về giới. Tỷ lệ bệnh nhân tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho gia
đình 63,6 %. Tỷ lệ bệnh nhân bị gia đình không chấp nhận hoặc ruồng bỏ, xa lánh 21,8 %. Tỷ lệ bệnh nhân
hài lòng về sức khỏe của mình 71,2%. Tỷ lệ bệnh nhân HIV có nguyện vọng khám, chữa bệnh và cung cấp
thuốc ARV tại tuyến huyện 53,6%. Việc tăng cường quản lý và tư vấn tiếp tục sau xét nghiệm cho người
nhiễm HIV/AIDS cũng như tính sẵn có và dễ tiếp cận của các dịch vụ chăm sóc, điều trị sẽ đáp ứng nhu cầu
và nguyện vọng của người nhiễm HIV/AIDS.
Từ khóa: điều trị ARV, CD4.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1993, sau 20 năm, tính đến cuối
tháng 9/2013, tỉnh Gia Lai đã phát hiện được 765 trường hợp nhiễm HIV, 285 trường hợp
chuyển sang AIDS và 163 trường hợp tử vong do AIDS. Những năm gần đây, mỗi năm số
người nhiễm mới được phát hiện trung bình khoảng 60 người, số lượng bệnh nhân
HIV/AIDS có nhu cầu điều trị ngày càng tăng. Việc sớm tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng
vi rút ARV sẽ giúp bệnh nhân HIV tăng khả năng hồi phục hệ thống miễn dịch, giảm nguy
cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tử vong, cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Bên cạnh đó, điều trị ARV kịp thời cho người nhiễm HIV có tác dụng dự phòng


HIV mạnh mẽ, có thể giảm khả năng truyền HIV từ người nhiễm sang bạn tình tới 96%;

1


giảm khả năng lây nhiễm giữa những người nghiện… và làm giảm khả năng lây lan HIV ra
cộng đồng. Hiện tại, tỉnh Gia Lai có khoảng 20% người nhiễm HIV còn sống được tiếp cận
điều trị ARV. Tìm hiểu một số đặc điểm người nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú để sớm
tìm ra các nguyên nhân và giải pháp can thiệp cho người nhiễm HIV có cơ hội tiếp cận điều
trị sớm và nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch từ các nhóm đối tượng có nguy cơ cao
vào cộng đồng, với mong muốn làm giảm các tác động của đại dịch HIV/AIDS, nâng cao
chất lượng tư vấn, chăm sóc, điều trị và quản lý quy trình điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia
Lai” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang điều trị ngọai trú tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Gia Lai.
2. Tìm hiểu sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ của gia đình, cảm nhận về sức khỏe hiện tại
và xác định nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS về địa điểm khám, điều trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Là những người nhiễm đã được xét
nghiệm khẳng định HIV dương tính đang theo dõi, quản lý và điều trị trên 6 tháng tại cơ sở
điều trị bằng thuốc kháng HIV, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, tự nguyện và hợp tác tham
gia nghiên cứu, có mặt tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu, đã được thông báo và tư vấn
trước khi tiến hành điều tra.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Không chọn đối tượng không hợp tác để trả lời phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở điều trị bằng thuốc

kháng HIV, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ, bệnh án.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu

2


Tất cả bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Thực tế phỏng
vấn được 56 bệnh nhân và hồi cứu 107 hồ sơ bệnh án.
2.3.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
* Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo phiếu in sẵn.
- Hồi cứu hồ sơ bệnh án, sổ sách, báo cáo về HIV/AIDS.
* Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu in sẵn
- Hồ sơ, sổ sách, báo cáo về HIV/AIDS
2.3.4. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài chỉ nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS, ngoài ra không
nhằm bất cứ mục tiêu nào khác ảnh hưởng đến sức khoẻ đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài được tiến hành với sự đồng ý thống nhất của Lãnh đạo Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS và Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
- Đề tài được tiến hành khi các đối tượng nghiên cứu đã được thông báo đầy đủ về
mục đích của nghiên cứu, đối tượng hoàn toàn tự nguyện và hợp tác tham gia nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật tuyệt đối.
2.3.5. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm thống kê y học EPI INFO 2002.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang điều trị tại cơ sở điều trị bằng thuốc

kháng HIV, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân HIV/AIDS theo nhóm tuổi, dân tộc và nơi cư trú
Giới

