Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

SKKN đổi mới dạy học THEO CHỦ đề THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 64 trang )

SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Phần một: Mở đầu..................................................................2
I. Lí do chọn đề tài.............................................................2
II. Mục đích nghiên cứu......................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu....................................................3
IV. Phạm vi nghiên cứu........................................................3
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................3
VI. Phương pháp nghiên cứu...............................................3
Phần hai: Nội dung.................................................................4
I. Giải pháp cũ thường làm................................................4
II. Giải pháp mới cải tiến....................................................4
III. Hiệu quả dự kiến đạt được.............................................41
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng......................................41
Phần ba: Kết luận...................................................................43
Tài liệu tham khảo..................................................................45
Phụ lục.....................................................................................46

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong phương pháp dạy học truyền thống, nội dung kiến thức của bài giảng, các
chủ đề học tập được thiết kế, phân chia thành những đơn vị kiến thức khá cụ thể, trọn
vẹn, tương đối độc lập và sắp xếp một cách tuần tự phù hợp với tiến trình phát triển
1




SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

của việc lĩnh hội kiến thức của người học. Điều này có nhiều thuận lợi cho việc tổ
chức dạy học theo kiểu lớp - bài cũng như việc thống nhất trong công tác quản lí dạy
học và phân bổ chương trình mang tính pháp lệnh như hiện nay. Nhưng chính sự phân
chia này cũng gây ra những khó khăn, hạn chế nhất định trong quá trình dạy học. Cụ
thể, sự phân chia kiến thức cũng như cách dạy học vô tình làm cho các đơn vị kiến
thức mang tính độc lập tương đối với nhau, các kiến thức học sinh thu nhận được trở
nên chắp vá, rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức là khó khăn, không bền vững và xa
rời thực tiễn.
Phương pháp dạy học theo chủ đề ở cấp THPT là sự tích hợp kiến thức, làm cho
kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung học những
ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp
dẫn hơn, nó đã “thổi hơi thở” của cuộc sống ngày hôm nay vào những kiến thức cổ
điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
Sau khi được dự các lớp tập huấn do Sở GD & ĐT Quảng Ninh tổ chức, được sự
định hướng của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên bộ môn Vật lý trường THPT
Đông Triều đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và đã đạt
được hiệu quả rõ rệt như trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy được nâng lên,
học sinh học tập chủ động, hứng thú…
Từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy, tôi nghiên cứu đề tài
với tên gọi: “Dạy học theo chủ đề hiệu quả trong giảng dạy môn Vật lý THPT ”.
Mong được sự trao đổi, góp ý của các đông chí lãnh đạo, của các đông nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này đi vào nghiên cứu làm thế nào để xây dựng được một chủ đề trong

chương trình dạy học vật lý, đông thời xây dựng tiến trình, phương pháp giảng dạy
một số chủ đề sao cho đạt được hiệu quả dạy học:
1. Phát huy được tính chủ động, tự tin, tự khẳng định, tự thúc đẩy và tự vận động
của người học, xu hướng năng động và cải biến của hành động học tập.
2. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính
độc đáo của cá nhân.
3. Khai thác được các phương tiện, công cụ học tập.
4. Đảm bảo được tính mềm dẻo và thích ứng cao của giáo dục đối với người học,
với đặc điểm cá nhân và nhân cách của họ (nhu cầu, tình cảm, giá trị, mục đích).
5. Rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đông, tính hợp tác
trong việc giải quyết vấn đề.
6. Hệ thống kiến thức được lưu giữ chặt chẽ, gắn với thực tiễn cuộc sống, thiết
thực với việc học tập của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

Học sinh khối 10, 11, 12 và giáo viên dạy môn Vật lí trường THPT Đông Triều
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xây dựng được một chủ đề theo phương pháp dạy học theo chủ đề môn Vật Lí THPT,
Chủ đề “Ứng dụng công thức cộng véc tơ - Vật lí 10”
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tiếp cận dạy học theo chủ đề ở cấp THPT, giáo viên dạy theo một chủ đề thống
nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần chương trình học.
Tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới
nhiều chiều, tích hợp vào nội dung bài học những ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông

dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn nhờ tìm kiến thức trên
internet, sách báo...về nội dung có liên quan.
Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ từ
các đông nghiệp.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến đề tài, cụ thể:
- Giáo viên cần xác định kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, các kiến thức cần
dạy nằm trong một cấu trúc tổng thể có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, việc nhận thức
của học sinh đối với những kiến thức đó được định hướng một cách logic dựa trên hệ
thống câu hỏi từ những câu hỏi khái quát cho đến những câu hỏi bài học và câu hỏi nội
dung.
- Kiến thức mang đến cho học sinh gần gũi với thực tiễn, quá trình học tập không
gượng ép, mà tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo triển vọng học tập, nuôi dưỡng tính sẵn
sàng, tình cảm, tính tích cực, ý chí, kể cả bản năng của người học để đạt mục đích học
tập và phát triển cá nhân.
2. Phương pháp điều tra học sinh:
Qua trò chuyện, qua bài kiểm tra đánh giá, qua sản phẩm của học sinh sau một số
giờ học.
3. Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm ở các giờ dạy trên lớp của bản thân.

