Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã minh phú, sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.68 KB, 43 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
UBND Thành phố vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến
năm 2020, định hướng 2030. Quy hoạch thể hiện phát triển chăn nuôi sẽ tập
trung vào phát triển đàn lợn, bò thịt chất lượng cao, bò sữa và gia cầm theo
hướng tăng dần sản lượng con giống; từng bước đưa sản xuất con giống là sản
phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi, đem lại giá trị gia tăng cao cho ngành [9].
Thành phố đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2020 đạt khoảng 1,6%/ năm, giai đoạn
2021 – 2030 đạt 1,4%/ năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong
toàn ngành nông nghiệp chiếm khoảng 54% (năm 2020) và 58% (năm 2030).
Ngay trong nội bộ ngành, giá trị sản xuất nhóm chăn nuôi gia súc vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất nhưng giảm dần (61% vào năm 2020 và 50% vào năm
2030). Nhóm ngành chăn nuôi gia cầm có tỷ trọng tăng dần (20% năm 2020
lên 25% năm 2030). Cơ cấu nhóm sản phẩm không qua giết thịt có mức tăng
tỷ trọng lớn nhất (từ 18% năm 2020 đến 24% vào năm 2030) [9].
Sản xuất chăn nuôi được quy hoạch theo 3 tiểu vùng: Vùng gò đồi (Mỹ
Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Quốc Oai) định hướng phát triển tập
trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò thịt, bò sữa, lợn thịt, các loại con
nuôi đặc sản. Vùng đồng bằng đối với vùng vàn cao (Chương Mỹ, Gia Lâm,
Quốc Oai, Mê Linh, Thanh Oai, Đông Anh) tập trung phát triển chăn nuôi gà,
lợn; các vùng thấp trũng ( Ứng Hòa, Phú Xuyên, một phần Mỹ Đức) tập trung
nuôi thủy cầm theo hướng trang trại chăn nuôi kết hợp với thủy sản. Vùng bãi
ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Đà, sông Tích) phát triển
chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh
của Hà Nội, các loại con nuôi chủ yếu là bò thịt, bò sữa, lợn, gà [9].

1


Sóc Sơn là một trong ba tiểu vùng ( vùng gò đồi ) được thành phố định


hướng phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực bò thịt, bò sữa, lợn
thịt… Mặc dù vậy, những chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển
chăn nuôi vẫn chưa phát huy hiệu quả thật sự. Muốn đạt được các chỉ tiêu đã
đề ra, các cơ quan chuyên môn thành phố cần phải tích cực hơn nữa để tư vấn
hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bao gồm từ khâu giống, nguồn thức ăn,
quy trình nuôi dưỡng đến vệ sinh phòng dịch bệnh… .đến các vấn đề liên
quan đến vốn, đất đai và thị trường tiêu thụ.
Xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội là một xã có nhiều lợi thế để
phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn thịt. Minh Phú cũng đã xác định phát triển
chăn nuôi là hướng đột phá quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập thực tế của nông dân, giảm nghèo và phát
triển bền vững. Tuy vậy, nhiều năm qua tăng trưởng chăn nuôi còn thấp, hiệu
quả kinh tế chưa cao, chăn nuôi chưa thật sự trở thành ngành sản xuất hàng
hóa. Các trang trại, gia trại chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều nông hộ
vẫn duy trì hình thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng, quy mô nhỏ lẻ, xem
chăn nuôi như một nghề phụ nên hiệu quả kinh tế không như mong muốn, rủi
ro dịch bệnh lớn.
Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình tìm hiểu tại địa phương, chúng
tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi
lợn thịt tại địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục đích của đề tài
+ Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở
xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đó làm cơ sở đề xuất các
giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã một cách có hiệu quả.

2


+ Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã
Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá những cơ hội lớn và các thách thức cơ bản của chăn nuôi lợn
thịt ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát
huy những lợi thế của vùng nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt đạt hiệu quả tốt
hơn trên địa bàn xã trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi lợn [5],[6]
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp,
chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn
thực phẩm tươi sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời
sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi
lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là
nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt
lợn xay, các món ăn truyền thống cuả người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ…
- Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn
phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông
nghiệp.

- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công
nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng
cao sức khỏe cho con người.
- Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng
khả năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người
nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như
cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay…

4


1.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn và đặc tính kỹ thuật chăn nuôi lợn [5]
- Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn
có bộ máy tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử
dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả.
Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất phong phú, có thể tận dụng các phụ phế
phẩm của ngành trồng trọt, của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Khả
năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho 1kg tăng trọng.
Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi hộ gia đình. Lợn có khả năng sinh sản
cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các gia súc khác về mặt sản xuất.
Lợn là loại động vật đa thai, bình quân lợn đẻ 1.5 – 2.5 lứa/năm, 8 -12
con/lứa.
- Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường,
thiên tai bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn.
- Với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ nuôi thích hợp,
lợn phải được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải
tiêm bổ sung để bảo vệ đàn lợn an toàn dịch bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi khá
nhanh về trọng lượng cho nên nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp, cân đối
từng giai đoạn.
- Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác lợn thịt còn khó khăn

trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động
do cạnh tranh và cung cầu thị trường. Muốn phát triển ngành nghề nuôi lợn
cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản, chế biến xuất khẩu…
- Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi
cần có sự lựa chọn các giống lợn thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao,
khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên
1kg tăng trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay.