Nam

Nữ

Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

0

0,0

2

4,7


2

1.87

Đặc điểm
Nhóm tuổi
15-19

3


20-29

9

14,1

14

32,6

23

21.50

30-39

34


53,1

17

39,5

51

47.66

40-49

18

28,1

7

16,3

25

23.36

>50

3

4,7


3

7,0

6

5.61

Nông thôn

37

57,8

22

51,2

59

55,1

Thành thị

27

42,2

21


48,8

48

44,9

Kinh

59

92,2

38

88,4

97

90,7

Thiểu số

5

7,8

5

11,6


10

9,3

64

100

43

100

107

100

Nơi cư trú

Dân tộc

Cộng

- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS nhóm tuổi từ 30 - 39 là cao nhất với 47,66%, tiếp đến
là nhóm 40 - 49 tuổi với 23,36%, nhóm 20 - 29 tuổi với 21,5%; đặc biệt có 1,87% bệnh
nhân HIV/AIDS ở độ tuổi từ 15 - 19 và 5,61% bệnh nhân HIV/AIDS trên 50 tuổi.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS là nam 59,81% cao hơn nữ 40,19%.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV cư trú ở nông thôn 55,1% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân HIV cư
trú ở thành thị 44,9%.
- Bệnh nhân HIV chủ yếu là người Kinh 90,7%.
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân HIV/AIDS theo tình trạng hôn nhân

Giới

Nam
Số lượng

Hôn nhân

Nữ
Tỷ lệ

Số lượng

Tổng số
Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %

%

Chưa lập gia đình

3

8,3

1

6,25

4


7,7

Có gia đình/sống

30

83,3

11

68,75

41

78,8

3

8,3

4

25

7

13,5

36


100

16

100

52

100

chung
Ly dị/Ly thân/Góa
bụa
Cộng

4


Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS đã lập gia đình là 92,3%; trong đó tỷ lệ ly dị/ly thân/góa
bụa là 13,5 %, 7,7% chưa lập gia đình.
3.1.2. Đặc điểm về việc làm và thu nhập của bệnh nhân HIV/AIDS
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân HIV/AIDS theo tình trạng việc làm, thu nhập,
nghề nghiệp theo giới tính
Giới

Nam
Số lượng

Tình trạng


Nữ
Tỷ lệ

Số lượng

Tổng số
Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %

%

Thu nhập trung
bình hàng tháng
< 1 triệu đồng

12

33,3

4

22,2

16

29,6

1-2 triệu đồng


6

16,7

8

44,4

14

25,9

2-3 triệu đồng

12

33,3

4

22,2

16

29,6

Trên 3 triệu đồng

6


16,7

2

11,1

8

14,8

Không có việc làm

6

17,6

6

26,3

11

20,4

Có việc làm

28

82,4


14

73,7

43

79,6

Chủ/bán hàng

4

11,8

4

20,0

8

14,8

Lao động phổ thông

22

64,7

11


55,0

33

61,1

Khác

8

23,5

5

25

13

24,1

Việc làm

Nghề nghiệp hiện
tại

- Tỷ lệ bệnh nhân HIV có thu nhập bình quân hàng tháng dưới mức lương tối thiểu
chung là 29,6 % và tỷ lệ bệnh nhân HIV không có việc làm là 20,4%.
- Có 14,8% bệnh nhân HIV là người làm chủ hoặc kinh doanh bán hàng.
3.1.3. Đặc điểm về dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS


5


Bảng 4. Phân bố bệnh nhân HIV/AIDS theo giới và nguy cơ lây nhiễm
Giới

Nam
Số lượng

NCLN

Nữ

Tỷ lệ %

Số lượng

Tổng số
Tỷ lệ
%

Số lượng

Tỷ lệ
%

TCMT

28


43,8

0

0,0

28

26,2

QHTD

11

17,2

37

86,0

48

44,9

Khác, không rõ

25

39,1


6

14,0

31

29,0

Cộng

64

100

43

100

107

100

Nguy cơ lây nhiễm HIV qua TCMT ở nam chiếm tỷ lệ 43,8 %; và nữ là 0%. Nguy cơ lây
nhiễm HIV qua QHTD ở nam chiếm tỷ lệ 17,2 % và nữ 86 %.
Bảng 5. Đặc điểm về giai đoạn lâm sàng, số lượng tế bào TCD4 trước điều trị và đồng
nhiễm HBV, mắc các nhiễm trùng cơ hội theo giới được ghi nhận trong HSBA
Giới

