Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT đặc sắc của vũ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.99 KB, 35 trang )

NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT


- Thủ pháp xây dựng nhân vật
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một nghệ
thuật xây dựng nhân vật độc đáo, sắc sảo, thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết của ông phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
Chúng tôi chú ý tới ba phương diện nổi bật trong nghệ thuật
xât dựng nhân vật: qua yếu tố ngoại hình, qua yếu tố tính
cách, qua hành động của nhân vật
- Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình
Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường tập
trung đi sâu vào những chi tiết ngoại hình cụ thể. Đây là cách
thức quen thuộc, một thao tác cơ bản của nhà văn khi xây
dựng những nhân vật. Vũ Trọng Phụng cũng như nhiều nhà
văn hiện thực cùng thời, ông xây dựng nhân vật của mình
qua những chi tiết ngoại hình. Nhưng không có nhà văn nào
có lối miêu tả đặc sắc như ông. Hoàng Như Mai khẳng định
Vũ Trọng Phụng là cây bút có “biệt tài ký họa chân dung”
(24,57).
Tất cả những yếu tố ngoại hình như: mắt, tóc, má, môi,
dáng người thậm chí cách ăn mặc cũng được Vũ Trọng


Phụng đặc tả. Đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn, và nó cũng
được Vũ Trọng Phụng lưu ý tới khi miêu tả nhân vật của
mình. Trong văn học, đôi mắt được nhiều nhà văn quan tâm
miêu tả, nhưng mỗi nhà văn lại “phác họa” lên cho mình một
“đôi mắt” khác nhau. Đôi mắt Tuyết “phơn phớt xanh lúc
sáng, đen đen lúc chiều” – một đôi mắt đẹp. Không chỉ vậy,


vẻ đẹp của Tuyết còn được thể hiện qua khuôn mặt, cặp môi
“Khuôn mặt trái xoan tuyệt phẩm…lông mi rất dài, mắt lòng
trắng xanh da trời, lòng đen như gỗ mun, miệng đẹp, môi
trên như cánh vòng cung, môi dưới thuôn thuôn như nét vẽ”.
Không phải chỉ có Tuyết được tác giả miêu tả dưới cái nhìn
“tuyệt phẩm” mà Mịch dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng
cũng đẹp không kém “má phúng phính, môi nhỏ, cằm tròn
trĩnh, đùi phốp pháp trắng nõn”. Dưới ngòi bút của Vũ
Trọng Phụng, mỗi người lại mang một vẻ đẹp riêng, Tuyết
mang vẻ đẹp của một cô tiểu thư đô thị còn Mịch lại mang vẻ
đẹp của một cô thôn nữ chất phác.
Vũ Trọng Phụng còn đặc biệt chú ý về ngoại hình nhân
vật. Như chân dung bà Phó Đoan: “một bà trạc ngoại tứ tuần
mà y phục còn trai lơ hơn cả thiếu nữ, mặt bự những son
phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít


ra cũng bảy mươi cân, nhưng cái khăn vành rây đúng mốt
hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay
cầm cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm
một con chó bé trông kì dị như một con kì lân, bước xuống
đất một cách nặng nề, vất vả”. Một bức tranh ký họa đầy trái
ngược. Những chi tiết mâu thuẫn giữa tuổi tác với cách ăn
mặc, trang điểm; giữa thân hình với phục trang thống nhất
nhưng trái ngược trong tính cách của mụ: dâm, thích “được
bị hiếp” nhưng khi bị hiếp lại la ôi ối và hãnh diện với tấm
bằng “tiết hạnh khả phong”. Còn với Nghị Hách sau những
nét phác họa diện mạo “Đó là một người gần 50, thân hình
vạm vỡ, hơi lùn, trước mắt có một cặp kính trắng gọng vàng,
trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình

quả dưa, cái áo đen bong một khuy, cái quần đen, sọc trắng,
đôi giày láng mũi nhọn và bong lộn, làm cho lão có cái vẻ
sang trọng mà quê kệch”. Chỉ với vài câu miêu tả dáng vẻ,
tác giả đã ghi rõ dấu ấn tính cách của hắn. Hoặc một cụ cố
Hồng muốn trở thành một người già lẩm cẩm, lú lẫn, gàn rở
được tác giả đưa vào những chi tiết: mặc áo bông ra phố,
chưa lạnh mặc áo ba đờ xuy, lúc nào cũng giả bộ ốm yếu ho


