Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 83 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







TRỊNH THỊ YÊN


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM









TRỊNH THỊ YÊN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60 85 01 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG













Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







TRỊNH THỊ YÊN


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60 85 01 03


SỐ LIỆU THÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai luôn là nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, nƣớc ta đang
trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của
đất đai và các quan hệ đất đai ngày càng đƣợc nhìn nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn
và khoa học hơn. Nhằm phát huy nguồn lực đất đai, khai thác, bảo tồn và sử dụng
có hiệu quả đất đai thì việc quản lý của Nhà nƣớc đối với đất đai là việc làm hết sức
cần thiết. Là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nƣớc, Nhà nƣớc có
đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu, đó là quyền sử dụng và quyền định đoạt đất
đai. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nƣớc không trực tiếp khai thác lợi ích trên từng
mảnh đất mà việc làm này thuộc về các chủ thể đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng
đất. Việc trao quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng đất một mặt thể hiện ý
chí của Nhà nƣớc đối với chức năng nắm quyền lực trong tay, mặt khác thể hiện ý
chí của Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu đất đai. Nhà nƣớc thực hiện việc trao
quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng thông qua công tác giao đất, cho thuê
đất. Chính vì vậy mà công tác giao đất, cho thuê đất không chỉ có ý nghĩa quan
trọng trong quản lý đất đai của Nhà nƣớc mà nó còn có ý nghĩa ảnh hƣởng tới đời
sống của các chủ thể sử dụng đất đƣợc giao, đƣợc thuê.
Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây Bắc, là giao điểm tập trung các
đầu mối và ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng không,… huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc. Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và
đang đƣợc nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có, khiến
thành phố Vĩnh Yên thành địa điểm có sức thu hút đầu tƣ lớn các dự án tại khu công
nghiệp và ngoài khu công nghiệp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất các mặt
hàng đa dạng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


5
Trƣớc quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ thì nhu cầu sử
dụng đất tăng mạnh là điều tất yếu. Quỹ đất của thành phố tăng lên do việc mở rộng
ra các khu vực ngoại thành và mục đích sử dụng đất cũng theo hƣớng đa dạng hơn.
Chính vì vậy mà công tác quản lý đất đai ngày càng nhiều vấn đề nhạy cảm và phức
tạp, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh tế. Do đó, việc xem xét thực trạng của công
tác giao đất, cho thuê đất và tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp sử dụng đất hiệu quả là
việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đứng trƣớc những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao cho các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, phân ra các ngành
nghề đầu tƣ nhƣ nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… việc đánh giá hiệu quả
qua các mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc và hiệu
quả khai thác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế thông qua các cơ chế, chính sách
của Nhà nƣớc.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên ảnh
hƣởng đến sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất và diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh
tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; nghiên cứu đánh giá về công tác giao đất, cho

thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, nghiên cứu
quy trình thực hiện, thủ tục hành chính; cơ chế vận hành việc quản lý đất đai của

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
các tổ chức kinh tế bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nƣớc; từng bƣớc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng
nhanh, bền vững.
- Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất.
Các yếu tố khiến ngƣời sử dụng đất phải sử dụng đất có hiệu quả thông qua các
chính sách ƣu đãi đầu tƣ, tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu
dự án, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…để điều tiết có hiệu quả nhiệm
vụ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai.
- Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, nhƣ: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế tài
chính hóa trong quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế, xây dựng kế hoạch cụ thể để
chủ động điều hành trong quản lý đất đai (chủ động giải phóng mặt bằng, thu hút
đầu tƣ hay hạn chế đầu tƣ ở những khu vực không khuyến khích …).
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách và
giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với tài nguyên đất của thành phố Vĩnh Yên.
Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đất đai của các huyện
có điều kiện tƣơng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.