5


1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn [8]
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Lợn là loại động vật có lớp da hầu như không có tuyến mồ hôi, dưới da
lại có lớp mỡ dày. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn sức tăng trọng của lợn, người ta
cho biết khi nhiệt độ tăng lên thì tăng trọng giảm đi 1/3 khi hệ số tiêu tốn thức
ăn không thay đổi. Ẩm độ cũng ngăn cản sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của
lợn, như vậy càng tăng thêm nhiệt trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của lợn và làm cho hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút.
1.1.3.2. Về kỹ thuật chăn nuôi
 Giống [8]
Hiện nay cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã tạo ra các giống lợn
mới như: Lợn lai kinh tế F1(kết quả giữa lợn đực Landras, Yookshire ngoại
lai với lợn nái Móng cái của Việt Nam), lợn lai F2 có tỷ lệ máu ngoại cao (kết
quả lai giữa F1 với đực ngoại), lợn ngoại thuần. Đây là những giống lợn có tỷ
lệ nạc tương đối cao, từ 50- 60% thịt thân xẻ.
Theo đánh giá của hộ nông dân thì yếu tố quan trọng đầu tiên trong
chăn nuôi lợn là con giống tốt. Con giống tốt sẽ hữa hẹn cho sản lượng thịt
cao, ít bệnh tật, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn…Tuy nhiên, do hạn
chế về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm…) mà mỗi hộ quyết

định chăn nuôi các loại hình khác nhau với chất lượng khác nhau. Từ đó mà
hiệu quả chăn nuôi của họ cũng khác nhau.
Tuỳ tiềm lực kinh tế gia đình mà chọn giống lợn nuôi, phù hợp với quy
hoạch giống lợn nền của địa phương. Một điều không thể phủ nhận là chất
lượng các giống lợn càng tốt thì sản lượng thịt hơi càng cao.
 Thức ăn [8]
Nguồn thức ăn kinh tế và tin cậy quyết định việc chăn nuôi có lãi,
khoảng 60-70% tổng số giá thành sản xuất thịt lợn là thức ăn. Như vậy, cùng

6


với con giống tốt, thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn, hai
yếu tố này không thể tách rời nhau. Muốn lợn tăng trọng nhanh, nhiều nạc
phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, protein, khoáng đa, vi lượng và các
vitamin. Nguồn thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thịt (tỷ
lệ nạc), mà chất lượng thịt lại quyết định giá bán sản phẩm. Vì vậy, cần phải
nuôi theo nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển lợn để có được hiệu quả cao
trong chăn nuôi.
 Chăm sóc nuôi dưỡng
Khi đã có con giống tốt thì việc chăm sóc nuôi dưỡng nó lại cần thiết.
Phải biết đặc tính sinh lý của từng loại lợn, từng thời kỳ và lứa tuổi để chăm
sóc cho tốt và hợp lý. Thực hiện tốt các khoa học chăm sóc nuôi dưỡng,
không chỉ là điều kiện tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của đàn lợn mà
quan trọng hơn là giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
 Công tác thú ý, vệ sinh chuồng trại
Bệnh dịch là nguyên nhân quan trọng làm cho chăn nuôi không có lãi,
lợn chết hoặc lợn mắc một bệnh nào đó thì tính phàm ăn, sự tăng trọng, hiệu
quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, cho sữa của lợn đều bị ảnh hưởng.
Do đó, chìa khoá để duy trì một đàn lợn khoẻ mạnh là quản lý tốt.

1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
 Thị trường
Đối với người sản xuất thì vấn đề thị trường đầu ra cũng là vấn đề có ý
nghĩa quyết định. Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, bởi vậy
nó không có khả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến. Mặt khác, do
chu kỳ chăn nuôi rất ngắn nên không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi (tăng chi phí, giảm chất lượng
thịt…). Bởi vậy, thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả, tốc độ tính bền vững trong phát triển chăn nuôi. Sự ổn định về thị

7


trường tiêu thụ là động lực giúp cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, đặc biệt
đối với hộ chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn thì điều này càng quan trọng.
 Vốn cho chăn nuôi lợn
Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một hàng nào thì vốn đầu tư ban đầu
cũng quan trọng. Trong chăn nuôi lợn, nếu chỉ nuôi theo phướng thức truyền
thống, tận dụng từ 3 - 4 con thì vốn đầu tư ban đầu không phải là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, khi chăn nuôi ngày
càng phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy mô lớn
thì vốn lại là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với công việc chăn
nuôi hay phát triển đàn lợn. Nhu cầu về vốn cho chăn nuôi lợn bao gồm: vốn
để xây dựng chuồng trại, mua con giống tốt, mua thức ăn và các trang thiết bị
cần thiết cho chăn nuôi lợn.
 Lao động
Bất cứ một hoạt động sản xuất cũng cần đến lao động, và chăn nuôi lợn
cũng vậy. Lao động càng có kiến thức về chăn nuôi thì việc chăm sóc cho đàn
lợn càng tốt và mang lại hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà lao động có trình
độ là cần thiết trong chăn nuôi.

 Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm
Như chúng ta đã biết đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng, ôi
thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời. Bởi vậy, sự phát triển công
nghiệp chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn. Khi
công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi
lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng (từ thịt
lợn) mang tính công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của nhân dân, tiết
kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nước nhờ xuất khẩu.
 Các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước
Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hết sức
quan trọng. Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một

8


ngành nào đó phát triển. Chăn nuôi lợn đã được xác định là một ngành công
nghiệp quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Bởi vậy, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi
này phát triển hơn nữa trong những năm tới.
1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam [4],[7]
Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở
tất cả những vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình
thức tiết kiệm, tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với
quy mô lớn ngày càng xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn
được quan tâm hơn.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có
nhiều loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn
lợn. Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm
gần đây, kết hợp với những giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển

thuận lợi cho nghề nuôi lợn [4].
Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn. Tham gia
vào hệ thống sản xuất lợn thịt gồm các trang trại nhà nước, tư nhân và trang
trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu
cung cấp con giống. Các công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn tại Việt
Nam dưới hình thức gia công (CGF Pig), liên kết sản xuất với bà con nông
dân (cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, có nhân viên giám sát kỹ thuật
và quản lý), bao tiêu sản phẩm. Lợn xuất chuồng, công ty bán ra thị trường, tự
hạch toán lỗ lãi và dựa vào năng suất chăn nuôi của từng chuồng trại để trả
công cho người nuôi gia công. Việt Nam hiện có hai công ty lớn đang hoạt
động trong lĩnh vực chăn nuôi gia công là Charoen Pokphand (Thái Lan) và
Japfa Comfeed (Inđônêxia) [13].

9


Một trong những thành phần đang dần chiếm giữ vị thế quan trọng
trong ngành chăn nuôi lợn là các trang trại tư nhân. Nếu 10 năm trước, nước
ta chưa có trang trại tư nhân quy mô vài trăm con, thì hiện đã có hàng trăm
trang trại với quy mô 50 con lợn nái và 500 đầu lợn thương phẩm trở lên.
Trong 10 năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng vượt bậc, sản lượng lợn thương phẩm tăng cao, tỷ trọng thịt siêu nạc
ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chăn nuôi lợn đang
chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá [13].
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có khoảng 3.500 trại
chăn nuôi lợn nái ngoại từ 20 con trở lên. Trong đó có 1.127 trang trại với quy
mô hơn 100 nái, chiếm tỷ lệ 23,66%; 501 trang trại có quy mô 51-100 nái,
chiếm 10,52%; số còn lại là các trang trại có quy mô từ 21-50 con và dưới 20
con, chiếm hơn 65%. Do điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng đầu tư, nên sự
phân bố các trang trại chăn nuôi tại tám vùng sinh thái cũng khác nhau cả về

số lượng và quy mô. Ba vùng có số lượng trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất cả
nước là Ðông Nam Bộ (ÐNB), đồng bằng sông Hồng (ÐBSH) và đồng bằng
sông Cửu Long (ÐBSCL), với tỷ lệ tương ứng là 47,60%; 26,32% và 15,70%.
Vùng Ðông Nam Bộ không những có số lượng trang trại nhiều nhất, mà quy
mô chăn nuôi cũng lớn nhất. Tại đây, số lượng trang trại có quy mô từ 50 đến
100 con, chiếm tỷ lệ tương ứng là 60% và 38%; còn số trang trại nuôi 20 nái
trở xuống chỉ chiếm 0,62%. ÐBSCL là khu vực thứ hai sau Ðông Nam Bộ có
số lượng trang trại với quy mô lớn. Số trang trại có quy mô hơn 100 nái
chiếm 27,27% tổng số trang trại của cả khu vực này. Vùng ÐBSH mặc dù có
số lượng trang trại tương đối lớn, song quy mô nuôi phổ biến dưới 20 nái,
chiếm 71,32% số trang trại; 23,52% số trại có quy mô từ 20-50 nái; một số ít
(khoảng 5,20%) có quy mô từ 5 đến 100 nái trở lên. Các khu vực còn lại như
tây bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ không những có số

10


lượng trang trại chưa nhiều, mà cả quy mô chăn nuôi cũng chưa lớn, chủ yếu
nuôi 20-50 nái/trại [13].
Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, đến nay toàn Thành phố với 722 trại
chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư với, trong đó 467 hộ (có quy mô
lợn nái từ 20 con, lợn thịt từ 100 con/hộ trở lên), tổng đàn lợn năm 2012 là
337.719 con tăng 182.719 con so với năm 2010. Tốc độ tăng đàn đạt 118%.
Nét nổi bật của phát triển chăn nuôi lợn là tập trung chuyển từ chăn nuôi
chuồng hở sang chuồng kín, đến nay đã nâng cấp từ chuồng hở sang chuồng
kín cho 30.280 m2 chuồng nuôi, tăng công suất từ 104.000 con lên 396.500
con [3], [9].
Các mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô lớn ngoài khu dân cư cũng
được đầu tư hỗ trợ và phát huy hiệu quả. Hiện có 416 hộ chăn nuôi với tổng
đàn là 234769 con và quy mô đạt 20 lợn nái/ hộ, 100 lợn thịt/hộ. Ngoài ra còn

nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung ngoài khu dân cư đang phát triển ổn định,
có hiệu quả như khu chăn nuôi xã Tân Ước huyện Thanh Oai có 12 hộ với
diện tích 27ha; khu chăn nuôi tập trung tại Ứng Hòa có 9hộ/32ha; khu chăn
nuôi tập trung xã Cấn Hữu huyện Quốc Oai có 11hộ/34ha ...[9].
Có thể khẳng định, Chương trình phát triển chăn nuôi tại các xã, vùng
chăn nuôi trọng điểm trong giai đoạn vừa qua của Hà Nội đã đạt được những
kết quả quan trọng, đặt nền móng cho sự củng cố và phát triển của chương
trình trong các năm tiếp theo. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại các xã, vùng
trọng điểm có sự chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đời sống
các hộ nông dân được nâng cao.
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với chăn nuôi lợn ở Việt Nam [7]
1.2.2.1. Thuận lợi
Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở tất cả các vùng trong cả nước ta là do
có những điều kiện thuận lợi thúc đẩy như:

11


- Nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, đây có thể coi là như một
nhân tố thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn.
- Nhiều hộ rất có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Thức ăn cho lợn có thể
tận dụng sản phẩm từ trồng trọt.
- Nhu cầu về thịt lợn sẽ ngày càng tăng lên khuyến khích người dân
phát triển chăn nuôi lợn.
- Đã xuất hiện nhiều nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt lợn, nhà máy
này trực tiếp thu mua lợn từ hộ chăn nuôi, giúp hộ chăn nuôi trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
- Hiện nay nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,
sản phẩm thức ăn chăn nuôi này có thể giúp người chăn nuôi tiết kiệm thời
gian nuôi, vốn đầu tư cho chăn nuôi thu hồi nhanh do chăn nuôi bằng thức ăn

công nghiệp, lợn nhanh được xuất chuồng, hiệu quả kinh tế cao, tăng lợi
nhuận cho người sản xuất.
1.2.2.2. Khó khăn
Mặc dầu trong những năm qua, chăn nuôi lợn nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể nhưng đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế hiện
nay, chăn nuôi lợn đang phải đứng trước nhiều thách thức:
- Quy mô chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hướng tận dụng,
chưa hạnh toán kinh tế nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và quản lý về mặt thú y tuy được cải thiện
nhưng còn yếu kém, lại không đồng bộ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn
nuôi chưa triệt để.
- Nông dân thiếu vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất, không vay được
tiền do lợi suất ngân hàng hiện nay quá cao.
- Hệ thống nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt lợn vẫn chưa nhiều, công
nghệ thô sơ.

12


- Nguồn cung thị trường thịt lợn hiện nay tuy khan hiếm nhưng giá cả
không ổn định gây không ít rủi ro cho người chăn nuôi. Đặc biệt trong vài
năm qua giá đầu ra không ổn định, thị trường biến động khá mạnh, nhiều thời
điểm giá xuống quá thấp làm người chăn nuôi không yên tâm đầu tư phát
triển sản xuất.
- Giá thành thức ăn gia súc quá cao, bấp bênh, chất lượng chưa được
kiểm soát làm nản lòng không ít hộ chăn nuôi lợn.
- Thị trường xuất khẩu thịt lợn hạn chế bạn hàng.
1.2.3. Một số chính sách về phát triển chăn nuôi [ 13], [14]
- Quyết định số 394 /2006/QĐ-TTg Ngày 13 tháng 3 năm 2006 của
Thủ Tướng chính phủ đã ký về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở

rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia
cầm tập trung, công nghiệp.
- Quyết định Số: 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách
hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Quyết định số: 166/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số
biện pháp phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010. Trong
quyết định quy định 12 điều về quy mô, phương thức, về vốn vay ưu đãi,
trách nhiệm…
- Quyết định 2801/QĐ-UBND, 5/2011 của UBND thành phố Hà Nội về
Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài
khu dân cư.
- Quyết định 1835/QĐ-UBND năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội
về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.

13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
của các nông hộ trên địa bàn xã Minh Phú
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Minh Phú
Tình hình chung về chăn nuôi lợn của xã
Nguồn lực sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt (2012)
Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều (2012)
2.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của

các hộ
2.1.3. Định hướng và giải pháp phát triển
2.3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Chọn ngẫu nhiên 50 hộ thuộc các thôn trong xã để
điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
+ Số liệu thứ cấp: Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp đã được công
bố qua các tài liệu của cục thống kê, phòng nông nghiệp huyện, ban thống kê
xã …và các giáo trình, sách báo, các báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp và
các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu đề tài.
 Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập
được để phân tích, so sánh.

14


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ MINH PHÚ
3.1.1. Vị trí địa lý của xã Minh Phú [14].[15]
Minh Phú là một xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nằm cách
sân bay Nội Bài 2km, dưới chân núi Vành.


