Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM HÌNH THÀNH kỹ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề CHO TRẺ 4 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 30 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON KLF HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ

Lĩnh vực/Môn: Kỹ năng sống

NĂM HỌC 2015 - 2016


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON KLF HÀ NỘI
-----------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ

Môn/Lĩnh vực: Kỹ năng sống
Tên tác giả: Nguyễn Thúy Hằng
Giáo viên: Trường mầm non KLF Hà Nội

NĂM HỌC 2015 - 2016
2



Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

MỤC LỤC

3


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi con người càng vươn tới cuộc sống hiện đại cũng đồng thời phải đối
mặt với những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Đó là
vấn đề về môi trường, về kinh tế, y tế, văn hóa,…Trong bối cảnh đó, nền giáo
dục ở kháp nơi trên thế giới cũng phải đương đầu với những vấn đề có mức độ
nghiêm trọng khác nhau. Từ bạo lực học đường, tình trạng nghiện game của trẻ
cho đến những vụ xâm hại tình dục trẻ em, bạo hành trẻ em…Với một đất nước
phát triển như Việt Nam thì sự bao bọc quá chu đáo của gia đình và của chính
giáo viên lại gây ra vấn đề không nhỏ cho đứa trẻ, đó là khiến chúng trở nên thụ
động trước các tình huống trong cuộc sống. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng
cần thiết đang trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội, trong đó có kỹ năng giải
quyết vấn đề, đặc biệt ngay từ lứa tuổi mầm non.
Trong các hoạt động của trẻ tại trường mầm non, hoạt động tự phục vụ
chiếm một ưu thế lớn trong việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho bản
thân đứa trẻ. Bởi đây là giai đoạn đứa trẻ bắt đầu làm quen với thế giới xung
quanh, bắt đầu lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội đơn giản nhất của con
người, cụ thể như kinh nghiệm chăm sóc bản thân như đánh răng, rửa mặt, mặc
quần áo,…Những hoạt động này diễn ra hàng ngày và thường xuyên lặp lại
trong những hoàn cảnh khác nhau vì vậy đó chính là cơ hội cho trẻ luyện tập
củng cố kỹ năng giải quyết những vấn đề chúng gặp phải.

Hiện nay, giáo dục mầm non đang tiến hành đổi mới, giáo viên chú trọng
hơn đến việc dạy kỹ năng cho trẻ thông qua lồng ghép trong các hoạt động.
Nhưng trên thực tế, việc rèn kỹ năng chưa đạt hiệu quả tương xứng với tầm quan
trọng của nó, cũng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội đặt ra cho trẻ. Hiện
các bậc phụ huynh đã phần nào ý thức được tầm quan trọng của khả năng tự lập
ở trẻ, tuy nhiên tư tưởng quá bao bọc trẻ vẫn còn nhiều. Đặc biệt việc hình thành
kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ còn khá mới, ít nguồn tài liệu nên giáo viên
cũng như phụ huynh chưa hiểu rõ và thực hiện sâu rộng vấn đề này.
Trong khi đó ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ trẻ có nhu cầu
cao trong mọi hoạt động, mong muốn được hoạt động độc lập, đặc biệt là tự
phục vụ bản thân. Cùng với đó là ở độ tuổi này trẻ đã có khả năng thực hiện các
hoạt động nhờ sự phát triển và hoàn thiện dần chức năng vận động, khả năng
phối hợp vận động; sự phát triển của tự ý thức. Đây là tiền đề của việc hình
thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ và cũng là cơ hội mà người lớn cũng
như nhà giáo dục không nên bở lỡ.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hình thành kĩ năng giải quyết
vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”.
4


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
II.
1.
1.1.

1.2.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận của vấn đề
Một số nghiên cứu về vấn đề

Từ thập niên 70, các nhà tâm lý học – giáo dục học đã dành nhiều tâm
huyết nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề của con người. Và cho đến nay có
rất nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này theo các hướng khác nhau.
Hướng nghiên cứu phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Hướng nghiên cứu quan tâm đến kỹ năng giải quyết vấn đề nhận thức.
Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc
Hướng nghiên cứu xác định kỹ năng giải quyết vấn đề theo các bước.
Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với giáo
dục kĩ năng sống.
Ngoài ra những nghiên cứu trong nước của chúng ta chú ý tới : nghiên
cứu về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; nghiên cứu kỹ năng giải quyết
vấn đề trong mối quan hệ với giáo dục kĩ năng sống; xác định các bước để giải
quyết vấn đề.
Như vậy, ngành giáo dục nước ta đã bắt đầu quan tâm tới việc dạy cho
người học kỹ năng giải quyết vấn đề để trở thành một người lao động năng
động, sáng tạo trong tương lai. Mặc dù Bộ giáo dục đã đưa ra hướng dẫn giáo
viên thực hiện dạy học sinh kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua việc lồng ghép,
tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhưng việc thực hiện của giáo
viên chưa đồng bộ và hiệu quả.
Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả đặc biệt
là bộ sách hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống dành cho giáo viên.
Tóm lại, nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm theo nhiều hướng khác nhau.
Mặc dù còn một số hạn chế như: các nhà nghiên cứu ngoài nước chủ yếu quan
tâm đến kỹ năng giải quyết vấn đề của người lớn và trẻ em, rất ít những nghiên
cứu ở lứa tuổi mẫu giáo; các nghiên cứu trong nước lại chưa chuyên sâu về kĩ
năng này. Nhưng những nghiên cứu đó sẽ là cở sở khoa học cho tôi xây dựng
sáng kiến này.
Cở sở lý luận
a) Khái niệm “kĩ năng giải quyết vấn đề”

 Khái niệm “kĩ năng”
Kĩ năng là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước
ngoài quan tâm phát triển. Tuy nhiên có hai quan điểm lớn xem xét kĩ năng ở
góc độ khác nhau.
Quan điểm thứ nhất xem kĩ năng từ góc độ kĩ thuật của hành động, của
thao tác mà ít quan tâm đến kết quả của hành động. “Kĩ năng có nghĩa là một
5


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

-

loại kĩ thuật về trí tuệ hay tay chân tương đối chính xác mà các cá nhân tự học
hỏi thông qua đào tạo hay qua trường lớp, mặc dù chúng có thể phụ thuộc vào
năng lực của mỗi người. Hay nói cách khác theo quan điểm này, kĩ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động
mà con người đã nắm vững.
Quan điểm thứ hai xem xét kĩ năng từ góc độ không đơn thuần chỉ là mặt
kĩ thuật hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động và nhấn
mạnh đến kết quả của hành động.
Như vậy có thể thấy kĩ năng vừa là năng lực cá nhân, vừa đòi hỏi mặt kĩ
thuật, và phải dựa trên sự vận dụng kiến thức thu nhận được áp dụng vào thực
tiễn vì vậy ta có khái niệm.
Kĩ năng là năng lực thực hiện có kết quả một hành động, công việc nào đó
của cá nhân dựa trên việc vận dụng kiến thức thu nhận áp dụng vào thực tiễn.
 Khái niệm “vấn đề”
Vấn đề là tình huống khó khăn mà chủ thể chưa từng gặp trước đó nhưng