Số hóa bởi trung tâm học liệu

7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của cả dân tộc. Vì
vậy không thể có bất kỳ một cá nhân nào, một nhóm ngƣời nào có thể chiếm hữu tài
sản chung thành của riêng và tùy ý áp đặt quyền định đoạt cá nhân đối với tài sản
chung đó. Chỉ có Nhà nƣớc – ngƣời đại diện hợp pháp duy nhất của mọi tầng lớp
nhân dân mới đƣợc giao quyền quản lý tối cao về đất đai. Đất đai là yếu tố đầu vào
của các ngành sản suất, là cơ sở, là nền tảng của các tổ chức nói chung và của các tổ
chức kinh tế nói riêng. Nhà nƣớc với tƣ cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai giao quyền quản lý, sử dụng với mục tiêu tăng cƣờng quản lý chặt chẽ và sử
dụng hợp lý có hiệu quả đất đai. Tuy nhiên quyền sử dụng đất phải trong khuôn khổ
luật pháp và quản lý thống nhất của Nhà nƣớc.
Nhà nƣớc là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nƣớc, có quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, trên thực tế Nhà nƣớc không trực tiếp sử dụng đất mà giao một phần đất đai
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sử dụng đất. Thông qua các
quy phạm pháp luật về đất đai, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất đƣợc quy định trong các văn bản nhƣ Luật, Nghị định,… sẽ là cơ sở pháp
lý để ngƣời sử dung đất tuân thủ nhằm sử dụng đất hợp pháp, đạt hiệu quả kinh tế
cao và tiết kiệm.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc thì các tổ chức kinh tế cũng
ngày càng mở rộng và không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng.
Do đó nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế tăng lên là điều không thể tránh
khỏi. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong từng thời kỳ, Nhà nƣớc
không chỉ dừng lại ở việc Nhà nƣớc giao đất mà còn tiến tới cho thuê đất. Bên cạnh
đó, nhƣ chúng ta biết, đất đai có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó dân số lại tăng
lên một cách rất nhanh chóng, điều này đã làm cho áp lực trong việc sử dụng đất ngày
càng tăng lên: đất đai đƣợc sử dụng để mở rộng sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng

xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất cho các
nhu cầu thiết yếu của con ngƣời.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức
kinh tế bao gồm:
* Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản:
- Dự án đầu tƣ của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc đã
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xét duyệt hoặc dự án có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tƣ.
- Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tƣ của tổ
chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc hoặc không phải là dự án có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
* Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của ngƣời xin giao đất, thuê đất đối
với trƣờng hợp ngƣời xin giao đất, thuê đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất
trƣớc đó để thực hiện các dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trên cơ sở tự
kê khai của ngƣời xin giao đất, thuê đất về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng
đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê trƣớc đó và tự nhận xét về chấp hành pháp luật
về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho
thuê đất có trách nhiệm liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi có đất đã giao,
đã cho thuê để xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của ngƣời sử dụng
đất trong quá trình thực hiện các dự án đã đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất.
* Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy
hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn đã đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền xét duyệt.
Trƣờng hợp chƣa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất

chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền xét duyệt.
Hiện nay, các quy định chung của Nhà nƣớc về giao đất, cho thuê đất đối với
các tổ chức kinh tế đƣợc thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao đất,
cho thuê đất, cụ thể:
Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật:
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 29/11/2005;

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch
xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình;
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nƣớc;
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một số

điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính
phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc;

- Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất lúa;
- Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất;
- Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc
giao đất cho thuê đất;
- Thông tƣ số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13/4/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Thông tƣ số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc;
- Thông tƣ số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng; Thông tƣ liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của
Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trƣờng, hƣớng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ;

- Thông tƣ số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng;
- Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Văn bản số 2116/TTg-KTN ngày 11/12/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về việc
chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án công trình trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành:
- Quy chế làm việc của Thƣờng trực tỉnh ủy
- Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 03/8/2011, Nghị quyết số 34/NQ-HĐND
và Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về thông qua nhu
cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2010 và dự án, công
trình cấp bách thực hiện năm 2011.
- Quyết định số 2475/2002/QĐ-UBND ngày 09/7/2002 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc ban hành quy định ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04/2/2008 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành quy định về hỗ trợ bằng giao đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi
nông nghiệp hoặc bằng tiền khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
- Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành quy định thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc
thu hồi đất.
- Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh

Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và đơn giá
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành quy định giải quyết đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị quyết số
15/2004/NQ-HĐND, Nghị quyết số 27/2008/NQ-HĐND, Nghị quyết số
04/2009/NQ-HĐND, Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân
tỉnh vĩnh Phúc cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
sang mục đích sản xuất phi nông nghiệp.
Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc ban hành quy định hỗ trợ đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn tỉnh có đất nông nghiệp bị thu hồi từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2015.
- Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành quy định về thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và đơn giá bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới
Theo tài liệu của Tổ chức Lƣơng Nông Thế giới (FAO) thì diện tích của phần
đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và
13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha (11%) là đất canh
tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 4.100 triệu ha (31%) là diện
tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn lại là diện tích đất dùng vào các việc
khác (dân cƣ, đầm lầy, đất ngập mặn ). Diện tích đất có thể dùng cho canh tác
đƣợc đánh giá vào khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha.
Tại các vùng khác nhau, các nƣớc khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất
có tiềm năng canh tác cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất
cao, đạt đến 92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nƣớc phát

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13

triển là 70%, các nƣớc đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho
năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là 58%.
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp
trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh
hƣởng đời sống ít nhất 850 triệu ngƣời. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn
không canh tác đƣợc một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Ở
Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát
triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp.
Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 1993 quỹ đất của toàn thế
giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân số 43 ngƣời/km
2
. Một số nƣớc có quỹ đất hạn hẹp
nhƣ Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/ngƣời). Diện tích
nƣớc ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu ngƣời khoảng 0,4 ha. Quỹ đất
trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu
ngƣời ngày càng giảm. Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con
ngƣời.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô
nhiễm môi trƣờng, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã
bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và
khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000
ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trƣờng đất có nguy cơ làm giảm 10 -
20% sản lƣợng lƣơng thực thế giới trong 25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới nhƣ sau: mất rừng 30%, khai
thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%,
canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò
của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu
Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, Châu Đại Dƣơng và
Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ

yếu do hoạt động nông nghiệp.



Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
1.2.2. Tình hình sử dụng đất trong nƣớc
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về kết quả kiểm kê đất đai
năm 2011, thì: tổng diện tích các loại đất của cả nƣớc là 33.093.857 ha bao gồm:
nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chƣa sử dụng. Diện
tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính nhƣ sau:

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011

Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2011
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)

Tổng diện tích các loại đất
33.093.857
100,00
I
Diện tích đất nông nghiệp
26.100.160
78,87

1
Đất sản xuất nông nghiệp
10.117.893
38,77
2
Đất lâm nghiệp
15.249.025
58,43
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
690.218
2,64
4
Đất làm muối
17.562
0,07
5
Đất nông nghiệp khác
25.462
0,10
II
Đất phi nông nghiệp
3.670.187
11,09
1
Đất ở
680.477
18,54
2
Đất chuyên dung

1.794.479
48,89
3
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
14.620
0,40
4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
100.939
2,75
5
Đất sông suối và MNCD
1.075.736
29,31
6
Đất phi nông nghiệp khác
3.936
0,11
III
Đất chƣa sử dụng
3.323.512
10,04
1
Đất bằng chƣa sử dụng
236.569
18,54
2
Đất đồi núi chƣa sử dụng
2.769.796
48,89

3
Núi đá không có rừng cây
317.147
0,40
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3




Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
Ngoài ra, đất có mặt nƣớc ven biển (nằm ngoài đường triều kiệt trung bình và
không được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả nước), cả nƣớc hiện có
47.254 ha đất có mặt nƣớc ven biển đang sử dụng vào các mục đích:
- Nuôi trồng thuỷ sản có 31.461 ha, chiếm 66,58%;
- Rừng ngập mặn có 4.820 ha, chiếm 10,20%;
- Các mục đích khác (du lịch biển, xây dựng các công trình biển, v.v.) có
10.973 ha, chiếm 23,22%.
1.3. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về kết quả kiểm kê quỹ đất
của các tổ chức đang quản lý, sử dụng đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất theo
Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, thì hiện
trạng sử dụng đất của các tổ chức nhƣ sau:
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là
7.833.142,70 ha (chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nƣớc), trong đó chủ
yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm
85,38%), sử dụng mục đích phi nông nghiệp 845.727,62 ha (chiếm 10,80%), diện

