Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Thực trạng sử dụng internet của học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.05 KB, 69 trang )

LỜI CAM KẾT
Chúng tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học do chính
chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Thị Phi – Giảng viên khoa Tâm
lý – Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Những số liệu, kết quả nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý –
Giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã cho em nhiều kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường và những ý kiến đóng góp chân
thành giúp em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Đặc biệt em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – Thạc sĩ Lê
Thị Phi – cô giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em
trong suốt quá trình làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh ở trường Trung Học
Cơ Sở Đỗ Thức Tịnh – Xã Hòa Khương –Huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng
đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập dữ liệu thực tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp chúng tôi trong thời gian học tập cũng như
chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp chúng tôi làm tốt đề tài của mình.
Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, bài nghiên cứu tuy hoàn thành
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng
góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 4 năm 2016


Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Ngân


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài..........................................2
4.Giả thuyết khoa học..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ của đề tài.............................................................................................3
6. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
7.Cấu trúc gồm 3 phần: Phần mở đầu; phần nội dung và phần kết luận..........3
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........4
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng Internet.................................4
1.1.1.Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước.....................................................4
1.1.2.Những công trình nghiên cứu ở trong nước......................................................5
1.2.Những vấn đề lý luận về Internet.....................................................................9
1.2.1.Khái niệm Internet............................................................................................9
1.2.2.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Internet trên Thế giới và Việt Nam......10
1.3.Ảnh hưởng của Internet đến học sinh............................................................12
1.3.1.Ảnh hưởng tích cực........................................................................................12
1.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực........................................................................................13
1.4.Nguyên nhân học sinh sử dụng Internet........................................................14

1.5.Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THCS....................................14
1.5.1.Khái niệm học sinh Trung học cơ sở ( THCS)................................................14
1.5.2.Đặc điểm phát triển về thể chất của học sinh THCS.......................................15
1.5.2.1.Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng..................................................15


1.5.2.2.Sự phát triển hệ xương.................................................................................16
1.5.2.3.Sự phát triển hệ thần kinh, não bộ...............................................................16
1.5.2.4.Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì)..................................17
1.5.3.Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS...................................................18
1.5.3.1.Đặc điểm trong hoạt động học tập của học sinh THCS...............................18
1.5.3.2.Hoạt động nhận thức của học sinh THCS....................................................19
1.5.3.3.Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS......................................................21
1.5.3.4.Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS.....................................................23
1.5.3.5.Đặc điểm tình cảm của học sinh THCS.......................................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG I........................................................................................25
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................26
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu............................................26
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu........................................................................26
2.1.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................27
2.2. Tổ chức nghiên cứu......................................................................................27
2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài và xác định các biện pháp
nghiên cứu...............................................................................................................27
2.2.2. Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng....................................................................27
2.2.3. Giai đoạn 3: Xử lý kết quả và viết báo cáo....................................................27
2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng......................................................................27
2.3.1. Mục đích........................................................................................................27
2.3.2. Mô tả khách thể khảo sát...............................................................................27
2.3.3. Quy trình tiến trình nghiên cứu......................................................................28
2.4. Mô tả các phương pháp nghiên cứu việc sử dụng Internet của học sinh THCS......28

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận....................................................................28
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................28
2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.........................................................28
2.4.2.2. Phương pháp trò chuyện.............................................................................30
2.4.2.3. Phương pháp quan sát.................................................................................30
2.4.3. Phương pháp thống kê toán học.....................................................................31
TIỂU KẾT CHƯƠNG II.......................................................................................31


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................32
3.1. Nhận thức của học sinh về vai trò của Internet............................................32
3.2. Mức độ thường xuyên và thời lượng truy cập Internet của học sinh THCS.......34
3.2.1. Mức độ truy cập Internet của học sinh...........................................................34
3.2.2. Thời lượng mỗi lần truy cập Internet của học sinh THCS.............................35
3.3. Phương tiện và địa điểm tiếp cận Internet của học sinh THCS..................36
3.3.1. Phương tiện tiếp cận Internet của học sinh....................................................36
3.3.2. Địa điểm sử dụng Internet của học sinh.........................................................37
3.3.3. Đối tượng thường truy cập cùng học sinh THCS...........................................39
3.4. Mục đích sử dụng Internet của học sinh THCS...........................................40
3.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng Internet...........................................................42
3.6. Nguyên nhân học sinh THCS sử dụng Internet............................................44
TIỂU KẾT CHƯƠNG III.....................................................................................46
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................47
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................49
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................50


DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
STT
1

2
3

Tên bảng
Bảng mẫu khách thể nghiên cứu
Nhận thức của học sinh về vai trò của Internet
Sự khác biệt về nhận thức của học sinh đối với vai trò của

Trang
27
32
33

4

Internet về giới tính.
Sự khác biệt về mức độ truy cập Internet thường xuyên của học

35

5

sinh về giới tính.
Sự khác biệt về thời lượng mỗi lần truy cập Internet của học

36

6

sinh về giới tính.