Phía Bắc giáp 2 xã Minh Trí và Nam Sơn;



Phía Nam giáp 2 xã Hiền Ninh và Tân Dân;




Phía Đông giáp 2 xã Hiền Ninh và Nam Sơn;



Phía Tây giáp xã Minh Trí.
- Minh Phú thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi

và phù sa cổ kết. Diện tích tự nhiên là 3768,5 ha.
- Chạy qua địa bàn xã Minh Phú có đường nối QL2 với QL3, một huyết
mạch giao thông quan trọng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội [11]
- Minh Phú có dân số 11.075 người, với 2470 hộ dân cư sinh sống ở 8
thôn: Thanh Trí, Thanh Sơn, Phú Hạ, Phú Thịnh, Phú Minh, Phú Hữu, Phú
Nghĩa và thôn Lâm Trường.
- Với lợi thế địa lý, Minh Phú rất chú trọng việc trồng rừng và phát
triển cây ăn quả. Từ năm 2005 đến nay, cả xã đã trồng mới hơn 110 ha rừng,
bảo vệ an toàn hơn 140 ha rừng và vận động nhân dân chuyển đổi gần 40 ha
cây ăn quả. Hầu hết các hộ đều phát triển kinh tế theo mô hình trang trại trồng
cây ăn quả, và phát triển chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò thịt, lợn thịt. Xã có
200 trang trại - nhiều nhất ở huyện Sóc Sơn - đang mang lại nguồn thu gấp 9
lần so với thu nhập thuần nông. “Minh Phú xoá được đói, giảm được nghèo là
nhờ trang trại” [11].

15


- Nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của xã luôn duy trì 7-10%, sản

xuất bình quân đạt 45 triệu đồng/ha. Xã có gần 40% hộ giàu; tỷ lệ hộ nghèo
rất thấp ( 2,5%) [11].
- Về y tế, giáo dục, Minh Phú có trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia,
12 phòng học phổ thông cơ sở kiên cố, 4 nhà trẻ mẫu giáo đủ quy cách, trạm y
tế có bác sỹ.
Mặc dù vậy, vấn đề nổi cộm về mất đất rừng mấy năm gần đây đã ít
nhiều ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế, xã hội của Minh Phú: công
ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông - lâm nghiệp Sóc Sơn (Công ty Lâm
nghiệp Sóc Sơn), tiền thân là Lâm trường Sóc Sơn (chuyển đổi tháng 7.2010),
đóng trên địa bàn xã, có chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển
vốn rừng trên diện tích 2.095,5ha, trong đó đất công ty đang tổ chức sử dụng
là 2.064,28ha. Nhưng diện tích đất rừng này đã bị “xẻ thịt” chuyển nhượng
sai mục đích cho các cá nhân, hoặc cho thuê trái quy định. Nhiều người thành
phố mang tiền về mua đất và đầu tư vườn đồi, thu hút hàng ngàn lao động
mùa vụ trong xã. Người dân từ chỗ nắm quyền và chủ động trong sử dụng
ruộng đất lại trở thành người làm thuê hoặc bảo vệ các khu nghĩ dưỡng cuối
tuần cho những người giàu từ nơi khác đến [15].
3.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT XÃ MINH PHÚ
3.2.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn của xã
Hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của Minh
Phú trong những năm qua không ngừng được quan tâm, chú trọng nhằm nâng
cao vị trí và tỷ trọng của chăn nuôi trong nông nghiệp. Các chương trình
thâm canh đàn lợn; nạc hóa đàn lợn; dự án đa dạng hóa nông nghiệp; đề án
phát triển chăn nuôi tổng hợp.v.v…cùng với việc chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật đến với người dân bước đầu đã được người dân ứng dụng vào
sản xuất. Cộng thêm lợi thế về đất đai và thị trường tiêu thụ rộng, chăn nuôi ở

16



Minh Phú đã rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lấy thịt.
Tuy nhiên, trước những khó khăn chung của ngành chăn nuôi mấy năm
gần đây, cùng với sự thu hút lao động của các khu công nghiệp, các khu đô
thị.v.v..cơ cấu chăn nuôi xã Minh Phú cũng có những thay đổi nhất định. Có
hộ giảm số con chăn nuôi, có hộ bỏ nuôi, nhưng có hộ lại tăng quy mô.
Những quyết định khác nhau này phù hợp với điều kiện của mỗi hộ chăn nuôi
và phụ thuộc rất lớn vào tính toán của chủ hộ chăn nuôi.
Bảng 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã
qua 3 năm (2010 - 2012)
2012/2010
Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2011

2012
+/-

%

1. Số hộ nuôi

Hộ

590

550


525

-65

89,0

2. Tổng số đầu con

Con

5.812

6.362

7.989

2177

137,5

- Lợn thịt

Con

5.400

6.000

7.500


1100

132,4

- Lợn nái

Con

412

362

489

77

118,7

Con/hộ

9,9

11,6

15,2

5,3

153,5


5.400

6.000

7.500 2.100

138,9

510

553

3. Bq con/ hộ
4. Số lượng xuất chuồng
5. Sản lượng xuất
chuồng

Con
Tấn

723

213

141,8

Nguồn: Ban thống kê xã qua 3 năm(2010-2012)
So sánh số liệu giữa 2010 và 2012 nhận thấy:
Về số hộ tham gia nuôi lợn thịt đã đạt mức tăng trưởng âm. Trong 3

năm có tới 65 hộ đã bỏ nuôi lợn để chuyển sang các hình thức sản xuất khác,
tương ứng với mức giảm 11%. Một trong những lí do người dân bỏ chăn nuôi