3


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

PHẦN HAI: NỘI DUNG

I. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm gắn liền với các hiện tượng thực tế trong tự
nhiên, trong đời sống, một số hiện tượng có thể được lí giải bởi các kiến thức tương
đông hoặc có liên quan mật thiết với nhau. Trong dạy học vật lý các giáo viên đã luôn
cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy, liên hệ thực tế sao cho bài học đạt hiệu quả
cao nhất.
Hiện nay Bộ giáo dục đã cho phép giáo viên có thể linh động phân phối lại các
tiết học, các kiến thức sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được chuẩn kiến thức, tuy
nhiên do phân phối chương trình và bố cục bài học trong sách giáo khoa từ xưa tới nay
vẫn luôn được coi là pháp lệnh để giáo viên lên lớp, nhiều giáo viên do tính cách thụ
động, tâm lí ngại tìm tòi, sáng tạo hay các lí do khác, lại kết hợp thêm không có sẵn
nguôn tài liệu một cách chi tiết, phong phú nên vẫn luôn dạy học tuân thủ tiến trình
4


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

các bài học trong sách giáo khoa mặc dù một số bài học có tính tương đông hoặc liên
quan đến nhau nhưng được sắp xếp giảng dạy cách nhau bởi các bài học khác ít liên
quan hoặc độc lập với nhau. Theo cách dạy học này vô tình làm cho các đơn vị kiến
thức mang tính độc lập tương đối với nhau, các kiến thức học sinh thu nhận được trở
nên chắp vá, rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức là khó khăn, không bền vững và xa
rời thực tiễn.
Vậy làm thế nào để các kiến thức cần dạy có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, để học
sinh nắm được kiến thức một cách tổng thể, tinh giản, chặt chẽ và phát triển tư duy cao
nhất?
II. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN
1. Dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện
đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là
hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các
nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp
học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp
học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có
tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với quan điểm học sinh là trung tâm, và
nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Theo mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết
những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Họ
thu thập thông tin từ nhiều nguôn kiến thức. Việc học của họ thực sự có giá trị và nó
kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học
sinh được tạo điều kiện minh họa kiến thức họ vừa nhận được và đánh giá họ học được
bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Thông qua cách tiếp cận này, vai trò của giáo
viên là hướng dẫn, chỉ bảo hơn là quản lí trực tiếp học sinh làm việc.
2. Các bước biên soạn chủ đề:
Trước hết phải xác định được:
a) Xác định mục tiêu của chủ đề
b) Xác định nội dung chủ đề
c) Xác định hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh
d) Xác định phương tiện dạy học sử dụng trong chủ đề dạy học
e) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của chủ đề
g ) Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện chủ đề
Các bước biên soạn:

5


SKKN 2019-2020


GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

Bước 1: Đưa ra chủ đề
Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của chủ đề
Bước 2: Nghiên cứu chủ đề
Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Đưa ra phương pháp, đánh giá chọn phương án tối ưu
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thảo luận, hoạt động nhóm
+ Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ dạy: như tranh ảnh, video
clip…
+ Phương pháp dùng lời nói (giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu)
+ Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Bước 4: Vận dụng
Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề tương tự.
Các kiến thức cần truyền đạt cho học sinh được khai thác từ những chủ đề học
tập mà nội dung của nó có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên
ngành khác nhau.
Các kiến thức cần dạy nằm trong một cấu trúc tổng thể có sự liên hệ chặt chẽ với
nhau, việc nhận thức của học sinh đối với những kiến thức đó được định hướng một
cách logic dựa trên hệ thống câu hỏi, từ những câu hỏi khái quát cho đến những câu
hỏi bài học và câu hỏi nội dung.
Phương thức chủ đạo là dựa trên những câu hỏi định hướng, những yêu cầu đă
được thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, người học có thể tự hoạt động cá nhân để
nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự biểu hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn
thiện trong môi trường luôn được kích thích động cơ và đảm bảo tối đa quyền tự do
trong lựa chọn, quyết định, ứng xử, hoạch định, làm việc, thay đổi, cải thiện trong các
yếu tố học tập.