Sự khác biệt về địa điểm truy cập Internet của học sinh về giới

36

7

tính
Đối tượng thường truy cập Internet cùng với học sinh

39


DANH MỤC ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên đồ thị
Tổng thể mức độ truy cập Internet của học sinh
Thời lượng mỗi lần truy cập Internet của học sinh
Nguồn tiếp cận Internet của học sinh

Số lượng phương tiện tiếp cận Internet
Địa điểm tiếp cận Internet của học sinh
Mục đích sử dụng Internet của học sinh
Mục đích sử dụng Internet của nữ
Mục đích sử dụng Internet của nam
Ảnh hưởng tích cực của Internet đối với học sinh
Ảnh hưởng tiêu cực của Internet đối với học sinh
Nguyên nhân học sinh sử dụng Internet

Trang
34
36
37
37
38
40
41
42
43
44
44


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Từ viết tắt

THCS
THPT
TP.HCM

Nghĩa đầy đủ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố Hồ Chí Minh


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Internet xuất hiện, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của
người dân Việt nam. Hiện nay Internet đã trở thành một thứ quen thuộc đối với mọi
người, đặc biệt là học sinh, nhất là ở các thành phố lớn. Nó mang lại rất nhiều lợi
ích cho con người nói chung và học sinh nói riêng. Internet là kho thông tin khủng
lồ của nhân loại. Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều vấn đề mà con người thắc
mắc và cần phải tìm hiểu, để giải đáp những thắc mắc và những vấn đề đó, đó chính
là Internet. Internet chứa đựng nguồn thông tin đa dạng về các ngành nghề, các lĩnh
vực trong cuộc sống kể cả những vấn đề tế nhị về giới tính và sức khỏe sinh sản,
những thông tin đó được tích lũy từ những nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm
sống của nhân loại. Chúng ta có thể tìm kiếm mọi thông tin trong tất cả lĩnh vực
trong nước và ngoài nước, tin tức mới và cả các tin tức cũ. Ngoài ra, Internet còn
giúp các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển, nhờ các trang web bán
hàng, các website hỗ trợ khách hàng, các dịch vụ quảng cáo trên các trang mạng xã
hội, và các diễn đàn cộng đồng. Internet còn tạo ra nhiều cơ hội để các doanh
nghiệp có thể tìm kiếm thêm nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Nhờ sự hiện diện
của công nghệ thông tin mà các cá nhân có quyền tự do ngôn luận với nhau với tốc

độ cực nhanh, từ bên này trái đất tới bên kia trái đất chỉ mất ít phút. Mọi người đều
có quyền bình đẳng như nhau, có thể bày tỏ ý kiến của mình trên diễn đàn, bình
luận ngay cả đó là những vấn đề có liên quan đến pháp luật hay việc quản lí nhà
nước. Chúng ta có thể sử dụng các trang mạng xã hội để học hỏi thêm những điều
xung quanh mình, giao lưu kết bạn với những người bạn phương xa hay đơn giản là
viết nên đôi dòng tâm sự của mình, xem các chương trình giải trí,… Những điều ấy
có thể giúp ta thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, giúp mọi người có
thể gần gũi nhau hơn với bạn bè năm châu, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế
tri thức.

2


Hiện nay, học sinh đã sử dụng Internet rất phổ biến, nhưng nhiều em vẫn chưa
biết cách sử dụng những ích lợi mang ý nghĩa tích cực của Internet, sử dụng Internet
vào những việc tiêu cực. Vấn đề không phải chỉ một chiều từ phía những tác động
xấu mà báo chí đã nói tới nhiều như các trang web đồi trụy, tán gẫu khiêu dâm, ảnh
khoả thân của những người nổi tiếng…, vấn đề cốt lõi là ở chỗ, học sinh còn thiếu
định hướng để biết và thấy cần khai thác những mặt tích cực của thế giới ảo.
Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng sử dụng Internet của học sinh
trung học cơ sở Đỗ Thúc Tịnh, Hòa Khương, Hòa Vang, TP. Đà Nẵng”. Nghiên cứu
này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của học sinh và những ảnh hưởng
tích cực lẫn tiêu cực của Internet đối với các em nhằm đưa ra những biện pháp giúp
các em sử dụng Internet một cách đúng đắn .
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của học sinh trường trung học cơ sở Đỗ
Thúc Tịnh, Hòa Khương – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho gia đình và nhà
trường giúp đỡ, hướng dẫn các em sử dụng Internet đúng đắn.
3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng Internet của học sinh trường trung học cơ sở Đỗ Thúc
Tịnh, Hòa Khương – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh Trường Trung học cơ sở Đỗ Thúc Tịnh, Hòa Khương – huyện Hòa
Vang – thành phố Đà Nẵng.
3.3 Đối tượng khảo sát
200 học sinh trường THCS Đỗ Thúc Tịnh, gồm 4 khối 6, 7, 8, 9
3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu 200 học sinh trường THCS Đỗ Thúc
Tịnh.
Về nội dung của đề tài, chủ yếu đánh giá thực trạng học sinh có biết cách sử
dụng Internet hay không và học sinh chủ yếu sử dụng Internet cho những việc gì.
4.Giả thuyết khoa học