17


là đầu ra của con lợn thịt liên tục gặp khó khăn. Giá lợn hơi xuống thấp dẫn
đến nhiều người chăn nuôi thua lỗ đã treo chuồng. Với giá lợn hơi có lúc
xuống còn 35 nghìn đồng, người chăn nuôi cho biết cứ xuất chuồng 10 con, lỗ
khoảng 4 triệu đồng.
Tuy vậy, so với bức tranh chung của ngành chăn nuôi Việt Nam mấy
năm vừa qua thì tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Minh Phú vẫn khá lạc
quan, 6 trên 7 chỉ tiêu theo dõi đều đạt mức tăng trưởng cao, từ 118,7 % đến
153,5%, trong đó bình quân đầu con/ hộ chăn nuôi có mức tăng trưởng cao
nhất: 153,5%; tiếp theo là sản lượng xuất chuồng ( 141,8%) và tổng số đầu
lợn, đạt mức tăng trưởng 137,5%. Sở dĩ có được điều đó là do chăn nuôi ở
Minh Phú chủ yếu là mô hình trang trại VAC, quy mô vừa và nhỏ. Nhiều hộ
chăn nuôi còn làm thêm đại lí thức ăn chăn nuôi, tận dụng sản phẩm trồng
trọt.v.v.. nên hạ được giá thành chăn nuôi và giảm được thua lỗ để tiếp tục
duy trì chăn nuôi đến những thời điểm thuận lợi. Có một vài trang trại quy mô
lớn hàng nghìn đầu lợn, những trang trại này luôn áp dụng công nghệ chăn
nuôi tiên tiến ( nuôi khép kín, nuôi trên đệm lót sinh thái…) sản phẩm có giá
bán từ 130 -150% so với giá lợn nuôi bình thường và đầu ra luôn ổn định.
3.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Minh Phú
Từ danh sách các hộ chăn nuôi lợn thịt do Ban chăn nuôi - thú y của xã
cung cấp, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 71 hộ để nghiên cứu, đánh giá tình hình
phát triển chăn nuôi lợn thịt của địa phương.
3.2.2.1. Hình thức chăn nuôi
Trong 71 cơ sở chăn nuôi lợn thịt có 15 cơ sở có quy mô trang trại (
chiếm 21,1%) ; 21 cơ sở có quy mô chăn nuôi gia trại, chiếm 29,6%, còn lại

là chăn nuôi quy mô nhỏ trong hộ gia đình.

18


Bảng 3.2. Hình thức chăn nuôi

1

2.

3

Phương thức chăn nuôi

N

( %)

Chăn nuôi trang trại

15

21,1

- Công nghiệp

5

33,3


- Kết hợp ( VAC )

10

66,7

Chăn nuôi gia trại

21

29,6

- Công nghiệp

5

23,8

- Kết hợp ( VAC)

16

76,2

Chăn nuôi nhỏ lẻ

35

49,3


- Bán công nghiệp

35

100

- Tận dụng

0

0

71

100,0

Tổng cộng

Ở mỗi hình thức chăn nuôi lại xuất hiện nhiều phương thức nuôi khác
nhau: thâm canh công nghiệp, kết hợp VAC, bán công nghiệp, tận dụng...
- Trong 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt được khảo sát có 33,3% chăn
nuôi theo phương thức thâm canh cao độ; 67,7% là trang trại kết hợp: trồng
trọt, nuôi lợn, nuôi cá;
- Cũng có 5 trên 21 cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại áp dụng phương
thức nuôi công nghiệp, số còn lại áp dụng mô hình VAC phù hợp với điều
kiện thực tế của hộ gia đình;
- Đối với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi hộ gia đình nuôi một vài đầu
lợn để tận dụng sức lao động dôi dư, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và để có
thêm nguồn thu nhập, tuy nhiên không có hộ chăn nuôi nào nuôi lợn theo

phương thức quảng canh, tận dụng hoàn toàn, các hộ chăn nuôi vẫn sử dụng
thức ăn công nghiệp ở từng giai đoạn sinh trưởng của lợn hoặc trong cả chu kì
nuôi với tỷ lệ nhất định.

19


3.2.2.2. Thông tin chung về chủ hộ chăn nuôi
Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quá trình đào tạo nghề
nghiệp của người chăn nuôi cũng như tư liệu về đất đai, sức lao động của chủ
hộ có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình chăn nuôi. Thông
tin chung về các hộ chăn nuôi như sau:
Bảng 3.3. Thông tin chung về các hộ chăn nuôi lợn thịt xã Minh Phú
Trang trại
Diễn giải

( N = 15)

Gia trại

Nhỏ lẻ

( N =21)

( N= 35)

21

35


1. Giới tính chủ hộ
- Nam

15

- Nữ

0

2. Tuổi chủ hộ BQ

100

100

100

0

34,5

37,8

39,7

3.Trình độ VH chủ hộ
- Tiểu học và THCS

4


26,7

7

33,3

17

48,6

- THPT

9

60,0

12

57,1

16

45,7

- ĐH - CĐ – TCCN

2

13,3


2

9,6

2

5,7

4. NK BQ/ hộ (người)

4,1

4,7

4,7

5. LĐ/ hộ ( Lao động )

2,1

2,8

2,9

1350,0

480,0

370,0


6. DT đất BQ ( m2)
7. Đã qua đào tạo

15

100

8.Thuê mướn LĐ

2

13,3

9.