tích đất chƣa sử dụng 299.719,49 ha (chiếm 3,83%), đất mặt nƣớc ven biển đƣợc
giao, cho thuê là 0,23%.
Tính đến ngày 01/4/2008, cả nƣớc có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng
đất đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất với 338.450 thửa đất, khu đất; trong đó, số
lƣợng tổ chức tập trung chủ yếu tại các vùng: Đồng bằng sông Hồng (chiếm
22,69%), Đông Bắc (15,15%), Bắc Trung bộ (14,19%), Đông Nam bộ (13,49%),
Đồng bằng sông Cửu Long (13,13%) trung bình mỗi tỉnh có khoảng hơn 2000 tổ
chức, tuy nhiên, một số thành phố, tỉnh trọng điểm của vùng, của cả nƣớc có sự tập
trung số lƣợng tổ chức tƣơng đối nhiều nhƣ: Thành phố Hà Nội số lƣợng tổ chức
chiếm đến 8,36% tổng số tổ chức của cả nƣớc và bằng 31,49% số lƣợng tổ chức có
trong vùng; Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 6,69% tổng số tổ chức của cả nƣớc và
49,73 % số lƣợng tổ chức của vùng; tỉnh Thanh Hóa chiếm 4,42% tổng số và
31,15% số lƣợng tổ chức của vùng
Diện tích đất của các tổ chức phân bố ở các vùng, trong đó diện tích lớn
nhất là tại vùng Tây Nguyên với 2.515.166,38 ha, chiếm 32,11% tổng diện tích

Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
sử dụng và thấp nhất là tại vùng Tây Bắc với 176.381,38 ha, chiếm 2,25% tổng
diện tích sử dụng. Vùng đồng bằng sông Hồng nơi chiếm đến 22,69% tổng số tổ
chức của cả nƣớc nhƣng chỉ chiếm 3,07% diện tích sử dụng đất của các tổ chức
và phần lớn là diện tích đất của khối tổ chức các cơ quan nhà nƣớc, chi tiết phân
bố diện tích đất của các tổ chức đƣợc thể hiện qua bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích đất của các tổ chức phân theo các vùng địa lý
tự nhiên kinh tế

Vùng kinh tế - tự nhiên
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)

Cả nƣớc
7.833.142,70
100,00
Tây Bắc
176.381,38
2,25
Đông Bắc
1.032.437,39
13,18
Đồng bằng sông Hồng
240.823,43
3,07
Bắc Trung Bộ
1.429.531,73
18,25
Duyên hải Nam Trung Bộ
1.077.398,60
13,75
Đông Nam Bộ
986.741,82
12,60
Tây Nguyên
2.515.166,38
32,11
Đồng bằng sông Cửu Long
374.661,97
4,78
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1



Hình 1.1. Cơ cấu diện tích sử dụng đất của các tổ chức phân theo vùng
2%
13%
3%
18%
13%
32%
5%
14%
Tây Bắc
Đông Bắc

Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long
Đông Nam Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Bắc Trung Bộ

Số hóa bởi trung tâm học liệu

17
Diện tích đất của các tổ chức đƣợc phân theo các loại hình tổ chức, trong đó
chủ yếu là diện tích đất của các nông, lâm trƣờng quốc doanh quản lý, sử dụng
(chiếm 77,88% tổng diện tích đất của các tổ chức), Tổ chức sự nghiệp công (chiếm
6,63%), Tổ chức kinh tế (chiếm 6,47%) , chi tiết số lƣợng tổ chức và diện tích sử
dụng đất của các tổ chức đƣợc thể hiện qua bảng 1.3:
Bảng 1.3. Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng

Số
TT
Loại hình tổ chức
Tổng
số tổ
chức
Tổng số
khu đất
sử dụng
Tổng diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Cơ quan hành chính nhà nƣớc
15.392
19.600
35.383,02
0,45
2
Tổ chức chính trị
1.439
2.120
3.174,15
0,04
3
Tổ chức xã hội
952
1.062
1.424,13

0,02
4
Tổ chức chính trị xã hội
1.131
1.232
4.890,05
0,06
5
Tổ chức chính trị xã hội - Nghề nghiệp
610
676
721,25
0,01
6
Tổ chức sự nghiệp công
55.456
95.544
519.063,47
6,63
7
Tổ chức ngoại giao
41
47
21,35
0,0003
8
Tổ chức kinh tế
49.723
69.520
506.715,04