3


Hầu hết học sinh THCS Đỗ Thúc Tịnh hiện nay thông thạo cách sử dụng
Internet, tuy nhiên một số em vẫn chưa biết cách sử dụng Internet đúng đắn. Các em
sử dụng Internet chủ yếu để giải trí (chơi game, nghe nhạc, mạng xã hội.....).
Mức độ biểu hiện sử dụng Internet của học sinh có sự khác nhau giữa học sinh
Nam với học sinh Nữ.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc sử dụng Internet.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng Internet của học sinh trường
THCS Đỗ Thúc Tịnh, Hòa Khương – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng.
Nhiệm vụ 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp gia đình và nhà trường có
biện pháp giúp các em sử dụng Internet một cách đúng đắn, mang ý nghĩa tích cực.
6. Các phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc sách, tổng hợp và phân tích tài liệu lý luận .
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Công cụ nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi tự thiết kế
6.3.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê số liệu
7.Cấu trúc gồm 3 phần: Phần mở đầu; phần nội dung và phần kết luận
Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng Internet
1.1.1.Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Bài nghiên cứu “Nghiện Internet của sinh viên nam và sinh viên nữ của
trường đại học Quốc tế Hồi giáo Malaysia” của Darlina Hani Binti Fadil Azim, Nur
Amirah Binti Mohd Zam và Wan Rafaei Abdul Rahman phân tích đặc điểm tâm lý
của một số sinh viên Malaysia trong việc sử dụng Internet, tìm hiểu mối quan hệ
giữa điểm số, thành tích học tập với việc dùng Internet. Bài nghiên cứu đã phân tích
được các yếu tố tốt và không tốt trong việc sử dụng Internet, đồng thời cho thấy
không có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên nam với sinh viên nữ cùng thành tích
học tập.

Wartella, Lee & Caplovitz (2002) đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt
giới tính trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và các loại
dịch vụ giữa nam và nữ là khác nhau.
Các nghiên cứu của Rees và Noyes (2007) nhận thấy rằng có sự khác biệt
đáng kể về giới tính trong việc và sử dụng Internet, và thái độ trong việc dùng
Internet. Mặc dù cả nam và nữ đều sử dụng nhưng nữ lại ít thường xuyên hơn và có
thái độ tích cực hơn so với nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Ferraro, CACI,
D'Amico và Di Blasi (2007) sử dụng phiên bản tiếng Ý của trắc nghiệm nghiện
Internet của Young (IAT). Kết quả tiết lộ không có khác biệt đáng kể giữa nam và
nữ.
Theo Park, Kim và Cho (2008), học sinh ở độ tuổi vị thành niên sử dụng
Internet nhiểu hơn so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác tại Hàn Quốc. Dựa trên nghiên
cứu của họ 97,3% thanh thiếu niên Hàn Quốc trong độ tuổi từ 6 đến 19 tuổi sử dụng
Internet trong năm 2005. Hơn nữa, một nghiên cứu đã điều tra tỷ lệ nghiện Internet
của thanh niên nam Hàn Quốc. Trong nghiên cứu này 903 thanh thiếu niên tham gia
và 10,7% trong số họ được đánh giá là nghiện Internet.
“Nghiên cứu nghiện Internet của học sinh trường Sekolah Menengah Jenis
Kebangsaan Pei Yuan (SMJK Pei Yuan), Kampar”, Young Shu Qin (2011). Số liệu
của bài nghiên cứu này được lấy từ việc kiểm tra 60 học sinh nam và 60 học sinh nữ
5


của trường SMJK Pei Yuan, Kampar, bao gồm người Trung Quốc, Malaysia và Ấn
Độ, độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi. Bài nghiên cứu đã đưa ra được một cái nhìn tổng
quan về việc sử dụng Internet của học sinh, các nguyên nhân học sinh sử dụng
Internet cũng như các mặt ích lợi và hạn chế của việc lạm dụng dẫn đến nghiện
Internet của học sinh trong giai đoạn này
“Quan điểm của cha mẹ trọng việc con cái sử dụng Internet” của I. Kabakci,
H. Ferhan Odabasi, Ahmet N. Coklar. Quan điểm của cha mẹ là vô cùng quan trọng
đối với việc sử dụng Internet hiệu quả và an toàn cho con trẻ. Nghiên cứu này nhằm

mục đích xác định quan điểm của các bậc làm cha làm mẹ về việc con họ sử dụng
Internet. Thực hiện thu thập thông tin từ 33 phụ huynh tại trường tiểu học tư nhân ở
Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả của bài nghiên cứu tiết lộ cha mẹ coi Internet như một công cụ
phát triển nhất, là cánh cửa mở ra thế giới và là phương tiện để thu thập thêm thông
tin cần thiết. Các bậc phụ huynh cho rằng việc sử dụng Internet có những tác động
tích cực về mặt cung cấp hỗ trợ cho giáo dục, lấy thông tin, thiết lập các mối quan
hệ và giải trí cho con cái, đồng thời cũng có một số tác động tiêu cực về sự phát
triển thể chất, tâm lý cá nhân cho trẻ con. Nghiên cứu này đã cung cấp một số đề
nghị liên quan đến việc sử dụng Internet an toàn cho học sinh.
1.1.2.Những công trình nghiên cứu ở trong nước.
Tác giả Phan Thị Mai Lan “Tìm hiểu cộng đồng blog như một môi trường xã
hội hóa đối với học sinh phổ thông trung học”. Luận văn tốt nghiệp năm 2008, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Về nội dung, tác giả tập trung tìm
hiểu nhu cầu tham gia mạng trực tuyến – Blog (được coi là một hình thức giải trí
trên mạng Internet) và cơ chế tham gia vào cộng đồng Blog của học sinh THPT;
Tìm hiểu vai trò xã hội hóa của Blog đối với học sinh THPT; Sự tương tác trong
cộng đồng Blogger như các giá trị chuẩn mực, chế tài của nhóm và sự kiểm soát xã
hội của học sinh THPT; Tìm hiểu những khía cạnh tiêu cực của Blog đối với học
sinh THPT hiện nay. Mặc dù đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi tìm hiểu nhu cầu và xu
hướng sử dụng Blog của học sinh THPT và xu hướng xã hội hóa trong cộng đồng
Blogger. Nhưng cũng đã đưa ra một số kết luận mang lại nhiều ý nghĩa bổ sung hữu
ích trong nghiên cứu của tác giả khóa luận, dưới góc nhìn xem Blog như là một tiêu
chí mà các bạn sinh viên hiện nay sử dụng như một mục đích quan trọng mỗi khi

