Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.27 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TỨ QUÝ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TẠI HUYỆN BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TỨ QUÝ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TẠI HUYỆN BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu là đề tài của riêng tôi, các số
liệu thu thập, kết quả tính toán trong luận văn này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày .... tháng .... năm 2019
TÁC GIẢ
Dương Tứ Quý


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy
cô giáo, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu thực hiện luận văn.
Nhân dịp này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Minh Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình triển khai, thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn còn có những hạn chế nhất định nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2019
TÁC GIẢ
Dương Tứ Quý


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 4

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chăn nuôi trâu, bò .................. 4
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế ...................................... 4
1.1.2. Phát triển chăn nuôi trâu, bò ................................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 27
1.2.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên thế giới............................................. 27
1.2.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở Việt Nam ............................................. 29
1.2.3. Một số nghiên cứu có liên quan tới phát triển chăn nuôi trâu, bò ........ 32

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 34

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Bắc Sơn ................................................. 34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 40
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 46


iv
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 46
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 48
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................. 50
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 56

3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ... 56
3.1.1. Diễn biến đàn trâu, bò qua các năm ...................................................... 56
3.1.2. Biến động cơ cấu đàn trâu, bò của huyện Bắc Sơn............................... 58
3.1.3. Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của huyện Bắc Sơn .......... 62
3.1.4. Quy mô chăn nuôi trâu, bò của hộ ........................................................ 63
3.1.5. Thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò của hộ ................................................. 65
3.1.6. Phương thức chăn nuôi trâu, bò của hộ................................................. 67
3.1.7. Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng trâu, bò của hộ ................................... 69
3.1.8. Tình hình tiêu thụ trâu, bò của hộ ......................................................... 73
3.1.9. Tình hình thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ ............... 76
3.1.10. Xu hướng nhu cầu thị trường đối với phát triển trâu bò trong thời
gian tới ................................................................................................ 80
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn .... 81
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 81

3.2.2. Nhóm nhân tố về khoa học kỹ thuật ..................................................... 85
3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trâu, bò ................................................... 87
3.2.4. Chính sách phát triển chăn nuôi trâu, bò............................................... 88
3.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn ..................... 88
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch vùng ................................................................ 88
3.3.2. Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò ......................... 89
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi trâu, bò ................................. 92
3.3.4. Thị trường tiêu thụ ................................................................................ 94
3.3.5. Nhóm giải pháp về chính sách .............................................................. 95


v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 97

1. Kết luận ....................................................................................................... 97
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTNT

: Giao thông nông thôn

KQ

: Kết quả


NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ, QĐ

: Nghị quyết, Quyết Định

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình dân số và lao động của huyện Bắc Sơn qua 3 năm
2015 - 2017 ................................................................................. 42

Bảng 2.2.

Cách thức thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 47

Bảng 3.1.

Biến động đàn trâu của huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 ........ 56

Bảng 3.2.


Biến động đàn bò của huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017......... 58

Bảng 3.3.

Cơ cấu đàn trâu huyện Bắc Sơn năm 2017 ................................. 59

Bảng 3.4.

Bãi chăn thả và diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm
thức ăn chăn nuôi chủ yếu .......................................................... 62

Bảng 3.5.

Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Bắc Sơn năm 2017 .............. 64

Bảng 3.6.

Quy mô chăn nuôi bò của huyện Bắc Sơn năm 2017 ................. 65

Bảng 3.7.

Tổng hợp ý kiến đánh giá về nguồn thức ăn của các hộ điều tra..... 66

Bảng 3.8.

Đối tượng mua trâu, bò ............................................................... 74

Bảng 3.9.


Tỷ lệ hộ thường xuyên biết về thông tin giá cả trâu, bò trên
thị trường .................................................................................... 75

Bảng 3.10. Tình hình thu nhập từ chăn nuôi bình quân của hộ .................... 77
Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi trâu, bò của hộ theo vùng
sinh thái ....................................................................................... 78
Bảng 3.12 Cán bộ thú y và tỷ lệ đàn bò được tiêm phòng ........................... 87


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Đồ thị cơ cấu bò theo mục đích chăn nuôi của huyện Bắc Sơn ....... 60

Hình 3.2.

Đồ thị cơ cấu về giống bò của huyện Bắc Sơn ............................ 61

Hình 3.3.

