Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

NỘI DUNG CHỦ đề TÌNH yêu NAM nữ TRONG TRUYỀN kì mạn lục và TIỄN ĐĂNG tân THOẠI QUA cái NHÌN đối SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 59 trang )

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC VÀ TIỄN
ĐĂNG TÂN THOẠI QUA CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

- Khảo sát, thống kê truyện viết về tình yêu nam
nữ trong hai tập truyện
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã thống kê được số
lượng các truyện viết về chủ đề tình yêu nam nữ trong
hai tập truyện theo bảng sau:
Truyền kì mạn lục (7/20)

Tiễn đăng tân thoại (7/20)

Truyện cây gạo

Mẫu đơn đăng ký

Truyện nghiệp oan Đào thị Thúy Thúy truyện
Truyện nàng Túy Tiêu

Liên Phương lâu ký

Truyện kì ngộ ở trại Tây

Kim phượng thoa ký

Truyện Lệ Nương

Đằng Mục túy du tụ cảnh

Truyện yêu quái ở Xương



viên ký


Giang.

Vị Đường kì ngộ ký

7. Truyện Từ Thức lấy vợ 7. Lục y nhân truyện
tiên

Theo bảng trên, số truyện viết về chủ đề tình yêu nam
nữ trong Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại là
7/20, chiếm 35 %. Cả hai đều chiếm 1/3 số tác phẩm.
Như vậy, tình yêu nam nữ là chủ đề được cả hai tác
giả rất quan tâm.
Bảng thống kê trên đây được chúng tôi sử dụng làm
cơ sở dữ liệu cho phần so sánh phía sau.
- Biểu hiện của chủ đề tình yêu nam nữ
- Biểu hiện trong Tiễn đăng tân thoại
Trong Tiễn đăng tân thoại có bảy truyện có chủ đề
tình yêu nam nữ. Đó là các truyện "Kim phượng thoa
ký", "Mẫu đơn đăng ký", "Thúy Thúy truyện", Đằng


Mục túy du tụ cảnh viên ký", "Vị Đường kì ngộ ký",
"Lục y nhân truyện" và "Liên Phương lâu ký".
Những câu chuyện viết về chủ đề tình yêu nam nữ của
Cù Hựu vô cùng đa dạng. Trong tập truyện của mình,
ông viết về mối tình đầy say đắm của những đôi nam

nữ tài sắc. Họ là những chàng trai cô gái trẻ tuổi, đang
tràn đầy sức sống và khát vọng yêu thương. Họ muốn
yêu và được yêu. Trong bảy truyện viết về chủ đề tình
yêu nam nữ có ba truyện kể về tình yêu giữa người
với người, bốn truyện miêu tả mối tình giữa người với
hồn ma.
Ba câu chuyện kể về tình yêu giữa người với người :
Liên Phương lâu ký :
Một người nhà giàu họ Tiết có hai cô con gái tên Lan
Anh và Huệ Anh. Cả hai cô đều thông minh, xinh đẹp,
giỏi thơ phú. Chàng Trịnh sinh là con trai một người
bạn buôn bán thân thiết với ông Tiết. Chàng là người
ôn hòa, có khí chất. Một hôm chàng tắm dưới thuyền,
hai nàng nhòm qua khe cửa rồi ném hai cành lê
xuống. Tối đó, hai nàng thả dây xuống kéo chàng lên.
Hai bên gặp nhau vui mừng rồi cùng ân ái. Từ đó họ
thường gặp gỡ rồi cùng nhau xướng họa thơ từ. Hai
nàng bày tỏ mong ước được nâng khăn sửa túi cho


chàng. Trịnh sinh cũng bằng lòng nhưng còn e ngại.
Một hôm, Tiết ông lên thăm con, bắt được bài thơ của
Trịnh sinh liền vội vàng viết thư cho Trịnh ông ngỏ ý.
Trịnh ông thấy môn đăng hộ đối nên cũng bằng lòng
và cho phép Trịnh sinh ở rể.
Vị Đường kì ngộ ký :
Chàng Vương sinh người Kim Lăng là con nhà thư
hương. Chàng hai mươi tuổi, chưa vợ, mặt đẹp, dáng
thanh tú. Một lần đi thu tô về qua Vị Đường, chàng
vào một quán rượu ven đường. Tại đây, chàng gặp và