6


truy cập mạng Internet như sau: “Blog không chỉ là một công cụ hay một hình thức
giải trí mà qua đó còn thể hiện được những quan tâm của các blogger đến các vấn
đề xã hội. Nếu xét theo lý thuyết về lối sống, hoạt động liên quan đến Blog thuộc

lĩnh vực giải trí tinh thần”. Tác giả cũng đưa ra một hướng nhìn mới dưới góc độ
gia đình và xã hội “Trẻ em ngồi trước màn hình máy vi tính, dành nhiều thời gian
lên mạng Internet nói chung hay vào Blog nói riêng thường gợi lên hình ảnh cô đơn
về mặt xã hội. Trên thực tế, các cá nhân tham gia vào mạng Blog sở hữu một mạng
lưới bạn bè không chỉ trên mạng Internet mà còn hiện hữu ở ngoài đời thật….Môi
trường mới này hấp dẫn bởi tính ẩn danh và tính có thể lưu lại được. Tuy vậy không
có nghĩa là không có sự hiện hữu của những giá trị chuẩn mực cùng những chế tài
và kiểm soát xã hội” (Phan Thị Mai Lan, 2008).
Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS) nghiên cứu “Xu hướng sử dụng
Internet ở Việt Nam” thực hiện tháng 12 năm 2008. Cuộc nghiên cứu được khảo sát
trên 1.200 người sử dụng Internet tại bốn thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
và Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu mang tính chất
khảo sát và chỉ dừng lại ở mục đích nhằm cung cấp thông tin cho các nhà tiếp thị và
truyền thông những thông tin về thói quen sử dụng Internet của người Việt Nam từ
đó hoạch định được các chiến lược Maketing trên Internet phù hợp hơn với người
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu qua cuộc nghiên cứu về xu hướng sử
dụng Internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam cho thấy một tầm nhìn tổng quát về
các hoạt động trực tuyến của người sử dụng bao gồm thói quen sử dụng các phương
tiện truyền thông liên kết, lối sống tâm lý của người sử dụng Internet và việc nghiên
cứu thương hiệu mà họ quan tâm và ưa chuộng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng: Thời gian bình quân sử dụng Internet mỗi ngày đã tăng gần gấp đôi, từ 22
phút năm 2006 lên 43 phút năm 2008. Chi phí bình quân cho việc truy cập Internet
(bao gồm phí thuê bao) là 174.000 đồng/tháng. Xu hướng truy cập Internet tại nhà
(66%) đã vượt trội hơn so với việc ra quán café Internet (53%). Tuy nhiên lứa tuổi
thanh thiếu niên lại hay truy cập Internet ở các quán café Internet hơn. Cập nhật
thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là các hoạt động online phổ biến. 82% số
người được hỏi sử dụng các công cụ tìm kiếm và gần 90% trong số họ đọc tin tức

7



trên Internet. Hơn 95% người sử dụng Internet ở Việt Nam dùng các dịch vụ Yahoo!
Messenger và Email (Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS), 2008).
“Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam”, 2004. Trên trang
web chungta.com. Bài viết sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn một số đối
tượng là thanh, thiếu niên và một vài giáo viên. Kết quả cho thấy được Internet có
vẻ như đã trở thành một phương tiện rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu
niên nhất là ở các thành phố lớn, sự thiếu định hướng trong việc sử dụng Internet để
biết và thấy cần khai thác những mặt tích cực của thế giới ảo. Đa số khách hàng ở
các quán cafe Internet là thanh, thiếu niên với mục đích vào Internet để chat (tán
gẫu) và tình trạng truy cập Internet một cách tự phát mà không được ai hướng dẫn
trước ngay cả ở nhà và trong trường học, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập
hại”. Bài viết cũng đưa ra được sự cần thiết có những kế hoạch đào tạo, định hướng
sử dụng máy tính và Internet một cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh, sinh viên
(chungta.com, 2004).
Bài viết “Đánh giá tình hình sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam” được
cung cấp bởi iGURU Việt Nam. Trích từ trang web . Thực hiện
tháng 3 năm 2008. Nội dung của bài viết phần lớn thanh thiếu niên sử dụng Internet
vào mục đích giải trí và hầu hết là tự họ tìm hiểu để biết cách sử dụng mà không
được ai hướng dẫn trước. Trong bài viết cũng cho thấy được sự khác biệt trong việc
truy cập Internet đó là nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ và sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn. Đưa ra được những mặt lợi và mặt hại trong thực trạng sử
dụng Internet của thanh niên hiện nay. Về mặt lợi của Internet ai cũng thấy được với
sự tiện lợi, đơn giản một nơi kết nối cả thế giới. Internet đã trở thành một phần
trong cuộc sống của thanh thiếu niên. Mặc dù Internet đã được phổ cập nhưng việc
quản lý, giáo dục sử dụng Internet vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Internet tại
Việt Nam đang bộc lộ những mặt trái của nó như xâm phạm tình dục, truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực, đồi trụy, tuyên truyền thông tin sai lệch…Bài
viết cũng đề ra một số phương pháp mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng để giảm
thiểu những mặt trái của Internet như ban hành nghị định Internet, nghị định chống

thư rác và các chương trình xã hội khác (, 2008).