Đặc điểm


Nam

Nữ

Tổng số

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%


Giai đoạn lâm sàng
trước điều trị
I, II

41

64,06

32

74,42

73

70,19

III, IV

23

35,94

11

25,58

31

29,81


X2, P

X2= 0,84

CD4 trước điều trị
<200 TB/mm

3

41

66,13

15

35,71

56

53,85

>200 TB/mm

3

21

33,87


27

64,29

48

46,15

Đồng nhiễm HBV

p >0,05

X2= 9,320;
p <0,01
X2= 0,09



4

8,16

3

8,82

7

8,43


Không

45

91,84

31

91,18

76

91,57

Đã có nhiễm trùng
cơ hội


30

46,88

23

53,49

53

49,53


X2= 0,045

Không

34

53,13

20

46,51

54

50,47

p >0,05

Cộng

64

100

43

100

107


100

p >0,05

6


- Tỷ lệ bệnh nhân có giai đoạn lâm sàng I, II trước khi điều trị ARV là 70,19%.
- Số tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 169 TB/mm3 và trung vị là 158
TB/mm3.
- Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm tế bào CD4 ở mức suy giảm miễn dịch nặng
(<200) trước điều trị ARV là 53,85%. Tỷ lệ này ở bệnh nhân nam cao hơn nữ và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê.
- Chỉ có 8,7% bệnh nhân đồng nhiễm với HBV.
- Có 49,53 % bệnh nhân đã từng mắc các nhiễm trùng cơ hội.
3.1.4. Đặc điểm về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của bệnh nhân HIV/AIDS
Bảng 6. Tình hình xét nghiệm HIV của vợ/chồng/người yêu
Giới

Bạn tình
Xét nghiệm HIV

Nam

Nữ

Tổng số

P


Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

12

40

15


78,9

27

55,1
X2=5,65

Dương tính
Xét nghiệm HIV

18

60

4

21,1

22

44,9

30

100

19

100


49

100

p<0,05

âm tính, chưa xét
nghiệm
Cộng

Tỷ lệ vợ/chồng hoặc bạn tình của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HIV dương tính
cao 64,3% và khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ.
Bảng 7. Quan hệ tình dục trong 6 tháng qua
Giới

Bạn tình

Nam

Nữ

Tổng số

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ


Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

X2, P

31

88,6

15

75,0

46

83,6


X2=,086

Không

4

11,4

5

25,0

9

16,4

p>0,05

Cộng

35

100,0

20

100,0

55


100,0



7


Tỷ lệ bệnh nhân có QHTD trong 6 tháng qua ở nam là 88,6%, nữ 75%, tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 6 tháng qua
Giới

Nam

Nữ

Tổng số
X2, P

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

Sử dụng BCS

lượng

%

lượng

%

lượng

%

Thường xuyên

27

87,1

11

68,8

38

80,9


X2=1,26

4

12,9

5

31,2

6

19,1

p>0,05

31

100

16

100

47

100

Không hoặc không
thường xuyên

Cộng

Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng BCS khi QHTD trong 6 tháng qua ở nam 87,1%, nữ
68,8%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 9. Tỷ lệ dùng BCS trong QHTD lần gần đây nhất
Giới

Sử dụng BCS


Nam

Nữ

Tổng số

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng


%

lượng

%

lượng

%

30

93,8

13

81,3

43

X2, p

89,6
X2= 0,01

Không

2

6,3


3

18,8

5

10,4
p>0,05

Cộng

32

100,0

16

100,0

48

100,0

Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng BCS khi QHTD lần gần đây nhất ở nam 93,8%, nữ 81,3%,
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.2. Sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ của gia đình, cảm nhận về sức khỏe hiện tại và xác
định nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS về địa điểm khám, điều trị

8



Bảng 10. Bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với gia đình và thái độ của gia đình đối với
bệnh nhân HIV
Giới