cần phải giải quyết dựa trên những tri thức, kĩ năng đã có của mình.
Một vấn đề có đặc điểm:
Yếu tố chính của vấn đề là điều chưa biết, điều mới.
Vấn đề phải chứa đựng một điều gì đó đã biết, có giữ kiện nào đó để làm điểm
xuất phát cho sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo.
Vấn đề phải gợi nhu cầu nhận thức (nhu cầu hiểu và giải quyết vấn đề).
 Khái niệm “giải quyết vấn đề”
Giải quyết vấn đề là những hành động diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau
thuộc về các cư xử hoặc nhận thức nhằm khắc phục những tình huống khó khăn
đã có để đạt được mục đích.
 Khái niệm “kĩ năng giải quyết vấn đề”
Kĩ năng giải quyết vấn đề là năng lực thực hiện có kết quả những hành
động diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau thuộc về các cư xử hoặc nhận thức nhằm
khắc phục những tình huống khó khăn đã có để đặt được mục đích.
b) Bản chất quá trình giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi
Bản chất quá trình giải quyết vấn đề là quá trình diễn ra các hành động
theo một trình tự cơ bản của hoạt động nhận thức. Đó là:
Tổng hợp thông tin: bao gồm tái hiện lại những kiến thức, dữ liệu đã có, xác
định cái đích cần đạt được và các điều kiện ban đầu có lien quan đến vấn đề.
Đề xuất giải pháp: bao gồm việc làm rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành
động để đạt tới mục tiêu.
Thực hiện giải pháp: bao gồm việc thực hiện kế hoạch hành động và đánh giá
kết quả. Nếu hành động thành công thì dừng lại, nếu hành động thất bại thì quay
trở lại tổng hợp thông tin hoặc đề xuất giải pháp.
6


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Hoạt động tự phục vụ ở trường mầm non và vai trò của nó đối với việc

hình thành kĩ năng giải qyết vấn đề
Trong giáo dục học, hoạt động tự phục vụ là một hình thức lao động của con
người và được định nghĩa như sau: “Lao động tự phục vụ là hình thức lao động
nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nhằm chăm sóc cho
bản thân mình (tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn giường, chuẩn bị chỗ làm việc,
chải đầu, đi giày dép…”.
Nội dung tự phục vụ của trẻ ở trường mầm non
Dựa vào các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm
non, theo tôi có các hoạt động tự phục vụ sau:
+ Tự phục vụ trong ăn mặc
+ Tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân
+ Tự phục vụ trong quá trình ngủ
+ Tự phục vụ trong khi học, khi chơi, …
Vai trò của hoạt động tự phục vụ đối với việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn
đề cho trẻ 4 – 5 tuổi
Có thể nói, hoạt động tự phục vụ là lao động đầu tiên của trẻ em trong quá
trình tham gia các hoạt động để hình thành nhân cách. Cùng với đó trong việc
hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ, vai trò của hoạt động này cũng vô
cùng quan trọng. Bởi trẻ chỉ có thể xử lý những vấn đề của bản thân mới có thể
xử lý những vấn đề khác lớn lao hơn trong cuộc sống. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi bắt
đầu sớm có nhu cầu và khả năng tham gia hoạt động tự phục vụ, hứng thú tích
cực giải quyết vấn đề. Và hoạt động tự phục vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu cần
thiết của bản thân trẻ mà còn tạo cơ hội cho trẻ tích cực giải quyết vấn đề. Hoạt
động tự phục vụ nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động, môi trường
và các mối quan hệ. Đồng thời nó luôn cụ thể rõ rang, có sản phẩm cụ thể, nhờ
vậy trẻ có thể kiểm tra, đánh giá kết quả bằng phương pháp trực quan phù hợp
với 4 – 5 tuổi.
Như vậy, hoạt động tự phục vụ có vai trò quan trọng đối với việc hình
thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 - 5 tuổi đó là: đáp ứng nhu cầu hoạt
động và tạo cơ hội cho trẻ tích cực giải quyết vấn đề; tạo ra nhiều tình huống có

vấn đề để trẻ giải quyết làm tăng vốn kinh nghiệm của trẻ và là phương tiện trực
quan để trẻ có thể kiểm tra, đánh giá kết quả, phù hợp với đặc điểm phát triển
tâm lý lứa tuổi.
d)Đặc điểm việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi trong
hoạt động tụ phục vụ
Trẻ 4 -5 tuổi có khả năng nhận biết vấn đề do sự hoàn thiện dần các giác quan và
hệ thần kinh.
c)

-

-

-

-

7


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
-

-

Trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng lựa chon giải pháp, và lập kế hoạch cho giải pháp đó
bằng phép thử ngầm trong óc.
Trẻ 4 – 5 tuổi có thể thực hiện giải pháp tương đối linh hoạt nhờ sự hoàn thiện
dần của chức năng vận động và sự phát triển của tư duy, tuy nhiên hành động
thực hiện giải vẫn diễn ra theo cơ chế thử và sai.

Do sự phát triển của tự ý thức, trẻ 4 -5 tuổi có khả năng đánh giá kết quả giải
quyết vấ đề thông qua sản phẩm cụ thể.
Như vậy, qua những cơ sở lý luận trên thì kĩ năng giải quyết vấn đề của
trẻ 4 – 5 tuổi là kĩ năng tổng hợp bao gồm nhiều kĩ năng nhỏ diễn ra theo trình
tự giải quyết vấn đề. Và hoạt động tự phục vụ là hoạt động có nhiều ưu thế để
hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi. Quá trình hình thành kĩ
năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi cần được tích hợp trong các hoạt động
của trẻ ở trường mầm non, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
a) Về phái các cấp ban ngành lãnh đão
Vấn đề hình thành kĩ năng giải quyết cho trẻ mầm non đã được Bộ giáo
dục quan tâm và thể hiện ngay thông tư số 17/2009/TT-BGDT ngày 27/6/2009
đã đưa ra một trong các mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là: “Có
khả năng và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau”.
Các chỉ đạo của phòng sở tới các trường mầm non cũng được ban hành
liên tục trong việc hình thành cho trẻ kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự phục
vụ. Nhắc nhở và thường xuyên quan tâm sát sao việc hình thành các kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ.
Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về vấn đề rèn tính tự lập và
khả năng tự ý thức, cách giải quyết của trẻ trong mọi hoạt động diễn ra tại
trường.
b) Về phía chương trình giáo dục và giáo viên
Nhìn chung, kế hoạch hoạt động tại các trường mầm non đều xoay quanh những
chủ đề lớn
+ Chủ đề 1: Trường mầm non
+ Chủ đề 2: Bản thân
+ Chủ đề 3: Giao đình
+ Chủ đề 4: Giao thông
+ Chủ đề 6: Thế giới động vật

+ Chủ đề 6: Tết và mùa xuân
+ Chủ đề 7: Thế giới thực vật
+ Chủ đề 8: Nghề nghiệp
+ Chủ đề 9: Nước và hiện tượng tự nhiên
+ Chủ đề 10: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Tết thiếu nhi
8