8


Tác giả Nguyễn Quý Thanh với bài viết “Internet và định hướng giá trị của
sinh viên về tình dục trước hôn nhân” đăng trên tạp chí xã hội học, số 2, năm 2006,
trang 46- 56. Bài viết được rút ra từ cuộc nghiên cứu thực nghiệm khảo sát trên 640
sinh viên trên quy mô tại 5 trường đại học ở Hà Nội và 5 trường đại học ở TP.HCM.
Từ kết quả nghiên cứu của mình, Nguyễn Quý Thanh đã đưa ra mô thức sử dụng
Internet phổ biến nhất của sinh viên Việt Nam đó là: Sử dụng cho mục đích Chat
(66.3%), còn việc tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo, truyện tranh trên mạng
(65.6%). Từ phân tích trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên lên mạng tìm
kiếm thông tin cho nhu cầu giải trí nhiều hơn là để thu thập thông tin cho việc học
tập, thu thập kiến thức. qua bài viết, tác giả nhấn mạnh đến việc sử dụng Internet
thường xuyên có ảnh hưởng đến định hướng giá trị của sinh viên. Đồng thời cũng
đưa ra nhận định về số lượng các nghiên cứu về tác động của Internet đối với lối
sống sinh viên là còn nhiều hạn chế và chưa nhiều (Nguyễn Quý Thanh, 2006).
Tác giả Lộc Minh với bài viết đăng ngày 14 tháng 11 năm 2008 trang mục Đất
nước dân tộc tôi trên trang web vovinamvvd.com. Bài viết được tác giả trình bày
dựa trên kết quả của một cuộc nghiên cứu “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đến
học sinh- sinh viên Việt Nam hiện nay” do Viện Văn hóa - Thông tin thực hiện.
Cuộc khảo sát được thực hiện khá công phu với diện đối tượng không chỉ là học
sinh-sinh viên mà cả cán bộ viên chức và người lao động. Kết quả của cuộc khảo sát
cho thấy được những tác động, ảnh hưởng mang tính tích cực và tiêu cực của
Internet đối với đời sống và học tập của học sinh- sinh viên và Internet chưa thật sự
phát huy được mặt tích cực kho thông tin tri thức của nhân loại đối với học sinhsinh viên. Đề tài cho thấy đối với học sinh- sinh viên thì Intermet được coi là môi
trường giải trí quan trọng, hoạt động khi tham gia mạng Internet đối với giới trẻ
nhất là giới trẻ ở các khu đô thị thì email, chat, games vẫn là chủ yếu. Bên cạnh đó
còn thể hiện được sự khác biệt trong việc ảnh hưởng của Internet đối với học sinh –

sinh viên và các cán bộ công nhân viên, công nhân (Lộc Minh, 2008).
Tác giả Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn
khánh Hòa và Nguyễn An Ni trong đề tài: “Mối quan hệ của việc sử dụng Internet
và hoạt động học tập của sinh viên” mã số Q.CL.05.01. Qua đề tài này, nhóm tác
giả nghiên cứu cho thấy rằng Internet là một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình

9


giảng dạy – học tập của sinh viên. Tuy nhiên, cho dù nó đã tạo những sự thay đổi
nhất định trong cách học tập của sinh viên, mặc dù không được như chúng ta mong
đợi. Đề tài cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phổ cập và tạo điều kiện cho sinh
viên có thể truy cập Internet phục vụ cho việc học là một việc vô cùng cần thiết.
Việc này phải được thực hiện một cách đồng bộ từ phía giáo viên, sinh viên cũng
như các nhà quản lý giáo dục trong trường học. (,
2008).
Tác giả Bùi Tá Trương Duyên “Tác động của Blog đến đời sống của thanh
niên hiện nay” - Luận văn tốt nghiệp xã hội học, Khoa Xã Hội Học trường Đại học
Dân Lập Văn Hiến, 2007, TP.HCM. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính bằng cách sử dụng bảng hỏi phỏng vấn sâu gởi trên mạng kết hợp với phương
pháp thu thập thông tin, dữ liệu sẵn có như báo chí, tạp chí và Internet. Đề tài
nghiên cứu sâu vào một mảng phục vụ nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay đó là
xu hướng sử dụng Blog và tác động của nó đến đời sống của thanh niên. Qua đó
cũng cho thấy được những tác động tích cực và tiêu cực mà Internet nói chung cũng
như blog mang lại có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của thanh niên. Tuy nhiên
đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu tác động của blog đến đời sống của thanh niên
thông qua phương pháp phỏng vấn sâu trên mạng blog nên kết quả còn thể hiện ở
tính chủ quan và không mang tính chất đi sâu vào thực tế (Bùi Tá Trương Duyên,
2007).
1.2.Những vấn đề lý luận về Internet.