lụ khụ, lại còn kiểu “trả nhầm một xu để phu xe tưởng cụ đã
lẫn lộn”.
Vũ Trọng Phụng có biệt tài tả hình dáng nhân vật
thường đi kèm với hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt…mở ra
một thế giới nhân vật “động”, giúp bạn đọc dễ dàng nhìn
nhận được thế giới bên trong nhân vật. Chỉ một tiếng dạ thật
to của trương tuần khi nghe quan huyện gọi tên mình đủ để
minh họa cho một con người ít học, máy móc, chỉ biết nghe
theo lệnh người khác. Một tiếng “ừ” rõ to của bà đồ Uẩn
đồng ý cho Mịch lấy Long đã thể hiện được tính cách của
một người chân quê chất phác. Hay một cái “nháy mắt ranh
mãnh” của Nghị Hách với tên Tây buôn là sự gặp gỡ của hai
kẻ đểu giả. “Cái cười ngớ ngẩn” của cậu Phước, những bộ
ngực “đầy huy chương” của bạn cụ cố Hồng trong đám ma
cụ cố tổ cũng cho thấy sự lố bịch, ngớ ngẩn của lớp lớp nhân
vật trong Số đỏ. Như vậy, dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng,
những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt: nụ cười, tiếng “ừ”, ánh
mắt cũng có vai trò quan trọng trong việc phản ánh tính cách
nhân vật.
- Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động



Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm
của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể
hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ
quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng,
phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh
thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính
cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn
vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển
của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt
truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân
vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác
định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Hành động
bao gồm hành vi, những hình thức hoạt động của nhân vật, nó
phụ thuộc vào tính cách, quan hệ, xung đột, mâu thuẫn bên
trong và bên ngoài nhân vật.
Đọc sáng tác của Vũ Trọng Phụng, có thể thấy hầu hết
nhân vật trong tiểu thuyết của ông là nhân vật hành động. Với
những nhân vật có tính cách phức tạp, đa dạng bao nhiêu thì
hành động càng phong phú, phức tạp bấy nhiêu. Thế giới
nhân vật của Vũ Trọng Phụng không có nhân vật nào có tính
cách đa dạng như Nghị Hách và Xuân Tóc Đỏ.


Trước những hành động của Nghị Hách, bản chất của
hắn hiện lên như một tên tư sản đại gian ác, với bao mưu mô,
thâm hiểm. Sau khi hãm hiếp Thị Mịch, hắn thản nhiên cho xe
chạy thật nhanh “Cứ ở hết máy tội vạ đâu tao chịu”, lao thẳng
vào “bóng người đứng dang tay”. Một hành động nhẫn tâm,
tàn ác tới lạnh lùng. Hắn như một tên vua con, không sợ bất

cứ điều gì, trong suy nghĩ của hắn việc gì cũng có thể giải
quyết dù là lớn hay nhỏ. Việc làm sai trái của hắn nối tiếp sai
trái. Nghị Hách còn là một kẻ lươn lẹo, hắn dùng tiền, dùng
những lời phủng nịnh để nhận được sự bợ đỡ của quan trên.
Trước cái tội hiếp dâm nó chẳng thèm đếm xỉa đến quan tòa
mà kêu xe tới tận nhà quan công sứ, tổng đốc. Qua những lời
nịnh bợ, cố tình gán cho việc khiếu kiện tội hiếp dâm ở
Quỳnh thôn là do “phong trào cộng sản”, “gieo mầm thù
ghét người giàu có” Nghị Hách hiện lên là kẻ gian xảo, hắn
dám đổi trắng thay đen. Hắn dựa vào “hơi” các quan để tha hồ
gây tội ác mà không lo ai dám động tới nhà đại địa chủ Tạ
Đình Hách như hắn. Lợi dụng quan hệ thông gia với Tuần Hà,
đánh vào chỗ yếu “bước làm quan tắt” của tổng đốc để lật đổ
quan huyện Cúc Lâm: “Cái thằng ấy láo thế à? Để rồi tôi trị
cho nó một trận. Nó lại không biết quan lớn sẽ thông gia với


em ruột tôi hay sao?”. Một kẻ “ném đá giấu tay” như Nghị
Hách thì vẫn không thể nào thay đổi được. Để hại bạn, chiếm
đoạt vợ bạn, Nghị Hách không ngần ngại “vu” cái tội “ăn cắp
của quan” khiến bạn mình bị ngồi tù oan một năm. Hắn từng
đem bỏ bã rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan để tậu
ba trăm mẫu ruộng rẻ tiền. Lịch sử lại lặp lại, hắn đã đem
truyền đơn cờ đỏ gieo rắc tai họa cho quan huyện Cúc Lâm và
dân làng Quỳnh thôn. Một tên địa chủ ngạo mạn, coi thường
công lý, hắn lúc nào cũng dùng tiền để mua chuộc “sự trọng
sạch” cho bản thân mình. Một kẻ luôn dùng những lý lẽ “vô
lý” nhằm đổ vấy mọi tội lỗi cho người khác. Hiếp vợ bạn với
lý do “phút yếu lòng”. Hiếp thị Mịch với lí do “giữa lúc tôi
buồn, thình lình con bé ấy dẫn xác đến. Ngài cũng thừa biết

