Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

KHÁI LUẬN về TRIẾT học HIỆN SINH và tác GIẢ ALBERT CAMUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.17 KB, 57 trang )

KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH
VÀ TÁC GIẢ ALBERT CAMUS


Khái luận về triết học hiện sinh
Điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của triết học
hiện sinh
Điều kiện và tiền đề ra đời của triết học hiện sinh
Điều kiện kinh tế - xã hội
Ra đời ở nước Đức trong chiến tranh Thế giới thứ I và
nở rộ sau chiến tranh Thế giới thứ II ở Pháp, triết học hiện
sinh đã phản ánh hiện thực xã hội Châu Âu thời kỳ đó. Chiến
tranh thế giới thứ II kết thúc để lại những hậu quả hết sức
nặng nề, ngay cả các nước của phe thắng cuộc cũng phải chịu
rất nhiều thiệt hại. Xã hội trở nên tiêu điều, đổ nát, con người
rơi vào tình trạng chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Đặc
biệt là tầng lớp thanh niên, cảm thấy hoài nghi tất thảy, họ
thấy chỉ còn có bản thân, một cá nhân cô độc, xa lạ với mọi
thứ, không có gì đảm bảo cho cuộc sống. Trong bối cảnh đó,
họ tìm đến với triết học hiện sinh như tìm đến với một chỗ
dựa tinh thần. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất cho rằng,
chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc đại chiến Thế giới khốc liệt là
một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời và phát triển
mạnh mẽ của triết học hiện sinh.


Một nguyên nhân nữa phải kể tới đó chính là sự phát
triển mạnh mẽ của chủ nghĩa duy lý đã gây ra không ít sự
khủng hoảng trong đời sống tinh thần của xã hội phương Tây.
Chủ nghĩa duy lý ở phương Tây xuất hiện khi chủ nghĩa công
nghiệp ra đời ở thế kỷ XVII. Cuộc cách mạng công nghiệp và


sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay
đổi căn bản nền sản xuất của xã hội. Công nghiệp cơ khí phát
triển giúp cho quy mô sản xuất mở rộng và tạo ra số lượng
lớn sản phẩm cho xã hội. Con người không khỏi choáng váng
trước những thành tựu của chủ nghĩa duy lý và họ cho rằng
nhận thức duy lý là nhận thức duy nhất. Nhờ có nhận thức lý
tính mà con người đã khái quát nên hệ thống tri thức khoa học
có giá trị tích cực trong việc khám phá và cải tạo thế giới, nhờ
đó đưa xã hội đến sự tiến bộ, văn minh.
Với chủ nghĩa duy lý, xã hội phương Tây có thể nói đã
đạt tới giai đoạn tột cùng trong sự phát triển của nó, nhưng ở
chính đỉnh điểm của sự phồn vinh đó, nó đã sa vào khủng
hoảng. Xã hội châu Âu ngày càng trở nên sùng bái kỹ thuật,
máy móc hóa, rô bốt hóa… xuất hiện những xu hướng duy lý
khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị… trong đó
đáng kể nhất là chủ nghĩa “kỹ trị”. Đặc trưng cơ bản của kỹ trị


là trọng kỹ thuật mà hạ thấp đi vai trò con người, khóa chặt
con người vào xã hội không còn lối thoát.
Nói về hậu quả mà xã hội kỹ trị để lại, Các Mác cũng đã
viết: “Trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao
hàm mặt đối lập của nó. Chúng ta thấy rằng, máy móc có một
sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt sức lao động của con
người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì
đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người.
Những nguồn của cải mới từ xưa đến nay chưa ai biết, dường
như có một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành
nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật
dường như đã mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh

thần” [40, tr.10]. Rằng “Tất cả những phát minh của chúng ta
và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ
là những lực lượng vật chất thì được ban cho một đời sống
tinh thần, còn đời sống của con người vốn đã bị tước mất các
mặt tinh thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ những
lực lượng vật chất đơn thuần” [39, tr.10].
Như vậy, xã hội đã bị duy lý hóa cao độ và phát triển
theo nguyên tắc coi trọng đồng tiền, tham lam, thương mại
hóa và vụ lợi. Mối quan hệ giữa người và người chỉ là sự lợi