Tình hình

Nam

Nữ

Tổng số

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%


lượng

%

lượng

%

X2, p

Bộc lộ tình trạng
nhiễm HIV


22

62,9

13

65

35

63,6

X2=0,03

Không


13

37,1

7

35

20

36,4

p>0,05

Cộng

35

100

20

100

55

100

29


82,9

14

70

43

78,2

Thái độ của GĐ
Chấp nhận và chăm
sóc hỗ trợ
Không chấp nhận
hoặc ruồng bỏ, xa
lánh
Cộng

X2=1,23
6

17,1

6

30

12

21,8


35

100

20

100

55

100

p>0,05

- Chỉ có 63,6 % bệnh nhân HIV tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho gia đình.
- Có 78,2% bệnh nhân HIV được gia đình chấp nhận, chăm sóc hỗ trợ và 21,8 %
bệnh nhân HIV bị gia đình không chấp nhận hoặc ruồng bỏ, xa lánh khi biết người thân bị
nhiễm HIV. Sự khác biệt về giới không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 11. Sự hài lòng về sức khỏe của bệnh nhân HIV
Giới

Nam
Số lượng

Nữ

Tỷ lệ %

Số lượng


Tổng số
Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Tình trạng
Không hài lòng

15

46,9

0

0

15

28,8

Bình thường

2

6,3

0


0

2

3,8

Hài lòng

2

6,3

0

0

2

3,8

Rất hài lòng

13

40,6

20

100


33

63,5

Cộng

32

100

20

100

52

100

9


Có 63,5 % bệnh nhân HIV rất hài lòng về sức khỏe của mình, 46,9% bệnh nhân
nam không hài lòng với sức khỏe của bản thân. Không có một bệnh nhân nữ nào không hài
lòng với sức khỏe của mình.
Bảng 12. Nguyện vọng về nơi khám, chữa bệnh và cung cấp thuốc ARV
của bệnh nhân HIV
Giới

Nam

Số lượng

Nữ

Tỷ lệ %

Số lượng

Tổng số
Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Nơi điều trị
Tuyến xã

5

13,9

3

15,0

8

14,3


20

55,6

10

50,0

30

53,6

Bệnh viện tỉnh

8

22,2

5

25,0

13

23,2

Trung tâm PC

3


8,3

2

10,0

5

8,9

36

100

20

100

56

100

Tuyến huyện

HIV/AIDS
Cộng

- Có 53,6 % bệnh nhân HIV có nguyện vọng khám, chữa bệnh và cung cấp thuốc
ARV tại tuyến huyện, 14,3 % tại tuyến xã, 8,9% tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và
chỉ có 23,2% tiếp tục khám, chữa bệnh và cung cấp thuốc ARV tại Khoa Bệnh nhiệt đới –

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Gia Lai
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS nhóm tuổi từ 30 - 39 là 47,66%, đặc biệt có 1,87% ở độ
tuổi từ 15 - 19 và 5,61% trên 50 tuổi.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS là nam 59,81%, nữ 40,19%
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV cư trú ở nông thôn 55,1%, thành thị 44,9%.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV là người Kinh 90,7%.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS đã lập gia đình là 92,3%; trong đó tỷ lệ ly dị/ly thân/góa
bụa là 13,5 %, 7,7% chưa lập gia đình.

10


- Tỷ lệ bệnh nhân HIV có thu nhập bình quân hàng tháng dưới mức lương tối thiểu
chung là 29,6 %.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV không có việc làm là 20,4%.
- Có 14,8% bệnh nhân HIV là người làm chủ hoặc kinh doanh bán hàng.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV qua TCMT ở nam chiếm tỷ lệ 43,8 % và nữ là 0 (%). Nguy
cơ lây nhiễm HIV qua QHTD ở nam chiếm tỷ lệ 17,2% và nữ 86 %.
- Tỷ lệ bệnh nhân có giai đoạn lâm sàng I, II trước khi điều trị ARV cao 70,19%
- Số tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 169 TB/mm3 và trung vị là 158 TB.
- Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm tế bào CD4 ở mức suy giảm miễn dịch nặng (<200)
trước điều trị ARV là 53,85%. Tỷ lệ này ở bệnh nhân nam cao hơn nữ và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm với HBV 8,7%.
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc các nhiễm trùng cơ hội là 49,53 %.
- Tỷ lệ vợ/chồng hoặc bạn tình của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HIV dương tính
là 64,3% .