3. Các chủ đề cụ thể được nghiên cứu
CHỦ ĐỀ 1 “ỨNG DỤNG CÔNG THỨC CỘNG VÉC TƠ – VẬT LÍ 10”
I.1- GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Theo phân phối chương tŕnh Vật lí 10 hiện tại, khi giảng dạy 02 bài “Tính tương
đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc” học ở chương I “Động học chất
điểm”, còn bài ‘Tổng hợp và phân tích lực – Điều kiện cân bằng của chất điểm” học ở
chương II “Động lực học”. Đây là 02 bài dạy có nội dung kiến thức toán học tương
đông là đều sử dụng công thức cộng véc tơ nhưng được phân phối ở hai chương khác
nhau và cách nhiều bài. Hơn nữa bài “Tính tương đối của chuyển động - Công thức
6


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

cộng vận tốc” trong chương I tương đối độc lập với các bài còn lại của chương nên khi
giảng dạy giáo viên và học sinh đều gặp phải những khó khăn về mặt nội dung, về
logic hình thành cũng như phương pháp tiếp cận từng đơn vị kiến thức, do đó hiệu quả
dạy học hai bài trên chưa cao.
I.2- GỢI Ý GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ :
ỨNG DỤNG CÔNG THỨC CỘNG VECTO (4 TIẾT)
*Xác định mục tiêu dạy học chung của chủ đề
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ
quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển
động cùng phương.

- Phát biểu được: định nghĩa lực, định nghĩa phép tổng lực và phép phân tích lực.
- Nắm được quy tắc hình bình hành.
- Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.
2. Kỹ năng:
- Giải được một số bài toán cộng vận tốc
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
- Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đông quy hoặc để
phân tích một lực thành hai lực đông quy.
3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực học hợp tác nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
...........................................................................................................................................
TIẾT 9 (PPCT): TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC
CỘNG VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là
hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các
chuyển động cùng phương.
2. Kỹ năng : - Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của
chuyển động.
7



SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu học tập được giao;
- Phân tích nhiệm vụ học tập để tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin hợp lí,
hiệu quả;
- Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác;
- Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị kiến thức liên quan đến bài học về cộng vecto
Chuẩn bị một số trường hợp thực tế về tính tương đối của chuyển động
Chuẩn bị một quả banh nỉ để làm ví dụ
2. Học sinh:
Ôn lại tính tương đối của chuyển động đã học ở lớp 8
Ôn lại kiến thức về hệ quy chiếu, cộng trừ vec tơ
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
Chủ đề gôm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn
đề: Từ những tình huống thực tiễn được lựa chọn, qua việc mô tả hay làm thí nghiệm,
giáo viên tổ chức cho HS phát biểu được vấn đề nghiên cứu về tính tương đối của
chuyển động . Tiếp đến, giáo viên tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu để lĩnh hội các
kiến thức về tính tương đối của chuyển động. Sau đó giáo viên tổ chức cho HS đề xuất
các phương án thí nghiệm kiểm chứng và thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng. Cuối
cùng GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ứng dụng các nội dung đã học trong thực tiễn.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Hoạt động


Khởi động

Hoạt động 1

Hình thành Hoạt động 2
kiến thức

Tên hoạt động

Thời
lượng dự
kiến

Tình huống xuất phát vấn đề

5 phút

Hình thành các kiến thức bằng con đường 20 phút
lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu để lĩnh hội các kiến
thức về về tính tương đối của chuyển
động

Luyện tập

Hoạt động 3

Hệ thống hóa kiến thức. Hệ thống bài 10 phút
tập về về tính tương đối của chuyển

động.

Vận dụng

Hoạt động 4

Vận dụng vào thực tiễn: Giải bài tập về 5 phút
tính tương đối của chuyển động

Tìm tòi, mở Hoạt động 5

“Em có biết”. Vận tốc ánh sáng .

5 phút
8


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động : Tạo tình huống học tập về tính tương đối của chuyển
động
a) Mục tiêu hoạt động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về tinh thần và nhiệm vụ
+ Ôn lại các kiến thức đã học : về chuyển động cơ , chuyển động thẳng đều
Đặt VĐ vào bài :
+ Một diễn viên xiếc đứng trên lưng một con ngựa đang phi , tay quay tít một

cái gậy , ở hai đầu có hai ngọn đuốc . Đối với diễn viên đó thì ngọn đuốc chuyển động
tròn . Còn đối vói khán giả thì sao ?
+ Một nười đang đứng trong toa tàu chuyển động ném một quả bóng lên cao .
Hãy xác định quỹ đạo của quả bóng đối với một hành khách khác trên tàu và đối với
một người đứng bên đường ?
b) Nội dung hoạt động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV.
c) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
của giáo viên
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác
định.
d) Dự kiến sản phẩm – đánh giá: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh.
- Hình dạng quy đạo của vật trong hai trường hợp
- Kết luận .
* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức)
I. Khảo sát tính tương đối của chuyển động
a) Mục tiêu hoạt động
+ Kết luận được hình dạng quỹ đạo của vật trong các hệ quy chiếu khác nhau
+ Kết luận được vận tốc của vật trong các hệ quy chiếu khác nhau
b) Nội dung hoạt động