thầm thương cô con gái chủ quán. Hai người cùng có
cảm tình với nhau nhưng không ai dám ngỏ lời.
Chàng ra về trong nuối tiếc. Từ đó, đêm nào chàng
cũng nằm mơ tới phòng cô gái trò chuyện và ân ái.
Một năm sau, chàng lại đi qua quán. Ông chủ quán
được con gái cho biết hôm nay chàng sẽ tới nên ra
chào và ngỏ ý gả con gái cho chàng. Chàng vào phòng
cô gái thấy cảnh trí giống y hệt trong giấc mơ khiến ai
cũng cho là kì lạ. Hai người kết hôn và sống hạnh
phúc tới già.
Thúy Thúy truyện :
Nàng Lưu Thúy Thúy và chàng Kim Định quen và
yêu nhau tại trường học. Hai người quyết lấy nhau


nhưng vì gia đình không môn đăng hộ đối nên bị cha
mẹ Thúy Thúy ngăn cản. Nàng thà chết không chịu
lấy người khác nên cha mẹ phải đồng ý. Một năm sau
quê nàng có loạn binh đao. Nàng bị bộ tướng của
Trương Sĩ Thành là Lý tướng quân bắt. Kim Định lặn
lội đi tìm vợ. Tới phủ tướng quân, hai người nhận
nhau là anh em. Tuy sống chung một nhà nhưng hai
người không được gặp nhau. Họ người phải trao đổi
thư qua áo và hẹn nhau bằng cái chết. Kim Định qua
đời, Thúy Thúy cũng chết theo. Hai người được Lý
tướng quân chôn cạnh nhau. Oan hồn hai người còn
hiện về báo tin và gặp lại người thân.
Không phải chỉ viết về tình yêu giữa người với người,
Cù Hựu còn viết về mối tình của người với hồn ma.
Trong tập truyện, Cù Tông Cát đã dành 20 % số lượng

truyện để nói về tình yêu nam nữ giữa những chàng
trai là người và cô gái là ma. Bốn câu chuyện kể về
mối tình giữa người và hồn ma :
Đằng Mục túy du tụ cảnh viên ký (Đằng Mục rượu say
chơi vườn tụ cảnh) :
Đằng Mục là một chàng trai trẻ tuổi, tài năng và ưa
cảnh đẹp. Một lần đi thi, chàng tới vườn Tụ Cảnh ở


Lâm An. Tại đây, chàng gặp nàng Phương Hoa và thị
nữ. Biết họ là hồn ma cung nhân của triều đại trước
nhưng Đằng Mục cũng không sợ. Chàng cùng Phương
Hoa xướng họa thơ từ và ân ái. Sau đó, Phương Hoa
theo chàng về quê sống cùng như vợ chồng. Ba năm
sau, nhân dịp chàng đi thi, hai người quay lại vườn Tụ
Cảnh. Tại đây, Phương Hoa chia tay chàng vì đã hết
duyên nợ. Đằng Mục đau khổ làm văn tế nàng rồi bỏ
thi, vào núi ở ẩn và suốt đời không lấy vợ nữa.
Lục y nhân truyện (Cô gái áo xanh) :
Chàng Triệu Nguyên là một thư sinh, cha mẹ mất
sớm, chưa có vợ con. Nhân một lần đến Tiền Đường
du học, chàng trọ gần dinh cơ cũ của một vị quan triều
trước là Giả Thu Hác. Tại đây chàng gặp và yêu một
cô gái trẻ tuổi thường mặc áo xanh. Được biết nàng là
một hồn ma nhưng vì có duyên với chàng nên đến
gặp. Hai người thường cùng chơi cờ và nói chuyện về
kiếp trước khi còn trong phủ họ Giả. Ba năm sau cô
gái từ biệt vì đã hết duyên. Triệu Nguyên chôn cất tử
tế nhưng không thấy xác mà chỉ còn y phục. Cảm tấm
chân tình của cô gái, Triệu Nguyên vào chùa đi tu.



Kim phượng thoa ký (Chiếc thoa vàng hình chim
phượng) :
Chàng Thôi sinh và nàng Ngô Hưng Nương được hai
bên cha mẹ hứa hôn từ nhỏ. Nhà họ Thôi đưa cho gia
đình nhà gái một chiếc thoa vàng hình chim phượng
để làm tín vật đính ước. Sau đó, họ bặt tin nhau. Hưng
Nương vì nhớ nhung nên lâm bệnh mà qua đời. Khi
nàng mất, mẹ nàng đã cài chiếc thoa vàng lên búi tóc
cho con gái mà chôn. Một thời gian sau, Thôi sinh
quay lại tìm. Buổi tối khi đi lễ thanh minh trở về, em
gái Hưng Nương là Khánh Nương cố tình làm rơi
chiếc thoa vàng trước mặt Thôi sinh và ép chàng phải
chung chăn gối. Qua lại được hơn một tháng, hai
người cùng nhau bỏ trốn. Gần một năm sau, họ bàn
nhau trở về nhận lỗi. Về tới Ngô gia, Thôi sinh hay tin
Khánh Nương ốm liệt giường cả năm nay. Lúc này
chàng mới biết người đầu ấp tay gối với chàng bấy lâu
chính là hồn ma nàng Hưng Nương. Nàng tuy đã chết
nhưng vì mối duyên với Thôi sinh chưa dứt nên còn
lưu luyến. Nàng xin cha mẹ nối duyên cho em gái với
chàng Thôi rồi vĩnh biệt.
Mẫu đơn đăng ký (Chiếc đèn mẫu đơn) :