- Tỷ lệ bệnh nhân thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD trong 6 tháng qua và lần
gần đây nhất tương ứng là 80,9 % và 89,6%.
4.2. Sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của gia đình và cộng đồng đối với bệnh
nhân HIV/AIDS
- Tỷ lệ bệnh nhân tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho gia đình 63,6 %.
- Tỷ lệ bệnh nhân bị gia đình không chấp nhận hoặc ruồng bỏ, xa lánh 21,8 %.
4.3. Cảm nhận về sức khỏe và nguyện vọng về nơi khám và điều trị ARV
- Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng về sức khỏe của mình 71,2%.
- Tỷ lệ bệnh nhân HIV có nguyện vọng khám, chữa bệnh và cung cấp thuốc ARV tại
tuyến huyện 53,6%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”, Tài liệu ban hành
kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 và Quyết định 4139/QĐ-BYT ngày
02/11/2011.

11


2. Đỗ Thị Nhàn (2010), “Kết quả ban đầu đánh giá đáp ứng lâm sàng và miễn dịch ở
bệnh nhân người lớn điều trị ARV tại Việt Nam”, Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Lê Đình Vinh, Chu Đức Thảo, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hà (2010),
“Thực trạng điều trị kháng retrovirus cho bệnh nhân AIDS tại tỉnh Đăk Lăk từ năm 20072009”.
4. Nguyễn Thanh Long, Dương Thúy Anh, Nguyễn Thị Thùy Dương (2010), “Thực
trạng sử dụng dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
HIV/AIDS người lớn tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên 10 tỉnh, thành phố Việt Nam.”
5. Phan Trung Tiến (2010), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân
HIV/AIDS được chỉ định điều trị ARV tại Bệnh viện Trung ương Huế.
6. Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (FHI 360) tại Việt Nam (2006), “Kết quả đánh
giá ban đầu chương trình điều trị ARV tại 02 phòng khám ngoại trú quận Bình Thạnh và

quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”.
7. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Gia Lai (2012), Báo cáo tổng kết công tác
phòng chống HIV/AIDS năm 2012.
8. Võ Thị Năm, Phùng Đức Nhật (2009), “Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến
việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ năm 2009”.
9. Vũ Văn Xuân (2009), Đặc điểm lây nhiễm ở người nhiễm HIV và sự quan tâm
chăm sóc hỗ trợ, điều trị của công đồng tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Giang.
10. WHO (2013), Báo cáo cập nhật Toàn cầu về điều trị HIV: Kết quả, tác động và cơ
hội.

CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH HIV/AIDS OUTPATIENT
TREATMENT IN GENERAL HOSPITAL OF GIA LAI PROVINCE
Pham The Cuong et al.
General Hospital of Gia Lai Province
SUMMARY
This is a cross-sectional descriptive study combined with retrospective records,
medical records of all patients receiving ARV. The research shows that there are 92.5% of

12


patients aged 20-49 years old. The rate of HIV patients residing in the countryside 55.1%.
Proportion of HIV patients which are the mojority enthnic groups is 90.7%. Percentage of
patients with an average monthly below the minimum wage is 29.6% and unemployed is
20.4%. Percentage of patients with clinical stage I and II before treating by is 70.19%.
Before treatment; the CD4 counts medium: 169cell/mm3 and

CD4 median:


158cell/mm3
The rate of patients with opportunistic infections is 49.53%.Percentage wife / husband
or partner of patients with positive HIV test results is 64.3%.Propartion of patients
disclosed their HIV status to they family 63.6%. Percentage of patients who are unacced or
rejected by their family is 21.8%. The race of Patient satisfied their health is 71.2%. The
race of HIV patients who wish to healthcare and providing ARVs in the district 53.6%.
Strengthening management and advisory after tests continue to HIV/AIDS as well as
the availability and accessibility of care and treatment to meet the needs and aspirations of
people with HIV/AIDS.
Keywords: antiretroviral therapy, CD4.

13



×