Đồ thị cơ cấu phương thức chăn nuôi trâu, bò theo vùng sinh thái ...... 68

Hình 3.4.

Đồ thị tình hình tiêm phòng của các hộ chăn nuôi ...................... 71

Hình 3.5.

Đồ thị phương pháp phối giống cho trâu, bò cái ......................... 72


Hình 3.6.

Đồ thị địa điểm bán trâu, bò của hộ ............................................. 73


ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trâu, bò của
huyện Bắc Sơn.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi trâu, bò của
huyện Bắc Sơn đến năm 2025.
2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
* Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thứ cấp: Luận văn đã tham khảo các sách báo, tài liệu và sử
dụng các báo cáo thống kê của huyện Bắc Sơn (Chi cục thống kê huyện,
phòng Công thương, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính kế hoạch huyện);
số liệu thứ cấp của Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; của một số Bộ, Ngành liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Căn cứ vào việc phân chia vùng và khu vực sản xuất
của huyện đề tài đã chọn 120 hộ (trong đó: 40 hộ thuộc các xã vùng cao, 40
hộ thuộc các xã vùng giữa và 40 hộ thuộc các xã vùng thấp) để khảo sát.
Số liệu thu thập được là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên
cứu đề tài, như: Các số liệu về tình hình cơ bản của hộ; kết quả sản xuất trồng
trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử
dụng lao động của hộ; cách tổ chức sản xuất của hộ; tình hình tiêu thụ sản
phẩm trâu, bò của hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự quan tâm của chính
quyền địa phương trong hoạt động sản xuất của hộ; các nhận định, đánh giá

về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi trâu, bò của
huyện, xã...
*Phương pháp phân tích số liệu: tác giả sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng Phương pháp chuyên gia, Phương pháp
phân tích SWOT để thực hiện.


x
3. Kết quả nghiên cứu đạt được
Trong những năm qua, chăn nuôi trâu, bò đã có những đóng góp tích
cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn, thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển
chăn nuôi trâu, bò của huyện chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và các
điều kiện thuận lợi có thể khai thác được và chưa mang tính sản xuất hàng
hóa rõ nét.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
ngành chăn nuôi trâu, bò của huyện Bắc Sơn có rất nhiều cơ hội để phát triển
như tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thị trường
tiêu thụ rộng lớn hơn…, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức
như sự cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm…Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
của huyện Bắc Sơn hiện nay, trong thời gian tới giai đoan 2020-2025 không
thể ứng dụng ngay các quy trình chăn nuôi tiên tiến vào chăn nuôi trâu, bò
của huyện mà cần phải có sự chuyển đổi dần từng bước.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu bò nói riêng là một bộ phận
chính trong hệ thống canh nông của người nông dân. Nó có vai trò thiết thực
trong các hộ gia đình và đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho rất
nhiều người. Nếu phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp người dân tăng thu nhập
nhanh, khắc phục cơ bản sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên một cách nặng
nề, đặc biệt các xã vùng cao miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng
bào vùng cao nói riêng, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, chăn nuôi trâu bò nước ta hiện nay chưa đạt mức chăn nuôi
tiên tiến, quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt ở các huyện
vùng cao. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động phát
triển sản xuất sản phẩm này nữa là mối quan ngại của người dân khâu tiêu thụ
sản phẩm.
Bắc Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích tự
nhiên là 69.942,56 ha, trong đó có một diện tích đáng kể để chăn nuôi và sản
xuất thức ăn gia súc. Điều kiện khí hậu tương đối phù hợp với việc phát triển
các giống vật nuôi. Vị trí của huyện nằm trên trục đường giao thông chính,
gần các thị trường lớn như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên... Đây là điều
kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để huyện phát triển chăn nuôi theo hướng hàng
hoá. Bên cạnh đó, điều kiện xã hội có một thế mạnh lớn về nhân lực giá nhân
công rẻ, người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, điều kiện sống của người
dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở các xã vùng cao. Một
trong những khó khăn lớn của người dân là lựa chọn sản phẩm sản xuất, tìm
đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất
tại địa phương. Những tồn tại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế so


2


sánh của đại phương. Vì vậy, vấn đề phát triển chăn nuôi trâu bò là vấn đề mà
cả người dân và lãnh đạo địa phương rất quan tâm. Xuất phát từ tình hình
thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi
trâu, bò tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi
trâu, bò.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trâu, bò của
huyện Bắc Sơn.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi trâu, bò của
huyện Bắc Sơn đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn tỉnh
Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn của huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được
thu thập trong các năm từ năm 2015 - 2017; Các số liệu sơ cấp khảo sát số
liệu trong năm 2018.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thực trạng chăn nuôi
trâu, bò tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích được thực trạng chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.