Nhân ngày hội đèn đêm rằm tháng giêng, Kiều sinh
gặp và say mê một cô gái trẻ trung xinh đẹp đi cùng
một con hầu cầm cây đèn lồng hình hai bông mẫu
đơn. Cô gái cũng đáp lại tình cảm. Kiều sinh đưa cô

gái về nhà cùng ân ái. Hai người qua lại chừng nửa
tháng thì bị hàng xóm sinh nghi và cảnh báo. Chàng
đi tìm tung tích và phát hiện nàng là một hồn ma, thi
thể đang được quàn tại chùa. Chàng sợ hãi bỏ chạy và
tìm pháp sư xin bùa. Tuy nhiên vì quên lời dặn, chàng
vô tình đi qua chùa và bị nàng kéo vào quan tài cùng
chết. Sau khi chết, hồn ma hai người cùng nhau tác
quái khiến dân chúng vô cùng sợ hãi. Cuối cùng hồn
hai người bị đạo nhân Thiết Quan trừng trị.
Trung Hoa là một đất nước mang nặng tư tưởng trọng
nam khinh nữ ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo. Trong
xã hội, người đàn ông được hưởng mọi đặc quyền còn
phụ nữ thì không. Họ bị tước đi mọi quyền lợi. Nữ
nhân phải tuân theo "tam tòng" - tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà theo cha, lấy
chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Quy định
"tam tòng" ấy như một cái gông sắt kìm kẹp người
phụ nữ bắt họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người


đàn ông. Người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi
bởi các quy định : không được đi học, không được
tiếp xúc với đàn ông... Đàn ông có thể đa thê nhưng
phụ nữ chỉ được phép lấy một chồng và phải thủ tiết
với chồng. Trong hôn nhân thì người phụ nữ không có
quyền tự do yêu đương mà bị ép duyên "cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó"... Và rất nhiều những quy định ngặt
nghèo khác trói buộc người phụ nữ. Vì thế, việc người
phụ nữ dám chủ động bày tỏ tình yêu là điều không
tưởng. Tuy nhiên, điều tưởng chừng như không thể ấy

lại xuất hiện trong tác phẩm của nhà nho Cù Hựu.
Ông đã viết về những câu chuyện tình yêu mà trong
đó các nhân vật nữ đều là những người chủ động.
Những cô gái dù là người hay hồn ma thì họ đều chủ
động bày tỏ tình cảm và kiên quyết giữ gìn tình cảm
cũng như mong muốn được ở bên người mình yêu.
Hai nàng Liên Anh và Huệ Anh trong "Liên Phương
lâu ký" khi thấy chàng Trịnh tắm trên thuyền đã chủ
động ném cành lê xuống để gây sự chú ý với chàng.
Rồi buổi tối hôm đó, hai nàng cũng chủ động thả dây
xuống để kéo chàng lên lầu cùng nhau tình tự. Nếu


xét theo đúng lễ giáo phong kiến, hành động này của
hai nàng sẽ bị lên án, bị xem là dâm loạn. Nhưng nếu
trên phương diện tình cảm, đây có thể coi là hành
động táo bạo, chủ động trong tình yêu. Họ khao khát
được yêu và dám hành động vì tình yêu của mình. Họ
cũng biết hành động của mình là sai nhưng "hoa xuân
trăng thua thì, để phí hoài thật đáng thương tâm".. hai
nàng cũng rất dũng cảm, dám đấu tranh và hi sinh vì
tình yêu "Nếu mai sau cơ sự vỡ lở, bề trên khiển
trách, mẹ cha nghe lời thiếp van xin thì chúng em xin
suốt đời hầu hạ ở nhà chàng. Nhược bằng không
được như mong muốn thì sẽ tìm chúng em dưới suối
vàng...". Trước sự phản đối của song thân, nàng Thúy
Thúy trong "Thúy Thúy truyện" cũng dũng cảm đứng
lên bảo vệ tình yêu của mình "nàng khóc lóc, bỏ cả
ăn uống"..."Nếu gả, ắt phải là chàng Kim Định nhà ở
phía Tây. Con đã hẹn ước rồi, cha mẹ không chấp

thuận thì chỉ có chết, con thề không vào nhà người
khác". Nàng đã cãi lời cha mẹ, dám tự ý ước hẹn hôn
nhân. Đây là điều trái ngược với quy củ lễ giáo phong
kiến nhưng lại thuận theo quy luật của tình yêu. Thúy