9


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- GV đưa ra một sô câu hỏi và yêu cầu học sinh làm theo
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau:
Nhận xét chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe và người
đứng bên đường?
- Kết luận gì về hình dạng của quỹ đạo chuyển động?
- Chốt lại tính tương đối của quỹ đạo chuyển động
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Khi ngồi trên xe buýt, giả sử đang chạy đều với tốc
độ 40km/h. Khi đó vận tốc của ta đối với xe buýt là bao nhiêu? Đối với cây bên
đường là bao nhiêu?
- Vậy em có kết luận gì về vận tốc của vât?
- Kết luận về tính tương đối của vận tốc
c) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Các nhóm quan sát trong thực tế hình ảnh chuyển động của đầu van xe đạp đối với
người ngồi trên xe và người đứng bên đường rồi đưa ra câu trả lời
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp
kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học
sinh.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
d) Dự kiến sản phẩm – đánh giá: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
1) Tính tương đối của quỹ đạo: Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ
quy chiếu khác nhau thì khác nhau

2) Tính tương đối của vận tốc : Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ quy
chiếu khác nhau thì khác nhau
* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
II. Công thức cộng vecto, công thức cộng vận tốc
a) Mục tiêu:
- Hình thành được công thức cộng vận tốc.
- Vận dụng được công thức cộng vecto, cộng vận tốc giải được một số bài toán xảy ra
quanh cuộc sống
10


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

b) Nội dung:
Giáo viên đưa ra bài toán thuyền chạy xuôi dòng nước để hình thành công thức
cộng vận tốc
c) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau :
+ Thế nào là hệ quy chiếu đứng yên , hệ quy chiếu chuyển động

GV đưa ra bài toán : Chiếc xuồng có vận tốc đều trên mặt nước yên lặng là 30km/h.
Chiếc xuồng này chuyển động trên dòng nước chạy với tốc độ 10km/h.
Tính vận tốc của xuồng?
+ Yêu cầu HS xác định các vận tốc tuyệt đối , tương đối , kéo theo
HS đưa ra công thức cộng vận tốc
- Nếu như xuồng chuyển động xuôi dòng nước thì vận tốc của xuồng được tính
như thế nào?
- Nếu như xuồng chuyển động ngược dòng nước thì vận tốc của xuồng được
tính như thế nào?
- Nếu như xuồng chuyển động có hướng vuông góc với dòng nước thì vận tốc
của xuồng được tính như thế nào?
d) Dự kiến sản phẩm:
1) Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động:
- Hệ quy chiếu gắn với vật mốc đứng yên là hệ quy chiếu đứng yên
- Hệ quy chiếu gắn với vật mốc chuyển động là hệ quy chiếu chuyển động
2) Công thức cộng vecto – cộng vận tốc.
Bổ trợ toán học:

Trong toán học, một vectơ là một phần tử trong một không gian vectơ,
được xác định bởi ba yếu tố: điểm đầu (hay điểm gốc), hướng (gôm phương và chiều)
và độ lớn (hay độ dài).
Vectơ hướng từ A đến B
uuur

Độ lớn của vectơ AB trong hình học được đo bằng độ dài đoạn thẳng
uuur
AB, kí hiệu giống như kí hiệu giá trị tuyệt đối: AB đọc là độ dài của vectơ AB.


Hệ thức lượng trong tam giác vuông

AB
CA
AB
+ tan  
CB

+ sin  



A

CB
CA
CB
+ cot  
AB

+ cos  

C




B

Hệ thức lượng trong tam giác thường
+Định lý hàm sin:


sin A sin B sin C


a
b
c

B

+ Định lý hàm cosin:

c

A

a
b

11

C


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

a2 = b2 + c2 - 2b.c.cos A
b2 = a2 + c2 - 2a.c.cos B
c2 = a2 + b2 - 2a.b.cos C


Phép cộng hai vectơ
r r
r r r
r
Cho hai vectơ a , b gọi c = a + b là vectơ tổng của hai vectơ đó thì c được xác
định theo quy tắc hình bình hành (hay quy tắc cộng 3 điểm hay quy tắc trung tuyến).
r r
Gọi α là góc giữa hai vectơ a , b thì theo định lí hàm số cosin ta có: r
a
c 2 a 2  b 2  2ab cos 
r r
c  ab
+Nếu a , b cùng hướng thì:

r r

+ Nếu a , b ngược hướng thì:

r r
+ Nếu a , b vuông góc thì:

+ Nếu a = b thì:

O

c  a b

c2  a 2  b2


c  2a cos
2



r
c

r
b

Công thức cộng vận tốc.

uur uur uur
v13   v12  v23 (1)