dụng không cần tình nghĩa. Sự bành trướng của kỹ thuật
không làm thỏa mãn những phúc lợi của con người mà ngược
lại làm phi nhân cách, tha hóa con người. Xã hội tư bản hiện
đại bộc lộ rõ bản chất là một xã hội bóc lột và bất công. Giai
cấp tư sản đã “tước hết vòng hào quang thần thánh của những
gì xưa nay được coi là thiêng liêng, được trọng vọng, tôn
sùng, nó dìm tất cả tình cảm của con người xuống dòng nước
lạnh giá của sự tính toán ích kỷ, nó biến phẩm giá con người
thành một giá trị trao đổi đơn thuần” [40, tr.154].
Trong sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý, con người
đã bị “phi nhân vị”, chỉ còn là một “lực lượng vật chất đơn
thuần”. Một khi con người trở thành bần cùng và kiệt quệ
trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại thì sự suy
sụp cá nhân là một điều hiển nhiên. Điều này khiến nhà triết
học E.Fromn nhận định rằng nếu Nietzche tuyên bố vấn đề
của thế kỷ XIX là “Chúa đã chết” thì vấn đề của thế kỷ XX là
con người đã chết. Họ mơ hồ thấy mình vô danh, rẻ mạt trong
xã hội đầy bất công và phi nhân bản. Cái còn lại duy nhất là
cái tôi ích kỷ của mỗi người, là sự sở hữu, khát vọng riêng lẻ,

không có gì vượt khỏi cá nhân.


Trong hoàn cảnh đó, sự bành trướng của chủ nghĩa phát
xít lại càng đẩy con người đến bờ tuyệt vọng, không thể thu
phục lòng người. Chính trị, pháp luật, lý luận tôn giáo đều trở
thành công cụ để lừa dối, tiếp tay cho tội ác. Con người mất
niềm tin và nghi ngờ những giá trị, từ đó rơi vào bi quan, thất
vọng. Họ luôn sống trong lo âu, chán chường, thấy cuộc đời
vô nghĩa, phi lý. Sâu xa hơn đó chính là mâu thuẫn gay gắt
giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng tăng trong xã hội tư
bản, con người trở thành nô lệ của khoa học kỹ thuật.
Triết học hiện sinh là một sự phản ứng, đối lập chủ nghĩa
duy lý đang thống trị trong xã hội phương Tây hiện đại. Vấn đề
cơ bản mà nó đặt ra là lấy lại nhân vị của con người. Chủ nghĩa
hiện sinh không chỉ hiện diện trên phương diện lý thuyết mà
còn trở thành một phong cách, một lối sống. Người ta mô tả sự
hiện diện của triết học hiện sinh ở Pháp như sau: “Ấy là một
buổi sáng mùa đông (1946) vừa thức dậy cả thành phố Pari
thấy mình “hiện sinh”, sách báo đầy hiện sinh quyến rũ tràn
khắp phố phường, những “đám thanh niên nam nữ vui vẻ” kéo
đến những căn hầm ở Saint - Germain, ầm vang điệu nhạc Jazz
trong những trang phục mới lạ với đầu tóc xõa, quần túm ống
và ăn nói mời chào phóng túng” [17, tr.10-11].


Triết học hiện sinh đặt ra yêu cầu miêu tả và vạch rõ
nguyên nhân cũng như chứng minh việc cá tính con người bị
mất đi, tự do con người bị tước đoạt và phải làm thế nào để
con người được tự do thực sự, thoát khỏi trạng thái tha hóa.

Tiền đề tư tưởng
Không chỉ dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội đó,
triết học hiện sinh ra đời còn có tiền đề về tư tưởng, lý luận
rất sâu sắc. Triết học hiện sinh là một phong trào triết học nở
rộ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Trào lưu triết học này đã
ảnh hưởng to lớn đến nhiều khuynh hướng triết học cũng như
văn học nghệ thuật hiện đại của các nước phương Tây. Không
những thế, triết học hiện sinh còn thâm nhập vào đời sống tạo
nên một lối sống mang tên trào lưu này rất được ưa chuộng ở
nhiều nước phương Tây.
Có thể đánh giá những năm 50 và những năm 60 của thế
kỷ XX là giai đoạn thịnh vượng của triết học hiện sinh. Tuy
nhiên, nói về nguồn gốc lý luận của triết học hiện sinh cần
phải ngược về thời kỳ Hy Lạp cổ đại với những mảnh tư
tưởng hiện sinh còn đọng lại trong văn hóa Hy Lạp, đặc biệt ở
Socrates (470 - 399 TCN) và Auguistin (354 - 430 SCN).