6,47
9
Ủy ban nhân dân xã
11.014
133.218
327.556,68
4,18
10
Quốc phòng, An ninh
8.118
12.406
333.760,81
4,26
11
Nông, lâm trƣờng
653
3.025
6.100.432,74
77,88

Cả nƣớc
144.485
338.450
7.833.142,70
100,00
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1



Theo kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức với tổng diện tích
7.833.142,70 ha do các tổ chức đang quản lý, sử dụng đƣợc phân theo các hình thức
sử dụng chủ yếu giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền
sử dụng đất và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc và cho thuê đất, cụ thể
nhƣ sau:
1.3.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
Tổng số tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao (có giấy tờ về giao đất), công nhận
quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nƣớc là 103.899 tổ chức chiếm 71,91% tổng số
tổ chức sử dụng đất với diện tích đất đã giao, đã công nhận quyền sử dụng đất cho
các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng là 5.834.039 ha, chiếm 74,48% tổng diện tích
của các hình thức do các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng và chiếm 17,62% so với
tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó giao đất, công nhận quyền sử dụng đất

Số hóa bởi trung tâm học liệu

18
không thu tiền cho 97.176 tổ chức với diện tích 5.723.350 ha và giao đất, công
nhận quyền sử dụng đất có thu tiền là 6.723 tổ chức với diện tích 110.689 ha. Nhƣ
vậy, diện tích sử dụng đất của các tổ chức chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc giao đất (giao đất
không thu tiền), trong đó tổ chức quốc phòng, an ninh và các tổ chức nông, lâm
trƣờng có tỷ lệ diện tích đƣợc Nhà nƣớc giao tƣơng đối cao.
Tổ chức kinh tế, các nông lâm trƣờng đƣợc nhà nƣớc giao đất, công nhận
quyền sử dụng đất (loại hình tổ chức phải thực hiện chuyển đổi sang thuê đất nhƣng
tỷ lệ số lƣợng tổ chức và diện tích đƣợc nhà nƣớc giao đất tƣơng đối cao); tổ chức
kinh tế chiếm đến 15,09% số lƣợng tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, công nhận
quyền sử dụng đất của cả nƣớc và 2,96% diện tích đƣợc giao, (tập trung nhiều ở
một số tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An,
Kiên Giang ); các nông, lâm trƣờng tuy có số lƣợng tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao
đất cho thuê đất không nhiều (0,52% tổng số tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao) nhƣng
diện tích đƣợc Nhà nƣớc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất lại lớn nhất (chiếm

81,56% diện tích đƣợc giao của cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh nhƣ Lâm
Đồng, Đăk Lăk, Bình Phƣớc, Hà Tĩnh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Ninh Thuận, Cà Mau ), và đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các địa phƣơng
phải có kế hoạch cụ thể trong việc chuyển những diện tích đất của các tổ chức này
từ đất đƣợc nhà nƣớc giao sang hình thức thuê đất, đặc biệt là từ giao đất không thu
tiền. Chi tiết tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức đƣợc
thể hiện qua bảng 1.4:

Số hóa bởi trung tâm học liệu

19
Bảng 1.4. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất
của các loại hình tổ chức
Loại hình tổ chức
Giao đất, công nhận quyền sử dụng đất
Tổng số
Không thu tiền
Có thu tiền
Số tổ
chức (tổ
chức)
Diện tích
(ha)
Số tổ
chức
(tổ
chức)
Diện tích
(ha)
Số tổ

chức
(tổ
chức)
Diện tích
(ha)
Tổng
103.899
5.834.039
97.176
5.723.349,91
6.723
110.689
1. Cơ quan nhà nƣớc
13.329
17.854,13
13.204
17.564,56
125
289,57
2. Tổ chức chính trị
1.247
2.795,48
1.163
2.743,49
84
51,99
3. Tổ chức xã hội
804
1.133,06
793

1.125,76
11
7,30
3, Tổ chức chính trị xã hội
953
4.774,67
946
4.773,45
7
1,22
4. Tổ chức chính trị xã hội
nghề nghiệp
506
597,70
486
592,05
20
5,65
5.Tổ chức sự nghiệp công
49.466
370.700,19
49.152
369.140,64
314
1.559,55
6. Tổ chức kinh tế
15.678
172.832,46
9.822
137.906,67

