Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN nâng cao chất lượng học tập của HS THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.43 KB, 16 trang )

Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn
Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁPNÂNG CAO CHẤT LƯNG HỌC TẬP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Mục đích yêu cầu:
Nâng cao chất lượng học tập của học trong nhà trường là một trong
những công tác trọng tâm mà Ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo
cho các trường học phấn đấu thực hiện để học sinh có đủ kiến thức , kỉ năng
theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo do Nhà Nước ban hành đối với từng cấp
học , bậc học.Với cương vò là người cán bộ quản lí trường học , tôi đã có
nhiều trăn trở, suy nghó và đã đưa ra áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao
chất lượng học tập của học sinh trung học cơ sở “ từ năm học 2005- 2006
đến nay tại trường trung học cơ sở Bình Minh, bước đầu đã thu được nhiều
kết quả khả quan. Đề tài này đã nêu lên một số biện pháp về quản lí chất
lượng giảng dạy của giáo viên, biện pháp sử dụng hiệu quả trang thiết bò
dạy học, biện pháp xây dựng tinh thần , thái độ học tập cho học sinh, xây
dựng nề nếp học tập tốt, xây dựng phương pháp học tập phù hợp với đặc
trưng bộ môn, biện pháp áp dụng các hình thức khuyến học, cách cải tiến
việc tổ chức kiểm tra học sinh…Tất cả đều nhằm phục vụ cho việc nâng cao
chất lượng học tập trong nhà trường.
2.Thực trạng ban đầu:
Đầu năm học 2003- 2004, sau khi tiếp nhận nhiệm vụ hiệu trưởng tại
trường trung học cơ sở Bình Minh, qua việc nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của nhà
trường, qua kết quả các lần khảo sát chất lượng học sinh, bản thân nhận thấy
chất lượng học tâïp của học sinh tại đơn vò nhìn chung còn thấp so với yêu
cầu chung của Ngành , đúng như nhận đònh của Phòng GD Bình Sơn qua
những lần thanh tra trước đó.Số liệu thống kê cụ thể các năm qua như sau:
Năm học Tổng số học
sinh đầu năm
Số học HS bỏ


học trong năm
Tỉ lệHS bỏ
học so với
tổng số
2001-2002 897 32 3,5%
2002-2003 923 29 3,1%
2003-2004 945 15 1,5%
2004-2005 895 12 1,3%
Chất lượng học tập của học sinh cụ thể qua các năm như sau:
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
1

Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn
Năm
học
TS
HS
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Y- Kém
TS % TS % TS % TS %
2001-
2002
897 18 2% 102 11,3% 542 60,4% 235 23,8%
2002-
2003
923 23 2,4% 104 11,2% 565 61,2% 231 25%
2003-
2004
945 27 2,8% 115 12,2% 606 63,5% 197 20,8%
2004-
2005

895 55 6,2% 270 30,4% 519 58,4% 45 5%
Số học sinh hỏng tốt nghiệp THCS qua các năm:
Năm học 2001-2002: 12 em
Năm học 2002-2003: 15 em
Năm học 2003-2004: 07 em
Năm học 2004-2005 : 08 em
Tỉ lệ học sinh đỗ vào phổ thông trung học cộng lập qua các năm:
Năm học 2001- 2002: 19,8%
Năm học 2002-2003 : 23,6%
Năm học 2003-2004 :25,5%
Năm học 2004-2005 : 25,7 %
Qua tiếp xúc trao đổi , điểu tra khảo sát ở các lớp trong năm học 2002-2003
đã xác đònh được tỉ lệ học sinh học yếu – kém theo các nguyên nhân sau:
-Do ít chăm, lười học : 65%
-Do không nắm được phương pháp học tập : 72%
-Do không có điều kiện về thời gian, nơi học , tài liệu học tập : 37%
-Do hổng kiến thức từ dưới tiểu học : 28%
-Do xác đònh sai mục đích , động cơ học tập : 47%
-Do không hứng thú , say mê học tập : 61%
-Do thiếu trung thực trong kiểm tra thi cử, dẫn đến chủ quan thiếu cố
gắng trong học tập : 51,3%
Về chất lượng giảng dạy của giáo viên ,theo số liệu thống kê vào cuối năm
học 2002-2003 cụ thể như sau:
GV dạy giỏi cấp tỉnh :2/36 đạt tỉ lệ: 5%
GV dạt giỏi cấp huyện : 8/36 đạt tỉ lệ : 22,2%
( đây là số GV dạy giỏi qua các năm gộp lại)
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
2

Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn

Hoạt động Đoàn trong đơn vò từ năm 2003 trở về trước chưa được chú
ý. Hoạt động Đội chưa được đẩy mạnh, phong trào thi đua học tập trong học
sinh chưa được dấy lên mạnh mẽ . Cuối năm học 2002-2003, lần đầu tiên
Liên đội nhà trường được công nhận danh hiệu liên đội xuất sắc cấp tỉnh
hạng ba.
Với thực trạng giáo dục ở đơn vò như trên , nếu không đổi mới phương
pháp quản lí , không áp dụng những biện pháp khả thi thì khóù có thể nâng
cao chất lượng học tập của học sinh được.
3. Các giải đã sử dụng khi chưa có đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
-Đề ra chỉ tiêu duy trì só số học sinh nhưng chưa có giải pháp kèm
theo.
-Giao chỉ tiêu về chất lượng cho GVCN lớp và GV bộ môn chỉ một lần
trong hội nghò CNVC nhưng chưa kiểm tra và chưa có biện pháp cụ thể để
nâng cao chất lượng.
-Khoán trắng hoạt động đoàn thể cho người phụ trách , chưa có sự
giúp đỡ của nhà trường, chưa có sự phối hợp đồng bộ với các bộ phận hữu
quan trong trường.
-Có phê bình , khiển trách học sinh khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học
tập , nhưng chưa chú ý đến các hình thức khuyến khích ,động viên học sinh
phấn đấu học tập.
4. Nguyên nhân thất bại : có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập
của học sinh chưa theo kòp với yêu cầu, nhưng tựu trung có mấy nguyên
nhân chính sau:
-Một là chất lượng giảng dạy của giáo viên còn thấp.
- Hai là năng lực tự học của học sinh còn nhiều hạn chế.
- Ba là sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
chưa chăït chẽ , thiếu đồng bộ.
- Bốn là các hình thức khuyến học trong nhà trường chưa được đẩy
mạnh.
- Năm là phong trào thi đua dạy tốt , học tốt trong nhà trường chưa

được dấy lên mạnh mẽ.
Nếu giải quyết được những mặt còn khiếm khuyết trên , chắc chắn
chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng cao dần , theo kòp với yêu cầu
phát triển của xã hội .
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
3

Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận:
Dạy học là một quá trình tác động qua lại giữa thầy và trò.Thầy không
ngừng học tập nghiên cứu ,rèn luyện tay nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy thì
sẽ tạo ra kết quả học tập của học sinh ngày một cao hơn trước.Học sinh ngày càng
học khá giỏi sẽ ngày càng yêu thích việc học, khiến cho giáo viên phải không
ngừng nghiên cứu nâng cao kiến thức,nâng cao nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng nhu
cầu học tập của học sinh.Cứ như thế mà hai đối tượng dạy và học tác động lẫn
nhau khiến cho chất lượng dạy và học ngày một được nâng lên. Thế nhưng , không
phải tự nhiên mà hai đối tượng dạy và học có sự tác động tích cực như vậy. Để có
sự tác động qua lại giữa hai đối tượng một cách tích cực đòi hỏi phải có sự phối
hợp đồng bộ , chặt chẽ các lực lượng giáo dục, sự kết hợp các điều kiện giáo dục ,
các yếu tố giáo dục.
Trong các lực lượng giáo dục thì giáo viên bộ môn là người đóng vai trò
nòng cốt, bởi hơn ai hết , họ chính là người chòu trách nhiệm về chất lượng bộ môn
mình giảng dạy. Nhà trường phải tạo ra ở họ một lòng say mê nghề nghiệp ,một
tâùm lòng yêu thương học trò , một tinh thần tận t vơí công việc, một ý thức phấn
đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp cụ
thể , hữu hiệu kèm theo. Bên cạnh việc động viên thuyết phục , nhà trường cần có
cách quản lí chuyên môn chặt chẽ,tìm ra được những mặt tốt ,mặt tích cực của
từng người để phát huy ; thấy được những thiếu sót ,yếu kém của từng người để
giúp đỡ họ khắc phục. Phải có sự đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo

viên một cách chính xác, có chế độ khen thưởng,phê bình , khiển trách một cách
công minh, rạch ròi. Bên cạnh đó , nhà trường phải làm cho cha mẹ học sinh thấy
hết trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em, hướng dẫn họ cách phối hợp
với giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm để cùng tạo điều kiện chăm lo , giúp
đỡ cho các em học tốt. Nhà trường phải xác đònh cho giáo viên thấy được vai trò
của mình là người chủ động, chủ đạo trong việc kết hợp với gia đình học sinh trong
công tác giáo dục.
Về phía học sinh, nhà trường cần giáo dục cho các em có ý thức đúng về
mục đích ,về động cơ học tập.Phải làm cho các em hiểu được học là để chiếm lónh
tri thức, để rèn luyện nhân cách, để lập thân , lập nghiệp, tạo lập cuộc sống mai
sau , giúp đỡ gia đình, phục vụ đất nước chứ không phải học chỉ để kiếm điểm.
Cho học sinh thấy được điểm số là cơ sở để đánh giá năng lực học tập của từng
em,nhưng điều đó chỉ đúng khi điểm số thật sự là của mình , do chính kiến thức
của mình mang lại. Từ đó giáo dục học sinh ý thức trung thực , tự giác tích cực
trong học tập, kiên quyết chống lại thói quen gian lận trong kiểm tra, thi cử.
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
4

Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn
Nhà trường phải làm cho học sinh thấy được muốn học giỏi không có cách
nào khác ngoài việc nổ lực học tập. Học ở trường, mới chỉ hiểu được những kiến
thức cơ bản. Còn muốn hiểu sâu ,nhớ kó ,vận dụng nhuần nhuyễn những điều đã
học thì phải trải qua một quá trình tự học, tựï nghiên cứu ở nhà. Thông thường một
học sinh THCS phải tự học mỗi ngày ít nhất bốn giờ đồng hồ. Nhà trường cần kết
hợp với tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đề ra những qui đònh chặt
chẽ về nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà . Để việc học tập của các em dần đi
vào nề nếp , nhà trường cần phối hợp với phụ huynh học sinh giám sát kiểm tra
thường xuyên để nắm tình hình, có biện pháp khen thưởng động viên kòp thời .Nếu
tổ chức tốt các hình thức vui học , hình thức khuyến học sẽ có tác dụng động viên
học sinh đi vào học tập có nề nếp , ngày càng hiệu quả.

2. Giả thuyết:
Nếu nhà trường có biện pháp nâng cao được chất lượng giảng dạy của giáo
viên, xây dựng nề nếp học tập tốt , phương pháp học tập đúng cho học sinh, tổ
chức tốt việc tự học,tự nghiên cứu ở nhà cho học sinh ,đẩy mạnh được phong trào
thi đua học tập trong học sinh, thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi
dưỡng học sinh giỏi thì chắc chắn chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường
sẽ được nâng cao.
3.Quá trình thực nghiệm các giải pháp mới :
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, nguyên lí giáo dục,xuất phát từ lí luận của
tâm lí học ,giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, xuất phát từ thực tiễn
của trường sở tại, bản thân đã hoàn thành bản dự thảo đề tài sáng kiến vào tháng
4/ 2005. Thông qua hội nghò hội đồng giáo dục vào tháng 5/ 2005. sau khi được hội
đồng giáo dục góp ý, bản thân đã bổ sung, điều chỉnh và hoàn chỉnh văn bản của
đề tài.Tháng 9/2005,sau khi hội nghò CNVC xong, bản thân đã trình bày nội dung
đề tài sáng kiến trước hội đồng sư phạm nhà trường, có sự tham gia của Ban đại
diện cha mẹ học sinh và đại diện chính quyền đòa phương.Đến ngày 10/9/2005,nội
dung đề tài đã được tập thể hội đồng sư phạm, các bậc phụ huynh HS, các cấp
chính quyền đòa phương thống nhất.Nhà trường đã tiến hành những cuộc họp
chuyên đề, có phân công , phân nhiệm cụ thể để triển khai áp dụng thử nghiệm
các biện pháp của đề tài nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà
trường. Như vậy, các giải pháp trong đề tài chính thức đi vào thực nghiệm vào
giữa tháng 9/2005. Các giải pháp trong đề tài được áp dụng cụ thể như sau:
a).Quản lí tốt chất lượng giảng dạy của giáo viên:
-Đầu tiên nhà trường tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn của
các cấp cho tâïp thể giáo viên, đặc biệt làm cho giáo viên nắm vững các tiêu
chuẩn đánh giá một tiết dạy, sau mỗi giờ dạy mỗi giáo viên phải tự đánh giá , rút
kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đó.
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
5