3

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò tại huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần củng cố nhận thức về vai trò quan trọng của ngành chăn
nuôi trâu bò trong chiến lược phát triển chăn nuôi chung của cả nước.
- Khẳng định chăn nuôi trâu bò là thế mạnh của vùng trung du miền
núi, việc phát triển chăn nuôi trâu bò là vấn đề tất yếu khách quan trong chiến
lược phát triển kinh tế chung của vùng.
- Việc phát triển chăn nuôi trâu bò ở Bắc Sơn không những tham gia
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông
nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa mà còn đóng góp vào việc
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Việc phát triển chăn nuôi trâu bò ở huyện Bắc Sơn còn có giá trị tham
khảo với các tỉnh và địa phương có các điều kiện tương tự trong công tác tổ
chức quản lý, chỉ đạo và điều hành phát triển sản xuất chăn nuôi trâu bò.
- Những đóng góp mới của đề tài: đề tài tiến hành hân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trâu, bò của huyện Bắc Sơn, từ đó đề xuất
các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi trâu, bò của huyện Bắc Sơn đến
năm 2025.


4

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chăn nuôi trâu, bò
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô
của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là
sự tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt
động sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế.
Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm
của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu
người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là tỷ lệ tăng phần trăm hay
mức tăng tuyệt đối hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn.
Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so
với thời điểm gốc.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là
tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất
lượng, phù hơn về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là sự tăng lên bền
vững về các tiêu chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý niệm về sự tiến
bộ, bởi vậy phát triển nghĩa là sự tăng trưởng cộng với sự thay đổi về cấu trúc
và thể chế liên quan đến mục đích hay mục tiêu chủ định nào đó. Như vậy, phát
triển nhìn chung được coi như đồng nghĩa với sự tăng trưởng, tuy nhiên tăng
trưởng mới chỉ là điều kiện cần, song chưa phải là điều kiện đủ vì nó chỉ đề cập
đến việc tăng lên về phúc lợi kinh tế mà chưa nói đến các phúc lợi xã hội.


5


Chúng ta có thể tạo ra được những thay đổi, nhưng sự thay đổi theo chiều
hướng tăng trưởng mới chỉ là tiền đề cho sự phát triển, không phải bất kỳ sự
thay đổi nào cũng có sự phát triển. Đánh giá sự phát triển cần phải xem xét vấn
đề một cách toàn diện. Các giải pháp phát triển không chỉ chú ý đến việc tăng
trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề
nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường
sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người.
Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số
lượng và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng.
- Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự
gia tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số
lượng là quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản
xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là
sự tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một
ngành sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất
hợp lý…
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong
một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến
hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù
hợp vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật,
chính sách, tổ chức…, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển.
1.1.2. Phát triển chăn nuôi trâu, bò
1.1.2.1. Khái niệm về chăn nuôi trâu, bò
- Khái niệm chăn nuôi trâu, bò
Trâu, bò là một loại tài sản có giá trị của nông dân. Trước kia khi máy
móc chưa phát triển, trâu, bò được dùng làm sức kéo còn phổ biến, là đầu cơ