Nếu như đa phần các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là
các nhà khoa học tự nhiên và hướng sự nghiên cứu vào việc đi
sâu tìm tòi yếu tố bản nguyên đầu tiên của thế giới là gì thì
Socrates đã sớm nhận ra sự không toàn diện của triết học thời
kỳ đó. Ông đã đưa ra lời kêu gọi: Triết học phải quay về tìm
hiểu con người, đó là nhiệm vụ trước tiên. Khẩu hiệu mà
Socrates đưa ra đã được khắc trên cửa đền Delphi, đó là:
“Connais - toi, toi - même” (Con người hãy tự biết chính
mình). Như vậy, với khẩu hiệu đó, ông đã xác định đối tượng
nghiên cứu của triết học phải là bản thân con người, mọi ứng
xử của con người, mọi qui tắc đạo đức đều phải xuất phát từ
đó. Tư tưởng đó của Socrates đã mở ra một bước ngoặt cho

triết học phương Tây và đặt nền móng cho sự hình thành triết
học hiện sinh. Cuộc đời và cái chết của Socrates cũng là một
sự hiện sinh. Kierkegaar đã viết như sau: “Cái làm cho
Socrates trở nên cao cả không phải do ông đưa chứng cứ về
sự bất tử, mà vì ông đã thách thức nó và dám đảm nhận nguy
hiểm đó” [19, tr.21-22].
Auguistin là triết gia và nhà thần học Kitô giáo, người
Bắc Phi. Ông hay viết về cuộc sống con người với những vấn
đề như ý nghĩa của đời sống con người, cuộc sống tạm bợ của


con người trên trần thế, đời sống tâm linh của con người… Tri
thức luận của Auguistin chủ yếu dựa vào bản tính con người.
Ngài cho rằng con người là một tạo vật từ Thiên Chúa, được
tạo ra với mục đích là trở về với Thiên Chúa là nguồn hạnh
phúc và chân lý vĩnh cửu. Trong con người phần nào đó đã có
Thiên Chúa, nên con người có khả năng nhận thức được chân
lý tuyệt đối. Đó là Thiên Chúa.
Ông cho rằng, giá trị của con người không tùy thuộc và
thời gian sống rong ruổi, trôi nổi, mà phụ thuộc vào những
giây phút hiện tại hoàn hảo mà con người được sống qua, là
giây phút con người làm điều thiện, hay con người gặp được
Chúa… Augustin chính là một trong những người đầu tiên đề
cập đến con người cá nhân. Ông cũng là một trong những
người đầu tiên thăm dò cái tôi bí ẩn của con người, coi đó là
cách tìm kiếm chính mình. Tư tưởng sâu sắc ấy của Augustin
có sức sống kỳ lạ dù đã trải qua hàng nghìn năm với những
thăng trầm của lịch sử.
Như vậy, các nhà triết học trong quá khứ đã không hề
quên đi việc tìm hiểu, nghiên cứu về con người. Các học

thuyết triết học ít nhiều cũng đều nói về sự tồn tại của con
người, suy tư về đời sống con người, số phận con người, đặc


biệt thường thấy trong các học thuyết tôn giáo… Triết học
hiện sinh chỉ là sự tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu con người
nhưng theo một hướng khác, mang một tinh thần khác.
Song song với việc tìm hiểu cái gì tạo nên thế giới, các
nhà triết học cũng luôn trăn trở về khả năng nhận thức của
con người. Chính vì vậy, quá trình phát triển các lý thuyết về
nhận thức luận của triết học với khuynh hướng phi duy lý là
một nguồn gốc cơ sở khác đã gợi mở, thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của triết học hiện sinh.
Khuynh hướng triết học phi duy lý là khuynh hướng có
thái độ hoài nghi vào khả năng của khoa học, kỹ thuật trong
việc giải quyết những vấn đề do con người đặt ra. Khuynh
hướng triết học này chống lại hoặc hạ thấp tư duy duy lý, trái
với quan điểm của những nhà triết học duy lý thuần túy như
Hegel, với câu nói: Cái gì tồn tại thì hợp lý và cái gì hợp lý thì
tồn tại. Các nhà triết học theo khuynh hướng phi duy lý đã đi
sâu tìm hiểu khả năng nhận thức rất đặc biệt và độc đáo của
những tư duy phản duy lý: Tư duy cảm tính, tư duy duy cảm,
tư duy kinh nghiệm… Chân lý mà nhà triết học Pháp Pascal đã
nói ở thế kỷ XVII là một minh chứng: “Con tim có những lý lẽ
mà lý trí không thể hiểu được”(“Le coeur a sa raison que la


raison ne conait pas”). Pascal tư duy về con người trong tình
trạng bất an với tư cách một cá nhân cụ thể và một toàn thể khi
con người ý thức về sự liên quan của nó trong những cực đoan