5.856
34.925,79
7. Ủy ban nhân dân xã
13.300
195.201,08
13.242
194.634,32
58
566,76
8. Nông lâm trƣờng
543
4.758.392,83
498
4.690.509,54
45
67.883,29
9. Quốc phòng, an ninh
8.054
309.753,61
7.853
304.356,43
201
5.397,18
10. Tổ chức ngoại giao
19
3,72
17
3,00
2
0,72

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1



1.3.2. Thuê đất
Diện tích đất do các loại hình tổ chức thuê sử dụng trên phạm vi toàn quốc
1.307.606,14 ha, chiếm 16,69% tổng diện tích đất của các tổ chức và chiếm 3,95%
tổng diện tích tự nhiên của toàn quốc, trong đó thuê đất trả tiền một lần 8.457,04 ha
và thuê đất trả tiền hàng năm 1.299.149,10 ha. Trong tổng diện tích sử dụng 8.457,04
ha của hình thức thuê đất trả tiền một lần thì diện tích sử dụng tập trung chủ yếu ở tổ
chức kinh tế 7.804,17 ha chiếm 92,28% (trong đó, lớn nhất là Tây Nguyên 2.062,4
ha. Đồng bằng Sông Hồng 1.902,86 ha, Đông Nam Bộ 1.863,24 ha và Duyên hải

Số hóa bởi trung tâm học liệu

20
Nam Trung Bộ 1.020,24 ha). Trong tổng diện tích sử dụng 1.299.149,10 ha của hình
thức thuê đất trả tiền hàng năm thì diện tích tập trung chủ yếu ở các nông, lâm trƣờng
998.460,14 ha, chiếm 76,85% (trong đó Tây Nguyên là 781.175,71 ha) và tổ chức
kinh tế 298.051,15 ha, chiếm 22,94% (trong đó Đông Nam Bộ 87.110,16 ha, Tây
Nguyên 68.925,02 ha, Đông Bắc 49.270,65 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 31.076,47
ha), các loại hình tổ chức khác chỉ chiếm tỷ lệ dƣới 0,1%. 1
1.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1. Tình hình quản lý đất đai của Vĩnh Phúc
Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai bao gồm 13 nội dung nhƣng trong
khuôn khổ luận văn tác giả xin sơ lƣợc qua một số nội dung chính về tình hình quản
lý đất đai của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây nhƣ sau:
* Công tác ban hành văn bản pháp quy

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản pháp quy theo thẩm quyền
để cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng và các cơ
quan liên quan để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dƣới Luật.
* Tình hình đo đạc BĐĐC, cấp Giấy chứng nhận, lập HSĐC, xây dựng cơ sở
dữ liệu quản lý đất đai
- Tình hình đo đạc bản đồ địa chính chính quy: Tính đến hết năm 2012 tỉnh
Vĩnh Phúc đã đo xong 6 huyện, thành, thị gồm: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bình Xuyên,
Yên Lạc, Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng (riêng huyện Mê Linh đã đo xong và bàn giao
về thành phố Hà Nội) và đang triển khai đo huyện Tam Đảo. Ngoài công tác đo đạc
lập bản đồ địa chính, trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tƣ kinh phí xây
dựng đƣợc mạng lƣới độ cao hạng 4 và bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000, 1/10000
phủ trùm toàn tỉnh và hiện nay đang triển khai đo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận, lập HSĐC, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:
Để thực hiện tốt Nghị quyết số: 07/2007/QH12; Nghị quyết số: 02/2008/NQ-CP;
Chỉ thị số: 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 và nhằm khắc phục những hạn
chế, tồn tại trong công tác cấp Giấy chứng nhận, lập HSĐC UBND tỉnh Vĩnh Phúc
đã ban hành Kế hoạch số 2349/KH-UBND ngày 17/6/2009 nhằm đẩy mạnh công
tác cấp Giấy chứng nhận, lập HSĐC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do vậy, công tác
cấp Giấy chứng nhận, lập HSĐC trên địa bàn Tỉnh đã đạt đƣợc một số kết quả nhất
định.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai năm 2012: Theo số liệu kiểm kê sơ bộ, tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 123861.62 ha, tăng 211.57 ha so với kiểm kê năm 2010. Nguyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu

21
nhân cơ bản là do hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính tại các huyện Bình
Xuyên, Tam Dƣơng, Yên Lạc và Vĩnh Tƣờng.
* Kết quả công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao

đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1999-2011 đƣợc xây dựng
ngay từ năm 1997 và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
744/QĐ-TTg ngày 15/8/2000. Do điều chỉnh chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
và nhu cầu sử dụng đất nên cuối năm 2004 đầu năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng đã tham mƣu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của tỉnh đến năm 2011 và đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số
15/2007/NQ-CP ngày 18/6/2007 đồng thời chỉ đạo triển khai quy hoạch, điều chỉnh
quy hoạch cho các huyện, thành, thị đƣợc chia tách nhƣ Vĩnh Yên, Tam Đảo, Bình
Xuyên, Mê Linh, Phúc Yên. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 14 xã không triển khai việc
quy hoạch mặt khác UBND tỉnh trình Chính phủ liên tục các năm 2007, 2008 với
chủ đề tập chung quy hoạch giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để
chỉ đạo lập quy hoạch cho tất cả các đô thị Vĩnh Phúc đặc biệt là quy hoạch huyện
Mê Linh thành đô thị loại I đƣợc Chính phủ phê duyệt (đã bàn giao cho thành phố
Hà Nội).
- Công tác thu hồi đất:
Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất để thực
hiện trên 2.000 dự án công trình với diện tích đất thu hồi là 7.121,09 ha
- Công tác giao đất, cho thuê đất:
Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã giao đất cho 1076 dự án với diện
tích 2.915,3 ha. Trong đó:
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất với diện tích 348,74 ha. Gồm:
+ 25 dự án đô thị với diện tích có thu tiền sử dụng đất 267,8 ha.
+ Quy hoạch để UBND huyện, thị giao đất ở 95,94 ha.
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất 2.570,88 ha.
- Cho thuê đất 757,5 ha. Trong đó có 326 doanh nghiệp không sử dụng vốn
ngân sách nhà nƣớc với diện tích giao cho thuê là 679,02 ha.
- Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.
Tính từ năm 2003 đến nay do có nhiều thay đổi chính sách về đất đai đặc biệt
là vấn đề bồi thƣờng giải phóng mặt bằng nên tiến độ bồi thƣờng giải phóng mặt

bằng để giao đất cho các Dự án đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn nhất là các Dự án
phát triển kinh tế kể cả trong và ngoài khu, cụm công nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

22
- Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ TN và MT, Sở TN và MT
lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm về việc sử dụng đất, thực hiện dự án đầu
tƣ của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh và công tác
thanh tra hành chính, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo. Qua thanh tra, kiểm tra cho
thấy: Nhìn chung việc sử dụng đất của các dự án đầu tƣ đƣợc giao đất, cho thuê đất
trên địa bàn tỉnh dần đi vào ổn định. Nhiều dự án đƣợc giao đất chỉ sau một năm
triển khai xây dựng đã đi vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần to lớn vào
tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa
phƣơng.
Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời
nhiều sai phạm trong quá trình sử dụng đất. Thanh tra, kiểm tra và xử lý ra quyết
định thu hồi đất của 59 dự án (diện tích 193,48 ha). Giao cho Ban bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng tỉnh quản lý 11 khu đất còn lại 48 khu đất đã giao cho các doanh
nghiệp khác.
1.4.2. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu kiểm kê năm 2012 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 123861.62
ha, tăng 211.57 ha so với kiểm kê năm 2010. Nguyên nhân cơ bản là do hoàn thành
công tác đo đạc bản đồ địa chính tại các huyện Bình Xuyên, Tam Dƣơng, Yên Lạc
và huyện Vĩnh Tƣờng. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 86517.4 ha, giảm 201.33 ha so với năm 2010;
- Đất phi nông nghiệp: 35182.82 ha, tăng 414.04 ha so với năm 2010;
- Đất chƣa sử dụng: 2161.4 ha, giảm 1.14 ha so với năm 2010;
Trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp

có xu hƣớng giảm dần; đất phát triển hạ tầng, đất ở đều tăng phù hợp với quy
luật của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những năm tới
cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,
nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất trồng lúa năng suất
cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt
hiệu quả cao nhất.