6

nghiệp của nhà nông. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò
của trâu, bò trong khâu làm đất, nhu cầu sử dụng thịt trâu, bò làm thực phẩm
của người tiêu dùng ngày càng cao, con bò đã trở thành một loại tài sản đặc
biệt, một loại hàng hóa có giá trị của người nông dân và chăn nuôi trâu, bò
với mục đích lấy thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan
của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng. Các sản
phẩm của chăn nuôi trâu, bò được tiêu thụ rộng khắp ở mọi nơi. Người nông
dân ngày càng chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng sản xuất
hàng hóa, điều đó thể hiện thông qua việc họ đầu tư nhiều hơn về nhân lực, tài
lực, vật lực cho chăn nuôi, vận dụng các kiến thức kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò
tiên tiến như kỹ thuật cải tạo đàn bò, lựa chọn giống bò có năng suất và chất
lượng cao, kỹ thuật chăm súc đàn bò, kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Quy mô, cơ cấu đàn bò và phương thức chăn nuôi theo xu hướng tăng số
lượng, chất lượng và chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ngày càng cao
tại các nông hộ, các hợp tác xã, các trang trại.(Nguyễn Trọng Tiến và cs,
2001)
Là sản phẩm hàng hóa nên trâu, bò không khỏi ảnh hưởng bởi sự tác
động của các yếu tố thị trường như giá cả, cạnh tranh, thị phần tiêu thụ... Vì
vậy, để phát triển chăn nuôi trâu, bò cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả
ổn định.
Chăn nuôi trâu, bò có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi
bò cái sinh sản đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín. Trong quy
trình chăn nuôi trâu, bò không khép kín, phải chú trọng chăn nuôi bò cái sinh
sản. Trong chăn nuôi trâu, bò không khép kín, phải chú ý lựa chọn chất lượng
bê giống khi nuôi thịt. Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi
trâu, bò là cơ sở đảm bảo phát huy tối đa đặc tính di truyền của bò giống để có
năng suất cao và chất lượng thịt tốt.



7

Sản phẩm trong chăn nuôi trâu, bò là trọng lượng thịt bò hơi thu được
trong chu kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm
sóc, nuôi dưỡng. Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi trâu, bò gồm trọng
lượng nghé, bê dưới 12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24
tháng tuổi, trọng lượng thịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thải vỗ béo. Trong
quá trình nuôi trâu, bò với mục đích lấy thịt, nếu nghé, bê đủ tiêu chuẩn giống
có thể được chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản (Nguyễn Trọng Tiến và
cs, 2001).
1.1.2.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi trâu, bò
Phát triển chăn nuôi trâu, bò bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng
suất và chất lượng đàn trâu, bò, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn trâu, bò,
cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi trâu, bò phải thực hiện đồng thời nhiều nội
dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
- Tăng quy mô tổng đàn trâu, bò trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng
trong chăn nuôi trâu, bò) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng
diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều
kiện của hộ, của vùng;
- Tăng năng suất, chất lượng trâu, bò bằng cách áp dụng giống mới có
tầm vóc to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt sẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật
tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực.
- Đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn.
- Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp, phát huy có hiệu quả tiềm
năng kinh tế và thế mạnh của từng vùng. Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn
nuôi trâu, bò, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản
phẩm thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người.

- Phát triển chăn nuôi trâu, bò phải cân đối với sự tăng trưởng chung
của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực,
đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người.


8

- Trong chăn nuôi trâu, bò, sự phát triển về số lượng và chất lượng có
quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng
nhanh sự phát triển về số lượng và ngược lại. Với những giống trâu, bò có
năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn
thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy
mô đàn trâu, bò, tăng lượng sản phẩm thu được. Việc phát triển nhanh quy mô
đàn trâu, bò, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong
chăn nuôi.
Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trâu, bò thuận lợi, việc phát triển
và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò
là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là hệ thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức
ăn gia súc, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản phẩm như chợ, cơ sở giết mổ,
cơ sở chế biến thực phẩm Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu
quả sản xuất từ chăn nuôi trâu, bò cao, thu nhập của người chăn nuôi trâu, bò
tăng lên, đời sống của người chăn nuôi trâu, bò được cải thiện. Trong chăn
nuôi trâu, bò, hiệu quả kinh tế thu được từ phần chênh lệch tiền thu bán sản
phẩm trừ đi chi phí trong quá trình nuôi và được đánh giá qua các chỉ tiêu
tổng thu nhập của hộ, thu nhập ròng/100kg thịt tăng, thu nhập ròng/công lao
động, thu nhập ròng/đồng vốn bỏ ra, thu nhập ròng/tổng thu nhập từ chăn
nuôi trâu, bò.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng
kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải
thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái

và đảm bảo sức khỏe cho con người (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001).
1.1.2.3. Đặc điểm của chăn nuôi trâu, bò
Trâu, bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày thì
cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, bình quân một năm trâu, bò sử dụng
9.125kg cỏ tươi/con (25kg/ngày/con) (Bộ NN&PTNT, 2003), đó là những