cho dẫu là người tai to mặt nhớn đến thế nào đi nữa, thì cũng
có lúc giăng gió một chút, cái ấy là trời sinh”. Không một lời
nói, hành động nào của Nghị Hách là không có chủ đích,
không nhằm mục đích vụ lợi. Nếu Xuân Tóc Đỏ có lừa cả cái
thiên hạ trong Số đỏ ngoại trừ vợ chồng Văn Minh, thì Nghị
Hách lừa được toàn bộ thế giới nhân vật trong Giông tố, từ
Mịch, Long, đồ Uẩn, Hải Vân ….cho tới quan công sứ, tổng


đốc cũng đều là nạn nhân của lời nói, hành động đểu giả của
hắn.
Long – một nhân vật với những chuỗi hành động phức
tạp vì vừa phải đấu tranh bảo vệ hạnh phúc bản thân, vừa thực
hiện theo ý chủ. Sau khi biết người yêu của mình bị hãm hiếp,
trong Long ngập tràn ý nghĩ trả thù. Nhưng tác giả đã xây
dựng hoàn cảnh nhân vật này thật nghiệt ngã khi biết sự thật
mình là con trai của kẻ đã hãm hiếp người yêu mình, dằn vặt
khi lấy chính người em cùng cha khác mẹ. Long luôn bị phân
tâm, luôn bị giằng xé, đấu tranh cả trong tư tưởng và hành
động. Long ba lần trở về Quỳnh thôn “mong phán đoán cho
đúng mọi sự, sau khi được tai nghe mắt thấy Long hi vọng
Mịch sẽ khóc lóc với chàng thì chàng sẽ yêu thương Mịch như
xưa” nhưng cuối cùng vì tin Tú Anh, ham vật chất hào
nhoáng, cuộc đời Long rẽ sang một hướng nghiệt ngã. Hành
động chơi bời của Long như sự tuyệt vọng, không còn lối
thoát. Nhân vật bị đẩy tới con đường đổ đốn, để rồi dẫn đến
hành động tất yếu “tự tử”. Nếu hành động này không xảy ra,
Long phải làm sao để đối mặt với thực tế phũ phàng, với
Tuyết, với chính bản thân mình.



Không chỉ nhân vật trong Giông tố, nhân vật trong Số
đỏ cũng được tác giả xây dựng với những hành động lố bịch,
kệch cỡm. Xuân – một nhân vật đóng nhiều vai. Hắn vừa là
thằng nhặt ban, vừa là giáo sư quần, vừa là một ông đốc tờ,
một nhà anh hùng cứu quốc. Ở mỗi vai, bạn đọc lại thấy
những hành động linh hoạt của Xuân. Đầu tiên, khi mới bước
chân vào giới thượng lưu, trong hành động của mình, hắn còn
ở thế bị động. Xuân hoàn toàn rập khuôn lại những lời nói của
cái xã hội thượng lưu. Hắn bắt chước như một đứa “trẻ con
học thuộc lòng chữ Hán vậy”. Và khi đã nắm bắt được bản
chất của xã hội thượng lưu, Xuân bắt đầu hành động. Nhờ số
đỏ, cùng sự lọc lõi, trải đời, hắn dành được vị thế xứng đáng
trong xã hội. Để đạt được kết quả đó, Xuân phải giấu mình
một cách khéo léo. Nếu trong Giông tố, Nghị Hách được xây
dựng với vô vàn những hành động xấu xa, bỉ ổi, hại người thì
Xuân dường như nhận được “sự cảm mến” của tác giả hơn.
Xuyên suốt tác phẩm, để có được vinh quang “anh hùng cứu
quốc”, nhận được “Bắc đẩu bội tinh”, hắn đã từng dùng
những lời lẽ dối trá của mình để lừa cô Tuyết ngây thơ, để lừa
đám “quần chúng” ngu muội, với một câu nói của hắn đã gián
tiếp gây ra cái chết cho cụ cố tổ; Hành động làm cho Hải và


