Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Công nghệ đốt rác y tế hiện đang sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.27 KB, 17 trang )

Sơ đồ 1: Công nghệ đốt rác y tế hiện đang sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia
Lai
Ở đây sử dụng phương pháp đốt 2 cấp nhằm đảm bảo sự cháy hoàn toàn cho các
loại rác.
a. Tại buồng đốt sơ cấp
Rác dưới các dạng được cho vào bao nilon 5 đến 10 kg, sẽ được đưa vào lò thông
qua của cấp liệu, tại đây rác nằm trên các ghi lò bằng gang (thay thế được) và được bec
đốt chính (nhãn hiệu RHELLO – Ý) nâng lên nhiệt độ từ 750
0
C – 850
0
C.
Sau khi cháy hết, phần tro vô hại sẽ được cào ra định kỳ thông qua cửa lấy tro
nằm ở phía dưới bec đốt chính. Và được di chuyển ra ngoài để công ty Công Trình Đô
Thị đến thu gom, xử lý cùng với rác thải sinh hoạt.
b. Buồng đốt thứ cấp
Buồng xử lý sẽ được ghép nối sát với lò đốt chính bằng các bích nối có thể tháo
lắp được.
Mặc dù buồng đốt sơ cấp có khả năng nâng nhiệt độ lên cao, nhưng nó cũng
không thể đốt cháy rác hoàn toàn. Các thà
36
Rác y tế
Rác y tế
Hệ thống
điều khiển
trung tâm
Hệ thống
điều khiển
trung tâm
Hệ thống
cảm biến


nhiệt độ
Hệ thống
cảm biến
nhiệt độ
Xả cặn
định kỳ
Xả cặn
định kỳ
Buồng đốt
sơ cấp
Buồng đốt
sơ cấp
Buồng đốt
thứ cấp
Buồng đốt
thứ cấp
Hệ thống
xử lý khói
Hệ thống
xử lý khói
Khí thải
sạch
Khí thải
sạch
Bec đốt gas
Bec đốt gas
Dung dịch
kiềm
Dung dịch
kiềm

nh phần chưa cháy hết sẽ tạo ra bụi và mùi không tốt cho sức khỏe con người. Vì
vậy, để xử lý lượng khói này, toàn bộ dòng phẩm vật cháy nhất thiết phải chuyển qua
buồng đốt khói thứ cấp.
Tại buồng đốt thứ cấp khói sẽ được dẫn theo đường zic zắc, đi ngang qua một
bec đốt xử lý (đốt ngang dòng). Nhiệt độ ở đây sẽ được giữ ở mức 900
0
C - 1000
0
C,
đồng thời một lượng gió tươi được đưa vào ở đây với mục đích đốt cháy hoàn toàn các
vật phẩm.
c. Hệ thống xử lý khói thải
Để nâng cao chất lượng của khí thải đầu ra nhằm đề phòng cho việc nâng cao
tiêu chuẩn Việt Nam sau này và nhất là để tiết kiệm chi phí phụ gia, nên đã trang bị
thêm hệ thống xử lý khói liên hợp này.
Dòng khí sau khi đi qua buồng đốt khói thứ cấp được đưa vào buồng rữa
Ceramic để rữa khí đồng thời hấp thụ một số khí độc. Sau đó dòng khí cháy sẽ được dẫn
qua ống tăng tốc xé màng khí nhằm tạo điều kiện tiếp xúc tốt hơn giữa pha lỏng và pha
hơi, sau khi đã được một quạt gia áp đạt áp suất tới hạn. Buồng xoáy hấp thụ Ca(OH
2
)
hoặc NaOH (buồng xử lý khói thứ cấp) cuối cùng sẽ trung hòa toàn bộ dòng khí dựa
trên nguyên tắc xoáy lốc (Cyclone). Hệ thống được chế tạo bằng inox.
d. Ống khói
Cao 10 m với đường kính 320, được chế tạo từ inox tấm, với hệ thống neo giữ
bằng cable 60.
e. Hệ thống điều khiển nhiệt độ buồng khói lò đốt
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đốt, giảm tiêu hao năng lượng và kiểm soát
điều kiện hoạt động của các buồng đốt, trang bị thêm hệ thống điều khiển nhiệt độ
buồng lò. Hệ thống này bao gồm các thiết bị:

 02 bộ vi xử lý trung tâm.
 02 bộ sensor lưỡng kim – gốm Ceramic 1320
0
C.
 Hộp phối hợp điều khiển điện.
Hệ thống cho phép quan sát nhiệt độ buồng lò, đóng, mở thiết bị đốt theo 2
ngưỡng qui định nhằm tiết kiệm năng lượng, cảnh báo với người sử dụng khi có sự cố
xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của lò. Hệ thống được gắn trực tiếp vào
lò đốt (các sensor) và vào hộp điều khiển điện trung tâm (các vi xử lý trung tâm).
4.5. Đánh giá tổng thể công tác quản lý chất thải rắn ở các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh
Nhìn chung hiện nay công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vẫn còn
nhiều yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các bệnh viện chưa có công trình xử lý
chất thải hoặc là đã có nhưng chưa đạt yêu cầu về xử lý các chất thải bệnh viện theo
đúng các qui định hiện hành và hệ thống tiêu chuẩn liên quan của nhà nước.
37
Nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong công tác vệ sinh môi trường bệnh
viện có liên quan tới các khía cạnh sau:
 Cơ sở các bệnh viện hầu như là cơ sở của chế độ cũ mà tỉnh tiếp nhận từ sau
ngày 17/03/1975. Qua hơn nữa thế kỷ sử dụng lại, đầu tư nhà nước có hạn, cơ sở
chủ yếu là nhà cấp 4 được thiết kế rời rạc, không có sự liên hệ giữa các khoa
phòng hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, hạ tầng kỹ thuật hầu như không có gì,
không gian kiến trúc có nhiều hạn chế. Có một số huyện mới thành lập (huyện
Đăk Pơ, huyện Ia Pa), bệnh viện vừa được xây dựng nhưng do kinh phí của tỉnh,
huyện đầu tư cho bệnh viện còn hạn chế hơn nữa bệnh viện xây dựng với qui mô
nhỏ nên vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải cho bệnh viện.
 Công tác vệ sinh môi trường bệnh viện chưa được quan tâm và đánh giá đúng
 mức. Ở nhiều nơi, ngay cả ban giám đốc bệnh viện còn xem nhẹ và buông lỏng,
thiếu giám sát, đôn đốc chặt chẽ.
 Nguồn kinh phí hằng năm của bệnh viện quá eo hẹp, nên chủ yếu chỉ đủ để tập

trung vào việc khám bệnh, chữa bệnh và duy trì hoạt động trung tâm của bệnh
viện. Chính vì thế mà không có đủ và rất khó bố trí nguồn kinh phí cho công tác
vệ sinh môi trường cho bệnh viện như duy trì các hoạt động vệ sinh bệnh phòng,
vệ sinh khuôn viên bệnh viện, chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải, thường
xuyên bão dưỡng và duy tu các công trình vệ sinh để tránh xuống cấp v.v. Thậm
chí ở một vài bệnh viện đã được đầu tư lò đốt chất thải rắn y tế nhưng do thiếu
kinh phí chi thường xuyên cho việc vận hành và bào dưỡng các hệ thống xử lý
chất thải này (mua nhiên liệu, nguyên liệu hoá chất khử trùng tẩy uế như hệ
thống lò đốt rác của bệnh viện đa khoa tỉnh bị hỏng từ tháng 9 đến nay nhưng
vẫn chưa được sửa chữa nên phải đốt rác thải y tế ngoài trời phía sau khuôn viên
bệnh viện).
 Sự hiểu biết, thái độ và hành vi thực hành vệ sinh của nhân viên y tế, bệnh nhân
còn chưa bắt kịp nếp sống văn minh. Trong các huyện, đồng bào dân tộc chiếm
một tỷ lệ khá cao (Ayunpa 64,9% chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahna) hiểu biết và
nhận thức về vấn đề vệ sinh môi trường còn yếu kém. Tình trạng 1 người nằm
viện nhưng lượng người chăm sóc gấp 2, 3 lần chưa kể lượng người đến thăm
bệnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất thải bệnh viện tăng lên.
Một số bộ phận cán bộ nhân viên y tế bệnh viện, bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân vẫn còn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
trong bệnh viện. Rác thải vẫn còn bị vứt lung tung trong khuôn viên bệnh viện
mặc dù bệnh viện đã trang bị thùng rác công cộng. Họ vừa là nạn nhân của sự ô
nhiễm và tình trạng yếu kém vệ sinh ở bệnh viện lại cũng chính là thủ phạm liên
quan đến tình trạng này.
 Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
cấp địa phương còn lỏng lẽo, còn thiếu biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và
38
hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các bệnh viện chủ động thực
hiện và cải thiện công tác quản lý môi trường bệnh viện. Sở Y Tế cũng như Sở
Tài Nguyên & Môi Trường cùng lãnh đạo các cấp ban ngành có liên quan vẫn
chưa có sự quan tâm đúng mức đến tình hình môi trường của bệnh viện. Khâu