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Thực tế trong các kế hoạch hoạt động của giáo viên đều đã đề cập đến
một số yêu cầu và có sử dụng một vài biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết
vấn đề cho trẻ trong hoạt động tự phục vụ.
Về mặt nội dung, kĩ năng giải quyết vấn đề được lồng ghép chủ yếu trong
các chủ đề về môi trường xã hội như: Bản thân, gia đình, giao thông, nghề
nhiệp.
Mục tiêu trong các chủ đề mà giáo viên đưa ra cũng liên quan rất nhiều
đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ.
Kĩ năng giải quyết vấn đề được giáo viên lồng ghép chủ yếu trong hoạt
động học và hoạt động vui chơi.
Giáo viên đã biết sử dụng biện pháp tạo tình huống, sử dụng hành độn
giải quyết vấn đề mẫu trong tác phẩm văn học, sử dụng câu hỏi lời gợi ý để hình
thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.
Giáo viên và phụ huynh hiện nay đều ý thức được tầm quan trọng và vai trò
cần thiết của việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi nói
riêng, trẻ mẫu giáo nói chung.
Trên đây là những yếu tố thuận lợi để hình thành kĩ năng giải quyết vấn
đề thông qua hoạt động tự phục vụ cho trẻ 4 – 5 tuổi.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi còn có những mặt khó khăn khi tôi viết

sáng kiến kinh nghiệm này:
Chương trình giáo dục mầm non và kế hoạch của giáo viên đã bước đầu
hướng tới việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo nói chung
và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng trong hoạt động tự phục vụ nhưng còn dừng lại ở mức
manh nha, tự phát, thể hiện ở một số mục tiêu giáo dục trong các chủ đề về xã
hội. Từ phía Bộ giáo dục – Đào tạo mới chỉ đề ra mục tiêu mà chưa có hướng
dẫn cụ thể thực hiện biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Mặc
khác Bộ cũng chưa đề cập đến việc hình thành kĩ năng này trong hoạt động tự
phục vụ mà mới chỉ nói đến mục tiêu dạy trẻ giải quyết vấn đề chung trong
nhiệm vụ phát triển nhận thức.
Có rất ít nguồn tài liệu thông dụng cho giáo viên và phụ huynh về vấn đề
này. Những tài liệu chuyên sâu của nước ngoài thì giáo viên không có cơ hội
tiếp cận và cũng khó tiếp cận với họ.
Việc hình thành các kĩ năng này cho trẻ chủ yếu được giáo viên hình
thành trên các hoạt động học và hoạt động vui chơi. Các biện pháp giáo viên sử
dụng chủ yếu là hành động mẫu trong các tác phẩm văn học nhưng chưa hướng
dẫn trẻ nhận biết và giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng thường xuyên dùng câu
hỏi, lời gợi ý, tuy nhiên vẫn nặng về kiến thức chứ chưa chú trọng đến kĩ năng.
9


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

-

-

Thực trạng này cho thấy giáo viên cần được cung cấp nhiều hơn tư liệu hướng

dẫn thực hiện các nội dung, biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho
trẻ 4 – 5 tuổi.
Mặc dù giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành kĩ
năng giải quyết vấn đề trong hoạt động tự phục vụ . Nhưng giáo viên cho rằng
họ khó có thể rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ khi mà gia đình quá
bao bọc, không tạo cơ hội cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Và vì lý do để đảm bảo
an toàn cho trẻ nên giáo viên không giám để cho trẻ hoạt động một mình. Đồng
thời hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa nhiều nên giáo viên không có
nhiều cơ hội để luyện tập, kiểm tra trẻ.
Do vậy để nâng cao mức độ kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi
tôi lựa chọn xây dựng sáng kiến này cho trẻ trong hoạt động tự phục vụ.
3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
3.1.Các nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết
vấn đề cho trẻ
Để xây dựng các biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4
– 6 tuổi trong hoạt động tự phục vụ tây dựa trên các nguyên tắc sau:
Việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi phải đáp ứng mục
tiêu phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu xã hội và mục tiêu giáo dục.
Kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi được hình thành dựa vào bản chất
quá trình giải quyết vấn đề.
Kĩ năng giải quyết vấn đề chỉ được hình thành qua sựu trải nghiệm cuộc sống
thực của trẻ.
3.2. Một số biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu
giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ
a)Nhóm biện pháp 1: Hình thành khả năng phát hiện vấn đề trong hoạt động
tự phục vụ
+ Làm nảy sinh vấn đề thông qua việc bố trí môi trường hoạt động cho trẻ
Mục đích: Tạo cơ hội cho trẻ phát hiện nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động ở
trường mầm non thông qua chính môi trường hoạt động của chúng
Ý nghĩa: Môi trường hoạt động bao gồm các đối tượng mà trẻ cần tác động

trong hoạt động tự phục vụ của mình. Chính môi trường hoạt động đã đáp ứng
nhu cầu cao của trẻ khi tha gia hoạt động tự phục vụ cũng như đáp ứng và rèn
luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Nếu giáo viên biết cách sắp đặt,
bố trí môi trường hoạt động làm nảy sinh vấn đề để trẻ phát hiện và giải quyết
thì khả năng này của trẻ sẽ được nâng cao.
Cách tiến hành:
Để thực hiện biện pháp này, giáo viên cần tiến hành theo 3 bước:
10


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

o

-

-

o

-

-

Bước 1: Dự kiến các hoạt động tự phục vụ của trẻ có thể diễn ra trong môi
trường.
Bước 2: Suy nghĩ về các vấn đề có thể xẩy ra trong những hoạt động đó của
trẻ. Bước này giáo viên cần dự đoán và suy nghĩ về tình huống khó khăn có thể
xảy ra, mục tiêu cần đạt và các phương án giải quyết.
Bước 3: Bố trí môi trường làm nảy sinh vấn đề đã dự định trước. Giáo viên

sắp đặt lại vị trí, trạng thái đồ vật, đối tượng được trẻ sử dụng tỏng hoạt động
theo mục đích của tình huống, trong đó có cả đồ vật làm nảy sinh vấn đề và đồ
vật được sử dụng thay thế nếu có.
Điều kiện sử dụng biện pháp: Môi trường được chuẩn bị an toàn với trẻ và
đảm bảo tính thẩm mĩ; các vật liệu dễ tìm, dễ làm và tiết kiệm; giáo viên có khả
năng tìm tòi sáng tạo; trẻ được tham gia chuẩn bị môi trường cùng cô.
+ Tạo cho trẻ tích cực phát hiện vấn đề thông qua các bài tập
Mục đích: Hình thành năng lực nhận biết vấn đề cho trẻ thông qua việc rèn
luyện các giác quan và cách thu nhận, phân tích thông tin.
Ý nghĩa: Các bài tập được thiết kế và sử dụng nhằm tạo cho trẻ nhiều cơ hội
luyện tập sử dụng giác quan vào việc thu nhận, phân tích thông tin để nhận biết
vấn đề. Việc luyện tập này không diễn ra tự phát àm nhằm hình thành năng lực
nhận biết vấn đề cho trẻ một cách khoa học và có hệ thống, giúp trẻ hình dung
được các bước cần phải làm và cách làm như thế nào để phát hiện vấn đề nhanh
nhất, chính xác nhất.
Cách tiến hành: Các bài tập cần được tiến hành qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế bài tập
Giai đoạn 2: Thiết kế phương tiện và hình thức thực hiện bài tập
Giai đoạn 3: Cho trẻ thực hiện bài tập
Điều kiện sủ dụng biện pháp: Giáo viên chịu khó tìm tòi, suy nghĩ và vận dụng
hiểu biết cảu mình để thiết kế bài tập dựa trên mục đích của việc hình thành kĩ
nanwggiar quyết vấn đề cho trẻ trong hoạt động tự phục vụ; Giáo viên có năng
lực quan sát đánh giá; Giáo viên có khả năng sáng tạo; Trẻ hứng thú với bài tập,
có mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của bài tập.
+ Hướng dẫn trẻ phát hiện vấn đề bằng hệ thống câu hỏi mở
Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm mục đích định hướng cho trẻ khi quá
trình tìm hiểu để xác định vấn đề diễn ra hoặc hỗ trợ trẻ khi khó khắn trong quá
trình tìm hiểu xác định vấn đề.
Ý nghĩa:Trong hoạt động của trẻ nới chung và hoạt động tự phục vụ nói riêng,
có nhiều vấn đề mà chỉ bằng những kinh nghiệm riêng của trẻ, trẻ chưa thế phát

hiện ran gay được vì vậy vai trò của giáo viên lúc này là định hướng và hỗ trợ
cho trẻ trong việc nhận biết vấn đề. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở mở giúp
trẻ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình nhận biết vấn đề bởi trẻ có cảm giác được
11