Thụ bị bắt không thi đấu với quán quân Xiêm La để mưu lợi
cho cá nhân. Tất cả những hành động đó đã tạo nên thằng
Xuân Tóc Đỏ bất hủ với những thói lưu manh, ma cô, dâm
loạn.
- Xây dựng những tính cách luôn biến đổi
Tính cách nhân vật cũng là một trong những yếu tố cấu

thành nên nhân vật. Với mỗi nhà văn, mỗi nhân vật của họ lại
được xây dựng với những tình cách điển hình khác nhau.
Như Ngô Tất Tố xây dựng một chị Dậu dù phải chịu bao
nhiêu nỗi chua cay, khắc nghiệt của cuộc sống nhưng phẩm
chất cao đẹp của chị vẫn ngời sáng. Với cái nhìn hiện thực,
Vũ Trọng Phụng không xây dựng những mẫu người lý tưởng
mà tái hiện những con người đời thường, có sân si, có những
mặt tối.
Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng luôn thay đổi.
Nó luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh, của môi trường
xung quanh. Một cô Mịch thôn quê, trong trắng có những
ước mơ bình dị nhưng khi bước chân vào nhà Nghị Hách, khi
một bước thành bà Nghị, Mịch đã thay đổi. Không còn là
một cô thôn nữ xinh đẹp, trong trắng mà biến thành một con


dâm phụ. Hay Long “một người có chí, biết tự trọng, nhân
cách vào bậc thượng lưu, lại có tư tưởng nữa”, nhưng khi trở
thành con đẻ, con rể Nghị Hách, lại trở thành một tay ăn chơi
trác táng, một kẻ u mê trong nhục dục để rồi phải kết liễu
chuỗi bi kịch bằng cái chết. Hay gia đình ông đồ Uẩn – một
kẻ chữ nghĩa trong làng Quỳnh Thôn, nhưng nay bỗng chốc
sau vụ hiếp dâm của con gái lại trở thành những kẻ kênh
kiệu, tự đắc, ngạo mạn.
Không chỉ thế, tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng
có sự vận động không ngừng, biến đổi cùng với hoàn cảnh. Ở
Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, tính cách dâm thể
hiện ngay từ đầu và ngày càng ở cấp bậc cao siêu hơn. Đầu
tiên, ở Nghị Hách, tính dâm đãng được bộc lộ ngay trong
ngoại hình, cử chỉ, lời nói. Khi chỉ là thằng cai thợ nề, hắn đã

có âm chiếm đoạt vợ bạn bằng cách vu tội “ăn cắp của chủ”
cho Khóa Hiền. Hắn tự do sống với vợ bạn bằng “cái tình
non vợ chồng già mà nhân ngãi” để rồi hắn tự ngụy biện cho
cái việc làm của mình bằng “nỗi khổ của sự hèn yếu”. Khi đã
thành một lão địa chủ giàu có, tính dâm của Nghị Hách ngày
càng tăng theo cấp số nhân. Hắn không chỉ có bà Nghị mà
còn có mười một cô hầu “Ngày thì họ là những tay quản gia


đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ làm vợ”. Đối với một
người coi thường pháp luật, dùng tiền để xóa sạch mọi tội lỗi
như hắn thì chỉ có “hiếp” người mới thỏa mãn những dục
vọng của hắn. Trong mười một cô hầu thì có tới tám cô là do
hắn hiếp, hắn còn hại đời cô thôn nữ Thị Mịch không thương
tiếc. Cái đểu và thủ đoạn của Nghị Hách cũng phát triển theo
sự tăng cấp: từ một tên vô học làm cai nề dần dần hắn leo lên
được Bắc kỳ nhân dân đại biểu rồi nhận “long bội tinh”. Tính
cách của Nghị Hách càng về sau càng gan lì, bạo chúa, táng
tận lương tâm đến mức bắt hai đứa con của mình lấy nhau để
được cái danh “giữ lòng trung thành với bình dân cho tới
chết”. Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng không chỉ có
Nghị Hách dâm mà còn vô số nhân vật khác, trong đó tiêu
biểu phải kể tới Xuân Tóc Đỏ. Xuân Tóc Đỏ bộc lộ bản tính
dâm đãng của mình ngay từ khi mới 9 tuổi, nó đã biết nhìn
trộm bác gái tắm. Cho tới khi trưởng thành thì nhìn trộm một
cô đầm thay váy, ăn nói những lời tục tĩu, đưa tình với cô
hàng mía. Nhưng cái bản tính dâm ngày càng lộ rõ, ngày
càng nâng cao chỉ khi Xuân bước chân vào giới thượng lưu.
Hắn làm người yêu của Tuyết, hắn chủ động hiếp bà Phó rồi
trở thành nhân tình của nhau. Sự phát triển tính cách của