Thúy cũng là một cô gái can đảm, dám đứng lên để
bảo vệ tình yêu của mình. Nàng Hưng Nương trong
"Kim Phượng thoa ký" dù đã chết nhưng vì đã hứa
hôn với Thôi sinh nên nàng đã chủ động tiếp tục mối
nhân duyên của mình. Hồn nàng nhập vào hình hài
em gái cố tình làm rơi chiếc thoa vàng trước mặt Thôi
sinh. Buổi tối nàng còn ép chàng cùng chung chăn
gối, rồi cùng chàng tiếp mối duyên gần một năm nữa.
Nàng Vệ Phương Hoa trong "Đằng Mục túy du Tụ
Cảnh viên ký" chủ động chờ đợi Đằng Mục "thiếp vốn
biết chàng ở đây nên đến tìm đấy thôi". Cô gái áo
xanh trong "Lục y nhân truyện" cũng là người chủ
động tìm đến tình yêu "chiều tối, chàng thường dạo
quanh ngoài cửa, thấy một cô gái từ phía đông đến...
Hôm sau ra cửa, lại gặp, như thế đến mấy bận...".
Nàng Lệ Khanh trong "Mẫu đơn đăng ký" cũng là
người chủ động giữ tình yêu của mình. Khi Kiều sinh
biết nàng là hồn ma, chàng chạy chốn nhưng bị nàng
giữ lại. "Nàng nắm lấy tay Kiều sinh cùng đến trước
quan tài. Quan tài tự mở nắp, cô gái kéo chàng cùng


vào, nắp liền đậy ngay lại. Thế là Kiều sinh chết
trong quan tài".

Dù là nam hay nữ thì họ đều là người thủy chung son
sắt, nặng tình nghĩa, một lòng vì người mình yêu.
Nàng Vệ Phương Hoa "Đằng Mục túy du Tụ Cảnh
viên ký" một lòng yêu Đằng Mục "nếu được nâng
khăn sửa túi thì dù chết cũng không nát" nhưng vì
"nếu còn trì hoãn ắt là không hay, chẳng những tổn
hại cho em mà còn bất lợi cho chàng". Chàng Đằng
Mục cũng là người đàn ông nặng tình. Khi nàng chia
biệt, chàng "khóc rống lên", hôm sau chàng còn làm
bài văn điếu nàng với lời lẽ vô cùng tha thiết và cảm
động. Sau đó, vì đau đớn và thất vọng, Đằng Mục bỏ
vào núi, suốt đời không lấy ai để đền đáp tấm chân
tình của nàng. Chàng Triệu Nguyên "Lục y nhân
truyện" cũng vì tấm chân tình với người yêu mà xuất
gia làm sư. Thôi sinh "Kim phượng thoa ký" khi nghe
tin hôn thê đã mất,chàng vô cùng đau buồn và thương
xót. Nàng Hưng Nương trước khi hóa còn xin cha mẹ
cho em gái Khánh Nương nối duyên bầu bạn cùng
Thôi sinh. Chàng Kim Định và nàng Thúy Thúy
"Thúy Thúy truyện" khi sống bị chia cắt thì họ nguyện


lấy cái chết để được ở bên nhau. Hai nàng Liên Anh
và Huệ Anh "Liên Phương lâu ký" cũng nguyện xin
chết nếu không được ở bên người yêu.
Những chàng trai cô gái khao khát một tình yêu trọn
vẹn, hạnh phúc lứa đôi viên mãn, ước mơ một mái ấm
gia đình. Đó là mong ước giản dị, đời thường của biết
bao người nhất là người phụ nữ. Những cô gái chủ
động trong tình yêu cũng chính là chủ động lựa chọn

bạn đời, lựa chọn hạnh phúc cho chính mình. Họ ao
ước có được quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân. Họ
mong muốn được tự do bày tỏ cảm xúc cá nhân của
mình. Tuy nhiên, điều này trong xã hội phong kiến
Trung Hoa là không thể. Trong xã hội đầy rẫy bất
công ấy, người phụ nữ chỉ còn cách âm thầm chịu
đựng.Với cuộc sống từng trải và tấm lòng nhân đạo
cao cả, Cù Hựu thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với
họ. Ông cho họ hiện thân trong tác phẩm của mình.
Trong đó, họ được tự do bày tỏ cảm xúc, tự do giải
phóng bản năng con người. Tuy nhiên văn học là tấm
gương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống như thế nào thì
văn học phản ánh như vậy. Một xã hội đầy rẫy bất
công và định kiến bóp nghẹt quyền sống của con