Số

năm

kinh

5,5

17

7,5

81,0

15


42,9

-

-

9,0

nghiệm
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

20


+ 100% các hộ và trang trại có chủ hộ là Nam giới. Mặc dù phụ nữ
tham gia vào hầu hết các công đoạn của quy trình chăn nuôi nhưng quyết định
quan trọng lại do người đàn ông trong gia đình.
+ Chủ trang trại có tuổi trung bình khá thấp. Điều này cho thấy tiềm
năng về nhân lực trong việc phát triển chăn nuôi hàng hóa khi mà những
người trẻ tuổi đang ngày một cố gắng làm giàu ngay trên địa phương mình.
Chủ hộ trẻ tuổi, rất thuận lợi cho việc học hỏi cũng như tiếp thu các tiến bộ kỹ
thuật mới và việc đưa ra các quyết định để phát triển chăn nuôi.
+ Lao động trong các cơ sở chăn nuôi chủ yếu bao gồm các thành viên
trong gia đình có khả năng tham gia lao động. Thuê mướn lao động chỉ gặp ở
mô hình chăn nuôi trang trại và cũng chiếm tỷ lệ thấp (13,3%).
+ Về chất lượng lao động của trang trại và hộ chăn nuôi, yếu tố quyết
định phương hướng, cách thức tổ chức sản xuất của nông hộ: Có 2/3 chủ
trang trại chăn nuôi có trình độ văn hóa từ THPT trở lên, 100% trong số họ
qua các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, tham quan điển hình tiên tiến…tương

tự như vậy, tỷ lệ chủ hộ chăn nuôi gia trại có trình độ văn hóa từ THPT trở lên
chiếm hơn hai phần ba, trên 80% trong số họ đã qua tập huấn về chăn nuôi.
+ Chất lượng lao động không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quá trình
đào tạo mà còn ở kinh nghiệm, tập quán sản xuất được tích luỹ từ thực tiễn.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ các trang trại có quy mô lớn
lại là những người trẻ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn không nhiều nhưng họ lại là
những người rất năng động, ham học hỏi và dám phá bỏ lề lối lạc hậu trong
sản xuất.

21


3.2.2.3. Chuồng trại và các tư liệu sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
Bảng 3.4 Chuồng trại và các tư liệu sản xuất trong chăn nuôi lợn

Trang trại

Gia trại

Nhỏ lẻ

Chung

( N= 15)

( N=21 )

( N= 35)

( N=71)


1.Kiểu chuồng
- Hiện đại, khép kín

1

6,7

0

-

0

-

1

2,4

- Công nghiệp

9

60,0

5

23,8


0

-

14

19,7

- Xây bán kiên cố

5

33,3

16

76,2

30

85,7 51

71,8

- Tận dụng

0

-


0

-

5

14,3

5

7,1

- Không xử lí

5

33,3

10

47,6

25

71,4 40

56,4

- Có bể chứa phân


4

26,7

5

23,8

7

20,0 16

22,5

- Có hầm Biogas

6

40,0

6

28,6

3

8,6 15

21,1


3.Có máy bơm nước

15

100

21

100

27

77,1 63

88,7

4. Có máy phát điện

15

100

5

23,8

0

2. Xử lí chất thải


-

20

28,2

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Chuồng trại có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
đàn lợn, đến dịch bệnh và đến môi trường. Chuồng trại có nhiều ưu điểm nhất
hiện nay là chuồng kín, các thông số môi trường được điều khiển chủ động,
ngăn ngừa hiệu quả quá trình lây nhiễm bệnh, đồng thời tạo điều kiện tót nhất
cho lợn sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, kiểu chuồng này chi phí ban đầu
rất lớn. Vì vậy trong 15 trang trại nuôi lợn chỉ duy nhất 1 trang trại đầu tư xây

22


dựng. Nếu so với tổng số 71 cơ sở chăn nuôi được điều tra thì chiếm tỷ lệ rất
thấp ( 2,4%), trong khi đó khu vực phía Nam kiểu chuồng này đang được
nhiều trang trại chăn nuôi đầu tư xây dựng, nhất là những cơ sở chăn nuôi an
toàn sinh học.
+ Kiểu chuồng xây bán kiên cố được hầu hết các cơ sở chăn nuôi lựa
chọn ( 1/3 số trang trại, 2/3 số gia trại và trên 2/3 các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ).
Kiểu chuồng này chủ yếu là nền lát xi măng, tường gạch, mái tôn hoặc fibro
xi măng. Máng ăn, máng uống xây cố định.
+ Xấp xỉ 20% cơ sở chăn nuôi đầu tư xây dựng kiểu chuồng công
nghiệp, Chuồng làm mái kép, cao từ 3,5-5m, nhằm tạo sự thông thoáng do
không khí có sự đối lưu lên xuống qua khe của mái kép, trên mái nên có sẵn
các van phun nước để chống nóng vào mùa hè, thiết kế hai dẫy tạo thuận lợi
cho việc chăm sóc. Có tường xây bao quanh cao khoảng 1m với rào chắn ở