đối lập trong thế giới.
Thomas Hobbes (1588 - 1679), đại biểu điển hình của
chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII - XVIII, xuất phát từ quan
niệm duy vật cho rằng, không có khái niệm nào trong tâm trí
con người mà từ đầu lại không phát sinh - hoàn toàn hay một
phần - từ các cơ quan cảm giác. Như vậy, ông đã đánh giá rất
cao vai trò của cảm giác trong quá trình nhận thức của con
người. Một số nhà triết học cùng thời như Locke, Hobbes,
Berkeley và Hume... cũng đã nêu ra sự hạn chế của lý trí đồng
thời ghi nhận những giá trị chân lý chủ quan.
Ở thế kỷ thứ XVIII, việc đề cao tính nhân bản trong triết
học đã được Kant xây dựng một cách hoàn hảo và hết sức sâu
sắc, phong phú. Bằng những lý thuyết của mình, Kant đã thể
hiện quan điểm đề cao tri thức khoa học được xây dựng từ
những phán đoán duy lý. Phương pháp của khoa học thực
nghiệm là rất hiệu nghiệm, tuyệt vời nhưng nó chỉ hiệu
nghiệm, tuyệt vời khi dùng đúng chỗ, bởi vì tư duy duy lý
không phải là tất cả mà nó cũng có những hạn chế. Ông đã


nói: Lý trí ta cũng hạn hẹp, biết sao hết mọi nguyên lý của vũ
trụ.
Ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã xuất
hiện một học thuyết mới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khuynh
hướng chống chủ nghĩa duy lý trong triết học và bổ sung cơ
sở cho sự hình thành triết học hiện sinh, đó là thuyết trực giác
của Henri Bergson (1859 - 1941). Triết gia người Pháp này
cho rằng, mọi vật đều không ngừng biến dịch, vì vậy dòng
chảy thời gian là bản chất của mọi thực tại. Chúng ta nhận
thức về dòng chảy đó trực tiếp và ngay tức khắc, không qua ý

niệm và không qua các giác quan của chúng ta. Ông gọi thứ
tri thức trực tiếp đó là “trực giác”. Ông tin rằng chúng ta cũng
có tri thức trực giác đó trong những quyết định hành động của
chúng ta.
Trong học thuyết của mình, Bergson không hạ thấp vai
trò của trí tuệ, nhưng lại vạch ra những hạn chế của phương
pháp nhận thức chỉ dựa vào duy lý. Theo ông, nhận thức bằng
trực giác là hoạt động nhận thức trên cơ sở trở về với những
kinh nghiệm trực tiếp, chú ý nhằm vào đối tượng để nắm bắt,
phát hiện những điều sâu kín của chúng. Do vậy, nhận thức
bằng trực giác đem lại sự chính xác, phong phú, sắc sảo, độc


đáo mà nhiều lúc trí tuệ không đạt tới được. Cách nhận thức
bằng trực giác có thể đi sâu vào bên trong, tìm hiểu được
những gì là duy nhất, bản chất nhất, nhận thức được cái phong
phú, sinh động sự tồn tại của sự vật, đối tượng. Ông gọi tư
duy duy lý là “chủ nghĩa giáo điều khoa học”, làm cho những
nhà duy vật và các quan điểm của họ cứng nhắc hơn. Ông
cũng phê phán những tham vọng, ảo tưởng về sự tinh thông
vạn năng của trí tuệ con người.
Thuyết trực giác của Bergson đã ảnh hưởng trực tiếp tới
triết học hiện sinh. Các nhà triết học hiện sinh coi thuyết trực
giác của ông như một sự minh chứng cho con đường triết học
mà họ đang đi theo.
Hiện tượng học của Husserl (1859 - 1938)cũng có vai trò
hết sức quan trọng với sự hình thành và phát triển của triết học
hiện sinh. Hiện tượng học là một học thuyết có tham vọng điều
hòa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong lĩnh vực
nhận thức luận. Đây là một trào lưu triết học thuộc khuynh

hướng triết học phi duy lý. Ra đời ở nước Đức nhưng không
lâu sau, hiện tượng học đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới
và ảnh hưởng đến nhiều trào lưu triết học khác từ cuối thế kỷ
XIX cho đến tận ngày nay. Được coi là một trào lưu triết học