Xuân là quá trình từ bị động chuyển sang chủ động. Khi mới
vào làm ở tiệm Âu hóa, nó học thuộc những lời dặn của vợ
chồng Văn Minh như một con vẹt. Bà Phó Đoan còn nhận
xét nó là “người không thông minh”. Nhưng chỉ trong vòng
nửa năm, từ một thằng ma cà bông nhặt bóng ở sân quần, nó
leo lên làm đốc tờ, làm giáo sư quần vợt rồi làm anh hùng
cứu quốc. Tất cả những may mắn đó là nhờ sự khôn lỏi, nhờ
hoàn cảnh hay chính cái xã hội đó đã đẩy nó lên. Xuân khám
phá ra cái thế giới thượng lưu chỉ toàn bọn đểu giả, ngu
muội, rỗng tuếch, nó biết lợi dụng, khéo léo và bắt mọi người
phải tuân phục.
Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng mang tính
tổng hợp – nhiều nét tính cách trong một con người. Xuân
Tóc Đỏ một thằng ma cà bông nhưng cũng là một giáo sư
quần vợt, một đốc tờ. Bà Phó Đoan – một người đàn bà dâm
bôn, nhưng với đốc tờ Trực Ngôn thì đó là “hư hỏng một
cách có tính chất khoa học, một người “thủ tiết hai đời
chồng”, với mong ước “được bị hiếp” nhưng lại được nhận
danh hiệu “Tiết hạnh khả phong”. Một Nghị Hách địa chủ tư
sản giàu có, lấn sân sang chính trị. Hắn luồn lách trước quan
công sứ, hèn hạ trước Hải Vân, vô đạo đức trước lũ con…


Hải Vân “một bậc kì tài thượng thông thiên văn, hạ tri địa lí,
trung tri nhân sự” nhưng lại thông dâm với vợ Nghị Hách.
Mịch là một cô thôn nữ đáng thương ở phần đầu tác phẩm
nhưng sau lại trở thành một con đàn bà đáng ghét…Tất cả
tính cách của nhân vật đều đa dạng, phức tạp, có thể tồn tại

cùng một lúc nhiều tính cách hay một tính cách mới nảy sinh
triệt tiêu đi tính cách đã có trước đó.
Như vậy, hầu hết tính cách nhân vật của Vũ Trọng
Phụng được xây dựng trên sự phát triển logic, đa tính cách.
Sự thay đổi của hoàn cảnh sẽ tác động tới tâm lí, tính cách
nhân vật để phù hợp với môi trường sống.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vô
cùng phong phú và đa dạng. Ở đó tập hợp đủ thành phần, giai
cấp, đủ hạng người, đủ những sắc thái tính cách khác nhau.
Nhưng chung quy lại, thì đều là những con người lố bịch, đểu
cáng, những con người phản ánh bộ mặt của xã hội đương
thời. Có nhiều cách tiếp cận thế giới nhân vật của Vũ Trọng
Phụng nhưng qua ngoại hình, tính cách, hành động sẽ cho
chúng ta có cái nhìn đầy đủ, tổng quát nhất về nhân vật.
- Thủ pháp trào phúng


Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ông
quan niệm “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi
và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là
sự thực ở đời”. Chính về thế, ông ra sức khám phá, phản ánh
hiện thực xã hội trên những trang sách của mình. Và một
trong những bút pháp ông sử dụng để “hiện thực hóa đời”
trong sáng tác của mình là bút pháp trào phúng. Nghệ thuật
trào phúng trong văn học luôn cho chúng ta cái nhìn sát thực
nhất đối với xã hội đương thời hay nói cách khác nó như một
tấm gương phản chiếu xã hội đó, với bao nhức nhối, bao
ngang trái bất công. Với lối viết táo bạo, sắc sảo, có khi là sỗ
sàng của ông đã tạo nên tiếng cười lạ lùng, như chĩa mũi
nhọn, phanh phui cái sự thật của những chân dung trào

phúng trong tác phẩm của mình. Đó là tiếng cười bọn trưởng
giả, tiếng cười vào cả một chế độ thực dân phong kiến nơi
diễn ra đủ thứ trò ma mãnh, rởm đời.
Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý
nghĩa phê phán, mỉa mai, đả kích xã hội và con người trong
xã hội đó. Khi đi tìm hiểu thủ pháp trào phúng của Vũ Trọng
Phụng, chúng tôi chú ý tới cách tạo tình huống và thủ pháp
phóng đại mà tác giả sử dụng để xây dựng lên những nhân