± Độ lớn:



uur

uur





uur


uur



a. Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều v12 ��v23 :
v13  v12    v 23

b. Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều v12 ��v23 :
v13  v12  v23

* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về tính tương đối
của chuyển động .
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về công thức cộng vận tốc
- Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về công thức cộng
vận tốc .
c) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở.
12



SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- Yêu cầu làm việc nhóm, Nêu ra phương pháp chung để giải bài tập về tính tương
đối của chuyển động .
- Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
d) Sản phẩm - đánh giá:
- Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 4 (Vận dụng vào thực tiễn): Giải bài tập về tính tương đối của chuyển
động
a) Mục tiêu:
- Giải được các bài tập đơn giản về tính tương đối của chuyển động .
b) Nội dung:
- GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn.
- Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu.
c) Tổ chức hoạt động:
- Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp giải các bài tập 6, 7, 8 - trang 38 SGK .

d) Sản phẩm - Đánh giá:
- Bài giải của học sinh.
*Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Yêu cầu HS xem mục “Em có biết”. Vận tốc ánh
sáng .
a) Mục tiêu:
- Nêu được vận tốc ánh sáng đối với người đứng bên đường và người lái xe .
- Kết luận về vận tốc ánh sáng trong các hệ quy chiếu khác nhau
13


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- Nêu được công thức cộng vận tốc không đúng cho trường hợp các vật chuyển
động với vận tốc rất lớn .
b) Nội dung:
Đưa ra giá trị của vận tốc ánh sáng
c) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện

về nhiệm vụ này.
- HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
d) Sản phầm - Đánh giá: Bài làm của học sinh.
* Đánh giá:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (tiết 2)
BÀI TẬP

TIẾT 10 (PPCT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được tính tương đối của quỹ đạo, tính tương đối của vận tốc.

14


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- Nắm được công thức công vận tốc.
- Phương pháp giải bài tập
2. Kỹ năng :
- Vận dụng tính tương đối của quỹ đạo, của vận tốc để giải thích một số hiện tượng.
- Sử dụng được công thức cộng vận tốc để giải được các bài toán có liên quan.
3. Năng lực cần hình thành

- Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu học tập được giao;
- Phân tích nhiệm vụ học tập để tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin hợp lí,
hiệu quả;
- Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác;
- Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị kiến thức liên quan đến bài học
Chuẩn bị bài tập, chuẩn bị phiếu học tập
2. Học sinh:
Ôn lại tính tương đối của chuyển động đã học
Ôn lại kiến thức về hệ quy chiếu, cộng trừ vec tơ
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

Hoạt động

Khởi động

Hoạt động 1

Hình thành Hoạt động 2
kiến thức
Hoạt động 3
Luyện tập
Vận dụng

Hoạt động 4

Tìm tòi, mở Hoạt động 5
rộng


Tên hoạt động

Thời
lượng dự
kiến

Tình huống xuất phát vấn đề

5 phút

Các bước làm bài tập về công thức cộng 20 phút
vecto – cộng vận tốc
Hệ thống hóa kiến thức bằng bài tập 10 phút
minh họa
Vận dụng vào các bài tập vận dụng 5 phút
thấp , vận dụng cao
Mở rộng , giao về nhà

5 phút

Hoạt động 1: Khởi động : Tạo tình huống học tập
a) Mục tiêu hoạt động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về tinh thần và nhiệm vụ
+ Kiểm tra các kiến thức đã học : về chuyển động cơ , tính tương đối của
chuyển động và công thức cộng vận tốc.
b) Nội dung hoạt động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV.
PHIẾU HỌC TẬP
15



SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

? Tính tương đối của chuyển động thể hiện như thế nào?
? Hãy lấy ví dụ minh họa tính tương đôi của chuyển động?
? Viết công thức cộng vận tốc và biện luận?
c) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
của giáo viên
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác
định.
d) Dự kiến sản phẩm – đánh giá: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh.
- Kết quả phiếu học tập – chữa
- Kết luận .
* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức)
I. Các bước giải bài toán về công thức cộng vận tốc
a) Mục tiêu hoạt động
+ Thảo luận các bước giải bài toán về công thức cộng vận tốc

+ Kết luận các bước giải
b) Nội dung hoạt động
Véc tơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo



theo
v1,3 v1, 2  v 2,3
Trong đó:
1 - Ứng với vật chuyển động (CĐ).
2 - Ứng với hệ quy chiếu chuyển động.
3 - Ứng với hệ quy chiếu đứng yên.
v13: Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với HQC đứng yên.
v12: Vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với HQC chuyển động.
v23: Vận tốc kéo theo là vận tốc của HQC chuyển động đối với HQC đứng yên.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Tìm hiểu đề bài: Nghiên cứu đề bài, tóm tắt bằng ký hiệu vật lí
16