độc đáo khi khám phá ra phương pháp luận mới, hiện tượng
học là cơ sở lý luận cơ bản để hình thành triết học hiện sinh.
Người khai sinh ra hiện tượng học là Franz Brentano
(1838 - 1917) nhưng Husserl mới thực sự làm cho hiện tượng
học trở thành một trào lưu triết học. Ông là người đề xướng
“phương pháp hiện tượng học” hay “giản lược hiện tượng
học”. Đây là phương pháp mà nhiều nhà triết học đã dùng để
chỉ đạo cho việc trình bày các triết thuyết của mình. Từ việc
nghiên cứu có phê phán triết học truyền thống, Husserl cho
rằng cần phải giải phóng nhận thức chúng ta ra khỏi những
“hệ tư tưởng” đã được làm sẵn và “đặt vào trong ngoặc”
những triết học trước đó. Xác định mục đích của nhận thức là
“trở về với chính những sự vật”, ông đã đưa ra hai thủ tục
(procédure) quan trọng, đó là quy giản bản chất và quy giản
hiện tượng học. Husserl cho rằng trước khi ý thức con người
xuất hiện, thế giới chỉ là tiền thế giới, chưa có bản chất nào,
nhưng khi ý thức nhận thức thì nó trở thành thế giới mà ý thức
đón nhận như hiện tượng, tức là nó tự lộ ra. Nói một cách
ngắn gọn, phương pháp quy giản của Husserl được hiểu là:
“Tôi tư duy những cái mà tôi tư duy như những cái mà tôi đã
tư duy như thế” [53, tr.166].


Ý thức con người luôn mang một đặc tính, đó là tính ý

hướng. Ý thức có tính ý hướng bởi nó biến đổi tất cả những gì
nó gặp thành những bản thể với tư cách là hiện tượng đối với
ý thức ý hướng. Do đó, thế giới ngoại tại như được bao hàm,
được ẩn chứa trong ý thức. Những sự vật trong thế giới trong
quan hệ với chủ thể không phải tự hiện hữu nữa, mà chúng
được cấu thành ý thức đối với ý thức ý hướng. Bởi vậy, ý
nghĩa của thế giới được hiểu như là những gì mà tôi đưa lại
cho thế giới, những thứ đã nghiệm sinh như một mục tiêu mà
tôi khám phá ra.
Bằng phương cách “quy giản bản chất”, Husserl đã bỏ
qua sự hiện hữu của sự vật trong tự nhiên và chỉ nhận thức cái
bản chất mà con người đã ý thức về nó. Theo ông, cái gì xuất
hiện ra với ý thức đều với tư cách một tổng thể, do vậy không
qui giảm thành những nhân tố được mà chỉ có thể miêu tả,
chứ không thể phân tích.
Chính vì vậy phương pháp hiện tượng học là nhằm vào
mô tả.Các nhà triết học hiện sinh đã cho nó là phương pháp
duy nhất, đúng đắn, hợp lý để tìm hiểu đối tượng và đặc biệt
là đối tượng hiện sinh. Hiện sinh theo quan niệm của các nhà
triết học trường phái này chính là kinh nghiệm sống cụ thể


của con người do chính con người tạo ra trong thời gian cũng
như trong không gian. Hiện sinh là một kiếp sống của một
người có ý thức về nền tảng và ý nghĩa của kiếp sống đó, và tự
động thể hiện kiếp sống ấy theo ý mình - tức là một động tác
tự khẳng định về sự tồn tại cũng như bản ngã của mình. Và
theo các nhà triết hoc hiện sinh, để có thể lột trần được hiện
sinh, chúng ta cần phương pháp mô tả của hiện tượng học
Husserl. Phương pháp ấy đóng vai trò hàng đầu cho những

nhận thức thế giới và đặc biệt nhận thức con người của những
nhà triết học hiện sinh, là điểm tựa cho triết học hiện sinh khi
miêu tả tính chủ quan của con người. Vì vậy có thể nói không
có hiện tượng học thì không có triết học hiện sinh.
Như vậy, có thể thấy triết học hiện sinh ra đời dựa trên
cơ sở kế thừa tư tưởng của các thế hệ đi trước. Triết học hiện
sinh đã tìm thấy mình trong triết học Hi Lạp cổ đại, tiếp thu
qua triết học tôn giáo của Augustin, nảy sinh trong việc chống
chủ nghĩa duy lý của Kierkegaard và khai thác phương pháp
hiện tượng học của Husserl.
Đồng thời, triết học hiện sinh ra đời còn là sự phản ánh
hiện thực xã hội Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX. Lúc bấy giờ, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ


nghĩa đế quốc, ra sức bành trướng, xâm lược các nước khác.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa duy lý và sự khủng
hoảng của xã hội coi trọng kỹ thuật, triết học hiện sinh ra đời
đã phản ánh đúng tâm trạng của con người. Các nhà hiện sinh
đều tập trung bàn về những vấn đề liên quan đến con người,
nhằm cứu vớt con người.
- Quá trình hình thành, phát triển của triết học hiện sinh
Là một trường phái triết học có ảnh hưởng tương đối
lớn, triết học hiện sinh được hình thành chính thức ở Đức sau
đại chiến thế giới thứ nhất. Nhưng S. Kierkegaard (1813 1855), người Đan mạch, lại được coi là ông tổ sáng lập ra chủ
nghĩa hiện sinh. Có quan điểm cho rằng: “hiện tượng học Đức
+ Kierkegaad = chủ nghĩa hiện sinh” [19, tr.130]. Ông tiến
hành phê phán chủ nghĩa duy lý của A. Comte, đặc biệt của
Hegel. Các tác phẩm chủ yếu của ông đó là: Không thế này
thì thế kia (1843), Sợ hãi và run rẩy (1843), Khái niệm về

hoảng sợ (1844), Các giai đoạn trên con đường nhân sinh
(1845)… Mỗi tác phẩm của Kierkegaard đều in rõ những đặc
điểm của cuộc đời ông, những nghịch lý ông gặp phải đều hằn
sâu ở đó. Ý thức cá nhân để lại dấu ấn trong những diễn tiến
lịch sử, trong những sáng tác văn hóa nhưng nó không thể


xuất hiện ngoài ý thức xã hội mà tồn tại thống nhất trong sự
biện chứng, chịu sự qui định của tồn tại xã hội. Triết học của
Kierkegaard là sự phản ứng của con người trước sự bành
trướng của chủ nghĩa duy lý đã và đang đưa chủ nghĩa tư bản
vào cuộc khủng hoảng làm tha hóa và phi nhân vị con người.
Ở Đức, Nietzsche, Heidegger, Jaspers là những nhà triết
học hiện sinh tiêu biểu. Trong đó F. Nietzsche (1844 - 1900)
được coi là người thứ hai sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh. Ông
là một nhà hiện sinh vô thần, nhà đạo đức học nhiệt liệt bác
bỏ nền văn minh trưởng giả Tây phương. Câu nói nổi tiếng
của ông là “Thượng đế đã chết”. Tư tưởng của Nietzsche về
con người siêu nhân đã đem lại những nhận định hoàn toàn
mới về thiện, ác, đặt lại bảng giá trị luân lý và xã hội. Ông
muốn kiến tạo một lớp người tự do, biết tự chủ và tự mình đặt
lấy những giá trị cho mình, ông nêu cao tôn chỉ: “Hãy luôn
luôn trở nên chính mình anh, hãy là chủ ông và là nhà điêu
khắc để tạc nên chính mình anh” [23, tr.136].
Heidegger (1889 - 1976), tên đầy đủ là Martin Heidegger.
Dù được đánh giá rộng rãi là người hiện sinh chủ nghĩa,
Heidegger quyết liệt bác bỏ danh vị đó, cũng như ông bác bỏ
hiện tượng học của Husserl. Quan tâm căn bản của Heidegger,



như đã được công bố trong cuốn Hữu thể và thời gian, và được
triển khai trong các tác phẩm sau đó là vấn đề hữu thể. Trong
Hữu thể và thời gian, hữu thể được chứng minh là nối kết mật
thiết với sự tạm thời; mối quan hệ này được thẩm tra bằng cách
phân tích sự hiện hữu của con người.
Triết học hiện sinh của K. Jaspers (1883 - 1969) là hiện
sinh công giáo hướng đến “siêu việt”. Theo ông, một hiện
sinh không vươn tới siêu việt là một hiện sinh không trung
thực. Khi vươn tới mức hiện sinh, bỏ cách sống tầm thường
của một người chỉ sống để mà sống như cầm thú, để từ nay
sống như một nhân vị tự ý thức và tự trách nhiệm về mình:
Jaspers gọi đó là một siêu việt, vì con người hiện sinh đã
vươn lên trên con người sinh tồn. Chữ siêu việt của Jaspers có
thể hiểu là “vươn lên”, hướng tới cái hiện sinh, nhưng cũng có
thể hiểu đó là từ dùng để thay thế Thượng Đế.
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, trung tâm của triết học
hiện sinh chuyển từ Đức sang Pháp. Các nhà hiện sinh tiêu
biểu đó là J. Sartre, A. Camus, G. Marcel, Merleau Ponty,
Simone de Beauvoir… Phần lớn họ là các nhà triết học kiêm
nhà văn, nhà viết kịch hoặc nhà chính trị… Họ thường sử
dụng những hình thức sinh động và dễ hiểu như văn nghệ để