người thì sẽ không cho phép một tác phẩm có những
mối tình trai gái nồng nàn, tự do. Quả đúng như vậy.
Những mối tình ấy dù có đẹp đẽ, mãnh liệt, sâu đậm
đến đâu thì cũng đều phải kết thúc trong bi kịch.
Những mối tình ấy dài nhất cũng chỉ được ba năm rồi
cũng phải chia lìa. Hạnh phúc mà họ được tận hưởng
ấy chỉ là thoáng qua rồi vụt tắt vì thực tại không cho
phép. Cù Hựu có tấm lòng nhưng bất lực.
Tóm lại, trong Tiễn đăng tân thoại, tác giả Cù Hựu đã
viết nên những câu chuyện tình yêu vô cùng đa dạng
và cảm động. Những đôi trai gái ấy, dù là người hay
hồn ma thì họ cũng có những tình cảm vô cùng mãnh
liệt. Họ khao khát yêu và được yêu. Khi yêu, họ làm
tất cả vì người mình yêu. Có thể nói, trong những câu

chuyện tình yêu ấy, nhân vật nam thì chung tình
nhưng các nhân vật nữ thường chủ động hơn nam
nhân. Dù là người hay hồn ma, các nhân vật nữ luôn
chủ động, dũng cảm, dám đấu tranh cho tình yêu,
hạnh phúc của mình và sẵn sàng làm mọi điều vì
người yêu. Họ chủ động trong tình yêu chính là chủ
động mang lại hạnh phúc cho mình. Sống trong một
xã hội phong kiến đầy rẫy những luật lệ hà khắc,


người phụ nữ không có một chút quyền lợi nào. Họ bị
phụ thuộc vào người đàn ông một cách tuyệt đối. Họ
không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Họ
không có quyền được tự do yêu đương. Thấu hiểu
được điều đó, Cù Hựu đã viết nên những câu chuyện
tình yêu đẹp mà nhân vật chính là những chàng trai cô
gái tuổi trẻ, đang căng tràn sức sống. Họ dám vượt lên
hoàn cảnh để dành lấy tình yêu và hạnh phúc cho
mình. Những câu chuyện ấy dù kết thúc có hậu hay
không thì cũng mang lại cho người đọc những cảm
xúc bất ngờ và đầy cảm phục. Thông qua những câu
chuyện tình đầy lãng mạn mang màu sắc quái dị, Cù
Hựu muốn phản ánh chế độ hôn nhân bất hợp lí trong
xã hội cũng như hiện thực xã hội đầy đen tối cuối
triều Nguyên đang trên đà suy vong. Đồng thời qua
những bi kịch tình yêu ấy, tác giả thể hiện niềm bi
phẫn trước thời cuộc rối ren loạn lạc.
2.2.2. Biểu hiện trong Truyền kì mạn lục
Truyền kì mạn lục là sáng tác duy nhất còn lưu truyền
lại tới ngày nay của tác giả Nguyễn Dữ. Ngay từ khi

mới ra đời, tác phẩm đã được tiếp nhận nồng nhiệt và


đánh giá rất cao. Tác phẩm gồm 20 truyện ngắn viết
về những câu chuyện với nhiều chủ đề khác nhau
trong đó có bảy truyện viết về chủ đề tình yêu đó là:
"Truyện cây gạo","Truyện nghiệp oan nàng Đào thị",
"Truyện nàng Túy Tiêu","Truyện Lệ Nương","Truyện
yêu quái xương Giang", "Truyện kì ngộ ở trại Tây" và
"Truyện Từ Thức lấy vợ tiên". Trong bảy truyện này
có ba truyện viết về mối tình giữa người với người
("Truyện nghiệp oan nàng Đào thị","Truyện nàng Túy
Tiêu","Truyện Lệ Nương"), ba truyện viết về tình yêu
của người với hồn ma ("Truyện cây gạo","Truyện yêu
quái xương Giang" và "Truyện kì ngộ ở trại Tây") và
một truyện viết về mối tình của người và tiên
("Truyện Từ Thức lấy vợ tiên"). Cuối mỗi câu chuyện,
Nguyễn Dữ đều có những lời bình thể hiện quan điểm
cá nhân của mình.
Ba truyện viết về mối tình giữa người với người :
Truyện nghiệp oan của Đào thị :
Nàng Đào thị, tiểu tự Hàn Than là một danh kỹ đất Từ
Sơn. Nàng là người thông minh và xinh đẹp. Vì nàng
qua lại với quan Hành khiển họ Ngụy nên bị phu nhân
ghen sai người đánh đập. Nàng thuê thích khách trả