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

a)

-

-

-

-

nâng đỡ khi có người lớn ở bên cạnh, nhất là khi gặp vấn đề khó, vì vậy mà
không bỏ qua vấn đề.
Cách tiến hành: Trước hết cần xác định thời điểm có thể đặt câu hỏi, gợi ý nếu
vấn đề chưa có trong kinh nghiệm của trẻ. Nếu vấn đề nảy sinh trong quá trình
hoạt động của trẻ, giáo viên cần tinh tế phát hiện khi nào mới cần gợi ý cho trẻ,
đó là khi thấy trẻ có biểu hiện lúng túng, long ngóng trước một việc nào đó.
Nhóm biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ luyện tập cách giải quyết vấn đề trong
hoạt động tự phục vụ
+ BP 1: Cung cấp cách giải quyết vấn đề qua phương tiện nghệ thuật
Mục đích: Nhằm là phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ về các hành động giải

quyết vấn đề bao gồm: Tình huống xảy ra, các giải pháp được lựa chọn và cách
thực hiện giải pháp đó thông qua các phương tiện nghệ thuật như tranh ảnh,
truyện, phim, kịch,…
Ý nghĩa: Cung cấp các cách giải quyết vấn đề bằng phương tiện nghệ thuật không
chỉ có vai trò như một phương tiện trực quan tác động đến tri thức, kĩ năng và thái
độ của trẻ mà còn kích thích hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia
giải quyết vấn đề trong hoạt đọng tự phục vụ. Chính các phương tiện nghệ thuật
làm lôi cuốn trẻ vào các hành động nhận biết vấn đề, lựa chọn giải pháp, lập kế
hoạch, thực hiện giải pháp và đánh giá kết quả tưởng như vô cùng khô khăn, khó
và cứng nhắc bới giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật của nó.
Cách tiến hành: các cách giải quyết vấn đề có thể cung cấp đến trẻ thông qua
các phương tiện nghệ thuật như: tranh ảnh, truyện, phim, kịch và một số hình
thức nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa…). Nổi bật lên về yêu cầu đối với
những phương tiện nghệ thuật là các nhân vật và các hành động giải quyết vấn
đề của nhân vật cần cung cấp đến trẻ.
Các bước cung cấp cách giải quyết vấn đề qua phương tiện nghệ thuật:
Lựa chọn phương tiện và nội dung chứa đựng trong đó.
Tạo sự chú ý của trẻ đến vấn đề và hành động của người xử lý vấn đề.
Hướng dẫn trẻ nhận biết và phân tích vấn đề.
Khuyến khích trẻ đưa ra các hướng giải quyết và phân tích các cách giải
quyết đó.
Cho trẻ quan sát hành động giải quyết vấn đề mẫu hiệu quả nhất trong
tình huống vừa xảy ra và một số cách giải quyết hợp lý khác nếu có.
Tổ chức cho trẻ luyện tập, thực hành giải quyết tình huống tương tự.
+ BP 2: Cho trẻ luyện tập giải quyết vấn đề qua trò chơi
Mục đích: Giúp trẻ luyện tập giải quyết vấn đề bằng hình thức vui chơi thoải
mái.
Ý nghĩa: Trò chơi là một trong những hình thức học hiệu quả nhất với trẻ mẫu
giáo. Thông qua trò chơi, trẻ lĩnh được những tri thức, kĩ năng cần thiết với một
12



Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

o

-

-

thái độ haò hứng, vui vẻ, tự nguyện. Do vậy, sử dụng trò chơi để luyện tập kĩ
năng giải quyết vấn đề là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc hình
thành kĩ năng này cho trẻ. Đôi khi những vấn đề khó lại được trẻ giải quyết bằng
hình thức chơi sẽ giúp trẻ có tâm trạng thoải mái hơn, có hứng thú hơn để giải
quyết vấn đề đến cùng. Trong trò chơi, trẻ được chơi với các bạn nên đây cũng
là cơ hội rèn cho trẻ tính đồng đội, tính hợp tác cao để cùng nhau giải quyết vấn
đề.
- Cách tiến hành: Trò chơi có thể có sẵn hoặc do cô giáo thiết kế
Ví dụ: trò chơi bước qua dây, phân loại hột hạt, chai nào nắp ấy, những
chiếc giày tìm đôi, chiếc túi thần kì.
Điều kiện sử dụng biện pháp: Đồ chơi phong phú; phối hợp hình thức chơi cá
nhân và chơi theo nhóm; trò chơi có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, phụ thuộc vào
mục đích của giáo viên.
+ BP 3: Cho trẻ luyện tập giải quyết vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày
Mục đích: Giáo dục trẻ có mong muốn tự làm công việc của bản thân, không ỷ
lại vào người khác. Từ đó hình thành ý thức tự giác, và thói quen tự lập. Giúp trẻ
được luyện tập kĩ năng giải quyết vấn đề thường xuyên trong cuộc sống thực
nhằm hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Nhằm năng cao kĩ năng phân tích
thông tin tìm ra giải pháp và lập kế hoạch thực hiện giải pháp trong những tình
huống mới.

Ý nghĩa: Cho trẻ luyện tập giải quyết vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày phải bắt
đầu từ việc giáo dục nhu cầu tham gia hoạt động tự phục vụ cho trẻ. Bởi mội
hàh động, hành vi của trẻ 4 – 5 tuổi được thực hiện dưới sự điều khiển của nhu
cầu bản thân trẻ thì mới có thể đạt được hiệu quả. Khi trẻ thực sự có nhu cầu thì
trẻ mới tự giác, chủ động, say mê, hứng khởi khi tự hoàn thành công việc của
mình như một người lớn. nếu trẻ bị ép buộc, áp đặt thì hoạt động của trẻ không
mang lại ý nghĩa đối với sự phát triển về cả nhận thức, kỹ năng, thái độ. Cho trẻ
luyện tập giải quyết vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày nhằm tạo dựng tình huống
luôn có sẵn và diễn ra tự nhiên với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập một
cách tự giác, tự nguyện vừa giảm áp lực cho giáo viên khi không phải chuẩn bị
nhiều. Bên các tình huống sẵn có thì tình huống vấn đề mới tạo ra sự mới mẻ,
kích thích trẻ tìm tòi khám phá trong việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động
tự phục vụ. Tình huống có vấn đề mới cũng góp phần khắc phục việc thiếu tình
huống hay sự lặp lại nhàm chán có thể diễn ra hàng ngày trong hoạt động tự
phục vụ của trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với vấn đề mới, kỹ năng giải quyết vấn đề
của trẻ sẽ được nâng lên ở mức độ cao hơn, thông qua đó, giáo viên cũng có thể
phân loại được mức độ hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề của từng trẻ.
13