trình bày quan điểm triết học, nên triết học hiện sinh được
truyền bá rộng rãi.
G.Marcel (1889 - 1978) là nhà hiện sinh hữu thần người
Pháp. Hệ thống triết học của ông gắn liền với huyền nhiệm.
Nói một cách tổng quát, tất cả những gì không thể xác định và
không thể khách thể hóa đều là những “Huyền nhiệm”.
“Huyền nhiệm” không phải là đối tượng của tri thức hay một

suy tưởng, “Huyền nhiệm” là đối tượng của tin tưởng.Huyền
nhiệm về tôi, về anh, huyền nhiệm của vũ trụ, của Thượng
Đế. Theo Marcel, hiện sinh là một huyền nhiệm, vũ trụ hay
Thiên Chúa cũng là một huyền nhiệm. Con người không thể
sống theo thuyết duy tâm vì chúng ta không có quyền gói
ghém hiện sinh của con người vào trong những quan niệm
đơn giản. Cái ta quan niệm được bao giờ cũng minh bạch và
khúc chiết; nhưng không nên sa vào cám dỗ của duy tâm; cần
phải ý thức rằng những quan niệm khô khan kia đã giết chết
hiện sinh và làm mất hết giá trị sống của con người.
Đến Sartre (1905 - 1980), ông là triết gia hiện sinh vô
thần nổi tiếng, nhà văn và nhà viết kịch người Pháp, tên đầy đủ
là Jean Paul Sartre. Trong khi Heidegger bác bỏ nhãn hiệu
“người hiện sinh chủ nghĩa” của mình, thì trong số các nhà tư


tưởng có liên quan tới phong trào ấy, chỉ có Sartre đích thân
tuyên bố mình là “người hiện sinh chủ nghĩa”.
Ðối với Sartre, không có Thượng đế và do đó không có
bản tính cố định của con người, quyết định cái ta phải hành
động. Trong tình thế bị can dự và phải nhập cuộc vào thế giới,
con người sống thể hiện mình một cách đích thực. Con người
hoàn toàn tự do và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì
mình đã làm cho mình, nghĩa là đã làm thành mình. Nhưng
cũng như quan điểm của Kierkegaard, chính sự tự do và trách
nhiệm ấy là nguồn suối âu lo sợ hãi của con người.
Chủ nghĩa hiện sinh còn xuất hiện ở nhiều nước khác như
Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản… Nhưng đặc biệt, từ những
năm 50 của thế kỷ XX, triết học hiện sinh cũng đã có sự phát
triển mạnh ở Mỹ, trở thành một bộ phận quan trọng của ý

thức hệ, nền văn hóa Mỹ. Đại biểu chủ yếu là Paul Johanne
Tillich (1886 - 1965), John Dainel Wild (1902 - 1972),
William Barrett (1913 - 1992)… Cũng giống như ở Châu Âu,
triết học hiện sinh Mỹ không những không bị bó hẹp trong
lĩnh vực triết học chuyên nghiệp mà còn mở rộng đến các
phương diện khác của hình thái ý thức và đời sống xã hội như
văn học, nghệ thuật, xã hội học, đạo đức, giáo dục, tôn giáo…


Nhưng triết học hiện sinh chưa bao giờ có được vị trí chủ đạo
ở Mỹ. Sau những năm 70 thì nó bắt đầu đi xuống.
Trong quá trình phát triển của triết học hiện sinh, do
cách giải quyết khác nhau của các nhà triết học hiện sinh về
sự tồn tại của Thượng đế nên triết học hiện sinh đã chia thành
hai phái: Triết học hiện sinh vô thần (branche atheiste) và triết
học hiện sinh hữu thần (branche theiste). Trong đó, các đại
biểu tiêu biểu của triết học hiện sinh vô thần như F.Nietzsche,
Heidegeer, Sartre… đều có chung quan điểm rằng đời là phi
lý, buồn nôn, vô nghĩa, không có một thế lực bên ngoài nào
có thể giải thoát được tình trạng đó của con người. Còn triết
học hiện sinh hữu thần với những đại biểu tiêu biểu như:
K.Jaspers, G.Marcel… cũng quan niệm đời sống là vô nghĩa,
phi lý, nhưng lại tin rằng chỉ những giá trị siêu việt (tức
Thượng Đế) và vươn lên một cuộc sống siêu nghiệm, ưu việt
mới là đáng sống.
Có thể thấy, trào lưu triết học này không phải một trào
lưu triết học thuần nhất mà là học thuyết khá phức tạp ở nội
dung lý thuyết cũng như những biến thể của nó. Vì vậy, có
nhà nghiên cứu đã cho rằng, có bao nhiêu nhà triết học hiện
sinh thì có bấy nhiêu chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh



không chỉ được bàn luận sôi nổi trong những lý thuyết triết
học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mà còn thâm nhập vào
đời sống, tạo nên một lối sống được ưa chuộng ở nhiều nước
phương Tây sau đại chiến thế giới thứ II.
Đối tượng, phương pháp và những chủ đề chính của
triết hiện sinh
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của triết học
hiện sinh
Đối tượng của triết học hiện sinh
Đối tượng của chủ nghĩa hiện sinh là con người với hai
mặt là hữu thể (bản chất) và hiện sinh (tồn tại). Trong đó hữu
thể là những sự vật tồn tại cảm tính, tồn tại hiện thực nhưng
chưa có diện mạo, chưa là một cái gì đó cụ thể. Đó chỉ là một
tồn tại vô hồn, chưa hiện hữu, chưa phân biệt được với các sự
vật khác. Còn hiện sinh thì chỉ có ở con người, bản chất đích
thực bên trong của nó là cái tinh thần, cái phi lý tính, phi duy
lý thuộc nhân tố bên trong con người.
Bản thể luận của triết học hiện sinh cho rằng ở con
người, tồn tại có trước bản chất. Cái hữu thể chỉ là vỏ bề
ngoài, là vô nghĩa với tồn tại người. Bản chất đích thực của


con người là tinh thần thế giới bên trong. Như J.P.Sartre đã
đưa ra quan điểm: “Ngay từ lúc ban đầu, con người không là
gì cả. Sau đó rồi mới trở thành là thế này , hay thế kia… Tức
là sẽ là cái mình tạo nên. Như vậy không thể có một bản tính
nhân loại, vì rằng không có một Thượng Đế nào cả để quan
niệm bản tính đó” [24, tr.141]. Sau này ông vẫn nhấn mạnh

quan điểm đó: “Ở con người, và chỉ ở con người mà thôi, tồn
tại có trước bản chất. Điều đó có nghĩa rằng: con người có
trước đã, sau này mới thành thế này hay thế khác - tức bản
chất” [24, tr.141].
Con người lấy hiện sinh, mặt cơ bản của hiện hữu để làm
nhân vị của mình. Bản tính con người không có sẵn mà luôn
được tạo ra. Con người tự nhận thức về mình, tự tạo nên
mình, làm cho mình trở thành mình. Đó là nhân vị, là tính chủ
thể của con người. Tính chủ thể biểu hiện tự do của con
người. Chỉ có con người mới có tự do, tự do có trước bản chất
của con người. Bản chất chỉ có được khi con người bằng sự tự
do của mình hành động, dấn thân vào hoàn cảnh vào đời sống
để tạo ra mình. Con người sống là có tự do, không thể tránh
khỏi tự do.


Có thể coi là con người bị tự do, tự do là buộc lựa chọn.
Theo ý của Sartre, mỗi người trong hoàn cảnh của mình buộc
phải lựa chọn, không ai sống mà không tự do lựa chọn, ngay
cả khi con người khăng khăng là mình không lựa chọn gì thì
đó vẫn là lựa chọn rồi.
Như vậy, con người mà triết học hiện sinh nghiên cứu
không phải là con người phổ quát mà là con người sinh hoạt,
là tôi, là anh ta, tôi là một chủ thể và tôi là một “nhân vị” tự
do. Các triết gia hiện sinh không đưa ra những định nghĩa,
khái niệm cụ thể con người là gì? Nhưng họ đưa ra những
chiêm nghiệm dưới nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau về
con người trong những tác phẩm của mình.
Trước tiên, phải kể tới Kierkegaard - ông tổ của triết học
hiện sinh, triết học hiện sinh được coi là xuất phát từ những

suy tưởng của Kierkegaard. Như quan điểm của nhà triết học
J.Wahl đã được trích dẫn như sau: “Triết hiện sinh đã khởi sự
nơi những suy niệm thuần chất tôn giáo của Kierkegaard… tất
cả nền triết học hiện sinh đã phát xuất từ những suy nghĩ của
Kierkegaard về những uẩn khúc của đời sống tư của ông, về
cuộc đính hôn của ông và về sự ông không thể hiệp nhất với
vị hôn thê của ông” [23, tr.81]. Theo Kierkegaard, con người


×