trên chuồng được thông thoáng, vào mùa đông có bạt để che chắn gió dễ
dàng. Vòi uống tự động để có thể cho ăn theo phương pháp ‘‘ăn khô, uống tự
do’’, máng ăn đảm bảo đủ chỗ cho cả đàn đứng ăn, thiết kế để có thể dễ dàng
dọn vệ sinh. Nền chuồng có độ dốc khoảng 2-3% hướng ra nơi thoát nước.
+ Trên 60% cơ sở chăn nuôi không xử lí chất thải, chất thải được đổ
thẳng xuống ao nuôi cá, tưới cho cây trồng hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Xấp xỉ 20% cơ sở có hầm ủ phân, sau đó bón cho cây hoặc nuôi cá, 20% xây
hầm biogas để xử lí chất thải.
Về các vật tư phục vụ chăn nuôi, 88,7% cơ sở có máy bơm nước. Máy
bơm là công cụ sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi, cho việc dọn chuồng trại,
bơm nước cho lợn uống hay công tác vệ sinh cho lợn. Chính vì vai trò quan
trọng của nó mà các trang trại và các hộ chăn nuôi đều mua sắm đầy đủ. Có
hộ có từ 3 - 4 cái máy bơm nước nếu chăn nuôi quy mô lớn.
Máy phát điện cũng rất cần thiết cho chăn nuôi lợn, khi mà mất điện thì

23


vẫn có thể giữ ấm cho lợn vào mùa đông hay làm mát cho lợn vào mùa hè.
100% trang trại có máy phát điện, tuy nhiên ở gia trại và chăn nuôi hộ nhỏ lẻ,
số cơ sở chuẩn bị máy phát điện dự phòng mất điện chỉ đạt xấp xỉ ¼.
Nhìn chung thì các trang trại và các hộ chăn nuôi đã có những tư liệu
phục vụ cho công tác chăn nuôi đạt hiệu quả nhất định. Song để phát triển
một ngành chăn nuôi tiên tiến thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.2.2.4. Con giống
“ Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở”, trong chăn nuôi, chọn được con
giống tốt là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong chăn nuôi lợn thịt cũng vậy,
việc chọn con giống tốt có quyết định rất lớn đến kết quả chăn nuôi. Con
giống khỏe tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà giá bán lại cao sẽ đem lại
kết quả cao trong chăn nuôi.

Bằng công tác giống và thức ăn người ta đã tạo ra được những con lợn
“siêu nạc”, những giống này đã được nhập vào nước ta hoặc lai tạo từ những
giống “siêu nạc” nhập ngoại. Đó là các giống Yorshire, Landrace, Duroc,
Pietrain, PiDu (lai giữa Pietrain và Duroc)…
Người nuôi lợn ở Minh Phú đã lựa chọn những cơ sở cung cấp con
giống có uy tín như Trung tâm giống lợn chất lượng cao ( ĐH Nông nghiệp
Hà Nội ), Công ty TNHH giống lợn Dabaco, Công ty giống gia súc Hà Nội….
Khảo sát 71 hộ nuôi lợn thịt, cơ cấu con giống như sau:

24


Bảng 3.5. Cơ cấu con giống trong chăn nuôi lợn thịt ở Minh Phú
Trang trại

Gia trại

Nhỏ lẻ

Chung

Con giống

N

%

N

%


N

%

N

%

Lai 2 máu

0

-

4

19,0

5

14,3

9

12,7

Lai 3 máu

10


66,7

10

47,6

12

34,3

32

45,1

Lai 4 máu

5

33,3

4

19,0

10

28,6

19


26,8

Ngoại thuần

0

-

0

-

0

-

0

-

Nội thuần

0

-

0

-


0

-

0

-

Khác

0

-

3

14,4

8

22,8

11

15,5

Tổng

15


100

21

100

23

100

71

100

Như vậy, con giống đã được các hộ chăn nuôi đầu tư thỏa đáng. Các cơ
sở cung ứng giống uy tín; Con giống có tỷ lệ máu lợn ngoại cao.
+ Khu vực chăn nuôi trang trại, con giống hầu hết là lai 3 máu, 4 máuĐây là con giống không chỉ có năng suất cao mà tỷ lệ nạc cũng cao, phẩm
chất thịt tốt. Tỷ lệ nạc có thể lên tới: 60 – 62%; Đạt khối lượng xuất chuồng
100kg lúc 150 – 160 ngày tuổi.
+ Khu vực chăn nuôi gia trại, con giống cũng rất được chú trọng, tỷ lệ
lợn lai 3 máu, 4 máu cũng khá cao, trên 2/3 số cơ sở chăn nuôi. Ngoài ra có
trên 14% gia trại nuôi con lai F1 (2 máu) và hơn 20% gia trại sử dụng con
giống từ các nguồn khác ( mua của các hộ chăn nuôi lợn nái trong khu vực… )
Một số công thức lai do các cơ sở cung ứng con giống giới thiệu với
người chăn nuôi.

25



×