vật, những chuyện cười nhưng lại là có ý nghĩa tố cáo sự thật
trong xã hội vô cùng to lớn.
- Tình huống trào phúng
Trong sáng tác văn học, việc xây dựng những tình
huống sẽ tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm, đồng
thời nó cũng là yếu tố để khẳng định những nét độc đáo trong
sáng tác của nhà văn. Với mỗi tác phẩm, mỗi hoàn cảnh, chủ
đề tác giả lại xây dựng những tình huống khác nhau. Là một
nhà văn hiện thực, Vũ Trọng Phụng quan tâm sâu sắc tới môi
trường, hoàn cảnh xã hội vì thế ông chú trọng tới việc xây
dựng những tình huống trong sáng tác của mình. Xã hội dưới
cái nhìn của tác giả là cả một thế giới bịp bợm, đểu giả nên
ông đưa ra một chuỗi những tình huống, những mâu thuẫn
khác nhau nhằm phản ánh hiện thực.
- Tình huống ngược đời
Ngược đời là những cái không có thật trong cuộc sống,
vi phạm logic hiện thực lệch chuẩn nên nó dễ gây cười. Tiểu
thuyết trào phúng Số đỏ với một chuỗi dài những tình huống
ngược đời xuyên suốt tác phẩm. Mở đầu là tình huống cảnh
sát phạt lẫn nhau để đủ tiền gia nộp cho đúng chỉ tiêu vì dân



ta văn minh quá đến nỗi không ai phạm tội gì mà phạt. “Năm
ấy vì kinh tế khủng hoảng, ngân sách hao hụt, Đông Dương
đại hội kinh tế và tài chính chuẩn y buộc Sở Cảnh sát phạt
dân thành phố 4 vạn đồng. Sở Cảnh sát trung ương chi cho
Ty cảnh sát chi nhánh này là phải phạt dân 5 nghìn, nghĩa là
một phần tám số tiền tổng cộng vậy” (27,213). Chính vì cái
lệnh trên ban xuống như thế này, khiến ông Cẩm phải “vò
đầu bứt tai” tới mức phải mở một “phiên họp bí mật”. Và rồi
tất cả mọi người phải thán phục trước “diệu kế nhiệm màu”:
tất cả những tội dù là nhỏ nhất cũng nộp phạt. Nhưng những
người bị phạt ở đây không phải dân mà chính là những vị
trong Sở Cảnh sát “trước nhất, chính là ông Cẩm Tây bị phạt
vì tội để chó sổng ra đường, hay là vì bà Cẩm quên bảo bồi
quét nhà cho đúng phép vệ sinh. Lần lượt đến người nhà ông
thông ngôn, ông quản, bốn thầy lính, người long toong,
người phu lục lộ trông coi cái vườn hoa của Sở cẩm. Nào là
tội đái đường, tội cãi nhau, tội đi xe đạp không đèn, tội để
nhà cửa mất vệ sinh, vân vân...Thành thử nhân viên Sở cẩm
cứ phạt lẫn nhau văng tê đi thôi, phạt nhau như hình có
thâm thù với nhau vậy” (27,214). Một tình huống hết sức
ngược đời. Hay như ông TYPN – một nhà cải cách xã hội


bằng những bộ trang phục tân thời với những cái tên mĩ miều
như: Chinh phục, dậy thì, ngây thơ, hãy chờ một chút, kiên
trinh…để cổ vũ mọi người ăn mặc theo lối Âu hóa nhưng với
vợ mình thì ông lại tuyệt nhiên bắt “hủ lậu”, ông chửi vợ “đồ
đĩ ! Đồ khốn nạn” khi thấy vợ được Xuân Tóc Đỏ giới thiệu

diện những trang phục tân thời. Một bà Phó Đoan đức cao
vọng trọng luôn tự hào “thủ tiết hai đời chồng” nhưng lại đi
làm một việc hết sức ngược đời. Bà “nhòm qua lỗ khóa xem
bên ngoài động tĩnh ra sao!” khi “thử” hành động của Xuân
lúc bà vào tắm. Tưởng chừng cái hành động “nhòm quà khe”
chỉ của những thằng lưu manh như Xuân, nhưng nay hành
động này còn được tái diễn ở một bà me Tây.
Tình huống được coi là điển hình trong Số đỏ chính là
hạnh phúc của một tang gia. Theo tín ngưỡng của những nước
phương Đông, tang gia là điều đáng buồn, điều đại kỵ trong
tang lễ là “niềm vui”. Nhưng trong Số đỏ, tình thế hoàn toàn
đổi ngược. Tang gia nhưng lại hạnh phúc, một cái chết của cụ
cố tổ nhưng đem lại nhiều điều sung sướng cho lũ con cháu.
Đạo đức trong cái xã hội ấy suy đồi tới thế là cùng! Câu nói
của Xuân thật có giá trị “Thưa ngài! Ngài là một người chồng
mọc sừng”, một câu nói nhưng lại có giá trị rất lớn, nó gây ra