thù nhưng bị phát hiện. Nàng sợ phải bỏ trốn đến xin
tu ở chùa Phật Tích. Tại đây, nàng cậy mình có tài,
ngạo mạn khinh người nên bị một cậu học trò làm thơ

châm chọc. Xấu hổ, nàng bỏ đến xin tu ở chùa Lệ Kỳ.
Đến đây, nàng cùng sư bác Vô Kỷ tư thông. Hai người
ngày đêm xướng họa thơ từ chểnh mảng kinh Phật.
Sau đó, cả hai đều chết và đầu thai vào làm con trai
nhà họ Ngụy để Hàn Than trả mối thù ngày trước.
Chuyện bại lộ, hồn hai người bị sư cụ Pháp Vân sai
lính âm ty trừng trị.
Truyện nàng Túy Tiêu :
Chàng Dư Nhuận Chi nhân dịp tới yết kiến quan Trấn
soái Lạng Giang được tặng nàng Túy Tiêu. Nàng là
con hát xinh đẹp và tài năng. Hai người rất yêu
thương nhau. Nhân gặp khoa thi, Nhuận Chi và Túy
Tiêu cùng lên kinh thành. Trong ngày đi lễ Phật đầu
năm, nàng bị quan Trụ quốc họ Thân bắt. Nhuận Chi
bỏ thi, làm đơn kiện khắp nơi nhưng vì họ Thân có uy
thế lớn nên không nơi nào dám nhận. Sau chàng đến
Thân phủ ở để gặp Túy Tiêu nhưng không được. Chán
nản, Nhuận Chi xin rời phủ. Trên đường về, chàng
gặp người lão bộc cũ. Nhờ người này giúp, Túy Tiêu


và Dư Nhuận Chi đã được đoàn tụ. Hai người cùng
nhau bỏ trốn. Về sau, Thân trụ quốc bị trị tội, Dư sinh
đưa vợ về kinh rồi thi đậu tiến sĩ. Vợ chồng ăn ở với
nhau đến già.
Truyện Lệ Nương :
Lệ Nương và Phật sinh từ nhỏ lớn lên bên nhau lại
được cha mẹ hứa hôn từ nhỏ nên vô cùng thân thiết.
Bỗng xảy ra họa Trần Khát Chân, vì là họ ngoại thân
thích nên Lệ Nương bị bắt vào cung. Sau đó, quân

giặc xâm lược, Lệ Nương bị tướng giặc bắt. Phật sinh
đi khắp nơi tìm Lệ Nương. Nghe tin nàng tự tận trên
cửa ải, Phật sinh đau đớn hỏi thăm mộ chí rồi cải
táng cho nàng. Hồn Lệ Nương hiện lên gặp chàng rồi
từ biệt. Phật Sinh trở về quê, từ đó không lấy ai nữa.
Ba truyện viết về mối tình giữa người và hồn ma :
Truyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện) :
Trình Trung Ngộ là thương nhân người Bắc Hà,
thường xuôi thuyền vào Nam buôn bán. Trên đường
đi buôn từ cầu Liễu Khê tới chợ Nam Xang, chàng
thường gặp một cô gái xinh đẹp đi cùng một con hầu.
Mấy lần muốn tìm hiểu nhưng không được. Một lần,
Trung Ngộ đánh bạo kiếm lời khêu gợi được cô gái
kín đáo hẹn đêm gặp ở cầu Liễu Khê. Đêm ấy hai


người gặp gỡ, cùng nhau trò chuyện rồi dắt nhau
xuống thuyền ân ái. Đi lại với nhau hơn một tháng thì
bạn buôn dưới thuyền biết và khuyên chàng nên tìm
rõ gốc tích của nàng. Trung Ngộ đi tìm và phát hiện
nàng là hồn ma. Chàng sợ hãi bỏ chạy, bị nàng giữ lại
nhưng vùng thoát ra được. Từ đó, chàng sinh ra ốm
nặng, mê sảng và thường đòi theo nàng. Một hôm,
mọi người phát hiện Trung Ngộ ôm quan tài Nhị
Khanh mà chết. Cả hai làm ma tác quái rồi nương hồn
vào cây gạo trăm năm bên sông làm yêu. Hồn hai
người bị một đạo nhân sai âm binh bắt trói rồi trừng
phạt.
Truyện yêu quái ở Xương Giang :
Thị Nghi là con gái của một người đi buôn. Vì cha mẹ

nghèo khó nên bị bán vào nhà họ Phạm. Nàng tư
thông với họ Phạm nên bị vợ hắn kiếm cớ đánh chết.
Hồn nàng biến thành yêu rồi tác quái khiến dân tình
khổ sở. Họ liền đào mả nàng vứt xương xuống sông.
Một đêm, có viên quan họ Hoàng đi qua bến sông, có
người con gái nhờ Hoàng vớt xương dưới sông đem
về mai táng. Sau đó, nàng ăn ở với Hoàng như vợ
chồng. Sau một tháng, Hoàng bị bệnh điên cuồng,