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
-

b)

-

-

-


-

Cách tiến hành: Cho trẻ luyện tập giải quyết vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày
trước hết phải kích thích hứng thú, nhu cầu của trẻ tham gia tự phục vụ, tiếp đến
là việc giáo viên biết tận dụng những tình huống nảy sinh trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ và cao hơn là biết tạo tình huống vấn đề mới trong sinh hoạt hàng
ngày để trẻ giải quyết.
Nhóm biện pháp 3: Khuyến khích trẻ đánh giá kết quả giải quyết vấn đề trong
hoạt động tự phục vụ
+ Tạo cơ hội cho trẻ được đánh giá kết quả giải quyết vấn đề trong quá trình
hoạt động
Mục đích: Hình thành cho trẻ kỹ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả giải
quyết vấn đề của bạn và của mình.
Ý nghĩa: Khả năng đánh giá của trẻ còn phụ thuộc vào súc cảm, tình cảm, do đó
việc tổ chức cho trẻ tự kiểm tra, đánh giá là cơ hội cho trẻ được luyện tập và
hình thành kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Quá trình kiểm tra
đánh giá của trẻ có sự tổ chức, điểu khiển của giáo viên nên sẽ định hướng cho
trẻ những tiêu chí để đánh giá khách quan kết quả hoạt động của mình mà ít bị
chi phối bởi cảm xúc. Dần dần, khi trẻ có kỹ năng sẽ tự đánh giá được kết quả
giải quyết vấn đề mà không cần tác động của giáo viên.
Cách tiến hành: Tổ chức cho trẻ tự kiểm tra đánh giá cần được thực hiện
thường xuyên, ngay trong và sau hoạt động. Nội dung đánh giá: trẻ phải đánh
giá kết quả và cách thực hiện giải pháp của mình. Cách đánh giá: trẻ được tự do
nêu ý kiến để đánh giá bạn và tự nhận xét mình. Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Trực tiếp trong hoạt động và phiếu trắc nghiệm trẻ.Động viên khuyến khích trẻ
rong quá trình kiểm tra đán giá.
+ Xây dựng nhóm trẻ tự quản trong ngày
Mục đích: Hình thành và rèn luyện cho trẻ năng lực quan sát và đánh giá kết
quả giải quyết vấn đề của bạn trong hoạt động tự phục vụ.

Ý nghĩa: Việc xây dựng nhóm trẻ tự quản trong ngày tạo cơ hội cho trẻ tự
nguyện tham gia hoạt động đánh giá và cho trẻ cảm nhận thấy trách nhiệm cũng
như quyết tâm thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Hình thức đội tự quản
được xem như là một đội đặc nhiệm nhỏ được cô giáo và các bạn tin tưởng,
khiến cho trẻ cảm thấy tự hào khi được nhận nhiệm vụ này.
Cách tiến hành: Thành lập nhóm trẻ tự quản sau đó đánh giá kết quả công việc
của nhóm trẻ tự quản.
c) Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
Các nhóm biện pháp trên có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với
nhau, thực hiện tốt nhóm biện pháp này sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện
biện pháp kia và ngược lại. Các nhóm biện pháp vừa hướng tới việc hình thành
14


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

-

4.1.

những kĩ năng cụ thể, chuyên sâu của kĩ năng giải quyết vấn đề vừa hướng tới
việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Do đó, ta cần xem trọng vai trò
của cả ba nhóm biện pháp và phối hợp thực hiện các biện pháp với nhau trong
việc hình thành kĩ năng giả quyết vấn đề trong hoạt động tự phục vụ cho trẻ 4 –
5 tuổi.
Như vậy, tôi đã xây dựng ba nhóm biện pháp nhằm hình thành kĩ năng
giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi. Bên cạnh việc sử dụng riêng thì tất cả các
biện pháp đều cần có những điều kiện chung để đạt hiệu quả cao nhất, đó là:

Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình nhằm đảm bảo cho việc luyện
tập của trẻ diễn ra thường xuyên, thống nhất theo quan điểm giáo dục chung.
Giáo viên và phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp hoặc liên hệ qua phiếu dặn dò,
phiếu bài tập, sổ nhật ký…
Các bài tập tình huống, phim, truyện… nên được xây dựng theo chủ đề nhằm
đảm bảo tính hệ thống của chương trình.
Khi tiến hành các biện pháp cần có sự phối hợp hoạt động nhóm và cá nhân.
Giáo viên cần có sổ nhật kí ghi chép lại biểu hiện của trẻ theo tuần hoặc theo
ngày, theo hoạt động để thuận tiện cho việc đánh giá.
Các nhóm biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại, tương
hỗ lẫn nhau. Khi sử dụng, giáo viên cần phải lựa chọn, phối hợp linh hoạt cho
phù hợp với quá trình giải quyết vấn đề của trẻ cũng như đặc điểm cá nhân của
trẻ. Như vậy việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
hoạt động tự phục vụ mới đạt hiệu quả cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung thực nghiệm
Tôi tiến hành thử nghiệm một số biện pháp hình thành kĩ năng giải quyết
vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ như đã đề xuất ở phần 3:
Nhóm BP1: Hình thành khả năng phát hiện vấn đề cho trẻ trong hoạt
động tự phục vụ, bao gồm các biện pháp: Làm nảy sinh vấn đề thông qua việc
bố trí môi trường hoạt động cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tích cực phát hiện vấn đề
thông qua các bài tập, hướng dẫn trẻ phát hiện vấn đề bằng hệ thống câu hỏi mở.
Nhóm BP2: Tổ chức cho trẻ luyện tập cách giải quyết vấn đề trong hoạt
động tự phục vụ, bao gồm các biện pháp: Cung cấp cách giải quyết vấn đề qua
phương tiện nghệ thuật, cho trẻ luyện tập giải quyết vấn đề qua trò chơi, cho trẻ
luyện tập giải quyết vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhóm BP3: Khuyến khích trẻ đánh giá vấn đề trong hoạt động tự phục
vụ, bao gồm các biện pháp: Tạo cơ hội cho trẻ được đánh giá kết quả giải quyết
vấn đề trong quá trình hoạt động, xây dựng nhóm trẻ tự quản trong ngày.


15


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

4.2.