cái chết cho cụ cố tổ, nó đem lại niềm vui cho cả xã hội. Ông
Phán mọc sừng hoan hỉ vì nhận thêm vài nghìn đồng, cụ cố
Hồng đang mơ tưởng tới lúc cụ mặc đồ xô gai và được thiên
hạ chỉ chỏ “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”; Văn
Minh băn khoăn chưa biết đối xử với Xuân Tóc Đỏ sắp tới
như thế nào cho phải lẽ vì hai tội của hắn, đàn bà trong cái gia
đình ấy được sắm trên mình những bộ đồ tang ma tân thời và
đĩ thõa nhất, ông TYPN thì nóng ruột muốn ra mắt những
thiết kế của mình, cậu Tú Tân thì hoan hỉ mong được thể hiện
cái tài năng chụp ảnh…tất cả tạo nên một không khí mong
ngóng, chờ đợi… để thể hiện và khoe mẽ. Trước sự ngược đời
này, tác giả phải mỉa mai “tang gia ai cũng vui vẻ cả”. Cái

chết của cụ cố còn là niềm vui cho hai vị cảnh sát Min Đơ và
Min Toa khi “giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương
buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh
này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom
rất hết lòng” (27, 331). Cũng có người buồn trong vô vàn kẻ
sung sướng trong đám tang ấy, đó là cô Tuyết, nhưng cô buồn
không phải vì cái chết của cụ cố tổ mà buồn vì chưa thấy
Xuân đâu. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một tình huống hết
sức đặc sắc, ông đã khai thác triệt để giữa cái bi và cái hài.


Tình tiết nào cũng bộc lộ một cách sinh động cái tấn tuồng bi
hài. Cả cái đám tang “phải ngợi khen một đám tang như thế”
nhưng không có lấy một ai có chút cảm thương nào tới người
đã mất. Cả đám con cháu mất dạy, cả đám đưa ma vô cảm ấy,
ai cũng có những nỗi lo của riêng mình, ai cũng diễn trọn vai
“tang gia bối rối”.
Trong Số đỏ là một chuỗi những tình huống ngược đời.
Chứng kiến từ đầu tới cuối tác phẩm, bạn đọc sẽ thấy nổi lên
một tình huống ngược đời xoay quanh nhân vật Xuân. Từ một
thằng ma cà bông, mồ côi đầu đường xó chợ, phải làm đủ
nghề để kiếm sống nhưng dần dần bằng sự lọc lõi, thông minh
vẹt của mình, một kẻ vô học, lưu manh, đểu giả, dâm đãng
như Xuân lại trở thành một vĩ nhân để cả thiên hạ tung hô.
Cái sự thua của Xuân trong giải thi đấu quần vợt với nhà vô
địch Xiêm La đã mang tới cho Xuân một thành công vang
dội. Chính cái thua ấy lại được xem như một việc tránh cho
đất nước khỏi cái nạn “can qua”, đây được xem là một hành
động cứu quốc. Xuân được cả đám “quần chúng” tung hô,
một vị “anh hùng cứu quốc”, sự đại bại không phải là ô nhục

nữa mà trở thành “sự đại bại vạn tuế”.


Như vậy, bằng việc xây dựng những tình huống ngược
đời: ngược đời về hoàn cảnh, ngược đời về quan hệ, về luân lí
trong xã hội, Vũ Trọng Phụng muốn bạn đọc hiểu được cuộc
đời chỉ là một trò đùa của “Hoàng thiên”, là một trò chơi, một
sân khấu kịch. Từ chính những tình huống tưởng chừng oái
ăm, gây cười đó, tác giả “đập mạnh” vào cái suy đồi đạo đức
của xã hội, của con người trong xã hội ấy.
- Tình huống ngẫu nhiên
Với một cảm quan hiện thực sắc sảo và tinh nhạy, Vũ
Trọng Phụng đã cảm nhận sâu sắc cái gọi là thế sự thăng
trầm, trò đời đảo điên, những diễn biến phức tạp của thời
cuộc. Nếu như tiểu thuyết của Nam Cao được dệt nên từ cái
hằng ngày thì tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được tạo
dựng từ những cái ngẫu nhiên, cái bất thường căng thẳng,
đầy kịch tính, thể hiện sâu sắc sự bất ổn, nhố nhăng, hỗn
loạn của thực tế xã hội (33,241). Để làm được điều đó, trong
sáng tác của mình, cuộc sống, hiện thực xã hội được ông
miêu tả là chuỗi những sự kiện, biến cố, những tình huống
ngẫu nhiên, đầy bất ngờ, làm đảo lộn tất cả.