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- Bước 2: Xác lập mối liên hệ: phân tích đề bài
+ Các chuyển động cùng phương: chọn chiều dương là chiều vật chuyển động.
r
r
v , v cùng phương, cùng chiều:
v1,3  v1,2  v2,3

 1,2 2,3


r
r
v1,2 , v2,3 cùng phương, ngược chiều:

v1,3  v1,2  v2,3

+ Các chuyển động khác phương: Biểu diễn các vectơ vận tốc theo đề bài.
r
r
2
2
2
v1,2 , v2,3 vuông góc:
v1,3
 v1,2
 v2,3



r
r
2
2
2
v1,2 , v2,3 hợp nhau một góc  : v1,3
 v1,2
 v2,3

 2v1,2 v2,3 cos 

( chú ý: nếu là hướng chuyển động-> vận tốc tương đối, kết quả chuyển động ->
vận tốc tuyệt đối)
- Bước 3: Giải tìm ra kết quả: kết hợp các công thức vật lý và toán học tìm từng đại
lượng trong công thức cộng vận tốc, cuối cùng thay các giá trị vào công thức tổng quát
tìm ra đại lượng theo yêu cầu của đề bài.
- Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả và kết luận: kiểm tra tính toán đã chính xác
chưa, giải quyết hết yêu cầu bài toán đặt ra chưa, kết quả có phù hợp thực tế không và
kiểm tra thứ nguyên của các đại lượng vật lí đã tìm.
c) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp
kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học
sinh.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
d) Dự kiến sản phẩm – đánh giá: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
* Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn
của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu
cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hệ thống hóa kiến thức bằng bài tập minh họa
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về tính tương đối

của chuyển động .
b) Nội dung:

17


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

- Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về công thức cộng
vận tốc .
c) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ bằng phiếu học tập
- Yêu cầu làm việc nhóm, giải bài tập về tính tương đối của chuyển động .
- Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
Phiếu học tập số 2:
Bài 1: Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với vận tốc 40km/h. Một ô tô B đuổi
theo ô tô A với vận tốc 60km/h. Xác định vận tốc của ô tô A đối với ô tô B và của ô tô
B đối với ô tô A.
Bài 2: Một chiếc thuyền buôm chạy ngược dòng sông sau 1 giờ đi được 10km. Một
khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được

100
m. Vận tốc của thuyền buôm so
3

với nước bằng bao nhiêu?
d) Sản phẩm - đánh giá:
- Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.

- Chuẩn hóa kiến thức:
Bài 1: Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với vận tốc 40km/h. Một ô tô B đuổi theo ô
tô A với vận tốc 60km/h. Xác định vận tốc của ô tô A đối với ô tô B và của ô tô B đối với ô tô
A.

Nhận xét
Học sinh (HS) thường không xác định
được đâu là vận tốc tuyệt đối, tương đối
và kéo theo và dạng bài gì? Mối liên hệ
giữa v1,2 và v2,1
1: A
2: B
3 : đường
Chuyển động trên một đường thẳng, xe B
đuổi theo xe A.
 Chuyển động cùng phương, cùng
chiều.
Tóm tắt:
V1,3=40km/h
V2,3=60km/h
V1,2= ?
V2,1= ?

Gợi ý :
- Xác định vật chuyển động ?
- 2 xe chuyển động trên một đường
thẳng  CĐ cùng phương hay khác
phương ?
Giải
Gọi: vận tốc của A với đường: v1,3

vận tốc của B với đường: v2,3
vận tốc của A với ôtô B: v1,2
Chọn chiều dương là chiều chuyển
động của A:
r
r
r
v1,3  v1,2  v2,3
Ta có:


v1,3  v1, 2  v 2,3

 v1,3  v1,2  v2,3 = 40 - 60 = -20(km/h)

v2,1 = - v1,2 = 20(km/h)
Bài 2: Một chiếc thuyền buôm chạy ngược dòng sông sau 1 giờ đi được 10km. Một
khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được

100
m. Vận tốc của thuyền buôm so với
3

nước bằng bao nhiêu?

Nhận xét
Gợi ý :
HS có thể không biết gỗ trôi theo dòng - Gỗ không thể tự CĐ được, vậy vận
18



SKKN 2019-2020

sông thì vận tốc gỗ cũng là vận tốc nước.
HS gặp khó khăn trong đổi đơn vị.
1: thuyền 2: nước 3 : bờ
Thuyền buôm chạy ngược dòng
 Chuyển động cùng phương, ngược
chiều.
Tóm tắt:
V1,3=10km/h
100
m
V2,3= 3 =2km/h
1 ph

V1,2= ?