4.2.1.
a)

b)

4.2.2.
a)

Thực nghiệm được tiến hành trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non
diễn ra hoạt động tự phục vụ của trẻ.
Đối tượng thực nghiệm
Sáng kiến kinh nghiên được tiến hành trên 18 trẻ 4 – 5 tuổi lớp mẫu giáo
nhỡ Donald. Giáo viên của lớp có trình độ và có kinh nghiệm trong công tác
giáo dục mầm non.
Tiêu chí và thang đánh giá
Tiêu chí đánh giá
- Tiêu chí 1: Nhận biết vấn đề (2đ)
Mức độ 1: Không nhận ra vấn đề (0đ)
Mức độ 2: Nhận ra vấn đề có sự giúp đỡ của giáo viên (1đ)
Mức độ 3: Tự mình nhận ra vấn đề (2đ)
- Tiêu chí 2: Lựa chọn giải pháp (2đ)
Mức độ 1: Không lựa chọn được giải pháp nào đúng (0đ)
Mức độ 2: Lựa chọn được 1 giải pháp đúng có gợi ý (1đ)

Mức độ 3: Tự lựa chọn được giải pháp đúng (2đ)
- Tiêu chí 3: Thực hiện giải pháp (3đ)
Mức độ 1: Không thực hiện giải pháp (0đ)
Mức độ 2: Thực hiện được giải pháp có sự hướng dẫn (1,6đ)
Mức độ 3: Tự thực hiện được giải pháp và thực hiện một cách linh hoạt (3đ)
- Tiêu chí 4: Kết quả giải quyết vấn đề (3đ)
Mức độ 1: Kết quả không phù hợp (0đ)
Mức độ 2: Kết quả phù hợp và hiệu quả (1,6đ)
Mức độ 3: Kết quả phù hợp, hiệu quả và mới lạ, thú vị (3đ)
Thang đánh giá
Loại tốt: Từ 8 đến 10
Loại khá: Từ 7 đến cận 8
Loại trung bình: Từ 6 đến cận 7
Loại yếu kém: Dưới 6 điểm
Kết quả
Kết quả trước khi tiến hành các nhóm biện pháp
Mức độ
Số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
Lớp
trẻ
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
Donald

-

18

2

11,1 %

4

22,2 %

6

33,3 %

6

33,3 %

Biểu hiện cụ thể của trẻ:
Mức độ tốt: Trẻ thực hiện nhanh các bài tập không cần hoặc rất ít cần gợi ý của
giáo viên: Nhanh chóng nhận biết vấn đề, lập tức tìm ra ngay giải pháp và thực
hiện giải pháp đó, kết quả đạt được rất phù hợp. Chẳng hạn: trẻ đứng trước tình
huống vẽ cây xanh, khi cầm bút chì lên trẻ vẽ thử ra giấy thấy không vẽ được,
16



Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

-

-

b)

ngay lập tức nhìn thấy gọt bút chì và sử dụng gọt bút chì đó để gọt. Một số ít trẻ
có giải pháp mới lạ: dùng ruột bút chì đã gãy của các bạn trước để vẽ mà không
cần mất thời gian gọt bút chì.
Ở tình huống thứ hai, một mình dọn dẹp đồ chơi, những trẻ này tỏ ra rất
thành thạo và chăm chú cất đồ chơi đúng nơi quy định. Còn ở tình huống thứ ba,
trẻ nhớ rất nhanh câu chuyện, nhớ các nhân vật trong truyện để nhận biết vấn đề
nhanh chóng, tuy nhiên trẻ đưa ra được giải pháp đúng vẫn cần gợi ý của cô.
Mức độ khá: Những trẻ này cũng có biểu hiện nhanh nhẹn phát hiện vấn đề, đưa
ra giải pháp ở hai bài tập đầu tiên giống như trẻ có mức độ tốt. Tuy nhiên, việc
thực hiện giải pháp vẫn cần sự giúp đỡ của giáo viên, ví dụ cần giáo viên hướng
dẫn cách gọt bút chì, cần giáo viên nhắc nhở một số điểm chưa hợp lí khi cất đồ
dùng ( để chưa ngay ngắn, không mặc áo cho búp bê mà chỉ bỏ gọn vào một chỗ
…), sau khi được gợi ý cách làm thì kết quả thực hiện giải pháp của trẻ đều phù
hợp. Ở bài tập ba, trẻ cũng nhận biết vấn đề nhanh chóng, nhưng để đưa ra giải
pháp vẫn cần gợi ý của giáo viên.
Mức độ trung bình: Trẻ ở mức độ này có biểu hiện tự nhận ra được vấn đề
nhưng còn lúng túng trong việc đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp, do đó
cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Chẳng hạn, trẻ phát hiện chiếc bút chì không vẽ

được, nhưng trẻ chưa biết phải làm thế nào, cứ cố gắng vẽ mà không thấy ra
màu. Trẻ không quan sát thấy chiếc gọt bút chì ở ngay trước mặt, giáo viên phải
gợi ý: “Con nhìn xem, đây là cái gì? Nó được sử dụng để làm gì?”. Phần lớn
những trẻ này đều chưa có kinh nghiệm gọt bút chì, và cất dọn đồ chơi còn
mang tính chất hình thức, trẻ chỉ cất gọn tất cả đồ chơi vào đúng chỗ của nó mà
không nghĩ đến việc sắp xếp, trình bày cho đẹp. Ở bài tập 3, trẻ nhận ra vấn đề
nhưng khi được gợi ý đưa ra giải pháp, trẻ chỉ chọn một bạn ( Quạ hoặc Nhím
hoặc Sóc) được ăn quả táo.
Mức độ yếu kém: Trẻ có biểu hiện nhận ra được vấn đề nhưng chậm hơn, một số
cần có sự gợi ý. Các kĩ năng lựa chọn giải pháp và thực hiện giải pháp đều chậm
và có thái độ chờ đợi cô giáo hướng dẫn, khi đã được gợi ý một số vẫn không
thực hiện được. Một số trẻ có thái độ lười biếng, ngại khó nên không thực hiện
việc giải quyết vấn đề
Kết quả sau khi tiến hành các biện pháp
Mức độ
Số
Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
trẻ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

TTN
18
2 11,1 % 4
22,2 %
6 33,3 % 6
3,3 %
STN
18
7
39 %
8
44,4%
2
11,1%
1
5,5 %

17


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”
Biểu đồ kết quả trước khi tiến
hành các nhóm biện pháp

-

-

-


-

Biểu đồ kết quả sau khi tiến
hành các nhóm biện pháp

Biểu hiện cụ thể của trẻ ở các mức độ hình thành khả năng giải quyết vấn
đề sau khi tiến hành một số biện pháp như sau:
Mức độ tốt: Trẻ thực hiện các bài tập khảo sát sau khi tiến hành một số biện
pháp rất nhanh và đạt kết quả phù hợp, nhiều trẻ có kết quả mới, thú vị. Chẳng
hạn, trong bài tập lau miệng, trẻ không những biết tìm khăn mặt của mình bằng
cách lật từng khăn lên để xem kí hiệu trên khăn mà còn biết dùng ghế trèo lên để
lấy khăn xuống. Trẻ nào không tìm thấy khăn của mình đã biết cách dùng giấy
ăn để lau miệng và vất vào thùng rác. Trong bài tập uống nước, trẻ có cách giải
quyết vấn đề khi nước quá nóng: chờ cho nước nguội rồi uống, cho đá vào cốc
nước nóng, đổ nước từ cốc này sang cốc kia cho nguội. Số trẻ chọn cách thứ hai
và thứ ba rất nhiều ở lớp. Trong bài tập tìm dép, trẻ biết xác định vị trí dép của
mình và bắt đầu tìm, khi không thấy, trẻ bắt đầu nhìn vào các ô để dép và xếp
các đôi dép không phải của mình ra ngoài cho đến khi thấy dép của mình. Thậm
chí có trẻ còn giúp bạn tìm được dép (Phương Như khi giúp Bình Minh tìm dép,
bé đã hỏi: “ dép cậu màu gì?” rồi mới tìm giúp bạn). Trẻ cũng biết xếp gọn lại
dép vào chỗ cũ, tuy nhiên số trẻ này không nhiều, đa số trẻ vẫn cần nhắc nhở.
Mức độ khá: Trẻ cũng thực hiện được các bài tập và đạt kết quả phù hợp. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đôi lúc còn lúng túng, khi phát hiện vấn đề, trẻ
phải hỏi cô giáo trước khi thực hiện biện pháp. Chẳng hạn, trẻ không tìm thấy
khăn mặt, trẻ chạy ra nói với cô rồi mới đi tìm. Khi đã thực hiện biện pháp thì
trẻ tỏ ra cũng nhanh nhẹn không kém các bạn ở mức độ tốt. Trẻ đạt mức độ này
không đạt kết quả đồng đều ở cả 3 bài tập như trẻ đạt mức độ tốt, có ý nghĩa là
có bài tập trẻ làm rất tốt, nhưng có bài tập trẻ chỉ đạt mức khá.
Mức độ trung bình: Trẻ ở mức độ này có khả năng nhận biết vấn đề nhanh,
nhưng khi đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp vẫn cần gợi ý của cô và sự