Trong Số đỏ, cái ngẫu nhiên được thể hiện rõ trong sự
may mắn của Xuân Tóc Đỏ. Từ một thằng lưu manh, đầu
đường xó chợ, nó dấn thân vào giới thượng lưu một cách
ngoạn mục. Theo dõi toàn bộ tác phẩm, chúng ta dễ dàng
nhận ra ba cái “ngẫu nhiên” may mắn đến với Xuân. Tình
huống ngẫu nhiên đầu tiên, cũng là con đường mở ra “danh

phận” cho Xuân khi hắn được bà Phó Đoan cứu khỏi ty cảnh
sát. Một thằng hạ lưu, vô học tại sao lại được một bà Phó cứu
giúp? Vì nó mắc một tội tày đình “nhìn trộm một cô đầm
thay váy”. Bà Phó Đoan – một người đàn bà luôn mong
muốn “được bị hiếp” đã nhìn ra bản chất của Xuân, giải cứu
Xuân hay cũng chính là cứu bản thân mình. Bà không ngần
ngại chi một đồng tám để cứu Xuân – một số tiền quá rẻ nếu
như bà thực hiện được mục đích “cao cả” của mình. Nhưng
ngay lần đầu tiên bà thất vọng “Anh không phải người thông
minh”, Phó Đoan gửi gắm Xuân cho vợ chồng Văn Minh.
Xuân như một vật trao tay cho hết kẻ này tới kẻ khác trong
giới thượng lưu. Dưới sự dìu dắt của vợ chồng Văn Minh,
Xuân Tóc đỏ dần tham gia vào cuộc cải cách xã hội. Thì ra
chính quá khứ lưu manh, lọc lõi lại là tiền đề cho Xuân. Thử
hỏi nếu nó không thạo nghề quảng cáo thuốc lậu, không có


tính thông minh theo lối học vẹt thì làm sao có thể thành
công ở tiệm Âu hóa. Sau khi được Văn Minh giới thiệu là
sinh viên trường thuốc, Tuyết tìm cách làm thân với Xuân tóc
đỏ. Lúc này, bản tính lưu manh, dâm đãng của hắn lại có dịp
thể hiện. Cô Tuyết ngây thơ đã đổ gục trước sự lẻo mép,
trước khả năng giấu mình của Xuân, để mà tình nguyện trực
đêm với đốc tờ Xuân.
Xuân nhanh chóng hội nhập với xã hội thượng lưu, với
những may mắn của mình, hắn dần lấy được lòng tin nơi gia
đình cụ cố Hồng. Hắn nhận được tình yêu, sự ngưỡng mộ từ
cô Tuyết, chữa được bệnh cho cụ cố tổ bằng nước ruộng nhờ
những bài học thuộc lòng về thuốc khi đi quảng cáo thuốc
lậu. Xuân là một kẻ lọc lõi, hắn biết được vị trí của mình

trong cái xã hội ấy: “nó cũng là một cái gì đấy trong xã hội
này. Thế là nó bắt đầu lên mặt và biết chủ động phát huy
những sở trường, những ngón nghề vốn có để khai thác vận
may của mình”. Nó nhanh chóng bắt kịp môi trường, nó tỏ ra
coi thường tất cả mọi người, và ngẫu nhiên mọi người tỏ ra
sợ sệt, kính nể nó. Trong cái xã hội tư sản thành thị toàn
những kẻ ngược đời ấy, Xuân kiếm được kha khá từ chúng.


Một cơ hội mang tới vận may thứ ba của Xuân, biến
hắn trở thành một vĩ nhân, một anh hùng cứu quốc là nhờ
vào ông bầu Văn Minh. Sau khi đã xóa sạch lý lịch bụi đời
của hắn, Văn Minh đã ghi danh nó vào danh sách các tài tử
quần vợt Bắc kỳ tại Tổng cục thể thao hội quán vốn dành cho
những nhân vật Tây và ta sang trọng nhất. Một thằng nhặt
ban quần nay trở thành một “giáo sư quần vợt” thay mặt
nước nhà tham gia thi đấu, thật là nực cười. Nhưng cái ngẫu
nhiên, cái vận đỏ mang lại vinh quang cho Xuân chính khi
Xuân dự giải quần vợt tranh chức quán quân với vô địch
Xiêm La, thực tế hắn không thể thắng được, nhưng hắn thua
đúng vào thời điểm mà Chính phủ bảo hộ và Chính phủ Nam
Triều yêu cầu phải nhường chức vô địch cho đối thủ. Nhờ
vận may đó, Xuân nghiễm nhiên trở thành “anh hùng cứu
quốc”, trở thành một “vĩ nhân” của cái xã hội vô lý ấy.
Thông qua những tình huống ngẫu nhiên này, Vũ
Trọng Phụng ra sức tung hoành ngòi bút của mình để vạch
mặt sự giả dối, lố lăng, bịp bợm của xã hội. Cái vận đỏ của
Xuân chỉ là một phần, còn một phần nguyên nhân dẫn tới
“thành công vang dội” của hắn chính là do xã hội này. Chính



×