1.2.1.Khái niệm Internet
Thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên ra đời ở mỹ vào năm 1983. Internet là mạng
máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp nơi và sử
dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng
thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ
mua bán, truyền tệp, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
Internet đảm bảo phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con
người. Những người ở khoảng cách xa vẫn có thể giao tiếp (nghe, nhìn) trực tiếp
với nhau thông qua các kênh dịch vụ như chat, video, điện thoại Internet…nhờ

10


Internet người dùng có thể nhận được lượng thông tin khổng lồ một cách thuận lợi
với thời gian tính bằng giây mà chi phí thấp.
Internet được thiết lập vào năm 1983 và không ngừng phát triển nhờ có nhiều
người dùng sẵn sàng chia sẽ những sản phẩm của mình cho mọi người cùng sử
dụng, nhờ công nghệ cho các máy chủ ngày càng cải tiến và nguồn thông tin trên
mạng ngày càng phong phú.
Một số dịch vụ cơ bản của Internet như: Tổ chức và truy cập thông tin, truy
cập Web, tìm kiếm thông tin trên mạng, thư điện tử…
1.2.2.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Internet trên Thế giới
và Việt Nam
Năm 1969 Bộ Quốc Phòng Mỹ đã xây dựng dự án ARPANET để nghiên cứu
lĩnh vực mạng, theo đó máy tính được liên kết lại với nhau và sẽ có khả năng tự
định đường truyền tin sau khi một phần mạng đã bị phá hủy.
Năm 1972 trong một hội nghị quốc tế về truyền thông máy tính. Bob Kahn đã
trình diễn mạng ARPANET, liên kết 40 máy tính qua các bộ xử lý giao tiếp các trạm
cuối ( Terminal Interface Processor – TIP). Cùng thời gian này nhóm Internet
Working group (INWG) do Winton Cerf làm chủ tịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu

thiết lập giao thức bắt tay (Agreed- upon). Năm 1972 cũng là năm Ray Tomlinson
đã phát minh ra e-mail để giới thông điệp lên mạng. Từ đó đến nay e- mail là một
trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất.
Năm 1973, một số trường đại học của Anh và của Na-uy kết nối vào
ARPANET. Cũng vào thời gian này ở đại học Harvard, Bob Metcalfe đã phác họa ra
ý tưởng về Ethernet (một giao thức trong mạng cục bộ)
Tháng 9/1973 Vinto Cerf và Bob Kahn đề xuất những cơ bản của Internet.
Năm 1974 BBN đã xây dựng giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng máy tính
từ xa.Năm 1976 phòng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp
cho mạng FTP.
Năm 1978 Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho
những người sử dụng UNIX. Mạng USENET là một trong những mạng phát triển
sớm nhất và thu hút nhiều người nhất. Đến năm 1979 ARPA thành lập ban kiểm
soát cấu hình Internet.

11


Năm 1981 ra đời mạng CSNET (Computer Science NETwork) cung cấp các
dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào
mạng ARPANET.
Năm 1982 các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với mạng
ARPANET. Sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn.
Năm 1983 ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.MILNET
tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng, ARPANET trở thành một mạng dân sự. Hội
đồng các hoạt động Internet ra đời, sau này được đổi tên thành Hội đồng kiến trúc
Internet ( từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Năm 1985, Cơ quan quản lí viễn thông của Mỹ quyết định mở cửa một số
băng tần của giải phóng không dây, cho phép người sử dụng chúng mà không cần
giấy phép của chính phủ. Đây là bước mở đầu cho các mạng không dây ra đời và

phát triển rất nhanh.
Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã
ban hành chuẩn chính thức IEE 802.11. Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a
lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000.
Năm 1999 nhà sản xuất máy tính nổi tiếng Apple công bố sự xuất hiện của WiFi như là một sự lựa chọn trên dòng máy iBook mới của họ. Đó là sự mở đầu đã
làm thay đổi hoàn toàn thị trường mạng không dây.
Wi- Fi đựơc phát triển nhanh nhờ sự phổ biến mạnh mẽ của kết nối Internet
băng rộng tốc độ cao trong các gia đình và trở thành phương thức dễ nhất cho phép
nhiều máy tính cùng chia sẽ một đường truyền truy cập băng rộng. Thuật ngữ Wi-Fi
ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được
chuẩn hóa.
Tiếp theo là sự ra đời phiên bản mới của Wi – Fi có tên gọi là 802.11g sử dụng
kĩ thuật giải phổ rộng có thể đạt tốc dộ 54Mb/ giây ở băng tần 2,4GHz. Tuy vậy,
Wi- Fi là một công nghệ ngắn khó cạnh tranh với các mạng điện thoại di động 3G
vốn có khả năng truyền phát dữ liệu tốc độ cao. Công nghệ 3G hiện đang được tích
hợp vào các máy tính xách tay, điện thoại di động… được sản xuất hàng loạt.