được một đạo nhân dùng kế cứu chữa. Nàng hiện
nguyên hình là một đống xương trắng. Nàng xuống
âm phủ kiện Hoàng. Hoàng làm tờ cung khai trình rõ
sự tình. Nàng bị bắt giam vào ngục còn Hoàng bị
giảm thọ.
Truyện kì ngộ ở trại Tây :
Hà Nhân là một người học trò, quê ở Thiên Trường
lên kinh sư trọ học. Hàng ngày trên đường đi học qua
trại Tây, chàng gặp hai cô gái tên Liễu Nhu Nương và
Đào Hồng Nương. Chàng thường cùng hai nàng ân ái
và xướng họa thơ từ. Sinh tuy mượn tiếng du học
nhưng bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng. Đến
mùa đông, hai nàng xin vĩnh biệt. Lúc này sinh mới
biết bấy lâu nay chỉ mê mải đánh bạn với hồn hoa.
Truyện viết về mối tình giữa người và tiên :
Truyện Từ Thức lấy vợ tiên :
Từ Thức người Hóa Châu, làm quan huyện Tiên Du
đời nhà Trần. Nhân một hôm đi xem hội, chàng cởi áo
cừu cứu giúp một cô gái ở chùa. Sau vì bất mãn, Từ
Thức treo ấn từ quan đi du ngoạn khắp nơi. Một hôm

tình cờ chàng lạc vào động tiên trên núi Phù Lai. Tại
đây, chàng gặp và kết hôn với cô gái hôm trước chàng
cứu. Cô chính là nàng tiên Giáng Hương, con gái của


bà chúa động tiên. Hai người sống với nhau hạnh
phúc trong tiên giới. Một năm sau, Từ Thức nhớ quê
muốn về thăm. Giáng Tiên ngăn cản không được đành
bịn rịn từ biệt. Từ Thức trở về thấy nhân gian không
còn như trước. Hỏi ra mới biết chàng đã xa nhà gần
trăm năm. Chàng muốn quay lại cõi tiên nhưng không
được nữa. Từ đó, chàng bỏ vào núi không về nữa.
Nguyễn Dữ là một nhà nho chân chính nhưng ông đã
dám vượt qua những quy định cũng như những định
kiến khắc nghiệt của Nho gia để viết nên những mẫu
hình phụ nữ lí tưởng dám vượt qua lễ giáo phong kiến
để tìm đến tình yêu tự do. Ông trực tiếp miêu tả
những cuộc tình giữa nho sinh với ma nữ vừa chân
thực vừa hư ảo. Trong xã hội phong kiến, là một nho
sinh chân chính thì phải biết thực hiện chí làm trai "tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Những nho sinh
ấy phải ngày ngày đọc sách, trau dồi kiến thức với
mong muốn thi đỗ làm quan, lập nên công danh,
phụng sự nước nhà. Thế nhưng, những nho sinh trong
những câu chuyện viết về chủ đề tình yêu của Nguyễn
Dữ không làm được điều đó. Từ Thức trong "Từ Thức
lấy vợ tiên" vốn là một tri huyện, vị quan phụ mẫu của


một vùng nhưng lại treo ấn từ quan đi ngao du sơn

thủy. Chàng Phật sinh trong "Truyện Lệ Nương" và
Dư Nhuận Chi trong "Truyện nàng Túy Tiêu" vì đi tìm
người yêu mà khiến sự nghiệp đèn sách dang dở.
Chàng Hà Nhân trong "Truyện kì ngộ ở trại Tây" vì
"son phấn tình nồng" mà "bút nghiên chí nản". Viên
quan họ Hoàng trong "Truyện yêu quái Xương Giang"
vì nữ sắc mà suýt mất mạng. Sự suy giảm, biến chất
của những nho sĩ ấy cho thấy một thời kì xã hội
khủng hoảng, phong hóa suy đồi. Xã hội rối ren loạn
lạc, vua quan ăn chơi xa đọa không còn chú trọng lo
cho dân cho nước. Đạo đức suy vi khiến những nhà
nho chân chính chán nản trước thời cuộc. Kỉ cương xã
hội rối loạn dẫn đến tầng lớp nho sĩ hư hỏng, biến
chất, chỉ mải mê vui thú hoan lạc mà bỏ bê đèn sách.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Dữ lại chọn nho
sĩ là những nhân vật chính trong những câu chuyện
tình yêu. Trong bảy câu chuyện tình, có tới năm câu
chuyện có nhân vật chàng trai đang yêu là nho sinh
hoặc quan lại. Đó là Từ Thức "Từ Thức lấy vợ tiên",
viên quan họ Hoàng "Truyện yêu quái Xương Giang",