9

loại thức ăn gia súc rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua, nhưng lại có khả
năng tăng trọng khá cao. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò
phải tính đến diện tích đồng cỏ phù hợp, bảo đảm thức ăn cho đàn trâu, bò. Tùy
theo giống, giai đoạn tuổi và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng mà trâu, bò có mức
tăng trọng khác nhau. Các giống trâu, bò ngoại hướng thịt có khả năng tăng
trọng 1 ngày đêm khoảng 1000g hoặc cao hơn. Thực tế cho thấy, nuôi trâu, bò
sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với một số loại vật nuôi khác với cùng một
mức đầu tư. Tuy nhiên, nuôi trâu, bò cần mức đầu tư ban đầu về giống và
chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của bò dài
hơn các vật nuôi khác.
Bò là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày
và sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hóa các
loại thức ăn như rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác,... là những loại
thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối với động
vật có dạ dày đơn. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi trâu, bò không tạo ra sự
cạnh tranh lương thực giữa người và gia súc khác như là chăn nuôi các gia súc
dạ dày đơn và gia cầm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lương thực hạn chế,
chúng ta vẫn có thể chăn nuôi trâu, bò nếu biết khai thác hợp lý các nguồn
phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các thức ăn sẵn có của
địa phương. Đặc điểm trên là một thuận lợi đối với các hộ nông dân, đặc biệt
là các hộ nghèo không có cơ hội đầu tư nhiều thức ăn tinh, khoáng chất cho

chăn nuôi trâu, bò.
Trên quan điểm phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường là một
trong những vấn đề ”nóng” mà các quốc gia trên thế giới quan tâm, thì việc
tận dụng các nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò lại càng quan trọng.
Nếu những phụ phẩm này không được tận dụng làm thức ăn cho gia súc thì sẽ
bị thối rữa và gây ô nhiễm môi trường. Nếu các loại phế phụ phẩm và rơm lúa
để đun nấu (như đang làm ở nhiều vùng đồng bằng), hoặc đốt đi lấy một ít tro


10

bón ruộng như một số nơi đã và đang làm, thì sẽ thải vào khí quyển một
lượng CO2 khổng lồ, góp phần phá hủy tầng ozôn đang hết sức mỏng manh.
1.1.2.4. Vai trò của ngành chăn nuôi trâu, bò
Thứ nhất: Chăn nuôi trâu, bò cung cấp thực phẩm quý cho con người
Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm được tạo ra ngành
nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng luôn có vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội, là nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống
con người.
Thịt trâu, bò là một loại thực phẩm cao cấp, protein của thịt trâu, bò chứa
nhiều axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con người, thịt bò còn
nhiều các loại khoáng và vitamin ”Trong 100g thịt bò có 21g protein, 3,8g lipit,
1860mg lysin, 564mg methionin, 243mg tryptophan, 3,1g sắt và chứa khoảng
17,1kcal”. Ngoài ra, thịt bò có giá trị cảm quan cao, được nhiều người ưa
chuộng thông qua màu sắc, hương vị, độ mềm, độ ngọt,... Vì vậy thịt bò là loại
thực phẩm không thể thiếu được, đặc biệt trong nhu cầu hiện nay khi thịt mà
càng ngày càng được sử dụng ít hơn trong bữa ăn của con người.
Thứ hai: Chăn nuôi trâu, bò cung cấp phân bón và tận dụng sức
kéo cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
Nhiều nơi nước ta hiện nay đã sử dụng máy móc trong khâu làm đất và

vận chuyển, tuy nhiên ở những vùng nông thôn nghèo người dân không thể
đầu tư được máy móc nông nghiệp và những vùng đồi nói có địa hình khó
khăn cho cơ giới hóa thì việc sử dụng trâu bò vẫn chiếm vị trí quan trọng
trong việc cày bừa đất. Ở các vùng sâu, vùng xa và những nơi mà đường sá
chưa được cải tạo, việc chuyên chở phân bón, nông phẩm, hàng hóa chủ yếu
vẫn dùng sức kéo của trâu bò.
Ngoài sức kéo, trâu bò còn cung cấp một lượng phân đáng kể cho
trồng trọt. Phân trâu, bò tuy giá trị dinh dưỡng (NPK) không cao như phân
của một số động vật khác, nhưng số lượng lớn nên lượng NPK tổng số của