12


Việt nam bắt đầu thử nghiệm kết nối với Internet từ năm 1992, đến năm 1997
Việt Nam chính thức tham gia vào truy cập Internet và cho đến nay mạng Internet
luôn không ngừng phát triển tại Việt Nam.
1.3.Ảnh hưởng của Internet đến học sinh
1.3.1.Ảnh hưởng tích cực
Internet giúp giới trẻ tự tin, làm chủ cuộc sống của mình. Internet là công cụ
hữu ích giúp giới trẻ trau dồi kiến thức, chỉ một thao tác nhấp chuột là đã có rất
nhiều nguồn thông tin bổ ích phục vụ cho công việc học tập, giải trí..... Với những
phần mềm ứng dụng hiện đại cho phép giới trẻ có thể thực hiện những công việc mà
bản thân yêu thích. Học sinh cũng có thể học trực tiếp trên mạng. Việc học này giúp

cho những người ham học hỏi nhưng lại không có thời gian học trực tiếp ở ngoài
các trung tâm. Với những người giáo viên trên Internet, ta có thể học bất cứ lúc nào
có thời gian rảnh, có thể trao đổi trực tiếp việc học, lại tiết kiệm được thời gian, chi
phí.
Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi
thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành
tinh diễn ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích, góp phần vào sự phát triển của quyền
tự do ngôn luận trên toàn thế giới.Với sự hiện diện của công nghệ thông tin và
truyền thông, thông tin do cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận gửi đến xã hội
dường như được nhân lên gấp năm, gấp mười và với tốc độ mà tin tức từ bên kia
trái đất có thể tới bên này trái đất chỉ sau ít phút. Mọi người đều có quyền bình
đẳng như nhau, có thể bày tỏ ý kiến của mình trên các diễn đàn, bình luận ngay
cảnhững vấn đề liên quan đến pháp luật và việc quản lý nhà nước. Chat là một
trong những loại hình giao lưu kết bạn rất hay nếu sử dụng đúng mục đích. Xét về
mặt tích cực, loại hình này giúp ích rất nhiều cho mọi người trong cuộc sống, đặc
biệt là trong giao tiếp, nhất là lứa tuổi học sinh. Các em có cơ hội được trao đổi,
thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn. Chia sẻ
buồn vui trên Facebook đang là “cơn sốt ” không chỉ đối với các em nhỏ mà ngay
cả người lớn cũng bị cuốn hút. Không những vậy, mọi người còn có thể vào
Internet để nghe nhạc, xem phim, hài kịch,.. hay gặp gỡ những người nổi tiếng mà
mình hâm mộ. Chính vì vậy, Internet giúp cho mọi người trên toàn thế giới gần gũi

13


nhau hơn, là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có sức mạnh của
những người trẻ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tri thức
Nếu trước kia ta phải mất hàng tiếng đồng hồ để gửi các lá thư cho người thân
hay bạn bè bằng đường bưu điện thì bây giờ ta chỉ cần nhấp chuột là có thể đưa
thông tin mình cần trao đổi với người đó chỉ trong vài phút. Điều đó vừa nhanh, vừa

đỡ tốn thời gian mà chi phí chuyển gửi. Đó là với email hay còn gọi là thư tín điện
tử. Ngoài ra thì ta còn có thể kinh doanh mua bán hàng hóa trên mạng. Trong việc
kinh doanh, chính mảng thông tin sẽ tạo nhiều lợi nhuận nhất cho các doanh nghiệp.
Mọi thứ đều được cập nhật hằng ngày, không hạn chế phạm vi lãnh thổ với chi phí
lại không đáng kể
1.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạch những ưu điểm trên, Internet cũng đem lại những ảnh hưởng xấu
nhất định. Việc quá lạm dụng vào Internet đã khiến giới trẻ hiện nay trở nên thụ
động và gây nghiện Internet. Bất cứ lúc nào có một vấn đề nào đó xảy ra, chúng ta
lại có thói quen tìm đến Internet để giải quyết công việc hoặc vấn đề đó. Đây là
kênh thông tin cộng đồng nên cũng có những trang web truyền tải những thông tin
mang tính chất phản động gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư tưởng cũng như
hành vi của giới trẻ. Đó còn là phương tiện truyền tải những thông tin, phim ảnh đồi
trụy gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ. Vì thế hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đã tự
quay những clip sex, chụp ảnh nude phát tán trên mạng.
Ngoài ra, chỉ bàn đến một sản phẩm sản sinh từ Internet, đó là game online,
sản phẩm này cũng đã gây ra nhiếu tranh luận xung quanh nó.Game online xuất
hiện đã gây ra nhiêu biến động đáng kể trong đời sống hằng ngày của một nhóm
người trong xã hội. Không ít các bạn trẻ bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn của game
online đã lãng phí thời gian của họ, thay vì làm việc, học hành, chăm lo công việc
gia đình, họ mãi mê chìm đắm trong thế giới ảo của game online. Mặt khác, có
những người cuộc sống của họ đã gắn liền với Internet. Khi vui khi buồn họ cũng
không có nhu cầu chia sẻ với gia đình, những người thân, bạn bè chung quanh
mình. Họ chỉ thích lên mạng, trút hết những nỗi niềm của mình với mọi người qua
những nick name xa lạ. Họ cảm thấy chỉ có ở thế giới ảo đó họ mới có thể trải lòng