Nguyễn Văn Lộc THCS Bình Minh – Bình Sơn
-Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thi đua giáo viên một cách cụ thể,
trong đó , đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng giảng dạy .
-Bàn giao chất lượng từng môn , từng lớp cho GVBM và GVCN, sau mỗi
học kì có đối chiếu chất lượng hiện tại với chất lượng trước đó và với chỉ tiêu chất
lượng đã giao.
-Tăng cường kiểm tra đột xuất, đặc biệt chú ý kiểm tra chất lượng học tập
của học sinh để thẩm đònh chất lượng qua thống kê.
-Tổ chức thao giảng, sinh hoạt chuyên đề để rút kinh nnghiệm về việc đổi
mới phương pháp, rút kinh nghiệm việc dạy học theo chương trình sách giáo khoa
mới.
-Tổ chức tốt mạng lưới thông tin trong trường để nắm thông tin một cách kòp
thời , chính xác về tình hình thực hiện chương trình , về chất lượng giảng dạy của
từng giáo viên , từng lớp để có biện pháp chỉ đạo , uốn nắn kòp thời.
-Xây dựng tốt phong trào thi đua dạy tốt trong đội ngũ giáo viên . Có chế độ
khen thưởng , động viên kòp thời đối với những giáo viên có thành tích trong việc
phụ đạo học sinh yếu – kém, bồi dưỡng học sinh giỏi , nâng cao chất lượng đại trà.
b). Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất , trang thiết bò dạy học:
Sử dụng tốt trang thiết bò dạy học cũng là một trong những điều kiện góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ý thức được điều này, ngay từ đầu năm học
2004-2005, nhà trường đã tách thư viện , thiết bò thành 2 phòng riêng.Phân công 2
GV kiêm nhiệm phụ trách 2 phòng này. Nhà trường đã trích kinh phí mua sắm
thêm các thiết bò nghe nhìn và nhiều thiết bò dạy học khác.Đề ra các qui đònh cụ
thể về lề lối làm việc cho người phụ trách.Đến đầu năm học 2007-2008, nhà
trường đã xây dựng hoàn chỉnh các phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bò
như yêu cầu, phân công các giáo viên kiêm nhiệm phụ trách từng phòng một, đề
ra nội qui hoạt động và tổ chức hoạt động một cách nền nếp , hiệu quả.
-Tổ chức cho giáo viên tiếp xúc với các thiết bò được cấp để nghiên cứu và
lập kế hoạch sử dụng. Ngoài ra , nhà trường cũng đã tổ chức cho giáo viên làm
thêm đồ dùng dạy học bằng việc tận dụng những phế phẩm hiện có . Cuối học kì

một hằng năm đều có tổ chức thi sử dụng đồ dùng dạy học tự làm tại trường , sau
đó chọn những GV tiêu biểu cử đi thi các cấp. Giao trách nhiệm cho phó hiệu
trưởng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo thường xuyên việc sử dụng thiết bò dạy học
trong quá trình giảng dạy.
-Từng bước xây dựng thư viện trường theo tiêu chuẩn Quyết đònh 01 của Bộ
Giáo dục. Đưa thư viện đi vào hoạt động nền nếp , thường xuyên, nhằm phục vụ
tốt cho việc học tập ,nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
c).Giáo dục tinh thần , thái độ , động cơ học tập đúng cho học sinh:
Website: locnguyen81.violet.vn - Email:
6

×