quản lý giám sát còn quá lỏng lẻo.
 Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý và kiểm soát chất thải y tế nói chung và
đặt biệt là các chất thải y tế nguy hại ở các địa phương không chỉ thiếu về số
lượng mà chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao. Bên cạnh đó, bệnh viện còn khó
tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại.
 Các Công Ty Công Trình Đô Thị huyện đã từ chối ký hợp đồng với bệnh viện
trong việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại do chưa đầu tư được hệ
thống xử lý chất thải.
39
Chương 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU GOM, VẬN
CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO CÁC BỆNH VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
5.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển
5.1.1 Tách - phân loại
Điểm mấu chốt của biện pháp giảm thiểu chất thải y tế đó là tách ngay từ đầu là
cách chính xác chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường, mặc dầu chúng
đều có trong bệnh viện. Việc tách và phân loại chính xác chất thải rắn y tế tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu chứa tại trạm hay nơi
trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu huỷ và quá trình tiêu huỷ.
Việc phân tách chất thải là quá trình thủ công và phụ thuộc vào kỹ năng thực
hành của kỹ thuật viên, nhân viên y tế, hộ lý. Do vậy để thực hiện tốt việc tách và phân
loại phải tập huấn cho các đối tượng trên.
Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót thùng
chứa, dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất để dễ quản
lý chất thải rắn y tế đã được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông.
Tổ chức công tác quản lý, thu gom và phân loại rác thải tại nguồn nhằm tái sử
dụng chất thải và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
Tổ chức vận chuyển rác thải sinh hoạt và rác thải thông thường theo hệ thống xử
lý rác thải đô thị nhằm tiết kiệm chi phí lò đốt rác thải y tế nguy hại, bao gồm việc đầu

tư các thùng đựng rác sinh hoạt chuyên dùng và phương tiện vận chuyển rác nội bộ tập
kết rác thải tới điểm vận chuyển chung.
Để việc thu gom và xử lý rác thải bệnh viện đạt hiệu quả cao, bệnh viện cần
trang bị cho các khoa, buồng khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng 4 loại thùng
chứa rác hợp vệ sinh có màu sắc qui định, có nhãn khác nhau như:
 Khu vực công cộng
 Thùng màu xanh: chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá, rau, cỏ và quả,
thức ăn dư thừa, các vỏ bao bì chứa đồ, v.v. là các loại rác không độc hại để
đội vệ sinh công cộng tới thu gom và chôn lấp.
 Thùng màu nâu: chứa các loại rác thải trơ không nguy hại như thạch cao,
gạch, đá đất, đất cát, v.v. khi quét dọn khuôn viên để vệ sinh công cộng chở
đi.
 Thùng màu vàng: chứa các loại giấy, cao su, nilon và các loại nhựa, vải
mặc, chăn màn, quần áo, lá khô, v.v. đây là những thứ dễ cháy đưa về lò đốt
để trợ nhiệt giảm nguyên liệu cần dùng.
40
 Thùng màu đỏ: chứa các loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao để
thiêu đốt trong lò đốt rác bệnh viện. Thùng này phải có túi nilon đặt sẵn để
tiện cho việc vận chuyển và xử lý trong lò đốt.
Một số yêu cầu cần thiết cho thùng, túi đựng chất thải y tế:
Bảng 5.1: Yêu cầu màu sắc, đánh dấu nhãn thùng và túi đựng chất thải y tế
Loại chất thải Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi
Chất thải lây nhiễm cao
Vàng, ký hiệu nhiễm
khuẩn cao
Thùng nhựa, túi nhựa bền
chắc chắn
Chất thải lây nhiễm, bệnh
phẩm, giải phẫu
Vàng, có logo nhiễm

khuẩn
Thùng nhựa, túi nhựa bền
Vật sắc nhọn
Vàng, để chứa vật sắc
nhọn
Túi nhựa bền hoặc hộp
giấy, chai nhựa
Chất thải y tế có đồng vị
phóng xạ
Vàng nâu, logo có bức xạ
theo qui định
Hộp chì, kim loại có dán
nhãn bức xạ
Chất thải rắn y tế thông
thường
Đen, như túi đựng rác sinh
hoạt
Túi nilon, thùng nhựa, kim
loại
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thảI – 2004)
Có logo được thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với chất thải y tế nguy hại, có
thêm dòng chữ chú giải để cảnh báo chất thải “lây nhiễm”. Các ký hiệu khác kèm theo
có thể chỉ và cảnh báo chất gây ăn mòn, hoá chất độc hay các loại có thể đốt cháy được.
 Các điểm cần chú ý trong quá trình tách và phân loại là:
 Phải tách chất thải rắn thông thường ra khỏi chất thải rắn y tế nguy hại.
 Thùng, túi chứa chất thải rắn y tế nguy hại phải có nhãn, ký hiệu.
 Chất thải y tế có mức lây nhiễm cao như môi trường đã nuôi cấy vi sinh vật
phải thu vào túi bền chắc, chịu nhiệt để hấp khử trùng sơ bộ.
Có thể sử dụng một số dụng cụ để phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải
theo bảng dưới đây:

Bảng 5.2: Một số dụng cụ thu gom, phân loại CTR y tế nguy hại tại nguồn và nhà
cung cấp hiện có trên thị trường Việt Nam
ST
Loại dụng cụ Hãng Chức năng
1
Thùng rác C106. M63.5 x 57(200
lít)
PENNEC Lưu, trung chuyển
2
Thùng rác C64.5. M48.5x 63.5(70
lít)
PENNEC Vận chuyển nội bộ
3 Thùng rác C46. M39 x 36(49 lít) PENNEC Thu gom tại khoa
41

×