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

tốc của gỗ là vận tốc của đại lượng
nào?
- Nhận xét về phương chuyển động?
Giải
Gọi: vận tốc của thuyền với bờ: v1,3
vận tốc của nước với bờ: v2,3
vận tốc của thuyền với nước: v1,2
r
r
r

Ta có: v1,3  v1,2  v2,3
Do thuyền chạy ngược dòng
nên



v1,3  v 2,3

v  v v

 1,3 1,2 2,3
v1, 2  v1,3  v 2,3


v1,2 = 10 + 2 = 12km/h
Hoạt động 4 (Vận dụng vào thực tiễn): Giải bài tập về tính tương đối của chuyển
động
a) Mục tiêu:
- Giải được các bài tập mức độ vận dụng tháp – cao về tính tương đối của chuyển
động .
b) Nội dung:
- GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn.
- Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu.
c) Tổ chức hoạt động:
- Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng..
d) Sản phẩm - Đánh giá:
- Bài giải của học sinh.
Bài3.Một ca nô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36km
mất khoảng thời gian 1 giờ 30 phút. Vận tốc dòng chảy là 6km/h.
a/ Tính vận tốc của ca nô đối với dòng chảy.

b/ Tính khoảng thời gian ngắn nhất để chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về bến A.

Nhận xét
HS phải nhớ các công thức liên quan :
s=v.t, đổi đơn vị phút sang giờ.
HS thường nhằm lẫn khi xuôi dòng và
ngược dòng. (quãng đường như nhau
nhưng vận tốc tuyệt đối là khác nhau)
1: ca nô
2: nước
3 : bờ
-> Chuyển động cùng phương.
Tóm tắt:
s=36km
A->B: xuôi dòng; tAB= 1h30ph = 1,5h

Gợi ý :
- Khi xuôi dòng  chuyển động cùng
phương, cùng chiều.
- Khi ngược dòng  chuyển động cùng
phương, ngược chiều.
Giải
Gọi: vận tốc của ca nô với bờ : v1,3
vận tốc của nước với bờ : v2,3
vận tốc của ca nô với nước: v1,2
r
r
r
v1,3  v1,2  v2,3
Ta có:

Chọn chiều (+) là chiều CĐ của ca nô
a/ A->B: ca nô chạy xuôi dòng:
19


SKKN 2019-2020

V2,3=6km/h
a/ V1,2= ?
b/ B->A: ngược dòng; tBA=?

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh
r
r
v1,2 ��v2,3



v1,3  v1, 2  v 2,3
v1,3 

s
t AB



36
 24km / h
1,5


� v1,2  v1,3  v2,3  24  6  18km / h

b/ B->A canô chạy ngược dòng:
r
r
v1,2 ��v2,3

 v '1,3  v1,2  v2,3  18  6  12km / h
Thời gian ngắn nhất để canô chạy ngược
dòng chảy từ bến B về bến A là:
t BA 

s 36
  3(h)
v '1,3 12

*Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá
trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng):
a) Mục tiêu:
- Nêu được công thức cộng vận tốc trong bài toán thực tế
b) Nội dung:
Bài 4: Một chiếc phà luôn hướng mũi theo phương vuông góc với bờ sông chạy sang
bờ bên kia với vận tốc 10km/h đối với nước sông. Biết nước sông chảy với vận tốc
5km/h. Xác định vận tốc của phà đối với một người đứng trên bờ.
c) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện về nhà.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện
về nhiệm vụ này.

- HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
d) Sản phầm - Đánh giá: Bài làm của học sinh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (tiết 3)
Tiết 11 (PPCT) BÀI: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa tổng hợp và phân tích lực, quy tắc hình bình hành,
20


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

điều kiện cân bằng của một chất điểm;
- Nhận biết được các bước của phương pháp TN.
2. Kỹ năng
- Vẽ được hình về phép tổng hợp lực, xác định độ lớn và hướng của hợp lực;
- Vẽ được hình về phép phân tích lực, xác định độ lớn và hướng của các lực
thành phần;
- Lắp đặt thí nghiệm và thực hiện các thao tác thí nghiệm để tìm hiểu về quy
tắc hình bình hành.
3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Năng lực học hợp tác nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
-Tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức để giải bài tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
-Thí nghiệm.
- Tranh ảnh.
- Các lực kế hoặc quả nặng để hỗ trợ các nhóm xây dựng thí nghiệm.
- Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
- Có thể tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà (khúc gỗ,
tấm kim loại, dây cao su...)
- Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà
trường).
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

Hoạt động
Khởi động

Hoạt động 1

Tên hoạt động
Tổ chức tình huống có vấn đề
1.Nhắc lại khái niệm về lực, cân bằng lực

Hình thành kiến
Hoạt động 2
thức


2.Tìm hiểu về tổng hợp lực

Thời
lượng dự
kiến
5phút
5 phút
12 phút

3.Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất
2 phút
điểm
4.Tìm hiểu phép phân tích lực