giúp đỡ của bạn, kết quả đạt được có bài tập ở mức độ phù hợp, có bài tập không
đạt kết quả ( ví dụ không lấy được khăn, không tìm được dép).
Mức độ yếu kém: Chỉ có 1 trẻ đạt mức độ này là Minh Hà biểu hiện cụ thể là hai
trẻ này không thực hiện bài tập 1 và 2 ( không tìm thấy khăn lau miệng, không
uống nước), nhưng vẫn thực hiện bài tập 3 ( tìm được dép). Nguyên nhân không
hẳn do khả năng của trẻ mà do ý thức của trẻ, trẻ ngại tìm khăn, ngại nghĩ cách
làm cho nước nguội để uống

18


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

KẾT LUẬN
Như vậy, mức độ hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ trong hoạt
động tự phục vụ của trẻ sau khi áp dụng một số biện pháp trên có sự tiến bộ hơn
nhiều so với trước. Trẻ rất hứng thu, tích cực tham gia giải quyết vấn đề trong
hoạt động tự phục vụ, thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén trước các vấn đề nảy sinh.
Đây là kết quả của quá trình luyện tập gải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức
khác nhau của trẻ cũng như việc trẻ tích cực nhận biết vấn đề, đánh giá kết quả
dưới sự tổ chức có định hướng của giáo viên thông qua các biện pháp thực
nghiệm. Qua quan sát thực tế cũng như kết quả điểm số của trẻ theo tiêu chí cho
thấy các kĩ năng đơn lẻ trong kĩ năng giải quyết vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Trẻ được thực hiện tốt kĩ năng này cũng sẽ có khả năng thực hiện tốt
kĩ năng khác. Do vậy, việc tác động đồng bộ lên tất cả các kĩ năng của trẻ bằng
biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyên sâu kết hợp rèn luyện kĩ năng tổng hợp đã
thể hiện thực sự có hiệu quả.
Để việc hình thành cho trẻ 4 – 5 tuổi kĩ năng giải quyết vấn đề trong hoạt
động tự phục vụ đạt hiệu quả, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sư phạm:
Rất mong ngành giáo dục mầm non sẽ nghiên cứu và bổ sung nguồn tài liệu

hướng dẫn giáo viên về việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ trong
hoạt động tự phục vụ bao gồm: xác định mục tiêu, cụ thể hóa phương pháp, hình
thức, phương tiện rèn luyện và hình thành cho trẻ kĩ năng này bắt đầu từ 4 – 5
tuổi. Các tài liệu này cần được nghiên cứu, biên soạn một cách công phu và
khoa học, đồng thời xuất bản rộng rãi để giáo viên ở các vùng miền đều có cơ
hội tiếp cận. Bên cạnh đó cần có cả nguồn tài liệu cho phụ huynh hướng dẫn
dưới dạng trò chơi, bài tập, tình huống và được minh họa sống động nhằm giúp
phụ huynh thực hiện cùng con.
Trường mầm non cần đảm bảo về kiến trúc phòng lớp, trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi và các nguyên vật liệu cần thiết cho trẻ và giáo viên sử dụng. Nhà trường cần
mở các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học hỏi… cho giáo viên về
việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp giáo viên hiểu rõ bản chất kĩ
năng giải quyết vấn đề của trẻ và cách thức rèn luyện, hình thành cho trẻ kĩ năng
này. Đối với phụ huynh nhà trường cung cấp cho họ một số tài liệu thiết thực cũng
như các bảng thông báo, áp phích…hướng dẫn phụ huynh dạy cho con kĩ năng giải
quyết vấn đề ở gia đình nhằm hỗ trợ tích cực cho giáo viên.
Giáo viên mầm non cần xác đinh rõ mục tiêu hình thành kĩ năng giải quyết vấn
đề cho trẻ 4 – 5 tuổi là vô cùng cần thiết. Từ đó, giáo viên không ngừng học hỏi,
sáng tạo, tự nghiên cứu các tài liệu về vấn đề này để tìm ra các biện pháp phù
hợp nhất với lớp mình phụ trách. Giáo viên phải thường xuyên trao đổi, liên hệ
III.

-

-

-

19



Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

với phụ huynh không chỉ thông báo tình hình của con mà còn hướng dẫn phụ
huynh cách giáo dục con cái sao cho có sự thống nhất giữa gia đình và nhà
trường.
Về phía phụ huynh nên cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm tới con cái, nhất
là trong việc rèn luyện cho con kĩ năng tư phục nói chung và kĩ năng giải quyết
vấn đề trong hoạt động tự phục vụ nói riêng. Bên cạnh đó phụ huynh cần trau
dồi kiến thức thông qua tìm hiểu tài liệu, sách báo, tham dự các hội thảo của nhà
trường và trao đổi với giáo viên để chính bản thân phụ huynh sẽ là nhà giáo dục
tốt nhất đối với con của họ trong việc hình thành cho trẻ kĩ năng giải quyết vấn
đề.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về vấn đề “Hình thành một
số kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động tự phục vụ cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường trong
quá trình thực hiện sáng kiến trên. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp
lãnh đạo và của đồng nghiệp. Mong rằng sáng kiến của tôi sẽ có giá trị thiết
thực trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đánh giá của Ban Giám Hiệu

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thúy Hằng


20


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

-

-

-

-

Phụ lục 1
BÀI TẬP KHẢO SÁT TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CÁC BIỆN PHÁP
Bài tập 1: Giải quyết tình huống vẽ cây xanh nhưng bút chì bị gẫy
Chuẩn bị: bàn, giấy trắng, bút chì mày xanh (gẫy hoặc chưa gọt), gọt bút chì để
bên cạnh.
Cách tiến hành:
Đưa trẻ vào tình huống: Yêu cầu trẻ vẽ cây xanh
Thời gian trẻ thực hiện: 2 – 5 phút
Quan sát hành động của trẻ và ghi chép
Bài tập 2: Giải quyết tình huống dọn đồ chơi một mình trong lúc các bạn ra sân chơi
Chuẩn bị: Các loại đồ chơi, giáo để đồ,…
Cách tiến hành:
Đưa trẻ vào tình huống: Giờ ra chơi, các bạn trong nhóm chơi cảu trẻ chạy hết ra
sân mà không dọn đồ (giáo viên có thể đống vai các bạn).
Thời gian trẻ thực hiện: 2 – 5 phút
Quan sát hành động của trẻ và ghi chép
Bài tập 3: Xử lý tình huống trong truyện “Quả táo”

Chuẩn bị: 3 tranh minh họa trong truyện “Quả táo”
Cách tiến hành:
Kể truyện cho trẻ nghe, dừng ở đoạn ba con vật tranh cãi quả táo là của ai.
Hỏi trẻ: Con sẽ phân xử giúp các bạn như thế nào?
Thời gian cho trẻ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời: 2 phút
Ghi chép câu trả lời của từng trẻ.