Dư Nhuận Chi "Truyện nàng Túy Tiêu", Phật sinh
"Truyện Lệ Nương" và Hà Nhân "Truyện kì ngộ ở trại
Tây". Điều này cho thấy Nguyễn Dữ muốn phản ánh
thực trạng xã hội đương thời đang khủng hoảng trầm
trọng. Kỉ cương, đạo đức Nho gia suy đồi. Tầng lớp
được coi là trụ cột của nước nhà ấy không còn giữ
đúng chuẩn mực, trách nhiệm nữa. Họ đã bị dao động.
Mặt khác, tác giả cũng muốn chỉ ra rằng những nho sĩ

ấy cũng là con người. Họ đã bị trói buộc bởi sự đạo
mạo, nghiêm túc, bởi những khuôn phép khô cứng
của Nho gia quá lâu nên giờ đây họ cũng muốn được
giải phóng bản năng của mình. Họ cũng muốn được
làm theo ý muốn cá nhân. Trong xã hội phong kiến
coi trọng cộng đồng xem nhẹ cá nhân, thân nam nhi
là phải coi công danh sự nghiệp hàng đầu. Cả một đời
phấn đấu vì sự nghiệp công danh ấy, họ hầu như
không được bộc lộ cảm xúc riêng tư cá nhân. Họ sống
vì trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, cộng đồng.
Thấu hiểu điều đó nên Nguyễn Dữ đã đưa họ vào
những câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Tại đây, lớp
mặt nạ đạo mạo của những đấng, bậc quân tử nơi cửa


Khổng sân Trình được trút bỏ, để lộ ra bản chất thực
của những con người với những bản năng tình cảm và
tình dục. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn mang nặng tư
tưởng phong kiến đề cao Nho gia ấy, Nguyễn Dữ chỉ
dám cho họ sống trong thế giới kì ảo của thể loại
truyện truyền kì mà thôi.
Trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã xây dựng
nên hình ảnh những cô gái trẻ chủ động trong tình
yêu. Nàng Nhị Khanh "Truyện cây gạo" chủ động tạo
cơ hội cho Trình Trung Ngộ khi kín đáo hẹn chàng
gặp trên cầu. Hàn Than chủ động quyến rũ Vô Kỷ
"Mỗi lúc ở nhà dưới đi lên, mặc áo lụa, mang quần
là, điểm môi son, tô má phấn". Hai nàng Đào, Liễu
"Truyện kì ngộ ở trại Tây" chủ động làm quen với Hà
Nhân "Ngày ngày đi qua, sinh thường thấy hai cô gái

đứng ở bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười đùa,
hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném
cho sinh". Hồn nàng Thị Nghi "Truyện yêu quái
Xương Giang" hiện hình thành cô gái đẹp ngồi bên bờ
sông khóc lóc trong đêm khuya thanh vắng đã gợi lên
lòng thương cảm của viên quan họ Hoàng. Những
người phụ nữ bằng cử chỉ, hành động đã chủ động


tiếp cận và bày tỏ tình cảm của mình với người yêu.
Đây là biểu hiện mong muốn có được sự tự do, chủ
động trong tình yêu, hôn nhân của những người phụ
nữ. Họ mong muốn được trực tiếp chủ động bày tỏ
tình cảm của mình với người yêu. Đây là một khát
vọng chính đáng của con người mà Nguyễn Dữ muốn
mang lại cho những người phụ nữ.
Những nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục xinh đẹp,
tài năng nhưng có số phận bất hạnh. Đào thị "Truyện
nghiệp oan nàng Đào thị" là một người phụ nữ trẻ
đẹp có tài năng. Nàng trẻ trung, nhan sắc lộng lẫy.
Không những vậy, nàng còn là người thông tuệ hơn
người bình thường. Khi còn ở trong cung hầu vua, nhà
vua ngâm thơ "các quan chưa ai nối được vần, nàng
Đào liền ứng khẩu được ngay". Khi tới chùa Phật
Tích nàng thuộc kinh kệ rất nhanh "chỉ mấy tháng đã
làu thông lắm". Nàng thông minh xinh đẹp nhưng số
phận là một chuỗi dài bi kịch. Chỉ vì thông minh xinh
đẹp mà bị người ta ghen ghét, đánh đập và bị dồn ép
phải nương nhờ cửa Phật. Vì khao khát yêu thương
mà phải chết. Vì mong muốn trả thù người hại mình

mà bị tan xác. Nàng Nhị Khanh "Truyện cây gạo" trẻ


×