5phút
21


SKKN 2019-2020

Luyện tập
Vận dụng
Tìm tòi mở rộng

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

Hoạt động 3
Hoạt động 4


Hoạt động 5

8phút
Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập 5 phút
vận dụng
Tìm hiểu vai trò tổng hợp và phân tích
lực trong đời sống, kĩ thuật (làm việc ở 3 phút
nhà và báo cáo thảo luận ở lớp)

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu hoạt động
Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề tổng
hợp và phân tích lực và đặt được các câu hỏi để nghiên cứu vấn đề đó.
b) Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát.
GV mô tả tình huống thông qua một video clip về chẻ củi (không sử dụng nêm) và
một video clip (với tốc độ đủ chậm) về chẻ củi khi dùng chiếc nêm.
Câu lệnh 1: Các em có cách nào giúp cậu bé chẻ được củi?
Câu lệnh 2:Vì sao dùng nêm sẽ chẻ được thanh củi lớn?
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng đại diện.
- GV đặt vấn đề bằng cách cho học sinh quan sát video, hướng dẫn học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó
HS thảo luận nhóm với các bạn xung quanh để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự
đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào bảng.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ
giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
d) Sản phẩm hoạt động:
Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những

đánh giá cho các nhóm.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Nhắc lại khái niệm về lực, cân bằng lực
a) Mục tiêu hoạt động
Nêu định nghĩa của lực, các lực cân bằng và đặc điểm của hai lực cân bằng.
b) Nội dung hoạt động:

22


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

c)

Gợi ý tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS làm việc độc lập, thực hiện yêu cầu ở phiếu học tập số 1 được
minh họa ở hình và trình bày kết quả.
GV nhận xét, yêu cầu HS phát biểu chính xác kiến thức của mục I và nhấn
mạnh: dùng khái niệm “gia tốc” thay cho “biến đổi chuyển động” như đã học ở trung
học cơ sở.
d) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào các báo cáo kết
quả thông qua phiếu học tập và thảo luận nhóm để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tổng hợp lực
a) Mục tiêu hoạt động
Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, quy tắc hình bình hành.
Nhận biết được các bước của phương pháp TN.
b) Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Bố trí TN như hình

 Gọi một HS lên bảng vẽ các lực căng
r
r
dây F1 và F2 theo tỷ lệ xích chọn trước.

r

r

HS lên bảng vẽ các lực căng dây F1 và F2

23


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh

r

 Gọi một HS lên bảng vẽ lực F3 và
r
r
lực F cân bằng với F3 .
r

Yêu cầu HS nhận xét vai trò của F so
r
r
với F1 và F2 .

r

r

HS lên bảng vẽ lực F3 và lực F cân bằng với
r
F3 như hình

Thông báo định nghĩa tổng hợp lực

c) Gợi ý tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS làm việc độc lập, thực hiện câu hỏi SGK
d) Sản phẩm hoạt động:Vở ghi của học sinh.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm
a) Mục tiêu hoạt động
Phát biểu điều kiện cân bằng của một chất điểm
b) Nội dung hoạt động
r r
r
Câu lệnh: Hãy tìm hợp lực của F1 , F2 và F3 ở thí nghiệm trên?
GV nhận xét câu trả lời của HS, từ đó rút ra kết luận về điều kiện cân bằng của chất
r r
r
r
r

điểm: F = F1 + F2 + F3 +...= 0
b) Tổ chức hoạt động:
Thảo luận nhóm – kĩ thuật khăn trải bàn
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào các báo cáo kết
quả thông qua phiếu học tập và thảo luận nhóm để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu phép phân tích lực
a) Mục tiêu hoạt động
Xác định được phương của các lực thành phần. Vẽ được hình diễn tả phép
phân tích lực và tính được độ lớn của các lực thành phần.
b) Nội dung hoạt động
r
Câu lệnh 1: Lực F3 gây ra những tác dụng gì đối với các dây MO, NO?
r r'
r'
Câu lệnh 2: Nhận xét về mối liên hệ giữa F3 , F1 và F2
Câu lệnh 3: Muốn phân tích một lực thành hai lực thành phần có phương đã biết thì
phải tiến hành như thế nào?
b) Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS giải thích sự cân bằng của vòng nhẫn trong thí nghiệm ở phần II theo
một cách khác.
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm báo cáo của nhóm học sinh, vở ghi.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu hoạt động
24


SKKN 2019-2020

GV: Nguyễn Thị Cẩm Anh


- Hệ thống kiến thức đã học.
- Luyện tập được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đông quy hay để
phân tích một lực thành hai lực đông quy.
b) Nội dung hoạt động

c) Tổ chức hoạt động:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc nhóm (4 nhóm)
d) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm báo cáo của nhóm học sinh.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu hoạt động
- Hệ thống kiến thức đã học.
- Vận dụngđược quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đông quy hay để
phân tích một lực thành hai lực đông quy.
b) Nội dung hoạt động
Phát phiếu học tập số 3

25


×