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Phụ lục 2
BÀI TẬP KHẢO SÁT SAU KHI TIẾN HÀNH CÁC BIỆN PHÁP
Bài tập 1: Gải quyết tình huống lau miệng khi không tìm thấy khăn mặt ở vị trí
-

phơi khăn hàng ngày.
Chuẩn bị: Tráo đổi vị trí khăn mặt của trẻ (một số giấu biểu tượng khăn mặt vào
phía trong, một số phơi lên trên dây cao, một số bỏ vào chậu để khăn mặt bẩn,

-

để sẵn một chiếc ghế, một bịch giấy ăn gần khu phơi khăn.
Cách chuẩn bị: chọn thời điểm sau khi trẻ ăn trưa xong, trẻ thực hiện việc lâu
miệng như thói quen hàng ngày. Quan sát hành động của trẻ và ghi lại.
Bài tập 2: Giải quyết tình huống uống nước khi chi có nước nóng hoặc nước đá

-

lạnh
Chuẩn bị: nước nóng (khoảng 60 độ để trẻ không bị bỏng) đựng trong phích và


-

ấm, khay đá lạnh (viên đá nhỏ), cốc ướng nước, bàn.
Cách tiến hành: Sauk hi trẻ lau miệng xong yêu cầu trẻ ra uống nước. giáo viên
rót sẵn cốc nước nóng (hoặc nước lạnh), mỗi lần chỉ 3 – 4 trẻ uống nước để
tránh tình trạng lộn xộn. Nên cho một nửa số trẻ ban dầu uống nước nóng, một
nửa số trẻ ở lượt sau uống nước lạnh để nước đá tan chảy là vừa. Quan sát hành

-

động và ghi chép.
BÀi tập 3: Tìm dép
Chuẩn bị: Tráo đổi vị trí dép của trẻ
Cách tiến hành: yêu cầu trẻ tìm ra dép của mình, mỗi lượt 3 trẻ. Chọn thời điểm
trước giờ hoạt động ngoài trời hoặc thời gian trẻ đang được chơi tự do trong lớp.
Thời gian trẻ thực hiện là 6 phút. Quan sát và ghi chép kết quả


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Phụ lục 3
TRUYỆN VÀ PHIM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THỰC NGHIỆM
Truyện

Tên
Hành động GQVĐ mẫu
Con quạ thông minh Quạ gắp đá thả vào bình để nước dâng lên và
Quả táo
Những chiếc áo ấm


uống
Quạ, Nhím, Sóc và Gấu cùng chia nhau 1 quả táo
Mỗi lần thiếu một vật dụng để may áo, các bạn
đều nghĩ ra một người có khả năng để nhờ sự
giúp đỡ của người đó. Tất cả các bạn đã chung

Chiếc ô màu xanh

sức hoàn thành chiếc áo cho mùa đông
Trời mưa, ếch đã nghĩ ra cách bẻ những chiếc lá

Cứu quả trứng rùa

sen làm ô che cho mọi người
Trứng rùa bị rơi xuống hố sâu các bạn nhỏ trong
làng đã đổ những xô muối xuống cho trứng nổi

Kiến và chim bồ

lên và cứu được quả trứng giúp cho rùa mẹ
Bồ câu cứu Kiến bằng cách thả lá xuống làm

câu

thuyền. Kiến cứu Bồ câu bằng cách đốt vào chân
người thợ săn, làm cho thợ săn bắn trượt và Bồ

Hai con dê qua cầu


câu bay thoát
Dê đen và dê trắng tranh nhau qua cầu nên bị rơi
xuống nước. Bài học này dành cho những người

Bó đũa

không biết nhường nhịn
Những người con thi nhau bẻ cả bó đũa mà
không được. Người cha đã gợi ý cách bẻ từng
chiếc đũa. Và họ đã thực hiện được yêu cầu của

Lừa chở muối

cha
Chú lừa chở muối qua sông bị ngã làm tan chảy
hết muối. Chú ta thấy nhẹ nhõm hẳn nên lấy làm
vui sướng. Lần sau, lừa chở bông, chú ta nghĩ ra
cách làm cho bông nhẹ đi là giả vờ ngã xuống
nước. Ai ngờ bông thấm nước càng nặng hơn.
Chú lê từng bước mệt nhọc về nhà. Đây là bài
học dành cho kẻ lười biếng


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Gà trống và vịt bầu

Vịt bầu bị Gà trống chê bai là xấu xí, chân thì bèn
bẹt. Nhưng vịt không để bụng, vẫn tự hào về hình
dáng của mình và còn cứu Gà trống thoát chết


Phim

Ba người bạn
Lời hứa

đuối.
Ếch, chim sẻ, cào cào cõng nhau qua sông
Ông đã mượn tiền của cô bé bán vé để mua vé tàu
khi để quên ví ở nhà. Và ngay sau khi về đến nhà,
ông quay lại trả tiền cho cô bé bán vé để giữ lời

Chắp cánh ước mơ

hứa của mình
Bạn Nam khỏe mạnh có ước mơ thích được bay
lượn như chim, bạn Hùng bị liệt chỉ có ước mơ đi
lại như người bình thường. Hai bạn nghĩ ra cách:
Nam cõng Hùng chạy từ trên đồi xuống để thỏa

Vượt qua nỗi sợ hãi

mãn ước mơ của mình
Bạn trai rất sợ sấm sét. Bạn ấy đã sử dụng cách
nhìn thẳng vào sấm sét và hét to đáp trả tiếng

Chú sẻ nâu

sấm. Dần dần bạn ấy không sợ sấm sét nữa
Cả đoàn chim sẻ đã đoàn kết bay theo đàn để

tránh bị thiêu cháy khi bay qua sa mạc

Chuyện một cành

Không có gì để ăn, cả đàn đã đi tìm kiếm thức ăn
Một cành nho không thích quấn quýt vào các

nho

cành nho khác, chỉ thích đứng một mình. Nhưng
khi gió bão nổi lên, cành nho bị nghiêng ngả, có
nguy cơ bật cả gốc, nó đã bám vào các cành nho

khác để đứng vững
Đã dốc hết sức chưa Cậu bé đang đi bị vấp phải hòn đá to ngay trong
sân nhà mình, cậu đã dùng que bẩy hòn đá đi để
không ai vấp phải hòn đá đó nữa. Nhưng một
mình cậu không làm được, bố đã cùng làm với
Hãy bước lên

cậu bé
Chú lừa bị rơi xuống hố. Khi người chủ và hàng
xóm của ông đổ đất xuống định chôn chú lừa, chú


Đề tài:“Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tự phục vụ”

Than đen và áo

ta đã bước chân lên đất đá để tự cứu mình

Khi bị Hùng trêu chọc, cậu bé ước Hùng gặp đen

trắng

đủi cho bõ tức. Bố cậu bé gợi ý cho cậu xả cơn
giận là ném than đen vào áo trắng, coi áo trắng
như người bạn đáng ghét kia. Cậu bé làm xong
thì người cũng bị than làm cho lấm lem. Cậu hiểu
ra và tha thứ cho bạn Hùng


×