Số hóa bởi trung tâm học liệu

23
Bảng 1.5: Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
STT
Loại đất

Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)

Tổng diện tích tự nhiên

123861.62
100
1
Đất nông nghiệp

NNP
86517.4
69.85
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
49689.01
40.12
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
41109.98
33.19
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
33738.62
27.24
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
13.09
0.01
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
7358.27
5.94
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm

CLN
8579.03
6.93
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
32433.23
26.19
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
13286.72
10.73
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
4020.64
3.25
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
15125.87
12.21
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
4328.43
3.49
1.4
Đất nông nghiệp khác

NKH
66.73
0.05
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
35182.82
28.40
2.1
Đất ở
OTC
8654.76
6.99
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
6861.89
5.54
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
1792.87
1.45
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
18931.43
15.28
2.2.1
Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp

CTS
257.57
0.21
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
1297.39
1.05
2.2.3
Đất an ninh
CAN
344.3
0.28
2.2.4
Đất sản xuất KD phi nông nghiệp
CSK
4178.29
3.37
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
12853.88
10.38
2.3
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
TTN
202.44
0.16
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD
732.22
0.59
2.5
Đất sông suối và mặt nƣớc CD
SMN
6639.57
5.36
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
22.4
0.02
3
Đất chƣa sử dụng
CSD
2161.4
1.75
3.1
Đất bằng chƣa sử dụng
BCS
726.7
0.59
3.2
Đất đồi núi chƣa sử dụng
DCS
1214.93
0.98
3.3
Núi đá không có rừng cây

NCS
219.77
0.18
(Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Thống kê đất đai)

14




Số hóa bởi trung tâm học liệu

24
1.4.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các tổ
chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2009 – 2012 là 2.055,47 ha với tổng số tổ chức là 467 tổ chức.
Số tổ chức sử dụng đất qua các năm giảm so với năm trƣớc đó: Năm 2009 có
218 tổ chức; năm 2010 có 107 tổ chức, năm 2011 có 106 tổ chức và năm 2012 có
36 tổ chức. Nguyên nhân có sự giảm diện tích là do những năm gần đây nền kinh tế
nƣớc ta chậm phát triển; Nhà nƣớc thắt chặt vốn vay nên thiếu vốn đầu tƣ và do
việc hạn chế sử dụng đất lúa vào mục đích sử dụng đất khác đặc biệt là giai đoạn
2011-2012 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ. Cụ
thể ở bảng 1.6

Số hóa bởi trung tâm học liệu

25
Bảng 1.6. Kết quả giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 – 2012


Loại hình tổ chức
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng
số tổ
chức
Tổng
diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số tổ
chức
Tổng
diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số tổ
chức
Tổng
diện
tích
(ha)
Tỷ lệ

(%)
Tổng
số tổ
chức
Tổng
diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Cơ quan hành chính nhà nƣớc
43
265,87
19,72
12
28,44
11,22
19
23,37
17,93
6
6,73
16,67
Tổ chức chính trị
1
0,87
0,46
2
0,29
1,87

0
0,00
0,00
0
0,00
0,00
Tổ chức xã hội
0
0,00
0,00
1
0,16
0,93
0
0,00
0,00
0
0,00
0,00
Tổ chức chính trị xã hội
2
5,03
0,92
0
0,00
0,00
1
0,81
0,94
0

0,00
0,00
Tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp

0

0,00

0,00
2
0,32
1,87
0
0,00
0,00
0
0,00
0,00
Tổ chức sự nghiệp công
0
0,00
0,00
4
1,02
3,74
0
0,00
0,00
0

0,00
0,00
Tổ chức kinh tế
80
695,58
36,70
64
163,25
59,81
71
198,21
66,98
21
51,03
58,33
Quốc phòng, an ninh
2
110,69
0,92
1
10
0,93
1
0,04
0,94
0
0,00
0,00
Nông, lâm trƣờng
1

1,30
0,46
0
0,00
0,00
0
0,00
0,00
8
8,92
22,22
UBND xã
43
46,68
19,72
14
44,11
13,08
8
27,52
7,55
1
4,36
2,78
UBND huyện
46
243,18
21,10
7
52,28

6,54
6
65,41
5,66
0
0,00
0,00
Tổng
218
1369,20
100,00
107
299,87
100,00
106
315,36
100,00
36
71,04
100,00
(Nguồn: Chi cục Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh phúc)

6,7,8


×