11

phân trâu, bò vẫn lớn hơn phân lợn và có ý nghĩa rất lớn để nâng cao độ
tươi xốp của đất. Thời gian phân hủy chậm nên bón phân trâu, bò cây trồng
luôn luôn có dinh dưỡng trong chu kỳ sống. Mặt khác phân trâu bò giá rẻ,
rất phù hợp với điều kiện của nông dân, nhất là nông dân nghèo, phân trâu,
bò có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất,
bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó. Do đó mặc dù ngày nay phân
hóa học rất phổ biến nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn không thể thiếu phân
chuồng, trong đó có phân trâu, bò.
Bên cạnh đó, trâu, bò còn cung cấp sản phẩm cho một số ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thịt bò khô, xúc xích, các sản phẩm
chế tác từ da bò..,
Thứ ba: Chăn nuôi trâu, bò tạo thu nhập cho nông hộ, góp phần
phát triển kinh tế nông hộ:
Trong thực tế người nông dân kết hợp đồng thời nhiều mục đích trong
chăn nuôi trâu, bò, thường là vừa cày kéo vừa sinh sản lại vừa bán trâu, bò.
Chính sự kết hợp nhiều mục đích trong chăn nuôi đã làm tăng hiệu quả kinh
tế của chăn nuôi trâu, bò của nông dân. Ngoài vai trò cung cấp sức kéo và

phân bón cho trồng trọt, góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây
trồng như đã đề cập ở trên, chăn nuôi trâu, bò còn góp phần sử dụng lao động
nhàn rỗi trong nông nghiệp (trong thời kỳ nông nhàn), tăng thu nhập và nâng
cao đời sống cho nông dân. Vì vậy, chăn nuôi trâu, bò đã góp phần tận dụng
được thời gian nhàn rỗi của nông dân, hạn chế nông dân vào các thành phố để
kiếm việc làm, giảm những vấn đề xã hội có thể xảy ra.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng giúp nông dân có
thêm thu nhập như tiền cày kéo thuê, bán trâu, bò, nông dân có cơ hội cải
thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Khoản thu nhập này góp phần trang trải
các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, nhu cầu tiết kiệm hay đầu tư kinh doanh, mở
rộng sản xuất. (Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và
Lê Văn Ban -2001).


12

Thứ tư: Chăn nuôi trâu, bò góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp:
Chăn nuôi trâu, bò có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt với các quốc gia có tiềm năng về đồng cỏ. Đối với Việt Nam đất đai ít,
dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích canh tác bình quân thấp
và ngày càng giảm, thu nhập ngành trồng trọt thấp, bấp bênh. Trong khi đó
ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu, bò nói riêng với các ưu thế như
trên thì ngày càng phát triển ngày càng tăng. “Từ năm 1986 đến nay, ngành
chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng
giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt”. Các nghiên cứu
cho thấy, trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được 14 con bò,
tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được 50 triệu đồng tiền cỏ (nếu trồng
lúa chỉ thu được 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi trâu, bò đang thực sự
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng

thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
Mặt khác, chăn nuôi trâu, bò có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và
góp phần xoá đói giảm nghèo. (Cục chăn nuôi, 2016)
Nói tóm lại, phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa góp
phần phát triển kinh tế hộ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, phát huy được thế mạnh của từng vùng kinh tế, làm cho sản xuất
nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định vững chắc (Nguyễn Xuân Trạch,
Mai Thị Thơm, 2004).
1.1.2.5. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản
phẩm trâu, bò
a, Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
* Giống
Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì
tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau: Con lai của bò
Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và ngược lại, tổ


13

chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford. Bò vàng Việt Nam
có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%, trong khi đó bò thịt Charolaise
có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.
Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ tới 70%, tỷ lệ thịt
tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và rất thơm, ngon. Ngoài các
giống bò chuyên thịt, ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa, người ta cũng chọn lọc
những bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ
béo và giết mổ. Đây cũng là những nguồn cung cấp sản phẩm thịt bò chiếm
một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thịt bò.
Tuổi
Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ

16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.
Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ
cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt
màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn, không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ
các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.
Giới tính
Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm
hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng
độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong quy trình
vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò
thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.
Khối lượng lúc giết mổ
Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi
dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả…
Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo
Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê
khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ
thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh
trưởng với cường độ cao nhất (dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác
nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.


×