14


mình ra tất cả, chuyện thật chuyện giả cứ trộn lẫn vào nhau, tin cũng được mà

không tin cũng được, không ai mất lòng ai,…
1.4.Nguyên nhân học sinh sử dụng Internet
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến các em học sinh sử dụng Internet.
Như những lợi ích về Internet đã nêu ra ở trên, học sinh sử dụng Internet để tìm
kiếm những thông tin liên quan đến vấn đề học tập, sức khỏe giúp nâng cao kiến
thức của các em. Kiến thức học tập hiện nay vô cùng nhiều, việc học tập ở trường,
học từ những trang sách giáo khoa đã không còn đủ đề các em học sinh sử dụng
trong cuộc sống. Vì vậy, thông qua Internet, các em có thể đúc kết cho bản thân
những kiến thức mà nhà trường không thể trang bị cho các em.
Về góc độ tâm lí học thì việc học sinh sử dụng Internet cũng là do xung đột
tâm lí của con người, ở thế giới thực, các em không được coi trọng, không có nhiều
bạn bè nên các em tìm đến “thế giới ảo” để có thể thể hiện bản thân, chạy đua theo
phong trào, muốn khẳng định cái tôi cá nhân, sống trong cuộc sống các em tự vẽ ra,
kết bạn được với nhiều người hơn.
Về góc độ xã hội thì chúng ta nhận thấy một thực trạng rằng ở Việt Nam có
quá ít các khu vui chơi, giải trí cho học sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn, từ
những lí do đó thì Internet đã kéo các em vào thế giới ảo của nó.Trong các trò chơi
trực tuyến mà ta thường gọi là game online thì các nhà phát hành game thường kèm
theo giải thưởng,vì lợi nhuận nên các học sinh lao mình vào để dành giật phần
thưởng đó.
Một nguyên nhân nữa là đất nước ta đang trong giai đoạn toàn cầu hóa nên
việc sử dụng Internet là việc rất cần thiết để chúng ta có thể tiếp cận được những
thông tin, tin tức mới trên thế giới, để không bị lạc hậu so với thế giới.
1.5.Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THCS
1.5.1.Khái niệm học sinh Trung học cơ sở ( THCS)
Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, tương ứng các
em học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên
và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của các em. Tuối thiếu niên có
vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở
những điểm sau:


15


- Thứ nhất: Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ
trẻ đang ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều
phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thời kỳ,
nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì em sẽ trở thành công
dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi yếu tố tiêu
cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt các nguy cơ dẫn đến trẻ em bên bờ của sự phát triển
lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách [3, tr.170].
- Thứ hai: Thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang
hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của
mình và những hành động cá nhân tương ứng [3, tr.170]..
- Thứ ba: Trong suốt thời kỳ thiếu niên dều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại,
hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và
tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó hình
thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá
nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi [3, tr.170]..
- Thứ tư: Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn
trong quá trình phát triển. Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ”, “tuổi
khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”… đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những
quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính
hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát
triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu
tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các em bận rộn, ít có
nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc phụ huynh quá chăm sóc trẻ, không để các em
phải chăm lo cho việc gia đình…3, tr.170-171].
1.5.2.Đặc điểm phát triển về thể chất của học sinh THCS

1.5.2.1. Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng.
Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao
thêm 5 – 6cm, các em trai cao thêm 7 – 8 cm. Trọng lượng cơ thể của các em tăng
từ 2 – 5kg/năm, sự tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái…Sự gia tốc phát triển
về thể chất của các em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong vòng 20 –

16


30 năm trước đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chóng, các em trở nên
cao, to, khỏe mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước [3, tr.171].
1.5.2.2. Sự phát triển hệ xương
Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái, làm cho thiếu niên lớn
lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra quá
trình hoàn thiện các mảnh xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này) và
kết thúc vào tuổi 20 – 21. Bởi vậy, cần tránh cho các em đi giày, guốc cao gót, tránh
nhảy quá cao để khỏi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các em. [3, tr.172].
Mặt khác trong sự phát triển hệ xương chân, xương tay phát triển nhanh nhưng
xương cổ tay và các đốt ngón tay chưa hoàn thiện nên các thao tác hành vi ở các em
còn lóng ngóng, làm gì cũng đổ vỡ, hậu đậu. Sự mất cân đối này sẽ diễn ra trong
thời gian ngắn, cuối tuổi thiếu niên sự phát triển thể chất sẽ êm ả hơn .
Từ 12 – 15 tuổi, phần tăng thêm của xương sống phát triển chậm hơn so với
nhịp độ lớn lên về chiều cao của thân thể. Dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn
toàn giữa các đốt sương sống, do đó, cột sống dễ bị cong, bị vẹo khi đứng – ngồi –
vận động, mang vác vật nặng… không đúng tư thế (sự hỏng tư thế diễn ra nhiều
nhất ở tuổi 11 – 15). Do đó cần lưu ý nhắc nhở giúp các em tránh những sai lệch về
cột sống. Khuôn mặt thiếu niên cũng thay đổi so sự phát triển nhanh chóng phần
phía trước của hộp xương sọ. Điều nàu khiến cho tỷ lệ chung ở thân thể thiếu niên
thay đổi so với trẻ nhỏ và đã xấp xỉ tỷ lệ đặc trưng cho người lớn. Đến cuối tuổi
thiếu niên, sự phát triển thể chất đạt mức tối đa [3, tr.172].

1.5.2.3. Sự phát triển hệ thần kinh, não bộ
Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Hệ thần kinh chưa vững để có
thể chịu những kích thích mạnh, đơn điệu hoặc kéo dài (dễ bị ức chế hoặc bị kích
thích mạnh)
Sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và
ức chế cũng diễn ra mất cân đối; giữa hứng phấn và ức chế cũng diễn ra mất cân đối
(hưng phấn mạnh hơn ức chế). Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt khiến thiếu
niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh.
Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…

17


×